Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Bảo hiểm hỏa hoạn va rủi ro đặc biêt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.43 KB, 46 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Theo thống kê năm 2016, tại Việt Nam đã xảy ra 3006 vụ cháy,nổ tạo nên những
con số đầy báo động, trong đó có 1229 vụ cháy tại các cơ sở, 1290 vụ cháy nhà dân,…
gây thiệt hại nghiêm trọng làm 98 người chết, thiệt hại về tài sản trị giá ước tính trên
1240 tỷ đồng. Có thể kể đến các vụ cháy lớn như: Cháy kho sơn ở Bình Dương; Vụ nổ
ở Văn Phú – Hà Đông; Cháy kho phế liệu ở Đồng Nai; Cháy quán Karaoke Trần Thái
Tông; Cháy nhà xưởng trong KCN La Phù…
Để khắc phục những hậu quả nặng nề do những vụ hoả hoạn như trên gây ra, từ
lâu, người ta đã tìm kiếm và sử dụng rất nhiều biện pháp kinh tế. Trong đó, biện pháp
hữu hiệu nhất vẫn là bảo hiểm. Với bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, cơ chế thị
trường đã buộc các doanh nghiệp trong nước phải tự chủ hoàn toàn về tài chính, phải
tự gánh chịu những rủi ro, tai hoạ không may xảy đến với mình chứ không còn được
Nhà nước bảo trợ, bù đắp như trước kia nữa. Đồng thời, từ khi Luật Đầu tư nước ngoài
được ban hành và thực thi, Việt Nam ngày càng thu hút được nhiều nhà Đầu tư nước
ngoài hơn. Trong tình hình đó, phát triển hoạt động bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro
đặc biệt là một công tác không thể thiếu để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp
trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này yên tâm sản xuất, kinh
doanh và phát triển.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, cùng với mong muốn được tìm hiểu
sâu thêm về hoạt động này, nhóm chúng em đã chọn "Bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc
biệt" làm đề tài cho Tiểu luận của mình. Ngoài phần Lời mở đầu và phần Kết luận,
phần còn lại của Tiểu luận được chia làm 3 chương:
Chương I: Khái quát chung về bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt.
Chương II: Hoạt động bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt ở Việt Nam.
Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động bảo hiểm


hoả hoạn và rủi ro đặc biệt tại Việt Nam.
Mục đích của Tiểu luận nhằm xem xét nội dung cũng như thực tiễn việc tiến
hành hoạt động khai thác bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt tại Việt Nam. Từ đó
thấy được những mặt đã đạt được cũng như chưa đạt được trong hoạt động bảo hiểm


này, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển của hoạt động bảo
hiểm trên.
Nhóm chúng em xin cảm ơn thầy TS. Trần Sĩ Lâm, người đã tận tình giúp đỡ,
giải đáp chúng em trong suốt quá trình thực hiện Tiểu luận này.
Do hạn chế về kinh nghiệm, tài liệu và thời gian nên Tiểu luận không tránh khỏi
thiếu sót. Vì vậy, chúng em kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét của thầy để Tiểu
luận được hoàn thiện hơn.

2


CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC RỦI
RO ĐẶC BIỆT
1. Khái niệm về bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt
Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt là bảo hiểm những thiệt hại do cháy và
các rủi ro tương tự hay các rủi ro đặc biệt như: động đất, bão lụt, núi lửa, sét đánh…
gây ra cho đối tượng bảo hiểm. Một số thuật ngữ:
- Cháy: là phản ứng hoá học có toả nhiệt và phát ra ánh sáng.
- Hoả hoạn: Là cháy xảy ra không kiểm soát được ngoài nguồn lửa chuyên dùng và
gây thiệt hại cho tài sản và người xung quanh.
- Đơn vị rủi ro: Là nhóm tài sản tách biệt khỏi nhóm tài sản khác với khoảng cách
không cho phép lửa từ nhóm này lan sang nhóm khác, tuy nhiên khoảng cách gần nhất
không dưới 12m. Mục đích để quy vùng trách nhiệm bồi thường.
- Tài sản: bao gồm tất cả các loại tài sản trừ những loại tài sản bị thiệt hại do những rủi
ro loại trừ gây nên. Tài sản ở đây phải là tài sản thuộc quyền sử dụng hay quyền quản
lý của người được bảo hiểm ghi trên giấy bảo hiểm. Đồng thời tài sản đó phải nằm
trong phạm vi bảo hiểm.
- Những rủi ro đặc biệt là các rủi ro nổ, động đất, núi lửa, giông bão, lũ lụt… mà người
được bảo hiểm chọn trong số những rủi ro liệt kê trong bản phụ lục kèm theo quy tắc
và phải được người bảo hiểm chấp nhận và xác nhận trong đơn bảo hiểm.

