ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
GIÁO TRÌNH
MÔ ĐUN GIA CÔNG TIỆN
NGHỀ CĂT GỌT KIM LOẠI
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
Ban hành kèm theo Quyết định số:
/QĐ-CĐN… ngày…….tháng….năm 2015
của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề tỉnh BR - VT
Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2015
1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu gia công tiện thuộc loại sách giáo trình giảng dạy và tham khảo của
sinh viên nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích
dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
2
LỜI GIỚI THIỆU
Sự phát triển của khoa học và công nghệ ngày càng cao. Đã giúp cho con
người dần dần giảm bớt được sức lao động, cũng như nâng cao được năng suất làm
việc. công nghệ cho đội ngũ công nhân trẻ, những người mong muổn được học tập
và nghiên cứa để tiếp tục sự nghiệp phát triển của nền công nghiệp Việt Nam.
Để gia công các chi tiết cơ khí chính xác đòi hỏi con người phải có một
năng lực nhất định, những năng lực dó tùy vào khả năng công nghệ của thiết bị.
Trong các thiết bị gia công cơ khí thì tiện chiếm một tỷ lệ lớn vì có khả năng công
nghệ cao.
Giáo trình tiện được biên soạn dựa trên các kiến thức chuyên ngành Cơ
khỉ chế tạo máy từ các kiến thức chuyên ngành và kinh nghiêm thực tế, chúng tôi
viết Giáo trình tiện nhằm giúp học sinh, sinh viên có tài liệu sử dụng trong quá
trình học tập và rèn luyện về kiến thức, kỹ năng nghề.
Giáo trình đưa ra các bài học tích hợp ở mức độ cơ bản và mức độ nâng
cao khác nhau rất bổ ích cho học viên, các nguyên nhân sai hỏng cũng như biện
pháp khắc phục.
Do trình độ năng lực cũng như kinh nghiệm có hạn, nên khó tránh khỏi
những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ỷ kiến đóng góp của đồng
nghiệp. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Khoa Cơ khí, Trường Cao đẳng nghề tỉnh
Bà rịa vũng tàu
3
MỤC LỤC
Trang
Trang.......................................................................................................................4
2.1. Cấu tạo : Máy tiện có nhiều loại.......................................................................9
2.4. Hộp tốc độ bàn dao :.....................................................13
3.1. Các bộ phận điều khiển..................................................................................16
CÂU HỎI................................................................................26
CÂU HỎI................................................................................39
Bảng tốc độ trung bình khi tiện ngoài...................................................................44
Bảng gia công........................................................................................................44
Bước 1: Thực hiện tiện vạt mặt đầu, khoan tâm...................49
CÂU HỎI................................................................................52
Bài 9......................................................................................................................83
KHOAN LỖ TRÊN MÁY TIỆN...........................................................................83
1. Cấu tạo của mũi khoan......................................................................................84
- Tuỳ thuộc vào vật liệu chế tạo mũi khoan mà ta có mũi khoan thép gió, mũi
khoan có gắn mảnh hợp kim; tuỳ thuộc vào kết cấu của lưỡi khoan ta có các loại
mũi khoan xoắn ốc, mũi khoan xoắn ruột gà........................................................85
3. Mài mũi khoan...................................................................................................85
4. Khoan lỗ trên máy tiện......................................................................................87
Bước 2: Kiểm phôi :...............................................................98
Bước 3: Kiểm phôi :.............................................................104
Quy trình tiện lỗ..................................................................104
Câu hỏi ôn tập......................................................................................................107
Các loại chi tiết côn:............................................................................................108
Các loại côn tiêu chuẩn:....................................................108
