Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Luận văn sư phạm Nghiên cứu tình hình chăn nuôi lợn và hiện trạng về hội chứng tiêu chảy trên đàn lợn nuôi tại xã Võng Xuyên - Phúc Thọ - Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (602.17 KB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
**********

TRẦN THỊ THU

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI LỢN
VÀ HIỆN TRẠNG VỀ HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY
TRÊN ĐÀN LỢN NUÔI TẠI XÃ VÕNG XUYÊN PHÚC THỌ - HÀ NỘI

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giải phẫu - Sinh lý người và động vật

HÀ NỘI - 2010


lời cảm ơn

Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới ThS.
Nguyễn Xuân Thành là người trực tiếp hướng dẫn và đã tận tình giúp đỡ tôi
hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong
tổ bộ môn Giải phẫu - Sinh lý người và động vật, Ban chủ nhiệm khoa Sinh KTNN của trường ĐHSP Hà Nội 2 đã truyền đạt cho tôi những kiến thức về
nghề nghiệp để tôi có thể sử dụng và phát huy trong cuộc sống sự nghiệp sau
này.
Tôi cũng chân thành cảm ơn các cô, chú cán bộ thú y xã Võng Xuyên Phúc Thọ - Hà Nội đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Mặc dù đã cố gắng và nỗ lực rất nhiều song chắc chắn khoá luận tốt
nghiệp này không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong
nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài thu
được kết quả cao hơn.


Xuân Hoà, ngày 01 tháng 05 năm 2010
Người thực hiện

Trần Thị Thu


Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan khoá luận tốt nghiệp với đề tài Nghiên cứu tình hình
chăn nuôi lợn và hiện trạng về hội chứng tiêu chảy trên đàn lợn nuôi tại xã
Võng Xuyên - Phúc Thọ - Hà Nội là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết
quả nghiên cứu này không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.
Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Xuân Hoà, ngày 01 tháng 05 năm 2010
Tác giả

Trần Thị Thu


Mục lục
Trang
Phần mở đầu

1. Lí do chọn đề tài............. 1
2. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài................................................. 2
Phần nội dung
Chương 1. Cơ sở lí luận...........................................................................

3


1.1. Tổng quan về kỹ thuật chăn nuôi lợn....................................................... 3
1.1.1. Đặc điểm về sinh lý sinh dục của lợn............................................. 3
1.1.1.1. Sản phẩm thịt lợn................................................................... 3
1.1.1.2. Những tập tính của lợn.......................................................... 4
1.1.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái....... 4
1.1.1.4. Sự thích nghi của lợn đối với khí hậu nhiệt đới................. 6
1.1.2. Phương thức chăn nuôi.................................................................... 7
1.2. Tìm hiểu về hội chứng tiêu chảy ở lợn..................................................... 8
1.2.1. Nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy ở lợn.............................. 8
1.2.1.1. Nguyên nhân do vi khuẩn...................................................... 8
1.2.1.2. Nguyên nhân do virus............................................................ 11
1.2.1.3. Nguyên nhân do ký sinh trùng............................................... 11
1.2.1.4. Do điều kiện ngoại cảnh, vệ sinh, dinh dưỡng, chăm sóc
lợn mẹ và lợn con kém.......................................................................

12

1.2.2. Cơ chế sinh bệnh............................................................................. 12
1.2.3. Triệu chứng..................................................................................... 13
1.2.4. Bệnh tích......................................................................................... 13
1.2.5. Biện pháp phòng trị......................................................................... 14
1.2.5.1. Phòng bệnh.............................................................................. 14
1.2.5.2. Điều trị bằng thuốc hoá học trị liệu........................................ 15


1.2.6. Lịch sử nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy ở lợn...................

16


1.2.6.1. Lịch sử nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy ở lợn trên thế
giới..................................................................................................... 16
1.2.6.2. Lịch sử nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy ở lợn tại Việt
Nam.................................................................................................... 17
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu..........................

19

2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 19
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.......................................................... 19
2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 19
2.3.1. Thống kê......................................................................................... 19
2.3.2. Phỏng vấn và quan sát trực tiếp...................................................... 19
2.3.3. Phương pháp xác định cân nặng...................................................... 20
2.3.4. Phương pháp xác định bệnh dựa vào đặc điểm dịch tễ học, triệu
chứng lâm sàng và mổ khám gia súc chết, quan sát bệnh tích.......................

21

2.3.5. Xác định gia súc mắc bệnh............................................................. 21
2.3.6. Phân tích và xử lý số liệu................................................................ 22
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận................................... 23

3.1. Điều tra chung toàn xã............................................................................ 23
3.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................... 23
3.1.1.1. Vị trí địa lý............................................................................. 23
3.1.1.2. Khí hậu..................................................................................

23


3.1.1.3. Đất đai.................................................................................... 23
3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội.................................................................. 24
3.1.2.1. Tình hình kinh tế.................................................................... 24
3.1.2.2. Tình hình xã hội..................................................................... 26
3.1.3. Đánh giá tình hình chung................................................................ 27
3.2. Tình hình chăn nuôi lợn ở xã................................................................

