Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Luận văn sư phạm Phân tích nội dung, xây dựng tư liệu dạy học chương I và chương II, phần Sinh thái học. Sinh học 12 - ban cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.1 KB, 74 trang )

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trường đại học sư phạm hà nội 2
Khoa Sinh KTNN
**********

Nguyễn thị phượng

Phân tích nội dung, xây dựng
tư liệu dạy học Chương I và
Chương II, Phần Sinh thái học.
Sinh học 12 Ban cơ bản

Khoá luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: Phương pháp giảng dạy

Người hướng dẫn khoa học
Th.s Trương Đức Bình

H NI 2010

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

-1-

Lớp K32C Khoa Sinh _KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2



Khoá luận tốt nghiệp đại học
Lời cảm ơn

Để hoàn thành bản khoá luận này, em đã nhận được sự quan tâm, giúp
đỡ của các thầy cô và các bạn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo Thạc sĩ Trương Đức
Bình người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt kinh nghiệm trong
suốt quá trình nghiên cứu và làm đề tài khoa học.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Phương
pháp giảng dạy cùng các thầy cô giáo trong khoa Sinh KTNN, trường Đại
học sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đề tài của
mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên đã giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu đề tài.
Lần đầu tiên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, đề tài của tôi
không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến
của các thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Sinh viên
Nguyễn Thị Phượng

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

-2-

Lớp K32C Khoa Sinh _KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp đại học
Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của đề tài này đảm bảo tính chính
xác, khách quan, trung thực, không trùng lặp với các tác giả khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Sinh viên
Nguyễn Thị Phượng

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

-3-

Lớp K32C Khoa Sinh _KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp đại học

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Phương pháp dạy học .................................................................... PPDH
Trung học phổ thông ..................................................................... THPT
Dạy học tích cực ........................................................................... DHTC
Phương tiện trực quan .................................................................... PTTQ
Giáo viên ........................................................................................... GV
Học sinh.............................................................................................. HS
Sách giáo khoa ................................................................................. SGK
Nhà xuất bản.................................................................................... NXB


SVTH: Nguyễn Thị Phượng

-4-

Lớp K32C Khoa Sinh _KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp đại học
Mục lục
Trang

Phần 1: Mở đầu

1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 5
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 7
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 7
5. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................. 8
Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
1.1. Tình hình và xu hướng đổi mới phương pháp dạy học ........................... 9
1.1.1. Trên thế giới ........................................................................................ 9
1.1.2. ở Việt Nam ......................................................................................... 9
1.2. Các vấn đề lý luận có liên quan............................................................ 11
1.2.1. Tính tích cực của học sinh trong hoạt động học tập.......................... 11
1.2.2. Đặc trưng của PPDH lấy HS làm trung tâm ...................................... 12
1.3. Các quy tắc biểu diễn phương tiện trực quan ....................................... 12

Chương 2: Kết quả nghiên cứu
2.1. Phân tích nội dung chương I: Cá thể và quần thể sinh vật ................... 15
2.1.1. Cấu trúc và nhiệm vụ của chương I: Cá thể và quần thể sinh vật...... 15
2.1.2. Phân tích nội dung các bài thuộc chương I ....................................... 15
2.2. Phân tích nội dung chương II: Quần xã sinh vật .................................. 36
2.2.1. Cấu trúc và nhiệm vụ của chương II: Quần xã sinh vật .................... 36
2.2.2. Phân tích nội dung các bài thuộc chương II ...................................... 36
2.3. Một số giáo án soạn theo PPTC ........................................................... 43
Phần 3: Kết luận và đề nghị

1. Kết luận ................................................................................................... 71
2. Đề nghị .................................................................................................... 72

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

-5-

Lớp K32C Khoa Sinh _KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp đại học
Phần 1: Mở đầu

1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật là sự
bùng nổ của thông tin. Khối lượng thông tin tăng lên một cách nhanh chóng,
sự ra đời của nhiều lý thuyết, thành tựu mới cũng như khả năng ứng dụng của

chúng vào thực tế đòi hỏi con người phải có những thay đổi để thích ứng với
hoàn cảnh xã hội mới.
Thực tế cho thấy, việc tạo ra một khối lượng kiến thức khổng lồ khiến
nhà trường phổ thông không thể trang bị đầy đủ cho học sinh trong quá trình
học. Do đó, vấn đề đặt ra là phải đổi mới nội dung, phương pháp, phương tiện
dạy học nhằm phát huy tính tích cực học tập, tìm hiểu, khám phá tri thức của
học sinh. Việc đổi mới phương pháp dạy học đã được hội nghị lần thứ hai của
Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII chỉ rõ: Đổi mới mạnh mẽ phương
pháp Giáo dục - Đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư
duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương tiện tiên tiến và
hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo tự học, tự nghiên cứu của học sinh,
nhất là sinh viên. Phát triển phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và
rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên.
Vậy đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) không còn là nhiệm vụ của
một trường, hai trường học nào đó mà đã trở thành yêu cầu của thời đại, đồng
thời là yêu cầu cấp bách cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của nước ta.
Đổi mới PPDH không chỉ là đổi mới về nội dung, mà phải đổi mới cả
về phương pháp, cách thức tổ chức dạy học... Nếu trước đây, PPDH truyền
thống coi trọng vai trò của người thầy, mục tiêu đặt ra cho người dạy, dạy học
lấy giáo viên làm trung tâm thì hiện nay với sự tăng lên mạnh mẽ của tri
thức, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, PPDH đó không còn phù hợp. Thực
tiễn đòi hỏi phải chuyển từ dạy học truyền thống sang PPDH mới dạy học
tích cực, dạy cho người học tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

