Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước về phát triển du lịch của Chính quyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.17 KB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------

ĐỖ XUÂN THỦY

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA
CHÍNH QUYỀN HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH

MÃ NGÀNH: 8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. TRẦN THỊ VÂN HOA

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Học viên

Đỗ Xuân Thủy


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp cao học, được sự giúp đỡ của các cá


nhân, tổ chức, sự tham gia góp ý của các nhà khoa học, các nhà quản lý, bạn bè, gia
đình và cùng sự nỗ lực của bản thân. Đến nay, Học viên đã hoàn thành luận văn
thạc sĩ với đề tài: “Quản lý nhà nước về phát triển du lịch của Chính quyền
huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai”.
Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Trần Thị
Vân Hoa đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt và chỉ bảo những kiến thức về chuyên môn
thiết thực trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Học viên xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giảng dạy của tập thể các
thầy, cô giáo trong Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Học viên xin chân thành cảm ơn Thường trực UBND tỉnh Lào Cai, Sở Văn
hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai, UBND huyện Bắc Hà, Phòng Văn hóa Thông
tin huyện Bắc Hà đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Học viên thực
hiện nghiên cứu.
Cuối cùng, Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn tới gia đình thân yêu của
Học viên, cảm ơn những người bạn, những đồng nghiệp thân thiết khích lệ, động
viên Học viên trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Học viên xin chân thành cảm ơn!
Học viên

Đỗ Xuân Thủy


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
TÓM TẮT LUẬN VĂN

PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN DU
LỊCH CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP HUYỆN.......................................................10
1.1. Tổng quan về du lịch và phát triển du lịch...................................................10
1.1.1. Khái niệm về du lịch...............................................................................10
1.1.2. Các đặc điểm của du lịch........................................................................12
1.1.3. Khái niệm về phát triển du lịch...............................................................14
1.1.4. Các điều kiện để phát triển du lịch..........................................................14
1.2. Quản lý nhà nước về phát triển du lịch của chính quyền cấp huyện..........15
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về phát triển du lịch của chính quyền cấp huyện.....15
1.2.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về phát triển du lịch của chính quyền
cấp huyện.......................................................................................................... 17
1.2.3. Đặc điểm của quản lý nhà nước về phát triển du lịch của chính quyền cấp huyện.17
1.2.4. Mục tiêu của quản lý nhà nước về phát triển du lịch của chính quyền cấp huyện..19
1.2.5. Yêu cầu đối với quản lý nhà nước về phát triển du lịch của chính quyền
cấp huyện.......................................................................................................... 20
1.2.6. Nội dung quản lý nhà nước về phát triển du lịch của chính quyền cấp huyện.......22
1.2.7. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phát triển du lịch của
chính quyền cấp huyện.....................................................................................29
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI...36
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến phát triển du lịch của
huyện Bắc Hà.........................................................................................................36
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch................................................36
2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn.......................38
2.1.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của huyện Bắc Hà đối với phát triển
du lịch............................................................................................................... 41
2.1.4. Đánh giá những cơ hội, thách thức đối với huyện Bắc Hà trong phát triển
du lịch............................................................................................................... 42



2.2. Thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn huyện Bắc Hà..........................44
2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả phát triển du lịch.....................................44
2.3.2. Hệ thống sản phẩm du lịch.....................................................................46
2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về phát triển du lịch của chính quyền huyện
Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.............................................................................................47
2.3.1. Thực trạng xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành du lịch.......48
2.3.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch........................57
2.3.3. Thực trạng xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển du lịch.......61
2.3.4. Thực trạng thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của ngành du lịch....73
2.4. Đánh giá quản lý nhà nước về phát triển du lịch của chính quyền huyện
Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.............................................................................................76
2.4.1. Điểm mạnh trong quản lý nhà nước về phát triển du lịch của chính quyền
huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai..............................................................................76
2.4.2. Điểm yếu trong quản lý nhà nước về phát triển du lịch của chính quyền
huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai..............................................................................78
2.4.3. Nguyên nhân của điểm yếu trong quản lý nhà nước về phát triển du lịch
của chính quyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai...................................................79
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN
BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI....................................................................................81
3.1. Quan điểm và định hướng phát triển du lịch huyện Bắc Hà đến năm 2025....81
3.1.1. Quan điểm phát triển..............................................................................81
3.1.2. Định hướng phát triển.............................................................................81
3.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển du lịch của
chính quyền huyện Bắc Hà đến năm 2025...........................................................83
3.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển du lịch của chính
quyền huyện Bắc Hà..............................................................................................84
3.3.1. Hoàn thiện xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành du lịch.......84
3.3.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch........................86
3.3.3. Hoàn thiện xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển du lịch.......88

3.3.4. Hoàn thiện thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của ngành du lịch....97
3.3.5. Một số giải pháp khác.............................................................................98
3.4. Một số kiến nghị...........................................................................................102
3.4.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương.................102
3.4.2. Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai; Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch Lào Cai..........................................................................................102
3.4.3. Kiến nghị đối với các phòng, ban địa phương......................................103
KẾT LUẬN..........................................................................................................105
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ASEAN
CNH
CSVC-KT
GDP
GRDP
HĐH
HĐND
KBNN
KCHT
KT-XH
NSNN
QLNN
QLNN
TP
UBND
WTO

