Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Luận văn sư phạm Soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm phần vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử dùng cho sinh viên khoa Sinh - ĐHSP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.1 KB, 49 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

Đinh Thị Hà

Trường đại học sư phạm hà nội 2
Khoa Sinh - KTNN
******************

Đinh Thị hà

Soạn thảo câu hỏi trắc
nghiệm phần vật chất và cơ
chế di truyền ở cấp độ phân
tử dùng cho khoa sinh - ĐHSP

Khoá luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: Di truyền học

Trường ĐHSP Hà Nội 2

5

Lớp K30B - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Đinh Thị Hà

Phiếu trả lời trắc nghiệm
Môn: Di truyền



Họ và tên:......................................................

Đề:............

Lớp: ......................... Khoa: ......................
Câu 1: A

B

C

D

Câu 16: A

B

C

D

Câu 2: A

B

C

D


Câu 17: A

B

C

D

Câu 3: A

B

C

D

Câu 18: A

B

C

D

Câu 4: A

B

C


D

Câu 19: A

B

C

D

Câu 5: A

B

C

D

Câu 20: A

B

C

D

Câu 6: A

B


C

D

Câu 21: A

B

C

D

Câu 7: A

B

C

D

Câu 22: A

B

C

D

Câu 8: A


B

C

D

Câu 23: A

B

C

D

Câu 9: A

B

C

D

Câu 24: A

B

C

D


Câu 10: A

B

C

D

Câu 25: A

B

C

D

Câu 11: A

B

C

D

Câu 26: A

B

C


D

Câu 12: A

B

C

D

Câu 27: A

B

C

D

Câu 13: A

B

C

D

Câu 28: A

B


C

D

Câu 14: A

B

C

D

Câu 29: A

B

C

D

Câu 15: A

B

C

D

Câu 30: A


B

C

D

Lưu ý:
Thí sinh phải ghi đầy đủ thông tin trên phiếu trả lời trắc nghiệm.
Khoanh tròn đáp án đúng, nếu sai không được sửa nếu sửa câu đó không được
tính.
Khi nộp bài phải nộp lại đề,không đươc để lại bất kỳ kí hiêụ gì trên đề thi và
phiếu trả lời.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

6

Lớp K30B - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Đinh Thị Hà

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết TW 4 khoá VII (1993) đã đề ra nhiệm vụ (đổi mới phương
pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học). Nghị quyết TW 2 khoá VIII ( tháng
12/1996) nhận định phương pháp giáo dục đào tạo chậm đổi mới chưa phát huy
được tính chủ động sáng tạo của người học. Một trong những nội dung cần đổi

mới thể hiện ngay đó là đổi mới việc kiểm tra đánh giá làm sao phải đảm bảo
được sự chính xác, khách quan, toàn diện, công khai và ít thời gian. Hơn nữa
theo hướng phát triển của phương pháp dạy học tích cực nhằm đào tạo những con
người chủ động sáng tạo sớm thích ứng với thời đại, hoà nhập vào sự phát triển
chung của cộng đồng. Việc kiểm tra đánh giá không chỉ dừng lại ở yêu cầu tái
hiện lại kiến thức, rèn luyện các kỹ năng đã học mà khuyến khích tư duy năng
động sáng tạo, phát hiện sự chuyển biến của học sinh, xử lý các hành vi thái độ
của mình trước những vấn đề của cuộc sống.
Nhưng thực tế hiện nay như thế nào? Đã tiến hành những định hướng đó
đến đâu? Ta thấy rằng việc đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên các
trường vẫn chủ yếu sử dụng các câu hỏi tự luận, phần lớn là: kiểm tra viết, kiểm
tra vấn đáp... Các phương pháp kiểm tra truyền thống này có những ưu điểm
song cùng một thời gian thì hiệu quả chưa đạt tới đỉnh cao.
Để góp phần vào việc kiểm tra đánh giá đạt kết quả cao hiện nay có nhiều
phương pháp đánh giá kiến thức của học sinh, sinh viên. Song một trong những
phương pháp đang được một số ngành cơ quan giáo dục trong và ngoài nước
quan tâm đó là dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan (TNKQ) kết hợp với việc
sử dụng câu hỏi tự luận gồm nhiều loại khác nhau, các dạng phổ biến là: Dạng
đúng sai, dạng nhiều lựa chọn, dạng điền khuyết.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

