Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

luận văn sư phạm Nghiên cứu nhu cầu tư vấn của cha mẹ khi chuẩn bị tâm lý cho con vào lớp một tại trường mầm non Mỹ Đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 69 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cơ sở lý luận
Đặc điểm tâm lý theo từng giai đoạn lứa tuổi luôn có sự thay đổi để
thích ứng với môi trường. Và theo từng giai đoạn chuyển cấp luôn là vấn đề
lo lắng không chỉ ở chính học sinh mà còn ở cha mẹ. Sự lo lắng không phải
khi con họ chuyển cấp học từ tiểu học lên trung học cơ sở, từ trung học cơ sở
lên trung học phổ thông và lên đại học mà ngay từ những ngày đầu tiên phụ
huynh cho con đến lớp học mẫu giáo.
Trẻ bước ra từ môi trường gia đình, được cha mẹ bao bọc quan tâm
chăm sóc khi được đến trường học mẫu giáo làm quen với môi trường mới có
nhiều bạn bè thầy cô và có nhiều hơn những hoạt động vui chơi, cha mẹ đã có
những lo ngại về vấn đề con mình sẽ gặp phải khi bước vào một môi trường
mới. Kết thúc giai đoạn học ở trường mẫu giáo, trẻ sẽ vào học lớp một, bước
vào một cấp bậc học tiếp theo với hoạt động chủ đạo là học tập . Việc chuyển
từ môi trường mẫu giáo với hoạt động chủ yếu là vui chơi sang hoạt động học
tập ở lớp một khiến không ít trẻ gặp khó khăn và cha mẹ trẻ có những lo lắng
không biết nên chuẩn bị cho con những gì để tạo tâm lý tốt nhất cho con bước
vào lớp một. Vì vậy phụ huynh có nhu cầu tìm đến sự trợ giúp để chuẩn bị về
mặt tâm lý tốt nhất ở chính bản thân và cách thức hướng dẫn cho con mình có
những kỹ năng cần thiết và phù hợp cho lần chuyển cấp đầu tiên.
1.2 Cơ sở thực tiễn
Chuẩn bị bước sang một môi trường học mới, phụ huynh cũng tiếp xúc
với những bậc cha mẹ khác có con cùng bước vào lớp. Họ có những cách giáo
dục và chuẩn bị tâm lý cho con khác nhau. Có những phương pháp tiêu cực
và tích cực, tất cả đều ảnh hưởng lây lan trong tâm lý của các bậc phụ huynh.
Họ cảm thấy cuống quýt khi thấy sự chuẩn bị của mình chưa ổn, không bằng
phụ huynh này hay phụ huynh khác . Chính vì điều này đã dẫn đến tình trạng,
phụ huynh có ý định định hướng tương lai cho con mình tốt, có mong muốn
con cũng sẽ học giỏi nhưng vì lo lắng và sự quan tâm thái quá họ đã mô hình
chung tạo nên sức ép quá nặng lên vai đứa trẻ của mình và vào chính mình cả


về mặt tinh thần và tài chính.
Khi chưa lên lớp một mà phụ huynh đã bắt trẻ đi học thêm và làm bài
tập rất nhiều trước khi lên lớp một do sợ không theo kịp được các bạn. Bắt trẻ
đi học thêm nhiều lớp kỹ năng , trẻ cảm thấy mệt mỏi và phụ huynh cảm thấy
hoang mang lo lắng hơn khi con mình học nhiều mà không tiếp thu tốt.
Hiểu được thực trạng nhiều phụ huynh có những mong muốn chuẩn bị
tâm lý tốt cho con vào lớp một, hiểu những khó khăn mà phụ huynh gặp phải
khi chưa có cách hỗ trợ, quan tâm đúng với trẻ khiến trẻ bị áp lực học tập quá
lớn ,cảm giác sợ hãi môi trường học ở lớp một.
Xuất phát từ những lý do trên nên tôi đã chọn đề tài “ Nghiên cứu nhu
cầu tư vấn của cha mẹ khi chuẩn bị tâm lý cho con vào lớp một tại trường
mầm non Mỹ Đình”
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu nhu cầu cần được tư vấn của cha mẹ khi chuẩn bị tâm lý cho
con vào lớp một. Đề xuất những biện pháp nhằm giúp cha mẹ trong việc
chuẩn bị tâm lý cho con vào lớp một.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các mức độ và biểu hiện nhu cầu cần được tư vấn của cha
mẹ khi chuẩn bị tâm lý cho con vào lớp một.
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Nghiên cứu 50 khách thể là phụ huynh có con học mẫu giáo lớn tại
trường Mầm non Mỹ Đình – Nhân Mỹ - Nam Từ Liêm
- Nghiên cứu 50 khách thể là giáo viên dạy trẻ tại trường Mầm non Mỹ
Đình – Nhân Mỹ - Nam Từ Liêm.
4. Giả thuyết khoa học
Phần lớn cha mẹ khi có con chuẩn bị vào lớp một đều gặp những khó
khăn trong việc chuẩn bị tâm lý cho con nhưng chưa có phương pháp và
những kỹ năng phù hợp để dạy con. Vì thế cha mẹ có mong muốn được chia
sẻ và tìm hiểu thêm nhiều kiến thức để hỗ trợ trong việc dạy con mình.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nhu cầu tư vấn tâm lý
5.2. Tìm hiểu thực trạng nhu cầu tư vấn của cha mẹ khi chuẩn bị tâm lý
cho con vào lớp một.
5.3. Đề ra được những ý kiến đóng góp, những biện pháp giúp cha mẹ,
giáo viên tại các trường mầm non khi chuẩn bị những kỹ năng và phương
pháp dạy trẻ kiến thức để chuẩn bị vào lớp một.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Về đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tại trường mầm non Mỹ Đình – Thôn Nhân Mỹ –
Phường Nam Từ Liêm – Hà Nội.
6.2. Về khách thể và địa bàn nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu : 50 phụ huynh tại lớp mẫu giáo lớn (trường
mầm non Mỹ Đình – Thôn Nhân Mỹ – Phường Nam Từ Liêm - Hà Nội.
- Địa bàn nghiên cứu: Trường mầm non Mỹ Đình – Thôn Nhân Mỹ -
Phường Nam Từ Liêm
- Thời điểm tiến hành điều tra, khảo sát: Sau khi kết thúc học kì 1-
trong đợt họp phụ huynh.
7. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong qá trình nghiên cứu:
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Tổng hợp và phân tích từ các tài liệu : báo cáo khoa học, giáo trình,
luận văn với các vấn đề liên quan đến nhu cầu, nhu cầu tư vấn lý, đặc điểm
tâm lý của cha mẹ có con chuẩn bị vào lớp 1 và đặc điểm tâm lý trẻ
7.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Chúng tôi xây dựng hệ thống những câu hỏi để tìm hiểu thông tin về
những khó khăn cần được tư vấn tâm lý mà cha mẹ gặp phải khi chuẩn bị tâm
thế cho con vào lớp một.
7.3 Phương pháp phỏng vấn
Để hiểu và biết chính xác hơn những thông tin chúng tôi thu được qua

