Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về phát triển nhiệt điện ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THÙY NHUNG

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN
NHIỆT ĐIỆN Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THÙY NHUNG

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN
NHIỆT ĐIỆN Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VIỆT HÙNG

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài “Quản lý Nhà nước về Phát triển Nhiệt điện ở Việt Nam” là luận
văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Quản lý công của tôi tại trường Học viện Hành
chính Quốc gia.
Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình nghiên
cứu khác.
Tác giả

Nguyễn Thùy Nhung

1


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến quý thầy, cô hiện đang làm
việc tại Học viện Hành chính Quốc gia và các thầy, cô giảng dạy lớp CH19B7
đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại
trường.
Xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Việt Hùng, người thầy kính
mến đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ tận tình, hướng dẫn nghiên cứu tạo điều kiện
giúp tôi hoàn thành luận văn.
Xin phép gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Tổng cục Năng lượng đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình vừa công tác vừa học tập và nghiên

cứu để hoàn thành luận văn này.
Dù đã có nhiều cố gắng trong học tập cũng như trong quá trình nghiên
cứu để hoàn thành luận văn, song chắc chắn đề tài không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để có thể hoàn thiện
hơn nữa.

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH

:

Biến đổi khí hậu

BOT

:

Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao

DGE

:

Tổng cục năng lượng

ĐTM


:

Đánh giá tác động môi trường

ERAV

:

Cục điều tiết điện lực

EVN

:

Tập đoàn điện lực Việt Nam

GDP

:

Giá trị thị trường

IEC

:

Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế

IEEE


:

Viện kỹ nghệ điện và điện tử

LNG

:

Nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên và khí thiên nhiên hóa lỏng

NĐĐT

:

Nhiệt điện đốt than

NMNĐ

:

Nhà máy nhiệt điện

PVN

:

Tập đoàn dầu khí Việt Nam

QHĐ7ĐC


:

Điều chỉnh quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia giai đoạn
2011-2020” có xét đến 2030

QLNN

:

Quản lý nhà nước

SC

:

Công nghệ siêu tới hạn

TTĐL

:

Trung tâm điện lực

USC

:

Công nghệ cực siêu tới hạn

3



DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ

Bảng 1.1: Các nhà máy nhiệt điện khí ..................................................................... 18
Bảng 1.2: Phát triển nhiệt điện than trong QHĐ VII (điều chỉnh) .......................... 19
Bảng 1.3: Các nhà máy nhiệt điện dầu .................................................................... 19
Bảng 2.1: Trữ lượng than nước ta năm 2012 .......................................................... 38
Hình 1.1: Mô hình nhà máy nhiệt điện .................................................................... 12
Hình 1.2: Cơ cấu nguồn nhiên liệu của nhiệt điện .................................................. 16
Hình 2.1: Sự phân bố các nhà máy điện ở Việt Nam .............................................. 36
Hình 2.2: Vị trí các bể dầu khí chính ở Việt Nam ................................................... 41
Hình 2.3: Các hệ thống khí và Trung tâm nhiệt điện Tua-bin khí chính ................ 42
Hình 2.4: Cân bằng cung - cầu than Việt Nam (Triệu tấn) 2020- 2030 .................. 43
Hình 2.5: Quy trình sản xuất điện năng từ nhiên liệu: than, dầu, khí ..................... 45
Hình 2.6: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhiệt điện ................................................ 52
Hình 2.7: Các thành phần tham gia thị trường điện ................................................ 53

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam, là một quốc gia đang phát triển, nhu cầu tiêu thụ năng lượng
phục vụ phát triển kinh tế tăng rất nhanh trong những năm qua (GDP tăng trung
bình khoảng 5,6 %/năm trong giai đoạn 1997-2009, WB 2010). Cùng với quá
trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng (788 đô thị, tốc độ đô thị hóa 35,2%, UNHabitat 2015) và đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu sử dụng
năng lượng nói chung và điện năng nói riêng cũng tăng rất nhanh.
Theo dự báo, sau 2015 Việt Nam sẽ trở thành nước nhập khẩu năng

lượng, đặc biệt là nhập khẩu than cho phát điện (Quy hoạch phát triển điện lực
quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến 2030). Trong giai đoạn từ nay đến
năm 2030, GDP bình quân hàng năm sẽ tăng khoảng 7%, nhu cầu điện thương
phẩm tăng giai đoạn 2016-2020 tăng khoảng 11,4%; giai đoạn 2021-2025 tăng
khoảng 9,1%; giai đoạn 2026-2030 tăng khoảng 7,9%.
Phát triển năng lượng phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước và đảm bảo đi trước một bước với tốc độ cao, bền vững, đồng
bộ, đi đôi với đa dạng hóa các nguồn năng lượng và công nghệ tiết kiệm năng
lượng là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Phát triển năng lượng gắn chặt với giữ gìn môi trường sinh thái, bảo
đảm thực hiện phát triển năng lượng bền vững. Để đảm bảo an ninh năng lượng
quốc gia trong dài hạn, các loại hình nguồn phát điện được quy hoạch đa dạng,
đầy đủ nhằm khai thác triệt để, có hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường. Vì
vậy, việc tìm kiếm các giải pháp để đảm bảo an ninh năng lượng được Chính
phủ quan tâm và định hướng các chủ trương phát triển năng lượng bền vững.
Quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia nói chung và Quy hoạch phát
triển điện lực, đặc biệt là phát triển nhiệt điện nói riêng trong bối cảnh toàn cầu
hóa, hội nhập quốc tế là một trong các nội dung quan trọng của QLNN về phát
5


