Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN xây dựng những biện pháp, áp dụng tốt vào việc dạy học và giáo dục học sinh khó rèn luyện đạt kết quả tốt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.59 KB, 19 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong hệ thống giáo dục hiện nay, giáo dục trung học cơ sở được cho là
bậc giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng, là nền tảng của hệ thống giáo dục
quốc dân, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện con
người về: trí dục, giáo dục, lao động, thể dục…Trong đó giáo dục đạo đức nhân
cách là một trong những hoạt động quan trọng của nhà trường để hình thành cho
học sinh có lòng nhân ái, mang bản sắc của con người Việt Nam, biết kính trên
nhường dưới, sẵn sàng đoàn kết. Có ý thức đầy đủ về bổn phận của mình đối với
mọi người, đối với cộng đồng và môi trường cuộc sống, tôn trọng và thực hiện
đúng pháp luật, các quy định của nhà trường…
Tuy nhiên trong quá trình giáo dục đi vào thực tiễn có học sinh, chúng ta
xây dựng được đạo đức nhân cách một cách dễ dàng, nhanh chóng. Nhưng cũng
còn một số ít hoặc đôi ba em học sinh, chúng ta giáo dục rất khó khăn hoặc các
em ấy không nghe theo sự giáo dục của nhà trường, đây là những học sinh khó
rèn luyện về đạo đức ( như lười học, không học bài, làm bài, lấy cắp đồ dùng học
tập của bạn…)
Trong những năm gần đây, trên các phương tiện thông tin báo chí, truyền
hình đã lên tiếng khá nhiều về hiện tượng học sinh khó rèn luyện (HSKRL), học
sinh (HS) bỏ học tụ tập băng nhóm, gây gổ đánh nhau, có vụ dẫn đến tử vong.
Vấn đề này đã trở thành một mối quan ngại của dư luận, nhất là đối với gia đình
và nhà trường. Giáo dục là một khoa học và là một nghệ thuật. Trong đó việc
giáo dục, quản lý HSKRL và ngăn chặn nguy cơ bỏ học của HS là một vấn đề
khá nan giải, phức tạp và hết sức nhạy cảm. Công việc này đã và đang trở thành
một thách thức lớn không chỉ riêng ngành giáo dục.
Để góp phần giáo dục học sinh cá biệt và giảm nguy cơ bỏ học của học
sinh cá biệt, trước hết ngành giáo dục cần phải quan tâm rèn luyện đạo đức –
hạnh kiểm cho các em, xem đây là mục tiêu rèn luyện hàng đầu, song song với
việc rèn luyện tri thức của các em như lời Bác Hồ đã dạy:
“Có đức mà không có tài là người vô dụng
Có tài mà không có đức thì làm việc gì cũng khó”.


Như vậy, nhiệm vụ của toàn xã hội nói chung và của ngành giáo dục, của
giáo viên trực tiếp giảng dạy nói riêng là phải giáo dục, đào tạo những thế hệ học
sinh vừa có kiến thức, vừa có phẩm chất đạo đức tốt, đặc biệt với học sinh khó
rèn luyện. Vì đây là một thách thức lớn đối với toàn xã hội, nhất là đối với ngành
giáo dục nên chúng ta cần có những giải pháp giáo dục cụ thể đối với HSKRL.
Là một nhà quản lý, trước tình trạng đó, với những nỗi băn khoăn, trăn trở,
tôi tiến hành nghiên cứu học sinh khó rèn luyện ở trường THCS Quang Trung,
1


thị trấn Krông Năng, huyện Krông Năng. Nhằm đưa ra những phương pháp để
cùng phối hợp với gia đình, nhà trường và xã hội giáo dục những học sinh khó
rèn luyện đạt kết quả cao và giảm thiểu tình trạng học sinh khó rèn luyện trong
quá trình giáo dục ở bậc trung học cơ sở, đó chính là lý do tôi chọn đề tài này.
I.2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Mục đích của tôi khi nghiên cứu về học sinh khó rèn luyện để tìm hiểu vì
sao? nguyên nhân nào và những biểu hiện, thái độ của học sinh như thế nào ?
cho biết đó là đối tượng khó rèn luyện và nó khó rèn luyện ở những mặt nào? từ
đó đưa ra phương pháp giáo dục hợp lý.
Xây dựng những biện pháp, áp dụng tốt vào việc dạy học và giáo dục học
sinh khó rèn luyện đạt kết quả tốt hơn nữa, đồng thời nghiên cứu những vấn đề
đó nhằm góp phần cùng với những nhà giáo dục, gia đình và xã hội, nâng cao
đạo đức nhân cách của học sinh.
I.3.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
- Các em học sinh trong trường THCS Quang Trung – Thị Trấn Krông Năng .
- Các giáo viên chủ nhiệm của các khối lớp 6,7,8,9.
- Gia đình những em học sinh khó rèn luyện khối lớp 6,7,8,9 về hoàn cảnh gia
đình các em học sinh đó, về điều kiện quan tâm của nhà trường và địa phương.
- Để giáo dục những học sinh đó, trước hết giáo viên phải có những phương
pháp giáo duc một cách khoa học và hợp lý. Tìm hiểu những phương pháp giáo

dục của giáo viên chủ nhiệm từng lớp đã áp dụng để giáo dục học sinh khó rèn
luyện trở thành học sinh hoàn thiện và chăm ngoan như thế nào ?
I.4.GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Nghiên cứu về thực trạng và biện pháp chỉ đạo công tác giáo dục học sinh
khó rèn luyện của trường THCS Quang Trung trong năm học 2013-2014.
I.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Để giáo dục một con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực là một vấn
đề hết sức khó khăn và lâu dài, giáo dục học sinh khó rèn luyện càng khó khăn
và phức tạp hơn, ở đây đòi hỏi nhà giáo dục nói chung và người giáo viên phải
có phương pháp giáo dục như thế nào? đây là vấn đề nan giải vì nó tốn nhiều
thời gian và công sức, người giáo viên phải có nghệ thuật sư phạm, khéo léo,
kiên trì, yêu thương học sinh, hiểu được đời sống tình cảm của các em. Trong
quá trình nghiê cứu tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

2


* Phương pháp đàm thoại:
- Đàm thoại với giáo viên chủ nhiệm khối lớp 6,7,8,9 với các giáo viên bộ
môn,với giáo viên tổng phụ trách đội, với cha mẹ các em học sinh và với bạn bè
của các em đó.
* Phương pháp quan sát:
- Quan sát thái độ hoạt động học tập của các học sinh khó rèn luyện (Thái
độ của các em khi làm bài, khi làm bài sai có thái độ ra sao? Có sửa bài không?
khi làm bài tập sai…)
- Quan sát hoạt động vui chơi (Thích trò chơi nào, thái độ trung thực hay gian
lận khi tham gia trò chơi…).
- Quan sát hoạt động giao tiếp của các em với mọi người xung quanh (Thái độ
khi nói chuyện với bạn bè, cách xưng hô với thầy cô giáo, với người lớn tuổi,
hành vi tốt xấu với mọi người…).