7

Lớp K30B - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Đinh Thị Hà


Dạng câu hỏi trắc nghiệm được sử dụng rộng rãi và nhiều nhất là loại câu
hỏi nhiều lựa chọn.
Bài trắc nghiệm được gọi là khách quan vì hệ thống cho điểm là khách
quan chứ không phải chủ quan như đối với bài tự luận. Thông thường thì có
nhiều câu trả lời được cung cấp cho mỗi câu hỏi nhưng chỉ có một câu trả lời
đúng hay câu trả lời tốt nhất. Ưu điểm của phương pháp này là kiến thức học
sinh được đánh giá trên diện rộng vì mỗi bài kiểm tra gồm nhiều câu hỏi và mỗi
câu hỏi thường có thể được trả lời bằng một dấu hiệu đơn giản.
Với lý do cụ thể trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài Soạn thảo
câu hỏi trắc nghiệm phần vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử
dùng cho sinh viên khoa Sinh -ĐHSP.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ dạng câu hỏi nhiều lựa chọn dựa vào
nội dung và mục tiêu giảng dạy di truyền học ở trường ĐHSP.
Thông qua thực nghiệm trên sinh viên K31 khoa Sinh-KTNN trường
ĐHSP Hà Nôi 2 có thể bước đầu góp phần phân loại được trình độ sinh viên ở
nội dung kiến thức phần này.
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Xây dựng kiến thức cơ bản về phần vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ
phân tử trong trương trình Di truyền học đại cương.
-Từ những kiến thức này vận dụng vào kiểm tra đánh giá trình độ sinh
viên khoa Sinh-ĐHSP.
- Xử lý số liệu để xác định những câu hỏi có thể sử dụng được.
4. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Vấn đề dùng câu hỏi trắc nghiệm trong việc kiểm tra đánh giá kết quả học
tập của học sinh, sinh viên là rất cần thiết. Việc làm này giúp chúng ta kiểm tra
được nội dung kiến thức sâu và rộng. Nó còn giúp cho chúng ta kiểm tra được

Trường ĐHSP Hà Nội 2


8

Lớp K30B - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Đinh Thị Hà

nhiều học sinh cùng một lúc, dễ chấm, dễ sử dụng máy tính vào việc chấm bài và
xét kết quả bài kiểm tra.
Ngày nay, việc dùng trắc nghiệm trong giáo dục là khá phổ biến. Đề tài
này chỉ gói gọn trong phần vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử nhưng
nó có ý nghĩa đối với học sinh, sinh viên. Nó giúp các em hiểu thêm về di truyền
và tiếp cận hệ thống thi và làm bài thi bằng câu hỏi trắc nghiệm.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

9

Lớp K30B - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Đinh Thị Hà

Chương 1


tổng quan các vấn đề nghiên cứu
1.1. Lịch sử phương pháp trắc nghiệm
Trắc nghiệm là phương pháp thăm dò một số đặc điểm năng lực trí tuệ của
học sinh để kiểm tra đánh giá một số kỹ năng thái độ của học sinh. Qua nghiên
cứu thì việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm đã xuất hiện khá lâu trên thế giới và
được coi là hình thức kiểm tra đánh giá thông dụng nhất của các nước phương
Tây.
Hoa Kỳ, từ đầu thế kỷ XIX người ta đã dùng phương pháp này để phát
hiện năng khiếu, xu hướng nghề nghiệp của học sinh. Ethoridiker là người đầu
tiên dùng phương pháp trắc nghiệm như là một phương pháp khách quan để đo
trình độ nhận thức của học sinh, ban đầu ở một số môn học, sau đó áp dụng vào
các loại kiến thức khác.
Năm 1961, Hoa Kỳ đã có trên 200 trắc nghiệm chuẩn, 1963 đã xuất hiện
Gerberid dùng máy tính điện tử để xử lý các kết quả trắc nghiệm trên diện rộng
cũng vào thời đó ở Anh có quyết định sử dụng trắc nghiệm ở các trường PTTH.
ở Liên Xô cũ, từ 1926 đến 1931 có một số nhà sư phạm ở Moskva,
Leningrad, Kiev đã dùng câu hỏi trắc nghiệm dạng test để chuẩn đoán tâm lý cá
nhân, kiểm tra kiến thức học sinh, nhưng do chưa tận dụng được những ưu điểm
nên có nhiều phản đối. Đến 1963 Liên Xô mới phục hồi được và sử dụng trắc
nghiệm trở lại.
Từ những năm 70 của thế kỷ XX, trở lại đây rất nhiều nước: Hàn Quốc,
Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,...đã kết hợp sử dụng đề thi trắc nghiệm khách