Thông số hình học của chi tiết côn ngoài:.........................109
Bước 1: Bản vẽ chi tiết:.......................................................111
Bước 1: Bản vẽ chi tiết:.......................................................127
Bài 15..................................................................................................................140
GIA CÔNG REN TAM GIÁC.............................................................................140
1.2. Phân loại ren:...............................................................142
1.3. Các yếu tố cuả ren:......................................................144
1.4. Căn cứ vào hướng tiến cuả ren:...................................145
1.5. Kiểm tra ren :...............................................................146
1.7.Các sai hỏng thường gặp trong tiện ren:......................149
2. Gia công ren bằng dao tiện..............................................................................149
2.1. Phương trình xích động khi tiện ren.............................................................149
3. Phương pháp tiện ren bằng dao.......................................................................151
1.1. Các thông số hình học của dao tiện ở trạng thái tĩnh...................................156
1.2. Mài đúng gốc độ của dao tiện ren tam giác ngoài.......156
3. Quy trình tiện ren tam giác ngoài....................................................................158
3.1. Phân tích các yêu cầu của bản vẽ:................................................................158
4
3.2. Kiểm tra phôi:..............................................................159
4. Các dạng sai hỏng nguyên nhân cách khắc phục............................................160
5. Các bước thực hiện.........................................................161
5
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
GIA CÔNG TRÊN MÁY TIỆN
Mã số mô đun: MĐ18
Thời gian mô đun: 280h;
(Lý thuyết: 45h; Thực hành:
235h)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
Trước khi học Mô đun này học sinh phải hoàn thành: là mô đun chuyên môn
nghề bắt buộc.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
Sau khi học xong mô đun này, học sinh – sinh viên có khả năng
- Giải thích được bản vẽ chi tiết
- Giải thích được các ký hiệu vật liệu trên bản vẽ
- Phân tích các ký hiệu về dung sai lắp ghép
- Sử dụng tốt các loại dụng cụ đo: dưỡng, thước đo góc vạn năng, thước
cặp, pan me, đồng hồ so;
- Trình bày đặc điểm, cấu tạo các loại dao tiện, bàn ren, ta rô, mũi khoan;
- Lập được quy trình công nghệ gia công các chi tiết
- Trình bày đặc điểm, cấu tạo và nguyên lý làm việc của các loại máy tiện
- Phân tích các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục;
- So sánh được ưu, nhược điểm của các phương pháp gia công trên;
- Lập kế hoạch sản xuất và quản lý thực hiện kế hoạch.
- Đạt bậc 3/5 tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, với những kỹ năng cụ thể:
- Đọc được bản vẽ chế tạo nghề Cắt gọt kim loại
- Sử dụng thành thạo các máy tiện
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ kiểm tra dùng trong nghề cắt gọt kim
loại..
- Mài được các loại dao tiện, mũi khoan đúng theo yêu cầu kỹ thuật
- Điều khiển máy tiện chính xác.
- Gia công được các chi tiết máy chính xác trên máy tiện.
6
- Lựa chọn được phương pháp lập quy trình công nghệ tối ưu để gia công
một sản phẩm theo yêu cầu bản vẽ.
- Xây dựng được kế hoạch sản xuất quy mô vừa và nhỏ;
- Lập được kế hoạch, tổ chức và điều hành sản xuất trong các nhà máy cơ
khí cũng như các hoạt động dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực cơ khí cần làm việc
độc lập hoặc theo nhóm;
- Thực hiện bảo trì, bảo dưỡng máy theo đúng quy định;
- Có các kỹ năng: học tập chủ động; giao tiếp hiệu quả; làm việc nhóm hiệu
quả.
- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy nơi
làm việc, nội quy cơ quan, doanh nghiệp, có tác phong công nghiệp;
- Đảm bảo an toàn, vệ sinh cá nhân, vệ sinh công nghiệp.
- Có ý thức và trách nhiệm với bản thân, các đồng nghiệp với cộng đồng;
- Có tinh thần học hỏi, làm việc nhóm, không ngừng học tập trau dồi kiến
thức nghề nghiệp;
- Năng động, sáng tạo trong quá trình làm việc, linh hoạt áp dụng kiến thức
đã học vào thực tế sản xuất.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1.