XHCN

Ý nghĩa
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
Công nghiệp hóa
Cơ sở vật chất - kỹ thuật
Tổng sản phẩm quốc nội
Tổng sản phẩm trên địa bàn
Hiện đại hóa
Hội đồng nhân dân
Kho bạc nhà nước
Kết cấu hạ tầng
Kinh tế - xã hội
Ngân sách nhà nước
Quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước
Thành phố
Ủy ban nhân dân
Tổ chức Thương mại Thế giới
Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC BẢNG, HÌNH
BẢNG
Bảng 2.1:
Bảng 2.2:
Bảng 2.3:
Bảng 2.4:
Bảng 2.5:
Bảng 2.6:

Bảng 2.7:
Bảng 2.8:
Bảng 2.9:
Bảng 2.10:
Bảng 2.11:
Bảng 2.12:
Bảng 2.13:

Khách du lịch đến Bắc Hà giai đoạn 2015-2017.................................44
Doanh thu du lịch ngành dịch vụ huyện Bắc Hà giai đoạn 2015-2017....45
Thu ngân NSNN từ du lịch huyện Bắc Hà giai đoạn 2015-2017.........45
Đánh giá của cán bộ quản lý và doanh nghiệp về công tác quy hoạch,
kế hoạch phát triển du lịch của chính quyền huyện.............................55
Đánh giá của cán bộ quản lý về bộ máy QLNN về phát triển du lịch
của chính quyền huyện........................................................................60
Kết quả thu hút đầu tư phát triển du lịch huyện giai đoạn 2015-2017. 64
Đánh giá của cán bộ quản lý và doanh nghiệp về chính sách thu hút đầu
tư phát triển du lịch của chính quyền huyện........................................65
Kết quả hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch địa phương giai đoạn
2015-2017...........................................................................................67
Đánh giá của cán bộ quản lý và doanh nghiệp về chính sách xúc tiến,
quảng bá du lịch địa phương của chính quyền huyện..........................68
Kết quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ngân lực ngành du lịch của chính
quyền huyện giai đoạn 2015-2017.......................................................70
Đánh giá của cán bộ quản lý và doanh nghiệp về chính sách phát triển
nguồn nhân lực ngành du lịch của chính quyền huyện........................72
Kết quả hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của ngành du
lịch huyện giai đoạn 2015-2017..........................................................74
Đánh giá của cán bộ quản lý và doanh nghiệp về công tác thanh tra,
kiểm tra, giám sát hoạt động của ngành du lịch...................................75


HÌNH
Hình 2.1:
Hình 2.2:
Hình 2.3:

Quy trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch huyện......48
Cơ cấu bản quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch huyện Bắc Hà......49
Cơ cấu bộ máy QLNN về phát triển du lịch huyện Bắc Hà.................57


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------

ĐỖ XUÂN THỦY

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA
CHÍNH QUYỀN HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH

MÃ NGÀNH: 8340410

HÀ NỘI - 2018


i

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Huyện Bắc Hà nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào
Cai khoảng 66 km, cách thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam - Trung Quốc khoảng
560 km - nơi đang có những tiềm năng phát triển mạnh kinh tế biên mậu trong giao
lưu với Vân Nam - Trung Quốc và sự phát triển của Khu kinh tế của khẩu - khu
kinh tế đặc biệt của Việt Nam và Trung Quốc.
Bắc Hà có các điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi cho phát triển du lịch, chia
thành 03 tiểu vùng: (1) vùng thượng huyện với nhiệt độ bình quân năm 18,7 0C, mang
tính ôn đới rất thích hợp cho trồng cây ăn quả địa phương như mận Tam Hoa, mận Hậu,
đào, lê...; (2) vùng trung huyện có khí hậu ôn hoà với nhiệt độ bình quân từ 250C - 280C,
thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và phát triển vùng cây ăn quả và
cây nông nghiệp, chè tuyết san,...; (3) vùng hạ huyện có nhiệt độ bình quân 280C - 320C,
mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới, có nhiều sông suối lớn, thuận lợi cho phát triển du
lịch, cây ăn quả (như nhãn vải, xoài, chuối, dứa, đào, mận, táo, lê...), thuỷ sản.
Bắc Hà có địa hình khá phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt
mạnh, có những đỉnh núi cao, những vùng triền núi thấp, tạo nên những cảnh quan
núi rừng hùng vĩ và hấp dẫn với những vách đá, hang động, thác nước... phù hợp
với cách hoạt động du lịch sinh thái, mạo hiểm, phám khá.
Bắc Hà có hệ thống các di tích lịch sử gắn với nhiều giai đoạn lịch sử khác
nhau trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước như Dinh thự Hoàng A
Tưởng, Đền Trung Đô xã Bảo Nhai; Đền Bắc Hà thị trấn Bắc Hà thờ tướng Vũ Văn
Mật, Vũ Văn Uyên. Các di tích này đã được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch công
nhận di tích cấp quốc gia. Với đặc điểm là nơi chung sống của 14 dân tộc anh em,
Bắc Hà là quê hương của những lễ hội văn hóa đặc sắc như: Hội chơi núi mùa xuân
(Gầu Tào hoặc Say Sán) của dân tộc Mông; Lễ tết “Nhảy” của người Dao đỏ; hội
Lồng Tồng, hội Xòe của người Tày; Hội đua ngựa của các dân tộc,... Các làng bản
dân tộc vẫn bảo lưu được những kiến trúc truyền thống và vẫn duy trì sinh hoạt
truyền thống. Bên cạnh đó, Bắc Hà còn nổi tiếng với những phiên chợ vùng cao độc
đáo như chợ phiên Bắc Hà, Cốc Ly.