triển bền vững, bao gồm: an ninh năng lượng, khai thác sử dụng hợp lý và bền
vững tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai,
ứng phó với BĐKH… Tại Hội nghị thượng đỉnh khí hậu thế giới COP 21
(Thỏa thuận Paris, thông qua ngày 12/12/2015, đã đi vào lịch sử với sự đồng
thuận 195 nước thành viên Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu), Thủ
tướng Chính phủ cũng thể hiện trách nhiệm rất rõ ràng của Việt Nam đối với
cộng đồng thế giới: đối với giai đoạn sau năm 2020, mặc dù là một nước đang
phát triển còn nhiều khó khăn, chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt
Nam vẫn cam kết giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030 và có

thể giảm đến 25% nếu nhận được hỗ trợ hiệu quả từ cộng đồng quốc tế.
Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp khắc phục các hạn
chế tiêu cực để hoàn thiện quản lý nhà nước (QLNN) về phát triển các nhà máy
nhiệt điện, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh năng
lượng và bảo vệ môi trường – phát triển bền vững là rất cần thiết. Do vậy, tác
giả lựa chọn đề tài “Quản lý Nhà nước về Phát triển Nhiệt điện ở Việt Nam”
làm đề tài luận văn chuyên ngành quản lý công nhằm nghiên cứu hiện trạng và
đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực QLNN về phát triển
nhiệt điện đáp ứng nhu cầu phát triên kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh năng
lượng và gắn liền với bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững của
đất nước.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận văn

Tác giả Mikkal E. Herberg trong nghiên cứu an ninh năng lượng và châu
Á-Thái Bình Dương (Energy security and Asia-Pacific) The National bureau of
Asian Reseach 2015 đã khẳng định sự phát triển năng động của khu vực kéo
theo nhu cầu về năng lượng đã và đang đặt ra nhiều thách thức về an ninh năng
lượng trong khu vực cũng như sự cần thiết phải có chính sách năng lượng kịp
thời, hợp lý của các chính phủ để bảo đảm an ninh năng lượng, mỗi quốc gia
6


cần phải có biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng nguồn năng lượng hiệu quả để
bảo đảm duy trì động lực tăng trưởng và phát triển [30]
Đề án: “Điều chỉnh quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia giai đoạn
2011-2020” có xét đến 2030 (QHĐ7ĐC) do Viện Năng lượng - Bộ Công
Thương lập đã khẳng định quan điểm đúng đắn của Đảng, Nhà nước đối với
việc phát triển hệ thống điện quốc gia, huyết mạch của nền kinh tế và được
nhấn mạnh thêm một số nhân tố thời đại. Một trong những nội dung quan trọng
mà đề án đã tập trung nghiên cứu là: Đa dạng hóa các nguồn năng lượng sơ cấp

để sản xuất điện, trong đó ưu tiên phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo
(gió, mặt trời, sinh khối, ...) góp phần bảo tồn tài nguyên năng lượng, giảm
thiểu tác động tiêu cực tới môi trường [18]
Bài viết: “Quy hoạch hệ thống điện Việt Nam – nhìn từ phía an ninh năng
lượng Quốc gia” của Ths.Nguyễn Anh Tuấn và KS. Nguyễn Mạnh Cường,
Viện Năng lượng, 2015 đã tập trung vào một số vấn đề: Hiệu chỉnh lại dự báo
nhu cầu điện đến năm 2030 với mục tiêu giảm dần cường độ tiêu thụ điện, tăng
hiệu quả sử dụng điện và hiệu quả đầu tư các công trình điện; tăng cường tỷ
trọng các nguồn năng lượng sạch: điện từ năng lượng tái tạo, từ khí đốt và khí
hoá lỏng để giảm thiểu tác động đến môi trường, phát triển bền vững; nghiên
cứu đề xuất các giải pháp mới về quy hoạch lưới truyền tải: liên kết lưới truyền
tải Bắc-Trung-Nam, truyền tải công suất lớn từ các cụm nhiệt điện - điện hạt
nhân từ duyên hải nam Trung bộ về Nam bộ, giảm dòng ngắn mạch [23]
Đề tài Khoa học và công nghệ: “Xây dựng các biện pháp kiểm soát khí
nhà kính trong lĩnh vực Nhiệt điện đốt than (NĐĐT) và đề xuất lộ trình áp dụng
các biện pháp kiểm soát” của Ths.Nguyễn Thị Thu Huyền và tập thể tác giả
Trung tâm Tư vấn Nhiệt điện - Điện hạt nhân. Đề tài bao gồm những nội dung
chính: Đánh giá tổng quan những vấn đề liên quan như Công nghệ và thiết bị
các nhà máy nhiệt điện than, Cơ chế quản lý, vận hành sản xuất và quản lý môi
7