28


3.3. Tình hình chăn nuôi lợn tại các nông hộ của xã Võng Xuyên.............. 29
3.3.1. Chuồng trại..................................................................................... 30
3.3.2. Qui mô và cơ cấu đàn lợn tại các nông hộ xã Võng Xuyên............ 31
3.3.3. Năng suất sinh sản của lợn nái........................................................ 33
3.3.4. Thức ăn chăn nuôi lợn..................................................................... 35
3.3.5. Công tác phòng bệnh trong chăn nuôi lợn tại các nông hộ............. 37
3.4. Tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi lợn............................................. 38
3.4.1. Tình hình dịch bệnh chung trong toàn xã....................................... 38
3.4.2. Kết quả nghiên cứu hội chứng tiêu chảy trên đàn lợn của
xã Võng Xuyên (từ 2/2010 đến 4/2010)................................................... 40
Chương 4. Kết luận và kiến nghị.......................................................... 44

4.1. Kết luận................................................................................................. 44
4.2. Kiến nghị............................................................................................... 45
Tài liệu tham khảo


Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt

đvt


Đơn vị tính

Gtsl

Giá trị sản lượng

Htx

Hợp tác xã

Mh

Móc hàm

P

Trọng lượng

Tb

Trung bình

Thcs

Trung học cơ sở

Thpt

Trung học phổ thông


ubnd

uỷ ban nhân dân


Danh mục các bảng
Trang
Bảng 1.1

Năng suất sinh sản của lợn nái Yorkshire..

6

Bảng 1.2

ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự phát triển của lợn..

7

Bảng 3.1

Cơ cấu đàn gia súc và gia cầm của xã Võng Xuyên qua
3 năm (2007 2009).

25

Bảng 3.2

Tình hình xã hội của xã Võng Xuyên............................


26

Bảng 3.3

Diễn biến đàn lợn của xã Võng Xuyên qua 3 năm
(2007 - 2009)..................................................................

Bảng 3.4

Hoạt động sản xuất chăn nuôi lợn tại các nông hộ
của xã Võng Xuyên........................................................

Bảng 3.5

39

Kết quả nghiên cứu hội chứng tiêu chảy trên đàn lợn
của xã Võng Xuyên (từ 2/2010 đến 4/2010)

Bảng 3.10

35

Tình hình dịch bệnh trên đàn lợn tại xã Võng Xuyên
qua các năm 2007 2009...

Bảng 3.9

34


Tỷ lệ các loại thức ăn trong khẩu phần ăn của đàn lợn
nuôi tại xã Võng Xuyên.................................................

Bảng 3.8

32

Năng suất sinh sản của lợn nái Yorkshire nuôi tại một
số trại lợn của xã Võng Xuyên..

Bảng 3.7

30

Tình hình chăn nuôi lợn ở xã Võng Xuyên - Phúc Thọ
- Hà Nội (tính đến ngày 01/10/2009).

Bảng 3.6

28

41

Kết quả nghiên cứu lứa tuổi lợn mắc bệnh tiêu chảy ở
xã Võng Xuyên (từ 2/2010 đến 4/2010)

42



Danh mục các hình

Trang
Hình 3.1

Cơ cấu đàn gia súc và gia cầm của xã Võng Xuyên
qua 3 năm (2007 - 2009)

Hình 3.2

Cơ cấu đàn lợn của xã Võng Xuyên qua 3 năm
(2007 - 2009).................................................................

Hình 3.3

36

Số lượng lợn bị mắc bệnh và chết do tiêu chảy
(từ 2/2010 đến 4/2010)

Hình 3.5

29

Tỷ lệ các loại thức ăn trong khẩu phần ăn của đàn lợn
nuôi tại xã Võng Xuyên.................................................

Hình 3.4

25


41

Số lượng lợn bị mắc bệnh và chết do tiêu chảy theo lứa
tuổi (từ 2/2010 đến 4/2010)

43


Phụ lục
Phiếu điều tra về đề tài
Nghiên cứu tình hình chăn nuôi lợn và hiện trạng về hội chứng tiêu chảy
trên đàn lợn nuôi tại xã Võng Xuyên - Phúc Thọ - Hà Nội
Phần I. Định danh
- Họ và tên người điều tra: Trần Thị Thu
- Ngày, tháng, năm điều tra:
- Họ và tên người được phỏng vấn:
- Nơi ở người được phỏng vấn:
Phần II. Kết quả nghiên cứu hoạt động sản xuất chăn nuôi lợn
- Số lượng lợn nuôi.(con)
- Diện tích chuồng nuôi..(m2)
- Số lứa nuôi trong một năm(lứa)
- Trọng lượng lợn giống..(kg)
- Trọng lượng lợn xuất chuồng(kg)
- Giá lợn giống(nghìn đồng/kg)
- Giá lợn xuất chuồng.(nghìn đồng/kg)
Phần III. Thức ăn chăn nuôi lợn
- Khẩu phần ăn của lợn
Ngô


Cám mạch

Gạo

Cám công nghiệp

Cám gạo
- Tỷ lệ các loại thức ăn trong khẩu phần ăn của lợn


+ Ngô...(%)
+ Gạo(%)
+ Cám gạo(%)
+ Cám mạch.(%)
+ Cám công nghiệp..(%)
Phần IV. Kết quả nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy của lợn
- Số lượng lợn từ 1 - 60 ngày tuổi(con)
Trong đó:
+ Số lợn bị mắc tiêu chảy:(con)
+ Số lợn bị chết do tiêu chảy:...........(con)
- Số lượng lợn thịt:.........(con)
Trong đó:
+ Số lợn bị mắc tiêu chảy:.(con)
+ Số lợn bị chết do tiêu chảy:....(con)
- Số lượng lợn nái:.(con)
Trong đó:
+ Số lợn bị mắc tiêu chảy:.(con)
+ Số lợn bị chết do tiêu chảy:.(con)
Phần V. Kết quả nghiên cứu năng suất sinh sản của lợn nái Yorkshire
(dành cho các hộ gia đình nuôi lợn nái Yorkshire)

- Số con đẻ ra/ổ.(con)
- Khối lượng sơ sinh/con..(kg)
- Số con còn sống đến cai sữa...(con)
- Khối lượng cai sữa/ổ..(kg)
- Thời gian phối giống lại.(ngày)


Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài

Việt Nam là một nước nông nghiệp, có những lợi thế về tiềm năng đất đai,
lao động, sinh thái cho phép phát triển nhiều loại cây trồng vật nuôi có giá trị
kinh tế cao. Chăn nuôi lợn là một ngành có bề dày truyền thống gắn liền với cuộc
sống người lao động; cung cấp một khối lượng thực phẩm không nhỏ phục vụ
cho đời sống hàng ngày của con người và cung cấp nguồn phân hữu cơ cho cây
trồng. Sự tác động qua lại của trồng trọt và chăn nuôi là cơ sở để phát triển một
ngành nông nghiệp bền vững.
Năm 2009, giá trị sản lượng của nông nghiệp đạt 71,473 nghìn tỷ đồng,
tăng 1,32% so với năm 2008 và chiếm 13,85% tổng sản phẩm trong nước. Trong
tổng giá trị sản lượng thì chăn nuôi chiếm 32% còn lại là các sản phẩm khác.
Chăn nuôi lợn chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 76 80% khối lượng thịt bán trên thị
trường. Theo thống kê của Cục khuyến nông Bộ nông nghiệp và phát triển nông
thôn năm 2009 thì đàn lợn cả nước từ 2001 - 2005 có tốc độ tăng trưởng nhanh,
tổng đàn lợn từ 21,8 triệu con năm 2001 tăng lên 27,43 triệu con năm 2005, tăng
bình quân đạt 6,3%/năm. Trong đó đàn lợn nái năm 2005 đạt 3,88 triệu con,
chiếm 14,2% tổng đàn lợn [14].
Chăn nuôi lợn giữ vai trò chủ đạo trong các hoạt động sản xuất chăn nuôi ở
nước ta. Hiện nay, chăn nuôi lợn gia đình đang phát triển mạnh, điều này chứng
tỏ vai trò của nó trong nền kinh tế nông thôn. Chăn nuôi lợn đã cung cấp sản
phẩm chính là thịt lợn cho tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Đặc biệt,

chăn nuôi lợn đã giải quyết việc làm cho những lao động dư thừa ở nông thôn; lợi
nhuận của chăn nuôi để tái sản xuất, xây dựng nhà cửa, mua sắm đồ dùng sinh
hoạt,
Nhưng do điều kiện về tự nhiên, các chính sách về kinh tế xã hội cũng như
trình độ sản xuất chăn nuôi, am hiểu về dịch bệnh chưa đầy đủ mà trong nhiều
năm qua hệ thống chăn nuôi ở nông thôn còn gặp nhiều khó khăn. Công tác
chăm sóc nuôi dưỡng, phòng trừ dịch bệnh cho vật nuôi chưa được chú ý đúng


mức nên thiệt hại do dịch bệnh còn rất lớn, làm ảnh hưởng đến hiệu quả của
ngành chăn nuôi.
Việc xác định thực trạng chăn nuôi trong môi trường nông thôn hiện nay là
vấn đề hết sức quan trọng, tuy nhiên lại có rất ít thông tin về vấn đề này. Điều đó
đã gây nên hạn chế không nhỏ đến việc xây dựng kế hoạch để triển khai tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất.
Để góp phần đánh giá tình hình chăn nuôi và dịch bệnh ở lợn, tìm hiểu các
yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dịch bệnh ở qui mô hộ gia đình làm cơ sở cho
việc tìm kiếm, xây dựng các giải pháp phát triển sản xuất ở nông thôn; chúng tôi
tiến hành thực hiện đề tài Nghiên cứu tình hình chăn nuôi lợn và hiện trạng
về hội chứng tiêu chảy trên đàn lợn nuôi tại xã Võng Xuyên - Phúc Thọ - Hà
Nội.
2. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu

- Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Võng Xuyên - Phúc
Thọ - Hà Nội.
- Nghiên cứu tình hình chăn nuôi và dịch bệnh trên đàn lợn nuôi thuộc xã
Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.
- Nghiên cứu hiện trạng hội chứng tiêu chảy trên đàn lợn của xã Võng
Xuyên thuộc 2 lứa tuổi: từ 1 - 60 ngày tuổi và trên 60 ngày tuổi.

* ý nghĩa nghiên cứu
Góp phần xác định thực trạng chăn nuôi, dịch bệnh trên đàn lợn tại xã
Võng Xuyên - Phúc Thọ - Hà Nội và tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng đến
quá trình dịch bệnh ở qui mô hộ gia đình; từ đó làm cơ sở cho việc tìm kiếm, xây
dựng các giải pháp phát triển sản xuất ở nông thôn.


Chương 1
Cơ sở lý luận
1.1. tổng quan về kỹ thuật chăn nuôi lợn

1.1.1. Đặc điểm về sinh lý sinh dục của lợn
Đặc điểm sinh lý sinh dục của các loài gia súc nói chung và của loài lợn
nói riêng mang tính đặc trưng cho loài, có tính ổn định với từng giống vật nuôi.
Đặc điểm này được duy trì qua các thế hệ và luôn được củng cố, hoàn thiện
thông qua quá trình chọn lọc. Ngoài ra còn chịu sự chi phối của điều kiện chăm
sóc nuôi dưỡng, ngoại cảnh,
Sinh sản đó là đặc trưng quan trọng bậc nhất để duy trì nòi giống, có ý
nghĩa tái sản xuất phục vụ đời sống con người. Chính vì vậy, sinh sản là một
trong những tình trạng được người chăn nuôi hết sức chú ý; với mục đích làm sao
trong thời gian ngắn gia súc sinh sản được nhiều, đàn con sinh ra có sức sống cao
nhằm thu được hiệu quả kinh tế lớn nhất.
Khả năng sinh sản của lợn đực rất sớm, nhưng thường không sớm hơn 4
tháng. Đến 7 - 8 tháng tuổi, lợn đực mỗi lần phóng tinh 150ml, chứa 300 triệu
tinh trùng cho 1ml. Với lợn cái, 5 tháng tuổi có chu kỳ rụng trứng đều đặn, chậm
nhất là 7 - 8 tháng tuổi [15].
Lợn là con vật có sức phát triển nhanh. Từ lúc mới sinh là 1kg thì đến 7 - 8
tháng tuổi có thể đạt 100kg, tức là tăng trọng lên 100 lần. Tuy nhiên, tốc độ tăng
theo từng giai đoạn: sau khi cai sữa có thể tăng trung bình 400g/ngày, tiếp theo
500g/ngày đến lúc 30kg trọng lượng, 600g/ngày đến 70kg trọng lượng; sau đó