Nôi dung tổng quát và phân phối thời gian:
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Tên các bài trong mô đun
Vận hành và bảo dưỡng máy tiện vạn năng
Kiểm tra bài 1
Sử dụng các lọai đồ gá thông dụng
Dao tiện - Mài dao tiện
Tiện mặt đầu và khoan lỗ tâm
Kiểm tra
Tiện trụ ngắn
Tiện trụ dài
Tiện trụ bậc
Tiện rãnh và cắt đứt
Nộp sản phẩm
Khoan lỗ trên máy tiện
Tiện lỗ suốt
Thời gian
9
1
5
8
10
5
10
24
15
10
1
10
15
Hình thức
giảng dạy
Tích hợp
Tích hợp
Tích hợp
Tích hợp
Tích hợp
Tích hợp
Tích hợp
Tích hợp
Tích hợp
Tích hợp
Tích hợp
Tích hợp
Tích hợp
7
11
12
13
14
15
15
17
18
Bài 3: Tiện lỗ bậc
Nộp sản phẩm
Tiện côn bằng cách xoay xiên bàn trượt dọc
phụ
Tiện côn bằng cách xê dịch ngang ụ động
Tiện côn bằng thước côn
Nộp sản phẩm
Ren tam giác
Tiện ren tam giác ngoài
Tiện ren tam giác trong
Nộp sản phẩm
Tiện ren vuông ngoài
Nộp sản phẩm
Cộng
20
1
15
15
15
1
3
25
30
1
30
1
280
Tích hợp
Tích hợp
Tích hợp
Tích hợp
Tích hợp
Tích hợp
LT
Tích hợp
Tích hợp
Tích hợp
Tích hợp
Tích hợp
Bài 1
VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG MÁY TIỆN VẠN NĂNG
Mục tiêu:
- Trình bày đầy đủ cấu tạo, công dụng, nguyên lý hoạt động của các bộ
phận chính trên máy tiện vạn năng
- Nêu rõ các đặc tính kỹ thuật và ảnh hưởng của các yếu tố khác tới quá
trình tiện
- Vận hành máy tiện thành thạo, đúng quy trình, nội quy chăm sóc bảo
dưỡng máy
8
1. Nội quy sử dụng dụng máy cắt gọt
1.1. Trước lúc nhận máy cần phải kiểm tra:
Các bộ phận cuả máy, tay gạt điều khiển
Thiết bị điện
Vị trí bôi trơn trên máy
Nếu không an toàn phải kịp thời báo cáo với giáo viên sửa chữa
1.2. Phải chuẩn bị đồ gá, dụng cụ đầy đủ mới bắt đầu làm việc
1.3. Trong khi làm việc không được thay đổi tốc độ:
Dụng cụ phôi liệu phải để đúng nơi quy định, không được để trên băng
máy, khi gá lắp những chi tiết nặng phải có phương tiện bảo hiểm hoặc có người
giúp đỡ mới đảm bảo an toàn
Phải sử dụng chế độ cắt hợp lý cho từng nguyên công
Không cho máy chạy không tải hoặc quá tải, nếu có hư hỏng phải kịp thời
báo cáo
Mỗi ngày cho dầu vào các chỗ qui định ít nhất ba lần
Phải thao tác hợp lý không làm tuỳ tiện khi giáo viên chưa hướng dẫn
1.4. Sau khi làm việc xong:
Phải thu dụng cụ.
Phôi liệu trên máy về chỗ quy định
Đưa tay gạt về vị trí an toàn.
Lau chùi máy và dọn vệ sinh xung qanh máy.
Cho dầu mỡ vào băng máy.
Cắt cầu dao điện.
2. Cấu tạo máy tiện
2.1. Cấu tạo : Máy tiện có nhiều
loại
Hinh 1.1. Máy tiện ren vít vạn năng
9
Hình 1.2. Máy tiện cụt máy tiện đứngMáy tiện RơVonVe Máy tiện đứng dùng để
gia công những chi tiết lớn
Hình 1.3. Máy tiện tự động dùng cam
Hình 1.4. Máy
tiện CNC:
Hình 1.4. Máy tiện chuyên dùng – máy tiện trục khuỷu
Cấu tạo máy tiện:
10
Hình 1.5. Cấu tạo máy tiện
1. HỘP TỐC ĐỘ ( HỘP TRỤC CHÍNH)
2. HỘP BÁNH RĂNG THAY THẾ
3. HỘP CHẠY DAO
4. THÂN MÁY( BĂNG MÁY)
5. BÀN XE DAO ( BÀN CHẠY DAO DỌC)
6. Ổ DAO
7. Ụ ĐỘNG
Hình
1.6. Các bộ phận máy tiện
2.1.Đầu máy:
2.1.1.Cấu tạo:
Phía ngoài đầu máy là hộp gang trong rỗng, phía trên có lắp các trục song
song với nhau, quan trọng nhất là trục chính có cấu tạo phía trong rỗng, phần lỗ
bên ngoài chế tạo lỗ côn (Tên cuả nó là côn móc số 5) phần còn lại là trụ, bên
ngoài đầu bên trái lắp bu ly truyền chuyển động và công hãm đầu bên phải lắp
mâm cặp cặp phôi thông qua hệ thống ren tam giác, phần giữa trục lắp các bánh
răng để nhận và truyền chuyển đông qua các trục phụ .