-6-

Lớp K32C Khoa Sinh _KTNN



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp đại học

và có tư duy phân tích, tổng hợp, phát triển được năng lực của mỗi cá nhân,
tăng cường tính chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình tiếp thu, lĩnh
hội tri thức.
Xuất phát từ quy luật của hoạt động nhận thức: đi từ trực quan sinh
động đến tư duy trừu tượng. Hơn nữa, đặc thù của môn sinh học là quan sát và
thực nghiệm. Do vậy, việc xây dựng cho học sinh hệ thống hình ảnh, giúp cho
các em có cái nhìn cụ thể, sinh động về đối tượng nghiên cứu để từ đó các em
có nhận thức chính xác về vấn đề cần nghiên cứu. Không những vậy, việc sử
dụng hệ thống hình ảnh, tranh vẽ trong dạy học còn giúp cho bài giảng trở nên
sinh động, hấp dẫn, thu hút người học, từ đó tạo hứng thú học tập, tạo tiền đề
cho việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh, giúp nâng cao chất lượng
dạy và học.
Nhận thức rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, với mong muốn
được tập dượt nghiên cứu khoa học, chúng tôi lựa chọn đề tài: Phân tích nội
dung, xây dựng tư liệu dạy học Chương I và Chương II, Phần Sinh thái
học. Sinh học 12 Ban cơ bản.
Tôi rất mong kết quả nghiên cứu của mình sẽ giúp ích cho giáo viên
mới ra trường trong việc phân tích, thiết kế bài giảng và sinh viên ngành sư
phạm làm tài liệu tham khảo.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu
- Góp phần khắc phục khó khăn và thực hiện có hiệu quả sách giáo
khoa Sinh học 12 mới, nâng cao chất lượng dạy và học kiến thức sinh thái học
ở trường phổ thông.

- Tập dượt nghiên cứu khoa học, rèn luyện các kỹ năng dạy học cơ bản,
đặc biệt là nhóm kỹ năng phân tích bài, lựa chọn phương tiện và kỹ năng thiết
kế bài học theo hướng tích cực.
- Cung cấp tư liệu tham khảo cho giáo viên mới ra trường.

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

-7-

Lớp K32C Khoa Sinh _KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp đại học

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích nội dung từng bài trong Chương 1: Cá thể và quần thể sinh
vật; Chương 2: Quần xã sinh vật. Thuộc Phần bảy: Sinh thái học Sinh học 12
Ban khoa học cơ bản.
- Xây dựng hệ thống hình ảnh, tư liệu làm sáng tỏ nội dung kiến thức
phục vụ cho việc dạy và học từng bài trong Chương 1: Cá thể và quần thể sinh
vật; Chương 2: Quần xã sinh vật. Thuộc Phần bảy: Sinh thái học Sinh học 12
Ban khoa học cơ bản.
- Thiết kế một số bài giảng theo hướng phát huy tính tích cực học tập
của học sinh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Kiến thức sinh thái học và nội dung SGK Sinh học 12 Ban khoa học

cơ bản.
- Các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Chương 1: Cá thể và quần thể sinh vật; Chương 2: Quần xã sinh vật.
Thuộc Phần bảy: Sinh thái học Sinh học 12 Ban khoa học cơ bản.
4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Các tài liệu về quan diểm đổi mới giáo dục và đào tạo trong nghị
quyết của Đảng cộng sản Việt Nam.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc đổi mới PPDH, bản chất của PPDH
lấy học sinh làm trung tâm.
- Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan đến phần: Sinh thái học.
4.2. Phương pháp điều tra sư phạm
- Tìm hiểu tình hình dạy và học phần Sinh thái học lớp 12 ở một số
trường THPT.

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

-8-

Lớp K32C Khoa Sinh _KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp đại học

- Tìm hiểu những khó khăn của giáo viên trong quá trình thực hiện SGK
mới.