ii

Mặc dù có những thế mạnh về nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đặc
sắc, nhưng trong những năm qua ngành du lịch huyện Bắc Hà chưa có những bước
phát triển tương xứng với nguồn tài nguyên này. Trong khi đó thị trường du lịch
Lào Cai nói riêng, các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung, đang phát triển rất năng
động với nhiều thay đổi về xu hướng đi du lịch và tổ chức kinh doanh du lịch
chuyển đến những điểm đến mới hơn, có hệ thống tài nguyên du lịch đặc sắc và đặc
biệt được quy hoạch đầu tư, tổ chức quản lý bài bản và chuyên nghiệp hơn.
Có thể xem xét đến một số nguyên nhân sau dẫn đến tình trạng phát triển du
lịch chưa như mong đợi của ngành du lịch huyện Bắc Hà: (1) Ngành du lịch huyện
Bắc Hà chưa tạo ra được hệ thống sản phẩm du lịch đặc trưng và hấp dẫn du khách;
(2) Cơ sở hạ tầng du lịch còn nhiều bất cập - đặc biệt là giao thông kết nối huyện
Bắc Hà với các khu vực lân cận như thành phố Lào Cai, đường cao tốc Nội Bài Lào Cai; (3) Dịch vụ du lịch còn nghèo nàn và chất lượng thấp với chỉ số lượng ít
cơ sở lưu trú...
Nhằm khai thác các tiềm năng phát triển du lịch trước những cơ hội thuận lợi
bởi xu thế hội nhập của ngành du lịch Bắc Hà với các địa phương trong tỉnh như
thành phố Lào Cai, huyện Bát Xát và huyện Sa Pa (đặc biệt là khai thác các cơ hội
gắn với tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, khả năng thu hút khách và vận hành
tuyến cáp treo Fanxipan), với các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Bắc Cạn,
Điện Biên, với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, với các trung tâm du lịch Hà Nội Quảng Ninh - Ninh Bình, Nghị quyết đại hội Đảng bộ Bắc Hà khóa XXI nhiệm kỳ
2006 - 2010, khóa XXII nhiệm kỳ 2011 - 2015 và khóa XXIII nhiệm kỳ 2015 2020 đã xác định các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển ngành du lịch - dịch vụ, từng bước
nâng cao tỷ trọng ngành trong tổng cơ cấu GRDP của địa phương lên 35%.
Để thực hiện các mục tiêu và quan điểm phát triển du lịch nêu trên, công tác
QLNN về phát triển du lịch cần có những biện pháp đổi mới và thực hiện triệt để
trong thực tế. Việc nâng cao hiệu quả QLNN về phát triển du lịch sẽ giúp ngành du
lịch Bắc Hà giữ được các chuẩn mực và chất lượng dịch vụ, từ đó nâng cao năng
lực cạnh tranh, về lâu dài sẽ phát triển ổn định và hiệu quả cao.



iii

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả luận văn chọn đề tài: “Quản lý
nhà nước về phát triển du lịch của Chính quyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai”
làm đối tượng nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu công tác QLNN về phát triển
du lịch của chính quyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai tiếp cận theo các nội dung
QLNN.
- Về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
- Về thời gian nghiên cứu: Số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2015 đến năm
2017; Số liệu sơ cấp thu thập trong năm 2018; Những phương hướng và giải pháp
được đề xuất đến năm 2025.
Phương pháp nghiên cứu
Khung nghiên cứu
Nhân tố ảnh hưởng
đến QLNN về phát
triển du lịch của
chính quyền cấp
huyện

Nội dung QLNN về phát
triển du lịch của chính
quyền cấp huyện

Mục tiêu của QLNN
về phát triển du lịch
của chính quyền cấp
huyện


Nhóm nhân tố
thuộc về người dân
và các chủ thể kinh
tế hoạt động trong
ngành

Xây dựng quy hoạch, kế
hoạch phát triển ngành
du lịch

- Định hướng hoạt
động du lịch.

Nhóm nhân tố
thuộc về chính
quyền cấp huyện

Nhóm nhân tố
thuộc về môi
trường vĩ mô

Tổ chức bộ máy QLNN
về phát triển du lịch

- Đảm bảo môi
trường và điều kiện
cho phát triển ngành
du lịch.

Xây dựng và thực hiện

các chính sách phát
triển du lịch

- Kiểm soát sự phát
triển của du lịch.