Trường ĐHSP Hà Nội 2

10

Lớp K30B - Sinh



Khoá luận tốt nghiệp

Đinh Thị Hà

quan trong các kỳ thi Đại học, Cao đẳng, các kỳ thi Olympic sinh học, trong
nhiều năm qua đã ứng dụng câu hỏi trắc nghệm trong phần lớn các câu hỏi lý
thuyết và thực hành. [2]
ở Việt Nam, trong thập niên 70 đã vận dụng trắc nghiệm vào kiểm tra
kiến thức học sinh như chương trình nghiên cứu của Trần Bá Hoành, vận dụng
trắc nghiệm vào việc nghiên cứu giáo dục ngày 15/5/1971 và 26/7/1971 ở các
tỉnh phía Nam, sau này loại hình trắc nghiệm được sử dụng rộng rãi trong kiểm
tra, thi các bậc trung học.
Những năm gần đây, 1980 - 1990 giáo sư Trần Kiên cũng đã đề cập đến
vấn đề câu hỏi trắc nghiệm dưới dạng các đơn vị kiến thức để xây dựng các câu
hỏi trắc nghiệm chương trình Động vật có xương sống ở bậc Đại học. Đặc biệt
trong thời gian gần đây trong lĩnh vực tâm lý học sinh đã có nhiều cuốn sách giới
thiệu khá tỷ mỉ về trắc nghiệm giáo dục. Ngoài ra một số chương trình nghiên
cứu, dựa vào hình thức trắc nghiệm để đánh giá mức độ phát triển trí tuệ, thăm
dò năng khiếu, xu hướng nghề nghiệp của học sinh.
1994, Bộ giáo dục và đào tạo theo hướng đổi mới phương pháp kiểm tra
đánh giá phối hợp với viện công nghệ Hoàng Gia Melbourne của Australia. Tổ
chức các hội thảo chủ đề Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan .
Hiện nay, do nhu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nên hầu hết
các trường Đại học trong cả nước đều đổi mới việc kiểm tra đánh giá và đồng
thời với các cuộc hội thảo đó là việc tiến hành nghiên cứu xây dựng câu hỏi test
cho từng môn học, cấp học. Đặc biệt ở trường ĐHSP đang cố gắng nghiên cứu
tạo điều kiện cho sinh viên bước đầu nghiên cứu phương pháp kiểm tra đánh giá
này, góp phần vào việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá ở trường THPT,
đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới - trao đổi thông tin khoa học công nghệ.


Trường ĐHSP Hà Nội 2

11

Lớp K30B - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Đinh Thị Hà

Năm 2005-2006, đã áp dụng thi trắc nghiệm môn Ngoại ngữ trong kỳ thi
tốt nghiệp.
Năm 2006-2007, đã tiến hành thi trắc nghiệm trong kỳ thi tuyển sinh Đại
học các môn : Ngoại ngữ, Vật lý, Hoá học, Sinh học và tiến tới sẽ tiến hành kiểm
tra trắc nghiệm trên tất cả các môn học. Dần dần việc áp dụng TNKQ sẽ thay thế
phương pháp đánh giá kết quả bằng tự luận mong rằng sẽ đạt được kết quả cao.
1.2. Các dạng câu hỏi TNKQ
Chúng ta hiểu, trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một hoạt động đo lường
năng lực của các đối tượng nào đó nhằm mục đích xác định.
Việc phân loại trắc nghiệm trong sách giáo dục được mô tả trong Hình 1.1

Các loại trắc nghiệm

Quan sát

Viết

Trắc nghiệm khách quan


Ghép
đôi

Điền
Khuyết

Trả lời
ngắn

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Vấn đáp

Trắc nghiệm tự luận

Đúng
sai

Nhiều lựa
chọn

12

Tiểu
luận

Giải đáp
vấn đề

Lớp K30B - Sinh



Khoá luận tốt nghiệp

Đinh Thị Hà

Hình 1.1 . Sơ đồ phân loại trắc nghiệm trong giáo dục .
Theo hình 1.1, chúng ta thấy phân loại trắc nghiệm trong giáo dục là rất
nhiều loại và nhiều mảng lớn. Trong đó trắc nghiệm khách quan có thể chia ra
làm 5 loại:
1. Câu hỏi đúng sai.
2. Câu hỏi đa phương án lựa chọn.
3. Câu hỏi ghép đôi.
4. Câu hỏi điền từ.
5. Câu trả lời ngắn họăc hình vẽ.
Trong đề tài này, chúng tôi chỉ nghiên cứu các câu hỏi nhiều lựa chọn. Nội
dung của đề tài là chương trình di truyền học đại cương. Mỗi câu hỏi sẽ có câu
dẫn và bốn phương án trả lời trong đó, chỉ có một đáp án đúng nhất. Các phương
án còn lại là các câu nhiễu, nó là các đáp án thường đều có vẻ có lý và hấp
dẫn như phương án đúng. Bởi vì, chúng thường đúng một phần hoặc là sai nên
học sinh dễ bị mắc lừa vì thế bắt buộc các em phải vận dụng các thao tác tư duy,
phân tích, so sánh,.....để tìm ra phương án chính xác.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

13

Lớp K30B - Sinh



Khoá luận tốt nghiệp

Đinh Thị Hà

1.3. Tác dụng và ứng dụng của phương pháp trắc nghiệm
1.3.1. Tác dụng của phương pháp trắc nghiệm
Mỗi một phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. Để xét về tác dụng
của trắc nghiệm và tự luận qua hình 1.2
Vấn đề

ưu điểm thuộc về phương pháp
Trắc nghiệm

Tự luận

ít tốn công ra đề

X

Đánh giá được khả năng

X

diễn đạt, đặc biệt là tư
duy hình tượng
Đề thi phủ kín nội dung

X

môn học

ít may rủi do trúng tủ,

X

lệch tủ
ít tốn công chấm bài

X

Năng lực giải quyết vấn

X

đề
Khách quan trong chấm

X

thi
áp dụng công nghệ trong

X

chấm thi và phân tích kết
quả thi
Hình 1.2 - Bảng so sánh tự luận và trắc nghiệm trong giáo dục

Trường ĐHSP Hà Nội 2

14


Lớp K30B - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Đinh Thị Hà

Vậy trắc nghiệm có những ưu, nhược điểm gì?

