Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

đánh giá tác động tới môi trường dự án sản xuất kinh doanh hải sản tại Côn Đảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.59 KB, 37 trang )

ĐTM Dự án sản xuất kinh doanh hải sản tại Côn Đảo
TP. Hồ Chí Minh - tháng 8 năm 1996.

MỤC LỤC
Chương một
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.
1.5.

Lời nói đầu
Nội dung của báo cáo
Cơ sở để lập báo cáo
Phương pháp xây dựng báo cáo
Tổ chức thực hiện
Chương hai
GIỚI THIỆU SƠ LƯC PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT

2.1.
2.2.
2.3.
2.4.

Tên dự án
Cơ quan lập phương án
Nội dung của dự án
Các mục tiêu kinh tế - xã hội
Chương ba
ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ-XÃ HỘI



3.1.
3.2.

3.3.

3.4

Vị trí dự án
Điều kiện tự nhiên
3.2.1. Đặc điểm khí hậu
3.2.2. Địa hình và địa mạo
3.2.3. Địa chất thổ nhưỡng
3.2.4. Đặc điểm nguồn nước
3.2.5. Tài nguyên sinh học
Hiện trạng môi trường
3.3.1. Chất lượng nguồn nước
3.3.2. Chất lượng không khí
Điều kiện kinh tế - xã hộii
3.4.1. Dân số
3.4.2. Hiện trạng kinh tế
2.4.3. Văn hóa, giáo dục và y tế

Chương bốn
1
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info – KyNguyenXanh.Com
Tài liệu chỉ mang tính chất tham khaûo


ĐTM Dự án sản xuất kinh doanh hải sản tại Côn Đảo

TP. Hồ Chí Minh - tháng 8 năm 1996.

TÁC ĐỘNG CỦA CƠ SỞ CHẾ BIẾN HẢI SẢN
TỚI MÔI TRƯỜNG
4.1.
4.2.

4.3.

Tác động của quá trình xây dựng tới môi trường
Tác động trong giai đoạn sản xuất kinh doanh
4.2.1. Tác động tới môi trường không khí
4.2.2. Tác động tới môi trường nước
4.2.3. Tác động của các chất thải rắn
Tác động của dự án tới kinh tế - xã hội
Chương năm
CÁC PHƯƠNG ÁN KHỐNG CHẾ Ô NHIỄM VÀ
HẠN CHẾ CÁC TÁC ĐỘNG CÓ HẠI

5.1.

5.2.

5.3.

5.4.

5.5.
5.6.


Phương án khống chế ô nhiễm không khí
5.1.1. Khống chế ô nhiễm trong quá trình xây dựng nhà xưởng
5.1.2. Khống chế ô nhiễm trong quá trình sản xuất
Phương án khống chế ô nhiễm nguồn nước
5.2.1. Nước thải sinh hoạt
5.2.2. Nước thải sản xuất
Phương án khống chế ô nhiễm do chất thải rắn
5.3.1. Giai đoạn xây dựng
5.3.2. Giai đoạn sản xuất
Vệ sinh an toàn lao động và phòng chống sự cố
5.4.1. Vệ sinh và an toàn lao động
5.4.2. Phòng chống các sự cố ô nhiễm
Phương án xử lý nước cấp
Chương trình giám sát ô nhiễm
5.6.1. Giám sát chất lượng không khí
5.6.2. Giám sát chất lượng nước
5.6.3. Kinh phí khống chế ô nhiễm môi trường
KẾT LUẬN

2
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info – KyNguyenXanh.Com
Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo


ĐTM Dự án sản xuất kinh doanh hải sản tại Côn Đảo
TP. Hồ Chí Minh - tháng 8 năm 1996.

CHƯƠNG MỘT
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. LỜI NÓI ĐẦU

Công ty cổ phần Đông Phương (OREXCO) được thành lập vào tháng
12 năm 1990. Trong các năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh chính của
Công ty là chế biến hải sản xuất khẩu. Hưởng ứng chủ trương của Đảng và
Nhà nước về việc phát triển kinh tế tại các hải đảo, Công ty lập phương án
xây dựng một Chi nhánh chế biến hải sản xuất khẩu tại huyện Côn Đảo.
Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và dựa vào các các văn bản hướng
dẫn của Nhà nước, Công ty cổ phần Đông Phương xây dựng báo cáo đánh
giá tác động môi trường cho cơ sở chế biến hải sản xuất khẩu thuộc Chi
nhánh Công ty cổ phần Đông Phương sẽ được xây dựng tại huyện Côn Đảo.
Báo cáo này là cơ sở khoa học cho các cơ quan chức năng về bảo vệ
môi trường trong việc thẩm định, giám sát và quản lý các hoạt động sản xuất
chế biến hải sản của Chi nhánh Công ty cổ phần Đông Phương tại Côn Đảo.
Báo cáo cũng giúp cho Công ty cổ phần Đông Phương có những thông tin
cần thiết để chọn lựa các giải pháp tối ưu nhằm khống chế ô nhiễm và bảo
vệ môi trường trong khu vực.
1.2.

NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO
Báo cáo bao gồm các nội dung chính sau đây:

1. Giới thiệu phương án sản xuất và mô tả các hoạt động của cơ sở chế
biến hải sản thuộc Chi nhánh Công ty cổ phần Đông Phương có khả
năng tác động tới môi trường.
2. Nghiên cứu hiện trạng môi trường tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội
tại khu vực được chọn để xây dựng cơ sở chế biến hải sản.
3. Đánh giá và dự báo các tác động của cơ sở chế biến hải sản tới từng
yếu tố môi trường tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội trong khu vực.
4. Đề xuất các phương án khả thi bao gồm các biện pháp kỹ thuật khống
chế ô nhiễm do các chất thải và các biện pháp tổ chức thực hiện nhằm
giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường.

5. Đề xuất chương trình giám sát và quản lý môi trường đối với cơ sở.
3
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info – KyNguyenXanh.Com
Tài liệu chỉ mang tính chất tham khaûo


ĐTM Dự án sản xuất kinh doanh hải sản tại Côn Đảo
TP. Hồ Chí Minh - tháng 8 năm 1996.

1.3.

CƠ SỞ ĐỂ LẬP BÁO CÁO

Báo cáo đánh giá tác động môi trường được thiết lập trên cơ sở tuân
thủ các văn bản pháp lý sau đây:
1. Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam được Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam thông qua ngày 27/12/1993 và Chủ tịch nước ký sắc lệnh ban hành
ngày 10/1/1994, quy định tất cả các dự án sắp xây dựng và các cơ sở sản
xuất đang tồn tại phải tiến hành đánh giá tác động môi trường (điều 17,
18).
2. Bản hướng dẫn số 1485 MTg ngày 10/09/1993 của Bộ Khoa học Công
nghệ và Môi trường về đánh giá tác động môi trường.
3. Nghị định số 175/CP ngày 18/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ về
hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.
4. Điều lệ vệ sinh và giữ gìn sức khỏe do Bộ y tế ban hành năm 1992 qui
định các tiêu chuẩn vệ sinh về chất lượng nước, không khí và yêu cầu
các hoạt động kinh tế xã hội phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh.
Các tài liệu kỹ thuật được sử dụng trong báo cáo bao gồm:
1. Các tài liệu kỹ thuật của Tổ chức Y tế thế giới, Ngân hàng thế giới về
xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường.