phần điều tra bằng bảng hỏi, chúng tôi thực hiện hỏi đáp trực tiếp để có được
thêm nhiều thông tin hơn trong quá trình nghiên cứu
7.4 Phương pháp quan sát
Quan sát phương pháp giáo dục con của phụ huynh ở nhà và môi
trường nơi trẻ hoạt động.
7.5 Phương pháp thống kế toán học
Sử dụng phần mềm spss
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU NHU CẦU TƯ VẤN CỦA CHA
MẸ KHI CHUẨN BỊ TÂM LÝ CHO CON VÀO LỚP MỘT.
1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề về nhu cầu
1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài
Tâm lý học hành vi về nhu cầu
Chủ nghĩa Hành vi do nhà tâm lý hoc Mỹ J.Watson (1878-1895) sáng lập.
Ông cho rằng: tâm lý học không mô tả, giảng giải các trạng thái ý thức
mà chỉ nghiên cứu hành vi cơ thể. Hành vi được hiểu là tổng số các cử động
bên ngoài, nảy sinh ở cơ thể nhằm đáp ứng lại một kích thích nào đó, nó được
thể hiện bằng công thứchành vi nổi tiếng S-R.
Theo Tâm lý học hành vi, mọi vấn đề tâm lý như ý thức, tư tưởng, tình
cảm, ý chí, nhu cầu, động cơ…đều là những khái niệm mơ hồ, không ai thấy
được, sờ thấy được, đo được, đếm được. Do vậy, tất cả chúng đều là phi vật
chất, và không thể quyết định được một hiện tựơng vật chất.
Song nếu xét về thực chất, ngay từ đầu thế kỉ 19, các tác giả như
Wkoler, Ethordike, NE.Miller đã có những thí nghiệm nghiên cứu về nhu cầu
ở động vật và khẳng định: các kiểu hành vi của con vật được thúc đẩy bởi nhu
cầu (bằng việc đưa ra “luật hiệu ứng” và giả thuyết về mối liên hệ kích thích –
phản ứng), từ đó kết luận: Nhu cầu có thể quyết định hành vi.
Xét về mặt quan điểm: các nhà hành vi không coi nhu cầu là thuộc về
tâm lý, nhưng trên thực tế, nghiên cứu của họ cho thấy các thực nghiệm đã chỉ
ra các nhà tâm lý học hành vi nghiên cứu khá rõ và kĩ về nhu cầu, đặc biệt là

những nhu cầu cụ thể, nhu cầu sinh lý.
Điểm hạn chế của họ là: họ quan niệm đồng nhất nhu cầu ở con người
và nhu cầu ở con vật. Thiếu sót này do các thực nghiệm mà các nhà hành vi
dựa vào để đi đến kết luận thường là thực nghiệm trệ động vật.
Phân tâm học về nhu cầu
Thuyết phân tâm do Freud (1856 – 1939) xây dựng nên. Trong quá tình
nghiên cứu của mình, ông cũng đã đề cập đến vấn đề nhu cầu của cơ thể trong
“Lý thuyết bản năng của con người”. Ông khẳng định, Phân tâm học coi trọng
nhu cầu tự do cá nhân như các nhu cầu tự nhiên, đặc biệt là nhu cầu tình dục.
Việc thoả mãn nhu cầu tình dục sẽ giải phóng năng lượng tự nhiên, và như
thế, tự do cá nhân thực sự được tôn trọng, kìm hãm nhu cầu này sẽ dẫn đến
hành vi mất định hướng của con người. “Khát dục trong Phân tâm học không
có ý nói đến việc thoả mãn những khát khao thông thường mà là sự đòi hỏi
thoả mãn những khát khao mãnh liệt. Những mong muốn này được thoả mãn
sẽ đem lại cho con người những khoái cảm đặc biệt và sẽ tạo ra một trạng
thái tâm lý sung sướng, khoan khoái, dễ chịu. Khi một khát vọng nào đó chưa
được thoả mãn thì sự căng thẳng về mặt tâm lý lên đến tột đỉnh”[7; Tr.47]
Tiếp theo phân tâm cổ điển là trường phái phân tâm mới với những nhà
nghiên cứu tiếp nối truyền thống như : Erick Fromm ( 1900- 1980 ) cho rằng :
Nhu cầu tạo ra cái tự nhiên của con người, đó là các nhu cầu : Nhu cầu quan
hệ người với người, nhu cầu tồn tại cái tâm của con người, nhu cầu đồng nhất
bản chất xã hội với dân tộc, giai cấp , tôn giáo, nhu cầu về sự bền vững và hài
hòa, nhu cầu nhận thức, những nhu cầu này là thành phần tạo nên nhân cách.
Thuyết phân tâm học nhấn mạnh nhiều đến nhu cầu sinh lý, đặc biệt là
nhu cầu tính dục, xem đây như một nhu cầu quan trọng, quyết định đến hành
vi mất định hướng của con người. Trong khi đó, các nhu cầu của xã hội chưa
được các nhà phân tâm học quan tâm đến một cách đầy đủ.
Các nhà tâm lý học Ghestal về nhu cầu
Các nhà nghiên cứu tâm lý nổi tiếng của trường phái này là:
W.Wertheimer, Kohler, Kolka, đặc biệt là Kutrtlevan với các nghiên cứu của

ông về vấn đề động cơ và nhân cách, tâm lý học xã hội đều có đề cập đến
nhân tố thúc đẩy hoạt động của con người, không chỉ có xung năng mà còn có
cả nhu cầu xã hội. Khi xuất hiện một nhu cầu nào đó, xuất hiện đồng thời liên
tưởng có liên quan đến các nhu cầu đó của chủ thể. Với mọi ý nghĩ của con
người đều có liên quan đến các nhu cầu khác nhau, vì vậy, tạo ra một chuỗi
những căng thẳng là nguồn gốc tích cực của hoạt động, đồng thời mang tính
tích cực hoạt động, giảm trạng thái căng thẳng đó.
Tâm lý học nhân văn về nhu cầu
Tâm lý học nhân văn ra đời như một khuynh hướng đối lập với tâm lý học
hành vi và phân tâm học. Tiêu biểu cho lý thuyết về nhu cầu của trường phái tâm lý
học nhân văn là “Thuyết thứ bậc nhu cầu” của A.Maslow (1908 – 1970).
Theo lý thuyết của ông thì nhu cầu của con người hình thành tạo nên
một hệ thống và có thứ bậc từ cấp thiết đến ít cấp thiết hơn.Thể hiện qua các
mức độ sau
- Nhu cầu sinh lý
- Nhu cầu được an toàn
- Nhu cầu được yêu thương
- Nhu cầu được tôn trọng
- Nhu cầu khẳng định bản thân
Ông nhận định rằng khi một nhu cầu được thỏa mãn thì nó không còn
động lực thúc đẩy. Sự phân chia này tuy theo thang bậc, không ổn định mà
còn có sự linh hoạt thay đổi tùy theo điều kiện cụ thể.
1.1.2 Nghiên cứu ở trong nước
Các nhà tâm lý học : Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn , … đã có
những nghiên cứu mang tính lý thuyết và những đặc điểm của nhu cầu. Bên
cạnh đó còn có những nghiên cứu về thực trạng nhu cầu của học sinh, sinh
viên, giáo viên, phụ huynh nhằm đáp ứng nhu cầu trong thực tiễn. Các công
trình khoa học như : Nghiên cứu về nhu cầu liên quan đến học tập có các tác
giả như : Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thạc về: “ Nhu cầu cần đạt được
trong học tập của sinh viên”(1984 ) hay nghiên cứu về nhu cầu lao động : có