* Phương pháp giả thuyết:
- Đưa ra giả thuyết và chứng minh lý giải cho giả thuyết đó.
* Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm giáo dục:
- Phân tích các nguyên nhân dẫn đến học sinh khó rèn luyện.
- Tổng hợp các biện pháp giáo dục của giáo viên chủ nhiệm, của nhà trường
và gia đình.
* Phương pháp điều tra:
- Bằng phiếu điều tra sử dụng câu hỏi đóng hoặc mở với các câu hỏi như:
- Trong các môn học em thích môn nào? vì sao?
- Trong các bộ môn, em thích nhất thầy cô dạy bộ môn nào?
- Khi các thầy cô nhắc nhở em khi em không thuộc bài hoặc bài bị điểm kém,
em có suy nghĩ gì ?
- Em ước mơ làm nghề gì khi lớn lên ?...

II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN :
1/Khái niệm về học sinh khó rèn luyện
Học sinh khó rèn luyện là thuật ngữ thường dùng của nhà trường, thầy cô
giáo chỉ những học sinh hoang nghịch : thường gây gỗ đánh nhau, bỏ giờ, trốn
học … , không chấp hành nội qui nhà trường … thêm vào đó là sự lôi kéo của
bạn bè về phía mình nhằm thỏa mản cá tính hoặc thỏa mản nhu cầu giải tỏa tâm
lý bị ức chế về hoàn cảnh của bản thân mình .
HSKRL là hiện tượng tâm lý ở lứa tuổi thanh thiếu niên, nó dễ bị lôi
cuốn làm cho HS dễ bị tiêm nhiễm những thói hư tật xấu dẫn đến tình trạng bỏ
học giữa chừng và có nguy cơ phạm tội là nỗi day dứt của nhà trường, gia đình
và xã hội .
3


2/Biểu hiện của học sinh khó rèn luyện:

Học sinh KRL trường nào củng có, không nhiều song là lực cản rất
lớn thậm chí là thế lực “đen” đe doạ, khống chế những nhân tố tích cực dám đấu
tranh bảo vệ lẽ phải ở trong trường trong lớp. HSKRL có những biểu hiện và
những tác hại như sau:
Những trẻ loại này có thói quen lười biếng, quay cóp trong học tập, lừa
dối cha mẹ, thầy cô, dọa nạt bạn bè, hay trốn học và lảng tránh các hoạt động
tập thể như: lao động, sinh hoạt Đoàn – Hội – Đội, sinh hoạt ngoại khóa, ... Nếu
những học sinh chăm ngoan, ý thức học tập khá tốt… không để cho các em này
quay cóp hoặc báo cho thầy cô về các hành vi vi phạm nội quy lớp học thì các
em HSKRL sẽ dọa đánh, không trực tiếp đánh thì nhờ người khác đánh (hiện
nay, các em HSKRL thường kéo bè kết đảng với những phần tử xấu bên ngoài,
tư tưởng của các em ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực nên các em thường có ý
nghĩ trả thù mặc dù là một sự việc rất nhỏ nên đôi khi thầy cô cũng đã phát hiện
dao nhọn trong cặp của các em). Các em này tiêu xài các khoản phí của bố mẹ
đưa nộp cho nhà trường, giả mạo chữ ký của bố mẹ vào sổ liên lạc hoặc giấy xin
phép nghỉ học, thậm chí các em còn có hành vi nhờ một người lớn hơn mạo
nhận phụ huynh khi được thầy cô giáo mời.
Những học sinh khó rèn luyện có tính giảm sút phổ biến trong tất cả
các lĩnh vực, trừ những lĩnh vực gắn liền với những nhu cầu trái với xã hội, trái
với đạo đức như những biểu hiện đã nêu ở trên. Một học sinh hay ngủ gật, lười
chép bài, lười học bài nhưng em này lại tỏ ra rất khéo léo, nhanh trí trong việc
giở những trò tinh nghịch với thầy cô, bè bạn (ví dụ như hay trêu ghẹo bạn; tự
gây ồn, chạy chỗ, ném phấn… trong giờ học) Những học sinh này hay xem
thường, trêu ngươi, khiêu khích trước các thầy cô giáo, cha mẹ, bạn bè để nhằm
thỏa mãn những nhu cầu tinh nghịch chúng nghĩ ra, được xếp sẵn trong đầu óc.
Chúng thường đánh mất lòng tự trọng, xấu hổ và trở nên chai lì khác thường.
Tùy theo đối tượng tiếp xúc mà chúng có những thái độ, phản ứng một cách gay
gắt, thô bạo.
Những HSKRL thường hay vi phạm nội quy, kỷ luật nhưng chúng không dễ
dàng nhận ngay mà phải nhiều lần thầy cô vặn hỏi với đầy đủ những lí lẽ chứng

cứ thì chúng mới chấp nhận. Chúng cho việc nói dối, giả tạo là chuyện bình
thường và tỏ ra đắc ý trước những kết quả mà chúng cho là thầy cô sẽ “bó tay”.
Ở những HSKRL uy tín của cha mẹ, thầy cô bị thay thế bằng uy tín của những
kẻ cầm đầu, những kẻ côn đồ, hung hãn, liều lĩnh, những “đại ca”, ... chính điều
này khiến cho các em HSKRL dễ dàng rơi vào những cạm bẫy, sai khiến, xúi
giục của các “đàn anh”. Và con đường dẫn đến bỏ học, tụ tập băng nhóm, cờ
bạc, trấn lột, trộm cắp, tổ chức gây gổ đánh nhau, vi phạm pháp luật dẫn đến tù
tội là điều không tránh khỏi. Thực tế các trường đã phát hiện và xử lý những vụ
trấn lột, trộm cắp, gây gổ đánh nhau của học sinh, phần lớn là do sự sai bảo, xúi
4