2. Phương án sản xuất kinh doanh hải sản của Chi nhánh Công ty cổ phần
Đông Phương tại huyện Côn Đảo.
3. Kết quả khảo sát, đo đạc và phân tích môi trường tại khu vực Côn Đảo
4. Các tài liệu về đánh giá nhanh tải lượng ô nhiễm.
5. Các phương pháp công nghệ xử lý chất thải.
Báo cáo sử dụng Tiêu chuẩn Việt Nam mới nhất. Các tiêu chuẩn đó
là:
1. TCVN 5949-1995, Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng
và dân cư,
2. TCVN 5937-1995, Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh.
3. TCVN 5942-1995, Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng
độ các chất ô nhiễm trong nước mặt.
4. TCVN 5944-1995, Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng
độ các chất ô nhiễm trong nước ngầm.
4
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info – KyNguyenXanh.Com
Tài liệu chỉ mang tính chất tham khaûo


ĐTM Dự án sản xuất kinh doanh hải sản tại Côn Đảo
TP. Hồ Chí Minh - tháng 8 năm 1996.

5. TCVN 5943-1995, Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng
độ các chất ô nhiễm trong nước biển ven bờ.
1.4.

PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG BÁO CÁO
Các phương pháp sau đây được sử dụng trong báo cáo:

- Thống kê: Sử dụng phương pháp thống kê trong công tác thu thập và

xử lý các số liệu quan trắc về điều kiện tự nhiên, số liệu điều tra xã hội học
trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương.
- So sánh: Dựa vào kết quả khảo sát, đo đạc tại hiện trường, kết quả
phân tích trong phòng thí nghiệm và kết quả tính toán theo lý thuyết so sánh
với tiêu chuẩn Việt Nam nhằm xác định chất lượng môi trường tại khu vực
xây dựng cơ sở sản xuất.
- Đánh giá nhanh: Phương pháp đánh giá nhằm ước tính tải lượng các
chất ô nhiễm sinh ra trong quá trình hoạt động theo hệ số ô nhiễm do Tổ
chức Y tế thế giới thiết lập trên cơ sở bản chất công nghệ, công suất sản
xuất, khối lượng chất thải, qui luật quá trình chuyển hóa trong tự nhiên và số
liệu thống kê từ kinh nghiệm thực tế.
1.5.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Báo cáo đánh giá tác động môi trường ‘cơ sở sản xuất kinh doanh hải
sản “ của CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG PHƯƠNG tại huyện
Côn Đảo do Công Ty Cổ Phần Đông Phương thực hiện với sựï phối hợp của
Trung Tâm Bảo Vệ Môi Trường (EPC), Viện Kỹ Thuật Nhiệt Đới và Bảo
Vệ Môi Trường TP. Hồ Chí Minh (VITTEP).

5
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info – KyNguyenXanh.Com
Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo


ĐTM Dự án sản xuất kinh doanh hải sản tại Côn Đảo
TP. Hồ Chí Minh - tháng 8 năm 1996.

CHƯƠNG HAI

GIỚI THIỆU SƠ LƯC PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT

2.1.

TÊN DỰ ÁN
SẢN XUẤT KINH DOANH HẢI SẢN TẠI CÔN ĐẢO
của CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG PHƯƠNG

2.2.

CƠ QUAN LẬP PHƯƠNG ÁN
Công Ty Cổ Phần Đông Phương (OREXCO., Ltd)
Địa chỉ: Số 2 Bis, Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 8222529 - 8296671
Fax. 8223862
Giấy phép thành lập: số 428/QĐ-UB ngày 22/12/1990
Chức năng: Chế biến hải sản xuất khẩu và kinh doanh thương mại
Giấy phép đăng ký kinh doanh: số 059100 ngày 7/4/1994.

2.3.

NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN

Trong các năm gần đây Công ty cổ phần Đông Phương đã tích cực
phát triển các mặt hàng hải sản. Hàng chế biến của Công ty đã có giá trị
xuất khẩu cao do đạt được tiêu chuẩn qui cách và tiêu chuẩn chất lượng của
quốc tế. Đến nay, Công ty có khả năng mở rộng sản xuất bằng nguồn vốn tự
có do đó Công ty quyết định thành lập Chi nhánh và xây dựng một cơ sở chế
biến tại huyện Côn Đảo.
2.3.1. Trang thiết bị chính

- Lò sấy sử dụng gas
- Quạt sấy ½ HP
- Container lạnh 10 tấn
- Khung vỉ treo mực :

:
40 cái
:
80 cái
:
1 cái
1.000 cái

2.3.2. Sản phẩm
- Mặt hàng chính:

Mực khô lột da cao cấp
6

Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info – KyNguyenXanh.Com
Tài liệu chỉ mang tính chất tham khaûo


ĐTM Dự án sản xuất kinh doanh hải sản tại Côn Đảo
TP. Hồ Chí Minh - tháng 8 năm 1996.

- Mặt hàng phụ:

Mực khô còn da, mực khô lột tuột vè


2.3.3. Sản lượng
- Mực khô lột da cao cấp: 100 tấn/năm
- Mực khô còn da:
50 tấn/năm
- Mực khô lột tuột vè:
30 tấn/năm
2.3.4. Tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa
- Mực khô lột da cao cấp theo tiêu chuẩn qui cách và chất lượng của
Nhật Bản.
- Mực khô còn da và mực khô lột tuột vè: đây là nguyên liệu dùng để
chế biến các mặt hàng mực nướng ăn liền xuất khẩu của Công ty.
- Tiêu chuẩn sản phẩm: chỉ được chế biến từ mực còn tươi, màu sắc
tươi sáng, trắng đến vàng, độ ẩm 30 - 32%.
2.3.5. Qui trình công nghệ

Mực tươi ------> Xẻ ------> Làm sạch nội tạng -------> Rửa sạch
-------> Lột da -------> Sấy khô ------> Bảo quản trong kho lạnh

Các công đoạn xẻ, làm sạch nội tạng, rửa sơ bộ dự kiến sẽ thực hiện
ngay sau khi đánh bắt ở ngoài biển trước khi đưa về cơ sở với mục đích giữ
được chất lượng mực tươi, giảm lượng nước rửa sử dụng trên bờ, giảm lượng
chất thải (nội tạng) phải xử lý trên bờ.
2.3.1. Nhu cầu nguyên liệu
Công ty trang bị 2 máy phát điện loại nhỏ để thắp sáng và quạt sấy.
Nước sử dụng trong chế biến chủ yếu là nước biển, nước ngọt phục vụ mục
đích sinh hoạt. Nước đá mua của nhà máy sản xuất nước đá tại Côn Đảo.
Nhu cầu nước đá khoảng 1000 tấn/năm
Định mức 5 kg mực tươi cho 1 kg mực khô
Lượng gas dùng để sấy tính trung bình 550 kg gas/1 tấn mực khô.
7

Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info – KyNguyenXanh.Com
Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo


ĐTM Dự án sản xuất kinh doanh hải sản tại Côn Đảo
TP. Hồ Chí Minh - tháng 8 năm 1996.

2.4.

