Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Luận văn sư phạm Đánh giá tác động tới môi trường không khí do quá trình sản xuất giấy tại làng nghề Phong Khê (Xã Phong Khê, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) và các giải pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.97 KB, 48 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA SINH - KTNN
.......................................

VŨ THỊ NGỌC

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG
KHÔNG KHÍ DO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY
TẠI LÀNG NGHỀ PHONG KHÊ (XÃ PHONG
KHÊ, THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH)
VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: SINH THÁI - MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học
TS. HOÀNG NGUYỄN BÌNH

HÀ NỘI - 2010

Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Ngọc K32A Sinh


Khóa luận tốt nghiệp



GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Hoàng Nguyễn Bình, người
đã dành cho em sự quan tâm chu đáo, sự hướng dẫn tận tình và những gợi ý quý
báu trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo khoa, cùng các thầy cô giáo
trong khoa Sinh - KTNN đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt
quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn các cơ quan đã cung cấp cho em những số liệu
quý báu để em hoàn thành tốt khóa luận của mình.
Mặc dù bản thân em đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian
nghiên cứu, công cụ và phương tiện nghiên cứu đề tài nên em không thể tránh
khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự nhận xét đánh giá và đóng góp của
các thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Kính chúc quý thầy cô và các bạn sức khỏe, thành công và hạnh phúc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2010
Sinh viên
Vũ Thị Ngọc

Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Ngọc K32A Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình


LỜI CAM ĐOAN
Để đảm bảo tính trung thực của đề tài, tôi xin cam đoan như sau:
1. Đề tài của tôi không hề sao chép từ bất kỳ đề tài nào có sẵn.
2. Đề tài của tôi không trùng với bất kỳ đề tài nào khác.
3. Kết quả thu được trong đề tài là do nghiên cứu thực tiễn đảm bảo tính
chính xác và trung thực, chưa hề được công bố trong bất cứ công trình
khoa học, trong các tạo chí chuyên ngành và các hội thảo khoa học, sách
chuyên khảo,…nào khác.
Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2010
Sinh viên

Vũ Thị Ngọc

Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Ngọc K32A Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ.............................................................. 1

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 2
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 2
2. Mục đích của đề tài..................................................................................... 3
3. Điểm mới của đề tài.................................................................................... 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..................................................... 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 4
CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 7
2.1. Địa điểm nghiên cứu................................................................................ 7
2.2. Thời gian nghiên cứu............................................................................... 7
2.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 7
CHƯƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÀ CÁC QUI TRÌNH SẢN
XUẤT GIẤY TẠI XÃ PHONG KHÊ, THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC
NINH. ................................................................................................................ 8
3.1. Sơ lược về tình hình khu vực xã Phong Khê, thành phố Bắc Ninh, tỉnh
Bắc Ninh. ....................................................................................................... 8
3.1.1. Vị trí địa lí ........................................................................................ 8
3.1.2. Khí hậu ............................................................................................. 8
3.1.3. Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội ................................................ 10
3.2. Các quy trình sản xuất giấy tại Phong Khê ............................................ 12
3.2.1. Quy trình sản xuất giấy dó.............................................................. 12
3.2.2. Quy trình sản xuất bìa các tông ...................................................... 14

Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Ngọc K32A Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

3.2.3


GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

Quy trình sản xuất giấy vệ sinh, giấy ăn, giấy vàng mã................ 15

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................... 17
4.1. Đánh giá tác động đến môi trường không khí từ quá trình sản xuất giấy
tại làng giấy Phong Khê................................................................................ 17
4.1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................... 17
4.1.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí do quá trình sản xuất giấy tại xã
Phong Khê................................................................................................ 19
4.2. Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường không khí đến sức khỏe
người dân, chất lượng môi trường và năng suất cây trồng ở khu vực xã Phong
Khê, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh...................................................... 22
4.2.1. Ảnh hưởng tới sức khỏe người dân trong xã Phong Khê, thành phố
Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. .......................................................................... 22
4.2.2. Ảnh hưởng tới chất lượng môi trường............................................. 26
4.2.3 Ảnh hưởng tới năng suất cây trồng .................................................. 27
4.3. Hệ thống các giải pháp nhằm giảm thiểu ÔNMTKK do quá trình sản xuất
giấy ở xã Phong Khê, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. .......................... 28
4.3.1. Nguyên lí nghiên cứu ô nhiễm......................................................... 28
4.3.2. Các giải pháp nhằm giảm thiểu ÔNMTKK do quá trình sản xuất giấy
ở xã Phong Khê, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. .............................. 28
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 32
1. Kết luận.................................................................................................... 32
2. Kiến nghị.................................................................................................. 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 33
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ .................................................. 35
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN KHÓA LUẬN .......................................... 35
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 36


Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Ngọc K32A Sinh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BVMT

Bảo vệ môi trường

CCN

Cụm công nghiệp

CSSX

Cơ sở sản xuất

HĐND – UBND

Hội đồng nhân dân - ủy ban nhân dân

ÔNKK

Ô nhiễm không khí


ÔNMT

Ô nhiễm môi trường

ÔNMTKK

Ô nhiễm môi trường không khí

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TN - MT

Tài nguyên - môi trường

TP

Thành phố

Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Ngọc K32A Sinh



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Bảng 1: Các thông số vi khí hậu
Bảng 2: Hàm lượng trung bình của không khí
Bảng 3: Tốc độ gió trung bình
Bảng 4: Ước tính hệ số ô nhiễm với các xe trọng tải 13-17 tấn
Bảng 5: Tác dụng bệnh lí của một số chất khí độc hại đối với sức khỏe con
người.
Bảng 6: So sánh tỷ lệ mắc bệnh giữa người trực tiếp sản xuất và người không
trực tiếp sản xuất ở làng giấy Phong Khê (2005)
Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất giấy dó kèm theo dòng thải
Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất bìa cactông kèm theo dòng thải
Sơ đồ 3: Quy trình sản xuất giấy vệ sinh, giấy ăn, giấy vàng mã kèm theo dòng
thải
Sơ đồ 4: Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
Sơ đồ 5: Phân bố chuẩn Gauss

Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Ngọc K32A Sinh

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Các Mác đã từng khẳng định một cách đúng đắn rằng: “Một xã hội chỉ có
thể phát triển cao với một nền công nghiệp”. Với lý tưởng cao đẹp là xây dựng
Việt Nam thành một nước xã hội chủ nghĩa giàu mạnh và văn minh của toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng
cộng sản Việt Nam đã đề ra: “Từ nay đến năm 2020 chúng ta phải phấn đấu đưa
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại”.
Mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa là xây dựng nước ta thành một
nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý,
quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,
đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao, quốc phòng an ninh vững chắc,
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, xây dựng thành công xã hội
chủ nghĩa. Do đó công nghiệp hóa đang trở thành xu thế phát triển tất yếu của
nước ta.
Bắc Ninh - một tỉnh miền Bắc có tốc độ phát triển kinh tế khá mạnh, có
nhiều làng nghề truyền thống, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng
nghìn người dân lúc nông nhàn, hay cho người dân chuyển dần từ vùng nông
thôn sang khu công nghiệp hoặc đô thị [5].
Các làng nghề này, bên cạnh các mặt tích cực trên, đã gây nhiều bức xúc
cho môi trường tự nhiên và con người không chỉ vùng làng nghề mà còn ở các
khu vực lân cận.
Làng giấy Phong Khê cùng vậy, việc sản xuất giấy là một loại hình thuộc
công nghiệp hóa chất, các chất thải từ sản xuất giấy chưa được xử lý đang gây ra
những tác động xấu tới môi trường tự nhiên (đất, nước, không khí), môi trường
lao động và cảnh quan. Hiện việc xử lý ÔNMT đã vượt quá khả năng của các
CSSX giấy nhỏ lẻ.

Khóa luận tốt nghiệp


Vũ Thị Ngọc K32A Sinh

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

Vì các lý do đó, làng nghề giấy Phong Khê đang đứng trước nguy cơ bị
các cơ quan chức năng đóng cửa, tức dẫn đến nguy cơ không còn tồn tại. Điều
đó ảnh hưởng tới việc sống còn của địa phương này. Vì vậy tôi đã tiến hành thực
hiện nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác động tới môi trường không khí do quá
trình sản xuất giấy tại làng nghề Phong Khê (Xã Phong Khê, thành phố Bắc
Ninh, tỉnh Bắc Ninh)” để mở ra những hướng giải pháp mới cho làng nghề.
2. Mục đích của đề tài
Đề tài tôi nghiên cứu nhằm các mục tiêu sau:
- Đánh giá ảnh hưởng từ quy trình sản xuất giấy bằng nguyên liệu tái chế
đến môi trường tự nhiên, đặc biệt là môi trường không khí và con người tại khu
vực.
- Đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu tối đa nguồn gây ô nhiễm
môi trường không khí nhưng vẫn đảm bảo duy trì sản xuất của các cơ sở.
- Từ những kết luận, bài học rút ra từ vùng nghiên cứu có thể tạo ra những
hướng đi thích hợp cho việc bảo tồn và phát triển sản xuất ở các làng nghề tương
tự.
3. Điểm mới của đề tài
Phân tích quy trình sản xuất, đánh giá tác động môi trường, đưa ra các
giải pháp để duy trì sản xuất đồng thời giảm thiểu ÔNMT không khí tại làng
nghề.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đề tài là giải pháp nhằm góp phần bảo tồn, phát triển bền vững làng
nghề giấy Phong Khê và nâng cao kinh tế cho địa phương.
- Các giải pháp mà đề tài đưa ra có thể áp dụng để bảo tồn và phát triển
bền vững cho các làng nghề tương tự.

Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Ngọc K32A Sinh

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các nghiên cứu về ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ở Việt Nam
Đất nước ta đang trên đà phát triển tiến đến mục tiêu năm 2020 cơ bản trở
thành nước công nghiệp. Cùng với quá trình phát triển kinh tế, đến nay số làng
nghề và làng nghề truyền thống ở nước ta đã lên đáng kể. Cùng với quá trình
phát triển kinh tế, đến nay số làng nghề và làng nghề truyền thống ở nước ta đã
lên đến trên 2.000 làng nghề. Trong đó vùng đồng bằng sông Hồng có 855 làng
nghề, Đông Bắc có 164 làng nghề, Tây Bắc có 247 làng nghề, Bắc Trung bộ có
314 làng nghề, Nam Trung bộ có 87 làng nghề, Đông Nam bộ có 101 làng nghề,
đồng bằng Sông Cửu Long có 211 làng nghề. Trong số đó, tất cả có khoảng 300
làng nghề truyền thống [5].
Bên cạnh những mặt tích cực về kinh tế của các làng nghề mang lại, thì
hoạt động sản xuất tại các làng nghề đang gây ảnh hưởng xấu tới môi trường,

sức khoẻ cộng đồng và xuất hiện những xung đột môi trường nông thôn. Đánh
giá thực trạng ÔNMT tại các làng nghề và đưa ra giải pháp khắc phục đang là
vấn đề rất cần thiết để duy trì và phát triển bền vững các làng nghề.
Nguyễn Quang Trung, Hoàng Thu Thủy (2004) đã chỉ ra một số đặc trưng
về phát triển làng nghề nông thôn Việt Nam, nguyên nhân gây ô nhiễm tại các
làng nghề. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước chủ yếu là quá trình xử lý công
nghiệp như: chế biến lương thực thực phẩm, mây tre, dệt, in, tẩy giấy và
nhuộm… Thường nước thải ra bị nhiễm màu nặng và gây ra hiện tượng đổi
màu đối với dòng sông nhận nước thải. Ô nhiễm không khí gây bụi, ồn và nóng
do sử dụng than và củi trong sản xuất vật liệu xây dựng và sản xuất gốm sứ. Ô
nhiễm chất thải rắn do tái chế nguyên liệu: giấy, nhựa, kim loại… các loại rác
thải thông thường: nhựa, túi nilon, giấy, hộp, vỏ lon, kim loại và các loại rác thải
khác thường được xả ra bất kỳ dòng nước hoặc khu đất trống nào. Tác giả cũng
đã phân tích ảnh hưởng của chất thải làng nghề tới môi trường nước, đất, không

Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Ngọc K32A Sinh

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

khí và sức khỏe cộng đồng [12].
GS.TS. Đặng Kim Chi (2003) nghiên cứu về các làng nghề Việt Nam
cũng đã cảnh báo "100% mẫu nước thải ở các làng nghề được khảo sát có thông
số vượt TCCP. Môi trường không khí bị ô nhiễm có tính cục bộ tại nơi trực tiếp

sản xuất, nhất là ô nhiễm bụi vượt TCCP và ô nhiễm do sử dụng nhiên liệu than,
củi. Tỷ lệ người dân làng nghề mắc bệnh cao hơn các làng thuần nông, thường
gặp ở các bệnh về đường hô hấp, đau mắt, bệnh đường ruột, bệnh ngoài da.
Nhiều dòng sông chảy qua các làng nghề hiện nay đang bị ô nhiễm nặng; nhiều
ruộng lúa, cây trồng bị giảm năng suất do ô nhiễm không khí từ làng nghề" [5].
Khi nghiên cứu về làng nghề Dương Liễu (Hà Nội) sản xuất tinh bột sắn,
Lê Thị Việt Hà và cộng sự (2004) đã đánh giá làng nghề bị ô nhiễm nặng với
thông số BOD5, COD, TSS của nước thải vượt TCCP hàng chục lần [11].
Làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc cũng đang nằm trong tình trạng ô nhiễm
nặng do nước thải dệt nhuộm gây nên [15]. Làng nghề bún Thôn Đoài (Bắc
Ninh) hàm lượng COD (nhu cầu ô xy hoá học) cao gấp 3,2 đến 8,93 lần so với
tiêu chuẩn cho phép, làng nghề tái chế chì Đông Mai (Hưng Yên), nồng độ chì
vượt quá 2.600 lần TCCP.
Ngoài các làng nghề kể trên, còn rất nhiều làng nghề Việt Nam đang lên
tiếng kêu cứu bởi ô nhiễm chất thải. Làng nghề tái chế giấy Phong Khê cũng
không thoát khỏi tình trạng ô nhiễm. Các chất thải đặc biệt là nước thải giấy
gây ô nhiễm môi trường nước tại đây.
1.2. Các nghiên cứu về ô nhiễm môi trường tại làng nghề giấy Phong Khê,
thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Làng nghề giấy Phong Khê (trước đây thuộc huyện Yên Phong nay thuộc
thành phố Bắc Ninh) có truyền thống xeo giấy từ lâu đời nhưng mới phát triển
sản xuất giấy từ nguyên liệu tái chế cách đây không lâu. Đi liền với nó là sự

Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Ngọc K32A Sinh

5



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

ÔNMT. Đã có nhiều cá nhân và tổ chức nghiên cứu ô nhiễm môi trường tại khu
vực:
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Đại học Bách khoa Hà Nội
(1998), đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại ba làng nghề thủ công
(làng nghề giấy Phong Khê, sắt Đa Hội, nhựa Minh Khai). Đề tài chỉ rõ nồng độ
một số chất khí độc có trong môi trường không khí khu vực sản xuất cao hơn
khu vực dân tại xã Phong Khê do quy trình sản xuất ở đây quá lạc hậu [14].
Các báo cáo hiện trạng môi trường của Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh
Bắc Ninh qua các năm chỉ rõ nước của sông Ngũ Huyện Khê đang bị ô nhiễm
nặng, tình trạng ô nhiễm này tăng qua các năm do chất thải chưa xử lý của các
làng nghề đổ thẳng ra sông [1].
Tạ Thúy Vân (2006) nghiên cứu về quá trình đô thị hóa và một số vấn đề
nảy sinh tại xã Phong Khê. Tác giả phân tích tác động tích cực và tiêu cực từ
quá trình đô thị hóa đối với đời sống và kinh tế địa phương. Đồng thời tác giả
cũng chỉ ra vấn đề ÔNMT đang là thách thức đối với sự phát triển bền vững của
làng nghề [13].
Như vậy, các công trình nghiên cứu về môi trường ở Phong Khê cho thấy
môi trường làng nghề đang bị ô nhiễm. Tuy nhiên, một số nghiên cứu ô nhiễm
môi trường nước chỉ dừng ở mức báo cáo, chưa đánh giá sâu thiệt hại về sản
xuất nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng và giải pháp cụ thể.

Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Ngọc K32A Sinh

6



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại làng giấy Phong Khê, TP Bắc Ninh,
tỉnh Bắc Ninh.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 8 năm 2008 đến tháng 4 năm 2010.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
* Điều tra, khảo sát thực địa:
Một tháng đi 2 ngày tại địa điểm nghiên cứu để điều tra về:
- Điều tra các số liệu về số lượng CSSX, số người tham gia sản xuất, tìm
hiểu về các quy trình sản xuất các loại giấy thông qua tư liệu của chính quyền
địa phương và qua thực tế hiện trường.
- Điều tra năng suất lúa, tình hình canh tác và tình hình sử dụng đất của
địa phương trong mấy năm gần đây.
- Điều tra tình hình sức khoẻ người dân và công nhân lao động trong các
xưởng sản xuất. Các dữ liệu ghi theo nhật ký quan sát.
- Phỏng vấn, phát phiếu điều tra nhân dân địa phương và công nhân sản
xuất.
* Phương pháp phân tích đánh giá tổng hợp:
Dựa trên các số liệu thu thập từ thực tế, đánh giá và dự báo những vấn đề
liên quan. Các số liệu thu thập được xử lý, so sánh với nhau và với các tiêu
chuẩn môi trường, từ đó đưa ra những kết luận hợp lý về các vấn đề môi trường
của làng nghề, đồng thời đưa ra các biện pháp giải quyết phù hợp.

* Xử lý số liệu:
Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê thông thường và được thực hiện
trên phần mềm Microsoft office Exel 2003.

Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Ngọc K32A Sinh

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

CHƯƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÀ CÁC QUI
TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY TẠI XÃ PHONG KHÊ, THÀNH PHỐ
BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH.
3.1. Sơ lược về tình hình khu vực xã Phong Khê, thành phố Bắc Ninh, tỉnh
Bắc Ninh.
3.1.1. Vị trí địa lí
Xã Phong Khê thuộc TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh có toạ độ địa lý 2107’3’’
vĩ độ Kinh Bắc và 105055’30’’ Kinh Đông cách trung tâm TP Bắc Ninh 3km về
phía Tây Nam, gần quốc lộ 1 Hà Nội - Lạng Sơn, cách Hà Nội khoảng 26 km về
hướng Đông Bắc, thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu cho sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận như Bắc Giang, Hải
Dương, Hưng Yên…
3.1.2. Khí hậu
Nằm trong vùng Đồng Bằng Sông Hồng, xã Phong Khê có khí hậu điển
hình của khí hậu miền Bắc Việt Nam, là khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm,

mưa nhiều. Trong đó mùa đông lạnh, đầu mùa đông lạnh khô, cuối mùa đông
lạnh ẩm do mưa phùn. Mưa nhiều về mùa hè, lạnh khô về mùa đông. Ngoài ra
có một số hiện tượng đặc biệt: Khô nóng, bão, sương mù, sương muối…
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình hàng năm của xã có nền nhiệt khá cao,
thuộc chế độ nhiệt nóng. Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 22,7-23,8 0C, biên độ
giao động giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 140C. Phân hóa hai mùa rõ
rệt:
+ Mùa nóng ẩm dài 6 tháng (từ tháng V đến hết tháng X): Nhiệt độ trung
bình khoảng 270C, có khi hơn 290C.
+ Mùa lạnh khô kéo dài 6 tháng (từ tháng XI đến hết tháng IV năm sau):
Nhiệt độ có khi hạ xuống dưới 160C, nhiệt độ trung bình vào khoảng 18-190C.
- Chế độ gió: Có hai hướng gió chính trong hai mùa rõ rệt:

Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Ngọc K32A Sinh

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

+ Trong mùa hè (từ tháng IV đến tháng IX) hướng gió chủ đạo là Đông
Nam.
+ Trong mùa đông (kéo dài từ tháng X đến tháng III năm sau) hướng gió
chủ đạo là Đông Bắc, gió thường kéo theo không khí lạnh và sương muối gây
ảnh hưởng tới sản xuất vụ Đông Xuân.
Tốc độ gió trung bình hàng năm giao động 1,7-2 m/s. Tốc độ trung bình của

hướng gió thịnh hành là tương đối lớn, đạt 2-3 m/s.
- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1200-1900 mm vào các
tháng VI, VII, VIII. Lượng mưa thấp nhất là: 2,0 mm rơi vào thàng XI, XII.
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình hàng năm khoảng 80%, độ ẩm không
khí cao nhất 89% (tháng IV) và thấp nhất là 20%.
- Bức xạ nhiệt: Số giờ nắng trung bình hàng năm là 1500 giờ/năm thuộc loại
tương đối cao, thích hợp để canh tác ba vụ trong năm.
Cụ thể được thể hiện trong bảng sau:

Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Ngọc K32A Sinh

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

Bảng 1. Các thông số vi khí hậu
Vị trí

Cánh đồng
Kênh nước thải
Chợ
Chùa
Đường làng
Cơ sở của ông
Chính (CCN I)

Cơ sở của ông
Chính - Bảo
Cơ sở của ông
Thăng (CCN II)

Khu dân cư
Hàm ẩm (%)
Nhiệt độ (oC)
Ngày
Đêm
Ngày
Đêm
66
87
32
22
68
87
33
22
65
85
34
25
68
85
30
26
65
85

35
26
Khu vực sản xuất
75
75
40
38

Tốc độ gió (m/s)
Ngày
Đêm
1
0,1 - 0,5
-

-

75

75

37

37

-

-

70


70

38

38

-

-

(nguồn: Trung tâm quan trắc và TN - MT Bắc Ninh)
Nhìn chung, khí hậu của xã Phong Khê tương đối thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp đa dạng.
3.1.3. Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội
Nguồn lao động địa phương dồi dào, toàn xã có 8586 người, khoảng hơn
3000 người ở lứa tuổi lao động (theo thống kê năm 2005).
Tỉnh có chính sách đầu tư mở rộng mặt bằng hai CCN I và II cho các
doanh nghiệp tập trung sản xuất và mở rộng quy mô. Bên cạnh đó, tỉnh Bắc
Ninh còn có chính sách hỗ trợ vốn giúp các doanh nghiệp chuyển đổi dây
chuyền sản xuất hiện đại hơn, từ đó phát triển nền kinh tế bền vững.
Xung quanh Phong Khê có nhiều làng nghề truyền thống có từ lâu đời
như gốm Phù Lãng - Quế Võ, đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ - Từ Sơn, tranh Đông Hồ
- Thuận Thành… Nhiều di tích lịch sử văn hóa như Đền Đô - Từ Sơn, chùa Phật

Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Ngọc K32A Sinh 10



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

Tích - Tiên Du, đền Bà Chúa Kho… Từ đó có thể gắn hoạt động du lịch văn hóa
- làng nghề giúp Phong Khê bảo tồn và phát triển nghề giấy dó truyền thống.
Sản phẩm tạo ra có giá cả phải chăng, phù hợp với thu nhập của người
dân.
Bên cạnh những thuận lợi để phát triển làng nghề thì Phong Khê còn
nhiều khó khăn cần giải quyết:
Về quy hoạch: Chưa đáp ứng đủ diện tích cho mở rộng quy mô phát triển
sản xuất của các doanh nghiệp.
Về cơ sở hạ tầng: Chưa đáp ứng được yêu cầu với tốc độ phát triển kinh
tế hiện nay. Hệ thống đường giao thông vẫn chủ yếu là đường dải đá còn nhiều
chỗ lồi lõm gây khó khăn cho việc đi lại của xe cộ.
Về quy trình sản xuất: Hầu hết các quy trình sản xuất ở Phong Khê đã lạc
hậu và lỗi thời do mua hàng thanh lý của các công ty về tu sửa và kiến tạo nên
chất lượng sản phẩm không cao.
Về môi trường: Quá trình sản xuất giấy gây ô nhiễm môi trường lớn. Chưa
xử lý được các chất thải như xỉ than, băng dính và khói bụi thải vào môi trường
gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân.
Sản phẩm đầu ra chưa được quảng bá rộng rãi, chưa tạo được thương hiệu
riêng cho mình trên thị trường, chủ yếu là do các chủ doanh nghiệp tự tìm lấy.
Chất lượng sản phẩm còn thấp, chủ yếu phục vụ cho những người lao động
nghèo có mức thu nhập thấp.
Doanh nghiệp thiếu vốn, thiếu cơ sở vật chất cho đầu tư mở rộng quy mô
sản xuất và thay đổi công nghệ.

Khóa luận tốt nghiệp


Vũ Thị Ngọc K32A Sinh 11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

3.2. Các quy trình sản xuất giấy tại Phong Khê
3.2.1. Quy trình sản xuất giấy dó

Than, củi

Vỏ dó
Nấu vỏ

Nước vôi đặc
Ngâm kiềm
Chiết xuất
từ thực vật

Rửa nước
vôi
Nghiền nhỏ

Nhựa cây mò
Bể tráng

Khói lò (bụi, SOx, CO, CO 2,
NOx), to
Nước thải

Nước thải
Nước thải
Tiếng ồn
Nước thải

Tráng tờ
Ép nước

Nước thải

Bóc tờ
Phơi
Sản phẩm
Sơ đồ 1. Quy trình sản xuất giấy dó kèm theo dòng thải
Vỏ dó lấy từ thân cây dó ( R. balansae) được ngâm nước sau đó được cho
vào nấu. Sau khi nấu, vỏ được ngâm tiếp với nước vôi đặc. Rửa sạch nước vôi,
vỏ dó được đem nghiền thành bột rồi đưa vào bể tráng giấy. Sau khi tráng, giấy
được ép hết nước và tách thành từng tờ và đem phơi tự nhiên. Các công đoạn

Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Ngọc K32A Sinh 12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

sản xuất giấy dó hoàn toàn thủ công từ giã bột dó đến phơi sản phẩm, nhưng
ngày nay người ta thay việc giã thủ công bằng máy nghiền chạy điện. Giá thành

của giấy dó cao do nhiều công đoạn sản xuất thủ công [2].
Hiện nay để hạ giá thành giấy dó người ta đã pha bột giấy dó với bột xi
măng thường là tỷ lệ 7:3. Mặt khác, khi sản phẩm được yêu cầu về độ trắng thì
người ta đã dùng nước Javen để tẩy. Nước Javen được cho vào các bể tráng
trước khi xeo giấy. Trước kia quy trình sản xuất ít gây ảnh hưởng tới môi trường
sống, nhưng hiện nay do việc tẩy trắng giấy đã sử dụng nước Javen làm phát
sinh khí Cl2 rất độc hại cho con người.

Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Ngọc K32A Sinh 13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

3.2.2. Quy trình sản xuất bìa các tông
Giấy loại,
giấy bìa

Than, củi

Phèn
Lò hơi

Nước
Nhựa

Khói lò

(CO,
CO2,
NO x,
SOx,
bụi), tro

Hơi nước

Ngâm nước
Nghiền
Đánh tơi

Xeo

Cuộn

Nước thải

tiếng ồn
tiếng ồn
Bụi,
tiếng
ồn,
nhiệt
độ,
nước
thải
Bụi,
tiếng
ồn,

nhiệt
độ.