giục của những kẻ cầm đầu mà chúng thường tôn là “đàn anh”.
Một điều dễ nhận thấy ở những HSKRL, học sinh bỏ học là cách nói năng (với
thầy cô, cha mẹ hoặc người lớn hầu như các em này không thưa gửi, câu nói ra
cộc lốc thiếu chủ từ; với bạn bè thường có cách nói bất cần, kẻ cả…), đi đứng,
cách ăn mặc, hành động của các em cũng rất khác thường, luôn tạo sự chú ý đối
với người khác.
Có thể nói, những tác hại do các em HSKRL, những học sinh bỏ học
gây ra là không nhỏ và thậm chí là khá nghiêm trọng đối với nhà trường. Nó
làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chung, phong trào thi đua của nhà
trường, có nhiều ảnh hưởng xấu đến công tác giáo dục rèn luyện hạnh kiểm cho
những học sinh khác. Không những thế, tác hại do các em HSKRL, những học
sinh bỏ học gây ra còn ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, trật tự trị an xã hội
và nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai, cuộc sống của các em
sau này.

II.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH KHÓ
RÈN LUYỆN Ở TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG
II.2.1. TÌNH HÌNH CHUNG

a/ Thuận lợi – khó khăn :
* Thuận lợi :
-Trường THCS Quang Trung là đặt ở trung tâm kinh tế - xã hội của
huyện Krông Năng nên được sự quan tâm của các cấp lành đạo
- Điều kiện kinh tế của gia đình học sinh ngày càng khá hơn nên sự
quan tâm và đầu tư cho con em tới trường của các bậc phụ huynh ngày càng cao
hơn.
- Đội ngũ giáo viên của trường còn trẻ nên tinh thần nhiệt tình, lòng say
mê nghề nghiệp cao.
* Khó khăn:
- Cơ sở vật chất của nhà trường còn nghèo nàn thiếu thốn, chưa có sân
chơi bãi tập để thu hút học sinh vào những hoạt động vui chơi lành mạnh để các
em tránh xa sự lôi kéo của các thanh niên lêu lỏng bên ngoài, tránh xa những trò
chơi mang tính bạo lực, không lành mạnh trên mạng.
- Một số gia đình phụ huynh thiếu quan tâm, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở,
động viên các em trong học tập vui chơi. Có gia đình phó thác hẳn việc giáo dục
con cái cho thầy cô giáo, cho nhà trường. Có gia đình thiếu biện pháp giáo dục,
thiếu kết hợp với nhà trường, với các lực lượng giáo dục khác. Không ít gia đình
chỉ biết làm ăn, đầu tư kinh tế, xem nhẹ việc giáo dục con cái. Nếu có nắm thông
tin về con cái thì cũng chung chung, một chiều rất phiến diện.

5


b. Thành công – hạn chế :
* Thành công :
- Bước đầu qua nửa học kì thực hiện, bám sát vào nội dung của phong
trào,nhà trường đã đạt nhiều thành tích đáng khích lệ. Cụ thể :
- Nhà trường đã xây dựng được trường , xanh, sạch, đẹp, an toàn. Các hoạt
động tập thể không chỉ mang lại không khí vui tươi lành mạnh, rèn luyện kỹ

năng ứng xử giao tiếp cho các em mà còn đạt được nhiều thành tích.
+ Hội thi văn nghệ đạt giải nhì cấp huyện.
+ Thi thể thao đạt giải nhất toàn đoàn cấp huyện .
Dạy và học có hiệu quả phù hợp với đặc điểm của địa phương .
* Hạn chế :
- Điều kiện phát triển của trẻ em tại Buôn Weo B Thị Trấn Krông Năng so
với các nơi khác còn nhiểu hạn chế về cơ hội học tập, sinh hoạt vui chơi giải trí
cũng như các điều kiện khác
Tình trạng trẻ em phạm tội còn xảy ra.
Mặc khác, đời sống kinh tế được cải thiện đã khiến nhiều gia đình đầu tư
cho cuộc sống sinh hoạt và học tập của con cái. Tuy nhiên sự kỳ vọng quá nhiều
và sức ép về học tập đã khiến nhiều trẻ em không còn thời gian để vui chơi và
sinh hoạt. Gánh nặng học tập trở thành rào cản thanh thiếu nhi đến với các hoạt
động vui chơi tập thể.
Sự phổ cập công nghệ thông tin đã mang đến cho trẻ em cơ hội tiếp cận
nhiều ứng dụng Internet đa dạng, nhưng cũng đặt ra thách thức trong việc chơi
game, bị tác động bởi các xu hướng bạo lực và các lường văn hóa không lành
mạnh, tạo ra những hiệu ứng tâm lý như khép kín, ít giao tiếp xã hội, hội chứng
trầm cảm.
Thực trạng đó đặt ra yêu cầu về xây dựng môi trường học tập, vui chơi
thân thiện với trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em tích cực phát triển toàn diện.

6


c./ Mặt mạnh – mặt yếu :
* Mặt mạnh :
Học sinh khó rèn luyện trường THCS Quang Trung không nhiều
nhưng lại là “lực cản” rất lớn, thậm chí là thế lực đen đe doạ khống chế những
nhân tố tích cực dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải ở trong lớp,trong trường.