tốc độ có thể giảm. Qui luật này được áp dụng vào việc nuôi lợn vỗ béo hay
hướng nạc [16].
1.1.1.1. Sản phẩm thịt lợn
Vì nuôi lợn là để có sản phẩm thịt nên sau khi mổ thịt, người ta lấy lòng
riêng ra, cắt đầu, phần còn lại gọi là thân thịt xẻ. Tỷ lệ thịt xẻ so với trọng lượng
sống của con lợn là một chỉ tiêu quan trọng vì nó thể hiện giá trị kinh tế và sử
dụng của sản phẩm thịt. Tỷ lệ nạc và mỡ trong sản phẩm thịt lợn là điều được chú


ý vì hiện nay xu hướng sử dụng lợn có tỷ lệ nạc cao ngày càng được phổ biến.
Các chỉ tiêu đó đều phụ thuộc vào:
- Việc chọn lọc các tính trạng tỷ lệ nạc.
- Dinh dưỡng với % protein theo từng giai đoạn sinh trưởng và việc rút
ngắn thời gian giết mổ của lợn [4].
1.1.1.2. Những tập tính của lợn
Về sinh sản, lợn nái có chửa khoảng 4 tháng, mỗi năm 2 lứa, mỗi lứa
quãng 8 con sống. Lợn mẹ khi sinh con cho nhiều sữa. Tuy nhiên, sau 15 ngày
nếu lợn mẹ không được chăm sóc chu đáo thì bầu sữa sẽ nhanh chóng cạn dần
[1].
Về lợn con, sau khi sinh đã biết tìm đến mẹ, dần dần thành thạo rất sớm
các động tác tìm vú, thúc vú và mút vú.
Về lợn đực, có tính hăng, hăng hái tiếp cận con nái, sau đó nhảy cái bình
tĩnh và chắc chắn cho đến khi hết giai đoạn phóng tinh.
1.1.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái
Trong thực tế, có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn
nái. Tuy nhiên, các nhà chọn giống và di truyền chỉ quan tâm đến một số tính
trạng có năng suất nhất định mà theo họ đó là các chỉ tiêu quan trọng trong chăn
nuôi lợn sinh sản.
- Số con đẻ ra/ổ
Được đánh giá bằng số lợn con sống và số con chết ngay sau khi sinh, chỉ

tiêu này nói lên mức độ đẻ sai của lợn nái. Số con đẻ ra/ổ phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố như: giống, phương pháp phối giống, tỷ lệ chết phôi và chết thai trong giai
đoạn lợn nái chửa.
- Số con còn sống đến 24 giờ/ổ
Số con còn sống đến 24 giờ/ổ phụ thuộc vào khả năng đẻ nhiều hay ít của
giống, trình độ kỹ thuật của dẫn tinh viên và điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc lợn
nái chửa. Trong vòng 24 giờ sau khi sinh ra, những lợn không đạt khối lượng sơ
sinh (quá bé), không phát dục hoàn toàn, dị dạngthì sẽ bị loại thải.


- Khối lượng sơ sinh toàn ổ
Là khối lượng toàn ổ được cân ngay sau khi lợn mẹ đẻ xong con cuối cùng
và trước lúc cho con bú đầu tiên. Khối lượng sơ sinh toàn ổ là một chỉ tiêu nói lên
khả năng nuôi dưỡng thai của lợn mẹ, đặc điểm của giống, kỹ thuật chăm sóc và
phòng bệnh cho lợn nái chửa.
- Khối lượng con cai sữa/ổ
Xác định chỉ tiêu này bằng cách cân lợn con lúc cai sữa, chỉ tiêu này đánh
giá khả năng nuôi con của lợn nái và khả năng nuôi dưỡng chăm sóc của người
chăn nuôi đối với lợn nái, lợn con.
- Số con cai sữa/ổ
Là số con còn sống đến lúc cai sữa, chỉ tiêu này đánh giá khả năng nuôi
con của lợn nái và kỹ thuật nuôi dưỡng đàn lợn con của người chăn nuôi. Theo
kết quả đã được công bố trên tạp chí Veterinary Invesigation Service [7], các
nguyên nhân chủ yếu làm lợn con chết trong giai đoạn sơ sinh đến cai sữa gồm:
do mẹ đè và bỏ đói chiếm 50%, nhiễm khuẩn chiếm 11,1%, dinh dưỡng kém
chiếm 8%, di truyền chiếm 4,5% và các nguyên nhân khác chiếm 26,4%.
- Số lứa đẻ/nái/năm
Đây là chỉ tiêu ảnh hưởng rất lớn đến số lợn con/nái/năm và nó phụ thuộc
vào nhiều yếu tố. Để hoàn thành một chu kỳ sinh sản bao gồm: thời gian lợn nái
mang thai, thời gian nuôi con và thời gian động dục trở lại. Trong các yếu tố đó