Thanh tra, kiểm tra,
giám sát hoạt động của
ngành du lịch

- Gia tăng thu nhập,
nâng cao chất lượng
cuộc sống của người
dân.


iv

Quá trình nghiên cứu
Bước 1: Nghiên cứu tài liệu nhằm xác định khung nghiên cứu về QLNN về
phát triển du lịch của chính quyền cấp huyện.
Bước 2: Thu thập tài liệu, số liệu phục vụ cho nghiên cứu.
Bước 3: Tiến hành xử lý số liệu và phân tích thực trạng QLNN về phát triển
du lịch của chính quyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2015-2017.
Bước 4: Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN
về phát triển du lịch của chính quyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đến năm 2025.
Ngoài phần mở đầu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo và phần kết luận,
luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về phát triển du lịch của chính
quyền cấp huyện

Ở chương này, tác giả đã phân tích cơ sở lý luận quản lý nhà nhà nước về
phát triển du lịch của chính quyền cấp huyện, trong đó:
- Phần tổng quan về du lịch và phát triển du lịch đã phân tích, làm rõ khái
niệm về du lịch, các đặc điểm của du lịch, khái niệm về phát triển du lịch, các điều
kiện để phát triển du lịch.
- Phần quản lý nhà nước về phát triển du lịch của chính quyền cấp huyện đã
làm rõ khái niệm quản lý nhà nước về phát triển du lịch của chính quyền cấp huyện,
sự cần thiết, đặc điểm, mục tiêu, yêu cầu, nội dung, những nhân tố ảnh hưởng đến
quản lý nhà nước về phát triển du lịch của chính quyền cấp huyện.
Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về phát triển du lịch của
Chính quyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
Ở chương này, tác giả đã phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh
hưởng đến phát triển du lịch của huyện Bắc Hà; phân tích thực trạng phát triển du
lịch trên địa bàn huyện Bắc Hà; phân tích thực trạng quản lý nhà nước về phát triển
du lịch của chính quyền huyện Bắc Hà, bao gồm:


v

- Thực trạng xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành du lịch.
- Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch.
- Thực trạng xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển du lịch.
- Thực trạng thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của ngành du lịch.
Từ việc phân tích thực trạng nêu trên, tác giả đã đánh giá quản lý nhà nước
về phát triển du lịch của chính quyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai: làm rõ điểm
mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của điểm yếu trong quản lý nhà nước về phát triển
du lịch của chính quyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về phát
triển du lịch của Chính quyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
Dựa trên những phân tích và kết luận ở chương 2, trong chương 3 tác giả đã

trình bày phương hướng, giải pháp và một số kiến nghị để hoàn thiện quản lý nhà
nước về phát triển du lịch của Chính quyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, với nội
dung cụ thể như sau:
Một là, tác giả đã nêu quan điểm và định hướng phát triển du lịch huyện Bắc
Hà đến năm 2025.
Hai là, đề xuất phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển du
lịch của chính quyền huyện Bắc Hà đến năm 2025.
Ba là, đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển du lịch
của chính quyền huyện Bắc Hà gồm các nhóm giải pháp:
- Hoàn thiện xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành du lịch.
- Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch.
- Hoàn thiện xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển du lịch.
- Hoàn thiện thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của ngành du lịch.
- Một số giải pháp khác.
Bốn là, đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương,
kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Lào Cai và các phòng, ban địa phương.


vi

Kết luận
Phát triển du lịch đã và đang từng bước giữ vai trò quan trọng trong tiến trình
phát triển KT-XH của đất nước nói chung và của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai nói
riêng. Phát triển mạnh du lịch đang là mục tiêu hàng đầu; là một trong những giải
pháp cơ bản góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn của đất nước. Đây là nhiệm vụ không chỉ có ý nghĩa về kinh
tế, mà còn có ý nghĩa chính trị - xã hội to lớn.
Bắc Hà là một huyện miền núi của tỉnh Lào Cai, xuất phát điểm thấp, kinh tế
chủ yếu dựa vào nông, lâm nghiệp; hiện nay đang hưởng chính sách với các huyện

nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP. Do vậy, để kinh tế phát triển trước hết
phải chọn hướng đi đúng, có những giải pháp hữu hiệu và các cấp, các ngành phải
quyết liệt tổ chức thực hiện theo hướng đã chọn. Để du lịch Bắc Hà thực sự là
ngành kinh tế mũi nhọn thì còn nhiều vấn đề mà công tác QLNN cần phải thực
hiện. Nhiệm vụ của tác giả luận văn là nghiên cứu, tìm ra những giải pháp phù hợp
với điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh. Luận văn đã nghiên cứu, thực hiện những nội
dung sau:
Một là, hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về du
lịch và QLNN về phát triển du lịch của chính quyền cấp huyện hiện nay, như: Khái
niệm, các đặc điểm của du lịch, khái niệm về phát triển du lịch, các điều kiện phát
triển du lịch; Khái niệm quản lý nhà nước về phát triển du lịch của chính quyền cấp
huyện, sự cần thiết, đặc điểm, mục tiêu, yêu cầu, nội dung, những nhân tố ảnh
hưởng đến quản lý nhà nước về phát triển du lịch của chính quyền cấp huyện.
Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch và QLNN về phát
triển du lịch của Chính quyền huyện Bắc Hà, làm rõ điểm mạnh, điểm yếu và
nguyên nhân của điểm yếu trong quản lý nhà nước về phát triển du lịch của chính
quyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Ba là, đề xuất phương hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
QLNN về phát triển du lịch ở huyện Bắc Hà hiện nay./.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------

ĐỖ XUÂN THỦY

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA
CHÍNH QUYỀN HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI


CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH

MÃ NGÀNH: 8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. TRẦN THỊ VÂN HOA

HÀ NỘI - 2018


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Huyện Bắc Hà nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai
khoảng 66 km, cách thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam - Trung Quốc khoảng 560 km
- nơi đang có những tiềm năng phát triển mạnh kinh tế biên mậu trong giao lưu với
Vân Nam - Trung Quốc và sự phát triển của Khu kinh tế của khẩu - khu kinh tế đặc
biệt của Việt Nam và Trung Quốc. Phía Bắc của Huyện giáp huyện Si Ma Cai và huyện
Mường Khương, phía Đông giáp huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang, phía Tây giáp huyện
Bảo Thắng, phía Nam giáp huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai. Với vị trí địa lý trên, Bắc Hà
có những điều kiện địa lý khá thuận lợi cho phát triển KT-XH của khu vực các huyện
phía Đông của tỉnh Lào Cai, là cầu nối giữa Lào Cai với tỉnh Hà Giang.
Bắc Hà có các điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi cho phát triển du lịch, chia
thành 03 tiểu vùng: (1) vùng thượng huyện với nhiệt độ bình quân năm 18,7 0C,
mang tính ôn đới rất thích hợp cho trồng cây ăn quả địa phương như mận Tam Hoa,
mận Hậu, đào, lê...; (2) vùng trung huyện có khí hậu ôn hoà với nhiệt độ bình quân
từ 250C - 280C, thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và phát triển
vùng cây ăn quả và cây nông nghiệp, chè tuyết san,...; (3) vùng hạ huyện có nhiệt

độ bình quân 280C - 320C, mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới, có nhiều sông suối
lớn, thuận lợi cho phát triển du lịch, cây ăn quả (như nhãn vải, xoài, chuối, dứa,
đào, mận, táo, lê...), thuỷ sản.
Bắc Hà có địa hình khá phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt
mạnh, có những đỉnh núi cao, những vùng triền núi thấp, tạo nên những cảnh quan
núi rừng hùng vĩ và hấp dẫn với những vách đá, hang động, thác nước như động
Thiên Long (xã Tả Văn Chư, được công nhận là di sản danh thắng cấp quốc gia),
hang Tiên bên bờ sông Chảy thuộc xã Bảo Nhai - Cốc Ly, núi Cô Tiên, núi Ba Mẹ
Con ở thị trấn Bắc Hà, rừng già Bản Liền, rừng nguyên sinh xã Tả Van Chư, rừng
gỗ nghiến Cốc Ly, rừng chè cổ thụ xã Hoàng Thu Phố, rừng Sa Mu ở Lầu Thí
Ngài,... phù hợp với cách hoạt động du lịch sinh thái, mạo hiểm, phám khá.


2

Bắc Hà có hệ thống các di tích lịch sử gắn với nhiều giai đoạn lịch sử khác
nhau trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước như Dinh thự Hoàng A
Tưởng, Đền Trung Đô xã Bảo Nhai; Đền Bắc Hà thị trấn Bắc Hà thờ tướng Vũ Văn
Mật, Vũ Văn Uyên. Các di tích này đã được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch công
nhận di tích cấp quốc gia. Với đặc điểm là nơi chung sống của 14 dân tộc anh em,
Bắc Hà là quê hương của những lễ hội văn hóa đặc sắc như: Hội chơi núi mùa xuân
(Gầu Tào hoặc Say Sán) của dân tộc Mông; Lễ tết “Nhảy” của người Dao đỏ; hội
Lồng Tồng, hội Xòe của người Tày; Hội đua ngựa của các dân tộc,... Các làng bản
dân tộc vẫn bảo lưu được những kiến trúc truyền thống và vẫn duy trì sinh hoạt
truyền thống. Bên cạnh đó, Bắc Hà còn nổi tiếng với những phiên chợ vùng cao độc
đáo như chợ phiên Bắc Hà, Cốc Ly.
Mặc dù có những thế mạnh về nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đặc
sắc, nhưng trong những năm qua ngành du lịch huyện Bắc Hà chưa có những bước
phát triển tương xứng với nguồn tài nguyên này. Năm 2017, khách du lịch đến
khoảng 250.000 lượt người, trong đó lượng khách quốc tế khoảng 80.000 lượt.

Doanh thu dịch vụ du lịch chỉ đạt khoảng 130 tỷ đồng. Như vậy tỷ trọng lượng
khách du lịch đến Bắc Hà trong những năm qua mới ước đạt chừng 10% so với tổng
lượng khách du lịch đến Lào Cai, thấp hơn nhiều so với Sa Pa và thành phố Lào
Cai. Trong khi đó thị trường du lịch Lào Cai nói riêng, các tỉnh miền núi phía Bắc
nói chung, đang phát triển rất năng động với nhiều thay đổi về xu hướng đi du lịch
và tổ chức kinh doanh du lịch chuyển đến những điểm đến mới hơn, có hệ thống tài
nguyên du lịch đặc sắc và đặc biệt được quy hoạch đầu tư, tổ chức quản lý bài bản
và chuyên nghiệp hơn.
Có thể xem xét đến một số nguyên nhân sau dẫn đến tình trạng phát triển du
lịch chưa như mong đợi của ngành du lịch huyện Bắc Hà: (1) Ngành du lịch huyện
Bắc Hà chưa tạo ra được hệ thống sản phẩm du lịch đặc trưng và hấp dẫn du khách;
(2) Cơ sở hạ tầng du lịch còn nhiều bất cập - đặc biệt là giao thông kết nối huyện
Bắc Hà với các khu vực lân cận như thành phố Lào Cai, đường cao tốc Nội Bài Lào Cai; (3) Dịch vụ du lịch còn nghèo nàn và chất lượng thấp với chỉ số lượng ít


