Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế việt nam giai đoạn 2000 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.4 KB, 70 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước và là công cụ
vật chất quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội. Ngân sách có thể thâm hụt
hoặc thặng dư. Thâm hụt ngân sách nhà nước đã trở thành hiện tượng phổ biến ở hầu
hết các nước bao gồm các quốc gia đang phát triển và quốc gia phát triển. Tác động của
thâm hụt ngân sách lên các biến kinh tế vĩ mô luôn là một chủ đề gây tranh luận trong
nhiều thập kỷ qua và chiếm một vị trí nổi bật trong các nghiên cứu của các học giả trên
thế giới. Có nhiều quan điểm khác nhau giữa các nhà kinh tế về mối quan hệ này. Một
số ủng hộ thâm hụt ngân sách và nghĩ rằng nó có lợi cho tăng trưởng kinh tế, trong khi
đó một số khác nghĩ rằng thặng dư ngân sách là một điều may mắn cho nền kinh tế.
Căn cứ vào điều kiện thực tiến, trong 10 năm trở lại đây thâm hụt ngân sách của Việt
Nam dao động trong khoảng 5% - 7% tổng sản phẩm quốc nội, nền kinh tế giữ tăng
trưởng ổn định trung bình 6%. Tuy nhiên, mức thâm hụt ngân sách theo kinh nghiệm
của thế giới không được vượt mức giới hạn cho phép 2% - 3% tổng sản phẩm quốc nội.
Tình trạng thâm hụt ngân sách vượt mức giới hạn cho phép đòi hỏi phải thực hiện các
biện pháp để giảm nhanh chóng thâm hụt tránh các tác động tiêu cực cho nền kinh tế
trong dài hạn. Trong bối cảnh thâm hụt ngân sách Việt Nam vượt quá giới hạn được
phép, nhóm tác giả nhận thấy cần thiết phải có nghiên cứu cập nhật sự tác động của
thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế trong tình hình hiện nay để có cái nhìn rõ
ràng về mối quan hệ giữa hai yếu tố này cũng như đề ra khuyến nghị phù hợp cho sự
phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Vì vậy, nhóm tác giả chọn đề tài: “Ảnh
hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai
đoạn 2000-2017”

Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài sẽ hướng đến ba mục tiêu tổng quát sau:
1) Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu thực nghiệm đã được
công bố, đồng thời làm rõ mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam trong mối quan hệ với các biến số kinh tế khác.
1




2) Đánh giá thực nghiệm tác động của thâm hụt ngân sách lên tăng trưởng kinh
tế ở Việt Nam sử dụng ước lượng mô hình hàm hồi quy và phân tích ảnh
hưởng của các biến đến GDP, kiểm định và khắc phục các khuyết tật của mô
hình đã ước lượng.
3) Những khuyến nghị và gợi ý về chính sách để Việt Nam điều chỉnh các khoản
thu, chi và mức thâm hụt ngân sách hợp lí ở điều kiện nền kinh tế hiện tại, từ

đó nâng cao GDP một cách bền vững trong tương lai.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ hồi quy giữa thâm hụt ngân sách và các
biến số liên quan đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
 Phạm vi nghiên cứu: Số liệu về các biến số kinh tế được thống kê và công bố
bởi IMF, WB và ADB giai đoạn 2000-2017
Bố cục của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, cấu trúc của tiểu luận được xác định như sau:
Chương I: Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và khung phân tích
Chương II: Mô hình phân tích
Chương III: Kết quả nghiên cứú và thảo luận kết quả nghiên cứu
Chương IV: Kết luận và hàm ý một số chính sách
Lời cảm ơn
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ph. D Nguyễn Thị Lan đã hướng dẫn
nhóm tác giả thực hiện bài nghiên cứu về tác động của thâm hụt ngân sách đối với
tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Bài nghiên cứu còn nhiều thiếu sót nên nhóm tác
giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, đánh giá từ Ph. D Nguyễn Thị Lan
để có thể hoàn thiện hơn nữa trong tương lai.

2



CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
THUYẾT, KHUNG PHÂN TÍCH
1.1.