CÁC MỤC TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI

- Công ty mở rộng sản xuất chế biến hải sản tại huyện Côn Đảo
nhằm tận dụng tiềm năng thuỷ sản hiện có trong khu vực để sản xuất hàng
xuất khẩu và thúc đẩy nghề đánh bắt hải sản tại huyện Côn Đảo
- Sản phẩm của Công ty xuất khẩu sang Nhật và cung cấp một phần
thực phẩm cho nhân dân trong khu vực.
- Tạo thêm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và địa phương thông
qua các khoản thuế phải đóng góp.
- Phương án lập Chi nhánh và xây dựng một cơ sở chế biến hải sản tại
huyện Côn Đảo của Công ty cổ phần Đông Phương sẽ tạo việc làm ổn định
cho 150 người lao động trực tiếp tại cơ sở. Ngoài ra, việc thu mua mực tươi
tại chỗ góp phần tạo công ăn việc làm và tăng thêm thu nhập cho nhân dân
địa phương.
- Tăng sản lượng các loại mực khô đã chế biến lên 180 tấn/năm, hiệu
quả kinh tế ước tính như sau:
+ Tổng vốn đầu tư
Trong đó vốn XDCB
Vốn máy móc, thiết bị
Vốn lưu động
+ Tổng lãi định mức

+ Thuế lợi tức (35%)
+ Lãi ròng

800 triệu đồng
300 triệu
200 triệu
300 triệu
880 triệu
308 triệu
572 triệu

8
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info – KyNguyenXanh.Com
Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo


ĐTM Dự án sản xuất kinh doanh hải sản tại Côn Đảo
TP. Hồ Chí Minh - tháng 8 năm 1996.

9
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info – KyNguyenXanh.Com
Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo


ĐTM Dự án sản xuất kinh doanh hải sản tại Côn Đảo
TP. Hồ Chí Minh - tháng 8 năm 1996.

CHƯƠNG BA
ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ-XÃ HỘI


3.1.

VỊ TRÍ DỰ ÁN

Vị trí khu đất mà Công ty cổ phần Đông Phương lựa chọn và được
UBND huyện Côn Đảo cho phép xây dựng cơ sở chế biến hải sản nằm sát
biển, trên đường Nguyễn Huệ nối từ khu vực trung tâm thị trấn Côn Đảo đến
An Hải. Tổng diện tích khu đất là 3.500 m2. Sơ đồ vị trí khu đất trình bày
trong hình 2.1.
Côn Đảo là một quần đảo nằm ở Đông Nam nước ta gồm 16 hòn đảo
lớn nhỏ, có vị trí địa lý: 8034’ đến 8049’ vó độ Bắc và 106031’ đến 106045’
kinh độ Đông, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 230 km, cách Vũng Tàu
185 km và cách cửa sông Hậu 83 km. Tổng diện tích đảo 76,71km2. Thị trấn
Côn Đảo nằm trên thung lũng hình bán nguyệt có độ cao trung bình 3 m so
với mặt nước biển là nơi tập trung toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, văn
hóa xã hội của Côn Đảo.
3.2.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

3.2.1. Đặc điểm khí hậu
Côn Đảo nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt là mùa
mưa và mùa khô, khí hậu nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp. Tuy
nhiên, do ảnh hưởng của đại dương nên khí hậu ở Côn Đảo ôn hòa hơn so
với khí hậu trên đất liền.
Các yếu tố khí tượng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường.
Nhiệt độ không khí, tốc độ gió, chế độ mưa… là những yếu tố ảnh hưởng
đếnquá trình lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong không khí và
nguồn nước. Nhiệt độ không khí càng cao thì tốc độ lan truyền và chuyển
hóa các chất ô nhiễm trong môi trường càng lớn. Tốc độ gió càng cao thì các

chất ô nhiễm trong không khí được vận chuyển đi càng xa nguồn ô nhiễm và
các chất ô nhiễm càng được pha loãng bằng không khí sạch. Mặt khác, gió
và sự quay của trái đất đã tạo nên những dòng chảy bề mặt làm xáo trộn và
phát tán các chất ô nhiễm trong nước biển. Số liệu các yếu tố khí tượng tại
10
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info – KyNguyenXanh.Com
Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo


ĐTM Dự án sản xuất kinh doanh hải sản tại Côn Đảo
TP. Hồ Chí Minh - tháng 8 năm 1996.

Côn Đảo đã được theo dõi và đo đạc trong nhiều năm có thể tóm tắt như
sau:
- Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ trung bình năm :
Nhiệt độ trung bình cao nhất :
Nhiệt độ trung bình thấp nhất :
Nhiệt độ cao tuyệt đối :
Nhiệt độ thấp tuyệt đối :

27,1 0C
29,6 0C
24,8 0C
34,5 0C
18,4 0C

(tháng III/1939)
(tháng I/1957)


Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng V (28,3 0C). Tháng có
nhiệt độ thấp nhất là tháng I (25,3 0C). Biên độ giữa các tháng nóng và lạnh
nhất là 3 0C, không có tháng nào nhiệt độ trung bình dưới 20 0C. Tổng lượng
nhiệt hàng năm khoảng 9.818 0C.
- Độ ẩm
Độ ẩm không khí trung bình năm tại Côn Đảo là 80,5%, độ ẩm trung
bình cao nhất 89,1% và trung bình thấp nhất 67,4%. Độ ẩm trung bình tháng
thấp nhất là 78% (tháng giêng). Chênh lệch giữa độ ẩm trung bình thấp nhất
và độ ẩm trung bình năm chỉ có 2%. Do ảnh hưởng của biển, vào mùa khô
độ ẩm cao hơn nhiều so với cùng thời điểm trong đất liền. Chế độ ẩm như
vậy làm cho không khí vẫn mát mẻ trong mùa khô nóng.
- Lượng mưa
Lượng mưa trung bình năm :
Lượng mưa cao nhất :
Lượng mưa thấp nhất :
Tháng có lượng mưa cao nhất :
Số ngày mưa trung bình năm :

2200,7 mm
2728 mm
1340 mm
345,7 mm (tháng X)
166 ngày

Chế độ mưa chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng V đến
tháng XI, mùa mưa từ tháng XII đến tháng IV năm sau. Hiện nay nước mưa
là nguồn nước ngọt duy nhất đảm bảo sự sống trên đảo và cung cấp nước
ngầm. Tuy nhiên lượng mưa lại phân bố không đều trong năm. Tổng lượng
mưa trong mùa mưa chiếm 87,4% lượng mưa cả năm.


11
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info – KyNguyenXanh.Com
Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo


ĐTM Dự án sản xuất kinh doanh hải sản tại Côn Đảo
TP. Hồ Chí Minh - tháng 8 năm 1996.