4.3. Phương pháp chuyên gia
- Xin ý kiến đánh giá của chuyên gia và GV phổ thông về kết quả
nghiên cứu của đề tài.
5. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

5.1. ý nghĩa khoa học
- Phát huy được tính tích cực học tập của học sinh.
5.2. ý nghĩa thực tiễn
- Phân tích thiết kế bài học theo phương pháp phát huy tính tích cực học
tập, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
- Cung cấp tư liệu tham khảo cho giáo viên và sinh viên mới ra trường.

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

-9-

Lớp K32C Khoa Sinh _KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp đại học

Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
1.1.

Tình hình và xu hướng đổi mới phương pháp dạy học

1.1.1. Trên thế giới

Dạy học tích cực bắt đầu được hình thành ở Anh từ năm 1920. Khi đó ở
nước Anh đã hình thành những nhà trường kiểu mới, trong đó người ta chú ý
đến sự phát triển trí tuệ của học sinh. Họ khuyến khích các hoạt động độc lập
tự quản của học sinh.
Đến năm 1945, ở Pháp bắt đầu hình thành các lớp học mới tại các
trường Tiểu học thí điểm. Tại đó, cách dạy của họ phụ thuộc vào hoạt động và
hứng thú của học sinh. Và đến những năm 1970-1980 họ bắt đầu áp dụng rộng
rãi ở tất cả các trường từ Tiểu học đến THPT với 200 trường thí điểm về cách
dạy của giáo viên sử dụng các phiếu học tập để tổ chức hoạt động độc lập của
học sinh.
Cùng với đó, ở các nước Xã hội chủ nghĩa cũ (Liên Xô, Ba Lan, Đức) từ
những năm 1950 cũng đã bắt đầu chú ý đến tích cực hoá hoạt động học tập
của học sinh.
Như vậy, xu hướng của thế giới hiện nay nhấn mạnh phương pháp tự
học, tự nghiên cứu, đó là mục đích dạy học, đặt người học vào vị trí trung tâm,
xem cá nhân người học vừa là chủ thể, vừa là mục đích cuối cùng của quá
trình đó.
1.1.2. ở Việt Nam
ở nước ta, vấn đề đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực của
học sinh nhằm đào tạo những con người lao động sáng tạo đã đặt ra trong
ngành giáo dục từ những năm 1960 với khẩu hiệu Biến quá trình đào tạo
thành quá trình tự đào tạo. Giáo viên chủ yếu là người hướng dẫn, tổ chức các

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

- 10 -

Lớp K32C Khoa Sinh _KTNN



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp đại học

hoạt động học tập. Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên sẽ độc lập
nghiên cứu, chủ động giành lấy kiến thức.
Từ những năm 1970, có rất nhiều công trình nghiên cứu về đổi mới
PPDH, có thể kể đến những tác giả như: Nguyễn Sỹ Tỳ với công trình nghiên
cứu về cải tiến PPDH nhằm phát huy trí thông minh của học sinh. Hay
Gs.Trần Bá Hoành với Rèn luyện trí thông minh của học sinh qua di truyền
biến dị (1972). Tiếp đó, năm 1974 có công trình của Lê Nhân nghiên cứu về
kiểm tra tri thức bằng phiếu kiểm tra đánh giá.
Đặc biệt, trong thời gian gần đây đã có rất nhiều các công trình của các
tác giả đi sâu nghiên cứu vào tổ chức cho học sinh hoạt động độc lập với sách
giáo khoa như:
+ Lý luận dạy học sinh học - Đinh Quang Báo (chủ biên) và Nguyễn
Đức Thành xuất bản năm 2002. Trong tác phẩm này tác giả đã đi sâu nghiên
cứu các PPDH sinh học và đặc biệt là các biện pháp nhằm tích cực hoá người
học, chuyển từ nhiệm vụ truyền đạt tri thức của thầy đến trò sang việc học
sinh tự lĩnh hội tri thức. Các tác giả đã nêu bật vai trò của sách và đặc biệt là
các biện pháp tổ chức hoạt động độc lập của học sinh với sách giáo khoa trong
các khâu của quá trình dạy học.
+ Trong cuốn: Kỹ thuật dạy học sinh học của giáo sư Trần Bá Hoành
năm 1993 đã đề cập đến các biện pháp nhằm định hướng cho các hoạt động tự
lực của học sinh như: Câu hỏi vấn đáp, phiếu học tập... Học sinh bằng hoạt
động tự lực khi nghiên cứu sách giáo khoa để trả lời các câu hỏi, hình thành
các phiếu học tập để tự mình lĩnh hội tri thức.
+ Đối với phần Sinh thái học cũng được sự quan tâm của nhiều tác giả.
Đây là phần kiến thức liên hệ thực tế nhiều, nếu áp dụng PPDH truyền thống:
Giáo viên giảng giải Học sinh ghi nhớ máy móc thì làm cho học sinh mất

dần đi năng lực tư duy, óc khái quát các vấn đề có liên quan. Do vậy, việc đổi

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

- 11 -

Lớp K32C Khoa Sinh _KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp đại học