1.3.1.1. ưu điểm
Câu hỏi trắc nghiệm cho phép trong một thời gian ngắn kiểm tra được
nhiều kiến thức cụ thể, đi sâu vào nhiều khía cạnh khác nhau của một loại kiến
thức. Phạm vi kiểm tra kiến thức của bài trăc nghiệm là rộng nên tránh được việc
học tủ, học lệch. Qua đó giáo viên có thể thu được những thông tin ngược để
có thể điều chỉnh cho hợp lý.
TNKQ có thể dùng cho đối tượng học sinh, sinh viên với số lượng lớn. Nó
ít tốn thời gian thực hiện, đặc biệt là khâu chấm bài, giảm nhẹ lao động cho giáo
viên dạy nhiều lớp. Nó còn thuận lợi cho việc tổ chức làm bài, chấm bài và sử lý
kết quả bằng máy tính.
Câu hỏi trắc nghiệm đảm bảo công bằng, tin cậy và ngăn chặn dần sự gian
lận trong thi cử. Nó gây được hứng thú học tập cho học sinh, các em có thể tự
đánh giá mình và đánh giá cho bạn.
1.3.1.2. Nhược điểm
Giáo viên không nắm bắt được cách diễn đạt, trình bày của học sinh đặc
biệt là cách hành văn của các em.
Câu hỏi trắc nghiệm đa lựa chọn có thể gặp ở học sinh trả lời đúng ngẫu
nhiên, chưa nhận định rõ ràng vì xác xuất ngẫu nhiên là luôn luôn có.
Trắc nghiệm đúng, sai có thể đưa ra những biểu tượng sai lầm, bất lợi cho
học sinh nhỏ tuổi về suy nghĩ. Vì vậy chúng ta nên hạn chế đưa ra những dẫn

chứng chứa đựng sai lầm.
Tốn rất nhiều công sức để soạn thảo đề thi.
1.3.2. ứng dụng của phương pháp trắc nghiệm trong các trường hiện
nay

Trường ĐHSP Hà Nội 2

15

Lớp K30B - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Đinh Thị Hà

Trắc nghiệm là phương pháp kiểm tra giáo dục mới ở nước ta. Vì vậy một
số giáo viên còn e ngại, không hứng thú lắm, học sinh mới làm quen thì bỡ ngỡ.
Nhưng mấy năm trở lại đây việc sử dụng trắc nghiệm trong các kì thi tăng lên
đáng kể. Tuy rằng việc soạn thảo đề là rất công phu và khó khăn do lối mòn cũ
chưa dứt hẳn. Nhưng trắc nghiệm đã được giáo viên sử dụng rộng rãi vào việc
kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh đã đạt được kết quả cao. Trắc nghiệm sẽ
còn bước đi và thể hiện vị thế của nó trong những năm tới.
Năm 2006, Thi tốt nghiệp THPT đã sử dụng câu hỏi trắc nghiệm môn
Ngoại ngữ. Năm 2007, đã tiến hành thi tốt nghiệp THPT ba môn: Ngoại ngữ,
Hoá học, Vật lý. Trong kỳ thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng đã tiến hành thi trắc
nghiệm bốn môn: Ngoại ngữ, Sinh học, Hoá học, Vật lý thành công. Vì vậy
chúng ta có thể tin tưởng trắc nghiệm sẽ là một phương pháp kiểm tra, đánh giá
truyền thống trong thời gian sắp tới.
1.4. Một số điều cần chú ý khi viết câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn

Để nâng cao hiệu quả đánh giá của các câu hỏi trắc nghiệm người ta đã
đưa ra một số các tiêu chuẩn nhất định đối với từng phần của câu hỏi trắc
nghiệm khách quan nhiều lựa chọn như sau.
1.4.1. Đối với phần dẫn
Nội dung rõ ràng, chỉ nên đưa vào một nội dung.
Tránh dùng dạng phủ định, nếu dùng phải in đậm chữ không.
Nên viết diễn giải một phần của câu, chỉ dùng dạng câu hỏi khi nào nhấn
mạnh.
1.4.2. Phần lựa chọn
Chỉ có bốn đến năm đáp án trong đó có một đáp án đúng.
Phương án phải đều có vẻ hợp lý và có sức hấp dẫn học sinh.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

16

Lớp K30B - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Đinh Thị Hà

Các phần câu lựa chọn hoặc các câu lựa chọn phải được viết cùng theo
một lối hành văn, cùng một cấu trúc ngữ pháp nghĩa là thay đổi hình thức, chỉ
khác nội dung.
Hạn chế dùng phương án Các câu trên đều đúng hoặc Câu trên đều
sai.
Không để học sinh đoán ra câu trả lời dựa vào hình thức của các phần lựa
chọn.