- Tốc độ gió và hướng gió
Vào mùa mưa, hướng gió thịnh hành tại Côn Đảo là gió Tây, vào
mùa khô là gió Đông, Đông Bắc. Tốc độ gió trung bình tại Côn Đảo là 4,2
m/s, lớn nhất đạt 25 m/s. Gió Đông, Đông Bắc rất mạnh có khi tới cấp 5,6,7
nhân dân thường gọi là gió chướng. Gió chướng gây nhiều khó khăn cho
hoạt động kinh tế và đời sống nhân dân đồng thời ảnh hưởng tới sự sinh
trưởng và phát triển cây trồng và cây rừng, nhất là ở các sườn núi hứng gió.
- Lượng bốc hơi
Lượng bốc hơi trung bình năm : 1033,7mm
Tháng bốc hơi cao nhất trong năm là tháng I : 106,7 mm
Tháng bốc hơi thấp nhất trong năm là tháng X : 67,6 mm
Lượng bốc hơi toàn năm chiếm 47% lượng mưa toàn năm và lượng
bốc hơi cao nhất tập trung vào các tháng mùa khô (tháng I, II) ứng với giai
đoạn có gió chướng.
3.2.2. Địa hình và địa mạo
Địa hình Côn Đảo chủ yếu là đồi núi. Tổng diện tích đồi núi là 6.328
ha, chiếm 88,4% tổng diện tích tự nhiên, đá lộ ra tương đối nhiều. Những
ngọn núi cao nhất đều ở đảo Côn Lôn như núi Chúa cao 515m, núi Thánh
Giá cao 577m, các núi còn lại ở đảo chính và một số đảo khác chỉ cao từ
200 đến 300 m, các đảo nhỏ còn lại không cao quá 100 m. Các chùm đứt
gãy với các thớ chẻ đã tạo nên những lòng suối và hang động như hang ở
Hòn Bà, Hòn Tài, hang Đức Mẹ và một số con suối có nước quanh năm như

suối Ớt, suối Nhật Vển. Vùng thung lũng có hai khu chính là Khu trung tâm
(thị trấn Côn Đảo) ba phía có núi bao bọc, mặt trông ra vịnh Côn Lôn (còn
gọi là vịnh Đông Nam) và Khu Cỏ Ống ven theo chân núi chủ yếu là các bãi
cát. Địa hình tại hai khu vực này tương đối bằng phẳng có nhiều chỗ trũng
tạo thành hồ nước và ruộng lúa.
Đa số các sườn núi ở Côn Đảo có độ dốc khá lớn, vào mùa mưa triền
dốc cao tạo nên lũ từ đỉnh xuống gây ngập úng, vào mùa khô, mực nước
ngầm tụt xuống nhanh gây khô hạn. Những nơi móng đá cổ (diorit) có đỉnh
bầu thì thảm thực vật dày. Còn móng đá trẻ (ryolit) có đỉnh nhọn, lớp đất
phủ mỏng hơn, thảm thực vật thường thưa và thấp, có khi trơ sỏi, đá.
12
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info – KyNguyenXanh.Com
Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo


ĐTM Dự án sản xuất kinh doanh hải sản tại Côn Đảo
TP. Hồ Chí Minh - tháng 8 năm 1996.

3.2.3. Địa chất thổ nhưỡng
Móng đá chiếm 90% bề mặt quần đảo gồm 3 loại đá macma: diorit,
microgranit, riolit. Xung quanh móng đá là một vành đai thạch liệu bở rời có
giá trị kinh tế cao. Cấu trúc địa chất là trầm tích có gốc sinh vật và trầm tích
vùng vịnh
Đất núi trên đá diorit có thành phần cơ giới tương đối nhẹ, độ phì tự
nhiên cao, rất tốt cho thảm thực vật. Đất trên microgranit có thành phần cơ
giới nặng, có bản chất axid hơn diorit còn trên riolit đất có thành phần cơ
giới nặng, bản chất acid, độ phì tự nhiên thấp. Các loại đất chủ yếu ở Côn
Đảo là feralit đỏ vàng và feralit vàng đỏ có diện tích khoảng 5.685 ha,
chiếm 78% diện tích toàn quần đảo. Độ dày tầng feralit ở cấp trung bình từ
30 - 60 cm, 32,5% diện tích có tầng đất mỏng hơn 30 cm trơ nhiều sỏi đá.

Các loại đất khác là đất dốc tụ (đã khai thác để cày cấy), đất cát và các cồn
cát.
3.2.4. Đặc điểm nguồn nước
- Nước mặt
Côn Đảo không có sông cũng không có suối lớn chỉ có một vài suối
ngắn chảy ra biển và thường bị cạn trong mùa khô. Hai suối lớn nhất nằm ở
đảo Côn Lôn. Dòng suối thứ nhất bắt nguồn từ phía Sở Tiêu, Sở Lò Gạch
chảy vòng ra phía sau thị trấn và đổ ra vịnh Đông Nam gần Sở muối An Hội.
Dòng thứ hai bắt đầu từ dưới chân núi Chúa chảy ra gần núi Lò Vôi.
Côn Đảo còn có một số hồ như hồ Quang Trung, hồ An Hải, hồ
Mương Sấu. Hồ Quang Trung lớn nhất, diện tích 20 ha, dung tích 200.000
m3, nước ngọt nhưng đang bị đầm lầy hóa. Hồ An Hải dung tích 400.000 m3
ha là hồ nước lợ, hiện nay đang được đắp đập ngăn mặn để ngọt hóa phục
vụ nước sinh hoạt. Hồ Mương Sấu: dung tích 80.000 m3 nằm cạnh hồ Quang
Trung. Trữ lượng lý thuyết của nước ngầm ở Khu vực trung tâm (thị trấn
Côn Đảo) vào khoảng 7 triệu m3, ở Khu vực Cỏ Ống khoảng 5 triệu m3.

- Nước ngầm

13
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info – KyNguyenXanh.Com
Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo


ĐTM Dự án sản xuất kinh doanh hải sản tại Côn Đảo
TP. Hồ Chí Minh - tháng 8 năm 1996.

Nguồn nước ngầm ở Côn Đảo chủ yếu tập trung ở thung lũng đảo
Côn Sơn và nguồn gốc hình thành là do mưa thấm xuống và được giữ ở tầng
cát trên thung lũng. Tầng cát chứa nước có độ dày từ 13 đến 20 m. Trữ lượng

khoảng 18,4 triệu m3, có thể khai thác 4,5 triệu m3/năm. Hiện tại đã khoan
hơn 20 giếng sâu 17 - 18 m, lượng nước 4,2 l/s.
Nước ngầm ở Côn Đảo phụ thuộc rất nhiều vào thảm thực vật trên
núi và độ giữ nước của các cồn cát. Nếu mất thảm thực rừng che phủ trên
các sườn núi hoặc mất các cồn cát thì nước ngầm có thể bị nhiễm mặn trong
mùa khô. Nước ngầm ở Côn Đảo là một nguồn tài nguyên hết sức q giá,
các hoạt động kinh tế - xã hội trong tương lai luôn luôn phải gắn liền với
việc bảo tồn và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này.
3.2.5. Tài nguyên sinh học
- Thực vật
Tài nguyên thực vật trong rừng Côn Đảo có những nét đặc sắc nổi bật
do tập hợp những loại cây và những kiểu rừng của nhiều vùng sinh thái
trong cả nước. Các hệ sinh thái được thể hiện kế tục nhau trên ọt không gian
nhỏ hẹp tại Côn Đảo tạo thành nét độc đáo riêng. Danh sách thực vật ghi
nhận được cho đến nay là vào khoảng 650 loài. Thành phần thực vật phong
phú. Các loài đặc trưng hình thành nên rừng sác (mắm, đước…), hậu rừng
sác (rừng tràm trên đất cát chua mặn), rừng ẩm nhiệt đới (chò, sao, dầu…)
hay những loài cây mà trên đất liền chỉ tìm thấy từ T6ay Nguyên trở ra Bắc
bộ như lát hoa đều có trên Côn Đảo. Phân loại theo giá trị sử dụng như sau:
- Cây lấy gỗ có 286 loài trong đó có 201 loài cây cho gỗ lớn. Có 18
loài cho gỗ từ nhóm 1 đến nhóm 3; 24 loài cho gỗ nhóm 4 đến nhóm 8. Bốn
loài đặc sắc cho gỗ q, kích thước lớn với mật độ khá nhiều là cẩm thị, lát,
quăng, găng néo.
- Cây làm vật liệu như tre, lồ ô, mật cật, song mây…
- Cây lương thực phụ như từ, nừng, khoai lang, khoai ngọt, nưa…
- Cây gia vị như nghệ nam, đậu khấu…
- Cây hương liệu, cây lấy nhựa, cây cho màu, cây cảnh… Có nhiều
loài cây mang tên Côn Đảo như dầu Côn Sơn (Dipterocapus condorensis),
14
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info – KyNguyenXanh.Com

Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo


ĐTM Dự án sản xuất kinh doanh hải sản tại Côn Đảo
TP. Hồ Chí Minh - tháng 8 năm 1996.

gội Côn Sơn và có cả một loài mới tìm thấy ược công bố như gõ sữa
(Rauwolfia reflexa).
Thực vật biển như rong có tới 95 loài trong đó có 7 loài mới ghi nhận
ở Việt Nam lần thứ nhất và 3 loài mới cho khoa học. Đáng chú ý là rong lá
mơ có sinh khối đáng kể, rau câu, rong Chaetomorpha cressa có giá trị sử
dụng.
- Động vật
Động vật ở Côn Đảo tuy không nhiều về thành phần cũng như số
lượng cá thể nhưng lại có những điểm nổi bật so với các vùng khác, có tính
chất độc đáo về mặt kinh tế, khoa học, du lịch như: sóc mun (Ratufa sp.) rất
phổ biến ở Côn Đảo nhưng chứa thấy trong đất liền ở nước ta hay loài sóc
bay nhỏ rất ít gặp cần bảo vệ tuyệt đối. Có 18 loài thú, 65 loài chim, 25 loài
bò sát, lưỡng cư.
Vùng ven biển Côn Đảo thường xuyên xuất hiện cá heo, các nược
đang được thế giới quan tâm nghiên cứu và bảo vệ. Trong số các loài chim
đặc biệt có gầm ghì trắng (Ducula bicolor) là loài hiếm trên thế giới hiện
đang có tại Côn Đảo với một chủng quần khá lớn.
Hòn Trứng là một sân chim thực sự với mật độ lớn chim điên mặt
xanh (Sula daclylatra personata, coul), chim nhiệt đới. Có 3 loài yến làm tổ
ở các hang đá gần mặt nước. Kỳ đà, tắc kè với mật độ lớn, các loài bò sát
như: vích, đồi mồi vẫn còn hiện diện là một điểm hấp dẫn về tài nguyên
động vật của Côn Đảo.
Vùng biển quanh Côn Đảo có 27 loài thân mềm hai mảnh vỏ có ý
nghóa kinh tế trong tổng số 150 loài thuộc nhóm động vật này. Trong số 34

loài ốc có nhiều loài có giá trị kinh tế đáng chú ý như ốc đụn, ốc gấm, ốc
bàn tay, ốc tai tượng. Trong vùng biển Côn Đảo còn có 9 dạng san hô là nơi
cư trú của nhiều loài động vật lạ và đẹp.
Có thể nói, Côn Đảo là nơi có nhiều hệ sinh thái rừng và biển đa
dạng, ít bị biến đổi bởi hoạt động của con người.
Đây là một khu vực thiên nhiên có tầm quan trọng về nhiều mặt: về
bảo vệ thiên nhiên, về nghiên cứu khoa học, về du lịch và giáo dục.
15
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info – KyNguyenXanh.Com
Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo


ĐTM Dự án sản xuất kinh doanh hải sản tại Côn Đảo
TP. Hồ Chí Minh - tháng 8 năm 1996.

3.3.

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG

3.3.1. Chất lượng nguồn nước
Là huyện hải đảo, hầu như chưa có các nguồn gây ô nhiễm do công
nghiệp, nông nghiệp chưa phát triển nên chất lượng nguồn ở Côn Đảo chỉ
chịu tác động của sinh hoạt và giao thông đường thuỷ.
Kết quả khảo sát, nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước tại khu vực
Côn Đảo của Trung tâm Bảo vệ môi trường TP. Hồ Chí Minh cho thấy nước
ngầm tại Côn Đảo hầu hết các tiêu chuẩn hóa lý đạt tiêu chuẩn nước dùng
cho sinh hoạt (trừ một số rất ít bị nhiễm phèn). Hầu hết các giếng bị nhiễm
vi sinh từ mức độ trung bình đến rất bẩn. Trước khi sử dụng nước cần được
khử trùng, nước uống nhất thiết phải đun sôi.
Kiểm tra chất lượng nước biển cho thấy : Tại khu vực cảng nước có

dấu hiệu nhiễm dầu do hoạt động của tàu thuyền còn các chỉ tiêu hóa lý
khác vẫn đạt tiêu chuẩn môi trường. Còn tất cả các điểm kiểm tra khác cho
thấy chất lượng nước biển chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm.
3.3.2. Chất lượng không khí
Kết quả nghiên cứu của Trung tâm Bảo vệ môi trường cho thấy
không khí ở Côn Đảo có chất lượng rất tốt. Hầu hết các chỉ tiêu ô nhiễm đều
thấp hơn ngưỡng qui định của Tiêu chuẩn Việt Nam. Trong tổng số 15 điểm
được chọn và đo trong 2 mùa (mùa mưa & mùa khô) chỉ có 4 điểm là hàm
lượng bụi trong không khí vượt Tiêu chuẩn. Không khí trong sạch do công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tại Côn Đảo chưa phát triển, mật độ các
phương tiện ô tô, xe máy rất thấp (toàn huyện có 5 xe tải, 5 xe 12 chỗ ngồi
trở lên, 10 xe Uwat và 200 xe gắn máy). Hệ thống đường rất kém là nguyên
nhân chủ yếu gây nên bụi.
3.4.

Điều kiện kinh tế - xã hội

Hiện nay Côn Đảo là chính quyền một cấp (không phường, xã),
huyện chỉ đạo thẳng tới cơ sở sản xuất. Toàn khu vực trung tâm chia ra: khu
thị trấn Côn Đảo, vùng I, vùng II, vùng III.
3.4.1. Dân số
16
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info – KyNguyenXanh.Com
Tài liệu chỉ mang tính chất tham khaûo


ĐTM Dự án sản xuất kinh doanh hải sản tại Côn Đảo
TP. Hồ Chí Minh - tháng 8 năm 1996.

Dân số thường xuyên hiện nay (số liệu đến hết tháng 3/19960 là 2031

người (trong đó tạm trú 439 người). Tỷ lệ tăng tự nhiên à 1,77%. Dân số tập
trung chủ yếu trên dảo Côn Sơn (đảo chính) ở khu vực trung tâm và khu vực
Cỏ Ống, chỉ có vài hộ dân ở đảo Hòn Cau.
Qui mô dân số của Côn Đảo đến năm 2000 dự kiến đạt 6500 người.
Dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 75,6% , trong số đó có 85%
trên tổng số tham gia lao động xã hội. Đến năm 2010, qui mô dân số sẽ phát
triển ở mức 15.000 người (kể cả khách vãng lai, khách ở lại trên 6 tháng).
Tóm tắt dự báo tình hình dân số ở Côn Đảo
Chỉ tiêu
Dân số
Khách ở trên 6 tháng
Quân đội
Tổng cộng

Năm 2000
5200
700
600
6500

Năm 2010
11.400
3.000
600
15.000

3.4.2. Hiện trạng kinh tế
Năm 1995, đoàn tàu của Công ty thuỷ sản xuất khẩu Côn Đảo đánh
bắt 3.163,03 tấn hải sản. Sản lượng chế biến là 399,38 tấn chả cá, 14.639 lít
nước mắm.