Các trục phụ lắp các bánh răng để truyền chuyển động giữa các trục với
nhau > Để điều khiển các cặp bánh răng ăn khớp ở trong đầu máy ta dùng các tay
gạt
ở
phía
ngoài
hộp.
11
Hình 1.7. Cấu tạo trục chính mý tiện
2.1.2.Công dụng :
Tạo nên tốc độ quay của máy
Giúp cho bàn dao chuyển động theo hướng thuận hoặc nghịch
Truyền chuyển động xuống hộp tốc độ bàn dao.
2.2.Thân máy:
2.2.1.Cấu tạo:
Gồm một khối gang rỗng được chế tạo thành hai khối ghép vào nhau, phía
trên có các gờ được chế tạo thật chính xác gọi là băng máy giúp cho bàn dao và ụ
động dịch chuyển trên băng máy.
Hình 1.8. Cấu tạo thân máy
2.2.2.Công dụng:
Dùng để đỡ đầu máy
12
Giúp ụ động và bàn dao chuyển động tịnh tiến trên khoang máy
Dùng để lắp một số bộ phận khác
2.3.Chân máy:
2.3.1.Cấu tạo:
Gồm một khối gang rỗng đặt hai đầu thân máy
2.3.2.Công dụng:
Giúp cho máy có chiều cao xác định
Chấn máy dùng để động cơ, thiết bị điện
Đỡ các bộ phận trên nó
2.4. Hộp tốc độ bàn dao :
2.4.1.Cấu tạo:
Gồm các bánh răng lắp trên các trục song song. Điều khiển vị trí ăn khớp
của các bánh răng bằng hai tay gạt phía ngoài hộp.
2.4.2.Công dụng:
Để tạo nên bước tiến bàn dao
Nối chuyển động từ các bánh răng thay thế đến bàn dao
Kết hợp với hộp tốc độ bàn dao tạo nên bước chuyển động của bàn dao
Nối chuyển động giữa đầu máy với hộp tốc độ bàn dao
2.5. Bánh răng thay thế
2.5.1. Cấu tạo
Hình 1.9 Bánh răng thay thế
2.5.2. Công dụng
13
Kết hợp với hộp tốc độ bàn dao tạo nên bước chuyển động của bàn dao
Nối chuyển động giữa đầu máy với hộp tốc độ bàn dao
2.6.Bàn dao
2.6.1.Cấu tạo: gồm có 3 tay gạt
Bàn dao dọc giúp cho dao cắt chuyển động song song với tâm máy
Bàn dao ngang giúp cho dao chuyển động vuông góc với tâm máy
Bàn dao trên (dọc phụ) giúp cho dao chuyển động hợp với tâm máy mốt
góc bất kỳ
Gá dao dùng để kẹp dao
Hình 1.10. Cấu tạo bàn dao
2.7. Hộp điều khiển bàn dao
2.7.1.Cấu tạo:
Gồm các tay gạt tự động dọc, tự động ngang, cắt ren, vô lăng chuyển dời
bàn dao
2.7.2.Công dụng:
Nhờ có các cơ cấu điều khiển trong hộp bàn dao mà giúp cho bàn dao
chuyển động tịnh tiến từ chuyển động quay của trục trơn và trục vít me
2.7.3.Nguyên lý làm việc:
Có 2 chuyển động
-Chuyển động tiến của phôi
-Chuyển động tịnh tiến cuả dao cắt hoặc chuyển động tịnh tiến của bàn dao và
chuyển
14
Hình 1.11 Hộp điều khiển bàn dao
2.8. Ụ động
2.8.1.Cấu tạo:
Gồm thân và đế lắp gép với nhau có thể dịch ngang trên đế hoặc cố định
(Điều chỉnh tâm ụ động cho trùng với tâm máy)
Quan trọng nhất là nòng ụ động, ngoài trụ trong rỗng, phía bên trái chế tạo
lỗ côn . toàn bộ nòng di chuyển tịnh tiến nhờ có vít và đai ốc khi ta điều khiển
băng vô lăng quay.
Để cố định ụ động trên băng máy ta hãm bằng tay hãm ở ngoài ụ động.
1. Mũi tâm.
2. Nòng ụ động.
3. Cần hãm ụ động.
4. Trục vít me.
5. Cần hãm ụ động với bàn máy.
6. Bộ phận hãm ụ động với băng máy.
7. Rãnh trượt thân và đế ụ động.
8. Vít điều c ỉnh ụ động theo phương ngang.
9. Đế ụ động.
