Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Luận văn thạc sỹ - Phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cao Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.71 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
ššššš

BÙI ĐỨC HOÀNG

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH CAO BẰNG
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ THƯƠNG MẠI
MÃ NGÀNH: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS TRẦN VĂN BÃO

HÀ NỘI – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện, là kết quả
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực và
có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận văn

Bùi Đức Hoàng


MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO HIỂM PHI
NHÂN THỌ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI................................................4
1.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ BẢO HIỂM PHI
NHÂN THỌ TẠI NGÂN HÀNG................................................................................4
1.1.1. Ngân hàng thương mại................................................................................4
1.1.2. Dịch vụ ngân hàng......................................................................................6
1.2. DỊCH VỤ BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ..........................................................9
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ........................9
1.2.2. Các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ.........................................................14
1.2.3 Phát triển kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ.............................................15
1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO HIỂM TẠI MỘT SỐ NGÂN
HÀNG Ở VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIETINBANK.................25
1.3.1. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ tại một số ngân
hàng thương mại trong nước...............................................................................25
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho VietinBank trong phát triển dịch vụ bảo hiểm phi
nhân thọ..............................................................................................................26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO HIỂM
PHI NHÂN THỌ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CAO BẰNG......................................29
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CAO BẰNG............................................29
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển................................................................29
2.1.2. Mô hình tổ chức hoạt động........................................................................30



2.1.3 Tình hình hoạt động của VietinBank Cao Bằng trong thời gian qua (năm
2016 -2018)........................................................................................................31
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH
CAO BẰNG............................................................................................................40
2.2.1. Về chỉ tiêu định lượng..............................................................................41
2.2.2. Chỉ tiêu định tính .....................................................................................47
2.2.3. Các biện pháp phát triển kinh doanh bảo hiểm.........................................49
2.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH
DOANH BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ.................................................................50
2.3.1 Các yếu tố bên ngoài.................................................................................50
2.3.2 Môi trường bên trong.................................................................................51
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO HIỂM PHI
NHÂN THỌ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH CAO BẰNG..............................................................52
2.4.1. Kết quả đạt được.......................................................................................52
2.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân................................................................55
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO HIỂM PHI NHÂN
THỌ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM –

CHI

NHÁNH CAO BẰNG............................................................................................63
3.1. BỐI CẢNH VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO HIỂM PHI
NHÂN THỌ TẠI TỈNH CAO BẰNG.....................................................................63
3.1.1. Bối cảnh phát triển dịch vụ ngân hàng Bảo hiểm phi nhân thọ tại Cao
Bằng................................................................................................................... 63
3.1.2. Xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng Bảo hiểm phi nhân thọ tại Cao
Bằng trong thời gian tới......................................................................................63
3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TẠI

NH TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CAO BẰNG..............66
3.2.1. Định hướng phát triển dịch vụ Ngân hàng Bảo hiểm phi nhân thọ tại
NHTMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Cao Bằng.................................66


3.2.2. Mục tiêu cụ thể.........................................................................................68
3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TẠI
VIETINBANK CAO BẰNG...................................................................................69
3.3.1. Giải pháp đối mới hoàn thiện mô hình tổ chức, quản trị...........................69
3.3.2. Giải pháp về sản phẩm..............................................................................70
3.3.3. Giải pháp về truyền thông, Markeing & Chính sách khách hàng..............71
3.3.4. Giải pháp về kênh phân phối....................................................................72
3.3.5. Giải pháp về nguồn nhân lực....................................................................73
3.3.6. Giải pháp về công nghệ............................................................................76
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ......................................................................................77
3.4.1. Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân các cấp...................................................77
3.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.........................................................78
3.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam........................79
KẾT LUẬN............................................................................................................81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................82


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BIDV

: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Agribank

: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn

Việt Nam

DVNH

: Dịch vụ Ngân hàng

KH

: Khách hàng

NHTM

: Ngân hàng thương mại

NHNN

: Ngân hàng nhà nước

SPDVNH

: Sản phẩm dịch vụ ngân hàng

Vietinbank

: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương
Việt Nam

Vietinbank Cao Bằng

: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương

Việt Nam –Chi nhánh Cao Bằng


DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1:

Kết quả huy động vốn của VietinBank chi nhánh Cao Bằng giai đoạn
2016 – 2018.........................................................................................32

Bảng 2.2:

Quy mô tín dụng của chi nhánh...........................................................35

Bảng 2.3:

Kết quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2016 – 2018...................38

Bảng 2.1

Doanh thu phí bảo hiểm ( 2016- 2018)...............................................41

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu phí bảo hiểm theo nghiệp vụ...................................................42
Bảng 2.2

Lợi nhuận qua các năm........................................................................43

Bảng 2.3

Lợi nhuận dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ và tổng lợi nhuận:..............43


Bảng 2.4

Số lượng khách hàng tham gia bảo hiểm trên tổng số khách hàng............44

Đồ thị : 2.2 Thị phần ngân hàng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng..................................45
Bảng 2.7

