Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Bảo hộ quyền tác giả đối với các website phim tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.3 KB, 13 trang )

I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm về quyền tác giả

Trước khi nói về khái niệm quyền tác giả, chúng ta cần định nghĩa thế nào là
tác giả. Đó là người “Trực tiếp sáng tác ra toàn bộ hay một phần tác phẩm văn
học, nghệ thuật và khoa học” (Điều 8 Nghị định 100/2006/NĐ-CP).
Về quyền tác giả: “là quyền tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng
tạo ra hoặc sở hữu” (Điều 4 luật Sở hữu trí tuệ).
2. Khái niệm về website
Website là một tập hợp các trang web bao gồm văn bản, hình ảnh, video,..
thường chỉ nằm trong một tên miền nhất định hoặc tên miền phụ. Trang web
được lưu trữ trên máy chủ web có thể được truy cập thông qua Internet.
Website đóng vai trò là một văn phòng, một cửa hàng hay một trung tâm dịch
vụ trên mạng Internet, nơi giới thiệu thông tin, sản phẩm, tất cả những gì liên
quan đến một doanh nghiệp, tổ chức hay một cá nhân. Có thể nói website
cũng chính là bộ mặt của một doanh nghiệp.
3. Các chính sách về bảo hộ quyền tác giả đối với các website hiện nay
Hiện nay, với sự phát triển chóng mặt của Internet đời sống của người dân đã
có những thay đổi đáng kể. Đi cùng với đó là những người được coi như “cha
đẻ” của các trang web, dịch vụ trên mạng Internet cũng trở thành đối tượng
cần được sự bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ. Bởi không phải nghiễm nhiên họ
làm ra được những “đứa con ảo” nhưng lai mang đến những lợi ích thực như
vậy.
Bên cạnh sự bảo hộ chặt chẽ của quyền Sở hữu trí tuệ với quyền tác giả thông
thường, thì sự bảo hộ đối với quyền tác giả đối với các website hiện nay cũng
được qui định rất rõ ràng.
 Theo Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ có quy định rõ các đối tượng được
hưởng quyền bảo hộ về quyền tác giả, bao gồm: “Tác phẩm điện ảnh và
tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự” và “Chương trình


máy tính, sưu tập dữ liệu”
 Điều 3 (1) của Luật SHTT “Bảo hộ quyền tác giả là bảo hộ các quyền
của tác giả đối với các loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa


học” trong đó bao gồm cả các tác phẩm điện ảnh công chiếu hay các tác
phẩm điện ảnh trên mạng Internet.
 Theo Điều 2 (1) Công ước Berne, đối tượng của quyền tác giả là “sản
phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện
bằng bất kì phương tiện hay hình thức nào”.
 Theo Điều 15 Nghị định 131 về hành vi xâm phạm quyền phân phối tác
phẩm
 Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành
vi phân phối tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu
quyền tác giả.
 Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi
phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật
số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định
tại Khoản 1 Điều này.
 Điều 17, Nghị định 131 về hành vi xâm phạm quyền truyền đạt tác
phẩm đến công chúng
 Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành
vi truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu
tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện
kỹ thuật nào mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả
theo quy định.
 Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi
phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
 Điều 18, Nghị định 131 về hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm
 Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành

vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền
tác giả.
 Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi
phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật
số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định
tại Khoản 1 Điều này

2


Qua đó có thể thấy sự giống nhau giữa bảo hộ quyền tác giả đối với các tác
phẩm trên website và bảo hộ quyền tác giả với các tác phẩm thông thường đó
là về nội dung. Dù là một tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học thông
thường hay trên các website đều được quy định rõ ràng về quyền sở hữu, định
đoạt bởi tác giả của nó. Dưới quyền bảo hộ tác phẩm, người khác không thể
tham gia chỉnh sửa hay làm sai lệch nội dung mà tác giả đã tạo ra.

II.