10 Thân ụ động
Hình 1.12 Ụ động
2.8.2.Công dụng
Dùng để đỡ vật gia công có chiều dài lớn
Dùng để gá các mũi khoan, mũi tâm, khoét....vv
15
3. Vận hành máy tiện
3.1. Các bộ phận điều khiển
3.1.1. Bộ phận điều khiển tốc độ trục chính
Phiá giới chân máy có 2 tay gạt dùng để xác định nhóm tốc độ (A hoặc B)
Trên đầu máy có một tay gạt.
Khi gạt gạt xác định nhóm tốc độ cao.
Khi gạt gạt xác định nhóm tốc độ thấp.
Khi gạt chọn một tốc độ cụ thể.
.
Hình 1.15 vị trí tay gạt
3.1.2. Bộ phận điều khiển tốc độ tiến của dao.
Gồm có một tay gạt xác định hướng chuyển động của bàn dao trên đâu
máy, hai tay gạt trên hộp tốc độ tiến dao để xác định một bước tiến cụ thể chuyển
động của bàn dao.
Chốt ly hợp trùng với tốc độ dùng để chuiyển chế độ tiện trơn hay tiện ren
(Nếu tiện trơn đòng chốt vào, tiện ren kéo chốt ra )
Tay gạt điều khiển bàn dao tự động dọc
Tay gạtđiều khiển tự động ngang
Tay gạt cắt ren
Khi không cần bàn doa chuyển động tự động ta có thể quay vô lăng bằng
tay dọc hoặc ngang.
16
Hình 1.16 Máy tiện CHASLES (430 X 100)
MÁY TIỆN
Ký
hiệu
01
02
Tên gọi
Chức năng
Hệ thống điện
Gồm có : Attomat , nút nhấn tắt mở động cơ bơm
nước, công tắc đền, nút nhấn mở động cơ trục chính
Hộp tốc độ trục Nằm trên đầu máy gồm có tay gạt xác định hướng
chính
03
04
chuyển động của bàn dao, xác định tốc độ nhanh hoặc
chậm của trục chính (A chậm B nhanh)
Hộp tốc độ bàn Nằn dưới đầu máy:có 02 tay gạt dùng dể chọn bước
dao
Chân máy
tiến của bàn dao căn cứ vào bảng thông số của máy
Dùng để đỡ hộp tốc độ có 12 cấp tốc độ , điều chinh
tốc độ bằng 02 tay gạt ngoài hộp cắn cứ vào bảng
05
06
07
08
09, 10
11
12
13
thống số trên đầu máy
Trục trơn
Dùng để tiện trơn
Trục vít me
Dùng để tiện ren
Trục đỡ tay gạt Gá tay gạt đóng hoặc mở may
điều khiển máy
Động cơ điện
Vô lăng
Tay gạt cắt ren
Tay gạt điều khiển
Máng đựng phoi
Dùng để dịch chuyển bàn dao dọc, ngang
Dùng để đóng mở đai ốc hai nửa
Tự động dọc, ngang của bàn máy
Dùng để đựng phoi trong quá trình gia công
17
14
15,16,1
Băng máy
Ụ động
7
18
19
Giá dao
Mâm cặp
Dùng để đỗ đầu máy, ban dao, ụ động vv
Vô lăng dịch chuyển nòng ụ động, tay hãm ụ động
trên băng máy , tay hãm nòng cụ động
Dùng để giá dao
Dùng để cặp phôi
3.2. Thao tác máy
3.2.1. Tháo tác tiện trơn
Tiện trơn bằng tay: Dùng tay ta quay vô lăng bàn trượt dọc hoặc ngang ra
hoặc vào
Tiện trơn bằng tự động : Sau khi xác định chế độ cắt ta cho dao ăn chạm
nhẹ vào chi tiết sau đó gạt tay gạt tự động dọc hoặc ngang .
3.2.2. Thao tác cắt ren
Sau khi đã điều khiển ren đúng bước và đúng hường ta điều khiển cho trục
vít me quay dùng vô lăng cuả bàn trượt ngang xác định chiều sâu cắt của mỗi lần
cắt, Tay trái điều khiển vô lăng bàn trượt ngang tay phải điều khiển đai ốc hai nửa
ăn khớp với trục vít me và bàn dao bắt đầu chuyển động, khi bàn dao chuyển động
cắt ren hết chiều dài đoạn ren cần cắt dùng phấn đánh dấu trên băng máy lúc bàn
dao chuyển động đến vạch phấn tay trái quay vô lăng bàn trượt ngang ra ngược
chiều kim đồng hồ (Vào phía minh) Đồng thời đưa đai ốc hai nửa lên .