Các sản phẩm bảo hiểm đang cung cấp...............................................46

Biểu đồ 2.4. Minh họa chất lượng dịch vụ các ngân hàng trong địa bàn................61


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh kinh doanh hiện nay, có thể nói dịch vụ bảo hiểm phi
nhân thọ đã và đang được các ngân hàng thương mại (NHTM) nhìn nhận như
một mũi nhọn chiến lược trong hiện đại hoá, đa dạng hoá các loại hình dịch
vụ ngân hàng và là một lợi thế cạnh tranh hết sức quan trọng trong cuộc đua
nhắm tới thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Điều này đã tạo điều kiện cho
hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ phát triển mạnh mẽ. Tuy
nhiên, đây cũng là thách thức và sức ép khá lớn đối với các NHTM, đòi hỏi
các ngân hàng phải có những giải pháp kinh doanh phù hợp. Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cao Bằng (NHCT Cao Bằng)
cũng không nằm ngoài thách thức đó. Với mạng lưới ngân hàng trên địa bàn
thành phố Cao Bằng như hiện nay thì sự cạnh tranh trong hoạt động kinh
doanh nói chung và dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng ngày càng gay
gắt. NHCT Cao Bằng cần có những giải pháp chiến lược để có thể phát triển
rộng rãi dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ ra thị trường. Xuất phát từ thực tiễn

đó, tôi xin chọn đề tài “Phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ tại Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cao Bằng” làm mục tiêu
nghiên cứu, mong muốn tìm hiểu thực trạng tình hình kinh doanh dịch vụ bảo
hiểm phi nhân thọ tại NHCT Cao Bằng từ đó đưa ra một số giải pháp góp
phần phát triển dịch vụ kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại NHCT Cao
Bằng đạt hiệu quả hơn.
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ bảo hiểm tại Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cao Bằng.


2

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận văn hệ thống hóa được những vấn đề cơ bản về dịch vụ bảo hiểm
phi nhân thọ và phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ của NHTM.
- Phân tích, đánh giá những mặt được và hạn chế trong hoạt động phát
triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ của NHCT Cao Bằng.
- Luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ bảo hiểm phi
nhân thọ tại NHCT Cao Bằng.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận về phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ của
NHTM và thực tiễn phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ tại NHCT Cao
Bằng.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu hoạt động phát triển dịch vụ bảo hiểm phi
nhân thọ.
Về thời gian:Nghiên cứu thực tế giai đoạn 2015 -2018. Các giải pháp đề

xuất phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ tại NHCT Cao Bằng cho đến
2025
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu: Tiến hành thu thập báo cáo của NHTM,
NHCT Cao Bằng, các tạp chí, văn bản, các tài liệu liên quan tới bảo hiểm phi
nhân thọ .
Phương pháp tổng hợp số liệu: Các số liệu sau khi thu thập sẽ được tổng
hợp qua phần mềm excel…
Phương pháp phân tích: Trên cơ sở nguồn thông tin số liệu thu thập được
luận văn sử dụng phương pháp phân tích so sánh theo không gian và theo thời
gian, để rút ra các kết luận cần thiết.


3

6 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
đề tài được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ
tại ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ tại
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cao Bằng.
Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ tại
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cao Bằng


4

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO HIỂM PHI

NHÂN THỌ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ
BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TẠI NGÂN HÀNG
1.1.1. Ngân hàng thương mại
1.1.1.1. Khái niệm
Ngân hàng thương mại (NHTM) là doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh
trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng. Với vai trò là một tổ chức tài chính trung gian
chuyển vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn, NHTM có vai trò rất lón đối
với nền kinh tế, tạo điều kiện cho đầu tư, phát triển kinh tế
Trên thực tế có nhiều cách định nghĩa khác nhau về NHTM tuy nhiên
cách định nghĩa dựa trên phương diện những loại hình dịch vụ mà nó cung
cấp được coi là cách tiếp cận tổng quát. Ở Việt Nam, theo Luật tổ chức tín
dụng do Quốc hội 12 thông qua ngày 16/06/2010, định nghĩa: Ngân hàng
thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động NH và
các hoạt động kinh doanh khác nhằm mục tiêu lợi nhuận. Luật này cũng định
nghĩa Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một
hoặc một số các nghiệp vụ: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ
thanh toán qua tài khoản.
1.1.1.2. Vai trò của Ngân hàng thương mại
- Ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế
Ngân hàng thương mại là chủ thể chính đáp ứng nhu cầu vốn cho sản
xuất kinh doanh. Ngân hàng thương mại đứng ra huy động các nguốn vốn
nhàn rỗi và tạm thời nhàn rỗi ở mọi tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế
như: vốn tạm ứng được giải phóng ra từ quá trình sản xuất, vốn từ nguồn tiết
kiệm của các cá nhân trong xã hội. Bằng vốn huy động được trong nền kinh