Tổng quan nghiên cứu

1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước
Theo Al - Khedar (1996) thì thâm hụt ngân sách sẽ làm tăng lãi suất trong
ngắn hạn, nhưng về dài hạn thì không ảnh hưởng. Ông nghiên cứu mô hình VAR
bằng cách chọn dữ liệu của nhóm quốc gia G-7 cho giai đoạn 1964 - 1993, thấy
rằng thâm hụt ngân sách ảnh hưởng tiêu cực đến cán cân thương mại và có ảnh
hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Bahmani (1999) với sự giúp đỡ của Johansen Juselius về kỹ thuật đồng liên
kết đã tìm kiếm mối liên hệ giữa thâm hụt ngân sách và đầu tư bằng cách sử dụng
dữ liệu hàng quý cho giai đoạn 1947 - 1992 với kết quả có sự tác động của thâm hụt
ngân sách đến đầu tư, đồng quan điểm với tranh luận của Keynes về ảnh hưởng lan
rộng của thâm hụt ngân sách đến đầu tư.
Ramzan & cộng sự (2013) nghiên cứu mối quan hệ thâm hụt ngân sách và
tăng trưởng kinh tế của Pakistan. Tác giả sử dụng chuỗi dữ liệu thời gian trong giai
đoạn 1980 – 2010 và phát hiện mối quan hệ tồn tại tuyến tính giữa GDP và thâm hụt
ngân sách.
Risti & cộng sự (2013) cũng xem xét ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách lên
tăng trưởng kinh tế ở Romania, sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian từ 2000-2010 nhận
được kết quả hai biến này có mối quan hệ cùng chiều, tuy nhiên nếu mức thâm hụt
ngân sách này vượt 3% thì điều này mới xảy ra, còn nếu dưới 1.5% thì lại là trung
lập, không ảnh hướng tới tăng trưởng kinh tế
Nghiên cứu của Qureshi & Ali (2010) xem xét mối quan hệ nợ công và
tăng trưởng kinh tế ở Pakistan. Họ đã sử dụng phương pháp ước lượng OLS cho mô
hình có dữ liệu chuỗi thời gian trong giai đoạn 1981- 2008. Kết quả cho thấy tồn tại

mối quan hệ ngược chiều giữa nợ công và tăng trưởng. Tương tự, Fatima et.al
(2012) sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian trong giai đoạn 1978- 2009 xem xét những
3


ảnh hưởng logic của thâm hụt ngân sách lên tăng trưởng kinh tế ở Pakistan thì tìm
thấy bằng chứng mối quan hệ hệ nghịch biến giữa hai biến này.
Cinar & cộng sự (2014) xem xét vai trò của chính sách thâm hụt ngân sách đối với
tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu khảo sát tại hai nhóm quốc gia phát triển và đang
phát triển. Kết quả cho rằng trong ngắn hạn thâm hụt tác động ngược chiều với tăng
trưởng kinh tể ở cả hai nhóm quốc gia này. Tuy nhiên đối với các năm quốc gia
đứng đầu (Luxembourg, Ireland, Slovakia, Slovenia, Finland) thì tác động này có ý
nghĩa thống kê, còn năm quốc gia đứng chót (Austria, Belgium, Italy, Portugal,
Greece) thì không có ý nghĩa thống kê. Trong khí đó, trong dài hạn thì không tồn tại
mối quan hệ giữa thâm hụt và tăng trưởng cho cả hai nhóm này.
1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Huynh (2007) tiến hành nghiên cứu của mình khi thu thập dữ liệu từ các
nước đang phát triển ở Đông Nam Á trong khoảng 1990-2006. Ông kết luận thâm
hụt ngân sách có tác động tiêu cực đến tăng trưởng GDP của các quốc gia. Ngoài ra,
ông cũng phát hiện tác động chèn lấn do gánh nặng thâm hụt ngân sách gia tăng làm
giảm đầu tư khu vực tư nhân. Kết quả thực nghiệm cho thấy tác động của thâm hụt
ngân sách đến tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố về mặt không
gian, thời gian và cá yếu tố vĩ mô khác. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm tìm kiếm bằng
chứng thực nghiệm về sự tác động này với các phương pháp ước lượng dữ liệu bảng
đáng tin vậy và các biến kiểm soát vĩ mô tại các quốc gia Đông Nam Á.
Đỗ Ngọc Huỳnh (2007) sau khi phân tích dữ liệu của các nước Châu Á đang
phát triển trong giai đoạn 1990-2006 đã đưa ra kết luận cho rằng thâm hụt ngân
sách càng thấp thì tỉ lệ tăng trưởng kinh tế càng cao. Trong nước, ứng dụng mô hình
chuỗi thời gian (mô hình VAR) để phân tích về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân
sách và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010, tác giả Nguyễn

Thị Thanh Thảo (2010) cho rằng quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng
kinh tế là cùng chiều trong các năm từ 2001-2007 và có quan hệ ngược chiều trong
các năm 2008-2010.