Hình 13. Đai ốc 2 nửa
4. Chăm sóc máy và các biện pháp an toàn khi sử dụng máy tiện
Khiểm tra các mắt dầu: Đầu trục chính, hộp tốc độ bàn dao, hộp điều khiển
bàn dao,
18
Bội trơn băng máy, chính, phụ vv
Chú ý: Trước khi bôi trơn phải dùng dẻ lau băng máy thật sạch
CÂU HỎI
Câu 1. Hãy điền tên các bộ phận của máy tiện vào các ô trông trên bản vẽ
sau đây. Trình bày rõ công dụng của các bộ phận đó?
Câu 2. Điều chỉnh vị trí các cần gạt tốc độ trục chính máy tiện bằng cách
điền vào sơ đồ: 53v/p, 175v/p, 1000v/p?
Câu 3. Điều chỉnh vị trí các cần gạt tốc độ bàn dao khi tiện trơn trên máy tiện
bằng cách điển vào sơ đồ : 0.05mm, o.lmm, o.lõmm?
Câu 4, Điều chỉnh vị trí các cần gạt tốc độ bàn dao khi tiện ren máy tiện
bằng cách điền vào sơ đồ: 0.5mm, 1.25mm, 4.5mm, 3mm?
Câu 5. Vật gia công có đường kính 36mm cần tiện một bậc cỏ dường kính
32mm trên chiều dài 30mm. Hỏi phải vặn bàn trượt ngang và bàn trượt dọc di bao
nhiêu vạch du xích. Biết trục vít có bước ren là 5mm, vòng du xích có 100 vạch?
Câu 6. Kiểm tra độ thảng hàng giữa mũi tâm ụ động và mũi tâm ụ trước
được thực hiện như thế nào?
Bài 2
SỬ DỤNG CÁC LOẠI ĐỒ GÁ THÔNG DỤNG
Mục tiêu:
- Tháo lắp được những trang thiết bị thường dùng của máy tiện ren vít vạn
năng: mâm cặp 3 chấu, 4 chấu, ụ động, mũi chống tâm cố định, mũi chống tâm
quay, bàn dao,....
- Nắm được các cơ cấu, các chuyển động chính, và các chuyển động tạo
hình bề mặt gia công của máy tiện.
- Thực hiện đúng quy chế, nội quy thực tâp, đảm bảo giờ giấc học tập,
trang phục bảo hộ lao động và tác phong công nghiệp.
- Biết cách tổ chức sắp xếp nơi làm việc gọn gàng ngăn nắp đúng tác phong
công nghiệp.
1. Thao tác sử dụng mâm cặp
19
Quá trình định vị và kẹp chặt chi tiết dựa trên nguyên tắc định vị 6 điểm, dựa trên
trục tọa độ OX, OY, OZ.
1.1. Chuẩn và chọn chuẩn
1.1.1. Khái niệm và phân loại chuẩn:
Chuẩn là dường, điểm, hoặc bề mặt của chi tiết dùng để xác định các
đưòng, diểm, bề mật khác.
Phân loại chuẩn: Gồm có 3 loại:
Chuẩn thiết kế: Là chuẩn dùng để xác định trên bản vẽ thiết kế. Nó có thể
là chuẩn thực thấy được trên vật gia công, hoặc là chuẩn ảo (trừu tượng) như các
dường tâm của trục và lỗ.
Chuẩn công nghệ: Là chuẩn dùng trong quá trình gia công. Gồm có:
Chuẩn định vị (chuẩn gá): Là những đường điểm hay bề mặt dùng để xác
định vị trí của chi tiết so với dao cắt.
Chuẩn định vị thường là mặt tỳ lên chi tiết định vị của đồ gá nhưng cũng
có thể dùng phương pháp rà theo vạch dấu.
Hình 2.1. Các phương pháp chọn chuẩn
20
Khi gia công trên máy tiện, chuẩn định vị có thể là mặt ngoài như hình
2.1a, mặt trong, mặt đầu như hình 2.1.b.
Hình 2.2. Các phương pháp chọn chuẩn
Gá trên 2 lỗ Lâm như hình 2.2a, 2.2b.