tác giả Trần Thu Hương về “Nhu cầu làm thêm của sinh viên”.
Nghiên cứu về nhu cầu thẩm mỹ như: Tác giả Hoàng Trần Doãn về nhu
cầu điện ảnh của sinh viên (2005) hay Nghiên cứu về: “ Nhu cầu văn hóa tinh
thần của sinh viên trường đại học Thái Nguyên” của tác giả Phạm Thanh
Thảo ( 2001 )…
Trong lĩnh vực tham vấn và tư vấn cũng đã có nhiều công trình nghiên
cứu đề cập đến nhu cầu và mức độ tìm kiếm, trợ giúp để giải quyết những khó
khăn, có thể kể đến các công trình nghiên cứu như : Nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Thị Mùi và các cộng sự (2006) về “Nhu cầu tham vấn tâm lý của học
sinh THCS và THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Nghiên cứu của tác giả
Phạm Thị Thúy Ngọc về : “ Tìm hiểu nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh
THCS” ( 2007 ), nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Tâm về “ Nhu cầu tham vấn
tâm lý của học sinh THPT thành phố Đồng Hới – tỉnh Quảng Bình” ( 2011).
Tóm lại, nhu cầu là khái niệm gắn bó với sự phát triển của cá nhân và
xã hội được nhiều tác giả, nhiều lĩnh vực quan tâm nghiên cứu. Nhìn chung
các tác giả đều đánh giá cao vai trò trong cấu trúc nhân cách , các động cơ
hoạt động của nhu cầu đối với sự phát triển cá nhân, xã hội.
1.1.3 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu tư vấn
a) Những nghiên cứu ngoài nước
Tư vấn xuất phát ban đầu từ tư vấn lâm sàng , được các bác sĩ đưa ra từ
giữa thế kỉ thứ XIX. Witmer ( 1867 – 1956 ) – nhà tâm lý học người Mỹ ,
người khai sinh ra thuật ngữ ‘ Tâm lý học lâm sàng”. Đầu thế kỉ XIX công tác
tư vấn ở những người làm trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần bắt đầu ra đời và
được thực hành rộng rãi cho đến những năm 1920.
Nghiên cứu trong lĩnh vực tư vấn tâm lý : Caplan đã đưa ra công trình tiên
phong về lý thuyết và thực hành tư vấn sức khỏe tâm thần ra đời Các lĩnh vực
mô hình Caplan chỉ ra tư vấn sức khỏe tình thần từ cách tiếp cận lâm sàng.
Ngoài ra còn có các tác giả như Bergan, Zadek Kurt Lewin cũng có
những nghiên cứu về tư vấn dựa trên các mối quan hệ con người và phát triển
các mục tiêu của tư vấn, các mẫu hình trong lĩnh vực tư vấn, mối quan hệ

trong tư vấn.
Một số công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài tập trung vào
nghiên cứu hoạt động tư vấn, những ứng dụng mang tính thực tế trong quá
trình tư vấn, vị trí , vai trò của nhà tư vấn, các hình thức và những yếu tố ảnh
hưởng trong quá trình tư vấn cho giáo viên phải kể đến : Gilmore và Chandy (
1973 ), Gutkin ( 1980 ), Robert ( 1970 ) và Colemanv 9 1976 )…
Ngoài ra còn nhiều công trình của nhiều nhà tâm lý khác nghiên cứu
ứng dụng thực tiễn về quá trình tư vấn trong lĩnh vực tư vấn cho giáo viên đã
đóng góp nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho dịch vụ tư vấn.
b) Những nghiên cứu ở Việt Nam
Những năm gần đây, tư vấn tâm lý được mọi người quan tâm , biết đến
nhiều hơn và đặc biệt đã được triển khai thực hiện ở một số thành phố lớn như
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
Tại Hội thảo khoa học do hội Hội khoa học tâm lý – giáo dục Việt
Nam tổ chức năm 2006 đã bàn đến vấn đề tư vấn tâm lý – giáo dục.
Dù đã được mọi người biết đến nhưng ngành tâm lý của Việt Nam còn
gặp nhiều khó khăn, trở ngại .Chủ yếu những nghiên cứu về nhu cầu tư vấn
tâm lý nhằm vào các đối tượng như học sinh, sinh viên, giáo viên và rất ít
những nghiên cứu trên phụ huynh nhất là ở những phụ huynh có con trong độ
tuổi chuẩn bị vào lớp một. Vì vậy chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “ Nhu
cầu tư vấn của cha mẹ khi chuẩn bị tâm lý cho con vào lớp một tại trường
mầm non Mỹ Đình ”
1.2 Những khái niệm cơ bản về nhu cầu tư vấn
1.2.1 Khái niệm về nhu cầu
Định nghĩa về nhu cầu :
Theo C.Mác : “ Tiền đề đầu tiên của mọi sự tồn tại của con người, và
do đó , là tiền đề của mọi lịch sử, đó là : người ta phải có khả năng sống đã
rồi mới có thể làm ra lịch sử”. Nhưng muốn được sống trước hết cần phải có
thức ăn, nước uống, nhà ở, quần áo và một vài thứ khác nữa. Như vậy hành vi
lịch sử là việc sản xuất ra những tư liệu để thỏa mãn những nhu cầu ấy. Hơn