mới PPDH theo hướng tích cực hoá hoạt động người học, học sinh tự mình tìm
tòi và nắm bắt tri thức đã trở thành sự quan tâm của nhiều tác giả.
Trong những năm gần đây, nhiều khoá luận tốt nghiệp của sinh viên
khoa Sinh KTNN, trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tiến hành nghiên cứu áp dụng
PPDH tích cực trong chương trình sinh học cải cách giáo dục.
1.2. Các vấn đề lý luận có liên quan
1.2.1. Tính tích cực của học sinh trong hoạt động học tập
Từ xa xưa, con người đã không chỉ sử dụng những cái có sẵn trong tự
nhiên mà bằng hoạt động lao động sản xuất của mình, con người đã chủ động
cải biến tự nhiên và làm cách mạng xã hội, làm cho xã hội loài người tiến bộ
không ngừng. Do vậy chủ nghĩa duy vật khẳng định, tính tích cực là bản chất
vốn có của con người trong đời sống xã hội.
Theo L.V.Rebrova, tính tích cực học tập của học sinh là một hiện
tượng sư phạm thể hiện được sự gắng sức cao về nhiều mặt trong hoạt động
học tập.
Theo P.N.Erdoniev, nói tới tích cực học tập thực chất là nói tới tính tích
cực nhận thức.

Theo Gs.Trần Bá Hoành, tính tích cực học tập là trạng thái hoạt động
của học sinh, đặc trưng ở khát vọng học tập, có sự cố gắng trí tuệ và nghị lực
cao trong quá trình nắm vững kiến thức.
* Tính tích cực học tập của học sinh được biểu hiện như sau:
- Biểu hiện bằng hành động:
+ HS khao khát, tự nguyện trả lời các câu hỏi của giáo viên hoặc bổ
sung câu trả lời của bạn.
+ HS hay nêu các thắc mắc đòi hỏi được giải thích.
+ HS chủ động vận dụng linh hoạt kiến thức, kỹ năng để nhận thức
những vấn đề mới.

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

- 12 -

Lớp K32C Khoa Sinh _KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp đại học

+ HS mong muốn được đóng góp với thầy, với bạn những thông tin mới
ngoài nội dung bài học.
- Biểu hiện về cảm xúc:
+ HS hào hứng, phấn khởi trong học tập.
+ HS biểu hiện tâm trạng ngạc nhiên trước những thông tin mới, những
hiện tượng lạ.
- Biểu hiện về ý chí:
+ HS tập trung vào nội dung bài học, chăm chú nghe giảng.

+ Không nản trí trước những khó khăn, kiên trì làm bằng được các bài
tập khó, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
1.2.2. Đặc trưng của PPDH lấy HS làm trung tâm
Dạy học tích cực (DHTC) đề cao vai trò của người học, HS vừa là đối
tượng, vừa là chủ thể của quá trình dạy học.
DHTC tôn trọng lợi ích và nhu cầu của người học, mục tiêu, nội dung
và phương pháp đều xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của người học.
DHTC không dừng lại ở mục tiêu giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, mà
chú trọng phát triển năng lực tư duy, tính chủ động sáng tạo, phương pháp tự
học, tự nghiên cứu.
DHTC yêu cầu cao vai trò của người dạy, người dạy phải là người cố
vấn, người đạo diễn, đóng vai trò trọng tài tổ chức hướng dẫn tạo điều kiện để
HS hoạt động độc lập.
Hiện nay, đổi mới PPDH đã trở thành một tất yếu khách quan và phải
đổi mới theo hướng lấy học sinh làm trung tâm. Mọi nỗ lực giảng dạy của
giáo dục đều nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các em thể hiện chính mình.
Để có thể thực hiện được phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải nắm vững tri
thức khoa học, phải hiểu thấu đáo nội dung của bài học, phải có trình độ sư
phạm cao để tổ chức các hoạt động giúp các em lĩnh hội được tri thức.
1.3. Các quy tắc biểu diễn phương tiện trực quan.

