NGÃ BA ĐỒNG LỘC
Tôi không phải người Hà Tĩnh.
Tôi cũng không am hiểu nhiều về Lịch sử.
Tôi chỉ là tôi - một nhóc con ngốc nghếch, thích tìm hiểu cội nguồn
Và...hôm nay, ngồi một mình online, nghe chuyện về Mười Cô gái Bất Tử ở Ngã ba Đồng Lộc,
đã cho tôi cảm xúc khó tả, ...tôi đã rưng rưng.... Vì.
..."Chúng tôi chưa có chồng và chưa ngỏ lời yêu
Ngày bom vùi tóc tai bết đất
Nằm trong mộ rồi mái đầu chưa gội được
Thỉnh cầu đất cằn cỗi nghĩa trang
Cho mọc dậy vài cây Bồ kết
Hương chia đều trong hư ảo khói nhang"
Các chị vừa độ tuổi mười tám, đôi mươi - cái tuổi đang độ xuân thì. đẹp nhất của đời người.
Chắc hẳn trước lúc ra đi, các chị cũng mang trong mình những ước mơ hoài bão, những dự
định cho mai sau....Nhưng các chị đã hy sinh cả quảng đời thanh xuân của mình, đi theo tiếng
gọi của Tổ quốc. Bom đạn đã cướp đi sự sống, xương máu của các chị đã hoà vào lòng đất mẹ
góp phần làm nên màu xanh cho Đồng Lộc hôm nay.
Có thể ai cũng đã biết về câu chuyện ấy, nhưng hôm nay, Trang muốn góp nhặt và kể lại một
lần nữa, như sự tưởng nhớ chân thành.
Ngã ba Đồng Lộc nằm trên đường Trường Sơn, thuộc địa phận Đồng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh.
Ngã ba có tổng diện tich 50ha nằm gọn trong một thung lũng hình tam giác, hai bên là đồi núi
trọc, giữa là con đường độc đạo, mặt đường giống như một lòng máng, bom địch thả xuống bên
nào đất đá cũng lăn xuống đường làm cản trở giao thông.
Tất cả mọi con đường từ Bắc vào Nam đều phải vượt qua ngã ba Đồng Lộc. Ngã ba Đồng
Lộc được coi như cái cổ họng, vượt qua được sẽ phân tán toả ra nhiều tuyến đường khác
nhau để đi vào nam. Vì có tầm chiến lược quan trọng như vậy nên trong chiến tranh phá hoại,
kẻ địch âm mưu ném bom, huỷ diệt nhằm chặn đứt sự chi viện sức người, sức của, vũ khí, đạn
dược...của hậu phương lớn miền Bắc XHCN đối với tiền tuyến lớn miền Nam.
Chỉ tính riêng 240 ngày đêm (từ tháng 3 đến tháng 10/1968) không quân địch đã trút xuống đây
48.600 quả bom các loại. Người ta đã thống kê rằng mỗi mét vuông ở Ngã ba Đồng Lộc phái
gánh chịu ít nhất 3 quả bom tấn(!!!).
Bên địch cố phá thì ta quyết giữ, chúng ta đã tập trung mọi nguồn lực để giữ bằng được con
đường này. Vào lúc cao điểm nhất, chỉ tại ngã ba này thôi đã tập trung 1,6 vạn người, phần lớn
là bộ đội pháo binh và TNXP. Trong đó có 10 cô gái TNXP trong những ngày tháng ác liệt ấy,
đó là:
1. Chị: Võ Thị Tần - 22 tuổi - tiểu đội trưởng.
2. Chị: Hồ Thị Cúc - 21 tuổi - tiểu đội phó.
3. Chị Võ Thị Hợi - 20 tuổi - chiến sỹ.
4. Chị: Nguyễn Thị Xuân - 20 tuổi - chiến sỹ.
5. Chị: Dương Thị Xuân - 19 tuổi - chiến sỹ.
6. Chị: Trần Thị Dạng - 19 tuổi - chiến sỹ.
7. Chị: Hà Thị Xanh - 18 tuổi - chiến sỹ.
8. Chị: Nguyễn Thị Nhỏ - 19 tuổi - chiến sỹ.
9. Chị Võ Thị Hạ - 19 tuổi - chiến sỹ.
10. Chị Trần Thị Hường - 17 tuổi - chiến sỹ.
(Mười cô gái cùng hy sinh tại Ngã ba Đồng Lộc - nguồn ảnh: Google)
Thường thì mọi hoạt động ở Ngã ba Đồng Lộc đều diễn ra vào ban đêm, ban ngày để mặc cho
máy bay Mỹ bắn phá. Nhưng đến chiều ngày 24/7/1968 có lệnh đặc biệt phải thông đường.