5

tế, thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng thương mại sẽ cung cấp vốn cho

mọi hoạt động kinh tế và đáp ứng các nhu cầu vốn một cách kịp thời cho quá
trình tái sản xuất. Nhờ có hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại và
đặc biệt là hoạt động tín dụng, các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản
xuất, cải tiến các máy móc công nghệ, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu
quả kinh tế. Đối với dân cư và hộ gia đình cũng vậy, NHTM cũng có thể vay
tiền từ NHTM để tiêu dùng hoặc để mua nhà, mua ô tô… hoặc mở rộng sản
xuất kinh doanh hộ gia đình.
- Ngân hàng là cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường
Để có thể tồn tại và phát triển cũng như để có thể cạnh tranh trên thị
trường, doanh nghiệp không những cần nâng cao chất lượng lao động, củng
cố và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế, chế độ hạch toán kế toán… mà còn
phải không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, tìm tòi
sử dụng nguyên vật liệu mới, mở rộng quy mô sản xuất một cách thích
hợp… Những hoạt động này nhằm đòi hỏi một khối lượng lớn vốn đầu tư,
nhiều khi vượt quá khả năng vốn tự có của doanh nghiệp. Do đó, để giải
quyết vấn đề khó khăn này doanh nghiệp có thể tìm đến ngân hàng để vay
vốn thỏa mãn nhu cầu đầu tư của mình. Thông qua hoạt động tín dụng, ngân
hàng là chiếc cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường. Nguồn vốn tín
dụng của ngân hàng cung ứng cho doanh nghiệp đã đóng vai trò quan trọng
trong việc nâng cao chất lượng mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh,
đáp ứng nhu cầu thị trường và từ đó tạo cho doanh nghiệp một chỗ đứng
vững chắc trong cạnh tranh.
- NHTM là công cụ để cơ quan Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Trong sự vận hành của nền kinh tế thị trường, ngân hàng thương mại
hoạt động một cách có hiệu quả thông qua các nghiệp vụ kinh doanh của
mình sẽ thực sự là một công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế.


6


Bằng hoạt động tín dụng và thanh toán giữa các ngân hàng thương mại đã
góp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông. Thông qua việc
cung ứng tín dụng cho các ngành trong nền kinh tế, ngân hàng thương mại thực
hiện việc dẫn dắt các luồng tiền, tập hợp và phân chia vốn của thị trường, điều
khiển chúng một cách có hiệu quả và thực thi vai trò điều tiết gián tiếp vĩ mô:
“Nhà nước điều tiết ngân hàng, ngân hàng dẫn dắt thị trường”.
- NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế
Trong nền kinh tế thị trường khi mà các mối quan hệ hàng hóa tiền tệ ngày
càng được mở rộng thì nhu cầu giao lưu kinh tế - xã hội giữa các nước trên thế
giới ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách. Việc phát triển kinh tế của mỗi
quốc gia luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và là một bộ
phận cấu thành sự phát triển đó. Vì vậy, nền tài chính của mỗi nước cũng phải
hòa nhập với nền tài chính quốc tế và ngân hàng thương mại cùng các hoạt động
kinh doanh của mình đã đóng một vai trò quan trọng trong sự hòa nhập này. Với
các nghiệp vụ kinh doanh như nhận tiền gửi, cho vay, nghiệp vụ thanh toán,
nghiệp vụ hối đoái và các nghiệp vụ khác, ngân hàng thương mại đã tạo điều
kiện thúc đẩy ngoại thương không ngừng được mở rộng. Thông qua các hoạt
động thanh toán, kinh doanh ngoại hối, quan hệ tín dụng với các ngân hàng
thương mại nước ngoài, hệ thống ngân hàng thương mại đã thực hiện vai trò
điều tiết nền tài chính trong nước phù hợp với sự vận động của nền tài chính
quốc tế. Ngoài ra, việc các NHTM ngày càng mở rộng quan hệ đại lý hoặc mua
sắm trang thiết bị hiện đại ở nước ngoài về phục vụ cho hoạt động kinh doanh
cũng tạo điều kiện cho tài chính quốc gia hòa nhập với tài chính quốc tế.
1.1.2. Dịch vụ ngân hàng
1.1.2.1. Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng
Dịch vụ ngân hàng được hiểu theo thông lệ quốc tế đó là toàn bộ các
hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng bao gồm các hoạt động về vốn, tiền tệ
thanh toán…nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và vì mục tiêu lợi nhuận.