nữa đó là một hành vi lịch sử , một điều cơ bản của lịch sử mà con người ta
phải thực hiện hàng ngày, hàng giờ, chỉ nhằm duy trì đời sống con người.
Theo từ điển Tiếng Việt
Nhu cầu là sự đòi hỏi của cuộc sống, tự nhiên và xã hội . Nhu cầu về ăn
mặc ở, nhu cầu về sách báo, thỏa mãn nhu cầu vật chất và văn hóa . [3 ; 725]
Theo từ điển bách khoa Việt Nam :
Nhu cầu là sự phản ánh một cách khách quan đòi hỏi về vật chất, tinh
thần và xã hội đời sống con người cùng phù hợp với trình độ phát triển kinh tế
xã hội trong từng thời kỳ.Nhu cầu hình thành và phát triển trong quá trình lịch
sử.Mức độ nhu cầu và phương thức thỏa mãn nhu cầu về cơ bản phụ thuộc
vào trình độ phát triển kinh tế. Nhu cầu là động lực mãnh mẽ thúc đẩy sản
xuất và toàn xã hội phát triển. [ 4; 267]
Theo các nhà tâm lý học phương tây
Theo A.N.Leeonchiev thì : Nhu cầu là một trạng thái của con người,
cần một cái gì đó cho cơ thể nói riêng, con người nói chung sống và hoạt
động. Nhu cầu luôn có đối tượng, đối tượng của nhu cầu là vật chất hoặc tinh
thần, chứa đựng khả năng thỏa mãn nhu cầu.Nhu cầu có vai trò định hướng,
đồng thời là động lực bên trong kích thích hoạt động của con người.
Theo Muray , nhu cầu được hiểu là một tổ chức cơ động có chức năng
tổ chức và hướng dẫn các quá trình nhận thức, tưởng tượng và hành vi. Nhờ
nhu cầu mà hoạt động mang tính mục đích, do đó hoặc là sự thỏa mãn nhu
cầu hoặc là ngăn ngừa những đụng độ khó chịu với môi trường. Nhu cầu là
một động lực xuất phats từ cơ thể, trong đó áp lực là lực tác động vào cơ thể,
chúng tồn tại trong quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Nhu cầu đòi hỏi có sự tác
động qua lại với những tình huống xã hội, phải có sự cải tổ chúng nhằm mục
đích tạo được sự thích ứng, đồng thời bản thân các tình huống cũng như nhu
cầu của những người khác có thể bộc lộ cả với tư cách là những kích thích
( nhu cầu ) lẫn với tư cách là trở ngại.
Theo các nhà tâm lý học Việt Nam
Theo Nguyễn Quang Uẩn , trong giáo trình Tâm lý học đại cương,

định nghĩa : Nhu cầu là sự biểu hiện mối quan hệ tích cực của cá nhân đối
với hoàn cảnh, là những đòi hỏi mà cá nhân thấy cần được thỏa mãn để
tồn tại và phát triển.
Theo từ điển Tâm lý học của tác giả Nguyễn Khắc Viện cho rằng : “
Nhu cầu là điều cần thiết để đảm bảo sự tồn tại và phát triển” [8; 173]
Theo từ điển Tâm lý học của tác giả Vũ Dũng cho rằng : “ Nhu cầu là
những đòi hỏi tất yếu để cá nhân tồn tại và phát triển trong những điều kiện
nhất định”
Như vậy, có thể thấy có rất nhiều những quan điểm khác nhau về nhu
cầu, nhưng đều có sự tương đồng . Trên cơ sở phân tích về nhu cầu và trong
khuôn khổ của đề tài nghiên cứu, chúng tôi sử dụng định nghĩa về nhu cầu
theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn viết: “ Nhu cầu là đòi hỏi tất yếu khách quan
thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển”.(10; 204)
1.2.2: Khái niệm tư vấn
Có thể hiểu hoạt động tư vấn là nhà tư vấn được đề nghị cung cấp dịch
vụ giúp đỡ trực tiếp cho cá nhân, nhóm, tổ chức hoặc cộng đồng nỗ lực trợ
giúp khó khăn cho họ.
Hiệp hội tâm lý hoa kỳ (1998) đã định nghĩa : tư vấn là mối quan hệ
giữa một người trợ giúp chuyên nghiệp và người, nhóm người và một chỉnh
thể xã hội cần được giúp đỡ, trong đó nhà tư vấn cung cấp sự giúp đỡ cho
người được tư vấn (người thực hành tư vấn) trong việc xác định và giải quyết
một vấn đề liên quan đến công việc hoặc người khác. [2 ;14]
Caplan (1970) đã đưa ra một định nghĩa hàm súc nhất về tư vấn khi ông
phát biểu về mô hình tư vấn sức khỏe tâm thần của mình. Theo Caplan , tư
vấn liên quan đến một mối quan hệ tình nguyện, không phân biệt thứ bậc giữa
hai người chuyên nghiệp, những người thuộc về những nhóm nghề nghiệp
khác nhau và mối quan hệ này được tạo nên bởi người tư vấn với mục đích
giải quyết một vấn đề liên quan đến công việc. [5;23]
Theo Lippitt Dịch vụ tư vấn là một quá trình giải quyết vấn đề có tính
tự nguyện được khởi nguồn và kết thúc bởi người tư vấn hoặc người thực

hành tư vấn. Nó liên quan mật thiết với mục đích trợ giúp những người thực
hành tư vấn phát triển thái độ và kỹ năng giúp họ thực hiện chức năng của
mình hiệu quả hơn với các đối tượng thân chủ do họ chịu trách nhiệm.Thân
chủ có thể là một cá nhân, một nhóm, một tổ chức. Theo đó những kết quả
của quá trình này bao gồm hai phần : tăng cường các dịch vụ cho bên thứ ba
và cải thiện khả năng của những người thực hành tư vấn để họ thực hiện chức
năng của mình trong lĩnh vực họ quan tâm.[ 5; 24]
Heller ( 1985 ) mô tả tư vấn là một phương tiện trao quyền năng cho
những nhóm xã hội bị tước quyền bầu cử [5 ; 24 ]
Theo Caplan thì bản chất của mối quan hệ tư vấn thể hiện ở tính ba mặt
trong sự tương tác giữa nhà tư vấn- Người thực hành tư vấn – Khách
hàng.Người tư vấn , thông qua làm việc trực tiếp với người thực hành tư vấn,
cung cấp các dịch vụ gian tiếp cho bên thứ ba, đó là khách hàng. [ 5; 22]
Một số khía cạnh trong định nghĩa của Caplan được quan tâm bàn
luận.Trọng tâm của tư vấn có phải là một vấn đề liên quan đến công việc
không? Và đa số các nhà tư vấn đồng ý trọng tâm của tư vấn là dựa trên tất cả
các quá trình hoạt động có sự tham gia của người thực hành tư vấn.
Một ví dụ: khi tư vấn cho giáo viên , có thể tập trung vào những thông
tin mà thầy hoặc cô cung cấp về việc dạy học và quản lý sinh viên, cách thức
những thông tin được sử dụng và kết quả đạt được của họ.
1.2.3 Khái niệm về nhu cầu tư vấn tâm lý
Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta có rất nhiều nhu cầu khác
nhau, từ những nhu cầu vật chất đến nhu cầu về tinh thần. Khi xã hội phát
triển thì nhu cầu của con người càng tăng, trong khi đó khả năng của con
người chỉ có những giới hạn nhất định nên có nhiều nhu cầu của cá nhân
không được thỏa mãn. Chính vì vậy mà nhu cầu tư vấn tâm lý xuất hiện
nhưng vẫn còn sự mới mẻ trong xã hội .
Nhu cầu tư vấn tâm lý xuất hiện khi con người gặp những khó khăn
không tự giải quyết được, họ tìm đến dịch vụ tư vấn tâm lý.
Vì vậy, tư vấn tâm lý là những mong muốn của cá nhân khi gặp những