thì thời gian lợn nái mang thai có tính ổn định còn các yếu tố khác đều biến động
khá lớn.
- Thời gian phối giống sau cai sữa
Là số ngày bình quân tính từ khi lợn nái cai sữa cho con đến khi phối
giống có chửa. Thời gian này phụ thuộc vào giống lợn, thể trạng, điều kiện dinh
dưỡng và thời gian cai sữa cho lợn con.
Từ năm 1994, chủ trương của nhà nước ta là Nạc hóa đàn lợn ở các tỉnh
phía bắc và chuyển đổi cơ cấu tăng đàn nái ngoại, nái lai. Vì vậy, giống
Yorkshire là một trong những giống đã được sử dụng trong các chương trình cấp


nhà nước với mục tiêu tăng tỷ lệ nạc trên đàn lợn ở nước ta. Lợn nái Yorkshire có
rất nhiều đặc tính ưu việt như nuôi con khéo, tỷ lệ nạc cao, đẻ sai, nếu được
đảm bảo về các khâu chăm sóc nuôi dưỡng và kỹ thuật dẫn tinh. Do vậy, trong
những năm gần đây đã có rất nhiều nghiên cứu về khả năng sinh sản của lợn nái
Yorkshire [2].
Đặng Vũ Bình (1998) [3], thông báo năng suất sinh sản của lợn Yorkshire
trong điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam thể hiện ở bảng 1.1
Bảng 1.1: Năng suất sinh sản của lợn nái Yorkshire

STT

Chỉ tiêu

ĐVT

Yorkshire

1


Số con đẻ ra/ổ

Con

9,33

2

Khối lượng sơ sinh /ổ

Kg

11,84

3

Số con còn sống đến 24 giờ/ổ

Con

8,75

4

Số con 21 ngày tuổi/ổ

Con

7,93


5

Số con 60 ngày tuổi/ổ

Con

7,62

6

Khối lượng 21 ngày tuổi/ổ

Kg

36,39

7

Khối lượng 60 ngày tuổi/ổ

Kg

79,76

1.1.1.4. Sự thích nghi của lợn đối với khí hậu nhiệt đới
Nhìn chung, lợn là con vật dễ nuôi, dễ thích nghi hơn so với những vật
nuôi khác. Tuy nhiên, vấn đề này ở nước ta vẫn cần được quan tâm đúng mức,
xuất phát từ hai cơ sở sau:
- Con lợn là động vật có trao đổi chất với cường độ cao, sản xuất ra một số
nhiệt năng lớn; vì vậy chỉ có thể được giữ thăng bằng với môi trường nếu nhiệt độ

luôn luôn hơi thấp hơn một ít so với thân nhiệt.
- Chúng ta thường nhập những giống cao sản mà phần lớn đều ở các vùng
có khí hậu lạnh và khô ráo hơn so với khí hậu nước ta.


Khí hậu nóng ở bên ngoài làm nóng trước tiên da con vật. Lợn là loài động
vật có lớp da hầu như không có tuyến mồ hôi, dưới da lại có lớp mỡ dày.
Sugahara và các cộng tác viên (1975) [4], nghiên cứu sự thích nghi của lợn đối
với khí hậu nhiệt đới. Kết quả được thể hiện ở bảng 1.2
Bảng 1.2: ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự phát triển của lợn
230C

33oC

Trọng lượng ban đầu (kg)

9.3

9.1

Trọng lượng cuối cùng (kg)

33.5

30.9

Tiêu tốn thức ăn/ngày (kg)

1.33


0.91

Tăng trọng/ngày (kg)

0.61

0.4

Hệ số tiêu tốn thức ăn

2.2

2.2

Nhiệt độ

Như vậy, nếu nhiệt độ tăng thì tăng trọng giảm đi 1/3 trong lúc hệ số tiêu
tốn thức ăn không thay đổi. ẩm độ cao cũng ngăn cản sự thoát hơi nước từ hệ
thống hô hấp của lợn, từ đó càng làm tăng thêm nhiệt trung tâm.
Từ những nhận xét trên người ta đã đi đến những kết luận như sau:
- Lợn cao sản nhập nội vào môi trường mới bao giờ cũng có một giai đoạn
thích nghi. Lợn càng có trọng lượng cao thì càng khó khăn trong thích nghi. Vì
vậy, việc nuôi dưỡng cần phải tạo những điều kiện thuận lợi để lợn có trọng
lượng lớn dễ thích nghi.
- Lợn địa phương và con lai của chúng với lợn cao sản có sức chịu đựng
khí hậu nóng ẩm tốt hơn.
1.1.2. Phương thức chăn nuôi
Căn cứ vào mức độ chăn nuôi tại các hộ gia đình ở địa phương, có thể chia
các hộ gia đình chăn nuôi thành hai loại hình phổ biến là:
- Loại hình chăn nuôi có tính chất tận dụng.

- Loại hình chăn nuôi với qui mô lớn.


Nếu số con lớn hơn 10 con/lứa thì được xem là chăn nuôi lợn với qui mô
lớn; thể hiện chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa và có sự đầu tư về vốn, kỹ
thuật. Nếu số con dưới 5 con/lứa là chăn nuôi qui mô nhỏ với mục đích tận dụng,
đây là loại hình chăn nuôi khá phổ biến của đa số các hộ nông dân tại địa
phương.
1.2. Tìm hiểu về hội chứng tiêu chảy ở lợn