- Tổn thất toàn bộ:
+ Tổn thất toàn bộ thực tế: Tài sản được bảo hiểm bị phá huỷ hoàn toàn hoặc hư hỏng
nghiêm trọng đến mức không thể phục hồi lại trạng thái ban đầu.
+ Tổn thất toàn bộ ước tính: Tài sản được bảo hiểm bị phá huỷ hoặc hư hỏng đến mức
nếu sửa chữa, phục hồi thì chi phí sửa chữa, phục hồi bằng hoặc lớn hơn số tiền bảo


hiểm.
- Mức miễn bồi thường: là số tiền tổn thất mà người được bảo hiểm tự gánh chịu cho
mỗi vụ hoặc mọi tổn thất.
2. Đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt Trong
bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, đối tượng bảo hiểm gồm:
- Bất động sản: Bất động sản ở đây là nhà cửa, công trình xây dựng, nhà máy, xí
nghiệp, kho, … thuộc loại hình sản xuất kinh doanh hoặc các công trình xây dựng.
- Các động sản:
+ Tài sản cá nhân là những tài sản liên quan đến người được bảo hiểm như đồ đạc, đồ
mỹ nghệ, thú vật nuôi, các phương tiện giao thông
+ Tài sản cần thiết cho sự hoạt động của một doanh nghiệp như đồ vật, phương tiện,
máy móc, thiết bị…
- Hàng hoá, có thể là nguyên liệu, nhiên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm…

3


3. Quy tắc bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt
Quy tắc bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt là quy tắc được ban hành theo
Quyết định số 142 - TCQĐ do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành vào ngày 2/5/1991.
Tuy nhiên, để phục vụ nội dung nghiên cứu, Tiểu luận chỉ đề cập đến một số
điểm chính như: Phạm vi bảo hiểm, giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm,
giám định và bồi thường tổn thất.

3.1. Phạm vi bảo hiểm
Phạm vi bảo hiểm là việc xác định đâu là những rủi ro được bảo hiểm, đâu là
những rủi ro bị loại trừ. Phạm vi bảo hiểm có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nhờ
đó ta có thể tránh được các tranh chấp phát sinh không cần thiết khi tổn thất xảy ra,
giúp xác định phí bảo hiểm một cách hợp lý và xem xét giải quyết bồi thường khi tổn
thất xảy ra.
3.1.1. Các rủi ro được bảo hiểm
Theo Quy tắc bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, rủi ro được bảo hiểm
gồm có:
Rủi ro A. Hoả hoạn; sét đánh; nổ:
- Cháy: Mọi thiệt hại gây ra do cháy đều được bồi thường, trừ những thiệt hại do:
+ Nổ do ảnh hưởng của cháy
+ Động đất hoặc lửa ngầm dưới đất
+ Bản thân tài sản bị phá huỷ hay hư hỏng do tự lên men, toả nhiệt hay do quá
trình xử lý bằng nhiệt.
+ Tài sản chịu tác động của bất kỳ quá trình xấy khô hoặc có sử dụng nhiệt.
+ Tài sản bị đốt cháy theo lệnh của cơ quan công quyền


- Sét: Là tác động trực tiếp của tia chớp vào tài sản được bảo hiểm. Chỉ có thiệt hại
trực tiếp do sét gây ra mới được bảo hiểm bồi thường.
- Nổ: Là hiện tượng cháy cực nhanh tạo ra và giải phóng một áp lực lớn kèm theo một
tiếng động mạnh phát sinh từ sự giãn nở nhanh, mạnh của các chất lỏng, chất rắn hay
chất khí. Trong rủi ro này, chỉ bảo hiểm các trường hợp:
+ Nổ nồi hơi phục vụ sinh hoạt
+ Hơi đốt phục vụ sinh hoạt, thắp sáng hay sưởi ấm trong nhà
+ Những thiệt hại do phương tiện hoặc biện pháp cứu chữa gây ra
+ Những thiệt hại về mặt tài sản do mất cắp trong khi hoả hoạn mà người
bảo hiểm không chứng minh được là mất cắp.
Rủi ro B. Nổ: Người bảo hiểm sẽ bồi thường mọi thiệt hại từ nổ trừ việc nổ nồi hơi

phục vụ sinh hoạt.
Rủi ro C. Máy bay hay phương tiện hàng không hoặc các thiết bị trên các phương tiện
đó rơi vào làm cho tài sản được bảo hiểm bị thiệt hại.

