Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nghị định thư Kyoto

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.62 KB, 4 trang )

Nghị định thư Kyoto - Bước khởi đầu trong một hành trình dài
Nghị định thư Kyoto của Công ước khí hậu là văn bản pháp lý để thực hiện Công ước khí hậu, đã có hiệu lực để thi
hành kể từ ngày 16/2/2005. Nội dung quan trọng của Nghị định thư Kyoto là đưa ra chỉ tiêu giảm phát thải khí nhà
kính có tính ràng buộc pháp lý đối với các nước phát triển và cơ chế giúp các nước đang phát triển đạt được sự phát
triển kinh tế, xã hội một cách bền vững thông qua thực hiện "Cơ chế phát triển sạch"(CDM: Clean Development
Mechanism). Dự án CDM được đầu tư vào các lãnh vực như: năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, nông
nghiệp, lâm nghiệp và quản lý chất thải. Việt Nam đã phê chuẩn Công ước khí hậu và Nghị định thư Kyoto nên được
hưởng những quyền lợi dành cho các nước phát triển trong việc tiếp nhận hỗ trợ tài chính và chuyển giao công nghệ
mới từ các nước phát triển thông qua các dự án CDM.
Với sự phê chuẩn nghị định thư của nước Nga vào tháng 10 năm 2004, hiệp ước được ký kết vào 2004 cuối cùng đã bắt
đầu có hiệu lực vào tháng 1 năm 2005, do hiệp ước có hiệu lực 90 ngày sau khi phê chuẩn.
Nghị định thư Kyoto là một thoả thuận ràng buộc quốc tế có tính pháp lý để giảm thiểu khí nhà kính phát thải gây thay
đổi khí hậu.
Bản thỏa thuận nêu cam kết của các nước công nghiệp hóa giảm phát thải 6 loại khí nhà kính 5% vào nằm 2012. Hơn
thế nữa là đặt ra một mục tiêu cụ thể cho mỗi loại khí, các mục tiêu tổng thể đối với tất cả 6 loại khí sẽ được qui đổi
"tương đương với CO " để chỉ còn một số liệu.
2
Sự cam kết ghi rõ rằng tất cả các bên ký kết vào Nghị định thư phải tuân thủ một số bước bao gồm:



thiết kế và triển khai các chương trình giảm thiểu và thích nghi với sự thay đổi khí hậu.



chuẩn bị một số liệu thống kê quốc gia về loại bỏ các phát thải bằng cách giảm cạcbon.



khuyến khích chuyển giao công nghệ thân thiện với khí hậu.




thúc đẩy sự hợp tác trong nghiên cứu và quan sát thay đổi khí hậu, các tác động và các chiến lược đối phó.

Các nước đang phát triển vẫn chưa có ràng buộc pháp lý đối với những mục tiêu giảm phát thải, vì các quốc gia này chỉ
chịu trách nhiệm một phần nhỏ của phát thải khí nhà kính trong quá khứ.
Các mục tiêu giảm phát thải:
Các yêu cầu để đạt được mục tiêu của nhóm 5%:



cắt giảm 8% phát thải của các nước Thụy sĩ, phần lớn các quốc gia Trung và Ðông Âu, và EU (sẽ đạt mục
tiêu của nó bằng cách phân bổ các mức độ cắt giảm khác nhau trong số các nước thành viên);



Giảm 7% phát thải của Mỹ



Giảm 6% phát thải của Canada, Hungary, Nhật và Ba lan.



Nga, New Zealand và Ukraina ổn định mức phát thải của mình



Na Uy có thể tăng phát thải thêm 1%





Úc có thể tăng mức phát thải thêm 8%



Ai-xơ-len có thể tăng phát thải lên 10%.