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

- 13 -

Lớp K32C Khoa Sinh _KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Phương pháp trực quan có ý nghĩa rất quan trọng trong dạy học sinh
học không chỉ vì nó có ý nghĩa to lớn trong quá trình nhận thức mà còn vì nó
có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện. Xung quanh học sinh là cả một thế
giới sinh vật phong phú, đa dạng mà các em có thể quan sát, tiếp xúc trực tiếp
với chúng. Phương pháp trực quan gắn với việc sử dụng các phương tiện trực
quan (PTTQ) là tất cả các đối tượng nghiên cứu, được tri giác trực tiếp nhờ
các giác quan. Trong dạy học sinh học có 3 loại PTTQ chính:
- Các vật tự nhiên: mẫu sống, mẫu ngâm, mẫu nhồi, tiêu bản ép khô,
tiêu bản hiển vi...
- Các vật tượng hình: mô hình, tranh vẽ, ảnh, phim, phim đèn chiếu, sơ
đồ, biểu đồ...
- Các thí nghiệm
Các PTTQ được sử dụng để minh họa, bổ sung lời giảng của thầy là một
nguồn phát thông tin dạy học, nó còn được sử dụng làm phương tiện thông tin
chủ yếu để qua đó học sinh tự lực lĩnh hội tri thức mới. Thường những PTTQ
phản ánh những yếu tố rồi bằng phân tích, so sánh có thể rút ra sự giống nhau,
khác nhau, những kết luận khái quát; hoặc mô tả các kiến thức giải phẫu, qua
đó giúp học sinh tìm ra các đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng sinh lý
của chúng.
Dù biểu diễn PTTQ theo phương pháp nào, giáo viên cũng cần tuân theo
một số quy tắc sau:
- Biểu diễn phương tiện đúng lúc, dùng đến đâu đưa ra đến đó.
- Đối tượng quan sát phải đủ lớn, đủ rõ. Nếu vật quan sát quá nhỏ, phải
dành thời gian giới thiệu đến từng học sinh.
- Việc biểu diễn đồ dùng trực quan phải tiến hành thong thả, theo một
trình tự nhất định, để học sinh dễ theo dõi, kịp quan sát.
- Trong điều kiện có thể, nên phối hợp, bổ sung các loại PTTQ khác
nhau.


SVTH: Nguyễn Thị Phượng

- 14 -

Lớp K32C Khoa Sinh _KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp đại học

- Trước khi biểu diễn PTTQ cần hướng dẫn học sinh lưu ý quan sát triệt
để. Biện pháp định hướng tốt nhất là giáo viên cần nghiên cứu kỹ để nêu ra
các câu hỏi mà câu trả lời của học sinh chỉ có thể tìm được qua tài liệu quan
sát từ PTTQ.

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

- 15 -

Lớp K32C Khoa Sinh _KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp đại học

Chương 2: Kết quả nghiên cứu


2.1. Phân tích nội dung chương I: Cá thể và quần thể sinh vật
2.1.1. Cấu trúc và nhiệm vụ của chương I: Cá thể và quần thể sinh vật
a. Cấu trúc của chương I: Cá thể và quần thể sinh vật
Chương gồm 5 bài:
Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)
Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật
b. Nhiệm vụ của chương:
Chương I: Cá thể và quần thể sinh vật là chương mở đầu của phần Sinh
thái học.
Qua các bài học trong chương giúp học sinh thấy được tác động của các
nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm...); một số quy
luật tác động của các nhân tố sinh thái; sự thích nghi sinh thái và tác động trở
lại của sinh vật lên môi trường. Ngoài ra, giúp học sinh hiểu được khái niệm
về quần thể sinh vật (về mặt sinh thái học); biết được các mối quan hệ sinh
thái giữa các cá thể trong quần thể và ý nghĩa sinh thái của các quan hệ đó;
Biết được một số đặc trưng cơ bản về cấu trúc của quần thể. Giúp học sinh
nắm được khái niệm kích thước quần thể và sự tăng trưởng kích thước quần
thể trong điều kiện môi trường bị giới hạn và không bị giới hạn; Khái niệm và
các dạng biến động số lượng quần thể: theo chu kỳ và không theo chu kỳ.
2.1.2. Phân tích nội dung các bài thuộc chương I: Cá thể và quần thể
sinh vật

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

- 16 -

Lớp K32C Khoa Sinh _KTNN



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp đại học

Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:
- Nêu được khái niệm môi trường sống của sinh vật và các loại môi
trường sống
- Phân tích được tác động của một số nhân tố sinh thái vô sinh và hữu
sinh của môi trường lên đời sống của sinh vật.
- Nêu được khái niệm giới hạn sinh thái, ví dụ minh hoạ
- Nêu được khái niệm ổ sinh thái, phân biệt nơi ở với ổ sinh thái, lấy ví
dụ minh hoạ.
- Trình bày được những quy tắc chung về tác động của các nhân tố sinh
thái lên đời sống sinh vật.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện được kỹ năng phân tích các yếu tố môi trường.
3. Thái độ
- Có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên
II. Kiến thức trọng tâm

- Khái niệm về môi trường sống của sinh vật. Phân biệt hai nhóm nhân
tố sinh thái vô sinh và hữu sinh của môi trường sống.
- Khái niệm về giới hạn sinh thái và ổ sinh thái
- Sự thích nghi của sinh vật với ánh sáng và nhiệt độ của môi trường

sống.
III. Thành phần kiến thức

1. Kiến thức cơ bản
1.1. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
a. Khái niệm và phân loại môi trường

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

- 17 -

Lớp K32C Khoa Sinh _KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp đại học