Thời gian chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức học sinh đã qua đi gần 1
năm học , về cơ bản đội ngũ quản lý, giáo viên,nhân viên và học sinh trong nhà
trường đã có sự hiểu biết cơ bản về mô hình thân thiện. Đó thật sự là mô hình
của trường đạt chuẩn quốc gia cấp THCS. Từ đó,mọi người có quan điểm, thái
độ,hành động đúng đắn đối với trách nhiệm của mình.
* Mặt yếu :
Trong giai đoạn xã hội trong cả nước hiện nay còn có nhiều sự bất
cập : do cuộc sống khó khăn, cha mẹ học sinh phải lo bươn chải trong cuộc sống
mưu sinh nên không còn nhiều thời gian chăm sóc, quan tâm đến việc học của
con em mình; do ảnh hưởng của mặt trái kinh tế thị trường, nếp sống thích ăn
chơi,đua đòi,thích hưởng thụ đã khiến không ít học sinh sa ngã vào con đường
xấu, việc giáo dục các em chưa có sự đồng bộ thống nhất giữa ba môi trường gia
đình, nhà trường và xã hội … nên không tác động tích cực trong việc đưa trẻ đến
trường và không tạo được hứng thú học tập cho các em. Chính vì vậy mà dấu
hiệu học sinh khó rèn luyện ngày càng tăng,nhất là ở lứa tuổi THCS .
d./ Nguyên nhân :
Những biểu hiện về sự hư hỏng và chậm tiến về đạo đức của học sinh
khó rèn luyện có thể do một số nguyên nhân sau:
- Học sinh bỏ học, nguyên nhân chủ yếu có tính quyết định là do gia đình.
Nếu gia đình nào tạo ra một bầu không khí phi đạo đức, thiếu lành mạnh như cha
mẹ li hôn, vợ chồng mâu thuẫn nhau, gia đình có người nghiện ngập ma túy,
rượu chè, cờ bạc, ...thường đối xử thô bạo đối với các em thì tỉ lệ học sinh vi
phạm nội quy, vi phạm đạo đức là rất cao. Một số gia đình phụ huynh chỉ biết
nuông chiều, thỏa mãn những tính hiếu kỳ, những ước muốn kỳ quặc của trẻ.
Điều này dễ dàng làm nảy sinh ở trẻ tính cách e ngại lao động, ngại tự phục vụ,
gặp những khó khăn, trở ngại đơn giản là chúng than vãn, thoái thác. Có thể điều
này sẽ làm cho trẻ trở thành những kẻ phung phí tiêu xài quá mức, hoặc trở
thành một con người sống ích kỷ đến lạnh lùng.
- Có gia đình phó thác hẳn việc giáo dục con cái cho thầy cô giáo, cho nhà
trường. Có gia đình thiếu biện pháp giáo dục, thiếu kết hợp với nhà trường, với

các lực lượng giáo dục khác. Không ít gia đình chỉ biết làm ăn, đầu tư kinh tế,

7


xem nhẹ việc giáo dục con cái. Nếu có nắm thông tin về con cái thì cũng chung
chung, một chiều rất phiến diện.
-Nhà trường ngoài việc đào tạo thế hệ trẻ, nhà trường còn là nơi các em
vui chơi giải trí, giao tiếp với nhau nhằm hoàn thiện nhân cách của mình. Có thể
các em chưa quên với môi trường giáo dục từ cấp I lên cấp II. Có thể do biện
pháp giáo của các giáo viên chưa hợp lí hoặc thiếu sự quan tâm của giáo viên
chủ nhiệm
- Ngoài những kiến thức và thông tin học sinh tiếp thu từ nhà trường và
gia đình thì học sinh còn tiếp thu tri thức ngoài xã hội thông qua các phương tiện
thông tin khác như sách báo, phim, ảnh, Internet…không lành mạnh học sinh đã
học theo và có những hành vi vi phạm đạo đức. Hoặc là do các em bị lôi kéo bởi
các phần tử xấu ngoài xã hội.
e. Thực trạng công tác giáo dục HSKRL :
Đầu năm học 2012 - 2013 giáo viên chủ nhiệm đã thực hiện các biện pháp
giáo dục HSKL như sau :
1. Lập danh sách học sinh khó rèn luyện.
2. Thành lập các nhóm giáo viên chủ nhiểm tổ chức thăm hỏi gia đình
HSKRL, chúng tôi đã thành lập được 4 nhóm, mỗi tháng đi thăm từ 4 đến 6 gia
đình HSKRL.
3. Luôn quan tâm, theo dõi diễn biến hoạt động của lớp thông qua các giờ
sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt cuối tuần, xếp loại học sinh hàng tuần. Từ
đó nắm bắt được diễn biến tình hình học sinh để có kế hoạch và biện pháp giáo
dục kịp thời
4. Có kế hoạch gặp mặt các bậc phụ huynh thường xuyên để nắm bắt tình
hình học tập, rèn luyện đạo đức của học sinh ở nhà. Nắm bắt hoàn cảnh gia đình

học sinh để có biện pháp giáo dục uốn ắn kịp thời. thường xuyên cùng ban cán
sự lớp, ban chỉ huy chi đội thăm hỏi và động viện học sinh KRL.
5. Nắm bắt diễn biến tình hình học sinh qua ban cán sự lớp, ban chỉ huy
chi đội, giáo viên bộ môn, giáo viên tổng phụ trách và trao đổi với bạn bè của
các em để biết nguyên nhân và từ đó thông báo và kết hợp với phụ huynh học
sinh có biện pháp giáo dục kịp thời.
* Kết quả học kì 1 năm học 2012 – 2013 :
Khối
lớp
6
7
8
9
Tổng