Sắp xếp các phần lựa chọn theo thứ tự ngôn ngữ, tránh thể hiện một ưu
điểm nào đối với vị trí của phương án đúng.
1.4.3. Cả hai phần
Đặc biệt phần dẫn và phần lựa chọn khi ghép lại phải thành một cấu trúc
đúng ngữ pháp và chính tả.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

17

Lớp K30B - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Đinh Thị Hà

CHương 2

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiêm cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các câu hỏi trắc nghiệm đa lựa chọn đã đưa vào
thực nghiệm.
2.1.2. Tài liệu nghiên cứu
Cuốn Di truyền học tập I và II của Phan Cự Nhân (chủ biên), Nguyễn
Minh Công, Đặng Hữu Lanh. [4] và [5]
Sưu tầm, nghiên cứu, tuyển chọn những câu hỏi trắc nghiệm trong các
sách đã xuất bản.
2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Nghiên cứu lý luận
Dựa trên cơ sở lý thuyết về câu hỏi trắc nghiệm và nội dung cơ bản về Di
truyền học đại cương, phần vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử. Để
soạn ra 60 câu hỏi khách quan đa lựa chọn.
2.2.1.1. Phương pháp điều tra
Trao đổi với giáo viên hướng dẫn, giáo viên bộ môn di truyền về hệ thống
câu hỏi trắc nghiệm đã soạn thảo làm cơ sở hoàn chỉnh câu hỏi trắc nghiệm để
đưa vào thực nghiệm.
2.2.1.2. Phương pháp thực nghiệm Sư phạm
Tiến hành thực nghiệm trên sinh viên K31 khoa Sinh - KTNN.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

18

Lớp K30B - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Đinh Thị Hà

Trong tổng số 60 câu hỏi ở tất cả các phần chia ra làm 2 bài, mỗi bài có 30
câu sau đó phân phối cho sinh viên. Tổng số sinh viên dự thi là 125, thời gian
làm bài 30 phút. Chia làm đề chẵn, đề lẻ. Mỗi sinh viên sẽ được phát một đề và
một phiếu trả lời riêng để tiện cho việc chấm bài và xử lý số liệu.
2.2.1.3. Phương pháp chấm bài và cho điểm
Để chấm bài nhanh gọn, chính xác tôi áp dụng phương pháp đục lỗ đáp
án: Tôi sử dụng một tờ phiếu trả lời đục lỗ thủng ở những vị trí có câu trả lời
đúng, khi chấm điểm chỉ cần áp lên bài của thí sinh. Người chấm chỉ đếm những

lỗ có dấu hiệu trả lời của thí sinh. Sau đó tính tổng số lỗ đó là mức điểm cho một
thí sinh, một câu trả lời đúng được tính là một điểm. Như vậy thang điểm số thô
sẽ là 30.
2.2.2. Xử lý số liệu
2.2.2.1. Xác định độ khó của mỗi câu hỏi(FV)
Độ khó của mỗi câu hỏi được tính bằng tổng số học sinh trả lời đúng. Câu
hỏi càng dễ, số người trả lời đúng càng nhiều, FV càng cao.
Để hệ số này không phụ thuộc vào số người dự thi chúng tôi áp dụng
công thức.
FV =

Số thí sinh trả lời đúng

x100%

Số thí sinh dự thi

Số thí sinh dự thi

Thang phân loại độ khó được quy định như sau:
Câu dễ đạt từ 75- 100% thí sinh trả lời đúng.

Số thí sinh trả lời đúng

Câu trung bình đạt từ 30- 75% thí sinh trả lời đúng.
Câu khó đạt từ 0- 30% thí sinh trả lời đúng.
Câu đạt yêu cầu sử dụng là có FV thuộc khoảng 20- 80%, ngoài khoảng
trên có thể sử dụng các câu tùy mục đích sử dụng.
2.2.2.2. Xác định độ phân biệt (DI)


Trường ĐHSP Hà Nội 2

19

Lớp K30B - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Đinh Thị Hà

Câu hỏi có khả năng phân biệt nếu những người làm tốt toàn bộ bài trắc
nghiệm cũng sẽ làm tốt câu hỏi đó hơn so với những người làm kém.
Thông tin tối đa về khả năng phân bịêt của mỗi câu hỏi sẽ tính được khi
phân tích câu hỏi trong các câu trả lời được sử dụng là của các sinh viên thuộc
nhóm 27% khá, giỏi và các sinh viên thuộc nhóm 27% kém trả lời đúng.
DI =

Số thí sinh nhóm khá giỏi trả lời đúng (27%) Số thí sinh nhóm kém trả lời đúng (27%)
27% Tổng số thí sinh dự thi

Trong phân loại độ phân biệt được quy ước
DI = 0 số sinh viên của nhóm giỏi bằng số sinh viên của nhóm kém ->
Không có độ phân biệt.
DI > 0 số sinh viên của nhóm giỏi nhiều hơn số sinh viên của nhóm kém
-> độ phân biệt có giá trị từ 0 -> 1.
DI < 0 số sinh viên của nhóm giỏi ít hơn số sinh viên của nhóm kém ->
Câu hỏi không đạt yêu cầu sử dụng.
Câu hỏi đạt yêu cầu sử dụng phải có DI 0,2.
Nêu 0 < DI < 0,2 -> Sử dụng cần có sự lựa chọn .