- Khái niệm: Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố
xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sinh vật; làm ảnh
hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh
vật.
- Phân loại:
+ Môi trường trên cạn: bao gồm mặt đất và lớp khí quyển
+ Môi trường nước: gồm nước mặn, nước lợ, nước ngọt
+ Môi trường đất: gồm các lớp đất có độ sâu khác nhau
+ Môi trường sinh vật: gồm thực vật, động vật và con người, là nơi sống
của các sinh vật khác
b. Nhân tố sinh thái
- Khái niệm: Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có

ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
- Gồm:
+ Nhân tố sinh thái vô sinh: Khí hậu, thổ nhưỡng, nước, địa hình
+ Nhân tố sinh thái hữu sinh: gồm các cơ thể sống: vi sinh vật, nấm,
thực vật, động vật và mối quan hệ giữa chúng.
1.2. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái
a. Giới hạn sinh thái
- Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng
đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
- Gồm: khoảng thuận lợi + khoảng chống chịu
+ Khoảng thuận lợi: Các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo
cho các sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
+ Khoảng chống chịu: Các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động
sinh lý của sinh vật
- Ví dụ: Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam
+ Giới hạn dưới: 5,60C

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

- 18 -

Lớp K32C Khoa Sinh _KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp đại học

+ Điểm cực thuận: 20 - 350C
+ Giới hạn trên: 420C

b. ổ sinh thái:
- ổ sinh thái của một loài là không gian sinh thái mà ở đó tất cả các
nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó
tồn tại và phát triển.
- Sự thích nghi với mỗi nhân tố sinh thái của loài tạo nên ổ sinh thái
riêng của loài đó. Ví dụ:
+ Về nơi ở (trên cao, dưới đất)
+ Về dinh dưỡng (loại thức ăn, kích thước thức ăn...)
+ Về ánh sáng (ưa sáng, ưa bóng...)
- ổ sinh thái của một loài khác với nơi ở của chúng: Nơi ở chỉ nơi cư
trú, còn ổ sinh thái biểu hiện cách sinh sống của loài đó.
- Nguyên nhân: Chủ yếu là do cạnh tranh
- ý nghĩa: Giảm bớt mức độ cạnh tranh -> Nhiều loài sinh vật có thể
cùng sống với nhau trong một khu vực nhất định vì chúng thích nghi với
những điều kiện sinh thái khác nhau.
1.3. Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống
a. Thích nghi của sinh vật với ánh sáng
* Với thực vật:
- Thực vật thích nghi khác nhau với điều kiện chiếu sáng của môi
trường, thể hiện qua các đặc điểm về hình thái, cấu tạo giải phẫu và hoạt động
sinh lý của chúng.
- Gồm: Nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng.
+ Nhóm cây ưa sáng:
Đặc điểm: Thân cao, thẳng, lá có phiến dày, mô giậu phát triển, lá xếp
nghiêng so với mặt đất

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

- 19 -


Lớp K32C Khoa Sinh _KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp đại học

ý nghĩa thích nghi: Lá nằm xiên góc tránh bớt được các tia sáng chiếu
thẳng vào bề mặt lá, làm cho lá đỡ bị đốt nóng.
+ Nhóm cây ưa bóng:
Đặc điểm: Phiến lá mỏng, diện tích lá to, ít hoặc không có mô giậu, lá
nằm ngang, thường mọc dưới bóng của các cây khác.
ý nghĩa thích nghi: Duy trì quang hợp trong điều kiện ánh sáng yếu
* Với động vật:
- Động vật có cơ quan chuyên hoá tiếp nhận ánh sáng. Nhờ đó chúng
thích ứng tốt hơn với điều kiện chiếu sáng luôn thay đổi của môi trường.
- Gồm: + Nhóm động vật ưa hoạt động ban ngày
+ Nhóm động vật ưa hoạt động ban đêm (trong bóng tối)
b. Thích nghi của sinh vật với nhiệt độ
Sự thích nghi về mặt hình thái của sinh vật với nhiệt độ của môi trường
thể hiện qua hai nguyên tắc:
* Quy tắc về kích thước của cơ thể:
- Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới (nơi có khí hậu lạnh) thì kích
thước cơ thể lớn hơn so với động vật cùng loài hay với loài có quan hệ họ hàng
gần sống ở vùng nhiệt đới ấm áp. Đồng thời chúng thường có lớp mỡ dày nên
chống rét tốt.
- Ví dụ: voi và gấu ở vùng khí hậu lạnh có kích thước lớn hơn voi và
gấu ở vùng nhiệt đới.
* Quy tắc về kích thước các bộ phận tai, đuôi, chi... của cơ thể
- Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi, và các chi...

thường bé hơn tai, đuôi, chi... của loài động vật tương tự sống ở vùng nóng.
2. Kiến thức bổ sung, tư liệu tham khảo
- Môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và
các thực thể của tự nhiên... mà ở đó, cá thể, quần thể, loài... có quan hệ trực
tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình.