1.1.2. Chuẩn định vị có thể chia làm các loại sau:
Chuẩn thô: Là chuẩn sử dụng cho gá lắp ban đầu, chưa được gia công một
lần nào.
Chuẩn tinh: Là chuẩn dã qua một vài lần gia công, chuẩn tinh có thể
chia ra:
Chuẩn tinh chính: Là chuẩn dùng trong quá trình gia công và lắp ráp, là
bề mặt làm việc quan trọng của chi tiết trong cơ cấu và bộ phận máy.
Chuẩn tinh phụ: Là chuẩn chỉ dùng trong quá trình gia công mà không ảnh
hưởng gì đến quá trình láp ráp.
Chuẩn đo lường: Là những điểm, dường, bề mặt mà từ đó dùng để tính toán
kích thước khi gia công và do kiểm.
Chuẩn lắp ráp: Là chuẩn dùng trong quá trình lắp ráp
1.1.3. Nguyên tắc chọn chuẩn thô:
Nếu chi tiết có 1 bể mặt không cần gia công thì nên chọn mặt đó làm
chuẩn thô. Nguyên tắc này làm cho khoảng cách giữa các bề mặt không cần gia
công so vói bê mặt có gia công sẽ chính xác vể vị trí tương quan
Nếu có một số bề mặt không cần gia công thì chọn mặt nào có diện tích lớn
nhất làm chuẩn thô.
Khi chọn chuẩn thô không nên chọn những mặt quá xù xì, có bậc, hoặc ba
via, như vậy khi gá kẹp mới chắc chắn.
21
Chuẩn thô chỉ được dùng một lần, không được dùng lại lần
thứ hai
1.1.4. Nguyên tắc chọn chuẩn tinh:
Nên chọn chuẩn tinh là chuẩn tinh chính (chuẩn trùng).
Nên chọn chuẩn tinh thống nhất tức là chỉ dùng một chuẩn tinh để gia công
hầu hết các mặt còn lại.
Bề mặt chọn làm chuẩn tinh nên có diện tích lớn.
Bề mặt chọn làm chuẩn tinh sao cho dễ chế tạo và dễ thiết kế đồ gá.
1.1.5. Thao tác sử dụng mâm cặp 3 chấu
Cấu tạo
Mâm cặp 3 vấu tự định tâm có 3 vấu chuyển động ra vào đồng thời với
nhau như hình 2.3.
Ba vấu 1 trượt trong rãnh hướng tâm của thân 2, các răng xoắn của vấu ăn
khốp vối răng xoắn của đĩa răng 3, phía sau của đĩa 3 có có răng côn ăn khốp với
3 bánh răng côn nhò 4.
Hình 2.3. Cấu tạo màm cáp 3 vấu tư đinh tâm a) Dạng chung; b)Các chi tiết của
mâm cặp 1. Váu cặp; 2. Thân; 3. Đĩa côn có răng xoắn; 4. Bánh răng côn
Khi đặt chìa khoá vặn mâm cặp vào ổ khoá trên bánh răng côn 4 quay cùng
chiều hay ngược chiều kim dồng hồ, các vấu cặp sẽ đồng thời tiến vào hoặc lùi ra
khỏi tâm mâm cặp trong rãnh hướng tâm để xiết chặt hoặc tháo chi tiết gia công
ra.
Tuỳ theo hình dạng, kết cấu của vật gia công mà có các cách sử dụng vấu
kẹp cho thích hợp. Khi gá vật có đường kính nhỏ thì dùng bộ vấu thuận, phôi có
dường kính lân được kẹp chặt bằng bộ vấu trái như hình 2.13. Trong trường hợp
22
này các bậc của vấu là mặt chặn vững chắc cho phôi.
Khi gá vật gia công có đường kính lớn có lỗ thì láp vấu kẹp ngược gá vào lỗ
chi tiết (mặt lỗ là mặt chuẩn gá).
Trong rãnh dẫn hướng và các vấu mâm cặp có dóng số thứ tự 1, 2, 3 hoặc
dấu thích hợp nên khi láp phải tuân theo thứ tự đã đánh dấu.
1.1.6. Thao tác sử dụng mâm cặp 4 vấu
Công dụng: Dùng dể gá kẹp những chi tiết có hình dạng không đều,
không tròn, không dối xứng hoặc gia công những chi tiết lệch tâm.