3

cơ sở lưu trú (282 phòng tại 19 khách sạn, nhà nghỉ tại thị trấn) và 16 cơ sở lưu trú
tại gia (homestay) tập trung ở một số xã. Chất lượng các cơ sở lưu trú còn yếu
kém...
Nhằm khai thác các tiềm năng phát triển du lịch trước những cơ hội thuận lợi
bởi xu thế hội nhập của ngành du lịch Bắc Hà với các địa phương trong tỉnh như
thành phố Lào Cai, huyện Bát Xát và huyện Sa Pa (đặc biệt là khai thác các cơ hội
gắn với tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, khả năng thu hút khách và vận hành
tuyến cáp treo Fanxipan), với các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Bắc Cạn,
Điện Biên, với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, với các trung tâm du lịch Hà Nội Quảng Ninh - Ninh Bình, Nghị quyết đại hội Đảng bộ Bắc Hà khóa XXI nhiệm kỳ
2006 - 2010, khóa XXII nhiệm kỳ 2011 - 2015 và khóa XXIII nhiệm kỳ 2015 2020 đã xác định các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển ngành du lịch - dịch vụ, từng bước
nâng cao tỷ trọng ngành trong tổng cơ cấu GRDP của địa phương lên 35%.
Để thực hiện các mục tiêu và quan điểm phát triển du lịch nêu trên, công tác
QLNN về phát triển du lịch cần có những biện pháp đổi mới và thực hiện triệt để

trong thực tế. Việc nâng cao hiệu quả QLNN về phát triển du lịch sẽ giúp ngành du
lịch Bắc Hà giữ được các chuẩn mực và chất lượng dịch vụ, từ đó nâng cao năng
lực cạnh tranh, về lâu dài sẽ phát triển ổn định và hiệu quả cao.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả luận văn chọn đề tài: “Quản lý
nhà nước về phát triển du lịch của Chính quyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai”
làm đối tượng nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề phát triển du lịch nói chung, QLNN về phát triển du lịch nói riêng ở
phạm vi cả nước hoặc từng địa phương là đề tài thu hút sự quan tâm của các nhà
khoa học, nhà lãnh đạo và quản lý kinh tế. Để thực hiện luận văn này, tác giả đã
nghiên cứu một số nội dung về kinh tế du lịch, quy hoạch du lịch, phát triển du lịch,
QLNN về phát triển du lịch và các tài liệu có liên quan đến ngành du lịch.
- Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện QLNN về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng” của tác giả Nguyễn Tấn Vinh (2008), Trường Đại học Kinh tế Quốc


4

dân. Luận án có phạm vi nghiên cứu tương đồng với phạm vi nghiên cứu của luận
văn, đó là nghiên cứu công tác QLNN về phát triển du lịch cấp tỉnh, do đó, kết quả
nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo rất hữu ích đối với luận văn. Trong
luận án, căn cứ trên Luật Du lịch tác giả tiếp cận nghiên cứu công tác QLNN về
phát triển du lịch ở cấp tỉnh với những nội dung sau: (i) Định hướng phát triển
ngành du lịch ở địa phương; (ii) Tạo lập khuôn khổ pháp luật thuận lợi cho sự
phát triển của ngành du lịch ở địa phương; (iii) Tổ chức chỉ đạo, điều hành, kiểm
tra, kiểm soát hoạt động ngành du lịch ở địa phương. Qua quá trình nghiên cứu,
luận văn đã đánh giá được những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong
công tác QLNN về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn
2001-2007, từ đó, đề xuất những giải pháp hoàn thiện tương ứng khá đầy đủ và
khoa học.

- Luận án tiến sĩ “Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam” của
tác giả Nguyễn Anh Tuấn (2010), tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà
Nội. Luận án áp dụng mô hình kết hợp của Dwyer & Kim và phương pháp điều tra
trên mạng Survey Monkey để phân tích, đánh giá tổng thể năng lực cạnh tranh điểm
đến của du lịch Việt Nam. Luận án đã chỉ ra được những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội
và đe dọa của du lịch Việt Nam. Luận án đã chỉ ra những nguyên nhân hạn chế của
năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam, từ đó, luận án đã đề xuất 07
nhóm giải pháp và khuyến nghị chính sách có cơ sở khoa học và khá đồng bộ để
nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam.
- Luận văn thạc sĩ “Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai” của tác giả
Nguyễn Thị Lan Phương (2010), Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà
Nội. Trên cơ sở hệ thống và khái quát lại những lý luận chung về các khái niệm du
lịch, kinh tế du lịch và phát triển kinh tế du lịch, đồng thời tiếp cận dưới góc độ
kinh tế chính trị theo quan điểm, tư tưởng, lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tác
giả nghiên cứu. đánh giá thực trạng phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai, đề xuất
một số quan điểm, định hướng và giải pháp nhẳm khai thác có hiệu quả tiềm năng
du lịch ở Lào Cai.