4


Đặng Văn Cường, (Trường Đại học kinh tế Tp.HCM), Phạm Lê Trúc
Quỳnh, (Phòng tài chính quận Bình Tân): Tác động của thâm hụt ngân sách
tới tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng ở các nước Đông Nam Á (2015). Nghiên
cứu phân tích tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế tại một số
nước Đông Nam Á bên cạnh các yếu tố về lạm phát, đầu tư nước ngoài và tín dụng
nội địa khu vực tư. Để đánh giá hệ số hồi quy của các biến trong mô hình, tác giả sử
dụng mô hình hiệu ứng cố định cho dữ liệu bảng trong khoảng thời gian từ 20012013. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính vững cho các ước lượng, phương pháp bình
phương tối thiểu tổng quát (GLS) cũng được sử dụng trong các kết quả ước lượng.
Kết quả thực nghiệm cho thấy thâm hụt ngân sách, tín dụng khu vực tư tác động
tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, đầu tư nước ngoài tác động tích cực đến tăng
trưởng kinh tế, còn lạm phát thì không có ý nghĩa thống kê.
Huỳnh Thế Nguyễn, Nguyễn Lê Hà Thanh Na (Trường Cao đẳng Tài
chính - Hải quan), Lê Quốc Nghi (Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG –
HCM), “Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế tại Việt
Nam” (2015). Bài viết này nghiên cứu mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và
tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam bằng mô hình Véc tơ tự hồi qui (VAR). Kết quả
nghiên cứu cho thấy thâm hụt ngân sách không có sự liên hệ rõ ràng với tăng trưởng
kinh tế, tuy nhiên tổng đầu tư có quan hệ nhân quả với thâm hụt ngân sách và tăng
trưởng kinh tế. Vì vậy để tăng trưởng ổn định trong thời gian tới, Chính phủ cần
thiết triển khai, kiểm soát các dòng vốn đầu tư cũng như điều hành ngân sách một
cách hiệu quả, chất lượng.
1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu
Các đề tài nghiên cứu về tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng

kinh tế của Việt Nam còn ít, đặc biệt là phân tích định lượng, các đề tài mới chỉ sử
dụng mô hình VAR. Để có thêm kết quả so sánh với kết quả của các đề tài đã
nghiên cứu trước đó và có thêm nghiên cứu cập nhật với tình hình hiện tại của nền
kinh tế Việt Nam, nhóm tác giả quyết định sử dụng phần mềm Gretl hồi quy mô
hình bằng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS) để nghiên cứu tác
động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2000-2017
5


1.2.

Cơ sở lý thuyết và khung phân tích

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm ngân sách nhà nước
1.2.1.1. Khái niệm
Có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm ngân sách nhà nước, tùy theo
quan điểm của người định nghĩa thuộc các trường phái kinh tế khác nhau, hoặc
tùy theo mục đích nghiên cứu khác nhau
-

Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu kinh tế cổ điển, thì ngân sách nhà
nước là một văn kiện tài chính, mô tả các khoản thu chi của chính phủ được
thiết lập hằng năm

-

Điều 1, Luật Ngân sách nhà nước đã được quốc hội nước Cộng hòa XHCN
Việt Nam Khóa XI, thông qua ngày 16/12/2002 cũng có định nghĩa về
NSNN như sau:


-

NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm
để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước
Mặc dù có những ý kiến khác nhau khi nói về ngân sách nhà nước, song đa

số các nhà kinh tế đều thống nhất với nhau rằng để làm rõ được bản chất của NSNN
phải nêu bât được các khía cạnh sau đây:
-

Xét về hình thức: NSNN là một bản dự toán thu và chi do Chính phủ lập ra,
đệ trình quốc hội phê chuẩn và giao cho Chính phủ tổ chức thực hiện

-

Xét về thực thể: NSNN bao gồm những nguồn thu cụ thể, những khoản chi
cụ thể và được định lượng. Các nguồn thu đều được nộp vào một quỹ tiển tệ
- quỹ NSNN và các khoản chi đều được xuất ra từ quỹ tiền tệ ấy.

1.2.1.2. Đặc điểm của ngân sách nhà nước
Thứ nhất, việc tạo lập và sử dụng quỹ NSNN luôn gắn với quyền lực của nhà
nước và được Nhà nước tiến hành trên cơ sở luật định
Đặc điểm này thể hiện tính pháp lý tối cao của NSNN. Việc ban hành, sửa đổi, bổ
sung hay bãi bỏ một khoản thu chi nào của NSNN cũng chỉ có một cơ quan quyền
lực cao nhất của Nhà nước, đó là Quốc hội quyết định. Mặt khác tính quyền lực
6