THỰC TRẠNG BẢO HỘ BẢN QUYỀN ĐIỆN ẢNH TẠI
VIỆT NAM
1. Tình hình vi phạm quyền tác giả trên các website phim

Mặc dù pháp luật Việt Nam hiện hành về cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu về
bảo hộ quyền tác giả trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cũng
như yêu cầu thực tiễn của Việt Nam, nhưng trên thực tế tình trạng xâm phạm
quyền tác giả trong môi trường Internet và đặc biệt tại các website chiếu phim,
video phim,… tại Việt Nam hiện nay vẫn còn ở mức độ rất phổ biến.
Hành vi xâm phạm quyền tác giả nói chung, trên môi trường Internet nói riêng
diễn ra đối với tất cả các loại hình tác phẩm, từ tác phẩm văn học, khoa học đến

tác phẩm điện ảnh, âm nhạc, sân khấu, chương trình máy tính… Các hành vi
xâm phạm quyền cũng rất đa dạng, từ xâm phạm quyền tài sản như quyền sao
chép, quyền truyền đạt, phân phối tác phẩm đến quyền nhân thân như quyền
công bố tác phẩm, quyền bảo vệ sự vẹn toàn của tác phẩm… Các hành vi xâm
phạm ngày càng tinh vi hơn với việc khai thác sự phát triển của công nghệ (Pear
to Pear: P2P, Bit Torrent, Cyberlockers…).
Cụ thể trên theo báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chỉ thị số 30/2008/CT-TTG về
việc tăng cường quản lý thực thi và các quyền liên quan tới quyền tác giả của bộ
văn hóa thể thao và du lịch, con số vi phạm như sau:
- Trong năm 2009, lực lượng thanh tra chuyên ngành văn hóa, thể thao và
du lịch đã thu giữ 649.324 băng đĩa các loại với tổng số tiền xử phạt hành
chính lên tới 11.500.510.000 VNĐ
- Trong 2 năm 2010-2011, thanh tra Bộ VHTTDl đã xử lý trên 227.000.000
VNĐ đối với các website luu trữ, cung cấp và phổ biến cho công chúng
số lượng lớn các bản ghi âm, ghi hình.

3


- Năm 2013, xử lý vi phạm bản quyền tác giả đối với các chương trình máy
tính tổng số tiền 2.033.000.000 VNĐ và yêu cầu 3 website tháo gỡ hàng
nghìn bộ phim vi phạm bản quyền của 6 hãng phim lớn của Mỹ.
Những con số ở trên đã nói lên một phần nào vấn nạn vi phạm bản quyền tại
Việt Nam. Tuy nhiên, những con số khổng lồ đó, cũng chưa phản ánh được hết
tính chất phức tạp và đa dạng của các vi phạm. Trên thực tế, có khoảng 400
website sử dụng video trái phép tại Việt Nam, qua đó ta hình dung được số
lượng các tác phẩm điện ảnh bị xâm phạm bản quyền lớn đến thế nào.
Tình trạng vi phạm bản quyền phim ảnh tràn lan đến mức Liên minh Sở hữu Trí
tuệ Quốc tế (IIPA) đã đưa Việt Nam vào danh mục các nước cần bận tâm.
Những trang mạng nổi đình nổi đám trong làng phim lậu Việt Nam đều được tổ

chức này điểm mặt. Trong đó, Hayhaytv “vinh dự” góp mặt 2 năm liên tiếp 2014
- 2015.
Đáng chú ý, trong báo cáo vừa được công bố cách đây 2 tuần của Hiệp hội các
nhà sản xuất phim ảnh Mỹ (MPAA) có cái tên Putlocker trong danh sách đen.
Đây là trang chuyên chia sẻ đường dẫn phim lậu.
Theo MPAA, mặc dù máy chủ của Putlocker đặt tại Thụy Sĩ, nhưng chủ vận
hành trang này lại đang ở Việt Nam. Với lượng truy cập đứng thứ 270 toàn cầu,
trong đó tới hơn phân nửa là từ Mỹ và châu Âu (theo số liệu từ SimilarWeb),
Putlocker đã đưa phim lậu Việt Nam lên “đẳng cấp thế giới”.
Các hành vi vi phạm quyền tác giả dang trở nên hết sức phức tạp và không thể
kiểm soát được. Tiêu biểu như hành vi sao chép tác phẩm từ một website , sau
đó tiếp tục đưa lên các trang web khác hoặc chia sẻ giữa các cá nhân với nhau.
Điều này đặc biệt gây tổn thất đối với ngành điện ảnh. Ví dụ như “ Cách Đồng
Bất Tận” hay “ Bụi Đời Chợ Lớn” bị công bố trái phép trên mạng dưới nhiều
hình thức . mức độ khác nhau. Có phim bị tung lên mạng là phản nháp hoàn
toàn, nhạc phim không phải là nhạc dung chính thức trong phim nhưng cũng có
phim có đầy đủ phụ đề, đạt tiêu chuẩn HD. Có phim được quay bằng điện thoại
với hình ảnh và âm thanh không rõ…. Chắc chắn một điều là các nhà sản xuất
phim sẽ chịu một thiệt hại không nhỏ vì lượng khách đến rạp để xem phim sẽ
giảm đáng kể vì họ chẳng việc gì mất thời gian đến rạp chiếu bóng mà vẫn được
xem phim HD miễn phí.
Các công ty sẵn sàng kinh doanh phim lậu trực tuyến bởi đây là lĩnh vực gặt hái
ra tiền. Xôn xao dư luận gần đây, tháng 9/2015 là vụ vi phạm bản quyền của
4