7

Dịch vụ Ngân hàng mang các đặc điểm sau đây:
- Tính vô hình: Khách hàng khi mua dịch vụ tài chính ngân hàng
thường không nhìn thấy hình dạng cụ thể của loại hình dịch vụ nên rất khó
đánh giá và so sánh chất lượng như các hàng hoá hữu hình khác. Về cơ bản,
khác hàng chỉ có thể cảm nhận thông qua các tiện ích mà sản phẩm mang lại.
- Tính không tách rời: Điều này có nghĩa: quá trình sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm diễn ra đồng thời. Bình thường, chu kỳ của một sản phẩm chia làm
2 giai đoạn: sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên đối với sản phẩm tài
chính, chúng được tạo ra khi khách hàng có yêu cầu và tiêu thụ ngay.
- Không ổn định về mặt chất lượng và dễ sao chép. Một sản phẩm dịch
vụ tài chính do sự kết hợp của các yếu tố bên trong (nhân lực, công nghệ…),
bên ngoài (môi trường, thể chế…) và còn có sự cạnh tranh của các NHTM và
các tổ chức phi tài chính nên sản phẩm thường không có tính ổn định về mặt
chất lượng và dễ sao chép (cả về tính chất và hình thức).
1.1.2.2 Phân loại dịch vụ ngân hàng
*Phân loại theo lịch sử hình thành
- Dịch vụ ngân hàng truyền thống
Là những dịch vụ đã đã được NHTM cung cấp lâu năm, có quá trình
hình thành và phát triển lâu dài và khách hàng đã quen với nó. Bao gồm: huy
động vốn, chiết khấu GTCG, cho vay, thanh toán, bảo lãnh, ngân quỹ, kinh
doanh ngoại tệ, bảo quản vật có giá trị, giá trị, tài trợ các hoạt động của Chính
Phủ, quản lý tài sản và ủy thác đầu tư…
- Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Là những dịch vụ ngân hàng truyền thống được nâng cấp, phát triển trên
nền tảng CNTT, khoa học kỹ thuật hiện đại và những dịch vụ hoàn toàn mới
cung cấp nhằm đem lại những tiện ích mới cho người sử dụng. Bao gồm: thẻ
ngân hàng, ngân hàng điện tử, quản lý tiền mặt, thư bảo đảm thực hiện đấu
thầu, tư vấn tài chính, hợp đồng trao đổi tín dụng, hợp đồng quyền tín dụng,

hợp đồng trao đổi các khoản tín dụng rủi ro, bảo hiểm, đại lý….


8

* Phân loại theo tính chất nghiệp vụ
- Các dịch vụ tạo nguồn cung về vốn
Đây là các dịch vụ hình thành vốn cho hoạt độngkinh doanh của ngân
hàng từ nguồn vốn của các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nền kinh tế. Bao
gồm: nhận tiền gửi và phát hành GTCG, vay vốn của NHNN và các TCTD
khác và các dịch vụ huy động vốn khác.
- Các dịch vụ sử dụng vốn và sinh lời
+ Dịch vụ cho vay: bao gồm cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh, cho vay
tiêu dùng, cho vay tài trợ theo chương trình, cho vay theo dự án, chương trình
chỉ định của Chính Phủ, cho vay thấu chi…
+ Dịch vụ chiết khấu GTCG, bảo lãnh, bao thanh toán, cho thuê tài
chính...
- Các dịch vụ thanh toán và kinh doanh ngoại hối
+ Thanh toán bằng đồng bản tệ và ngoại tệ, bao gồm: thanh toán
chuyển tiền điện tử, thanh toán L/C, thanh toán quốc tế qua mạng Swift,
Telex; chuyển tiền nhánh qua Money Grame, Western Union..
+ Dịch vụ kinh doanh ngoại hối: nghiệp vụ mua bán ngoại tệ giao ngay,
nghiệp vụ mua bán ngoại tệ có kỳ hạn
* Phân loại theo đối tượng sử dụng
Dịch vụ của ngân hàng có thể chia thành 2 loại:
- Dịch vụ Ngân hàng bán buôn: Dịch vụ này tập trung cung cấp một vài
sản phẩm cho khách hàng, tuy số lượng sản phẩm không lớn nhưng giá trị của
từng sản phẩm là lớn. Khách hàng của dịch vụ này chủ yếu là công ty, xí
nghiệp có quy mô lớn, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty.
- Dịch vụ Ngân hàng Bảo hiểm phi nhân thọ: Dịch vụ này chú trọng đến

việc đa dạng hoá các sản phẩm. Số lượng sản phẩm rất nhiều, rất lớn để đáp
ứng được các nhu cầu của khách hàng. Tuy giá trị sản phẩm không lớn nhưng
bù lại là một lực lượng khách hàng rất lớn. Hoạt động của dịch vụ này chủ


9

yếu là huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế, và cho vay để giải quyết vấn
đề tiêu dùng hoặc các dự án sản xuất quy mô nhỏ và vừa.
1.2. DỊCH VỤ BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ
1.2.1.1. Khái niệm
1.2.1.1.1 Khái niệm bảo hiểm
Mặc dù bảo hiểm đã có nguồn gốc và lịch sử phát triển khá lâu đời,
nhưng do tính đặc thù của loại hình dịch vụ này, cho đến nay vẫn chưa có một
định nghĩa thống nhất về bảo hiểm. Theo các chuyên gia bảo hiểm, một định
nghĩa đầy đủ và thích hợp cho bảo hiểm phải bao gồm việc hình thành một
quĩ tiền tệ (quĩ bảo hiểm), sự hoán chuyển rủi ro và phải bao gồm cả sự kết
hợp số đông các đơn vị đối tượng riêng lẻ, độc lập chịu cùng một rủi ro như
nhau tạo thành một nhóm tương tác.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hiểm. Theo Dennis Kessler,
“bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít.” Còn theo
Monique Gaullier, “bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được
bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong
muốn để cho mình hoặc để cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ
nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là
người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và
đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê.”
Các định nghĩa trên hoặc quá thiên về góc độ xã hội, hoặc quá thiên về
góc độ kinh tế, kĩ thuật, ít nhiều cũng còn thiếu sót, chưa phải là một khái