của Nhà nước đối với NSNN còn thể hiện ở chỗ Chính phủ không thể thực hiện

thu chi một cách tùy tiện mà phải dựa trên cơ sở pháp lý đã được xác định trong
các văn bản pháp luật do cơ quan quyền lực Nhà nước ban hành.
Thứ hai, NSNN luôn gắn chặt với sở hữu Nhà nước, nhằm thực hiện các chức
năng của Nhà nước, luôn chứa đựng lợi ích chung, lợi ích công cộng
Hoạt động của NSNN được biểu hiện bằng các hoạt động thu và chi cụ
thể. Thu NSNN chính là quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ đặc biệt – quỹ
này thuộc sở hữu Nhà nước. Chi NSNN chính là sử dụng quỹ này chi tiêu cho
những hoạt động của bộ máy quản lý hành chính, quốc phòng an ninh, chi cho
xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, các vấn đề phúc lợi công cộng, về sự
nghiệp xã hội trước mắt và lâu dài. Tất cả các khoản chi nói trên nhằm thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Kết quả của các khoản chi nói trên
không ngoài mục đích đảm bảo cho một xã hội ổn định, nền kinh tế tăng trưởng
bên vững và phúc lợi công cộng được nâng cao. Do vậy, hoạt động của ngân
sách nhà nước luôn chứa đựng lợi ích công cộng, lợi ích chung toàn xã hội.
Thứ ba, hoạt động thu, chi NSNN được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn
trả trực tiếp là chủ yếu
Tính chất không hoàn trả trực tiếp của hoạt động thu chi NSNN được thể
hiện trước hết ở sự chuyển giao thu nhập của xã hội vào quỹ NSNN chủ yếu
thông qua hình thức thuế. Đó là hình thức thu – nộp bắt buộc, không mang tính
chất hoàn trả trực tiếp. Có nghĩa là mức thu nhập mà người nộp chuyển giao cho
nhà nước không hoàn toàn dựa trên mức độ lợi ích mà người nộp thuế thừa
hưởng từ những dịch vụ và hàng hóa công cộng do Nhà nước cung cấp. Ngược
lại người nộp thuế cũng không có quyển đòi hỏi Nhà nước cung cấp hàng hóa,
dich vụ công cộng trực tiếp cho mình mới nộp thuế cho Nhà nước. Phần giá trị
mà người nộp thuế được thừa hưởng không nhất thiết tương đồng với khoản
đóng góp mà họ đã nộp vào NSNN
1.2.1.3. Thực chất của thâm hụt ngân sách nhà nước
Theo cách hiểu thông thường, thâm hụt ngân sách trong một thời kì là số
chi vượt quá số thu. Đó là hiện tượng mất cân đối giữa lượng giá trị sản phẩm xã
7



hội được Nhà nước huy động được với lượng tiền tệ chi ra đã được phân phối sử
dụng trong năm.
Để đo lường mức độ thâm hụt ngân sách, người ta thường sử dụng chỉ tiêu sau
đây:
Mức bội chi ngân sách nhà nước = Tổng chi – Tổng thu
Trong đó:
Tổng chi = chi thường xuyên + chi đầu tư + cho vay thuần
Tổng thu = thu thường xuyên + thu về vốn
Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước = (Mức bội chi/GDP) x 100%
Thâm hụt ngân sách nhà nước là hiện tượng tài chính không nhất thiết liên quan tới
các sự kiện đặc biệt khác thường (như chiến tranh, thiên tai…)
Trong thế giới hiện đại ngày nay không có nhà nước nào mà trong thời kì lịch sử
nào đó của mình lại không xảy ra thâm hụt ngân sách. Nhưng xét về tính chất của
chính sự thâm hụt thì có thể khác nhau. Đó là:
-

Thâm hụt ngân sách có thể gắn liền với sự cần thiết của phải thực hiện những
đầu tư lớn của Nhà nước để phát triển kinh tế. Trong trường hợp đó thâm hụt
ngân sách không phản ánh chiều hướng khủng hoảng của các quá trình kinh
tế xã hội mà là sự điều chỉnh kinh tế của Nhà nước nhằm đảm bảo sự chuyển
dịch trong cơ cấu sản xuất xã hội

-

Thâm hụt xuất hiện do tình hình đặc biệt (chiến tranh, thiên tai…) khi dự trữ
thường xuyên không còn đủ và buộc phải sử dụng đến nguồn lực loại đặc biệt.

-


Thâm hụt có thể phản ánh hiện tượng khủng hoảng trong kinh tế, tính không
hiệu quả của các mối quan hệ tài chính tín dụng, Chính phủ không có khả
năng kiểm soát được thực trạng tài chính của đất nước. Trong trường hợp đó,
thâm hụt ngân sách là hiện tượng nghiêm trọng đòi hỏi phải áp dụng không
chỉ những biện pháp kinh tế có tính chất tình huống để ổn định nền kinh tế và
làm lành mạnh hóa nên kinh tế mà còn phải áp dụng các biện pháp chính trị
phù hợp.