vấn đề khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống, họ mong muốn tìm kiếm những
một sự trợ giúp từ bên ngoài nhằm giúp họ có thêm kiến thức và kỹ năng để
đưa ra cách giải quyết phù hợp nhất với vấn đề mà họ gặp phải.
Từ những quan niệm khác nhau về tư vấn tâm lý, về nhu cầu của con người
chúng tôi đưa ra khái niệm về nhu cầu tư vấn tâm lý của phụ huynh như sau:
“ Nhu cầu tư vấn tâm lý của phụ huynh là những mong muốn của cha
mẹ được hỗ trợ từ chuyên gia tư vấn để có thêm kiến thức, kỹ năng nhằm mục
đích xác định và giải quyết các vấn đề của con họ”
1.2.4 Đặc điểm về nhu cầu tư vấn tâm lý
• Tính đối tượng của nhu cầu
Nhu cầu bao giờ cũng có tính đối tượng.
Trong tâm lí con người, đối tượng của con người được nhận thức dần
dần. Khi đối tượng của nhu cầu được nhận thức đầy đủ, tất yếu phải thực hiện
thì lúc đó nhu cầu trở thành động cơ thúc đẩy con người nhằm tới đối tượng.
Muốn hướng con người vào một hành vi nhất định, phải nghiên cứu hệ
thống nhu cầu của cá nhân đó, giúp họ ý thức được nhu cầu của họ. Tạo điều
kiện gặp gỡ gữa các nhu cầu đối tượng.
Tính đối tượng của nhu cầu được xuất hiện trong hoạt động có đối
tượng của chủ thể. Nhu cầu với tư cách là năng lực hướng dẫn, điều chỉnh
hoạt động khi được “ đối tượng hóa” là điều kiện nảy sinh tâm thế. Với ý
nghĩa đó, nhu cầu thực sự là một cấp độ của phản ánh tâm lý, ở cấp độ này,
nhu cầu được phát triển thông qua sự phát triển nội dung đối tượng của nhu
cầu. Đây chính là đặc điểm đặc trưng của nhu cầu ở con người.
• Nhu cầu có tính ổn định
Trong xu thế vận động, nhu cầu có thể xuất hiện lặp đi lặp lại khi sự
đòi hỏi gây ra nhu cầu tái hiện “ một yêu cầu về việc gì đó xảy ra một lần
mang tính đơn lẻ và không lặp lại nữa thì sẽ không biến thành nhu cầu và
không đặc trưng cho những đặc điểm tâm lý của con người”
• Nhu cầu của con người mang bản chất xã hội
Nhu cầu của con người đều sinh ra theo bản năng nhưng được xã hội

hóa, được ước chế bởi xã hội. Một trong những sự khác biệt về chất giữa nhu
cầu của con vật và nhu cầu của con người là sự khác biệt về điều kiện và
phương thức thỏa mãn. Ở con người những yếu tố này được nâng lên trình độ
hơn, tốt hơn văn minh hơn nhờ khả năng lao động trí óc sáng tạo. Còn ở con
vật, điều kiện và phương thức thỏa mãn về bản chất là chỉ theo bản năng, nếu
có sự thay đổi nào đó cũng do con người sáng tạo.
• Đặc điểm của tư vấn tâm lý
- Mối quan hệ giữa nhà tư vấn và người thực hành tư vấn là mối quan
hệ chân thật, tự nguyện ngang bằng, tin cậy lẫn nhau
- Được bắt đầu do người thực hành tư vấn hoặc người tư vấn
- Người thực hành tư vấn có thể là người chuyên nghiệp hoặc không
phải là người chuyên nghiệp
- Tư vấn là mối quan hệ ba bên, nó cung cấp dịch vụ gián tiếp cho bên
thứ ba (thân chủ)
- Vai trò của người tư vấn thay đổi theo những nhu cầu của người thực
hành tư vấn
- Tư vấn có thể xuất phát từ trong hay ngoài tạo ra.
1.2.5: Mối quan hệ của nhu cầu tư vấn tâm lý với một số thành tố
của nhân cách
a) Nhu cầu tư vấn tâm lý và động cơ
Nhu cầu tư vấn tâm lý có quan hệ chặt chẽ với động cơ. Bất cứ hoạt
động nào của chủ thể cũng có động cơ. Đây chính là thành phần không thể
thiếu, đóng vai trò thúc đẩy hoạt động của chủ thể. Khi quan niệm nhu cầu tư
vấn tâm lý là những đòi hỏi về vật chất, tinh thần của cá nhân, cần được thỏa
mãn để tồn tại và phát triển, mà chỉ có thể thỏa mãn được bằng hoạt động
chiếm lĩnh đối tượng của chính cá nhân đó, thì mặc nhiên coi nhu cầu tư vấn
tâm lý là yếu tố cấu thành hệ thống động cơ của cá nhân.
A.N Leonchiev đã quan niệm động cơ như là đối tượng trả lời nhu cầu
này nhu cầu khác . Sự phát triển của hoạt động, của động cơ sẽ làm biến đổi
nhu cầu của con người và làm sản sinh ra các nhu cầu mới. Theo ông : “ Nhu