trường, đánh giá ảnh hưởng của BĐKH; Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá mức
giảm phát thải khí nhà kính lĩnh vực nhiệt điện đốt than; đề xuất lộ trình áp
dụng biện pháp kiểm soát phát thải khí nhà kính lĩnh vực nhiệt điện đốt than
[10]
Bài báo: “Phát triển nhiệt điện trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Việt
Nam” của PGS.TS.Bùi Huy Phùng đã đưa ra những kiến nghị: Rà soát, đánh giá
chính xác hơn tiềm năng, trữ lượng các dạng năng lượng, dự báo nhu cầu năng
lượng, nhu cầu điện với độ tin cậy cao, tiến hành xây dựng cân bằng năng lượng

sơ cấp (Quy hoạch năng lượng tổng thể quốc gia), theo đúng Luật Điện lực
2013, làm cơ sở khoa học và pháp lý cho quy hoạch phát triển các phân ngành
điện, than, dầu-khí; từ đó sẽ xác định được cơ cấu tối ưu sử dụng các nguồn
năng lượng, cũng như cơ cấu nguồn điện cho cả giai đoạn quy hoạch [17]
Tuy nhiên, có thể nói, vấn đề QLNN về phát triển nhiệt điện ở Việt Nam
chưa có những nghiên cứu chuyên sâu, do đó việc nghiên cứu đề tài “Quản lý
Nhà nước về Phát triển Nhiệt điện ở Việt Nam” vừa có ý nghĩa thực tiễn vừa có
giá trị nhất định về lý luận.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường việc quản lý nhà nước về phát
triển nhiệt điện ở Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận quản lý nhà nước về phát triển nhiệt điện ở Việt
Nam;
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng QLNN về phát triển nhiệt điện ở Việt
Nam;
- Đề xuất một số giải pháp để tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về
phát triển nhiệt điện ở Việt Nam.
8


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động quản lý nhà nước về phát triển nhiệt điện ở Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu về khai thác, sử dụng nhiên liệu truyền
thống từ sản xuất, phân phối nhiệt điện ở 3 miền: Bắc-Trung-Nam của Việt

Nam để đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển bền vững và bảo vệ môi
trường.
- Thời gian nghiên cứu: cho giai đoạn từ năm 2000 đến 2020.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận
Đề tài nghiên cứu trên cơ sở vận dụng phương pháp luận là chủ nghĩa
duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu, thống kê,
so sánh, phân tích, đối chiếu và dự báo.
6. Những đóng góp của Luận văn

6.1. Về mặt lý luận
Hệ thống hóa lý luận về phát triển nhiệt điện ở Việt Nam; công tác
QLNN về an toàn năng lượng nói chung và phát triển nhiệt điện nói riêng
6.2. Về thực tiễn
- Qua phân tích hiện trạng nội dung QLNN về khai thác, sử dụng tài
nguyên khoáng sản; sản xuất và phân phối điện năng cho vùng, miền của Việt
Nam, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung QLNN về phát
triển nhiệt điện ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020.

9


- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham
khảo trong nghiên cứu, bồi dưỡng cho các công chức, viên chức trong lĩnh vực
QLNN về tài nguyên và bảo vệ môi trường, năng lượng.
7. Kết cấu của luận văn


Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn
được cấu trúc làm 03 chương
Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về phát triển nhiệt điện ở
Việt Nam
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nhiệt điện ở Việt
Nam
Chương 3 Một số giải pháp hoàn thiện nội dung Quản lý nhà nước về
phát triển nhiệt điện ở Việt Nam

10


Chƣơng 1:
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN
NHIỆT ĐIỆN Ở VIỆT NAM
1.1. Những khái niệm cơ bản
1.1.1. Nhiệt điện
Hiện nay, nước ta có 2 nguồn sản xuất điện năng chủ yếu đó là thủy điện
và nhiệt điện. Nhiệt điện hiện nay chủ yếu là 3 nguồn: nhiệt điện than, nhiệt
điện khí và nhiệt điện dầu.
Như vậy, nhiệt điện là việc biến đổi nhiệt năng của nhiên liệu thành cơ
năng rồi điện năng, quá trình biến đổi đó được thực hiện nhờ tiến hành một
số quá trình liên tục (một chu trình) trong một số thiết bị của nhà máy nhiệt
điện [5]
Nhà máy nhiệt điện là nhà máy chuyển hoá năng lượng có trong nhiên
liệu thành nhiệt năng trong buồng đốt lò hơi trong đó có môi chất bằng hơi
nước, hơi nước qua tua bin để chuyển nhiệt năng thành cơ năng quay máy phát
điện để chuyển đổi cơ năng thành điện năng: Nước được đun nóng, chuyển
thành hơi nước và quay một tua bin hơi nước, tua bin quay máy phát điện để
phát điện lên luới. Sau khi đi qua tuabin, hơi nước được ngưng tụ trong bình

ngưng và tuần hoàn trở lại lò hơi, quá trình này được gọi là chu trình hơi nước
(chu trình Rankine) hay sơ đồ nhiệt của nhà máy nhiệt điện [5]