niệm bao quát, hoàn chỉnh. Nói một cách chính xác, bảo hiểm là một dịch vụ
tài chính, dựa trên cơ sở tính toán khoa học, áp dụng biện pháp huy động
nhiều người, nhiều đơn vị cùng tham gia xây dựng quỹ bảo hiểm bằng tiền để
bồi thường thiệt hại về tài chính do tài sản hoặc tính mạng của người được
bảo hiểm gặp phải tai nạn rủi ro bất ngờ. Tập đoàn bảo hiểm AIG (Mỹ) định


10

nghĩa: “Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế này, một người, một doanh
nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty bảo hiểm, công ty
đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo
hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm”.
Theo Luật kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam (ban hành ngày
09/12/2000) thì “kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo
hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi
ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm
để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi
thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.”
Như vậy, để có một khái niệm chung nhất về bảo hiểm, chúng ta có thể
đưa ra định nghĩa: “Bảo hiểm là một sự cam kết bồi thường của người bảo
hiểm với người được bảo hiểm về những thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo
hiểm do một rủi ro đã thoả thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm
đã thuê bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó và nộp một khoản tiền gọi là phí
bảo hiểm”.
“Bảo hiểm là phương pháp chuyển giao rủi ro được thực hiện qua hợp
đồng bảo hiểm, trong đó bên mua bảo hiểm chấp nhận trả tiền phí bảo hiểm
còn doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm khi
xảy ra sự kiện bảo hiểm”. Bảo hiểm được phân thành hai nhóm lớn là: Bảo
hiểm Nhân thọ (BHNT) và Bảo hiểm phi nhân thọ (BHPNT). Trong đó theo

Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam (2000): 7 “Bảo hiểm nhân thọ là loại
nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết”. “
Bảo hiểm phi nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiêm dân sự
và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ” Nếu như đối
tượng của BHNT chỉ là con người và có tính chất tiết kiệm, thì đối tượng của
BảO HIểM PHI NHÂN THọ bao gồm tài sản, TNDS, tính mạng và tình trạng
sức khoẻ con người và không có tính chất tiết kiệm.


11

1.2.1.1.2 Khái niệm bảo hiểm phi nhân thọ
Khái niệm bảo hiểm phi nhân thọ: Theo luật kinh doanh bảo hiểm Việt
Nam giải thích về thuật ngữ bảo hiểm phi nhân thọ như sau: “Bảo hiểm phi
nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp
vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ”.
1.2.1.2. Đặc điểm của Dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ
Ngoài những đặc điểm của dịch vụ ngân hàng nói chung như đã nêu ở
trên thì dịch vụ bảo hiểm còn mang những đặc trưng riêng biệt, cụ thể như
sau:
1.2.1.2.1 Đặc điểm chung:
Bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng và bảo hiểm nói chung có đặc trưng là
ngành dịch vụ đặc biệt.
Nó đặc biệt bởi:
Sản phẩm của bảo hiểm là sản phẩm vô hình: thế nào là sản phẩm vô hình?
Sản phẩm bảo hiểm, về bản chất là một dịch vụ, một lời hứa, một lời
cam kết mà công ty bảo hiểm đưa ra với khách hàng. Khách hàng đóng phí để
đổi lấy những cam kết bồi thường hoặc chi trả trong tương lai.
Khác với sản phẩm vật chất mà người mua có thể cảm nhận được qua
cac giác quan, người mua sản phẩm bảo hiểm không thể chỉ ra mầu sắc, hình

dáng, kích thước hay mùi vị của sản phẩm. Họ cũng không thể cảm nhận
được bằng các giác quan như cầm nắm, sờ mó, ngủi hoặc nếm thử…
Để khắc phục những khó khăn đó, cũng là để củng cố lòng tin của khách
hàng, các doanh nghiệp bảo hiểm tìm cách tăng tính hữu hình của sản phẩm:
chú ý những lợi ích có liên quan đến dịch vụ: sử dụng những người nổi tiếng,
có uy tín tuyên truyền dịch vụ; phát triển hệ thống đại lý chuyên nghiệp; xây
dựng uy tín của công ty bảo hiểm; tăng cường vai trò quan trọng của hoạt
động marketing. Như vậy, lòng tin và chất lượng dịch vụ khách hàng chính là
chìa khóa để bán sản phẩm bảo hiểm.