5

- Luận văn thạc sĩ “Phát triển thị trường du lịch Hà Nội” của tác giả Nguyễn
Thị Cẩm Thúy (2012), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Luận văn
đưa ra một số kinh nghiệm thị trường du lịch ở một số thành phố, thành trong nước;
phân tích những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, những nội lực, ngoại lực để phát
triển thị trường du lịch Hà Nội; làm rõ thực trạng du lịch Hà Nội trong những năm
gần đây; tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của thị trường du
lịch Hà Nội; đề xuất các giải pháp và các định hướng cơ bản nhằm phát triển thị
trường du lịch Hà Nội đến năm 2020.
- Luận văn thạc sĩ “Giải pháp phát triển du lịch ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai”

của tác giả Dương Quyết Chiến, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Đại học Thái Nguyên. Luận văn xây dựng và nghiên cứu theo các chỉ tiêu đánh giá
phát triển du lịch.
- Luận án tiến sĩ “QLNN địa phương đối với phát triển du lịch bền vững tại
một số tỉnh miền Trung Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hoàng Tứ (2016), Trường
Đại học Thương mại. Trong luận án, công tác QLNN địa phương đối với phát triển
du lịch bền vững được tác giả tiếp cận theo các nội dung sau: (i) Tổ chức thực hiện
các chính sách, pháp luật chung của Nhà nước liên quan đến du lịch và ban hành
các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách phát triển du lịch mang tính đặc thù của
địa phương; (ii) Xây dựng và công khai quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch ở địa
bàn để giúp các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch định hướng phát triển; (iii)
Tạo lập sự gắn kết liên ngành, liên vùng, liên quốc gia trong hoạt động du lịch; giữa
địa phương và Trung ương trong quản lý nhà nước về du lịch; (iv) Tổ chức đào tạo,
bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch; (v)
Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động du lịch và xử lý vi phạm trong lĩnh
vực du lịch. Qua quá trình nghiên cứu, luận án đã đề xuất được 06 nhóm giải pháp
cụ thể nhằm hoàn thiện QLNN địa phương đối với phát triển du lịch bền vững tại
một số tỉnh miền Trung Việt Nam.
Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu đã công bố và vấn đề đặt ra cần
tiếp tục nghiên cứu QLNN về phát triển du lịch:


6

- Các nội dung của QLNN đã được làm rõ trong những công trình nghiên
cứu trước đây nhưng chủ yếu dừng lại ở chính quyền địa phương cấp tỉnh nhưng
chưa cụ thể đối với chính quyền địa phương cấp huyện.
- Mặc dù có khung lý thuyết chung về QLNN về phát triển một ngành kinh tế
nói chung và ngành du lịch nói riêng nhưng đối với mỗi ngành có những đặc điểm
riêng, mỗi địa phương có một đặc điểm riêng, do đó, cần làm rõ đặc điểm riêng có của
từng ngành, từng địa phương ảnh hưởng đến các nội dung QLNN về phát triển du lịch.

- Các công trình nghiên cứu trước đây cũng đã bàn về các nội dung QLNN
về phát triển KTXH nói chung và phát triển các ngành nói riêng nhưng chưa có đề
tài nào nghiên cứu về QLNN về phát triển du lịch trên địa bàn huyện Bắc Hà.
- Có một số công trình nghiên cứu đến phát triển du lịch ở Lào Cai nhưng
tiếp cận phát triển du lịch như phát triển một ngành kinh tế xã hội (bao gồm đặc
điểm của du lịch, các điều kiện phát triển du lịch...) trong đó QLNN chỉ là một nhân
tố tác động, một điều kiện quan trọng ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch mà
chưa phân tích sâu nội hàm của QLNN về phát triển du lịch.
Vì vậy, công trình nghiên cứu “Quản lý nhà nước về phát triển du lịch của
Chính quyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai” không trùng với các công trình nghiên
cứu trước đây.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm kiếm một số giải pháp có căn cứ thực
tế nhằm hoàn thiện công tác QLNN về phát triển du lịch của chính quyền huyện
Bắc Hà, đưa ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực,
góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phát triển KT-XH của huyện.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định khung lý luận về công tác QLNN về phát triển du lịch của chính
quyền cấp huyện.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác QLNN về phát triển du lịch của
chính quyền huyện Bắc Hà. Qua đó, chỉ ra những điểm mạnh, những điểm yếu và
nguyên nhân của những điểm yếu trong công tác QLNN về phát triển du lịch.


7

- Đề xuất một số phương hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về
phát triển du lịch của chính quyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2030.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
QLNN về phát triển du lịch của chính quyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu công tác QLNN về phát triển du lịch
của chính quyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai tiếp cận theo các nội dung QLNN.
- Về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
- Về thời gian nghiên cứu: Số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2015 đến năm
2017; Số liệu sơ cấp thu thập trong năm 2018; Những phương hướng và giải pháp
được đề xuất đến năm 2025.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Khung nghiên cứu
Nhân tố ảnh hưởng
đến QLNN về phát
triển du lịch của
chính quyền cấp
huyện

Nội dung QLNN về phát
triển du lịch của chính
quyền cấp huyện

Mục tiêu của QLNN
về phát triển du lịch
của chính quyền cấp
huyện

Nhóm nhân tố
thuộc về người dân
và các chủ thể kinh

tế hoạt động trong
ngành

Xây dựng quy hoạch, kế
hoạch phát triển ngành
du lịch

- Định hướng hoạt
động du lịch.