Nhận được lệnh của Đại đội, các chị đã ra ngã ba với cuốc xẻng trên vai, chỉ có mấy chiếc hầm
sơ sài che chở, mạng sống chỉ trông chờ vào sự may mắn. Các chị vừa làm, vừa cười, vừa nói,
vừa ý ới gọi nhau. Bỗng một tốp máy bay phản lực khi vượt qua trọng điểm, đã bất ngờ thả
một loạt bom, rơi đúng vào chỗ các chị ....1 phút trôi qua, rồi 5 phút....Các tiểu đội thanh niên
xung phong đi sau chồm lên gào thét, nhân dân xóm Bãi Día quanh đấy cũng lao ra gọi tên từng
người. Khi đến nơi mà quả bom vừa nổ, chỉ thấy một hố bom sâu hoắm, một vài chiếc xẻng,
cuốc văng ra nhưng không còn ai nghe thấy một tiếng người. Cả trận địa oà lên tiếng khóc nức
nở.
Các chị đã đi rồi!!!
Chị Cúc khi ra đi lại không được ở bên đồng đội của mình. Đồng đội đào đất tìm được xác 9
người, còn chị vẫn chưa thấy. Cả mặt trận quyết tâm phải tìm được chị, bởi các chị luôn có
nhau. Nhưng hết ngày hôm đó vẫn không tìm được xác chị ở đâu. Đồng đội bật khóc.
.....Cúc ơi !Tiểu đội đã xếp một hàng ngang
Cúc ơi em ở đâu không về tập hợp
Chín bạn đã quây quần đủ hết
Nhỏ - Xuân - Hà - Hường - Hợi - Rạng - Xuân - Xanh
Anh trưởng Võ Thị Tần điểm danh
Chỉ thiếu mình em
(Chín bỏ làm mười răng được!)
Bọn anh đã bới tìm vết cuốc
Đất sâu bao nhiêu bọn anh không cần
Chỉ sợ em đau nên nhát cuốc chùng
Cúc ơi! Em ở đâu?
Đất nâu lạnh lắm
Da em xanh
Áo em thì mỏng!
Cúc ơi!
Em ở đâu?
Về với bọn anh tắm nước sông Ngàn Phố
Ăn quýt đỏ Sơn Bằng
Chăn trâu cắt cỏ
Bài toán lớp năm em còn chưa nhớ
Gối còn thêu dở
Cơm chiều chưa ăn
Ở đâu hỡi Cúc
Đồng đội tìm em
Đũa găm, cơm úp
Gọi em
Gào em
Khan cổ cả rồi
Cúc ơi!
(Thơ: Yến Thanh)
Ba ngày sau đồng đội mới tìm thấy chị trên đồi Trọ Voi, trong đống đất đá, cách đồng đội 20m
trong tư thế ngồi, đầu đội nón, bên cạnh là cái cuốc, mười ngón tay của chị đã ứa máu vì đang
bới đất tìm đường ra, chị đã bị vùi lấp sâu quá....
Cuối cùng, các chị đã được nằm cạnh nhau trong lòng đất mẹ, khu mộ của các chị đặt dưới một
ngọn đồi thoai thoải, cách tượng đài chiến thắng 200m. Các chị nằm đó, yên nghỉ thanh thản
trong tư thế sóng hàng theo đội hình của người xung trận. Thể xác các chị ra đi vĩnh viễn để
làm nên màu xanh cho Đồng Lộc hôm nay...
(Mộ của các chị. Nguồn ảnh: Google)
...Người già ở Đồng Lộc vẫn kể rằng: Vào những chiều mưa, người ta vẫn nghe thấy văng vẳng
trong không gian tiếng hát, tiếng cười của các chị. Linh hồn của các chị vẫn sống mãi với ngày
hôm nay - trong tiềm thức của người dân Hà Tĩnh và trong tiềm thức của mỗi chúng ta.
Đây là tấm hình chụp về "Tiểu đội 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc - 1968" (ảnh: Văn Sắc), và
không ngờ đó cũng là tấm hình cuối cũng của các chị:
(Nguồn ảnh: Google)
Tôi muốn được về Đồng Lộc, về ngã ba năm xưa để thắp một nén nhang tỏ lòng tưởng nhớ các
chị, vì sự hy sinh ấy đã cho chúng tôi cuộc sống bình yên hôm nay.
(Khu tưởng niệm Ngã Ba Đồng Lộc hôm nay - nguồn ảnh: Google)
Những chiến công của các chị đã đi vào lịch sử, trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng
cách mạng, của tuổi trẻ Việt Nam. Máu của các chị đã góp phần tô thắm màu cờ của Tổ Quốc.
Xin một chút tưởng niệm nhân ngày 27/7 này!