cầu tư vấn tâm lý là cốt lõi bên trong của động cơ, nhu cầu muốn hướng dẫn
được hoạt động thì phải được đối tượng hóa trong một khách thể nhất định”
Thực tế cho thấy không phải nhu cầu nào cũng trở thành động cơ của
hoạt động. Chúng chỉ trở thành động cơ kh con người cảm thấy cần phải thỏa
mãn và có điều kện thỏa mãn chúng. Như thế nhu cầu và động cơ có quan hệ
gắn bó chặt chẽ.
b) Nhu cầu tư vấn tâm lý và hứng thú
Khi chủ thể có nhu cầu ý thức được nó thì bản thân nhu cầu đó sẽ trở
thành động cơ thúc đẩy chủ thể hoạt động để thỏa mãn nhu cầu của mình.
Trong mối quan hệ nhu cầu – hứng thú thì nhu cầu là cơ sở của hứng thú,
còn hứng thú hình thành từ nhu cầu được thỏa mãn trở thành biểu hiện cụ thể
của nhu cầu đã được đối tượng hóa trong một khách thể nhất định. Khi đối tượng
nhu cầu xuất hiện, chủ thế ý thức được giá trị của nó với mình, cùng với những
điều kiện phù hợp thì hướng nhận thức và hoạt động của mình vào đối tượng đó
để thỏa mãn nhu cầu.Việc thỏa mãn này gây ra hứng thú cho chủ thể, làm cho
chủ thể trở nên tích cực hoạt động hơn để tiếp tục thỏa mãn nhu cầu.
c) Nhu cầu tư vấn tâm lý và định hướng giá trị
Định hướng giá trị là định hướng của cá nhân hay một nhóm xã hội tới
hệ thống này hay giá trịa khác, trong đó các hiện tượng vật chất và tinh thần
xuất hiện với tư cách là giá trị có khả năng thỏa mãn các nhu cầu và lợi ích
của họ.
Định hướng giá trị chứa đựng các yếu tố nhận thức, ý chí và cảm xúc
cũng như các khía cạnh đạo đức, thẩm mĩ trong sự phát triển nhân cách, là cơ
sở bên trong của hành vi, quyết định lối sống của chủ thể. Định hướng giá trị
và nhu cầu tư vấn tâm lý của chủ thể có mối quan hệ biện chứng, trong đó nhu
cầu tư vấn tâm lý quyết định sự hình thành, phát triển của định hướng giá trị.
Ngược lại định hướng giá trị lại là cơ sở bên trong quyết địn sự lựa chọn đối
tượng cũng như phương phức thỏa mãn nhu cầu.
d) Nhu cầu tư vấn tâm lý và lý tưởng
Nhu cầu tư vấn tâm lý là cơ sở của lý tưởng, còn lý tưởng là biểu hiện ở

mức độ cao của nhu cầu. Lý tưởng là một hình ảnh mẫu mực, tương đối hoàn
chỉnh, có sức lôi cuốn con người vươn tới để đạt được. Nhờ có lý tưởng nên
cá nhân luôn có những cảm xúc tích cực trong quá trình hoạt động để tìm
kiếm đối tượng thỏa mãn nhu cầu cá nhân.
1.2.6 Các giai đoạn của tư vấn tâm lý
Qúa trình tư vấn tâm lý theo Caplan đưa ra có 8 giai đoạn
- Giai đoạn tìm hiểu vấn đề
- Giai đoạn thiết lập mối quan hệ
- Giai đoạn đánh giá vấn đề
- Giai đoạn xác định và xác lập mục đích
- Lựa chọn phương án
- Thực hiện phương án
- Lượng giá
- Kết thúc
1.2.7 Phân biệt tư vấn với các quan hệ trợ giúp khác
a) Tư vấn và tham vấn/ trị liệu
Theo nhiều định nghĩa khác nhau cho rằng : Tham vấn/ trị liệu là một
quan hệ trực tiếp nhằm mục đích thay đổi hành vi của người nhận dịch vụ.
Tư vấn giống với tham vấn ở chỗ : cùng là mối quan hệ nhân văn mang
tính thành thật và tin tưởng là cần thiết cho thành công và giúp đỡ thân chủ
trở nên độc lập.
Điểm khác biệt ở đây là : nhà tham vấn giúp đỡ thân chủ thông qu việc
nâng cao năng lực cho người thực hành tư vấn. Tham vấn tập trung vào
những vấn đề tâm lý của thân chủ còn tư vấn tập trung vào những vấn đề có
tính chất công việc. [5; 28]
b) Tư vấn và giám sát
Sự khác biệt lớn nhất là bản chất mối quan hệ. Những người giám sát
chuyên gia và thường là người có quyền lực, sự đánh giá, xếp hạng của họ
dẫn đến việc xếp hạng , tăng trưởng, đề bạt…. Quan hệ giữa nhà tư vấn và
người thực hành tư vấn là mối quan hệ dân chủ. [5,29]

c) Tư vấn và đưa lời khuyên
Theo Gallessich (1982) thuật ngữ tư vấn hiểu theo nghĩa thông thường
gắn với việc tìm kiếm và đưa ra lời khuyên. Tuy nhiên đửa ra lời khuyên nhủ
khác với tư vấn là người đưa ra lời khuyên giữ một vai trò là một chuyên gia,
không có ý định rõ ràng để phát triển khả năng của người nhận lời khuyên, và
mối quan hệ cụ thể được xác lập trong mối quan hệ giữa người đưa và nhận
lời khuyên. [5; 28]
e) Tư vấn và hợp tác
Hợp tác là một quá trình tương tác lập kế hoạch, ra quyết định có liên
quan đến hai hoặc nhiều thành viên để cùng giải quyết một vấn đề nào đó và như
vậy có nghĩa là vai trò của các thành viên như nhau ( ở một mức độ nào đó ).
Tư vấn là một quá trình trợ giúp gián tiếp bằng cách trao quyền năng
cho người thực hành tư vấn nhằm giúp đỡ một người thứ ba khi dịch vụ được
cung cấp bởi người thực hành tư vấn, còn hợp tác tức là khi hai người cộng
tác cùng cung cấp dịch vụ. Trong quá trình tư vấn phải có sự hợp tác của nhà
tư vấn và người thực hành tư vấn. [5; 28]
f)Tư vấn và giảng dạy, đào tạo
Giảng dạy, đào tạo là một quá trình truyền đạt, trong một phương phức
có hệ thống và được lên kế hoạch, như một bộ phận của lý thuyết thông tin
( Conoley & Conoley 1992 ). Dạy kiến thức theo truyền thống thường là một
tình trạng chính thức, mô phạm và hiếm có sự hợp tác.
Dạy kiến thức ( đào tạo ) là một công cụ mà nhà tư vấn sử dụng trong
quá trình tư vấn, thông thường là một phần của chiến lược can thiệp. Dạy học
trong tư vấn có tính phi chính thức hơn và có liên hệ với nhiều hình thức mô
phỏng đa dạng chứ không chỉ là bài giảng và bài tập. [5; 28 ]
1.2.8 Khái niệm nhu cầu tư vấn tâm lý cho cha mẹ
Năm 1975 mô hình tư vấn cho cha mẹ dựa trên tâm lý tạo tác được đưa
ra ( Bown và bown 1975), mô hình này về sau được phổ biến.
Tư vấn cho cha mẹ dựa trên một số tư tưởng về tư vấn như trường phái
hành vi về luyện tập cha mẹ, để can thiệp cuộc sống của con em họ, được hình