8


Từ những hiện tượng về thâm hụt ngân sách kể trên, ta thấy rằng trong điều kiện
nền kinh tế đang phát triển bình thường với những quan hệ quốc tế ổn định và có
hiệu quả, thâm hụt ngân sách là điều không đáng sợ, nếu chỉ trong giới hạn số
lượng cho phép.
1.2.1.4. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thâm hụt ngân sách nhà nước
Trong điều kiện bình thường không có sự kiện bất bình thường xảy ra
(chiến tranh, thiên tai,..) hiện tượng thâm hụt ngân sách nhà nước xảy ra thường
xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:
-

Hiệu quả thấp của nền sản xuất xã hội và sự kém hiệu quả của các mối quan
hệ kinh tế với bên ngoài

-

Cơ cấu không hợp lí của các khoản chi ngân sách

-


Cơ chế quản lý ngân sách kém hiệu quả, không cho phép nhà nước sử dụng
nó để kích thích phát triển kinh tế và gải quyết các vấn đề xã hội.

1.2.2. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh quy mô tăng lên
hay giảm đi của nền kinh tế ở năm này so với năm trước đó hoặc của thời kỳ này so
với thời kỳ trước đó. Tăng trưởng kinh tế có thể biểu hiện bằng qui mô tăng trưởng
và tốc độ tăng trưởng. Qui mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng lên hay giảm đi
nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và
phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm của nền kinh tế giữa năm hay các thời kỳ. Để
đo lường tăng trưởng kinh tế người ta thường dùng hai chỉ số chủ yếu: phần tăng,
giảm quy mô của nền kinh tế (tính theo GDP), hoặc tốc độ tăng trưởng kinh tế (tính
theo GDP).
1.2.3. Lý luận về ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách tới tăng trưởng kinh tế
Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế là một vấn đề
được nghiên cứu khá rộng rãi trên cả phương diện lý thuyết và kiểm định thực
nghiệm. Các quan điểm của các trường phái kinh tế khác nhau cũng rất khác nhau.
Trường phái Tân Cổ điển cho rằng tăng thâm hụt hiện tại sẽ kéo theo sự gia tăng
về gánh nặng thuế trong tương lai và đo đó người tiêu dùng sẽ có xu hướng tăng
9


tiêu dùng tại thời điểm hiện tại. Như vậy, tăng thâm hụt ngân sách sẽ ảnh hưởng tiêu
cực đến tăng trưởng kinh tế (Harrison, 2003; Karras, 1994).
Trường phái Keynes lại cho rằng tăng thâm hụt ngân sách sẽ tác động tích
cực đến tăng trưởng kinh tế. Khi Chính phủ tăng chi ngân sách (gây thâm hụt ngân
sách) thì tổng cầu của nền kinh tế sẽ tăng làm cho các nhà đầu tư tư nhân trở nên lạc
quan về triển vọng kinh tế và sẽ quan tâm hơn đến việc tăng đầu tư, do đó kinh tế
tăng trưởng. Tuy nhiên, trường phái này cũng cho rằng tác động của thâm hụt ngân

sách đến tăng trưởng kinh tế chỉ có ý nghĩa trong ngắn hạn (Harrison, 2003; Karras,
1994). Hơn nữa, việc sử dụng thâm hụt ngân sách để kích thích tăng trưởng chỉ có
thể mang lại hiệu quả trong bối cảnh tổng cầu sụt giảm (ví dụ như trường hợp xảy
ra suy thoái). Khi nền kinh tế đang hoạt động ở mức toàn dụng nhân công (không có
dư thừa về các yếu tố sản xuất), việc tăng thâm hụt ngân sách không những không
có tác động đến tổng cầu mà còn có nguy cơ đưa nền kinh tế trước những rủi ro
mới, trong đó đáng kể nhất sẽ là sự gia tăng về sức ép lạm phát (Saleh, 2003).
Khác với hai trường phái nói trên, quan điểm của trường phái Ricardo cho
rằng, thâm hụt ngân sách không tác động đến các biến số kinh tế vĩ mô cả trong
ngắn hạn và dài hạn. Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách và thuế đối với tiêu dùng
là tương đương nhau vì tăng thâm hụt ngân sách do giảm thuế ở thời điểm hiện tại
sẽ phải trả giá bằng việc tăng thuế trong tương lai, bao gồm cả trả lãi cho các khoản
vay (Harrison, 2003; Karras, 1994). Với hàm ý này, người tiêu dùng trong thời điểm
hiện tại sẽ tiết kiệm một khoản cần thiết để trả cho mai sau hay quyết định tiêu dùng
của họ không chỉ dựa vào thu nhập hiện tại mà còn dựa vào thu nhập kỳ vọng tương
lai. Hơn nữa, khi thâm hụt ngân sách tăng do giảm thuế thì thu nhập khả dụng của
người dân tăng lên, đồng thời họ ý thức được cắt giảm thuế trong hiện tại sẽ dẫn đến
tăng thuế trong tương lai, do vậy họ sẽ tiết kiệm nhiều hơn. Vì vậy, dù thâm hụt
ngân sách làm cho tiết kiệm của khu vực nhà nước giảm xuống, tuy nhiên tổng của
tiết kiệm tư nhân và tiết kiệm của nhà nước sẽ không đổi. Tóm lại, thâm hụt ngân
sách sẽ không tác động đến tiết kiệm, đầu tư, tăng trưởng (và cả lạm phát) như lập
luận của các trường phái nói trên (Saleh, 2003)