Sản phẩm
Sơ đồ 2. Quy trình sản xuất bìa các tông kèm theo dòng thải
Giấy loại, bìa loại được ngâm trong nước cho mủn ra sau đó được nghiền
nhỏ. Bột giấy được hoà loãng và đánh tơi rồi chuyển sang bể xeo. Bột giấy được
xeo thành bìa, bìa giấy sấy khô bằng nhiệt của hơi nóng sau đó được cuộn thành
các lô. Hơi nước nóng được lấy từ lò hơi chạy bằng than đá. Ở đây, nếu bìa cần
độ trắng thì dùng nước Javen để tẩy trắng. Các công đoạn nghiền đánh tơi, xeo,
cuộn đã sử dụng máy móc thay thế cho lao động thủ công. Nhưng hiện nay, các

Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Ngọc K32A Sinh 14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

xí nghiệp nhỏ thường bỏ qua giai đoạn ngâm nước, mà đem nghiền khô các loại
giấy loại, giấy bìa loại nên tạo ra lượng bụi rất lớn.
3.2.3 Quy trình sản xuất giấy vệ sinh, giấy ăn, giấy vàng mã
Giấy loại
Hơi
kiềm
Nước
thải
Nước

thải, khí
Cl2

Ngâm kiềm

Ngâm tấy

NaOH
Nước Javen, chất
tẩy quang học
Phèn

Tiếng ồn

Nước

Than

Nghiền
Nhựa thông
Lò hơi

Tiếng ồn
Bụi,
tiếng
ồn, to
Nước
thải
Bụi,
tiếng ồn

Bụi

Đánh tơi

Xeo

Hơi nước

Khí thải
(NOx,
CO,
CO 2,
SO2,
bụi),
tiếng
ồn, to

Tro, xỉ

Cuộn
Cắt
Bao gói
Sản phẩm

Sơ đồ 3. Quy trình sản xuất giấy vệ sinh, giấy ăn, giấy vàng mã kèm theo dòng
thải

Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Ngọc K32A Sinh 15



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

Giấy in, phế liệu các loại được ngâm kiềm, sau đó được ngâm tẩm bằng
nước Javen. Sau khi ngâm tẩy, giấy được nghiền nhỏ, bột giấy được hòa loãng
và đánh tơi vào bể xeo. Giấy sau khi xeo được làm khô bằng hơi nước. Giấy
thành phẩm được cuộn thành lô và cắt tới kích thước phù hợp rồi bao gói tạo
thành sản phẩm. Đối với các sản phẩm giấy có màu thì không cần tẩy trắng mà
cho thêm chất màu trong quá trình nghiền bột. Các chất màu thường có nguồn
gốc từ Trung Quốc nhập với giá rẻ, hiệu quả sử dụng không cao, lượng thải gây
ÔNMT lớn.
Các công đoạn nghiền, đánh tơi, xeo đã sử dụng máy móc thay thế cho lao
động thủ công. Ngoài khí thải lò hơi còn có khí Cl2, hơi kiềm sinh ra trong quá
trình ngâm và tẩy trắng. Công nghệ sử dụng để tái chế giấy tại Phong Khê là
công nghệ kiềm lạnh. Đây là loại hình công nghệ đơn giản, dễ thực hiện nhưng
thường áp dụng ở quy mô nhỏ và với loại sản phẩm không yêu cầu chất lượng
cao, rất phù hợp với trình độ kỹ thuật của người dân ở nông thôn.
Trang thiết bị sử dụng ở các làng nghề hầu hết thuộc loại cũ (đã qua thanh
lý của các cơ sở sản xuất công nghiệp), tự tạo và mang tính chắp vá không đồng
bộ. Bên cạnh đó, quá trình vận hành sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên
hiệu quả không cao, tiêu tốn nhiều năng lượng và nguyên liệu. Ngoài ra vấn đề
vệ sinh công nghiệp không được chú ý, nơi sản xuất và sinh hoạt không được
cách ly. Chính vì những lý do đó đã dẫn đến môi trường tại làng nghề ngày càng
ô nhiễm, đặc biệt là môi trường không khí [1].