thành thông qua mô hình tư vấn cha mẹ tự chọn. Tư vấn cha mẹ khác với các kiểu
can thiệp cha mẹ khác: trị liệu gia đình và giáo dục gia đình. Trị liệu gia đình là
dịch vụ trực tiếp làm thống nhất gia đình, ở đó cha mẹ và con cái đồng thời tham
dự với nhà trị liệu nhằm làm cho vấn đề trong gia đình được giải quyết tốt hơn (
Goldenberg and Goldenberg, 1985). Giáo dục gia đình là cách tiếp cận gián tiếp
nhằm mục đích dạy cho cha mẹ các kỹ năng cha mẹ . [6; 436]
Tư vấn cho cha mẹ với mục đích là nâng cao kỹ năng cha mẹ của cha
mẹ, để cha mẹ hiểu thêm nguyên tắc làm cha mẹ để giúp cha mẹ trong quá
trình phát triển cho con em mình. Tăng cường sự hiểu biết của cha mẹ với con
em mình.
Tư vấn gia đình đươc xem như là sự can thiệp hợp lý cho các cha mẹ
thấu hiểu các nguyên tắc làm cha mẹ, thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề, có
những mong muốn không thực tế, có nhận thức hoặc kinh nghiệm không sát
với sự phát triển của trẻ. Điều này không phù hợp cho các gia đình mà vấn đề
sức khỏe của cha mẹ là nguyên nhân của các vấn đề trong gia đình. Tư vấn
cho cha mẹ thúc đẩy phát triển của con em họ. [6; 437]
Từ định nghĩa Tư vấn tâm lý của Caplan, chúng tôi đưa ra khái niệm về
tư vấn tâm lý cho cha mẹ : Tư vấn tâm lý cho cha mẹ là quá trình trong đó
nhà tư vấn làm việc trong mối quan hệ bình đẳng không phân biệt thứ bậc với
cha mẹ để trợ giúp họ trong việc đưa ra các quyết định, các kế hoạch nhằm
đem đến lợi ích giáo dục tốt nhất cho con em họ.
Trong đó : nhà tư vấn ( nhà tâm lý học trường học, bác sĩ lâm sang, nhà
tham vấn…), người thực hành tư vấn ( cha mẹ ), thân chủ ( con cái , học sinh )
1.3 Một số đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo
Mẫu giáo lớn là giai đoạn của trẻ em ở lứa tuổi mầm non. Giai đoạn
này có những cấu tạo đặc trưng tâm lý của con người được hình thành trước
đây, đặc biệt là trong độ tuổi mẫu giáo vẫn được hình thành và phát triển
mạnh. Và với sự giáo dục của cha mẹ những chức năng tâm lý đó sẽ được dần
hoàn thiện về mọi phương diện ( nhận thức, tình cảm, ý chí )
Ở giai đoạn này,vị trí của trẻ đã khác hẳn với giai đoạn trước. Trong

mối liên hệ với người lớn có hình thức mới là sự thay đổi trong hoạt động
cùng nhau giữa cha mẹ và trẻ thay vào đó là sự hướng dẫn của người lớn với
trẻ trong các hoạt động.
Đặc điểm nổi bật nữa là có sự nảy sinh ở trẻ trong mối quan hệ với các
bạn cùng trang lứa.
Trong suốt thời kỳ mẫu giáo, hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động chơi.
Trong hoạt động chơi của trẻ đặc biệt là trò chơi “ Phân vai theo chủ đề
” tạo nên sự thay đổi và phát triển toàn diện cho trẻ ở lứa tuổi này. Trong
những trò chơi, trẻ thể hiện được khát khao mong muốn tham gia vào cuộc
sống của người lớn ( đặc biệt là cha mẹ )
Hoạt động chơi giúp trẻ góp phần vào phát triển chú ý chủ định và trí
nhớ có chủ định ( ví dụ trong các trò chơi phân vai ). Trong hoạt động chơi,
trẻ phải tập trung, chú ý và ghi nhớ những vai mình đảm nhiệm.
Trò chơi trong hoạt động chơi của trẻ giúp trẻ phát triển hơn về ngôn
ngữ, khi tiếp nhận thông tin và truyền đạt thông tin đến những người bạn cùng
chơi với mình. Trẻ không những dùng lời nói để biểu đạt mà còn dùng những
hành động phi ngôn ngữ và biểu hiện qua nét mặt cảm xúc.
Bên cạnh hoạt động chơi, trẻ còn có các hoạt động khác trên lớp như vẽ
tranh, ghép tranh,cắt dán , nặn….hoạt động này giúp trẻ phát triển về mặt tâm
lý. Hoạt động sẽ giúp trẻ có sự hứng thú hoặc không hứng thú với nó nhưng
cũng dần hình thành tâm lý của trẻ mẫu giáo.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NHU CẦU TƯ VẤN CỦA CHA MẸ KHI CHUẨN BỊ
TÂM LÝ CHO CON VÀO LỚP MỘT
2.1. Thực trạng về nhu cầu tư vấn của cha mẹ khi chuẩn bị tâm lý
cho con vào lớp một
2.1.1 Nhận thức của cha mẹ về nhu cầu tư vấn tâm lý khi chuẩn bị
cho trẻ vào lớp một
Bảng 2.1 : Nhận thức của cha mẹ về nhà tư vấn tâm lý
STT

Nhà tư vấn tâm lý
Tổng
SL %
1 Là những giáo viên dạy học
trong trường
11 22
2 Là cán bộ quản lý trong trường học 6 12
3 Là chuyên viên tư vấn, trợ giúp
gia đình nhà trường về các vấn
đề liên quan đến tâm-sinh lý
của học sinh
32 64
4 Là các đối tượng khác 1 2
Kết quả bảng 2.1 cho thấy: Tỉ lệ % nhận thức của cha mẹ về nhà tư vấn
tâm lý có sự chênh lệch, cụ thể như sau :
Có 64% cha mẹ nhận thức đúng về vị trí của nhà tư vấn tâm lý và 22%
cha mẹ cho rằng nhà tư vấn tâm lý là giáo viên.
Theo điều tra, cha mẹ cho rằng nhà tư vấn giáo dục là những giáo viên
dạy trẻ với lý do khi trẻ gặp các vấn đề khó khăn trong hoạt động học và các
lĩnh vực khác, người đầu tiên cha mẹ tìm đến là giáo viên dạy trẻ.
Có 12 % cha mẹ cho rằng nhà tư vấn tâm lý là cán bộ quản lý trong
trường học.
Cha mẹ cho rằng cán bộ quản lý trong trường học là những người thực
hiện tư vấn giáo dục. Với chia sẻ của phụ huynh K : “ giáo viên chỉ dạy trên
lớp, hiểu về các vấn đề của cháu trên lớp , còn các thầy cô làm công tác quản
lý mới hiểu được nhu cầu giáo dục và cách thức giáo dục hiện này .”
Có 2 % cha mẹ cho rằng nhà tư vấn tâm lý là đối tượng khác. Tư vấn
tâm lý là hoạt động còn rất mới trong nước khi trên thế giới ngành tâm lý học
trường học rất phát triển. Với 2% cha mẹ khi chưa nhận thức đúng là do họ
chưa hề biết và nghe đến nhà tư vấn tâm lý nhất là trong môi trường học