11


(Nguồn: Tác giả sưu tầm)
Hình 1.1: Mô hình nhà máy nhiệt điện
1.1.2. Vai trò của nhiệt điện
Nhiệt điện giữ một vai trò chủ đạo trong hệ thống điện quốc gia. Từ cơ sở
ban đầu sau tiếp quản (1954) là 31,5 MW, đến hết năm 2013, chỉ tính riêng
nguồn nhiệt điện, tổng công suất đã lên tới 15.539 MW, gấp 500 lần. Nhiệt điện
chiếm trên 50% tổng công suất trong toàn bộ hệ thống nguồn của cả nước, luôn
là nguồn điện năng chủ yếu, giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống điện
quốc gia. Năm 1985, công suất lắp đặt của cả nước là 1.605,3 MW thì nhiệt
điện, bao gồm nhiệt điện than, dầu, tua bin khí chiếm tới 81,9% cơ cấu nguồn,
với 70% sản lượng điện của cả nước. Đến năm 1995, toàn bộ hệ thống có
4.549,7 M, nhiệt điện chiếm 36,6% cơ cấu nguồn và 20% sản lượng của cả
nước.

12


Năm 2005, hệ thống có 8.871 MW, nhiệt điện chiếm 41% cơ cấu nguồn
và 48% sản lượng điện cả nước. Đặc biệt, tính đến hết năm 2013, tổng công
suất của toàn hệ thống là 30.597 MW thì nhiệt điện chiếm 15.539 MW, tương
đương 50,79% và chiếm 53,64% sản lượng điện toàn hệ thống. Những con số
trên đã chứng minh cho vai trò đặc biệt quan trọng của nhiệt điện đối với hệ
thống điện quốc gia.
Mặc dù nguồn thuỷ điện có ưu thế đặc biệt là chi phí sản xuất rẻ song

nhược điểm là chi phí đầu tư ban đầu lớn, hoạt động phụ thuộc rất nhiều vào
diễn biến tình hình khí tượng, thuỷ văn. Do đó, trong quá trình phát triển hệ
thống nguồn, đồng thời với việc tận dụng ưu thế nguồn năng lượng giá rẻ của
thuỷ điện, việc chú trọng phát triển các nguồn nhiệt điện đảm bảo cung cấp đủ
điện cho nhu cầu phát triển phụ tải là rất quan trọng để có sự điều tiết hợp lý
giữa thuỷ điện và nhiệt điện.
Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, trong thời gian tới, nhiều trung tâm
nhiệt điện lớn sẽ được xây dựng và đưa vào vận hành như Duyên Hải, Long
Phú, Sông Hậu, Vân Phong, Vĩnh Tân, Quảng Trị, Vũng Áng, Quảng Trạch,
Nghi Sơn, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương... làm tăng đáng kể công suất
nguồn và sản lượng điện từ các nguồn nhiệt điện. Tổng công suất nhiệt điện đốt
than năm 2020 sẽ chiếm 42,7% tổng công suất đặt, sản xuất khoảng 46,8% sản
lượng điện sản xuất. Đến năm 2030, chiếm 51,6% tổng công suất đặt, sản xuất
khoảng 56,4% lượng điện sản xuất; tổng công suất nhiệt điện sử dụng khí thiên
nhiên (gồm cả LNG) năm 2020 chiếm 16,5% tổng công suất đặt, sản xuất
khoảng 24% sản lượng điện sản xuất, đến năm 2030 sẽ chiếm 11,8% công suất
đặt và 14,8% lượng điện sản xuất [19]
Như vậy, theo quy hoạch đến năm 2020, tổng công suất các nhà máy
nhiệt điện (than, khí) đạt khoảng 64,5% tổng công suất đặt, sản xuất khoảng
70,8% sản lượng điện và đến năm 2030, tổng công suất các nhà máy nhiệt điện
13


(than, khí) chiếm khoảng 63,4% tổng công suất đặt, sản xuất khoảng 71,2% sản
lượng điện.
Tuy nhiên, việc phát triển nhiệt điện cũng đứng trước thách thức không
nhỏ khi nguồn than và khí trong nước sẽ không đủ cung cấp cho các nhà máy
điện, phải nhập khẩu nhiên liệu. Do đó, việc đảm bảo ổn định, lâu dài nguồn
nhiên liệu than, khí, trong đó có nguồn nhiên liệu nhập khẩu, cung cấp ổn định
cho các nhà máy nhiệt điện sẽ có vai trò đặc biệt quan trọng, đảm bảo đủ điện