www.hayhaytv.vn, thanh tra của Bộ TTTT và cục Cảnh Sát phòng chống tội
phạm công nghệ cao đã chỉ xử phạt vi phạm hành chính 60 triệu đồng do vi
phạm bản quyền điện ảnh, buộc gỡ bỏ khỏi trang mạng của mình bản sao trái
phép các tác phẩm điện ảnh nói trên. Được biết, doanh thu của Hayhaytv từ thu

phí người xem, bán quảng cáo và bán dịch vụ video trực tuyến (SVOD) lên tới
hàng tỷ đồng mỗi tháng. Trong khi đó, trang này chỉ tốn chút ít cho đầu tư hệ
thống, quản trị mạng... Tính ra, chủ quản của Hayhaytv đã bỏ túi bộn tiền và án
phạt 60 triệu đồng dành cho họ là quá nhẹ.
Đó có thể cũng là lý do để 3 trang mạng phim47.com, v1vn.com và pub.vn dù bị
xử phạt về vi phạm quyền tác giả (tháng 7/2013) vẫn tìm cách quay trở lại thông
qua những chiếc áo mới. Cụ thể, trang phim47.com đổi thành phimhh.com, trang
pub.vn chuyển thành pubvn.tv và các trang này vẫn tiếp tục đăng tải những phim
không có bản quyền và tiến hành thu phí 2000 đồng/phim và 40000 đồng/tháng.
Ngoài ra các website khác của Việt Nam như là Fsharefilm.com, Xuongphim.tv,
phim14.net, mphim.net, phim nhanh.net, Hdonline.vn…. cũng là những web liên
tục vi phạm nghiêm trọng quyền tác giả. Ngay cả những ông lớn trong ngành
công nghệ Việt Nam cũng không thoát khỏi tầm ngắm quốc tế. Báo cáo công bố
tháng 3/2015 của Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) bày tỏ quan ngại
về việc Zing.vn của VNG vẫn cho phép người dùng dễ dàng tải nhạc lậu. Hay
dịch vụ chia sẻ file Fshare của FPT cũng thường xuyên bị nhắc tên trên các báo
cáo hằng năm của IIPA (Liên minh sở hữu trí tuệ quốc tế) . Nếu không có biện
pháp xử lý triệt để, việc bảo hộ quyền tác giả cho các tác phẩm trí tuệ sẽ trở nên
ngày càng khó khăn.

Hình 1: Số website phim thu hút hàng triệu lượt người xem mỗi tháng

5


2. Tình hình xử lý vi phạm bản quyền tại các website phim
Các doanh nghiệp đã đưa ra rất nhiều lý do cho việc vi phạm bản quyền của
mình. Nghe ra cũng rất hợp lý, cho dù hợp lý hay không thì việc vi phạm của
các trang web đó đã vi phạm luật .Các trang web phim đã nói rằng họ khó tiếp
cận với các nguồn mua phim trong khi tiền bản quyền rất đắt , một bộ phim với