đường. Có những phụ huynh chỉ biết đến trong trường học có ban giám hiệu
nhà trường, thầy cô và các bác lao công nhưng chưa hề biết đến sự có mặt của
nhà tư vấn tâm lý .
Một số phụ huynh chia sẻ về suy nghĩ của mình về nhà tư vấn tâm lý
giống như bác sĩ trong các bệnh viện, khám dựa trên dấu hiệu của bệnh nhận
chuẩn đoán và kê đơn thuốc.
Theo phỏng vấn sâu phụ huynh chia sẻ : “ Theo tôi thì nhà tư vấn tâm
lý giống những người làm công tác hội chữ thập đó, chuyên đi giúp đỡ hỏi
han quan tâm những người gặp hoàn cảnh khó khăn”
Biểu đồ 1 : Nhận thức của cha mẹ về nhà tư vấn tâm lý

Bảng 2.2: Nhận thức của cha mẹ về vai trò của nhà tư vấn tâm lý khi chuẩn bị cho trẻ vào lớp một .
STT Nội dung
Mức độ
Rất quan
trọng
Quan trọng
Quan trọng ở
mức độ bình
thường
Không quan
trọng
SL % SL % SL % SL %
1 Hỗ trợ trẻ về sức khỏe, cảm xúc và hành vi 24 48 16 32 10 20 0 0
2 Xác định và nhận biết những vấn đề về học tập và
hành vi ảnh hưởng đến quá trình học tập của trẻ
36 72 14 28 0 0 0 0
3 Chia sẻ với cha mẹ về những kỹ năng và phương
pháp giáo dục trẻ
38 76 12 24 0 0 0 0

4 Tư vấn cho cha mẹ về cách thức phát huy điểm
mạnh , hạn chế điểm yếu của trẻ
24 48 22 44 6 12 0 0
5 Tư vấn về phát triển năng khiếu cho trẻ 32 64 16 32 2 4 0 0
6 Tư vấn cho cha mẹ hiểu về đặc điểm tâm sinh lý
của trẻ ở lứa tuổi này
37 74 13 26 0 0 0 0
Từ bảng 2.2 cho thấy cha mẹ rất quan tâm đến vai trò của nhà tư vấn
trong các vấn đề ( 2,3,4,5 ) với tỉ lệ : từ 64 % cha mẹ lực chọn đến 76 % cha
mẹ lựa chọn . Và 26 % đến 44 % cha mẹ cho rằng nhà tư vấn có vai trò quan
trọng . Điều này cho thấy, cha mẹ đã nhận thấy được vai trò quan trọng của
nhà tư vấn trong việc chuẩn bị tâm lý cho trẻ vào lớp một.
Đây là những vấn đề cha mẹ quan tâm và nhận thấy cần thiết cho sự
chuẩn bị tâm lý của trẻ. Và theo ý kiến của hầu hết cha mẹ , đây chính là
những vấn đề ảnh hưởng lớn đến việc trẻ vào lớp một.
Ở cả 6 nội dung trên, 0 % cha mẹ cho rằng nhà tư vấn không có vai trò
quan trọng trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Với vai trò trong công
việc của nhà tư vấn tâm lý được nêu trong bảng 2.6, cha mẹ nhận thấy sự
quan trọng và thực sự cần thiết sự có mặt của nhà tư vấn tâm lý trong trường
học. 0 % cha mẹ học sinh đồng ý với quan điểm “ Không quan trọng” , cho
thấy cha mẹ đã có sự hiểu biết và nhận thức được nhà tư vấn tâm lý là gì và
họ có vai trò như thế nào khi chuẩn bị tâm lý cho trẻ vào lớp một.
Bảng 2.3 : Nhận thức của cha mẹ về sự có mặt của nhà tư vấn tâm lý
trong trường học
STT Mức độ SL %
1 Rất cần thiết 38 76
2 Cần thiết 12 24
3 Không cần thiết 0 0
Kết quả bảng 2.3 cho thấy:
Có 76 % cha mẹ khẳng định sự có mặt của nhà tư vấn tâm lý trong

trường học là rất cần thiết
Chúng tôi nhận thấy, tỉ lệ % cha mẹ khẳng định sự có mặt của nhà tư
vấn giáo dục ở mức cao. Điều này hoàn toàn phù hợp với nhu cầu cần sự trợ
giúp tư vấn tâm lý của cha mẹ khi chuẩn bị tâm lý cho con vào lớp một. 24 %
cha mẹ đồng ý với quan điểm là cần có nhà tư vấn tâm lý trong trường học .
0% cha mẹ cho rằng không cần có mặt cửa nhà tư vấn tâm lý trong trường
học. Với sự chắc chắn của mình, 100 % cha mẹ tham gia làm phiếu và trả lời
phỏng vấn đều nhận thấy rằng, sự có mặt của nhà tư vấn tâm lý trong trường
học rất cần thiết. Kết quả này đã chứng minh , nhu cầu cần được hỗ trợ tư vấn
tâm lý của cha mẹ là rất lớn.
Biểu đồ 2 : Nhận thức của cha mẹ về sự có mặt của nhà tư vấn tâm lý
trong trường học
2.1.2: Thái độ của cha mẹ về nhu cầu tư vấn tâm lý khi chuẩn bị
cho trẻ vào lớp một.
Bảng 2.4 : Thái độ của cha mẹ về nhu cầu tư vấn tâm lý khi chuẩn bị
cho trẻ vào lớp một.
STT Nội dung
Mức độ
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ
SL % SL % SL %
1
Bàn với
người thân
và đưa ra
quyết định
33 66 17 34 0 0
2
Tìm đến nhà
tư vấn giáo
dục để được

tư vấn
22 44 14 28 14 28
3
Nhờ giáo
viên dạy trẻ
36 72 11 22 3 6
4
Không suy
nghĩ nhiều
mà cứ để
vậy
10 20 13 26 27 54
Từ bảng số liệu 2.4, chúng tôi thấy được , nhu cầu cần được tư vấn tâm
lý của cha mẹ ở mức thường xuyên, tùy theo nhu cầu của mỗi phụ huynh mà
có những cách thức thể hiện nhu cầu khác nhau.
Điều này thể hiện qua bảng số liệu được phân tích như sau :
33 % cha mẹ khẳng định thường xuyên bàn với người thân và đưa ra
quyết định .
Theo phỏng vấn sâu phụ huynh A chia sẻ : “ Nhiều khi mình hiểu con
mình cần gì nhưng để có quyết định tốt nhất cho con, gia đình tôi đều hỏi ý
kiến của các cô, bác của cháu để đưa ra quyết định tốt nhất với cháu.”
34 % cha mẹ thỉnh thoảng bàn với người thân và đưa ra quyết đinh.
PH chia sẻ : “ Khi gặp những việc khó khăn cần tham khảo ý kiến của mọi

×