cho phát triển đất nước.
1.1.3. Khai thác, sử dụng nhiệt điện
Việt Nam là nước có tiềm năng về dầu mỏ lớn thứ 3 và có trữ lượng dầu
thô đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. Trước đây, khi nhà máy nhiệt điện
dầu được xây dựng chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, tuy nhiên hầu hết dầu mỏ ở
nước ta sẽ không sử dụng làm nhiên liệu chính để sản xuất điện trong tương lai.
Và với tiềm năng và trữ lượng than lớn thứ 2 tại ASEAN, chỉ sau
Indonesia, 90% sản lượng than khai thác ở Việt Nam tập trung ở bể than Đông
Bắc, do đó đến nay hầu hết các nhà máy nhiệt điện than đều tập trung ở miền
Bắc, đặc biệt là khu vực tỉnh Quảng Ninh. Trong đó có các nhà máy lớn như
Quảng Ninh 1 (600 MW), Quảng Ninh 2 (600 MW), Phả Lại 1+2 (1.040 MW)
Ngoài ra, nước ta cũng có trữ lượng khí đốt rất lớn, tỷ số thời gian đảm
bảo khai thác lớn nhất Đông Nam Á, lên đến 63,3 năm. Các nhà máy nhiệt điện
khí lại tập trung nhiều ở khu vực phía Nam, gần các bể khí do PVN đang khai
thác. Điểm nổi bật của các nhà máy nhiệt điện khí này là thường là tập trung
thành cụm nhằm khai thác tối đa hệ thống đường ống vận chuyển khí của PV
GAS, do đó hình thành các Trung tâm điện lực (TTĐL) lớn như TTĐL Dầu khí
Nhơn Trạch (1.215 MW) và TTĐL Phú Mỹ (4.015 MW) gần 2 bể khí Cửu
Long và Nam Côn Sơn; TTĐL Ô Môn (2.800 MW) và nhiệt điện khí Cà Mau
(1.500 MW) gần khu vực bể khí Malay – Thổ Chu [3]
14


Một quốc gia có thể có trữ lượng nguồn nhiên liệu cao là một lợi thế rất
lớn, tuy nhiên không phải là tất cả để có thể phát triển các dự án nhiệt điện. Với
3.260 km đường bờ biển cùng hệ thống sông ngòi dày đặc, lưu lượng nước lớn,
khả năng xây dựng các nhà máy nhiệt điện của Việt Nam có thể được xem là vô
tận. Một nhà máy nhiệt điện, dù là cổ điển hay hiện đại như điện hạt nhân, đều
đòi hỏi rất nhiều nước để làm nguội bộ ngưng, làm mát máy khi cần thiết, cũng
như cần đến một bến cảng nhằm thuận tiện cho vận chuyển máy móc, thiết bị,

tiếp nhận nhiên liệu. Do đó có thể thấy, một nhà máy nhiệt điện phải xây dựng
tại bờ biển hay bờ sông lớn. Đa số người Việt Nam sống gần bờ biển, bờ sông,
nhờ đó việc truyền tải điện từ các nhà máy nhiệt điện đến nơi tiêu thụ cũng
nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm được rất nhiều chi phí.
Chính đặc điểm trên cũng giải thích cho việc quy hoạch và phát triển
nguồn điện của nước ta trong tương lai. Nếu như trước đây, xu hướng xây dựng
các nhà máy Nhiệt điện là gần khu vực các mỏ than và khí, nhằm tận dụng tối
đa lợi thế về nguồn nhiên liệu. Tuy nhiên sẽ đánh đổi lại việc không tối ưu được
giữa vị trí nguồn điện với khu vực tiêu thụ.
Trong tương lai, việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện sẽ không phải phụ
thuộc vào vị trí các mỏ nhiên liệu như hiện tại do chuyển sang xu hướng nhập
khẩu nhiên liệu cho sản xuất điện. Các trung tâm điện lực lớn (chủ yếu là nhiệt
điện than) sẽ được xây dựng dọc theo vùng duyên hải miền Trung và phía Nam
nhiều hơn nhằm thuận lợi cho việc nhập khẩu nhiên liệu (than dự kiến nhập từ
Australia và Indonesia) và gần các khu vực tiêu thụ điện lớn như miền Nam để
giảm áp lực cung ứng cho đường dây 500kV cũng như Hệ thống điện Quốc gia.
Theo đó, sau khi phân tích kinh tế kỹ thuật thì có 4 vị trí thuận tiện nhất
cho xây dựng cảng trung chuyển để nhập khẩu than cho các trung tâm điện lực.
Đó là Vĩnh Tân (Bình Thuận), Duyên Hải (Trà Vinh), Cái Mép (Vũng Tàu) và
Soài Rạp (Tiền Giang).
15


45%

48%

Nhiên liệu than
Nhiên liệu dầu
Nhiên liệu khí


7%

Hình 1.2: Cơ cấu nguồn nhiên liệu của nhiệt điện
(Nguồn: Báo cáo của EVN năm 2015)
Đến năm 2013, tổng công suất nhiệt điện nước ta là 15.539 MW. Nhìn
vào hình 1.2, các nhà máy nhiệt điện chạy dầu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (7%) và
sẽ không được tiếp tục phát triển nguồn trong tương lai do nhược điểm về chi
phí vận hành cao, hiệu quả hoạt động thấp, ô nhiễm môi trường. Trong khi đó
nhờ nhiều lợi thế trong vận hành và xây dựng, các nhà máy nhiệt điện than sẽ
được ưu tiên phát triển, vượt qua khí trở thành nguồn nhiệt điện chủ lực trong
cơ cấu điện quốc gia (chiếm đến 81% cơ cấu nhiệt điện).
Theo báo cáo của Tổng cục năng lương, số lượng các dự án NMNĐ trên
phạm vi toàn quốc cụ thể như sau:
- 26 dự án NMNĐ đang vận hành có tổng công suất 13.105MW
- 16 dự án NMNĐ đã khởi công, đang triển khai xây dựng có tổng công
suất 15.125MW
- 12 dự án NMNĐ đã xác định chủ đầu tư, chưa khởi công đang triển
khai các bước chuẩn bị và thực hiện đầu tư có tổng công suất là 16.660MW
- 19 dự án NMNĐ nằm trong QHĐ VII chưa triển khai đầu tư có tổng
công suất là 30.320MW. Các dự án này chưa xác định chủ đầu tư, chưa quy