10


1.2.4. Khung phân tích
Như đã trình bày ở phần Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước, có 3
luồng quan điểm khác nhau trên thế giới về tác động của thâm hụt ngân sách nhà
nước tới tăng trưởng kinh tế:

Thứ nhất, quan điểm tăng trưởng kinh tế và thâm hụt ngân sách tỷ lệ nghịch với
tăng trưởng kinh tế.
Thứ hai, quan điểm tăng trưởng thâm hụt ngân sách có tác động tích cực đến tăng
trưởng kinh tế đất nước.
Thứ ba, quan điểm thâm hụt ngân sách với mức độ hợp lý có ảnh hưởng tích cực
đến nền kinh tế.
Dựa trên nghiên cứu và tìm hiểu, nhóm nghiên cứu lựa chọn quan điểm thứ ba:
“Thâm hụt ngân sách với mức độ hợp lý có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng
kinh tế.”
1.2.5. Phương pháp nghiên cứu
1.2.5.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu đã cho thuộc dạng thông tin thứ cấp, dạng số liệu chéo, thể hiện
thông tin về các yếu tố được thu thập từ năm 2000 - 2017 tại Việt Nam. Số liệu
được thu thập từ trang web chính thức của World Bank.
1.2.5.2. Phương pháp phân tích
Chạy phần mềm Gretl hồi quy mô hình bằng phương pháp ước lượng bình
phương nhỏ nhất (OLS) để ước lượng ra tham số của các mô hình hồi quy đa biến.
Từ phần mềm Gretl ta thực hiện các phương pháp sau:
Xét phân tử phóng đại phương sai VIF nhận biết khuyết tật đa cộng tuyến.
Dùng kiểm định White để kiểm định khuyết tật phương sai sai số thay đổi và
Robust Standard Errors hồi quy mô hình theo phương pháp sai số chuẩn mạnh.
Dùng kiểm định F để nhận xét sự phù hợp của mô hình và kiểm định t để ước lượng
khoảng tin cậy cho các tham số trong mô hình
Dùng Correlation matrix trong phần mềm Gretl để tìm ma trận tương quan giữa các
11


biến.
Kiểm định Ramsey's RESET để kiểm định dạng đúng của mô hình. Kiểm định R2
để xem mức độ ý nghĩa của mô hình.


Mô hình
GDP= β0 + β1 BD + β2 INF+ β3 FDI + β4 POP+ β5 CGF+ β6 BOP + β7 I + β8 E +
β9 CPI + β10 sq_BD + β11 R ε

12


Mô tả số liệu
Tên biến

GDP

Mô tả biến
Biểu hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam,
được đo bằng tốc độ GDP hàng năm

Nguồn

World Bank

INF

Tỷ lệ lạm phát qua các năm (%)

World Bank

CGF

Vốn đầu tư (Gross Capital Formation) (%GDP)


World Bank

E

Tổng giá trị xuất khẩu (%GDP)

World Bank

I

Tổng giá trị nhập khẩu (%GDP)

World Bank

POP

Tỷ lệ gia tăng dân số (%)

World Bank

FDI

Tổng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài

World Bank

BD

Thâm hụt ngân sách (%GDP)


World Bank

Sq_BD

Bình phương thâm hụt ngân sách

World Bank

BOP

Cán cân thanh toán quốc tế

World Bank

CPI

Chỉ số giá tiêu dùng

World Bank

R

Lãi suất thực (%)

World Bank

Bảng 1. Mô tả số liệu và nguồn dữ liệu
13



CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1.

Thực trạng thâm hụt ngân sách của Việt Nam – giai đoạn 2011-2017

2.1.1. Thu ngân sách
Về thu ngân sách, tốc độ tăng thu (sau khi loại trừ yếu tố tăng giá) chậm hơn
tốc độ tăng trưởng kinh tế. Theo đó, tỷ lệ huy động thu từ GDP cho ngân sách nhà
nước đã giảm từ 26,4% trong giai đoạn 2006-2010 xuống 23,4% trong giai đoạn
2011-2015. Năm 2016, thu ngân sách tăng lên mức 24,47% và đạt ngưỡng 25.73%
trong năm 2017. Riêng trong năm 2018, thu ngân sách tăng 5,5% so với năm 2017,
đạt 103% dự toán cả năm.
Yếu tố chính làm giảm tỷ lệ huy động thu trên GDP là giảm thu từ dầu thô,
thu thuế xuất nhập khẩu và thu từ đất. Xu hướng giảm thu có thể vẫn tiếp diễn do
các hiệp định thương mại tự do Việt Nam ký kết bắt đầu có tác động và do nguồn
thu từ đất tiếp tục tăng chậm lại.
Việt Nam đã thành công trong việc chuyển đổi hệ thống chính sách thuế theo
hướng ít phụ thuộc hơn vào các nguồn bên ngoài (thu từ dầu thô và xuất nhập khẩu).