2.2.2.3. Xác định độ tin cậy
Độ tin cậy là một số đo về sự sai khác giữa điểm số quan sát được với
điểm số thực.
- Điểm số quan sát được là điểm số mà học sinh trên thực tế đã có được.
- Điểm số thực là điểm số lý thuyết mà học sinh sẽ phải có nếu không mắc
sai số đo lường. Các sai số có thể từ bên ngoài hoặc bên trong.
Hai tác giả Kuder và Kichandson đã đưa ra công thức tính toàn độ tin cậy
của một bài trắc nghiệm. Nó là phương pháp tính độ tin cậy dựa trên mối quan
hệ giữa các câu hỏi.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

20

Lớp K30B - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Đinh Thị Hà

Công thức:

R

K X (K X )
1

K 1
K 2


K: Số lượng câu hỏi trong bài trắc nghiệm tổng thể
X : Giá trị trung bình của bài trắc nghiệm
2 : Phương sai của bài trắc nghiệm

Thang phân loại độ tin cậy được quy ước
0 < R < 0,6 : Bài trắc nghiệm có độ tin cậy thấp
0,6 < R < 0,9 : Bài trắc nghiệm có độ tin cậy trung bình
0,9 < R < 1 : Bài trắc nghiệm có độ tin cậy cao
Để có được giá trị độ tin cậy, phải thực hiện tính toán qua các thông số sau
* Xác định điểm trung bình của bài trắc nghiệm tổng thể từ bài trắc
nghiệm con ( chung)
i

K Xi
(1)
Ki

i : Điểm trung bình của bài trắc nghiệm tổng thể của bài trắc nghiệm i

K : Số câu hỏi trong bài trắc nghiệm tổng thể
Xi : Điểm trung bình của từng bài trắc nghiệm i

Ki : Số câu hỏi trong bài trắc nghiệm i
Trong công thức trên Xi lại được tính như sau :
ni

Xi

Trường ĐHSP Hà Nội 2


21

Xi
1

ni

(2)

Lớp K30B - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Đinh Thị Hà

Trong đó
Xi: Điểm thi của mỗi thí sinh ở bài trắc nghiệm i
ni : Số thí sinh tham gia khảo sát bài trắc nghiệm
* Xác định phương sai của bài trắc nghiệm tổng thể từ các bài trắc
nghiệm con
ki


niK ( K 1) Si 2 ( K Ki ) Vi
1

(3)
i2

Ki ( Ki 1)(ni 1)

Trong đó
2i : Phương sai tổng thể từ bài trắc nghiệm con i

Si2 : Phương sai của bài trắc nghiệm con i
K: Số câu hỏi trong bài trắc nghiệm tổng thể
Ki: Số câu hỏi trong bài trắc nghiệm
ni: Số thí sinh dự thi bài trắc nghiệm i
ki

Vi : Tổng phương sai của từng câu hỏi trên bài trắc nghiệm i
1

Trong công thức trên việc xác định
+ Phương sai của từng bài trắc nghiệm nhỏ ( Si2)
ni

Si 2

( Xi Xi)
1

n

2

(4)

+ Tổng phương sai của từng câu hỏi trên bài trắc nghiệm i

ki

Vi : Các câu hỏi chỉ có hai điểm 1 và 0 nên phương sai điểm số ứng với
1

câu hỏi j sẽ bằng PJ( PJ- 1) trong đó PJ là tỷ số thí sinh trả lời đúng câu hỏi j
.Vậy

ki

Vi

được tính theo công thức

1

Trường ĐHSP Hà Nội 2

22

Lớp K30B - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Đinh Thị Hà
ki

ki


1

1

Vi Pj ( Pj 1) (5)
Bài trắc nghiệm có độ tin cậy tổng thể của các câu hỏi trắc nghiệm ( R)
đạt từ 0,6 trở lên có thể đưa vào sử dụng.
2.2.2.4. Quy trình phân tích câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: Mỗi câu hỏi trắc nghiệm chỉ có một câu trả lời đúng nhất ứng với
điểm là 1, những câu trả lời khác là sai ứng với điểm số là 0. Đó là điểm số thô,
sau khi tổng hợp điểm của bài sẽ quy ra thang điểm 10 theo công thức x =

10X
L

x: Điểm quy ra thang điểm 10
X: Số câu đúng
L: Số câu trong bài trắc nghiệm
Bước 2: Phân loại bài trắc nghiệm từ cao đến thấp
+ 27% số bài thi đạt điểm cao nhất
+ 27% số bài thi đạt điểm thấp nhất
+ Xem xét lại các phương án trả lời đối với mỗi câu hỏi của mỗi thí sinh
trong nhóm 27% thấp.
Bước 3: + Tính toán phần trăm nhóm điểm cao trả lời đúng câu hỏi đó (U)
Upter.
+ Tính toán phần trăm nhóm điểm thấp trả lời đúng câu hỏi đó
(L)Lower.
Bước 4: Lấy giá trị trung bình của giá trị U và L kết quả sẽ là chỉ độ khó
của câu hỏi trắc nghiệm.
Sau khi đã phân tích trắc nghiệm có thể dùng bảng tương đương sau để

giải trình độ khó.
Câu dễ có từ 70- 100% thí sinh trả lời đúng.
Câu trung bình có từ 30-75% thí sinh trả lời đúng.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