chất lượng trung bình thì tiền bản quyền lên tới cả chục nghìn đô la có khi vài
chục nghìn đô la chưa kể đến phim bom tấn. Hơn nữa hợp tác theo kiểu ăn chia
cũng rất khó, thông thường các hãng phim nước ngoài sẽ lấy một khoản tiền tối
thiểu không cần biết là có người xem phim hay không, sau đó nếu trong quá
trình kinh doanh phim doanh thu về vượt mức đó thì sẽ tiếp tục ăn chia tiếp,
phần còn lại doanh nghiệp Việt Nam cũng chẳng dược bao nhiêu. Trước những
lý do đó, các cơ quan xử lý đã xử lý ra sao? Những khó khăn trong xử lý là gì?
Thứ nhất, hiện nay, các thanh tra của các Bộ có thẩm quyền, đang xử lý theo
cách “ Phạt cho tồn tại” , theo xu hướng của các bộ, sẽ xử lý theo hướng dân sự
chứ không phải hình sự, chỉ phạt hành chính xong vẫn cho phép các trang web
đó hoạt động. Phải chăng cách xử lý này càng khiến cho số lương các website vi
phạm quyền tác giả mọc lên ầm ầm, trong khi doanh thu từ việc chiếu phim và
quảng cáo thì nhiều, nộp phạt thì năm thỉnh mười thoảng chẩng thấm vào đâu.
Thứ hai, sau khi đã bắt lỗi vi phạm, thì việc xác định mức thiệt hại trong lĩnh
vực SHTT luôn gặp nhiều khó khăn. Một là khó xá định thiệt hại về tài sản thì
tính chất phức tạp của công nghệ số. Hai là thiệt hại về tinh thần không thể đong
đếm được, tối đa cũng chỉ 50.000.000 đồng.
Thứ ba, việc xác định chủ thể xâm phạm bản quyền, trách nhiệm của các doanh
nghiệp trung gian trong việc cung cấp dịch vụ Internet và viễn thông đối với các
hành vi vi phạm bản quyền tác giả do người sử dụng đưa lên các trang mạng xã
hội cũng là vấn đề gây tranh cãi của nhiều nước, trong đó có cả Việt Nam.
Thứ tư là việc xác định tòa án có thẩm quyền nếu như vi phạm quyền tác giả gây
ra tại một nước nhưng host của website lại được đặt tại một quốc gia khác. Từ
đó việc xử lý trở nên rất phức tạp.
Ngoài ra còn vô vàn nhừng khó khăn khác phát sinh thêm trong quá trình xử lý
các vi phạm như thế. Tuy nhiên, đây không phải là tình trạng cá biệt ở Việt Nam
mà còn là tình trạng chung tại rất nhiều quốc gia.. Ví dụ tại Hàn Quốc, trong
năm 2011, có khoảng 2,7 tỉ nội dung các loại hình sao chép lậu (online và truyền
thống), thất thoát khoảng 2,400 tỉ won. Trong năm 2013, chỉ riêng việc sao chép
6



lậu online đã chiếm khoảng 4000 tỉ won. Tại Liên bang Nga, ước tính mỗi năm
ngành công nghiệp điện ảnh Nga tổn thất hơn 4 tỷ USD do những hành vi vi
phạm bản quyền cũng như phổ biến trái phép các bộ phim trên internet. Từ đó
mới thấy , Việt Nam cần nỗ nực hơn nữa và quyết liệt hơn nữa trong công cuộc
bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam .
3. Hai câu chuyện về bản quyền trên các website phim tại Việt Nam
- Pub.vn, phim47.. và hayhaytv – ví dụ cho độ hiệu quả của việc xử phạt vi
phạm bản quyền ở Việt Nam.
Vào tháng 7/2013, từ đơn khiếu nại của Hiệp hội Điện ảnh Mỹ (MPA),Bộ VHTT&DL đã xử phạt hành vi xâm phạm quyền tác giả với sản phẩm điện ảnh của
MPA tại 3 trang mạng: phim47.com; v1vn.com và pub.vn. Nhưng sau đó không
lâu, trang phim47.com đổi thành phimhh.com, trang pub.vn đổi thành pubvn.tv
(hay pubvn.com) để né tránh sự kiểm tra và tiếp tục đăng tải những phim không
có bản quyền.
Từ đó đến nay, ngoại trừ v1vn.com đã đóng cửa, hai trang web còn lại vẫn đang
hoạt động bình thường, ngang nhiên thường xuyên đăng tải những bộ phim
“lậu”, và cũng không xuất hiện thêm một lần thanh tra xử phạt nào nữa đến từ
Bộ VH – TT&DL.
Trường hợp bị xử phạt khá đình đám tiếp theo là của Hayhaytv. Trang web này
được ra mắt người dùng vào năm 2013, và trở nên cực kỳ phổ biến với người
dùng một năm sau đó, trở thành trang web xem phim trực tuyến có thể coi là thu
hút lượng truy cập lớn nhất ở Việt Nam giai đoạn 2014-2015.
Đang trên đà phát triển là vậy, đến tháng 9 năm 2015, Hayhaytv (hay cụ thể là
chủ sở hữu của nó Công ty Bách Triệu Phát) bất ngờ bị Đoàn Thanh tra liên
ngành giữa bộ TT&TT và Cục cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công
nghệ cao tiến hành thanh tra đột xuất. Đến tháng 10 năm 2015, Bộ TT&TT đưa
ra mức phạt là 60 triệu đồng đồng thời buộc Hayhaytv phải dỡ bỏ toàn bộ bản
sao các tác phẩm điện ảnh đang được lưu trữ và truyền đạt trái phép đến người
dùng.