4


Rủi ro D. Bãi công, đình công, bế xưởng, bạo động, nổi loạn
Rủi ro E. Thiệt hại do hành động ác ý
Rủi ro F. Động đất hay núi lửa phun
- Động đất: mọi thiệt hại do động đất gây ra đều được bồi thường, cho dù động
đất có gây hoả hoạn hay không.
- Núi lửa phun: mọi thiệt hại do núi lửa phun gây ra (dù có hoả hoạn hay không)
đều được bảo hiểm bồi thường.
Rủi ro G. Giông và bão
Rủi ro H. Giông, bão và lụt: mọi thiệt hại tài sản được bảo hiểm do giông tố, bão lụt
gây ra đều được bồi thường dù có hoả hoạn hay không, nhưng loại trừ:
- Tài sản bị phá huỷ hay hư hại do sương muối, sụt lở đất.
- Hàng rào, cổng ngõ và các động sản ngoài trời bị phá huỷ hay hư hại.
Rủi ro I. Vỡ hay tràn nước từ các bể chứa hay ống dẫn nhưng loại trừ việc tràn nước
từ những hệ thống ống dẫn tự động phục vụ cho công tác chữa cháy.
Rủi ro J. Xe cộ hay súc vật sống không thuộc quyền sở hữu hay quyền kiểm soát của
người được bảo hiểm hay của người làm thuê cho họ đâm vào tài sản được bảo hiểm
làm tài sản đó bị thiệt hại đều được bồi thường.
Khi mua bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt thì rủi ro A là rủi ro bắt buộc,
còn các rủi ro từ B đến J là các rủi ro phụ. Người tham gia bảo hiểm có thể lựa chọn
thêm rủi ro phụ nằm trong phạm vi từ B đến J để tham gia kèm với rủi ro hoả hoạn.
3.1.2. Những loại trừ chung áp dụng cho tất cả các rủi ro



Những điểm loại trừ nêu dưới đây được áp dụng chung cho mọi rủi ro trong
nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt: a. Những tài sản bị thiệt hại do:
- Nổi loạn, bạo động dân sự, trừ khi những rủi ro này được xác nhận trong giấy chứng
nhận bảo hiểm là được bảo hiểm.
- Chiến tranh, xâm lược, hành động thù địch của nước ngoài, chiến sự (dù có tuyên
chiến hay không tuyên chiến), nổi loạn, nội chiến, khởi nghĩa, cách mạng, binh biến,...
- Khủng bố (nghĩa là sử dụng bạo lực nhằm các mục đích chính trị).
b. Bất kỳ tổn thất nào (dù là tổn thất tài sản trực tiếp hay chi phí có liên quan hay tổn
thất có tính chất hậu quả) trực tiếp hay gián tiếp mà nguyên nhân gây ra có liên quan
đến:
- Phóng xạ ion hoá hay nhiễm phóng xạ từ nhiên liệu hạt nhân hay từ chất thải hạt
nhân do đốt cháy nhiên liệu hạt nhân.
- Các thuộc tính phóng xạ, độc, nổ hoặc các thuộc tính nguy hiểm khác của thiết bị nổ
hạt nhân hay các bộ phận của thiết bị đó.
c. Những tổn thất do hành động cố ý hoặc đồng loã của Người được bảo hiểm gây ra.

5


d. Những tổn thất về:
- Hàng hoá nhận uỷ thác hay ký gửi trừ khi những hàng hoá đó được xác nhận trong
giấy chứng nhận bảo hiểm là được bảo hiểm và Người được bảo hiểm trả thêm phí bảo
hiểm theo tỷ lệ phí quy định.
- Tiền bạc, kim loại quý, đá quý, chứng khoán, thư bảo lãnh, tem phiếu, tài liệu, bản
thảo, sổ sách kinh doanh, tài liệu lưu trữ trong máy tính điện tử, bản mẫu, văn bằng,
khuôn mẫu, bản vẽ, tài liệu thiết kế, trừ khi những hạng mục này được xác nhận trong
giấy chứng nhận bảo hiểm là được bảo hiểm.
- Chất nổ.
- Người, động vật và thực vật sống.
- Những tài sản mà vào thời điểm xảy ra tổn thất được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm

hàng hải hoặc lẽ ra được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm hàng hải, trừ phần thiệt hại vượt
quá số tiền bồi thường theo đơn bảo hiểm hàng hải hoặc lẽ ra được bồi thường theo
đơn bảo hiểm hàng hải và dù có hay không có bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc
biệt.
- Tài sản bị cướp hay bị mất cắp.
e. Những thiệt hại mang tính chất hậu quả dưới bất kỳ hình thức nào (ví dụ: gián đoạn
kinh doanh, …) đều không được bồi thường, trừ những thiệt hại về tiền thuê nhà nếu
tiền thuê nhà được xác nhận trong giấy chứng nhận bảo hiểm là được bảo hiểm.
f. Những thiệt hại gây ra cho bên thứ ba.
g. Những thiệt hại trong phạm vi mức miễn bồi thường.
3.2. Giá trị bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm là giá trị của tài sản cần bảo hiểm. Giá trị này có thể là giá trị


thực tế hoặc là giá trị mua mới của tài sản.
Giá trị của tài sản được bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt thường là rất
lớn, đó là giá trị của các tài sản như: nhà cửa, công trình, máy móc thiết bị, hàng hoá,
vật tư trong kho…
3.3. Số tiền bảo hiểm
Trong bảo hiểm người ta thường bồi thường bằng tiền mà không bồi thường bằng
hiện vật. Vì vậy, đối với mỗi đơn vị bảo hiểm đều có ghi số tiền bảo hiểm làm cơ sở
cho việc bồi thường của người bảo hiểm khi xảy ra tổn thất. Số tiền bảo hiểm là mức
bồi thường tối đa trong trường hợp tài sản được bảo hiểm bị tổn thất toàn bộ.
Cơ sở để xác định số tiền bảo hiểm là giá trị bảo hiểm.
Có 2 cách xác định số tiền bảo hiểm:
a. Trên cơ sở kiểm tra đối tượng bảo hiểm và các giẩy tờ, sổ sách có liên quan. Người
bảo hiểm và người được bảo hiểm sẽ thỏa thuận số tiền cho đối tượng bảo hiểm.