Cấu tạo: Gồm có 4 vấu chuyển động ra vào độc lập vói nhau trong rãnh
dẫn hướng trong thân mâm cặp (hình 2.4).
Mỗi vấu kẹp có nửa đai ốc ăn khớp vít dặt trong rãnh của thân mâm cặp.
Đê’ gá phôi dùng chìa khoá mâm cặp 4 lắp vào ổ khoá 3 và vặn từng vít một thì
từng vấu kẹp 2 sẽ chuyển động độc lập trong rãnh của nó.
Hình 2.5 Mâm cặp 4 vấu
1. Thán mâm cặp; 2. Các vấu "ặp;
3. o khoá đặt chia vặn mâm cặp; 4. Chia khoá mâm
cặp
Hình 2.4.
(a) Gá phôi trén mâm cặp băng bộ vảu
trái; (b) Sơ đổ biểu diễn;
(1) Thán mảm cặp; (2) Váu cặp
2. Thác tác sử dụng mũi tâm
Mũi tâm: Là loại trang bi công nghệ dùng để gá đặt chi tiết dạng hình tru
có chiểu dài trung bình có tỉ lê l > 5 d. Mũi tâm đươc lắp tưa vào 2 lỗ tâm trên 2
đầu trục, mũi tâm trước được gá vào lỗ côn trục chính, mũi tầm sau được gá vào
nòng ụ động. Mũi tâm trước quay cùng vối phôi, mũi tâm sau có thể cô' định hoặc
có thể quay theo phôi. Có các loại sau:
23
Hình 2.6 gá vật gia công trên 2 đầu tâm
3. Thao tác sử dụng giã đỡ
Giá đõ dùng dể đỡ làm tăng dộ cứng khi gá vật gia công dài yếu có 1/d >
12, gá trên 2 mũi tâm hoặc gá trên mâm cặp và 1 đầu chông tâm
Là một trang bị công nghệ có tác dụng làm tăng dộ cứng vững cho chi tiết
gia công, được lắp với bàn xe dao để cùng di chuyển dọc theo bàn dao.
Giá dỡ di dộng có 2 vấu tỳ điều chỉnh được nhờ có vít, các vấu tỳ của giá
đỡ được làm bằng vật liệu dễ mài mòn để đảm bảo cho bề mặt chi tiết không bị
hỏng, các vấu tỳ này thường xuyên được bôi mỡ.
Hình 2.7. Các loại giá đỡ
a/ Giá đỡ cô'định; b/ Giá đỡ di động
Hình 2.8. 1. Vẩu tỳ; 2. Thân giá đỡ;
3.Các loại giá đỡ 3. Chi tiết gia
công; 4. Dao cắt
24
Gá láp phôi dài gá một đầu trên mâm cặp, một đầu chống tâm và dùng giá
đỡ di động được thực hiện như hình 2.9
Hình 2.9. Gia công trục không cứng vững
dùng giá đỡ di dộng 1. Màm phẩng; 2. Tốc;
Được lắp cô' định vái băng máy,
dùng để đỡ các trục dài, có bậc hoặc để đỡ một đầu chi tiết cần tiện lỗ, khoan...
Giá dỡ cố định có 3 vấu tỳ điều chình được nhờ có các vít, 2 vấu tỳ bô' trí ở
phía dưới và 1 vấu tỳ ở phía trên. Các vấu tỳ được điểu chỉnh cho tiếp xúc vói
đường kính vật gia công khi gá trên 2 mũi tâm như hình 2.10 hoặc gá trên mâm
cặp và một đầu dùng giá đô cô' định như hình 2.10.
Hình 2.10. Gá phôi trên 2 mũi tâm Hình 2.26. Tiên mật đẩu phôi gá và giá đỡ cố
đinh trên mâm căp và giá đô cô'(tịnh
4. Thao tác sử dụng ống kẹp rút và tốc kẹp
Tốc cặp: Dùng để truyền chuyển động quay từ mâm cặp tới vật gia công
khi gá vật gia công lên 2 mũi tâm. Tốc dược chế tạo bàng thép đúc, cấu tạo gồm
có các chi tiết sau:
Vít tốc: Dùng để xiết vào vật gia công, có tác dụng cố định vật gia công với
tốc.
Thân tốc có lỗ hình trái đào để chứa vật gia công.
Đuôi tốc có hình dạng khác nhau tuỳ theo tính chết công việc, dùng để
25