1.2.1. Nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy ở lợn
Tiêu chảy là một biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý đặc thù ở đường
tiêu hoá. Hiện tượng lâm sàng này tùy theo đặc điểm, tính chất, diễn biến, tùy
theo độ tuổi mắc bệnh, tùy theo yếu tố được xem là nguyên nhân chính mà nó
được gọi với nhiều tên gọi khác nhau: bệnh lợn con ỉa phân trắng, bệnh tiêu chảy
sau cai sữa, chứng khó tiêu, chứng rối loạn tiêu hóa.
Thực chất tiêu chảy là một hội chứng bệnh lý liên quan đến rất nhiều yếu
tố, trong đó có yếu tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ
phát; việc phân biệt rạch ròi nguyên nhân gây tiêu chảy là vấn đề không hề đơn
giản. Song cho dù bất cứ nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy thì hậu quả của nó
cũng gây ra viêm nhiễm, tổn thương thực thể đường tiêu hóa và cuối cùng là một
quá trình nhiễm trùng.
Hội chứng tiêu chảy là một vấn đề thời sự, xảy ra ở rất nhiều địa phương
gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi lợn,
từ sơ sinh cho đến độ tuổi sinh sản nhưng trầm trọng nhất là ở lợn sơ sinh đến cai
sữa. Việc phân biệt nguyên nhân chỉ có tính chất tương đối nhằm mục đích xác
định nguyên nhân nào là chính, xuất hiện trước, nguyên nhân nào là kế phát; từ
đó có biện pháp phòng trị cụ thể, hữu hiệu.
1.2.1.1. Nguyên nhân do vi khuẩn
* Nguyên nhân do Escherichia coli (E.coli)

Escherichia coli do Escherich phát hiện năm 1885. E.coli là trực khuẩn
bắt mầu gram (-), không hình thành giáp mô và nha bào, có lông, di động, có


kích thước từ 0,4 - 0,6à x 2 - 3à. Trong cơ thể gia súc vi khuẩn có hình cầu, đứng
riêng rẽ đôi khi xếp thành chuỗi ngắn.
E.coli là vi khuẩn hiếu khí hoặc yếm khí tùy tiện, dễ nuôi cấy, có thể sinh
trưởng và phát triển ở nhiệt độ thích hợp 37 - 380C, pH thích hợp là 7,2 - 7,4. Vi
khuẩn có sức đề kháng yếu, đa số bị tiêu diệt ở 550C trong vòng 1 giờ hoặc 600C
trong vòng 15 - 30 phút. Các chất sát trùng như axit phenic, Formol,... có thể tiêu
diệt vi khuẩn E.coli trong 5 phút. E.coli đề kháng với sự sấy khô [13].
Cấu trúc kháng nguyên của E.coli rất phức tạp, bao gồm:
- Kháng nguyên thân O được coi là yếu tố độc lực của vi khuẩn. Kháng
nguyên này nằm trên màng ngoài của vỏ bọc vi khuẩn và đặc trưng bởi lớp
lipopolysaccaride. Kháng nguyên thân O có thể giữ nguyên được tính chất ở
1000C trong 2 giờ và không bị cồn phá hủy.
- Kháng nguyên K ngăn cản sự ngưng kết của vi khuẩn sống trong huyết
thanh O tương ứng, khi đun nóng 100 - 1200C kháng nguyên K sẽ mất tác dụng
ngăn cản này. Căn cứ vào đặc tính vật lý (khả năng chịu nhiệt), khả năng hình
thành ngưng kết tố và khả năng ức chế ngưng kết mà chia kháng nguyên K của
E.coli thành 3 loại là: L, A, B.
- Kháng nguyên lông H kém bền vững hơn so với kháng nguyên thân O, bị
phá hủy ở 600C trong vòng 1 giờ và dễ bị phá hủy bởi cồn, axit yếu. Kháng
nguyên lông H không có vai trò bám dính, không có ý nghĩa tạo ra miễn dịch
phòng bệnh. Trong thực tế, kháng nguyên này có vai trò bảo vệ cho vi khuẩn vận
động tránh khỏi bị tiêu diệt bởi tế bào thực bào [19].
* Nguyên nhân do Salmonella (Sal.)
Salmonella do D.B Salmon và Smith phân lập năm 1885, để kỉ niệm người
đầu tiên tìm ra vi khuẩn này người ta đặt tên cho vi khuẩn này là Salmonella. Sal.
là trực khuẩn hình gậy ngắn, hai đầu tròn, có kích thước từ 0,4 - 0,6à ì 1 - 3à,

không hình thành giáp mô và nha bào, đa số di động, bắt màu gram (-). Sal. là vi
khuẩn vừa sống hiếu khí vừa sống yếm khí tuỳ tiện, nhiệt độ thích hợp là 370C,
pH thích hợp là 7,2. Sal. đề kháng yếu với nhiệt độ, ở 600C tồn tại trong 1 giờ và


ở 750C tồn tại trong 5 phút đã bị tiêu diệt. Các hoá chất thông thường HgCl2 1%,
axit phenic 3%...tiêu diệt Sal. sau 15 - 20 phút.
Cấu tạo kháng nguyên của Sal. phức tạp, bao gồm:
- Kháng nguyên thân O có cấu tạo rất phức tạp, hiện nay người ta đã tìm
thấy 65 yếu tố gây bệnh khác nhau. Một sal. có thể có một hoặc nhiều yếu tố gây
bệnh, trong số các yếu tố đó kháng nguyên thân O được coi là yếu tố độc lực của
vi khuẩn.
- Kháng nguyên lông H được chia làm 2 pha. Pha 1 có tính chất đặc hiệu
gồm 28 loại kháng nguyên, pha 2 không có tính chất đặc hiệu gồm 6 loại kháng
nguyên.
* Nguyên nhân do Clostridium (Cl.)
Do Uenso và Natar phân lập 1892; là những vi khuẩn bắt màu gram (+),
sống yếm khí bắt buộc, có hình thành nha bào, phần lớn di động (chỉ trừ
Cl.Perfringens là không di động). Clostridium phân bố rộng rãi trong thiên nhiên
nhờ khả năng hình thành nha bào, phần lớn không gây bệnh (chỉ có 10 loài gây
bệnh cho người và động vật) [20].
Cl.perfringens có khả năng sinh nhiều loại độc tố. Căn cứ vào cấu tạo
kháng nguyên, khả năng sinh độc tố, tính gây bệnh cho người và động vật mà
chia Cl.perfringens thành 6 type là: A, B, C, D, E, F.
Cl.perfringens phát triển ở nhiệt độ thích hợp là 370C, có khả năng gây
ngộ độc thức ăn, số lượng 105 vi khuẩn trong 1 gam thì gây ngộ độc cấp tính ở
người. Cl.perfringens thường có mặt trong phân của người và là động vật sinh
nha bào nên có khả năng tồn tại lâu ở ngoại cảnh. Vi khuẩn này được dùng làm
vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh đối với ngoại cảnh nhiễm phân người.
* Nguyên nhân do vi khuẩn Streptococus