6



b. Đối với những tài sản thường xuyên tăng giảm số lượng như: hàng hoá trong kho
hoặc trong cửa hàng, và do đó giá trị được bảo hiểm thường xuyên thay đổi thì số tiền
bảo hiểm được xác định theo 2 cách: giá trị trung bình hoặc giá trị tối đa.
3.4. Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm là một khoản tiền mà người được bảo hiểm phải nộp cho người bảo
hiểm để được bồi thường trong trường hợp có tổn thất do rủi ro được bảo hiểm gây ra.
Đối với bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt, phí bảo hiểm được quy định
riêng cho từng rủi ro và nếu người được bảo hiểm muốn bảo hiểm thêm rủi ro phụ thì
nộp thêm phí theo tỷ lệ quy định.
- Thời hạn nộp phí là do người được bảo hiểm thoả thuận với cơ quan bảo hiểm: có thể
nộp ngay một lần sau khi ký hợp đồng. Tuy nhiên, nếu phí bảo hiểm quá lớn, hai bên
có thể thoả thuận nộp phí thành nhiều lần nhưng không được quá 4 kỳ trong thời gian
tham gia bảo hiểm.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến phí bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt như: Vật liệu
xây dựng; Ảnh hưởng của các tầng nhà; Hệ thống phòng cháy chữa cháy; Cách phân
chia đơn vị rủi ro hoặc tường chống cháy; Loại hàng hoá, bao bì đóng gói; Tính chất
và vị trí các kho hàng,…
3.4.3. Phương pháp tính phí bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt
Phí bảo hiểm = số tiền bảo hiểm x tỷ lệ phí bảo hiểm
Phương pháp tính phí bảo hiểm chính là phương pháp xác định tỷ lệ phí bảo
hiểm. Phí bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt được tính theo tỷ lệ phần nghìn
(‰) trên số tiền bảo hiểm.
Tỷ lệ phí bảo hiểm được quy định cho từng đối tượng bảo hiểm theo ngành nghề
sản xuất kinh doanh.


3.5. Giám định
- Công ty bảo hiểm, sau khi nhận được thông báo có tổn thất, phải nhanh chóng đến
hiện trường nơi xảy ra sự việc để xem xét rồi cùng với người được bảo hiểm tiến hành

giám định và lập biên bản giám định thiệt hại.
- Nếu 2 bên không thoả thuận được về tính chất, mức độ và phạm vi thiệt hại thì có thể
mời một người thứ 3 là giám định viên chuyên ngành làm giám định. Kết luận của
giám định viên này sẽ có tính chất chung thẩm và 2 bên phải tuân theo. Bên nào bị kết
luận là sai sẽ phải chịu chi phí giám định.
- Người bảo hiểm hay đại diện của người bảo hiểm có thể kiến nghị hoặc tự xử lý tài
sản tổn thất nhằm hạn chế tổn thất. Nếu người được bảo hiểm che giấu hoặc cản trở
người bảo hiểm thực hiện các công việc nói trên thì mọi quyền lợi liên quan đến bảo
hiểm này sẽ bị mất hiệu lực.

7


3.6. Bồi thường tổn thất
3.6.1.Hồ sơ đòi bồi thường
Muốn được bồi thường thì khi có tổn thất phát sinh, người được bảo hiểm phải
lập hồ sơ đòi bồi thường. Hồ sơ này bao gồm những chứng từ sau:
- Giấy thông báo tổn thất.
- Biên bản giám định thiệt hại của người bảo hiểm
- Biên bản giám định tổn thất của cảnh sát PCCC
- Bảng kê khai thiệt hại và các giấy tờ chứng minh thiệt hại.
3.6.2. Cách tính bồi thường
Giá trị thiệt hại của tài sản được bảo hiểm sẽ được xác định theo giá trị của tài
sản đó tại thời điểm xảy ra tổn thất.
- Nếu vào thời điểm xảy ra tổn thất, số tiền bảo hiểm lớn hơn hoặc bằng giá trị thực tế
của tài sản được bảo hiểm thì người bảo hiểm sẽ bồi thường giá trị tổn thất thực tế.
- Nếu vào thời điểm xảy ra tổn thất, số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị thực tế của tài
sản được bảo hiểm thì người bảo hiểm sẽ bồi thường theo tỷ lệ như sau:








ℎườ

=

á

ị ℎ ệ ℎạ

á

ị à

ả đượ

ả ℎ ể





ả ℎ ể

ℎấ

- Nếu tại thời điểm xảy ra tổn thất, tài sản được bảo hiểm bị phá huỷ hay hư hỏng,

nhưng tài sản đó đã được bảo hiểm bởi một bảo hiểm khác thì trách nhiệm của người
bảo hiểm chỉ giới hạn theo tỷ lệ ở phần tổn thất phân bổ cho người bảo hiểm này.
3.6.3. Thời hạn thanh toán tiền bồi thường
- Khi yêu cầu đòi bồi thường của người được bảo hiểm được chấp nhận thì người bảo


hiểm sẽ phải thanh toán tiền đòi bồi thường trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được
hồ sơ đòi bồi thường đầy đủ và hợp lệ.
- Nếu yêu cầu đòi bồi thường bị từ chối thì trong vòng 60 ngày kể từ ngày gửi giấy báo
từ chối mà người được bảo hiểm không có ý kiến gì thì coi như người được bảo hiểm
chấp nhận sự từ chối bồi thường đó.
- Thời hạn để người được bảo hiểm đòi bồi thường thiệt hại là 1 năm kể từ ngày xảy ra
tổn thất, trừ trường hợp đặc biệt có thoả thuận trước với người bảo hiểm. Quá thời hạn
trên, người bảo hiểm sẽ không có trách nhiệm phải giải quyết bồi thường.

8


CHƯƠNG II. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÁC
RỦI RO ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM
I. Thực trạng thị trường bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt và khả năng phát
triển hoạt động bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ở Việt Nam
1. Thực trạng thị trường bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt
Doanh nghiệp vừa và nhỏ khó mua bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt
vì không đủ điều kiện.
Theo ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI, vào thời điểm năm 2014, trong số hơn
500.000 doanh nghiệp đang hoạt động, các doanh nghiệp cỡ lớn chỉ chiếm khoảng 2%,
còn nếu tính cả các hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động trong nền kinh tế thì tỷ lệ
doanh nghiệp siêu nhỏ có thể chiếm tới 99,9%. Con số 500.000 doanh nghiệp gần như
không đổi cho đến năm 2016, vì vậy cho đến nay có thể nói doanh nghiệp siêu nhỏ,

các tiểu thương vẫn giữ vai trò then chốt trong nền kinh tế.
Tuy nhiên, theo quy định, khi tham gia Bảo hiểm cháy nổ và các rủi ro đặc biệt,
tiểu thương phải có hệ thống sổ sách kế toán theo dõi từng danh mục mặt hàng cùng
lượng hàng hóa xuất, nhập rõ ràng theo ngày, tháng để làm căn cứ tính giá trị mua bảo
hiểm. Những sổ sách này sẽ là căn cứ để khi xảy ra tổn thất, Doanh nghiệp bảo hiểm
có đủ cơ sở để giám định, xác định mức độ thiệt hại. Thực tế là, hầu hết tiểu thương
đều không đáp ứng được yêu cầu về chứng từ, sổ sách nhập, xuất hàng, gây trở ngại
lớn cho quá trình giải quyết bồi thường. Thêm vào đó, nhận thức của một số người về
nguy cơ và hậu quả của cháy nổ, thiên tai rất kém. Nhiều khu chợ hiện nay vẫn tồn tại
việc thắp hương, đun nấu… tạo nguy cơ cháy, nổ thường trực. Những yếu tố này khiến
Doanh nghiệp bảo hiểm không mấy mặn mà triển khai sản phẩm Bảo hiểm cháy nổ và
các rủi ro đặc biệt tại chợ hay các trung tâm thương mại.
Không những người mua khó mua, mà Doanh nghiệp cũng dè chừng trong
việc cung cấp sản phẩm bảo hiểm này cho họ.


Về mức phí Bảo hiểm cháy nổ hiện nay, đại diện Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo
Việt cho biết, tỷ lệ phí tối thiểu (theo Thông tư 220 của Bộ Tài chính ban hành) là
0,2% trên giá trị tài sản mua bảo hiểm. Với thực tế hạ tầng xuống cấp, hệ thống Phòng
Cháy Chữa Cháy cũ kỹ của các chợ hiện nay, tỷ lệ phí này khá thấp. Mặc dù một số
tiểu thương vẫn mang tâm lý mua Bảo hiểm cháy nổ sẽ mất thêm chi phí, họ phải cân
nhắc nhiều hơn khi kinh doanh trong điều kiện khó khăn. Song trên thực tế, nguyên tắc
của bảo hiểm là lấy số đông bù số ít, tạo nguồn tài chính để bồi thường cho những
khách hàng trong trường hợp có thiệt hại không may xảy ra theo xác suất. Chính vì
vậy, khoản phí bảo hiểm của rất nhiều khách hàng mới đủ để chi trả bồi thường cho 1
vụ tổn thất. Tại một số vụ cháy lớn, mức phí đóng góp của khách hàng còn không đủ
để chi trả bồi thường tổn thất.