16


định hình thức đầu tư (trừ dự án Nam Định II 2x600MW có quy định hình thức
đầu tư là BOT)
- 2 dự án NMNĐ được đề xuất bổ sung vào QHĐ VII có tổng công suất
2800MW, gồm Quảng Trị II 2x600MW chưa xác định chủ đầu tư và Long An
II 2x800MW do Tổ hợp nhà đầu tư Tổng công ty Điện lực Hàn Quốc (KEPCO)

& Công ty TNHH Vinakobalt đề xuất. Ngoài 2 dự án này còn có Dự án NMNĐ
Dung Quất 2x600MW chủ đầu tư là Sembcorp Singapore, nhưng ngày
27/5/2015 Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu thay đổi công nghệ từ sử dụng than
sang sử dụng khí (năm 2020 khí của mỏ Cá Voi Xanh sẽ vào bờ) nên dự án này
không còn là Dự án NMNĐ chạy than nữa.
1.1.4. Sản xuất, phân phối nhiệt điện
1.1.4.1. Nhiệt điện khí
Nhiệt điện khí có tỷ trọng đóng góp lớn nhất trong cơ cấu nguồn sản xuất
nhiệt điện với tỷ trọng hơn 48% tổng công suất của nhiệt điện. Nguồn nguyên
liệu để sản xuất ra điện là khí tự nhiên được mua lại từ Tập đoàn dầu khí và
nhập khẩu, giá bán khí sẽ biến động theo giá dầu. Mặc dù nguồn khí tự nhiên
nước ta khá dồi dào, tuy nhiên do giá thành sản xuất điện khí ở mức cao do đó
mặc dù công suất của các nhà máy điện khí rất lớn những tỷ lệ khai thác lại
không cao
Các dự án nhiệt điện khí chủ yếu được quy hoạch tập trung ở khu vực
miền Nam, nơi có nguồn cung cấp khí dồi dào từ Tập đoàn dầu khí (tính đến
thời điểm cuối năm 2015)

17


Bảng 1.1: Các nhà máy nhiệt điện khí
STT

Tên nhà máy

Công suất (MW)

1


Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 1

450

2

Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 2

750

3

Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 1

1059

4

Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 2.1

860

5

Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 4

440

6


Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 2.2

720

7

Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 3

720

8

Nhà máy nhiệt điện Bà Rịa

340

9

Nhà máy nhiệt điện Cà Mau 1

750

10

Nhà máy nhiệt điện Cà Mau 2

750
(Nguồn: Báo cáo của EVN năm 2015)

1.1.4.2. Nhiệt điện than

Đứng thứ 2 trong cơ cấu các nguồn nhiệt điện nước ta, nguồn nguyên liệu
hiện nay toàn bộ được mua từ nguồn than đá trong trong nước của Tập đoàn
Than khoáng sản Việt Nam với giá ưu đãi, trong tương lai cùng với sự phát
triển của các dự án này thì nhiều khả năng nước ta sẽ phải nhập khẩu thêm
nguồn than bên ngoài
Chi phí nhiên liệu để vận hành các nhà máy nhiệt điện than thấp hơn
nhiều so với nhiệt điện khí khoảng 60% để đạt được cùng mức công suất và
nhiệt lượng. Do đó nhiệt điện than là nguồn năng lượng được ưu tiên sử dụng
thậm chí hơn cả thủy điện do tính ổn định

18


Bảng 1.2: Phát triển nhiệt điện than trong QHĐ VII (điều chỉnh)
Năm

2015

2020

2025

2030

Số lượng nhà máy

19

31


47

52

Công suất (MW)

13.157

25.787

45.152

55.252

33,4

42,7

49,3

42,6

56.400

130.932

220.165

304.478


34,3

49,3

55,0

53,2

Tỷ trọng công suất nhiệt
điện than trong tổng công
suất đặt (%)
Tổng sản lượng điện sản
xuất (Triệu kWh)
Tỷ trọng trong tổng sản
lượng điện sản xuất (%)

(Nguồn: QHĐ VII điều chỉnh)
1.1.4.3. Nhiệt điện dầu, khí
Các nhà máy nhiệt điện dầu thường được xây dựng chung trong tổ hợp
các khu nhiệt điện khí, dầu như khu tổ hợp điện dầu khí Phú Mỹ, Nhiệt điện Ô
Môn 1,2,3,4, Nhiệt điện Bà Rịa do chi phí sản xuất điện cao nên nhiệt điện dầu
chỉ được khai thác nhằm bù đắp lượng điện thiếu tức thời, do đó đóng góp trong
cơ cấu nhiệt điện của nhóm này là thấp
Bảng 1.3: Các nhà máy nhiệt điện dầu
STT