Khóa luận tốt nghiệp


Vũ Thị Ngọc K32A Sinh 16


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đánh giá tác động đến môi trường không khí từ quá trình sản xuất giấy
tại làng giấy Phong Khê.
4.1.1. Cơ sở lí luận
Trái đất của chúng ta là một hành tinh khá lớn trong hệ mặt trời. Trái đất
giống như một quả cầu đồng tâm gồm các quyển sau: Thủy quyển, thạch quyển,
khí quyển (3 quyển vô cơ), cùng với các hệ sinh thái chúng tạo thành sinh
quyển. Tầng khí quyển dày khoảng 2000 km, phủ phía trên bề mặt trái đất,
thường xuyên chịu ảnh hưởng của vũ trụ và mặt trời [8].
Tầng khí quyển được chia thành 5 vùng:
- Tầng đối lưu (Troposphere): Chứa 90% các phân tử không khí, trong đó: 78%
N 2, 21% O2, 0,03 % CO 2 và các khí khác như bảng sau:
Bảng 2. Hàm lượng trung bình của không khí
Chất khí

% thể tích

% khối lượng

N2

78,08


75,51

O2

20,91

23,15

Ar

0,93

1,28

CO2

0,035

0,005

Ne

0,0018

0,00012

He

0,0005


0,000007

CH4

0,00017

0,000009

Kr

0,00014

0,000029

N2O

0,00005

0,000008

H2

0,00005

0,0000035

O3

0,00006


0,000008

Xe

0,000009

0,00000036

Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Ngọc K32A Sinh 17


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

- Tầng bình lưu (Stratosphere): Nằm tiếp theo tầng đối lưu, phần thấp nhất của
tầng này là lớp Ozon (O3) hấp thụ các bức xạ tia tử ngoại có hại của ánh sáng
mặt trời bảo vệ sự sống.
- Tầng trung quyển (Mesosphere): Nằm ở bên trong tầng bình lưu cho đến độ
cao 80 km. Nhiệt độ tầng này giảm dần theo độ cao, từ -20C ở phía dưới giảm
xuống -920C ở phía trên.
- Tầng nhiệt quyển (Thermosphere): Có độ cao từ 80 km đến 500 km ở đây
nhiệt độ không khí có xu hướng tăng dần theo độ cao, từ -920C đến +12000C.
Tuy nhiên nhiệt độ không khí cũng thay đổi theo thời gian trong ngày, ban ngày
thường rất cao và ban đêm thường thấp.
- Tầng ngoại quyển (Exosphere): Bắt đầu từ độ cao 500 km trở lên. Do tác động
của tia tử ngoại, các phân tử không khí loãng trong tầng này bị phân hủy thành
các ion dẫn điện, các điện tử tự do. Thành phần khí quyển trong tầng có chứa

nhiều các ion nhẹ như He2+, H +, O2-.
Môi trường không khí nằm ở tầng đối lưu của khí quyển bị coi là ô nhiễm
khi các thành phần bị biến đổi khác trạng thái bình thường. Chất gây ô nhiễm là
chất có trong thành phần khí quyển ở nồng độ cao hơn nồng độ bình thường của
nó trong không khí hoặc chất đó thường không có trong không khí.
Sự ÔNKK là kết quả của việc thải ra các chất khí, hơi, giọt và các luợng
khí khác có nồng độ vượt quá thành phần bình thường trong không khí gây nên
tác động có hại hoặc gây sự khó chịu (do mùi, bụi…).
ÔNMTKK là sự thay đổi lớn trong các thành phần của không khí hoặc có
sự xuất hiện các khí lạ làm cho không khí không sạch, bụi, có sự tỏa mùi, làm
giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật.

Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Ngọc K32A Sinh 18


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Nguyễn Bình

4.1.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí do quá trình sản xuất giấy tại xã
Phong Khê.
Hoạt động vận chuyển và sản xuất giấy tái chế đã tạo ra các chất gây ô nhiễm
không khí theo sơ đồ sau:

Giấy phế liệu

Quá trình vận
chuyển


Thị trường
Ô nhiễm
không khí
(bụi, CO, CO2,
SO x, NOx, Cl2,
hơi kiềm,…)

Quá trình vận
chuyển

Quá trình sản xuất

Sơ đồ 4. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
Theo đó nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí là bụi và khí thải phát
sinh từ hoạt động sản xuất và vận chuyển.
* Bụi và khí thải phát sinh trong quá trình sản xuất:
Theo kết quả (bảng 1, phụ lục) hàm lượng bụi trong không khí tại các
CSSX hầu hết vượt TCVN từ 1,2-3,9 lần, có nơi nồng độ bụi khá cao là 1,16
mg/m3. Lượng bụi này có thành phần chủ yếu là bụi xenlulo khi bám vào da
người gây kích ứng viêm da, vào phổi gây nên nhục hoá phổi, ung thư phổi.
Các CSSX giấy ăn và giấy vàng mã sử dụng nước Javen để tẩy trắng bột
giấy từ 10-12 lít Javen/1 tấn giấy. Bể ngâm có thể tích lớn nhưng không có nắp
đậy nên khí Cl2 phát tán vào không khí gây ô nhiễm khí Cl2.

Khóa luận tốt nghiệp

Vũ Thị Ngọc K32A Sinh 19



×