Tổ chức bộ máy QLNN
về phát triển du lịch

- Đảm bảo môi
trường và điều kiện
cho phát triển ngành
du lịch.

Xây dựng và thực hiện
các chính sách phát
triển du lịch

- Kiểm soát sự phát
triển của du lịch.

Thanh tra, kiểm tra,
giám sát hoạt động của
ngành du lịch

- Gia tăng thu nhập,

nâng cao chất lượng
cuộc sống của người
dân.

Nhóm nhân tố
thuộc về chính
quyền cấp huyện
Nhóm nhân tố
thuộc về môi
trường vĩ mô

Khung nghiên cứu của luận văn
Nguồn: Học viên xây dựng


8

5.2. Quá trình nghiên cứu
Bước 1: Nghiên cứu tài liệu nhằm xác định khung nghiên cứu về QLNN về
phát triển du lịch của chính quyền cấp huyện.
Bước 2: Thu thập tài liệu, số liệu phục vụ cho nghiên cứu.
Bước 3: Tiến hành xử lý số liệu và phân tích thực trạng QLNN về phát triển
du lịch của chính quyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2015-2017.
Bước 4: Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN
về phát triển du lịch của chính quyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đến năm 2025.
5.3. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin, số liệu
5.3.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
- Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp: thông qua tập hợp các báo cáo của
UBND tỉnh Lào Cai, của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai, của UBND
huyện Bắc Hà, của Phòng Văn hóa Thông tin huyện Bắc Hà về các chính sách, tình

hình phát triển du lịch trên địa bàn huyện Bắc Hà.
- Thu thập thông tin sơ cấp thông qua phương pháp điều tra xã hội học đối với:
+ 40 Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai phụ trách lĩnh vực văn hóa, xã
hội, thể thao, du lịch; đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh; đại
diện lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bắc Hà; đại diện một số xã, thị
trấn thuộc huyện Bắc Hà có liên quan về tình hình quản lý phát triển du lịch trên địa
bàn huyện Bắc Hà. Luận văn đã phát ra 40 phiếu điều tra, số phiếu thu về là 40,
trong đó tất cả 40 phiếu đều hợp lệ.
+ 120 Đại diện doanh nghiệp hoạt động du lịch, cơ sở lưu trú,... trên địa bàn
huyện Bắc Hà. Luận văn đã phát ra 120 phiếu điều tra, số phiếu thu về là 116, trong
đó tất cả 116 đều hợp lệ.
Việc điều tra được thực hiện thông qua email hoặc phát và thu trực tiếp phiếu
điều tra. Thời gian điều tra là 02 tháng 07 và 08 năm 2018.
5.3.2. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu
- Thông tin, số liệu thứ cấp thu thập được sẽ được phân loại, so sánh, đối
chiếu, tính tỷ lệ phần trăm trước khi sử dụng cho phân tích, đánh giá trong luận văn.


9

- Thông tin, số liệu sơ cấp thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm
Excel trước khi đưa vào phân tích trong luận văn.
- Luận văn vận dụng các phương pháp phổ biến trong nghiên cứu khoa học
như phương pháp phân tích, tổng hợp, tư duy logic, các phương pháp kỹ thuật như
thống kê, so sánh và đánh giá... trong nghiên cứu lý luận cũng như trong đánh giá
thực tiễn.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo và phần kết luận,
luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về phát triển du lịch của chính

quyền cấp huyện.
Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về phát triển du lịch của
Chính quyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về phát
triển du lịch của Chính quyền huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.


10

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP HUYỆN
1.1. Tổng quan về du lịch và phát triển du lịch
1.1.1. Khái niệm về du lịch
Ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành một ngành kinh tế có vai trò quan
trọng không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong đó
có Việt Nam. Do quan điểm tiếp cận và góc độ nghiên cứu khác nhau, có cách hiểu
khác nhau về du lịch.
Thuật ngữ “du lịch” bắt nguồn từ tiếng Pháp: “Tour” nghĩa là đi vòng quanh,
cuộc dạo chơi, còn “touriste” là người đi dạo chơi. Trong tiếng Anh “to tour” có
nghĩa là đi dã ngoại đến một nơi nào đó. Theo nhà sử học Trần Quốc Vượng, du lịch
được hiểu như sau: Du có nghĩa là đi chơi, Lịch là lịch lãm, từng trải, hiểu biết, như
vậy du lịch được hiểu là việc đi chơi nhằm tăng thêm kiến thức.
Năm 1963, với mục đích quốc tế hóa khái niệm du lịch, tại Hội nghị Liên
hợp quốc về du lịch họp ở Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch
như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế
bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi
ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu
trú không phải là nơi làm việc của họ”.
Luật Du lịch số 09/2017/QH14 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam khóa XIV thông qua ngày 19/6/2017 đưa ra định nghĩa: “Du lịch là các
hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên
trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ
dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích
hợp pháp khác”.
Cho đến nay, không ít người, thậm chí ngay các cán bộ, công chức nhân


×