Một điều khoản trong hiệp ước cho phép một quốc gia đáp ứng được hạn ngạch của mình bằng cách giảm phát thải từ
các nhà máy điện và xe ô tô. Các nước phát triển có thể cũng đạt được lời cam kết của mình bằng khấu trừ lượng khí
nhà kính hấp thu bởi bồn hấp thụ cạcbon (carbon sink) (rừng, biển) từ tổng lượng phát thải của họ trong giai đoạn cam
kết. Ðiều khoản này bao gồm các phát thải hấp thu hay thải ra bởi một số những thay đổi trong vấn đề sử dụng đất và
hoạt động lâm nghiệp, như phá rừng.
TẠI SAO NGHỊ ÐỊNH THƯ KYOTO CHỈ MỚI LÀ
BƯỚC KHỞI ÐẦU
Mỗi năm chúng ta phóng thích gần 7 tỉ tấn cạcbon vào khí quyển, nơi mà nó sẽ lưu lại khoảng 1 thế kỷ, làm tăng hàm
lượng khí CO trong khí quyển và làm bức xạ mặt nhiệt mặt trời bị giữ lại nhiều hơn.
2
Trước thời đại công nghiệp, lượng CO phát thải ổn định ở mức 280 phần triệu (part per million-ppm). Khi Nghị định
2
thư Kyoto được ký kết vào năm 1997, mức phát thải CO đã đạt mức 368ppm. Trong năm 2004, mức phát thải này đã
2
lên 379ppm.
Phần lớn những dự báo về việc tăng nhiệt độ của trái đất, lũ lụt, hạn hán, bão và tăng mực nước biển được dựa trên
nồng độ 550ppm. Theo những xu thế hiện nay, nồng độ này chắc chắn sẽ đạt đến vào giữa thế kỷ này. Ngay cả khi nếu
các nồng độ tăng lên không cao hơn mức này đi chăng nữa, thì đây cũng sẽ là điểm khởi đầu. Nhịp độ chậm trể trong
các hệ thống tự nhiên như sự lưu thông của các tảng băng vùng cực và các dòng đại dương có nghĩa rằng những thay
đổi vẫn sẽ tiếp tục hằng thiên niên kỷ sau khi nồng độ CO ổn định.
2

Về căn bản, chỉ có biện pháp cắt giảm quyết liệt phát thải CO toàn cầu xuống 2/3 hoặc hơn nữa, mới có thể ngăn chặn
2
nồng độ khí tăng cao hơn cho đến nay và phòng ngừa sự thay đổi khí hậu khốc liệt hơn. Thế giới càng cắt giảm nhanh
sự phát thải này chừng nào, cuối cùng sẽ dẫn đến là sự ổn định các nồng độ khí ở mức thấp.
Nghị định thư Kyoto, tuy vậy, chỉ đòi hỏi những cắt giảm vừa phải ở mức phát thải ít hơn 5%. Mỹ không ủng hộ nghị
định thư Kyoto, các nước phát triển không phải thực hiện bất cứ việc cắt giảm nào, và điều này có hiệu lực đến năm
2012. Có lẽ điều chủ yếu nhất là Nghị định thư không cung cấp một kế hoạch chi tiết để chúng ta biết kết thúc ở đâu và
làm cách nào mà chúng ta đạt được kế hoạch đó.
Tuy nhiên, việc thúc đẩy thực hiện Nghị định thư Kyoto là một công việc có ý nghĩa vì nó mở ra cho những nhà đàm
phán để bắt đầu thảo luận việc cần làm kế tiếp.
Các khoa học gia về khí hậu nói rằng các chính trị gia phải tiếp tục từ những thương thảo từng phần của NÐT Kyoto
theo từng mục tiêu quốc gia riêng biệt đến kế hoạch toàn cầu nhằm giảm nồng độ của các khí nhà kính chủ yếu, đặc