Tên nhà máy

Công suất (MW)


1

Nhà máy nhiệt điện VeDan

72

2

Nhà máy nhiệt điện Hiệp Phước

375

3

Nhà máy nhiệt điện Thủ Đức

227

4

Nhà máy nhiệt điện Ô Môn

660

5

Nhà máy nhiệt điện Cần Thơ

150
(Nguồn: Báo cáo của EVN năm 2015)


19


1.2. Nội dung quản lý nhà nƣớc về phát triển nhiệt điện
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về phát triển nhiệt điện
Về tổng thể, QLNN có thể hiểu là sự tác động tổ chức mang tính quyền
lực - pháp lý của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền, hoặc các tổ chức
khi được nhà nước trao quyền tới ý thức, hành vi, xử sự của cá nhân, tổ chức,
cơ quan, tới các quá trình xã hội hướng chúng vận động, phát triển nhằm đạt
được mục tiêu nhất định của QLNN và xã hội. Cũng cần phải lưu ý là sự tác
động này không phải là sự tác động một chiều mà có sự tác động hai chiều giữa
chủ thể QLNN và đối tượng QLNN nhằm tạo sự hài hòa về lợi ích của Nhà
nước, cộng đồng và các đối tượng có liên quan.
Từ cách tiếp cận này, QLNN về phát triển nhiệt điện có thể được hiểu là
sự tác động có tổ chức bằng quyền lực nhà nước, trên cơ sở pháp luật do các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do
nhà nước uỷ quyền nhằm bảo đảm nguồn nhiệt điện cần thiết cho quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
QLNN về phát triển nhiệt điện là tổng thể hoạt động của các cơ quan
QLNN nhằm định hướng, điều tiết, tạo điều kiện bảo đảm đáp ứng yêu cầu về
nhiệt điện cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ
Phạm vi, đối tượng QLNN về phát triển nhiệt điện có thể tiếp cận từ
nhiều góc độ khác nhau. Hoạt động QLNN có thể bao quát toàn diện các nguồn
nhiên liệu tạo ra nhiệt điện và quy trình liên quan về nhiệt điện hoặc cũng có thể
tập trung vào một hoặc một số giai đoạn liên quan đến tìm kiếm, khai thác, sử
dụng, kinh doanh nhiệt điện.
Trong giai đoạn hiện nay, nhà nước cần quản lý có hiệu quả nguồn nhiệt
điện. Hoạt động QLNN đối với phát triển nhiệt điện là việc khai thác, sử dụng
bền vững và nhà nước cần tập trung vào đầu tư nguồn lực, huy động nguồn lực


20


đầu tư, xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển, đầu tư nghiên cứu vào
các nguồn nhiên liệu mới tạo ra nhiệt điện...
Hoạt động QLNN về phát triển nhiệt điện cần phải tập trung vào vai trò
điều tiết, định hướng và tạo lập khung thể chế, pháp lý cho sự phát triển của
nhiệt điện thay vì tập trung toàn diện tất cả các vấn đề liên quan về ngành điện,
cần sự tách biệt giữa hoạt động QLNN với hoạt động sản xuất, kinh doanh nhiệt
điện, tạo cơ chế cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực điện năng chủ động và
kinh doanh theo quy định của pháp luật và các quy luật thị trường
1.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước về phát triển nhiệt điện
Thứ nhất, tạo khung thể chế, pháp lý cho sự phát triển của nhiệt điện, thị
trường nhiệt điện nhằm điều tiết bảo đảm sự cạnh tranh công bằng trên thị
trường nhiệt điện. Để tạo dựng thị trường nhiệt điện cạnh tranh hoàn chỉnh, có
kết cấu hạ tầng đồng bộ, thể chế quản lý và vận hành minh bạch, công khai,
Nhà nước cần sử dụng sức mạnh tổng hợp trong việc xây dựng đường lối, chính
sách và tổ chức thực hiện tốt các chính sách đã ban hành, bảo đảm an ninh năng
lượng, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thứ hai, hoạt động QLNN về nhiệt điện phân biệt rõ hoạt động quản lý
kinh doanh nhiệt điện. Với cải cách kinh tế thị trường thì đổi mới hoạt động
QLNN về phát triển nhiệt điện cũng hết sức quan trọng. Rõ ràng là thị trường
không dung nạp được cơ chế xin cho. Đổi mới hoạt động QLNN với việc tập
trung vào cải cách doanh nghiệp nhà nước minh bạch và xóa bỏ độc quyền sẽ là
một động lực tự nhiên góp phần thúc đẩy bộ máy Nhà nước; việc tách chức
năng QLNN với chức năng chủ sở hữu, tách chức năng làm chính sách với chức
năng giám sát thị trường nếu làm được như vậy thì việc cải cách và phát triển
thị trường năng lượng Việt Nam sẽ được thúc đẩy một cách mạnh mẽ.
Thứ ba, hoạt động QLNN về nhiệt điện sẽ giải quyết được những tồn tại