23

Lớp K30B - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Đinh Thị Hà

Câu khó có từ 0- 30% thí sinh trả lời đúng.
Khi chuẩn bị câu hỏi trắc nghiệm chúng ta dự định sẽ có một độ khó trung
bình. Các kết quả phân tích trắc nghiệm sẽ thông báo cho chúng ta sự cần thiết
phải điều chính các câu hỏi quá khó hoặc quá dễ.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

24

Lớp K30B - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Đinh Thị Hà


Chương 3

Kết quả nghiên cứu
3.1. Kết quả nghiên cứu câu hỏi trắc nghiệm
3.1.1. Kế hoạch xây dựng câu hỏi TNKQ cho nội dung kiến thức phần
vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử
Chúng tôi đã soạn thảo được hệ thống câu hỏi trắc nghiệm kết quả gồm 60
câu phân bố đều ở tất cả các phần. Tuy nhiên mỗi câu hỏi của mỗi phần được bố
trí chéo nhau để phát huy khả năng linh hoạt, nhạy bén tránh lối tư duy mang
tính đường mòn của học sinh. Trong 60 câu hỏi tôi đã soạn thảo và đưa vào thực
nghiệm trên sinh viên năm thứ 3 khoa Sinh - trường ĐHSP Hà Nội 2 đã thu được
kết quả. Qua kết quả trên tôi đã chính xác qua các bước phân tích độ khó, độ
phân biệt, độ tin cậy của mỗi câu hỏi.
3.1.2. Nội dung câu hỏi
Câu 1. Vật chất di truyền của vi rút là
A. ADN và ARN B. AD N

C. ARN

D. ADN hoặc ARN

Câu 2. Hệ thống enzim tái bản ADN của sinh vật nhân sơ (E.coli) gồm:
A. ADN - polymerase I, II, III

B. ADN - polymerase , ,

C. ARN - polymerase I, II, III

D. ARN - polymerase , ,


Câu 3. Tại sao tái bản ADN lại phải có sự tham gia của ARN mồi?
1. Vì ADN - polymerase không thể khởi động được nếu không có ARN
mồi.
2. Do vị trí số 5 của cacbon trong phân tử đường bị photphoril hoá.
3. Do ngay lúc đầu chưa có đầu 3 _ OH tự do ở điểm gốc tái bản.
4. Vì ARN - polymerase không thể khởi động được nếu không có ARN mồi.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

25

Lớp K30B - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp
A. 1,2,3,4

Đinh Thị Hà
B. 1,3

C. 2,3,4

D. 1,2,3

Câu 4. Quá trình tái bản ADN theo phát hiện của Okazaki được tiến hành tuần
tự theo các bước:
A. Hiện tượng duỗi xoắn loại bỏ mồi và hình thành các phân loại
Okazaki bước đầu tái bản ARN mồi nối các đoạn Okazaki nhờ các
enzim nối ADN Ligase.

B. Bước đầu tái bản ARN mồi hiện tượng duỗi xoắn loại bỏ mồi và
hình thành các phân đoạn Okazaki nối các đoạn Okazaki nhờ các
enzim nối ADN Ligase.
C. Hiện tượng duỗi xoắn bước đầu tái bản ARN mồi loại bỏ mồi và
hình thành các phân đoạn Okazaki nối các đoạn Okazaki nhờ các
enzim nối ADN Ligase.
D. Hiện tượng duỗi xoắn loại bỏ mồi và hình thành các phân đoạn
Okazaki nối các đoạn Okazaki nhờ các enzim nối ADN Ligase
bước đầu tái bản ARN mồi
Câu 5. Kết quả của quá trình tái bản ADN theo phát hiện của Okazaki là tạo
ra hai ADN con giống hệt nhau trong đó mỗi phân tử ADN con có một
mạch cũ và một mạch mới,
A. mạch mới 1 đựơc tổng hợp liên tục, mạch mới 2 tổng hợp không liên
tục cùng chiều.
B. mạch mới 1 tổng hợp không liên tục, mạch mới 2 tổng hợp liên tục theo
chiều ngược lại.
C. cả hai mạch mới được tổng hợp liên tục, theo chiều ngược nhau.
D. mạch mới 1 tổng hợp liên tục, mạch mới 2 tổng hợp không tục theo
chiều ngược lại.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

26

Lớp K30B - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Đinh Thị Hà


Câu 6. Enzim nào không tham gia vào quá trình tái bản ADN của sinh vật nhân
chuẩn?
A. ADN - polymerase

B. ARN - polymerase

C. ADN - polymerase

D. ADN - polymerase

Câu 7. Phát biểu nào sau đây là không đúng về gen ở nhân chuẩn?
A. Đa số gen ở nhân chuẩn thuộc diện gen khảm vì có chứ nhiều đoạn
không mã hoá di truyền.
B. Gen ở sinh vật nhân chuẩn thường nằm trong các họ gen, một số kiểu
gen không nằm trong họ gen thuộc loại đơn gen.
C. Nhiều gen ở nhân vật nhân chuẩn không chứa thông tin di truyền mà chỉ
có vai trò điều hoà.
D. Nhìn chung gen ở sinh vật nhân chuẩn khi sao ra mARN đều thuộc loại
đơn cistron.
Câu 8 .Việc nối các đoạn Okazaki được thực hiện bởi enzim
A. Lipase