Sĩ số
94
108
105
98
405

78
92
96
76
342

Tốt
82.98

85.19
91.43
77.55
84.44

16
15
8
22
61
8

Hạnh kiểm
Khá
17.02
13.89
7,62
22,45
15.06

0
1
1
0
2

Trung bình
0.00
0.93
0.95

0.00
0.49


II.3.CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH KRL:
Xuất phat từ thực trạng công tác giáo dục HSKRL của trường THCS
Quang Trung, qua việc nghiên cứu lí luận , tổng hợp kinh nghiệm thực tiển
chúng tôi mạnh dạn trình bày một số biện pháp giáo dục HSKRL như sau:
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp :
Đối với giáo viên chủ nhiệm
GVCN có vai trò rất to lớn trong công tác giáo dục HSKRL, vì GVCN là
người quản lý toàn diện học sinh của lớp phụ trách, là cầu nối giữa ban giám
hiệu với các tổ chức trong nhà trường, các giáo viên bộ môn với tập thể lớp, là
người cố vấn tổ chức các hoạt động tự quản của lớp, đồng thời là người đứng ra
phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của trường.
Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo viên chủ nhiệm phải:
b.Nội dung và cách thức thực hiên :
-Tìm hiểu đặc điểm tình hình lớp, tình hình học sinh là góp phần cho công
tác chủ nhiệm đạt kết quả cao.
Đầu năm học GVCN phải có những thông tin khái quát về gia đình học
sinh như: nơi ở, hoàn cảnh sống, lối sống, hoàn cảnh kinh tế gia đình, giáo dục
của gia đình, sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái, quan hệ của gia đình láng
giềng. Việc tìm hiểu này sẽ giúp GVCN kết hợp tốt với gia đình trong công tác
giáo dục đạo đức cho học sinh.
Đầu năm học GVCN phải nắm được đặc điểm học sinh về: sức khỏe,
đạo đức, năng lực học tập, động cơ học tập, quan hệ của học sinh với cha mẹ,
Ông bà, anh chị em trong gia đình, ở trường với thầy cô và ngoài xã hội, cộng
đồng. Việc tìm hiểu học sinh về mọi mặt là rất cần thiết nhưng GVCN phải thấy
được nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.
GVCN phải tìm hiểu cơ cấu, lứa tuổi, năng lực học tập, hoạt động, mối

quan hệ giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, sự đoàn kết của lớp
mình chủ nhiệm.
- Cộng tác chặt chẽ với cha mẹ học sinh, chủ động phối hợp với giáo viên
bộ môn, đoàn TNCS HCM, đội TNTP HCM, các tổ chức xã hội có liên quan
trong hoạt động giáo dục học sinh KRL.
- Tích cực tham gia vào công tác đánh giá xếp loại hạnh kiểm, xét thi đua,
khen thưởng và kỷ luật học sinh với tư cách là người bảo vệ quyền lợi chính
đáng cho học sinh.
1. Gặp riêng học sinh KRL bằng tình cảm chân thành của mình, giáo viên
chủ nhiệm bình tĩnh , nhẹ nhàng, tế nhị phân tích có lí, có tình mức độ
có hại của khuyết điểm vạch phương hướng đặt ra yêu cầu có cơ sở, sư
phạm giúp em sửa chữa khuyết điểm hoặc thức tỉnh các em bằng
9


những câu chuyện đạo đức phù hợp. Kết quả khảo sát tâm lí học sinh
đây là biện pháp phù hợp nhất đối với các em học sinh.
2. Tin tưởng giao công việc của tập thể hợp với khả năng của học sinh
KRL.
3. Kiểm tra động viên kịp thời các em với những thành tích dù nhỏ.
4. Tổ chức các hoạt động tập thể hấp dẫn và các hoạt động nhân đạo để
giáo dục học sinh KRL.
5. Tập thể lớp quan tâm tận tình giúp đỡ dưới nhiều hình thức như thăm
hỏi, đôi bạn, nhóm bạn cùng tiến ...
6. Gây dư luận tập thể .
7. Trao đổi đề nghị với giáo viên bộ môn với tổ chức đoàn thanh niên.
Nhà trường phối hợp thống nhất biện pháp giáo dục.
8. Kết hợp với hội cha mẹ học sinh để giáo dục học sinh KRL.
9. Xin ý kiến và đề nghị với ban giám hiệu phối hợp thống nhất biện
pháp giáo dục.

10. Phối hợp với chính quyền địa phương, đề nghị tạo điều kiện và thống
nhất biện pháp giáo dục. Các biện pháp trên có liên quan chặt chẽ có
tác dụng hỗ trợ bổ xung cho nhau vì vậy nên tùy theo tính chất mức độ
KRL của từng đối tượng cụ thể có thể kết hợp sử dụng một số hoặc kết
hợp sử dụng đồng bộ các biện pháp đó.
+ Thành lập các nhóm giáo viên chủ nhiệm đi thăm hỏi gia đình
học sinh KRL .
c. Điều kiện thực hiện:
- Chỉ đạo cho nhóm GVCN nghiên cứu lý lịch, hồ sơ học sinh : (học bạ,
hoàn cảnh gia đình….)
-Trao đổi với học sinh để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng xu hướng sở
thích của học sinh.
-Trao đổi với giáo viên bộ môn, về tình hình của lớp.
-Trao đổi với ban giám hiệu, tổng phụ trách đội, Cha mẹ học sinh để có
thêm những thông tin về đối tượng mà GVCN cần tìm hiểu.
-Thực hiện đầy đủ các loại sổ sách theo quy định, báo cáo trung thực, kịp
thời cho ban giám hiệu về tình hình đạo đức của học sinh.
-Một năm học GVCN đến nhà học sinh ít nhất một đến hai lần để nắm
thông tin, thuyết phục cha mẹ học sinh tham gia họp đầy đủ.
-Hàng tháng chuyển sổ liên lạc đến gia đình học sinh đúng thời gian quy
định, xử lý thông tin phản hồi kịp thời, có hiệu quả
-Khi có tình huống đột xuất xảy ra, phải xử lý khéo léo, liên hệ với Cha
mẹ học sinh để giải quyết mau lẹ, có hiệu quả.
-GVCN phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, trao dồi đạo đức
nhà giáo để xứng đáng là tấm gương tốt cho học sinh noi theo.
10