9



Đối với các hộ gia đình chung cư: thờ ơ và không được chủ đầu tư quan tâm
đúng mức về việc mua bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt.
Hiện nay, hầu như các chung cư chưa mua bảo hiểm do đơn vị quản lý và người
dân một phần vì sợ tốn kém, một phần chưa ý thức được mức độ nghiêm trọng khi các
sự cố cháy nổ xảy ra. Trong khi đó, Nghị định số: 52/2012/NĐ-CP Quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC lại quy định rõ, cơ sở thuộc diện phải mua
bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc mà không mua theo quy định; Mua bảo hiểm cháy, nổ bắt
buộc không đúng quy tắc, biểu phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do Bộ Tài chính ban
hành sẽ bị phạt tiền từ 20- 30 triệu đồng.
Liên quan đến vấn đề này, theo Đại tá Nguyễn Văn Sơn – Phó Giám đốc Cảnh sát
PCCC TP Hà Nội, hầu hết các nhà chung cư trên địa bàn Hà Nội chưa mua bảo hiểm
cháy nổ vì họ cho rằng, việc thu phí bảo trì của các hộ dân đã khó, nói gì đến bảo hiểm
cháy nổ, hơn nữa, nếu thu sau khi đã bán nhà thì đại đa số người dân không đồng tình.
Cơ quan chức năng cũng gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý vi phạm này.
2. Khả năng phát triển hoạt động bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ở Việt Nam
Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 8/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ
bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với tài sản của các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ.
Mặc dù còn nhiều doanh nghiệp hay hộ gia đình chọn chịu phạt hơn là mua bảo
hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt, nhưng có thể thấy từ khi quy định bắt buộc mua bảo
hiểm cháy nổ của nhà nước đi vào áp dụng, tổng doanh thu phí bảo hiểm hỏa hoạn bắt
buộc đã đạt mức tăng trưởng đáng kinh ngạc. Doanh thu phí bảo hiểm hỏa hoạn năm
2014 đã tăng gấp 18 lần so với năm 2008, đạt 1.083 tỷ đồng.
Mặc dù chính các doanh nghiệp bảo hiểm thừa nhận vẫn còn nhiều khó
khăn trong việc kinh doanh bảo hiểm cháy nổ và các rủi ro đặc biệt, nhưng tiềm
năng phát triển của thị trường bảo hiểm này là rất lớn và chắc chắn còn phát
triển trong nhiều năm nữa.


Ngoài ra, đối với thị trường Việt Nam, tổn thất do thiên tai cũng có xu hướng gia

tăng, nghiệp vụ bảo hiểm tài sản cũng vẫn là nghiệp vụ có tỷ lệ tổn thất cao, vì vậy,
khả năng tăng phí hoặc thắt chặt điều kiện nhận tái bảo hiểm có thể xảy ra. Tỷ lệ bồi
thường những nghiệp vụ này những năm gần đây thường rơi vào mức 30-40%/tổng
doanh thu. Theo số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2016, tỷ lệ
bồi thường của bảo hiểm cháy nổ là hơn 30%.
Thực tế, những tổn thất thuộc Cat 3 và Cat 4 (phân loại mức độ rủi ro trong bảo
hiểm) với thị trường bảo hiểm Việt Nam trong vài năm là rất lớn. Chính vì vậy, hiện
nay, một số công ty bảo hiểm hiện không muốn bán bảo hiểm cho những doanh nghiệp
có mức độ rủi ro cao như vậy nữa.

10


Số liệu thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho thấy, 6 tháng đầu năm
2016, doanh thu nhận tái bảo hiểm trong nước của toàn thị trường là hơn 694 tỷ đồng,
doanh thu nhận tái bảo hiểm ngoài nước là hơn 477 tỷ đồng; trong khi đó, doanh thu
nhượng tái bảo hiểm trong nước là hơn 2.000 tỷ đồng, doanh thu nhượng tái bảo hiểm
ngoài nước là hơn 3.800 tỷ đồng…
Đại diện một công ty bảo hiểm cho biết, hiện tại, quan hệ nhận/nhượng tái bảo
hiểm giữa các công ty trong nước tập trung nhiều đối với các dịch vụ tạm thời, tái bảo
hiểm cố định (Treaty) có nhưng không nhiều và tập trung ở 2 công ty là Vinare và PVI
Re. Năng lực của 2 công ty này cũng phụ thuộc vào năng lực họ có từ thị trường nước
ngoài, nên dự đoán cũng không có thay đổi nhiều so với năm trước. Các công ty bảo
hiểm gốc không nhận Treaty của nhau để tránh tích tụ rủi ro.
“Đa phần các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ vẫn lựa chọn những doanh
nghiệp tái bảo hiểm uy tín thế giới để triển khai các dịch vụ lớn. Đối với các dịch vụ
nhỏ hơn, họ sẽ ưu tiên hợp tác với công ty tái bảo hiểm Việt Nam vì có được sự hỗ trợ
nghiệp vụ, giám định nhanh chóng và thuận tiện hơn các công ty tái bảo hiểm quốc
tế”, đại diện một doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ cho biết.
Có thể kết luận rằng, theo đúng bản chất hoạt động theo luật số đông của