Hình 1. Quy mô thu Ngân sách nhà nước

Theo đó, tỷ lệ thu nội địa trên tổng thu lên đến 68% trong giai đoạn 2011-2015.
Theo thống kê của Bộ Tài chính, bình quân 2 năm 2016-2017 quy mô động viên ngân
sách nhà nước đạt 25% GDP, cao hơn mức bình quân 23,6% của giai đoạn 2011-2015
nhưng vẫn thấp hơn mức bình quân 26,3% của giai đoạn 2006-2010.
14



Trong khi đó, tỷ trọng thu ngân sách nhà nước từ các sắc thuế gắn trực tiếp
với sản xuất – kinh doanh trong nước như thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá
nhân, giá trị gia tăng… trong tổng thu ngân sách nhà nước đang có xu hướng tăng
lên nhưng trong cơ cấu thu nội địa thì nguồn thu từ sản xuất kinh doanh có xu
hướng giảm từ 68,3% giai đoạn 2011-2015 xuống 62,3% trong 3 năm 2016-2018.
So với các quốc gia trên thế giới, tỷ lệ huy động ngân sách trên GDP của Việt
Nam không phải là quá cao. Cụ thể, tỷ trọng huy động ngân sách nhà nước trên GDP
của Việt Nam năm 2017 là 23,9% GDP, trong đó động viên từ thuế, phí có 19,7%.
Trong khi theo báo cáo của IMF vào tháng 10/2017, tỷ trọng tổng thu ngân sách nhà
nước trên GDP năm 2016 bình quân của các nước thuộc EU là 44,3% GDP; của các
nước phát triển và mới nổi ở châu Á là 25,5%, GDP; của một số nước trong khu vực
như Trung Quốc là 28,2%, Ấn Độ 21,3%, Thái Lan 22,4%, Malaysia 20,4%...

Thu ngân sách những năm gần đây đạt khá do thu cân đối ngân sách từ hoạt
động xuất nhập khẩu (XNK) đạt 82% dự toán, tăng 3,2% so cùng kỳ. Tín hiệu tích
cực này do hoạt động xuất nhập khẩu khởi sắc, chủ yếu do tăng trưởng xuất khẩu
mặt hàng điện thoại của Công ty Samsung và tăng giá – sản lượng mặt hàng lương
thực, thực phẩm.
2.1.2. Chi ngân sách


Hình 2. Quy mô thu Ngân sách nhà nước
15


Theo đó, trong giai đoạn 2011- 2018, tổng chi ngân sách nhà nước bình quân chiếm
29,2% GDP, tăng nhẹ so với thời kỳ trước chủ yếu do sức ép tăng lương cho khu
vực công và tăng chi an sinh xã hội.
Bên cạnh đó, việc chi trả nợ ngày càng trở thành gánh nặng lớn với ngân

sách. Chi trả lãi tăng nhanh so với cả GDP và thu ngân sách nhà nước, chiếm
khoảng 8% tổng thu (bao gồm cả viện trợ không hoàn lại) vào năm 2015, so với
4,3% năm 2010. Chi trả nợ bao gồm cả trả gốc đã tăng lên đến 15% thu ngân sách
nhà nước trong năm 2017, đang tiệm cận dần tới ngưỡng an toàn và cho thấy những
rủi ro ngày càng lớn cho ngân sách.
Chi đầu tư từ ngân sách mặc dù giảm tỷ trọng so với GDP và so với trong tổng
chi tiêu của Chính phủ, nhưng vẫn duy trì ở mức cao so với khu vực và thế giới.

Tỷ trọng chi đầu tư trong tổng chi tiêu công cao nhất là 42% năm 2009 đã
giảm còn 32,4% vào năm 2012 và chỉ đạt hơn 20% vào năm 2016. Giai đoạn 20112015, tỷ trọng chi đầu tư phát triển bố trí trong dự toán tổng chi NSNN bình quân
khoảng 18%. Tuy nhiên, do ưu tiên nguồn tăng thu cho chi đầu tư phát triển, tăng
giải ngân nguồn vốn ODA, nên tỷ trọng chi đầu tư thực tế bình quân đã lên khoảng
23,6%. Năm 2016, chi đầu tư chiếm khoảng 24% tổng chi ngân sách (dự toán là
20%), chi thường xuyên khoảng 61,7% (dự toán trên 64%). Năm 2017, tăng tỷ lệ
chi đầu tư phát triển lên mức 25,7% dự toán, cơ cấu lại chi NSNN trong các lĩnh
vực sự nghiệp công.