d. Mối quan hệ giữa các giải pháp biện pháp.
+ Nghiên cứu học sinh

Nghiên cứu học sinh bao gồm việc nghiên cứu môi trường xuất thân,
hoàn cảnh sống về vật chất, tinh thần, tình cảm, các phương tiện thông tin văn
hóa gia đình thường sử dụng. Đồng thời nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý học
sinh như : Khả năng nhận thức,năng khiếu, sở thích, sức khỏe ( tốc độ phát triển
cơ thể, loại hình thần kinh, thị giác, thính giác … ), kết quả học tập rèn luyện của
các năm trước. Nghiên cứu học sinh về vấn đề trên giáo viên chủ nhiệm nên kết
hợp sử dụng các phương pháp sau :
+ Cách nghiên cứu học sinh : Qua hồ sơ của các em, phiếu điều tra học
sinh, học bạ.
- Qua giáo viên chủ nhiệm các lớp trước.
- Qua bạn bè : Đặc biệt qua bạn thân của các em.
- Qua các hoạt động và giao tiếp.
- Qua cha mẹ học sinh.
- Qua chính quyền, đoàn thể địa phương, bà con xóm làng, tổ dân
phố ...
+ Phân loại học sinh KRL : Dựa vào tính chất, tác hại của các hành vi để có
thể phân loại như sau :
- Khó rèn luyện do vi phạm nội qui của nhà trường của lớp có hệ
thống như : Mất trật tự trong giờ học, ham chơi, lười học, bỏ giờ học và buổi
học, nghịch ngợm, đi học muộn...
- KRL do vi phạm chuẩn mực đạo đức, hỗn láo với thầy cô giáo, nói
dối, nói thô tục ...
- KRL do vi phạm luật : đánh bạn, ăn hiếp bạn, trộm cắp, trấn lột ...
+ Tìm hiểu nguyên nhân các hành vi của các học sinh KRL :
Thông thường học sinh trở thành KRL do một hoặc một số nguyên
nhân trong các nguyên nhân sau đây :
- Với gia đình : bố mẹ không hòa thuận , dì ghẻ con chồng, phương
pháp giáo dục con không đúng, hoặc không quan tâm đến giáo dục con cái. Hoặc
bố mẹ quá nuông chiều con cái, luôn tin con mình ngoan và tốt.
- Do khí chất của học sinh đó.

- Do nhóm bạn xấu lôi kéo.
- Do học sinh yếu ( bị hỏng kiến thức từ các lớp dưới ) rồi chán học
và tiêu cực của xã hội trở thành hư.
- Do đối xử xúc phạm không đúng của thầy cô giáo.
- Do chính bản thân không chịu rèn luyện, thích đua đòi ăn diện, việc
nghiên cứu để hiểu dúng đặc điểm tâm sinh lý và nguyên nhân cá biệt có ý
nghĩa quyết định giúp giáo viên chọn đúng phương pháp giáo dục có hiệu quả .
11


e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu :
* Tổ chức tốt công tác tuyên truyền:
- Các hoạt động của nhà trường đều phải gắn kết phối hợp các ban ngành,
đoàn thể của địa phương. Vì vậy tranh thủ mọi điều kiện nhà trường đã tuyên
truyền nội dung phong trào tới các ban ngành đoàn thể của địa phương và tham
mưu với Đảng ủy, chính quyền địa phương để đưa ra một số biện pháp thực hiện
công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Đối với nhà trường,việc làm đầu tiên : Tôi đã triển khai cụ thể mục đích
yêu cầu đến toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh.
- Để thực hiện công tác giáo dục đạo đức cho học sinh mang tính khả thi
và có hiệu quả tốt, ngay từ đầu năm học 2013-2014 nhà trường đã tổ chức cho
100% cán bộ ,giáo viên và học sinh toàn trường ký cam kết . Đồng thời triễn
khai đến 100% phụ huynh học sinh nhà trường, bởi phụ huynh là lực lượng
không thể thiếu đối với công tác giáo dục của nhà trường. Trên cơ sở làm tốt
công tác tuyên truyền về việc thực hiện phong trào giáo dục đạo đức cho học
sinh trong trường học , tôi đi sâu vào thực hiện một số nội dung sau :
* Xây dựng môi trường xanh sạch đẹp :
- Xây dựng môi trường xanh,sạch ,đẹp là một trong những tiêu chí cần xây
dựng,vì vậy ngay từ đầu năm học với vai trò là Tổng phụ trách đội, tôi cùng Ban
Giám Hiệu đã có kế hoạch cụ thể về công tác này. Trước hết phải xác định mục

tiêu rõ ràng để giáo viên và học sinh thực hiện :
- Giữ vệ sinh khuôn viên trường .
- Vệ sinh nguồn nước, hệ thống thoát nước; có đủ nhà vệ sinh và giữ gìn
vệ sinh sạch sẽ, không ảnh hưởng xấu đến lớp học và cảnh quan môi trường.
- Có nhiều cây xanh bóng mát trong sân trường; tổ chức để học sinh trồng
cây vào dịp mùa mưa và chăm sóc cây thường xuyên..
- Vệ sinh phòng học: đủ ánh sáng ,thoáng mát,bàn ghế đúng qui cách,đủ
chỗ ngồi.
- Có biện pháp an toàn trong mọi hoạt động của trường.
- Tổ chức cho học sinh tích cực tham gia giữ vệ sinh các công trình công
cộng, nhà trường , lớp học và cá nhân.

12


Các tiêu chí trên nhà trường đã đưa vào tiêu chuẩn thi đua của các lớp,
phát huy tính tự quản , tự giác của học sinh trong việc xây dựng môi trường sạch
đẹp của nhà trường, kết hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường : Ban
lao động,Liên đội,lao công…
* Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học :
Giảng dạy theo phương pháp mới, phát huy tính tích cực chủ động sáng
tạo của học sinh sẽ xây dựng được mối quan hệ thầy- trò tốt. Thầy muốn hướng
dẫn học sinh học tập tích cực thì trước hết phải hiểu học sinh về khả năng nhận
thức , điều kiện học tập , tinh thần thái độ học tập; ngược lại, khi học sinh được
thầy chỉ bảo, động viên các em sẽ biết cách tìm kiếm thông tin trên nhiều kênh
khác nhau , khi khó khăn học sinh mạnh dạn trao đổi với thầy giáo và chủ động,
tự tin hơn trong học tập.
Bên cạnh đó, việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên thường
hướng tới việc lôi cuốn tham gia của tất cả học sinh và sự hợp tác của học sinh
trong nhóm vào quá trình dạy học. Vì vậy thông qua dạy học tích cực mà xây