12

Bảo hiểm có chu trình kinh doanh ngược:
Khác với chu trình sản xuất hàng hóa thông thường, khi giá cả được
quyết định sau khi đã biết được chi phí sản xuất ra hàng hóa đó. Như vậy, các
doanh nghiệp sản xuất hàng hóa hữu hình phải bỏ vốn ra trước, mua các máy
móc, nguyên vật liêu, thuê nhân công thì mới sản xuất ra sản phẩm và thực
hiện quy trình đưa sản phẩm đến người tiêu dùng, khi sản phẩm đó bán được
doanh nghiệp mới thu tiền về, trong khoản tiền này bao gồm cả vốn doanh
nghiệp bỏ ra và lãi doanh nghiệp nhận được. Còn doanh nghiệp bảo hiểm
không phải bỏ vốn trước, họ nhận phí bảo hiểm trước của người tham gia bảo
hiểm đóng góp và thực hiện nghĩa vụ sau với bên được bảo hiểm khi xảy ra sự
cố bảo hiểm. Do vậy, không thể tính được chính xác hiệu quả của một sản
phẩm bảo hiểm vào thời điểm bán sản phẩm.
Thông thường, hợp đồng bảo hiểm được coi là có hiệu lực ngay sau khi
có sự chấp nhận của Người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm đã đóng phí
bảo hiểm đầy đủ theo hợp đồng. Phí bảo hiểm mà khách hàng đóng khi ký
hợp đồng chính là giá bán một hợp đồng bảo hiểm.
Ví dụ, công ty bảo hiểm B bán bảo hiểm tai nạn con người. Người tham

gia bảo hiểm đóng phí để mua dịch vụ bảo hiểm vào ngày đầu năm. Công ty
bảohiểm B có ngay doanh thu từ đầu năm. Các hợp đồng bảo hiểm này sẽ kết
thức vào ngày cuối năm, khi đó trách nhiệm của các công ty bảo hiểm B trước
các tổn thất – theo như thỏa thuận trong hợp đồng – sẽ chấm dứt. Đến ngày
cuối năm, công ty bảo hiểm B mới có thể tính được chi phí triển khai dịch vụ
bảo hiểm này. Tương tự như vậy là chi phí hoạt động của công ty. Chu trình
kinh doanh của bảo hiểm có đặc điểm là công ty bảo hiểm định giá bán dịch
vụ của mình trước khi tính toán được chi phí mình bỏ ra.
Đặc điểm này ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đưa loại sản phẩm nào
ra thị trường. Nếu một sản phẩm đưa ra được đông đảo người mua chấp nhận,
công ty bảo hiểm sẽ thu về một khoản tổng phí bảo hiểm rất lớn. Khi rủi ro


13

xảy ra cho một số khách hàng nào đó, công ty bảo hiểm có đủ khả năng chi
trả mà không bị bội chi. Ngược lại, nếu chỉ có một số ít khách hàng chấp
nhận, tổng phí thu được nhỏ bé. Công ty bảo hiểm sẽ dễ rơi vào tình trạng thu
không đủ chi nếu như nhóm khách hàng đó có tỷ lệ rủi ro quá cao trong
khoảng thời gian các hợp đồng bảo hiểm còn có hiệu lực.
Mặt khác, chu trình kinh doanh ngược còn có tác dụng chi phối trách
nhiệm đề phòng hạn chế tổn thất của người được bảo hiểm khi họ đã được
một hợp đồng bảo hiểm bảo vệ. Bởi lẽ nếu tổn thất xảy ra ít, giá bán của các
hợp đồng bảo hiểm năm sau đó sẽ được giảm đi ( hay nói cách khác, khách
hàng sẽ được giảm phí), ngược lại, nếu tỷ lệ tổn thất lớn, khách hàng sẽ phải
trả phí cao hơn vào những năm sau.
Tâm lý người mua hàng không muốn tiêu dùng dịch vụ này:
Người mua bảo hiểm không mong muốn có sự kiện rủi ro xảy ra để được
nhận quyền lợi bảo hiểm dù rằng quyền lợi đó có thể nhiều hơn gấp bội lần so
với số phí phải đóng.

Quá trình mua sản phẩm bảo hiểm chịu sự chi phối của các yếu tố tâm
lý. Do chi phối bởi những tập tục, quan niệm có thể mang nặng yếu tố tâm
linh, nên nói chung người mua không muốn nói đến rủi ro, không muốn thấy
cụ thể những hậu quả của rủi ro có thể được bảo hiểm, điểm hình nhất trong
bảo hiểm tử vong hay thương tật.
Nhưng ngược lại, người mua coi việc mua một sản phẩm bảo hiểm như
một chiếc bùa hộ mệnh, giúp họ yên tâm hơn về mặt tinh thần đồng thời có sự
đảm bảo về mặt vật chất khi điều không may xảy ra. Người bán cũng dễ bị ý
nghĩ chiều lòng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mà thiếu sự cân nhắc cần
thiết cho việc lực chọn và đánh giá những rủi ro có thế đảm nhận.
Trong khi tiến hành giao dịch chào bán dịch vụ, cán bộ bảo hiểm phải
chú ý tới đặc điểm này để thuyết phục khách hàng khi họ nói không quan tâm
đến rủi ro và không mong muốn rủi ro xảy ra đối với họ. Bởi lẽ, tất cả đều