Quả thật việc xử phạt này đã giáng một đòn mạnh vào Hayhaytv. Mặc dù có
doanh thu hàng tỷ đồng từ thu phí khách hàng và quảng cáo trước đó, nhưng
việc mất điểm trong mắt người dùng cùng với một lượng lớn phim bị gỡ bỏ đã
7


khiến Hayhaytv khủng hoảng không thể gượng lại được. Chỉ trong một vài
tháng, từ một trang web xem phim trực tuyến hàng đầu, Hayhaytv nay đã trở
thành một địa chỉ bị quên lãng với đa số người dùng.
Tuy nhiên, việc Hayhaytv “chết” đi không có nghĩa là cả thị trường cung cấp
phim lậu sẽ chết theo nó. Chỉ đơn giản là người dùng sẽ tìm đến những
“Hayhaytv” khác, vẫn cung cấp các dịch vụ tương tự, và chưa bị cơ quan chức
năng “sờ gáy”.
Qua những vụ việc trên, có thể thấy việc xử phạt một vài trang web vi phạm bản
quyền tại Viêt Nam từ trước đến nay là “chưa đủ sâu” cũng như “chưa đủ
rộng”, chỉ giống như “bắt cóc bỏ đĩa”, vẫn chưa tạo nên được tác động hiệu
quả đến thị trường các trang web cung cấp phim “lậu”.
- Netflix và Fim+, tiên phong cho xu hướng xem phim bản quyền tại Việt
Nam, bài học kinh nghiệm cho những người đi sau
Trong bối cảnh thị trường xem phim trực tuyến ở Việt Nam đang hoàn toàn bị
chiếm hữu bởi các trang web xem phim “lậu”, thì mới đây, vào tháng 1 năm
2016, dự án Fim+ của Công ty Galaxy ME đã bất ngờ chính thức ra mắt. Cùng
lúc đó là Netflix, dịch vụ truyền hình trực tuyến hàng đầu của Mỹ, tuyên bố mở
rộng dịch vụ tại 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam.
Cả hai dự án này đều có đặc điểm chung là sử dụng kho phim hoàn toàn có bản
quyền, chất lượng cao. Trong đó, Fim+ tập trung vào các phim điện ảnh Việt
Nam ăn khách, còn Netflix tận dụng kho phim đồ sộ sẵn có của mình (tuy mới
chỉ khoảng 15%) làm lợi thế cạnh tranh với các trang web phim khác và cũng đã
thu được một vài dấu hiệu đáng mừng ban đầu.
Cụ thể, chỉ sau vài ngày, Fim+ đã nhanh chóng vươn lên vị trí hàng đầu tổng sắp

doanh thu các ứng dụng giải trí trên AppStore Việt Nam. Đồng thời, Netflix
cũng nhận được phản hồi rất tích cực từ phía nhiều người dùng. Tất cả điều này
cho thấy nhu cầu xem phim chất lượng cao, có bản quyền ở Việt Nam là khá lớn.
Tuy nhiên, cả hai cũng đều có những hạn chế nhất định, khiến chúng vẫn chưa
thể có lợi thế cạnh tranh vượt lên so với các trang web phim “lậu”. Những hạn
chế lớn nhất của Fim+ là về giá cước, số lượng phim chưa phong phú, đa dạng;
còn của Netflix là tất cả các phim đều chưa có phụ đề tiếng Việt, giá cả và về
vấn đề kiểm duyệt nội dung. Cả hai cũng chưa đưa ra được ưu đãi hấp dẫn đối
với người dùng, Fim+ có ưu đãi tặng code phim miễn phí, ngày vip (không thể
tự dùng và chỉ được nhận sau khi đăng ký gói cước) cho việc đăng nhập bằng
8