dựng được mối quan hệ hợp tác tốt giữa học sinh với học sinh.
Bên cạnh việc đổi mới phương pháp dạy học trong các giờ dạy trên lớp,
Ban giám hiệu chỉ đạo giáo viên cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa , nghiên
cứu thực tế … nhằm hình thành và nâng cao kĩ năng học tập và tinh thần hợp tác
của học sinh.
Để giúp giáo viên thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học , nhà
trường đã đổi mới phương pháp bồi dưỡng giáo viên bằng nhiều hình thức khác
nhau, nâng cao nhận thức của giáo viên về tinh thần trách nhiệm và yêu nghề:
Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp dạy học theo
hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh
thông qua các tổ chuyên môn.
Tổ chức các buổi sinh hoạt chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và giáo
dục học sinh.
Bồi dưỡng giáo viên về việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học ,
ứng dụng CNTT trong giảng dạy đạt hiệu quả tốt.
Giáo viên dạy học có hiệu quả, phù hợp đặc điểm lứa tuổi của học sinh
giúp các em tự tin trong học tập. Giáo viên có phương pháp dạy học ,giáo
dục và hướng dẫn học sinh học tập đúng đắn sẽ khuyến khích sự chuyên
13


cần , tích cực , chủ động , sáng tạo và ý thức vươn lên , góp phần hình
thành khả năng tự học của học sinh.
* Đầu tư trang thiết bị ,đồ dùng dạy học :
Để giúp giáo viên có đủ điều kiện dạy học theo phương pháp mới , ngay
từ đầu năm học nhà trường đã xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm các trang thiết
bị ,đồ dùng dạy học phù hợp với chương trình dạy học.
Thường xuyên dự giờ rút kinh nghiệm về việc sử dụng hiệu quả đồ dùng
dạy học , nhất là những giờ dạy có ứng dụng công nghệ thông tin.
* Tổ chức các hoạt động tập thể lành mạnh .

Các hoạt động tập thể lành mạnh giúp xây dựng mối quan hệ tốt giữa thầy
và trò ; giúp học sinh có kĩ năng ứng xử hợp lí các tình huống trong cuộc sống ,
rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa , kĩ năng làm việc và học tập theo nhóm , có ý
thức rèn luyện và bảo vệ sức khỏe , chung sống hòa bình , phòng ngừa bạo lực
và các tệ nạn xã hội . Nhà trường đã khuyến khích một số hoạt động tập thể .
- Tổ chức các hoạt động văn nghệ , thể thao một cách thiết thực để tham
gia các hội thi cấp huyện , cấp tỉnh .
- Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực
khác phù hợp với lứa tuổi , được các em nhiệt tình hưởng ứng như : Kéo co, rồng
phun nước, đi xe đạp chậm …
- Tổ chức các hoạt động ngoài giờ để rèn kĩ năng bảo vệ sức khỏe , chống
tai nạn giao thông , phòng chống đuối nước … thông qua hình thức chơi mà học
có thưởng .
Ngoài ra nhà trường tổ chức giới thiệu cho học sinh những di sản văn hóa
của đất nước thông qua nhiều hình thức :
- Thi tìm hiểu về danh lam thắng cảnh đất nước ,các di sản văn hóa và
bình chọn cho Vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên thế giới. Phát động phong
trào thi đua thông qua các ngày lễ lớn 20/10, 20/11, 22/12, 3/2, 26/3…
- Nâng cao chất lượng hoạt động đoàn, đội của nhà trường.
II.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua sự điều hành và kết hợp với GVCN, các đoàn thể trong nhà trường ,
vận dụng linh hoạt các biện pháp trên và cũng đã thu được kết quả rất khả quan :

14


- Các lớp đều tham gia tốt các hoạt động của trường của Liên đội và luôn
được đánh giá cao.
- Không có hiện tượng HS phải đưa ra hội đồng kỷ luật nhà trường.
- Quan hệ thầy trò, bạn bè ngày càng được thắt chặt.

- Uy tín nhà giáo được nâng cao, tạo được niềm tin trong phụ huynh học
sinh.
Với những biện pháp giáo dục như trên cuối học kỳ 1 năm 2013 - 2014
chúng tôi đã đạt đươc kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh như sau:
Khối
lớp
6
7
8
9
Tổng

Sĩ số
94
93
105
105
397

88
87
89
96
360

Tốt
93,62
93,55
84,76
91,43

90,68

6
6
12
9
33

Hạnh kiểm
Khá
6,38
6,45
11,43
8,57
8,31

0
0
4
0
4

Trung bình
0
0
3,81
0
1,01

Qua quá trình tham gia chỉ đạo thực hiện tôi rút ra được một số kinh

nghiệm như sau:

Muốn giáo dục tốt các đối tượng HSKRL giáo viên chủ

nhiệm cần phải:
- Thăm gia đình học sinh KRL : biện pháp này nhằm gây thiện cảm với bản
thân học sinh cá biệt, với cha mẹ học sinh KRL.
-Từ việc thăm hỏi động viên của các thầy cô và bạn bè, học sinh KRL sẻ
cảm động trước sự quan tâm chăm sóc của thầy cô và bạn bè nên các em sẻ
ngoan hơn, chăm chỉ hơn trong học tập.
Thứ nhất: Giáo viên không được thái độ phân biệt đối xữ với học sinh
KRL như cho ngồi bàn riêng, hay chửi mắng xúc phạm nhân cách học sinh, điều
này sẻ gây cho các em tâm lý tự ti, ngày càng xa lánh thầy cô và bạn bè. Thậm
chí có thể dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học, lâm vào con đường phạm pháp.
Thứ hai: Nên xử lý mềm mỏng, thậm chí dịu ngọt đối với học sinh KRL
này, nếu không sẽ không có hiệu quả, có khi gặp phản ứng không tốt ngược trở
lại về phía học sinh. Tuy nhiên cũng có đôi lúc ta cũng phải cứng rắn: chẳng hạn
trong vấn đề xử phạt "mềm nắn, rắn buông".
15


Thứ ba: Giáo viên nên thường xuyên trò chuyện, quan tâm, gần gũi, nhắc
nhở, động viên học sinh học tập, có thái độ thân thiện với học sinh. Tạo cho học
sinh nhìn mình là cảm thấy gần gũi, chứ không phải gặp mình là sợ la, sợ bị
mắng. Như vậy học sinh sẽ có tâm lý bất cần " Thầy cô kệ thầy cô, ta là ta". Ta
phải làm sao tạo cho học sinh có cảm giác là giáo viên như là một người bạn
thân, bạn tâm tình, sẵn sàng lắng nghe ý kiến của mình, khi mình vui, buồn đều
có thể chia sẻ với thầy cô, khích lệ mình khi mình khó khăn trong gia đình, bế
tắc trong học tập.
Thứ tư: Giáo viên cần hướng dẫn cụ thể những việc mà học sinh hỏi, tránh