14

không mong muốn những tai nạn, tổn thất xảy ra. Mặt khác, bảo hiểm là tấm
lá chắn cho những điều không mong muốn này. Thông qua thực tế tình hình
thiên tai, tai nạn, cũng như giải quyết bồi thường tổn thất tại địa phương, để
minh chứng về lợi ích của bảo hiểm và sự cần thiết tham gia bảo hiểm.
1.2.1.2.2 Đặc điểm riêng:
Ngoài những đặc điểm chung của bảo hiểm đã đề cập ở trên, bảo hiểm
phi nhân thọ còn có những đặc điểm riêng cơ bản sau:
Thứ nhất: Hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ là một hợp đồng có thời
hạn bảo hiểm thường là một năm hoặc ngắn hơn ( như bảo hiểm cho một
chuyến hoạt động từ A đến B hoặc một chuyến du lịch ngắn ngày…)
Thứ hai: Hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ chỉ bồi thường và chi trả tiền bảo
hiểm khi có rủi ro được bảo hiểm xảy ra trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực
Thứ ba: Phí bảo hiểm phi nhân thọ được tính cho thời hạn bảo hiểm,

thông thường phí tính cho từng năm bảo hiểm hoặc từng chuyến. Phí bảo
hiểm cho những năm tiếp theo sẽ có sự thay đổi. Phí bảo hiểm phi nhân thọ
còn phụ thuộc mức độ rủi ro. Ví dụ với điều khoản bảo hiểm nếu Người tham
gia bảo hiểm giới hạn phạm vi bảo hiểm một vài rủi ro không tham gia thì phí
bảo hiểm được xem xét giảm đi, ngược lại nếu mở rộng bảo hiểm thêm một
số rủi ro phụ khác thì phí bảo hiểm sẽ tăng lên. Hoặc cùng một thời gian đi du
lịch là 2 ngày nhưng nếu tới khu du lịch có mức độ rủi ro lớn hơn, như vùng
núi rừng nguy hiểm thì phí bảo hiểm cao hơn.
Thứ tư: Trừ các nghiệp vụ bảo hiểm con người phi nhân thọ, còn các
nghiệp vụ khác như tài sản, trách nhiệm dân sự giữa Người bảo hiểm, Người
được bảo hiểm và Người thứ ba có liên quan tới rủi ro bảo hiểm đều có mối
quan hệ về quyền lợi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
1.2.2. Các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ
* Bảo hiểm phi nhân thọ (non-life insurance): là loại nghiệp vụ bảo
hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc
bảo hiểm nhân thọ.


15

Bảo hiểm phi nhân thọ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc
sống cũng như trong kinh doanh. Các nghiệp vụ của bảo hiểm phi nhân thọ
cũng hết sức phong phú. Theo Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam (ban hành
09/12/2000) thì bảo hiểm phi nhân thọ gồm:
– Bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người
– Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại
– Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông,
đường sắt và đường không
– Bảo hiểm hàng không
– Bảo hiểm xe cơ giới

– Bảo hiểm cháy, nổ
– Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu
– Bảo hiểm trách nhiệm chung
– Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính
– Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh
– Bảo hiểm nông nghiệp
………..
Ngoài ra, bảo hiểm phi nhân thọ cũng còn một số loại nghiệp vụ khác
như: bảo hiểm xây dựng và lắp đặt, bảo hiểm dầu khí, bảo hiểm du lịch, bảo
hiểm trách nhiệm của người sử dụng lao động…
1.2.3 Phát triển kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ
1.2.3.1 Khái niệm
Trên cơ sở lý luận về phát triển, lý luận về thị trường bảo hiểm phi nhân
thọ” và nội dung về “ phát triển bền vững”, có thể khái niệm về sự phát tienr
kinh dooanh bảo hiểm phi nhân thọ như sau:
Phát triển kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ là tập hợp những biện pháp
công vụ và chính sách được các chủ thể áp dụng, kết hợp với các mục tiêu xã
hội và môi trường, đảm bảo hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa doanh nghiệp


16

kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ với người tham gia bảo hiểm, phù hợp với
xu huớng phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
1.2.3.2 Nội dung phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ tại ngân
hàng thương mại
1.2.3.2.1 Số lượng khách hàng và thị phần
Trong kinh doanh, không có sản phẩm, dịch vụ nào tạo ra mà không
nhằm mục đích phục vụ khách hàng hoặc đáp ứng nhu cầu khác hàng. Số
lượng khách hàng lớn chứng tỏ ngân hàng đã, đang và sẽ bán được nhiều sản