Vi khuẩn Streptococus có dạng hình cầu, đường kính khoảng 1à. Vi khuẩn
Streptococus thường xếp thành chuỗi có độ dài ngắn không đều, có thể từ 2 vi
khuẩn tạo thành song cầu và 6 - 8 vi khuẩn gọi là liên cầu khuẩn. Không hình
thành nha bào và giáp mô, không di động, vi khuẩn bắt màu gram (+), là vi


khuẩn hiếu khí hay yếm khí tuỳ tiện. Vi khuẩn Streptococus sinh độc tố, có khả
năng gây bệnh một mình hoặc kết hợp với các vi khuẩn khác.
1.2.1.2. Nguyên nhân do virus
Các virus tác động đường tiêu hoá và gây viêm ruột ỉa chảy
- Bệnh viêm dạ dày - ruột truyền nhiễm (Transmissible Gastro Enteritis)
do một loại virus cùng tên thuộc họ Coronavidae gây nên ở lợn mọi lứa tuổi. Đặc
điểm lâm sàng của bệnh là nôn mửa và ỉa chảy nhưng phân không có mùi thối
đặc trưng.
- Bệnh Porcine Epidemic Diarhea do Coronaviridae virus (CV 777) gây
ra. Vật mắc bệnh bị tiêu chảy trong vòng 1 tuần thường kèm theo nôn mửa. Tuy
nhiên, ở lợn thời gian mắc bệnh kéo dài 2 - 5 ngày.
- Bệnh Rotavirus có đặc điểm là tiêu chảy mãn tính ở lợn con không biểu
hiện lâm sàng như ở lợn lớn [19] [22].
1.2.1.3. Nguyên nhân do ký sinh trùng
Ký sinh trùng đường tiêu hoá là một trong những nguyên nhân gây tiêu
chảy ở lợn cũng như ở các loài gia súc khác. Tác hại của chúng không chỉ lấy đi
chất dinh dưỡng của vật chủ mà còn tác động lên vật chủ bằng các độc tố làm
giảm sức đề kháng của vật chủ, tạo điều kiện cho các bệnh khác phát sinh
Giun đũa ở thời kỳ ấu trùng hay trưởng thành đều gây bệnh, khi giun
trưởng thành ký sinh ở ruột non.
Sán lá ruột, ấu trùng chui vào ký chủ trung gian là ốc nước ngọt, chúng
phát triển thành các dạng khác nhau. Sau một thời gian, chúng biến thành ấu
trùng có đuôi chui ra khỏi ốc thành nang ấu, nang ấu bám vào rau cỏ và lợn ăn
phải sẽ nhiễm bệnh.

Sán lá ruột hút máu và chất dinh dưỡng nhờ giác hút. Nhiễm sán lá ruột
lợn chậm lớn, lông xù, đuôi cụp và ỉa chảy.


1.2.1.4. Do điều kiện ngoại cảnh, vệ sinh, dinh dưỡng, chăm sóc lợn mẹ và lợn
con kém
Do thời tiết quá nóng, quá lạnh, mưa gió, ẩm ướt kết hợp với chuồng trại
không vệ sinh, mật độ chuồng nuôi quá đông khiến cho lợn dễ bị tiêu chảy.
Khi gặp lạnh đột ngột, phẩm chất thức ăn kém, cơ năng đường ruột bị rối
loạn. Thức ăn không tiêu hóa được sẽ bị vi sinh vật gây bệnh lên men phân giải
các chất hữu cơ gây ra các độc tố như: Indol, Scatol, H2Snhững chất này tác
động lên niêm mạc ruột gây xung huyết, tăng tính mẫn cảm và nhu động ruột gây
ỉa chảy [17].
Sử An Ninh (1991) [19], khi nghiên cứu stress lạnh, ẩm và tác dụng của
ACTH đối với bệnh phân trắng của lợn con đã kết luận: Stress lạnh, ẩm đã làm
cho lợn con không giữ được cân bằng hoạt động của trục hạ khâu não - tuyến yên
- tuyến thượng thận làm biến đổi hàm lượng Fe++, Na+ và K+ trong máu. Hậu quả
làm giảm sức đề kháng của lợn con, nhất là lợn con sơ sinh dễ gây viêm ruột ỉa
phân trắng.
Bên cạnh đó, còn có các nguyên nhân phải kể đến như việc sử dụng các
thuốc hóa học trị liệu không được thận trọng, thiếu cơ sở khoa học; từ đó dẫn đến
rối loạn hệ sinh vật đường ruột, tạo điều kiện cho những vi khuẩn đường ruột
phát triển mạnh cả về số lượng và độc lực gây tiêu chảy.
Lợn con dễ mắc bệnh ỉa phân trắng từ 1 - 21 ngày tuổi do hậu quả của việc
chăm sóc lợn mẹ trong thời kỳ mang thai và sau đẻ không đúng kỹ thuật; từ đó
đã ảnh hưởng đến hàm lượng kháng thể trong sữa đầu khiến cho sức đề kháng
của lợn con giảm [11].
1.2.2. Cơ chế sinh bệnh
Khi gặp một hay nhiều nguyên nhân gây bệnh kể trên, tác động đầu tiên
làm dạ dày giảm tiết dịch vị, nồng độ axit HCl giảm; làm giảm khả năng diệt