facebook, còn Netflix cho người dùng được trải nghiệm miễn phí tháng đầu tiên
(đăng kí bằng thẻ VISA, MasterCard hoặc American Express).
Cũng bởi vì là những tiên phong trong việc cung cấp dịch vụ xem phim có bản
quyền ở Việt Nam, Fim+ và Netflix cũng gặp rất nhiều những khó khăn như
trong việc tiếp cận với người dùng, khiếu nại các vi phạm bản quyền của các
trang web khác với những bộ phim mình đang có,..
Trên đây là một vài những hạn chế và khó khăn của Fim+ và Netflix tại Việt
Nam hiện nay để từ đó, các trang web đang có ý định bước vào con đường cung
cấp phim có bản quyền có thể rút ra được một số bài học cho riêng mình như
sau: bằng mọi cách phải thu hút được sự chú ý của người dùng; đưa ra những
mức giá cước hợp lý; đặc biệt đấu tranh cho bản quyền những bộ phim mình
đang sở hữu, tố cáo các trang web vi phạm;…
4. Những nguyên nhân dẫn đến thực trạng vi phạm bản quyền nghiêm
trọng trên các website phim tại Việt Nam.
- Lỗi từ các nhà chức năng
Như đã nhắc đến trong phần trước, việc xử lý vi phạm bản quyền của các
website phim vẫn còn gặp rất nhiều những khó khăn, xuất phát từ những nguyên

nhân khách quan việc khó xác định thiệt hại trong SHTT, khó xác định chủ thể
vi phạm,.. và chủ quan như việc xử phạt với các trang web vi phạm bản quyền
vẫn mới chỉ dừng lại ở phạt hành chính, đồng thời, mức phạt đối với các hành vi
vi phạm bản quyền còn quá “hiền”, cao nhất chỉ là vài chục triệu đồng, không
mang tính răn đe, không đáng kể so với lợi nhuận hàng tỷ đồng các trang web
thu được từ việc vi phạm bản quyền.
Hơn nữa, việc thanh tra, xử phạt vi phạm đối với chủ sở hữu các trang web vi
phạm bản quyền của các cơ quan Bộ, Ngành liên quan còn mang tính bị động,
thường chỉ được tiến hành sau khi nhận được khiếu nại.
-

Thói quen của người dùng

Đa số người xem phim trực tuyến Việt Nam đều đã quen với việc được xem
phim miễn phí trên các website, hay có thể chỉ là trả một khoản tiền nhỏ để được
sử dụng một số các tiện ích khác (tắt quảng cáo, chất lượng cao hơn,..). Trong
khi đó, ít có một khoản tiền nào được đa số người dùng sẵn sàng bỏ ra để chi trả
chi phí bản quyền cho những bộ phim mình xem trên các website đó.

9


Tâm lý này đã ăn mòn vào trong suy nghĩ của đa số người dùng Việt Nam, cộng
với việc các trang web xem phim lậu đa dạng và dễ tiếp cận hơn, khiến họ cảm
thấy khó khăn, “ngại” trong việc sử dụng các website mà phải trả tiền bản quyền
khi xem phim.
- Sự thiếu vắng, hạn chế của các website phim có bản quyền
Như đã nhắc đến ở casestudy thứ hai phía trên, hiện nay hầu như mới chỉ có hai
trang web Fim+ và Netflix là nghiêm túc với vấn đề cung cấp phim có bản
quyền. Số lượng này là quá ít so với tổng số trang web phim trực tuyến đang

hoạt động ở Việt Nam hiện nay. Càng có thêm nhiều trang web như vậy, mới
càng thêm sự cạnh tranh, phát triển nâng cao chất lượng hay liên kết vững mạnh
với nhau, bảo vệ vấn đề bản quyền cho những bộ phim mình đang sở hữu.
Mới xuất hiện từ đầu tháng 1 năm 2016, nên cả hai trang web Fim+ và Netflix
vẫn còn rất nhiều hạn chế, chỉ thu hút được bộ phận nhỏ người dùng. Chính
những hạn chế này đang gián tiếp giúp cho các trang web phim vi phạm bản
quyền tiếp tục giữ vững vị trí của mình trong thị trường xem phim trực tuyến.

III.

GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO VIỆC BẢO HỘ QUYỀN TÁC
GIẢ TẠI VIỆT NAM

Cùng với sự phát triển như vũ bão của các phương tiện thông tin như Internet,
điện thoại thông minh… So với thời điểm năm 2004, với hơn 33 triệu người
dùng chiếm 33,6% dân số thì hiện nay Internet đang tăng chóng mặt với 58 triệu
người dùng, chiếm tới hơn 50% dân số, xếp thứ 8 ở châu Á và thứ 18 trên thế
giới về lượng người dùng. Chính vì thế, vấn đề bảo vệ bản quyền trở nên nóng
bỏng hơn bao giờ hết khi các chiêu thức, sự vi phạm tác phẩm ngày một tinh vi,
trắng trợn và đe dọa sự nguyên vẹn, khả năng thu hồi vốn của các bộ phim.
1. Siết chặt việc quản lý, thay đổi các chế tài quy đinh lỏng lẻo về việc bảo
hộ quyền tác giả.
Nghị định 131 được đưa ra vào năm 2013 là một bước đi quan trọng của các cơ
quan chức năng giúp bảo vệ bản quyền các tác phẩm điện ảnh trong và ngoài
nước cũng như nâng cao ý thức sử dụng sản phẩm nghệ thuật một cách minh
bạch. Theo nghị định, mức phạt hành chính sẽ từ 500.000 đồng – 40.000.000
đồng và mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đối
với cá nhân là 250.000.000 đồng, đối với tổ chức là 500.000.000 đồng. Ngoài
10



hình thức phạt tiền, cá nhân và tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc
các biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác
phẩm, tên người biểu diễn; buộc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả,
Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan… tùy theo hình thức vi phạm.
Tuy nhiên, việc kí kết hiệp định TPP trong năm 2015 diễn ra và sở hữu trí tuệ là
một lĩnh vực mà tất cả các nước đều quan tâm. Bên cạnh đó, Mỹ cũng đặt ra
những tiêu chuẩn rất hà khắc về thực thi quyền sở hữu trí tuệ, từ biện pháp hành
chính, dân sự đến hình sự. Về dân sự, các chế tài hay biện pháp xử lý hàng hóa
có thiên hướng giống với hình sự. Nếu là xử phạt hành chính, Mỹ yêu cầu phải
giống như thủ tục dân sự. Đặc biệt, Mỹ đã áp dụng và yêu cầu hình sự hóa các
hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ ở mức rất cao. Không chỉ xử phạt vi phạm ở
quy mô thương mại, có tính chất cố ý (như trong quy định TRIPS của WTO), cả
những vi phạm không có động cơ thu lợi, vi phạm trực tiếp hay gián tiếp cũng bị
xử lý hình sự. Những hành vi như quay phim trong rạp cũng bị yêu cầu hình sự
hóa. Mỹ đặc biệt không quên chú ý khía cạnh bản quyền trong môi trường kỹ
thuật số.
Dưới áp lực đó, Chính phủ sẽ phải xem xét, sửa đổi bổ sung các điều luật Hình
sự, các biện pháp chế tài rất sau khi chính thức gia nhập TPP. Những sản phẩm
văn hóa, tác phẩm nghệ thuật có bản quyền sẽ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
theo xu hướng quốc tế, đảm bảo cơ hội thu lợi nhuận chính đáng cho tác giả và
những nhà sản xuất nội dung. Và khi tham gia TPP, Việt Nam sẽ phải tuân thủ
theo một bộ luật chung thống nhất giữa 12 nước, vì vậy những cá nhân, đơn vị
sở hữu bản quyền của các nước tham gia TPP có quyền khởi kiện và đòi hỏi các
nước liên quan xử lý theo thỏa thuận trong điều khoản TPP. Điều này có nghĩa là
việc “che chắn” cho các trường hợp vi phạm bản quyền sẽ không được thực hiện
nữa và việc xử lý vi phạm kiểu “giơ cao đánh khẽ” như đối với HayhayTV sẽ
chỉ còn trong quá khứ.
Tiếp tục hoàn thiện các quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ, nhất là các quy
phạm thực thi. Đặc biệt, trình tự dân sự phải được áp dụng triệt để và phổ biến

nhằm điều chỉnh các quan hệ liên quan đến loại tài sản vô hình này, mà việc đầu
tiên là chấn chỉnh lại toàn bộ các quy phạm về chế tài bảo đảm thực thi theo
hướng lấy trật tự dân sự làm biện pháp chủ yếu, còn chế tài hành chính chỉ được
áp dụng như một biện pháp bổ sung cho chế tài dân sự khi mà sự xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ vượt quá mức dân sự.
11