bảo hiểm, do các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong nước còn khá thờ ơ với
việc mua bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt, trong khi khi tổn thất xảy ra
thường thiệt hại rất lớn, nên các công ty bảo hiểm có xu hướng thắt chặt điều
kiện mua bảo hiểm cũng như tăng phí tái bảo hiểm.
Ngoài ra còn có sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng để nâng cao nhận thức
người dân về việc mua Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.
Theo Bộ Tài chính, hiện nay, liên bộ Tài chính - Công an và các cơ quan liên
quan đang tích cực rà soát lại các văn bản hướng dẫn việc thực hiện Bảo hiểm cháy nổ
bắt buộc cùng các cơ chế tài chính thích hợp. Ði kèm với đó còn đẩy mạnh hoạt động
tuyên truyền để chủ các cơ sở hiểu đúng bản chất của việc thực hiện chế độ Bảo hiểm
này để việc thực thi thật sự đi vào đời sống xã hội và khuyến khích các cơ quan, tổ
chức, cá nhân tham gia Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo đúng quy định của pháp luật.


II/ Quy trình thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt tại
Việt Nam
1) Khai thác bảo hiểm
Khâu khai thác bảo hiểm là khâu đầu tiên trong quy trình thực hiện nghiệp vụ
bảo hiểm của bất kỳ một loại hình bảo hiểm nào. Một doanh nghiệp không thể tồn tại
nếu không có khách hàng để kinh doanh sản phẩm của mình. Bảo hiểm lại không phải
là một hàng hóa thiết yếu hàng ngày, do đó khách hàng sẽ không mua bảo hiểm nếu họ

11


không biết rõ những lợi ích mà bảo hiểm có thể mang lại. Hơn nữa, bảo hiểm hỏa hoạn
và rủi ro đặc biệt ở Việt Nam lại là một nghiệp vụ tương đối non trẻ ở Việt Nam (từ
năm 1989). Chính vì vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm về
hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt phải nâng cao được nhận thức của khách hàng về tầm quan
trọng của bảo hiểm này.

a) Tuyên truyền, quảng cáo, tiếp cận khách hàng
Khi kinh doanh một sản phẩm, muốn sản phẩm tồn tại được lâu và được công
chúng đón nhận thì điều cốt lõi là chất lượng của sản phẩm phải tốt. Tuy nhiên, một
sản phẩm dù tốt nhưng nếu không được quảng bá, không được giới thiệu và xây dựng
hình ảnh đúng cách thì sản phẩm đó cũng không thể tới được với người tiêu dùng. Mỗi
sản phẩm, mỗi dịch vụ có những đặc trưng riêng về cách làm truyền thông, xây dựng
hình ảnh sản phẩm. Trong kinh doanh bảo hiểm về hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt có ba
điểm đặc trưng cần lưu ý:
Thứ nhất, bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt là một loại hình dịch vụ tài
chính, một sản phẩm vô hình. Người mua trả tiền bảo hiểm dể nhận lại một lời cam kết
bồi thường nếu có tổn thất như đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm xảy ra.
Thứ hai, nhu cầu về bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt là một nhu cầu thụ
dộng. Việc mua bảo hiểm về hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt không phải là bắt buộc, vì
vậy, khách hàng sẽ chỉ mua bảo hiểm khi đã được phía công ty bảo hiểm tiếp cận và
thuyết phục về các lợi ích của việc mua bảo hiểm.
Thứ ba, với bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt, số tiền bồi thường là vô
cùng lớn và thậm chí mang tính quyết định với công việc kinh doanh và cuộc sống của
các doanh nghiệp, hộ gia đình. Do đó, người mua bảo hiểm cũng có nhu cầu tìm kiếm
các doanh nghiệp bảo hiểm lớn, uy tín để đảm bảo sẽ được bồi thường đúng quy định
nếu tổn thất có xảy ra.
b) Đánh giá rủi ro
Hoạt động đánh giá rủi ro được tiến hành sau khi khách hàng gửi giấy yêu cầu
bảo hiểm với mục đích đánh giá chính xác các rủi ro có thể xảy ra với đối tượng bảo


hiểm. Qua đó có thể xác định tỷ lệ phí bảo hiểm thích hợp tương ứng với các rủi ro
được bảo hiểm. Ngoài ra, cũng có thể đánh giá xem khách hàng có đang sử dụng bảo
hiểm với mục đích trục lợi hay không.
c) Cấp giấy chứng nhận bảo hiểm
Sau khi nhận đơn và đánh giá rủi ro, xem xét mọi khía cạnh kinh tế và pháp lý,

công ty bảo hiểm sẽ quyết định nhận hay từ chối bảo hiểm.
Khi cả hai bên đã chấp nhận với các chi tiết của hợp động, hợp đồng bảo hiểm sẽ
được ký. Với nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt, giấy chứng nhận bảo
hiểm có thể được sử dụng thay bảo hiểm, trong đó quy định rõ các nội dung: số đơn