trùng và tiêu hoá. Thức ăn không được tiêu hoá kèm theo độ kiềm cao trong
đường tiêu hoá đã tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn trong đường tiêu hoá phát
triển mạnh cả về số lượng và độc lực. Vi khuẩn gây thối rữa các chất trong đường


ruột sản sinh ra nhiều chất độc. Những sản phẩm đó kích thích vào niêm mạc
ruột làm tăng nhu động ruột đẩy thức ăn và các chất chứa ra ngoài. Lúc đầu, tiêu
chảy là phản ứng của cơ thể nhằm đẩy vi khuẩn và các chất độc ra khỏi đường
tiêu hoá nhưng do nguyên nhân không ngừng gây tổn thương niêm mạc ruột, tiêu
chảy kéo dài sẽ có hại [5].
Theo Đào Trọng Đạt (1979) và Đoàn Thị Băng Tâm (1987) [19], lợn đi
ngoài nhiều gây mất nước, rối loạn chức năng sinh lý tiêu hoá làm rối loạn hệ
sinh vật đường ruột. Do sự mất nước kéo dài làm rối loạn trao đổi chất điện giải
trong cơ thể gây nhiễm độc toan dẫn đến bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Lợn bị
nhiễm độc trụy tim mạch mà chết, những con được chữa khỏi thì còi cọc chậm
lớn.
1.2.3. Triệu chứng
Khi bị tiêu chảy làm cho con vật mất nước, mất chất điện giải gây toan
huyết bicarbonat.
Triệu chứng điển hình là con vật khát nước, da nhợt nhạt, mắt lõm sâu, thở
nhanh, nhịp tim nhanh, ít đái. Lợn đi ỉa nhiều, phân nát, trong nhiều trường hợp
phân sống có màu vàng, màu xanh, màu bùn, màu đất sét. Đuôi và khoeo ướt,
dính đầy phân. Lợn lười vận động, da khô, lông dầy và tốt [5].
1.2.4. Bệnh tích
Khi lợn bị tiêu chảy ta thường thấy xác gầy, niêm mạc mắt và miệng nhợt
nhạt. Khi mổ khám ta thấy dạ dày tích thức ăn không tiêu, lổn nhổn có bọt khí
màu vàng. Niêm mạc ruột, dạ dày lác đác những đám xuất huyết, ruột non có
đoạn phình to, chứa đầy hơi [17].
Phùng Quốc Chướng (1995) [10], theo dõi trên lợn thực nghiệm cho biết
lợn bị tiêu chảy da xanh, lông xù, có tụ máu, phổi có viêm. Niêm mạc dạ dày

xưng, dễ bong tróc, có nốt loét. Niêm mạc ruột già phủ màng giả, dưới có nốt
loét lan tràn. Hạch lâm ba sưng mềm, có nốt hoại tử gan, túi mật căng.


1.2.5. Biện pháp phòng trị
1.2.5.1. Phòng bệnh
* Phòng bệnh bằng nuôi dưỡng chăm sóc
Tác nhân gây tiêu chảy thường truyền qua đường tiêu hoá khi thức ăn nước
uống bị ô nhiễm hoặc có chứa các mầm bệnh. Do đó, khâu vệ sinh thức ăn nước
uống, thu dọn chuồng trạiphải được tiến hành thường xuyên, đúng định kỳ, có
khoa học. Bên cạnh đó, cần phải chăm sóc nuôi dưỡng tốt, hạn chế các tác nhân
stress có hại tác động nhằm tăng sức đề kháng cho con vật.
Phạm Gia Ninh và cộng sự (1976) [19], đã dùng lò sưởi chống lạnh cho
lợn con giai đoạn bú sữa, kết quả đã làm giảm tỷ lệ tiêu chảy.
* Phòng bệnh bằng vaccine
Trong các biện pháp phòng bệnh cho lợn thì biện pháp phòng bệnh bằng
vaccine ngày nay đang được coi là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả nhất. Dùng
vaccine để phòng bệnh nhằm tăng sức đề kháng cho con vật. Đối với các bệnh
gây triệu chứng ỉa chảy như dịch tả, phó thương hàn thì cần đẩy mạnh công tác
tiêm phòng vaccine [11].
Soejiadi và cộng sự (1981) [10], đã dùng hỗn hợp vi khuẩn đường ruột
Salmonella và E.coli được phân lập từ cơ sở chăn nuôi để chế vaccine nhằm ngăn
trở sự xâm nhập của hai loại vi khuẩn này. Từ đó, họ đã đưa ra kết luận: vaccine
chế tạo được có thể ngăn cản sự bám dính và xâm nhập của Salmonella và E.coli
vào các tế bào biểu mô ruột.
* Phòng bệnh bằng chế phẩm sinh học
Nhật Bản đã đưa ra chế phẩm E.M trong đó dùng các vi khuẩn có ích, đặc
biệt là nhóm vi khuẩn lactic để phòng hội chứng tiêu chảy.
Nguyên Như Viên (1976) [11], đã thành công với chế phẩm Bacillus
subtillis trong đó có hàm lượng Bacillus subtillis đủ để hạn chế các vi khuẩn

gram (-) và gram (+) gây bệnh. Chế phẩm này vừa dùng phòng bệnh vừa dùng để
chữa bệnh viêm ruột ỉa chảy ở lợn.


×