Côn Đảo có 4 nhà máy sản xuất nước đá. Tổng sản lượng nước đá đã
sản xuất và tiêu thụ là 7.910,05 tấn đáp ứng nhu cầu của các ghe tàu đánh
cá.
Vụ mùa 1995 nông dân Côn Đảo đã gieo cấy trên 96% diện tích đất
canh tác. Mặc dù sản xuất nông nghiệp chỉ mang tính tự cấp tự túc, sản
lượng và năng suất lúa trong năm 1995 tương đối khá, rau màu các loại, thịt
tươi sản xua61t tại đảo đã đáp ứng một phần nhu cầu của nhân dân.
Tiểu thủ công nghiệp vẫn duy trì việc sản xuất và tiêu thụ được các
mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của Côn Đảo. Trong năm 1995 đã
có thêm 1 lò gạch tư nhân cung cấp một phần nhu cầu về gạch xây dựng cho
địa phương.
3.4.3. Văn hóa, giáo dục và y tế
17
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info – KyNguyenXanh.Com
Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo


ĐTM Dự án sản xuất kinh doanh hải sản tại Côn Đảo
TP. Hồ Chí Minh - tháng 8 năm 1996.

- Giáo dục
Toàn huyện có hai trường cấp I, trường tiểu học Cao Văn Lầu (10
lớp), phân hiệu Cỏ Ống (3 lớp), một trường cấp II - III Võ Thị Sáu, một
trường Mầm Non. Toàn huyện có khoảng 420 học sinh phổ thông đến
trường. Cơ sở vật chất được trang bị tương đối đẩy đủ với một phòng máy vi
tính ở trường Võ Thị Sáu, giáo viên cấp II - III còn thiếu.
- Y tế
Hiện trạng bệnh dịch: từ trước tới nay chưa có hiện tượng dịch bệnh,
rất ít người có triệu chứng sốt rét (năm 1995 có 14 người), các bệnh dịch
khác không có. Cơ sở y tế gồm:

+ Một trạm xá gần sân bay Cỏ Ống sắp đưa vào hoạt động
+ Một bệnh viện gồm 20 giường bệnh
+ Hiện tại có 24 y - bác sỹ đang phục vụ tại bệnh viện và trung tâm y
tế kể cả số đang đi học bồi dưỡng, thiếu 6 người.
Toàn huyện có một rạp chiếu bóng, một câu lạc bộ thể thao, một thư
viện, một trung tâm phát hình, một đài phát thanh.

18
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info – KyNguyenXanh.Com
Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo


ĐTM Dự án sản xuất kinh doanh hải sản tại Côn Đảo
TP. Hồ Chí Minh - tháng 8 năm 1996.

CHƯƠNG BỐN
TÁC ĐỘNG CỦA CƠ SỞ CHẾ BIẾN HẢI SẢN
TỚI MÔI TRƯỜNG

4.1.

TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG TỚI MÔI TRƯỜNG

Trong giai đoạn xây dựng nhà xưởng sẽ gây ra một số tác động tiêu
cực tới môi trường. Các tác động này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng
không khí trong khu vực như bụi, ồn rung và tác động chủ yếu tới các công
nhân tham gia xây dựng dự án.
- Nồng độ bụi trong không khí sẽ tăng cục trong khu vực xây dựng
nhất là vào các ngày khô nóng và có gió. Nguyên nhân gây ra bụi là quá
trình đào đất, san ủi mặt bằng, chuyên chở và bốc dỡ nguyên vật liệu xây

dựng. Bụi chủ yếu là đất, xi măng, cát, đá… thuộc loại bụi nặng, không phát
tán đi xa, dễ sa lắng và gây tác hại chủ yếu cho các đối tượng là công nhân
lao động ở gần khu vực sinh bụi.
Tuy nhiên qui mô xây dựng cơ sở hạ tầng của dự án là không đáng kể
và vị trí dự án ở cách xa khu vực dân cư , do vậy các tác động do các chất ô
nhiễm nêu trên đối với môi trường không thường xuyên và không kéo dài.
Các tác động này chỉ mang tính chất tạm thời và sẽ mất đi khi hoàn thành
giai đoạn xây dựng.

4.2. TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN SẢN XUẤT KINH DOANH
4.2.1. Tác động tới môi trường không khí
Nguồn gốc và các chất ô nhiễm chỉ thị
- Mùi hôi do chlorin khử trùng, ammoniac từ hệ thống làm lạnh, các
chất phân huỷ có mùi hôi như mercaptan và amin hữu cơ, H2S, NH3.
- Khí thải của máy phát điện và các phương tiện giao thông vận tải có
chứa bụi, SO2, NOx, CO, tổng hydrocarbon và chì (Pb).
19
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info – KyNguyenXanh.Com
Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo


ĐTM Dự án sản xuất kinh doanh hải sản tại Côn Đảo
TP. Hồ Chí Minh - tháng 8 năm 1996.

Các đặc trưng của nguồn ô nhiễm
- Mùi hôi sinh ra trong cơ sở chế biến chủ yếu là mùi hóa chất khử
trùng (Clo), ammoniac từ hệ thống làm lạnh, mùi hôi do khí H2S,
mercaptan, amin hữu cơ và andehyt hữu cơ sinh ra trong quá trình phân hủy
các chất hữu cơ. Tuy nhiên, tải lượng của các nguồn ô nhiễm nói trên không
lớn, hơn nữa lại là nguồn phân tán nên dễ dàng phát tán nhanh vào không

khí do đó tác động tới sức khỏe của công nhân làm việc trong cơ sở không
nhiều. Tuy nhiên, khi thải thẳng vào môi trường chúng góp phần làm tăng
nồng độ các chất ô nhiễm trong môi trường không khí bao quanh.
- Cơ sở chế biến hải sản có sử dụng hai máy phát điện loại nhỏ. Nhu
cầu về điện của cơ sở không lớn: quạt máy sấy và thắp sáng công suất
khoảng 20 KWh và bảo đảm container lạnh công suất khoảng 40 KWh. Khí
thải của máy phát điện chứa các chất ô nhiễm như bụi, SO2, NOx, CO và
các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC). Lượng dầu DO của dự án sử dụng dưới
10kg/giờ . Kết quả tính toán và kiểm tra tại một số cơ sở tương tự cho thấy
nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải của máy phát điện đều nhỏ hơn tiêu
chuẩn cho phép và tải lượng ô nhiễm không đáng kể..
- Cơ sở chế biến hải sản sử dụng 40 lò sấy để sấy mực. Nhiên liệu sử
dụng trong các lò sấy là gas và chuyển từ đất liền ra đảo. Thông thường,
hàm lượng sulfua trong khí tự nhiên rất nhỏ (0,000615%), đặc biệt khí tự
nhiên của Việt Nam có hàm lượng sulfua rất nhỏ, có thể coi như bằng
không, do đó khí thải sinh ra trong quá trình đốt gas chứa rất ít các chất ô
nhiễm độc hại. Định mức tiêu thụ gas là 550 kg gas/1 tấn mực khô hay 110
kg gas/1 tấn mực tươi. Vấn đề cần lưu ý tại cơ sở là quản lý quá trình vận
chuyển, dự trữ và sử dụng gas an toàn nhằm tránh các sự cố rò rỉ, cháy, nổ
gây ô nhiễm môi trường.
Tác động của các chất ô nhiễm không khí
- Các hợp chất chứa lưu huỳnh
Các mùi hôi sinh ra do những chất hữu cơ có chứa lưu huỳnh phân
giải do tác dụng của các vi khuẩn. Khi xâm nhập vào cơ thể (qua phổi) các
hợp chất này nhanh chóng bị oxy hoá tạo thành các sunfat, các hợp chất có
độc tính thấp. Không có hiện tượng tích luỹ trong cơ thể. 6% lượng hấp thụ
được thải ra qua khí thở ra, phần còn lại sau khi chuyển hóa được thải ra qua
nước tiểu. Chỉ khi hít thở một lượng lớn hỗn hợp khí H2S, mercaptan,
20
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info – KyNguyenXanh.Com

Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo


ĐTM Dự án sản xuất kinh doanh hải sản tại Côn Đảo
TP. Hồ Chí Minh - tháng 8 năm 1996.

ammoniac... thì mới có thể gây độc cấp tính, gây thiếu oxy đột ngột có thể
dẫn đến tử vong do ngạt. Bệnh nhân nhiễm độc có các dấu hiệu thường gặp
là buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, mũi họng khô có mùi hôi, mắt có
biểu hiện phù mi, viêm kết mạc nhãn cầu, tiết dịch mủ và giảm thị lực. Cơ
chế nhiễm độc như sau: các khí này ức chế men hô hấp Warburg (men
cytochrom oxydaza) bằng cách kết hợp với sắt và quá trình oxy hóa - khử bị
phong bế. Các sunfua được tạo thành có thể xâm nhập hệ tuần hoàn tác
động đến các vùng cảm giác - mạch, vùng sinh phản xạ của các thần kinh
động mạch cảnh và thần kinh Hering.
Do mùi đặc trưng dễ nhận biết nên việc phát hiện ô nhiễm các chất
khí sinh ra trong quá trình phân hủy các chất hữu cơ trở nên dễ dàng và có
biện pháp phòng tránh. Tuy nhiên, nếu thường xuyên tiếp xúc với
sunfuahydro ở nồng độ dưới mức gây độc cấp tính có thể gây nhiễm độc
mãn tính. Các triệu chứng có thể xuất hiện là: suy nhược, rối loạn hệ thần
kinh, hệ tiêu hoá, tính khí thất thường, khó tập trung, mất ngủ, viêm phế
quản mãn tính...
- Amôniăc (NH3)
Amoniac là chất khí có khả năng kích thích mạnh lên mũi, miệng và
hệ thống hô hấp. Ngưỡng chịu đựng đối với amôniac là 20 - 40 mg/m3. Khi
tiếp xúc với amôniac với nồng độ 100 mg/m3 trong một khoảng thời gian
ngắn sẽ không để lại hậu quả lâu dài. Tuy nhiên khi tiếp xúc với amôniắc ở
nồng độ 1500 - 2000 mg/m3 trong thời gian 30 phút sẽ nguy hiểm đối với
tính mạng.
- Clo

Clo là chất độc hại đối với sức khoẻ con người. Triệu chứng
nhiễm độc xuất hiện khi nồng độ clo 1 ppm (3.2 mg/m3), khi nồng độ clo
đạt 3 ppm (9,6 mg/l) có thể gây nguy hiểm. Ngưỡng cho phép đối với con
người là 0,3 mg/m3. Nồng độ clo từ 0,3 đến 3,2 mg/m3 có thể nguy hiểm đối
với cây cối. Khí clo còn có tính chất ăn mòn kim loại mạnh.
Tại các cơ sở chế biến thuỷ sản, nồng độ các chất gây mùi hôi do
phân huỷ các chất hữu cơ sẽ rất thấp nếu cơ sở bố trí thông thoáng, thường
xuyên vệ sinh và tẩy rửa.
- Các khí axit SO2 và NOx
21
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info – KyNguyenXanh.Com
Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo


ĐTM Dự án sản xuất kinh doanh hải sản tại Côn Đảo
TP. Hồ Chí Minh - tháng 8 năm 1996.

Khí SO2 và NOx làm nặng thêm các bệnh về đường hô hấp của người.
Do tính axit các khí này là nguyên nhân gây nên những trận mưa axit, làm
hại các loài thực vật trên cạn, các sinh vật sống dưới nước và các vật liệu
xây dựng. Trong khi SO2 là sản phẩm chủ yếu của các nguồn đốt cố định thì
70% các NOx là do hoạt động của phương tiện giao thông.
- Oxyt cacbon (CO)
Oxyt cacbon là khí thải từ loại xe sử dụng xăng là chủ yếu vì các xe
sử dụng diesel tạo CO ít hơn 25 lần. Khi oxyt cacbon xâm nhập vào huyết
cầu tố sẽ cản trở máu tải oxy. Với liều lượng thấp CO gây nên đau đầu,
chóng mặt, rối loạn cảm giác, có thể khiến mỡ tích lại trong máu và do đó
làm tắc động mạch. Liều lượng cao CO sẽ gây ngạt, có khi tử vong.
- Chì
Chì tetraetyl được dùng làm chất phụ gia để nâng cao chỉ số ôctan

của xăng, thực tế là để giảm tiếng ồn động cơ và chống hiện tượng nổ sớm.
Chì đưa đến những rối loạn thần kinh nhất là trẻ nhỏ và chì cũng gây ra
chứng thiếu máu vì làm rối loạn sự tổng hợp huyết cầu tố trong máu. Nhu
cầu xăng không chì đã trở thành một yêu cầu tất yếu của hầu hết các nước.
- Các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC)
Sinh ra ở các khâu như bồn chứa xăng dầu, phương tiện vận chuyển,
khu vực chạy máy phát điện. Trong khí xả các phương tiện vận tải có lẫn
hydrocacbon chưa cháy. Các VOC trong đó chủ yếu là cacbua hydro có hại
cho sức khoẻ (nhiễm độc, kích thích, gây ung thư hay đột biến) và cũng là
nguyên nhân gây nên ô nhiễm quang-oxy. Dưới ánh sáng mặt trời, các VOC
với NOx tạo thành ozon hoặc những chất oxy hóa mạnh khác. Các chất này
có hại tới sức khỏe (rối loạn hô hấp, đau đầu, nhức mắt), gây hại cho cây
cối và vật liệu. Đa số các VOC có mùi và đây là biểu hiện rõ ràng của sự ô
nhiễm.
4.2.2. Tác động tới môi trường nước
Nguồn gốc và các chất ô nhiễm chỉ thị

22
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info – KyNguyenXanh.Com
Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo


ĐTM Dự án sản xuất kinh doanh hải sản tại Côn Đảo
TP. Hồ Chí Minh - tháng 8 năm 1996.