12


bảo hiểm, thông tin người được bảo hiểm, thông tin đối tượng bảo hiểm, rủi ro được
bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm.
d) Theo dõi giá trị tài sản được bảo hiểm và theo dõi tình hình thu phí
Trong thực tế, sau khi đã được cấp giấy chứng nhận bảo hiểm, nhiều khách hàng
vẫn có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hoặc giảm bớt tài sản được bảo hiểm.
Nếu công ty bảo hiểm không chấp nhận, hợp đồng bảo hiểm có thể bị hủy bỏ.
Nếu công ty bảo hiểm chấp nhận, các thông tin về giá trị bảo hiểm, tỷ lệ phí, mức
phí bảo hiểm sẽ được thay đổi cho phù hợp.
Ngoài ra, trong quá trình hai bên đang thực hiện hợp đồng bảo hiểm, phía công ty
bảo hiểm có thể cử người định kỳ xuống thăm đối tượng bảo hiểm, xem xét tình hình
phòng chống rủi ro, nhắc nhở việc đóng phí định kỳ và đề xuất tái ký hợp đồng khi
hợp đồng sắp kết thúc.
Như vậy, rõ ràng, khâu khai thác bảo hiểm có một vai trò vô cùng quan trọng
trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Thực hiện tốt khâu này sẽ tạo tiền đề thực hiện
các khâu khác trơn tru và hiệu quả hơn.
2) Giám định tổn thất
Giám định tổn thất là nhiệm vụ, là một khâu quan trọng trong chu trình hoạt động
kinh doanh bảo hiểm.
Khi nhận được thông báo của người được bảo hiểm khi rủi ro xảy ra, doanh
nghiệp phải cử giám định viên đến hiện trường cùng với các thành viên liên quan để
xác định tính chất, nguyên nhân, mức độ thiệt hại,… Giám định viên có thể do doanh
nghiệp bảo hiểm trực tiếp chỉ định và lựa chọn hoặc đôi khi là chính nhân viên của các

doanh nghiệp bảo hiểm.
Quy trình giám định tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc
biệt gồm các bước chính:


 Chuẩn bị giám định: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết liên quan đến đối tượng
bảo hiểm như Đơn bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt, Giấy yêu cầu bảo
hiểm, Bản kê chi tiết các tài sản được bảo hiểm, Chứng từ, hóa đơn sửa chữa,..
 Tiến hành giám định: Công việc tiến hành giám định phải tiến hành khẩn trương
xong đồng thời phải chính xác, hợp lý và nhất quán. Trong đó phải tập trung vào
các công việc: Kiểm tra lại đối tượng cần giám định, Xác định tính chất của tổn
thất để từ đó tiến hành phân loại tổn thất, Xác định mức độ tổn thất, Xác định
nguyên nhân gây ra tổn thất, Xác định tổn thất của người thứ 3 (nếu có).
 Lập biên bản giám định: Đây là tài liệu chủ yếu để người bảo hiểm căn cứ vào để
tiến hành xét duyệt bồi thường hoặc chi trả tiền bảo hiểm và khiếu nại bên thứ ba.
Thông thường biên bản được lập ở hiện trường và sau khi đã thống nhất, lấy chữ ký

13


của các bên liên quan. Không được tiết lộ nội dung giám định cho những người
khác khi chưa có sự đồng ý của doanh nghiệp bảo hiểm.
3) Bồi thường tổn thất và chi trả tiền bảo hiểm
Bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm là vấn đề trọng tâm của hoạt động kinh
doanh bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt. Khi mua bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro
đặc biệt, người mua trả tiền và đổi lại người bán cam kết bồi thường hoặc trả tiền bảo
hiểm một cách nhanh chóng và đầy đủ nếu không may bị tổn thất.
Nhìn chung, giải quyết bồi thường và chi trả bảo hiểm trong bảo hiểm hỏa hoạn
và rủi ro đặc biệt được tiến hành theo các bước:
 Kiểm tra hồ sơ khiếu nại và xác định trách nhiệm bảo hiểm.

 Xác định mức độ thiệt hại.
 Xác định số tiền bồi thường.
 Thông báo bồi thường.
 Truy đòi người thứ ba.
4) Đề phòng, hạn chế tổn thất
Đề phòng và hạn chế tổn thất là các hoạt động thực hiện nhằm mục đích ngăn
ngừa và giảm thiểu tổn thất xảy ra thêm cho các rủi ro có thể xảy ra hoặc đã xảy ra.
Người được bảo hiểm dù đã mua bảo hiểm, song bản thân không hề muốn tổn thất xảy
ra. Do đó, họ thường phối hợp với người bảo hiểm để thực hiện các biện pháp đề
phòng và hạn chế tổn thất.
Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất bao gồm các hoạt động:
 Đề phòng, hạn chế tổn thất trước khi tổn thất xảy ra: Người bảo hiểm dự báo xác
suất rủi ro và mức độ tổn thất có thể xảy ra từ đó đóng góp ý kiến, giúp người được


×