B. Ligase

C. Dehidrogenase

D. Reductase

Câu 9. ở sinh vật nhân chuẩn sản phẩm đầu tiên tạo ra trong quá trình sao mã là:

A. mARN thứ cấp

B. ADN sơ cấp

C. Protein

D. mARN sơ cấp

Câu 10. Tái bản vật chất di truyền của PhageT4 theo kiểu
A. theta

B. lăn đai thùng

C. phiên mã ngược

D. Okazaki

Câu 11. Phát biểu nào sau đây là đúng về TGE (Transposable Genetic Elements)
A. TGE xen vào một hoặc một số vị trí trong hệ gen, tạo nên các biến đổi di
truyền, các biến đổi sẽ mất đi khi TGE rời khỏi vị trí đã xen.
B. TGE không xen vào bất kì một vị trí nào trong hệ gen.
C. TGE xen vào một hoặc một số vị trí trong hệ gen, không gây biến đổi di
truyền.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

27

Lớp K30B - Sinh



Khoá luận tốt nghiệp

Đinh Thị Hà

D. TGE xen vào một hoặc một số vị trí trong hệ gen tạo nên các biến đổi di
truyền, các biến đổi sẽ không mất đi khi TGE rời khỏi vị trí đã xen.
Câu 12. Sau khi gen nhảy (TGE) xen vào kết quả là ở hai đầu sát gen nhảy xuất
hiện
A. hai đoạn nuclêotit lặp lại cùng chiều.
B. hai đoạn nuclêotit lặp lại ngược chiều.
C. hai đoạn nuclêotit khác nhau.
D. các đoạn nuclêotit lặp lại nhiều lần.
Câu 13. Các Enzim tham gia vào quá trình sao mã ở sinh vật nhân chuẩn là
A. ADN - polymerase I, II, III

B. ARN - polymerase I, II, III

C. ADN - polymerase , ,

D. ARN polymerase đặc trưng

Câu 14. Enzim chịu trách nhiệm tháo xoắn ADN kép là
A. Ligase và lipase

B. Ligase và Derutase

C. Derutase và Pivotase

D. Lipase và Pivotase


Câu 15. Quá trình chế biến chuyển tiền mARN thành mARN thứ cấp gồm các
khâu nào sau đây?
1. Tiền mARN tạo ra được tiến hành duỗi xoắn
2. Tiền mARN tạo ra được gắn với các Protein
3. Gắn thêm mũ vào đầu 5 của tiền mARN
4. Tiền mARN tạo ra bắt đầu khởi động
5. Gắn bổ sung đuôi PolyA ở đầu 3 của tiền mARN
6. Cắt các đoạn intron và nối các đoạn exon để hình thành mARN thứ cấp
A. 1,2,3,4,5,6

B. 1,2,3,5,6

C. 2,3,5,6

D. 3,4,5,6

Câu 16. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc tính của mã di truyền?
A. Mã di truyền được đọc theo một chiều 5 - 3 trên mARN.
B. Một số bộ ba mã di truyền không mã hoá cho một axit amin nào.
C. Mã di truyền có thể mã hoá cho một axit amin.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

28

Lớp K30B - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp


Đinh Thị Hà

D. Mã di truyền được đọc theo một chiều 3 - 5 trên mARN.
Câu 17. Nghiên cứu một đơn vị tái bản ADN của sinh vật nhân chuẩn thấy có tới
30 phân đoạn Okazaki được tổng hợp, số lượng ARN mồi cần tổng hợp
cho đơn vị tái bản này là:
A. 3

B. 30

C. 20

D. 10

Câu 18. Vì sao nói mã di truyền mang tính thoái hoá?
A. Vì một axit amin được mã hoá bởi nhiều bộ ba.
B. Vì một bộ ba mã hoá một axit amin.
C. Do có nhiều đoạn ARN vô nghĩa.
D. Do có nhiều bộ ba không mã hoá axit amin.
Câu 19. Kết quả cuả quá trình tái bản ADN tạo ra hai ADN con giống hệt mẹ là
do ADN tái bản
A. theo nguyên tắc bổ sung, bán bảo toàn, khuôn mẫu, có nhiều enzim sửa
chữa sai sót trong tái bản.
B. theo nguyên tắc nửa gián đoạn có nhiều enzim xúc tác .
C. theo nguyên tắc bán bảo toàn hình thành nên một mạch mới và giữ
nguyên một mạch cũ gián đoạn hình thành các phân đoạn Okazaki.
D. theo nguyên tắc gián đoạn, cả hai mạch của phân tử ADN con đều tổng
hợp theo Okazaki và có nhiều enzim sửa chữa.
Câu 20. Yếu tố quan trọng nhất quyết định tính đặc trưng của ADN đối với sinh

vật là
A. số lượng gen trên ADN.
B. thành phần các nuclêotit trên ADN.
C. trình tự phân bố các nuclêôtit trên ADN.
D. số lượng các nucleotit trên ADN.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

29

Lớp K30B - Sinh


×