Ngoài việc kêu gọi văn hóa, trách nhiệm thì cần luật hóa để đấu tranh chống lại
nạn xâm phạm bản quyền, tạo được cơ chế để thực thi quyền tác giả. Một trong
những biện pháp phòng chống vi phạm là đề xuất mức giá, phí hợp lý và các nhà
phát hành cần ngôi lại với nhau để bàn cách chống vi phạm bản quyền trên phạm
vi khu vực, toàn cầu. Trong những hợp đồng với nhà sản xuất phải ghi nhận chặt
chẽ về mặt pháp lý đối với các vi phạm bản quyền tác phẩm.
2. Nâng cao chất lượng các website và mở cửa chào đón các website phim
có bản quyền.
Trong nền kinh tế thị trường, các website phim cũng được xem như là những
doanh nghiệp, chính vì thế khi thúc đẩy việc nâng cao chất lượng website cũng
như các dịch vụ hậu mãi thì tính cạnh tranh sẽ được đẩy lên cao và từ đó, khi
cảm thấy mức độ thoả mãn được đáp ứng một cách đầy đủ, người dùng sẵn sàng
trả tiền để được xem phim bản quyền.. Ví dụ điển hình có thể kể đến ở đây là
Netflix, tại thị trường Mỹ và Châu Âu hệ thống chia sẻ file BitTorrent từng là
nơi truyền tải phim và nhạc lậu, chiếm tới hơn 1/3 lưu lượng tải xuống tại Mỹ
vào những năm 200 4 - 2008. Nhưng giờ đây, với sự trỗi dậy của các dịch vụ
phim trực tuyến có bản quyền như Netflix, BitTorrent đã hoàn toàn bị soán ngôi
và chỉ còn chiếm chưa tới 5% trong năm 2015. Trong khi đó, Netflix đã vươn
lên chiếm tới 34% thị phần.
Với 42 triệu người dùng và doanh thu 1,64 tỷ USD chỉ trong quý 2 vừa qua,
Netflix là một minh chứng hùng hồn cho thấy các dịch vụ xem phim có bản
quyền qua internet có thể đánh bật phim lậu.


IV.

KẾT LUẬN

Thực tế, việc bảo hộ cho các sản phẩm trí tuệ nói chung và các tác phẩm phim
ảnh nói riêng ở Việt Nam vẫn đang còn nhiều thiếu sót và đang ở trên con đường
hoàn thiện dần. Tuy nhiên, việc điều chỉnh các quy phạm pháp luật trong tiến
trình hội nhập với thế giới vẫn đang rất chậm chạp và không có nhiều bước tiến
mới. Chính vì thế cần thúc đẩy hơn nữa việc thay đổi và bổ sung luật pháp cũng
như khuyến khích người dân nâng cao hiểu biết của mình về sở hữu trí tuệ và
việc bảo vệ tài sản trí tuệ bởi vì việc thúc đẩy sự sáng tạo, phát triển nền kinh tế,
văn hóa sẽ trở thành điều kiện tiên quyết trong hội nhập quốc tế của mỗi quốc
gia.

12


Trên thực tế, tiềm năng thị trường sản phẩm văn hóa ở Việt Nam là rất lớn. Chỉ
tính riêng doanh thu phát hành phim điện ảnh (không tính phim truyền hình) dự
kiến sẽ vượt 100 triệu USD trong năm 2015.
Tính ra, tăng trưởng trung bình của ngành điện ảnh Việt Nam đã đạt 30 40%/năm giai đoạn 2010 - 2014. Đáng chú ý, trong 220 phim mà Việt Nam đã
phát hành năm nay, 60% là phim của các nước trong TPP, đặc biệt là Mỹ. Những
con số kể trên phản ánh phần nào nhu cầu thị trường và mở ra những cơ hội mới
cho các công ty giải trí. Trong tương lai, hãng này cũng sẽ xây dựng và cung cấp
dịch vụ xem phim qua internet, giúp khán giả có thêm nhiều lựa chọn.
Ða dạng hóa sự lựa chọn và được thưởng thức các sản phẩm văn hóa chất lượng
chính là lợi ích lâu dài cho người dân mà lộ trình bảo hộ bản quyền mang đến.
Ngoài ra, tuân thủ pháp luật về bản quyền cũng là một trong những tiêu chí mà
mỗi người công dân trong xã hội phát triển cần ý thức.


V.

THAM KHẢO

1. Luật Sở Hữu Trí Tuệ
2. Nghị định 131
3. />4. />5. />6. />
13



×