- Nước thải sản xuất sinh ra trong quá trình chế biến mực và nước vệ
sinh nhà xưởng, máy móc thiết bị… chứa các chất hữu cơ, các chất rắn lơ
lửng, các chất cặn bã, vi sinh vật và dầu mỡ.
- Nước thải sinh hoạt có chứa cặn bã, các chất rắn lơ lửng, các chất
hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi sinh.

- Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn qua mặt bằng cơ sở chế biến
cuốn theo đất cát, các chất hữu cơ, các chất cặn bã gây ô nhiễm môi trường.
Các đặc trưng của nguồn ô nhiễm nước
- Nước thải sản xuất
Định mức sản xuất là 5 tấn mực tươi cho 1 tấn mực khô. Sản lượng
của cơ sở dự tính là 180 tấn mực khô năm (tính trung bình 900 tấn mực
tươi/năm hay khoảng 3 tấn mực tươi/ngày). Phương án sản xuất của cơ sở là
tận dụng tối đa nước biển trong quá trình chế biến. Các công đoạn làm sạch
nội tạng, rửa sơ bộ được tiến hành ngoài biển nên lượng nước thải sinh ra
trong quá trình sản xuất rất nhỏ. Tuy vậy, nước thải sản xuất mang tính đặc
trưng của nước thải chế biến thuỷ sản chứa các chất ô nhiễm cao như BOD
thường có nồng độ từ 600 - 1500 mg/l , TSS thường từ 300 - 1000 mg/l, tổng
N, mỡ động vật khá cao. Lượng nước thải này sẽ gây tác động nghiêm trọng
đến môi trường nếu không được xử lý trước khi thải. Theo báo cáo của dự
án thì lượng nước thải sản xuất hàng ngày khoảng 15 m3.
- Nước thải sinh hoạt
Nếu trung bình một người sử dụng 50 lít nước một ngày thì lưu lượng
nước thải sinh hoạt tại cơ sở sẽ là 7,5 m3/ngày. Nồng độ các chất ô nhiễm
trong nước thải sinh hoạt trong trường hợp không xử lý và xử lý qua bể tự
hoại như sau:

Chất ô nhiễm
BOD5
SS
Tổng N
Amôni

Nồng độ chất ô nhiễm (mg/l)
Chưa xử lý
Qua bể tự hoại

500
100 - 200
1000
80 - 160
80
20 - 40
35
5 - 15

Tiêu chuẩn nước biển
ven bờ (mg/l)
20
100
0,5 (tính theo N)

23
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info – KyNguyenXanh.Com
Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo


ĐTM Dự án sản xuất kinh doanh hải sản tại Côn Đảo
TP. Hồ Chí Minh - tháng 8 năm 1996.

Tổng coliform
Fecal coliform
Trứng giun sán

Vi sinh (MPN/100 ml)
10 -109
105 -106

103
6

So sánh nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt
đã qua xử lý bằng bể tự hoại với tiêu chuẩn nước biển ven bờ (TCVN 59431995) cho thấy hàm lượng BOD5 vẫn cao hơn giá trị giới hạn cho phép đối
với nước biển ven bờ. Như vậy, nước thải sinh hoạt sau khi qua bể tự hoại
vẫn chưa được phép đổ trực tiếp ra biển.
- Nước mưa chảy tràn
Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn qua mặt bằng cơ sở chế biến hải
sản sẽ cuốn theo dầu mỡ rơi vãi, các chất cặn bã, đất, cát. Nồng độ các chất
ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn ước tính: tổng Nitơ 0,5 - 1,5 mg/l,
photpho 0,004 - 0,03 mg /l, nhu cầu ô xy hoá học (COD) 10 - 20 mg/l, tổng
chất rắn lơ lửng (TSS) 10 - 20 mg/l. So với nước thải, nước mưa khá sạch vì
vậy có thể tách riêng biệt đường nước mưa ra khỏi nước thải và cho thải
thẳng vào môi trường sau khi qua hệ thống các song chắn rác để giữ lại các
cặn rác có kích thước lớn.
Tác động của các chất gây ô nhiễm nước
- Tác động của các chất hữu cơ
Việc ô nhiễm hữu cơ sẽ dẫn đến suy giảm nồng độ ôxy hòa tan trong
nước do vi sinh vật sử dụng ôxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Nồng
độ o xy hòa tan dưới 50% bão hòa có khả năng gây ảnh hưởng tới sự phát
triển của tôm, cá. Oxy hòa tan giảm không chỉ gây tác hại nghiêm trọng đến
tài nguyên thủy sinh mà còn làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn
nước.
BOD5 là thông số hiện được sử dụng để đánh giá mức độ ô nhiễm
hữu cơ, BOD5 cũng đồng thời thể hiện nồng độ ôxy hoà tan cần thiết để vi
sinh vật trong nước phân hủy hoàn toàn chất hữu cơ.
- Tác động của chất rắn lơ lửng
Các chất rắn lơ lửng hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu
xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong rêu... Chất rắn

24
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info – KyNguyenXanh.Com
Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo


ĐTM Dự án sản xuất kinh doanh hải sản tại Côn Đảo
TP. Hồ Chí Minh - tháng 8 năm 1996.

lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh
đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan (tăng độ đục nguồn nước) và gây
bồi lắng.
- Tác động của các chất dinh dưỡng (N, P)
Sự có mặt của N, P trong nước sẽ tác động tới năng suất sinh học của
nguồn nước. Sự có mặt của các hợp chất N gây cạn kiệt nguồn ô xy hòa tan
trong nước do xảy ra quá trình biến đổi N. Hàm lượng N, P trong nguồn nước
cao có thể gây ra sự phát triển bùng nổ của tảo (hiện tượng phú dưỡng) ảnh
hưởng xấu tới chất lượng nước.
4.2.3. Tác động của các chất thải rắn
Trong quá trình sản xuất kinh doanh sẽ có 2 loại chất thải rắn là : chất
thải sản xuất và chất thải sinh hoạt.
- Chất thải sản xuất:
Mực đã được làm sạch nội tạng và rửa sơ ngoài biển trước khi đưa về
cơ sở chế biến nên phế liệu sinh ra trong quá trình sản xuất chủ yếu chỉ là
da, vè… Lượng phế liệu theo định mức chiếm khoảng 8% khối lượng, như
vậy hàng ngày lượng chất thải này vào khoảng 200 -250 kg. Loại phế liệu
này sẽ thu gom và bán cho nhân dân để làm thức ăn chăn nuôi.
Ngoài ra các chất rắn lơ lửng trong nước thải bị giữ lại hoặc lắng
trong các hố lắng trên đường cống thoát chứa chủ yếu các hợp chất hữu cơ
dễ bị phân hủy bởi các vi sinh vật. Các chất cặn bã này nếu không được xử
lý tốt sẽ gây ô nhiễm mạnh tới môi trường do chúng bị phân hủy rất nhanh

gây ra mùi hôi thối khó chịu.
- Chất thải sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt của 150 cán bộ công nhân viên lao động tại cơ
sở ước tính khoảngï 60 kg/ngày, chứa chủ yếu các hợp chất hữu cơ dễ phân
huỷ, với khối lượng nhỏ, có thể xử lý được nên gây ô nhiễm không đáng kể
tới môi trường.
4.3.

TÁC ĐỘNG CỦA DỤ ÁN TỚI KINH TẾ - XÃ HỘI

25
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info – KyNguyenXanh.Com
Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo


×