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

- 20 -

Lớp K32C Khoa Sinh _KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp đại học

(Trang 11 Cơ sở sinh thái học Vũ Trung Tạng NXB Giáo dục)
- Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố ở xung quanh sinh vật, có tác
động trực tiếp, gián tiếp hoặc tác động qua lại tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát
triển và những hoạt động của sinh vật.
(Trang 10 Sinh thái học và môi trường Trần Kiên NXB Giáo dục)
- Sinh vật sống trong các hệ sinh thái dưới nước tuỳ theo tầng nước và
phương thức di chuyển được chia ra thành các loại: Sinh vật nổi (plankton)
bao gồm các sinh vật sống trôi nổi, không có khả năng tự di chuyển như vi
khuẩn, các loài tảo đơn bào, trùng lỗ...; Sinh vật tự bơi (nekton) gồm các loài
cá, bò sát, thú sống dưới nước; Sinh vật nền đáy (benthos) gồm các loài sống
trên và trong nền đáy như: tảo nâu, tảo đỏ, cỏ biển, hải quỳ, cầu gai, cua, ốc,
sò...
- Con người là nhân tố sinh thái hữu sinh của môi trường. ở một mức

độ nhất định con người cũng có những tác động đến môi trường giống như
những động vật khác như hoạt động lấy thức ăn, thải bã vào môi trường. Tuy
nhiên, do có sự phát triển cao về trí tuệ nên con người còn tác động tới thiên
nhiên bởi các nhân tố xã hội, tác động của con người vào tự nhiên là tác động
có ý thức và có quy mô rộng lớn. Con người có thể làm cho môi trường phong
phú, giàu có hơn nhưng cũng rất dễ làm chúng bị suy thoái đi. Môi trường bị
suy thoái sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới các sinh vật khác, đồng thời đe doạ cuộc
sống của chính con người.
- Sự tồn tại của sinh vật phụ thuộc vào cường độ tác động của các nhân
tố sinh thái. Cường độ tác động tăng hay giảm, vượt ra ngoài giới hạn thích
hợp của cơ thể sẽ làm giảm khả năng sống của sinh vật. Khi cường độ tác
động tăng hơn ngưỡng cao nhất hoặc xuống thấp hơn ngưỡng thấp nhất so với
khả năng chịu đựng của cơ thể thì sinh vật không thể tồn tại.
- Cường độ và thời gian chiếu sáng có ảnh hưởng tới hoạt động sinh sản
và sinh trưởng của nhiều loài động vật. Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng,

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

- 21 -

Lớp K32C Khoa Sinh _KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp đại học

ánh sáng sau khi kích thích cơ quan thị giác, thông qua các trung khu thần
kinh tuyến não thuỳ làm ảnh hưởng tới hoạt động nội tiết, từ đó ảnh hưởng tới
thời gian phát dục của động vật.

- Tăng cường độ chiếu sáng sẽ rút ngắn thời gian phát triển ở cá hồi.
Loài cá hồi thường đẻ trứng vào mùa thu, nhưng cá vẫn có thể đẻ trứng vào
mùa xuân hoặc mùa hè trong điều kiện ánh sáng được điều chỉnh cường độ và
thời gian chiếu sáng giống với điều kiện chiếu sáng của mùa thu.
Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá
thể trong quần thể
I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
- Trình bày được thế nào là một quần thể sinh vật, lấy ví dụ minh hoạ về
quần thể
- Nêu được các mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể, lấy
được ví dụ minh hoạ và nêu được nguyên nhân, ý nghĩa sinh thái của các mối
quan hệ đó.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, khái quát, tổng hợp
3. Thái độ
- Có ý thức bảo vệ sinh vật trong tự nhiên
II. Trọng tâm của bài

- Khái niệm quần thể sinh vật
- Quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh trong quần thể
III. Thành phần kiến thức

1. Kiến thức cơ bản

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

- 22 -


Lớp K32C Khoa Sinh _KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp đại học

1.1. Quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể
- Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh
sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có
khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.
- Ví dụ: + Tập hợp cá trắm cỏ trong ao
+ Tập hợp rừng thông
- Quá trình hình thành quần thể trải qua các giai đoạn:
+ Một số cá thể cùng loài phát tán đến một môi trường sống mới
+ Những cá thể không thích nghi được sẽ bị tiêu diệt hoặc phải di cư đi
nơi khác. Cá thể tồn tại được dần thích nghi với môi trường sống.
+ Giữa chúng gắn bó chặt chẽ với nhau và dần dần hình thành quần thể
ổn định, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh.
1.2. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
a. Quan hệ hỗ trợ
- Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là mối quan hệ giữa các cá thể trong
cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như: lấy thức ăn, chống lại
kẻ thù, sinh sản... đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của
môi trường và khai thác được nhiều nguồn sống.
- Ví dụ: + Chó rừng hỗ trợ nhau săn mồi và tự vệ tốt hơn.
+ Các cây thông nhựa liền rễ nhau để sinh trưởng và chịu hạn
tốt hơn.
- ý nghĩa: Đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai thác

được tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh
sản của các cá thể.
b. Quan hệ cạnh tranh
- Các hình thức cạnh tranh:
+ Cạnh tranh giành nguồn sống như: nơi ở, ánh sáng, chất dinh dưỡng...
giữa các cá thể trong quần thể

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

- 23 -

Lớp K32C Khoa Sinh _KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp đại học

+ Cạnh tranh giữa các con đực tranh giành nhau con cái (hoặc ngược
lại) trong đàn.
- Nguyên nhân: Do nơi sống của các cá thể trong quần thể chật chội và
thiếu thức ăn... Kết quả, những cá thể mạnh khoẻ, có sức sống cao hơn sẽ tồn
tại, những cá thể yếu sẽ bị đào thải (bị chết, bị ăn thịt, hoặc phát tán đi nơi
khác), mật độ cá thể trong quần thể duy trì ở mức phù hợp.
- Ví dụ:
+ Hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật
+ Khi thiếu thức ăn một số động vật ăn thịt lẫn nhau.
- ý nghĩa:
+ Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong
quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển.

+ Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể.
2. Kiến thức bổ sung, tư liệu tham khảo
- Khái niệm quần thể:
+ Quần thể là nhóm cá thể của một loài (hay dưới loài) khác nhau về
giới tính, về tuổi và về kích thước, phân bố trong vùng phân bố của loài, chúng
có khả năng giao phối tự do với nhau để sản sinh ra thế hệ mới.
(Cơ sở sinh thái học Vũ Trung Tạng NXB Giáo dục)
+ Quần thể là một nhóm cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một
không gian xác định (sinh cảnh), vào một thời điểm nhất định nhờ chọn lọc tự
nhiên mà các cá thể tự thiết lập được mối quan hệ với nhau và với môi trường
để hình thành các dấu hiệu đặc trưng có liên quan mật thiết với nhau.
(Dạy học sinh học ở trường phổ thông Tập 1 NXB giáo dục)
- Quan hệ hỗ trợ thể hiện qua hiệu quả nhóm:
+ ở thực vật, quan hệ hỗ trợ trực tiếp trong một loài cây có thể thông
qua hiện tượng rễ của cây nối liền nhau. Những cá thể này có quan hệ trao đổi
chất rất chặt chẽ với nhau. Nếu một cây bị chặt thì các cây khác vẫn dùng rễ

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

- 24 -

Lớp K32C Khoa Sinh _KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khoá luận tốt nghiệp đại học

của cây bị chặt để lấy nước và muối khoáng, đồng thời rễ của cây bị chặt vẫn
được cung cấp các chất hữu cơ cần thiết để sinh trưởng. Các cây có hiện tượng

liền rễ có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn các cây sống độc lập và chịu hạn tốt
hơn, ví dụ như ở loài thông nhựa. Ngoài ra, hiện tượng cây mọc theo nhóm
còn có tác động tốt chống lại tác động của gió, hạn chế sự mất hơi nước hiệu
quả hơn so với từng cá thể cây sống riêng biệt.
+ ở động vật, các cá thể cuả quần thể ở nhiều loài chỉ có thể sinh sản
được bình thường và quần thể chỉ có thể tồn tại được khi quần thể có một số
lượng cá thể nhất định. Ví dụ, quần thể voi châu Phi tối thiểu cần có 25 cá thể.
Quả vậy, nếu số lượng cá thể quá thấp, khả năng gặp nhau và khả năng cá thể
đực và cái chọn được đối tượng thích hợp trong mùa sinh sản bị hạn chế. Đây
là lý do vì sao những loài quý hiếm thường rất khó nuôi, ngay cả trong những
điều kiện chăm sóc hết sức chu đáo.
- Khi số lượng cá thể của một quần thể lên quá cao, không phù hợp với
nguồn sống sẽ dẫn đến trạng thái thừa dân số và gây ảnh hưởng xấu đến các
cá thể trong quần thể.
+ ở thực vật, khi đất thiếu chất dinh dưỡng, thiếu ánh sáng xảy ra hiện
tượng tự tỉa thưa tự nhiên, khi đó hàng loạt cá thể bị tử vong sớm hơn tuổi thọ
trung bình.
+ ở động vật, khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên vượt ra ngoài
ngưỡng mật độ tối thích, nguồn sống trở nên eo hẹp, sẽ làm giảm khả năng
sinh sản của những cá thể trong quần thể. Mật độ cá thể tăng dẫn đến môi
trường sống bị ô nhiễm do phân và những chất thải khác thải ra quá nhiều...
Những cá thể không thích nghi được sẽ bị đào thải.

SVTH: Nguyễn Thị Phượng

- 25 -

Lớp K32C Khoa Sinh _KTNN



×