phẩm dịch vụ, thể hiện chất lượng hoạt động của ngân hàng. Khi ngân hàng
hoạt động càng tốt, càng hiệu quả bao nhiêu thì sẽ càng thu hút được nhiều
khách hàng bấy nhiêu. Thị phần lớn chứng tỏ vị thế thống lĩnh của ngân hàng
trên thị trường. Thị phần có thể được coi là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu khi
đánh giá sự thành công trong hoạt động của dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ.
1.2.3.2.2 Doanh số của mảng dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ và tỷ trọng
thu nhập từ dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ trong tổng thu nhập của ngân
hàng
Sự phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ thể hiện rõ nét ở sự gia tăng
doanh số … Doanh số của dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ và tỷ trọng thu nhập từ
các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ trong tổng thu nhập của ngân hàng càng lớn
thì chứng tỏ dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ của ngân hàng đó càng phát triển.
Tỷ trọng thu nhập từ Dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ = Thu nhập từ dịch
vụ bảo hiểm phi nhân thọ /Tổng thu nhập của NH.
1.2.3.2.3 Quy mô, mạng lưới và kênh phân phối
Quy mô của một ngân hàng là tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát
triển của ngân hàng nói chung và từ đó đánh giá mức độ phát triển của dịch
vụ ngân hàng Bảo hiểm phi nhân thọ của ngân hàng. Mạng lưới, kênh phân
phối của một ngân hàng đa chức năng bao gồm: Kênh phân phối truyền thống
như các chi nhánh trong và ngoài nước, các công ty con, các văn phòng đại


17

diện, đại lý; Kênh giao dịch hiện đại như Internet , Mobile Apps… Khi ngân
hàng có nhiều kênh giao dịch thì việc gia tăng lượng khách hàng, tăng nhanh
doanh số hoạt động và cuối cùng là mang đến nhiều lợi nhuận hơn là một kết
quả tất yếu.
1.2.3.2.4. Tính đa dạng và tiện ích của sản phẩm dịch vụ
Việc ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ cho phép hoạt

động kinh doanh không chỉ phát triển theo chiều rộng mà còn phát triển theo
chiều sâu, đó là nâng cao hàm lượng công nghệ cho một sản phẩm để tăng
tính tiện ích cho sản phẩm đó. Ngân hàng nào đa dạng hóa dịch vụ, tích hợp
được nhiều tiện ích trên một dịch vụ thì càng khẳng định được uy tín của
mình trên thị trường tài chính, thu hút được nhiều khách hàng và nâng cao lợi
nhuận.
1.2.3.2.5 Nâng cao chất lượng dịch vụ
Chất lượng dịch vụ là một trong những yếu tô vô cùng quan trọng quyết
định sự thành công của bất kì các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nào, nó
quyết định sự hài lòng và sự trung thành của khách hàng, tạo sự khác biệt về
dihjc vụ trong cung ứng so với các đối thủ khác trên thị trường. Nâng cao chất
lượng dịch vụ bảo hiểm được thể hiện việc thủ tục giaiar quyết bồi thường
nhanh chóng, đơn giản, có nhiều chường trình khuyến mãi và chăm sóc khách
hàng thường xuyên….
1.2.3.2.6 Tăng khả năng kiểm soát rủi ro từ việc phát triển dịch vụ bảo
hiểm phi nhân thọ
Mỗi loại dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ đều tồn tại rủi ro tiềm ẩn trong
đó như rủi ro về thất thoát ấn chỉ, trục lợi bảo hiểm, cũng như rủi ro về mặt
pháp lý trong thanh toán phí bảo hiểm… Do đó, đề phát triển mạnh các sản
phẩm bảo hiểm các doanh nghiệp cung cấp bảo hiểm phải song hành tăng
cường kiểm soát các rủi ro nhằm hạn chế đến mức có thể các rủi ro xảy ra


18

1.2.4. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân
thọ tại ngân hàng thương mại
1.2.4.1. chỉ tiêu định lượng
* Doanh thu thu phí báo hiểm
Doanh thu thu phí là chỉ tiêu vô cùng quan trọn, đánh giá sự phát triển

của mỗi doanh nghiệp. Doanh thu cao, nằm trong top đầu của thị trường, nó
thể hiện thương hiệu uy tín của doanh nghiệp rất cao trong khách hàng
Để đánh giá doanh thu cao có bền vững hay không phụ thuộc vào tốc độ
tăng trưởng qua các năm như thế nào để các nhà quản lý điều hành có biện
pháp xử lý hợp lý
Tốc độ tăng doanh thu =
* Tỷ trọng Lợi nhuận kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ
Lợi nhuận cao là sự đánh giá khả năng kinh doanh hiệu qua, năng lực
lãnh đạo của nhà quản lý điều hành tốt, col ợi nhuận cao thì doanh nghiệp dễ
dang đàu tư cho cơ sở vật chất, nâng cao hệ thống công nghệ thông tin, đào
tạo nguồn nhân lực,... Để đánh giá lợi nhuận cao có bền vững hay không phụ
thuộc vào tốc độ tăng trưởng qua các năm như thế nào để các nhà quản lý
điều hành có biện phát xử lý hợp lý
Tốc độ tăng lợi nhuận % =
Tỷ trọng lợi nhuận bảo phi nhân thọ so với tổng lợi nhuận dịch vụ ngân hàng:
Tỷ trọng lợi nhuận BHPNT % =

* Số lượng điểm bán


×