của ngành điện quốc gia nói chung và nhiệt điện nói riêng. Nhiệt điện Việt Nam
21


vẫn còn những hạn chế, xuất hiện tình trạng mất cân đối giữa các nguồn nhiên
liệu, giữa cung ứng và nhu cầu, giữa nhu cầu đầu tư và nguồn vốn đầu tư. Phân
bố hệ thống các nhà máy nhiệt điện theo vùng, lãnh thổ còn thiếu cân đối. Công
nghệ của hệ thống các nhà máy điện chỉ đạt trình độ trung bình so với trình độ
công nghệ của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Chất lượng hệ
thống lưới điện không đảm bảo, tổn thất điện năng còn lớn. Hiệu suất chung của
ngành nhiệt điện thấp; sử dụng nhiệt điện chưa tiết kiệm và chưa hiệu quả,
cường độ năng lượng và cường độ điện cao hơn mức trung bình của thế giới;
đầu tư cho sự phát triển nhiệt điện vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh
tế xã hội; tiến độ của nhiều dự án còn chậm... Phát triển nhiệt điện chưa thực sự
gắn kết với giữ gìn môi trường sinh thái nhằm bảo đảm thực hiện phát triển
năng lượng bền vững.
Thứ tư, hoạt động QLNN khắc phục hạn chế sự chồng chéo trong phát
triển ngành điện. Nhà nước có vai trò tạo động lực cạnh tranh quốc gia; thiết lập
hạ tầng đồng bộ chi phí thấp; tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, giá cả cạnh
tranh. Triệt để sử dụng những ưu việt của "cơ chế thị trường" trong việc tạo ra
của cải vật chất cho xã hội và kiên định thực hiện phương thức quản lý theo cơ
chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu doanh
nghiệp nhà nước ngành điện năng. Tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với
nhiệm vụ chính trị, công ích. Hoàn thiện cơ chế thực hiện quyền chủ sở hữu nhà
nước và đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp ngành điện năng. Rà
soát đổi mới các cơ chế, chính sách không hợp lý. Hoàn thiện cơ chế chính sách
để phát triển mạnh kinh tế tư nhân tham gia mạnh hơn vào phát triển ngành điện
năng. Cần thiết lập chính sách, pháp luật nhằm đẩy mạnh các hoạt động nghiên
cứu khoa học và ứng dụng công nghệ mới, nhất là trong lĩnh vực tìm kiếm,
thăm dò,khai thác dầu khí, than; sắp xếp lại các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ, đào tạo theo hướng vừa tập trung, vừa chuyên sâu; phát triển đồng

22


bộ tiềm lực khoa học - công nghệ, ứng dụng và cải tiến công nghệ nước ngoài,
tiến tới sáng tạo công nghệ trong ngành điện năng của Việt Nam.
1.2.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về phát triển nhiệt điện
Thực hiện QLNN về phát triển nhiệt điện phải quán triệt đầy đủ các
nguyên tắc sau:
- Thứ nhất, bảo đảm tính hệ thống: Nguyên tắc này xuất phát từ bản
chất hệ thống của đối tượng quản lý. Nhiệt điện là một quá trình biến đổi nhiên
liệu phức tạp. Các nhiên liệu này lại rất khác nhau, bị chi phối bởi các quy luật
khác nhau, hoạt động không đồng hướng nhau, thậm chí mâu thuẫn, đối lập
nhau. Nhiệm vụ của QLNN về phát triển nhiệt điện là trên cơ sở thu thập, xử lý
thông tin về các nhiên liệu để đưa ra các quyết định quản lý phù hợp, thúc đẩy
nhiệt điện hoạt động cân đối, hài hòa, theo hướng đích đã định của chủ thể quản
lý về phát triển nhiệt điện - tức Nhà nước.
- Thứ hai, bảo đảm tính tổng hợp: Nguyên tắc này xuất phát từ cơ sở tác
động tổng hợp của hoạt động phát triển lên đối tượng quản lý (hệ thống các
nhiên liệu tạo ra nhiệt điện). Các hoạt động phát triển diễn ra dưới nhiều hình
thái đa dạng, với những quy mô, tốc độ rất khác nhau và chúng đều gây ra tác
động tổng hợp lên đối tượng quản lý. Vì vậy, khi hoạch định chính sách, chiến
lược phát triển nhiệt điện, khi ra các quyết định quản lý sự phát triển nhiệt điện
cần phải tính đến tác động tổng hợp của các hoạt động phát triển.
- Thứ ba, bảo đảm tập trung dân chủ: Đây là một trong các nguyên tắc
cơ bản của QLNN về phát triển nhiệt điện nói riêng, QLNN nói chung. QLNN
về phát triển nhiệt điện được thực hiện ở nhiều cấp khác nhau. Điều đó đòi hỏi
phải đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ giữa tập trung và dân chủ trong quản lý
nhiệt điện. Tập trung được biểu hiện thông qua kế hoạch hóa các hoạt động phát
triển, ban hành và thực thi hệ thống pháp luật về nhiệt điện, thực hiện chế độ
trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, ở

23


×