để học sinh cảm thấy mình lạc lỏng, cảm giác vì mình học dở nên không ai quan
tâm, ai cũng khi dễ mình, không ai thèm chơi, để ý đến mình.
Thứ năm: Giáo dục từng bước, chậm rãi từ những công việc nhỏ. Chẳng
hạn phải thức sớm một chút để không phải đi trễ, mình học yếu thì nên chịu khó,
siêng làm bài tập hơn các bạn, khi nào làm bài tập, học sinh mệt thì nên giải lao
để tinh thần thoải mái rồi làm tiếp, không nên cố gắng quá sức. Giáo viên không
nên giáo dục ào ạt chưa hỏi han lý do gì hết mà đã la mắng học sinh cho dù học
sinh đó vi phạm nhẹ, như vậy sẽ mất hiệu quả giáo dục. Bởi vì đấy là những học
sinh cá biệt, tính tình ương ngạnh, tâm lý bất cần, học hay không đối với bản
thân học sinh không quan trọng mà học sinh vào lớp là chỉ được "lãnh lương"
hàng ngày, không phải làm những việc nặng nhọc bằng tay chân ở nhà.
Thứ sáu: Chúng ta phải tác động vào động cơ học tập, để các em này thấy rõ
tầm quan trọng của việc học. Có thể đưa ra một số tranh ảnh về nạn thất học - chỉ
mới mấy tuổi đầu không được đến trường, phải làm những việc nặng nhọc của
người lớn rồi lại bị bạn bè khinh thường, xa lánh, cơm không đủ ăn, áo không đủ
mặc. Ngược lại những em có học thì làm việc thuận lợi dễ dàng, càng ngày càng
tiến thân, bạn bè ngưỡng mộ phải trầm trồ khen ngợi, cha mẹ được nở mày, nở
mặt.
Để góp phần giáo dục HSKRL chúng ta cần tránh đối xử thô bạo, trách móc
các em, hãy tôn trọng nhân cách các em. Cha mẹ, anh chị em, thầy cô, bè bạn
hãy gần gũi, cảm thông, độ lượng, chia sẻ, tạo điều kiện và cơ hội để các em sửa
chữa những lỗi lầm, khuyết điểm hoặc phát huy những tài năng, sáng tạo (nếu
có). Hướng tới mục tiêu “Trường học thân thiên, học sinh tích cực, chúng ta hãy
giúp các em lấy lại lòng tin, lòng tự trọng. Đừng bao giờ để các em đánh mất
niềm tin ở chính bản thân mình. Bởi vì đánh mất niềm tin ở chính bản thân mình
thì các em sẽ mất tất cả. Hãy đến với các em bằng tình thương, sự đồng cảm hơn
là một người giáo dục.

16



III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
III.1. KẾT LUẬN
- Giáo dục học sinh KRL đòi hỏi nhà giáo phải có phương pháp giáo dục.
- Người giáo viên phải có nghệ thuật sư phạm, khéo léo, kiên trì, yêu thương
học sinh, hiểu được đời sống tình cảm của các em. . Cho nên người giáo viên cần
tôi luyện cho mình về các kỹ năng sư phạm nhằm giáo dục cho thế hệ những con
người tự nhiên thành con người toàn diện như Đảng và Nhà nước đề ra.
- Trên đây là những kinh nghiệm mà chúng tôi học hỏi, đúc rút và thực hiện
trong nhiều năm làm công tác chủ nhiệm. chúng tôi rất mong được sự đóng góp
ý kiến của ban giám hiệu nhà trường, của các đồng nghiệp để giúp chúng tôi
hoàn thành công việc được giao và thành công trong sự nghiệp trồng người
III.2. KIẾN NGHỊ
- Đối với nhà trường
Nhà trường cần thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục khác
bên cạnh hoạt động dạy và học như: đố vui để học, hái hoa kiến thức, các hoạt
động văn thể, cắm trại, ngoại khóa chuyên đề, tham quan dã ngoại, ... chính các
hoạt động này có tác dụng bổ trợ rất lớn đến hoạt động dạy và học, góp phần thu
hút học sinh không còn la cà các hàng quán, các nơi giải trí bi-a, điện tử, ... bởi
những nơi này đang tiềm ẩn khá nhiều tiêu cực ảnh hưởng đến việc học tập, sinh
hoạt của các em. Điều này đã được các phương tiện thông tin, báo chí, truyền
hình đưa tin không ít.
- Đối với gia đình các em học sinh
+Tích cực chăm lo đến việc học tập và rèn luyện của con em mình,
thường xuyên liên lạc với nhà trường để biết kết quả học tập và rèn luyện của
các em. Nếu tốt thì khuyến khích để các em phát huy, còn nếu chưa tốt thì kịp
thời uốn nắn sửa đổi cho các em
+Gia đình cần khuyến khích, tạo điều kiện tốt để các em tham gia
vào công tác Đoàn-Đội và những công việc có ích của địa phương, qua đó các
em có điều kiện tiếp xúc với cái hay, cái đẹp.

-Đối với chính quyền địa phương:
+Quan tâm hơn nữa đến công tác giáo dục của nhà trường, kịp thời
ngăn chặn những hành vi xấu của các em.
+ Tổ chức các buổi nói chuyện với học sinh về vấn đề môi trường
và xã hội.
Krông năng, ngày 09 tháng 02 năm 2014
Người viết
Hồ Duy Ngọc

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoạt động giáo dục ở trường THCS – Hà Nhật Thăng ( chủ biên ) Nhà
xuất bản GD – 1999.
2. Luật giáo dục sử đổi
3. Sổ tay trường học thân thiện học sinh tích cực 2008- 2013.
4. Các văn bản chỉ đạo của Bộ GD,Sở GD,Phòng GD & ĐT về việc giáo dục
đạo đức cho học sinh.
5. Học viện quản lí giáo dục năm 2013.

18


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN CƠ SỞ
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN CẤP HUYỆN
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

19



×