16


Hình 3. Cơ xấu chi Ngân sách nhà nước

Điều đáng nói, khoản chi lớn nhất trong tổng chi NSNN chính là chi thường
xuyên. Trong cơ cấu chi thường xuyên, có thể thấy chi cho giáo dục, đào tạo và y tế
tăng lên rất nhanh. Bên cạnh đó, chi tiêu cho việc quản lý hành chính cũng tăng do
tăng lương và tăng biên chế.
Trong giai đoạn 2011-2018, chi tiêu của địa phương, kể cả nguồn bổ sung từ
ngân sách trung ương (NSTW) chiếm khoảng 55% tổng chi NSNN, tăng nhanh so
với mức 50% của giai đoạn 2006-2010.

Hiện nay, chi đầu tư của địa phương chiếm khoảng 70% tổng chi đầu tư


công, đây là mức rất cao so với các quốc gia trong khu vực và thế giới. Cơ cấu chi
đầu tư giữa NSTW và ngân sách địa phương trong tổng chi đầu tư ngân sách nhà
nước đã thay đổi từ 33:67 ở giai đoạn 2006-2010 sang 27:73 ở giai đoạn 2011-2018.
Nguyên nhân của sự thay đổi này là do đầu tư từ NSĐP tăng nhanh từ các nguồn dự
phòng, nguồn tăng thu của ngân sách địa phương (như xổ số kiến thiết, đất đai) và
nguồn bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho địa phương.
Cùng với đó, tỷ lệ chi tiêu của Chính phủ trên GDP ở Việt Nam vẫn tương đối
cao so với khu vực. Trong nhóm nước ASEAN-5, Việt Nam có tỷ lệ chi ngân sách
17


cao vượt trội so với bốn nước còn lại. Cụ thể, chi tiêu ngân sách những năm gần đây
chiếm khoảng 30% GDP mỗi năm, so với chỉ 16 - 19% GDP của Indonesia hay 18 20% GDP của Philippines, nghiên cứu của tổ chức này cho hay.
2.1.3. Quy mô thâm hụt
Chi ngân sách gia tăng nhanh trong khi thu ngân sách khó khăn nên thâm hụt
Ngân sách nhà nước của Việt Nam ở mức cao trong nhiều năm qua, và đứng ở mức
cao nhất so với các nước trong khu vực.
Thâm hụt ngân sách của Việt Nam từ 2011 đến 2016 dao động ở mức 6 – 8%
GDP. Năm 2017, thâm hụt ngân sách ở mức 3,48% GDP – do bắt đầu không tính
chi trả nợ gốc theo quy định của Luật Ngân sách có hiệu lực từ 2017 và kinh tế hồi
phục tốt. Tuy nhiên, mặc dù kinh tế tăng trưởng tốt hơn, bán vốn doanh nghiệp nhà
nước và bán các tài sản nhà nước gia tăng, nhưng tỷ lệ thâm hụt ngân sách năm
2018 ở mức 3,67% GDP, tăng hơn so với năm 2017, mặc dù vẫn nằm trong ngưỡng
Quốc hội phê duyệt (3,7%). Điều này phản ánh chi tiêu và kỷ luật tài khóa không
được cải thiện.
Tuy nhiên chỉ số này chỉ phản ánh chính xác tương đối. Các đo lường khác
như thâm hụt trên tổng thu ngân sách hoặc thâm hụt chia GNP sẽ có ý nghĩa hơn.

Đặc biệt với trường hợp Việt Nam khi gần một nửa GDP hiện do khối doanh nghiệp
nước ngoài làm ra trong khi nguồn thu từ khối này không chiếm tỷ lệ lớn (do vấn đề
chuyển giá, ưu đãi đầu tư) đồng thời phải cân đối với số dư nợ công và vay nợ nước
ngoài.


18


Hình 4. Thâm hụt Ngân sách Việt Nam

2.2.

Nghiên cứu thực nghiệm tác động của thâm hụt ngân sách Nhà nước
đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Mô hình
GDP= β0 + β1 BD + β2 INF+ β3 FDI + β4 POP+ β5 CGF+ β6 BOP + β7 I + β8
E + β9 CPI + β10 sq_BD + β11 R + ε
Mức độ tương quan
Correlation coefficients, using the observations 2000 - 2017
5% critical value (two-tailed) = 0.4683 for n = 18


19


×