biệt là khí CO . Phần lớn nhà khoa học mong muốn thấy nồng độ khí CO được duy trì thấp hơn 450ppm, nhưng nhiều
2
2
người lại chấp nhận nồng độ 550 ppm v ì có vẻ thực tế hơn.
Ðiều này vẫn dẫn đến việc thay đổi khí hậu đáng kể, với nhiệt độ trong tương lai tăng 2oC đến 5oC và mực nước biển
tăng 0,3m đến 0,8 m vào năm 2100, và tăng lên 7 đến 13m trong thiên niên kỷ kế tiếp. Nhưng một mức trần 550ppm sẽ
phòng ngừa nhiều hơn những thay đổi nghiêm trọng. Nó cũng sẽ hướng đến những cam kết quốc tế được đưa ra trong
Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất tại Rio de Janeiro (Achentina) vào năm 1992 để ngăn ngừa sự thay đổi khí hậu "nguy
hiểm".
Một lựa chọn được thảo luận là đề ra một mức trần về nồng độ CO trong khí quyển để giúp thiết lập một ngưỡng
2
(benchmark) hợp lý ổn định và khoa học để đo sự thành công của các thương thảo trong tương lai.
Tán thành về mức trần khí CO có thể là phần việc dể dàng nhất. Bất kỳ mức trần nào đều đặt ra một giới hạn tuyệt đối
2
một cách hiệu quả về những phát thải toàn cầu trong thế kỷ sắp tới, và vấn đề tế nhị sẽ là quyết định ai được quyền làm
gì để chọn những mức phát thải đó.

Các nước đang phát triển nài nỉ họ có thể chỉ chấp nhận hạn ngạch phát thải (emission quota) dựa trên dân số và đề
nghị mở rộng các kế hoạch Kyoto về việc mua bán phát thải và dàn xếp sự trao đổi. Các nước phát triển như Mỹ- mà
mức phát thải CO theo đầu người cao gấp 8 lần so với Trung quốc, và cao gấp 18 lần so với Ấn độ- đã bác bỏ các đề
2
nghị, nhưng các nước này đang gặp khó khăn trong việc tìm một phương án hợp lý.
Giả sử rằng các thoả thuận có thể đạt tới về hạn ngạch phát thải, bước kế tiếp sẽ là đạt được hạn ngạch này. Ổn định ở
mức 550ppm sẽ có nghĩa là bảo đảm mức phát thải cao nhất toàn cầu không sớm hơn năm 2025, theo Ủy Ban Liên
Chính phủ về Thay đổi Khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change-IPCC). Những biện pháp đơn giản như
cải thiện hiệu quả năng lượng, nhưng chỉ riêng biện pháp này thì sẽ không đủ. Ðể bảo đảm rằng chúng ta không đưa
thêm cạcbon vào bầu khí quyển nhiều hơn lượng chúng ta cắt giảm sẽ đòi hỏi có những thay đổi về cấu trúc trong
ngành công nghiệp năng lượng toàn cầu.
Sẽ tốn bao nhiêu chi phí cho công việc này? Một số nhà kinh tế nói rằng những thay đổi như thế sẽ rất tốn kém, trong
khi các công ty đang hướng đến cạnh tranh trong các giải pháp công nghệ chỉ chú ý đến lợi nhuận. Những thay đổi lớn
sẽ cần thiết bất kể điều gì xảy ra khi việc cung cấp dầu và khí tự nhiên bị suy giảm, mặc dù than vẩn còn với trữ lượng
rất lớn.
Trong trường hợp đó, vấn đề là một cách chính xác thì những thay đổi nào cần được thực hiện. Sự đóng góp tương đối
của các nguồn năng lượng mới như năng lượng gió và mặt trời, đưa năng lượng của hydro và năng lượng hạt nhân có
một vai trò trong nền kinh tế vẫn còn bị ngăn cản quyết liệt.
Tại nước Mỹ vẫn còn nhiều ý kiến khăng khăng rằng công tác nghiên cứu các công nghệ tốt hơn là quan trọng hơn
những biện pháp vội vã, đắt tiền để cắt giảm phát thải, và điều này có thể đúng. Nhưng thời gian đang sắp hết. Cần 150
năm để nồng độ CO tăng từ 250ppm lến 330ppm; và đã chỉ cần có 30 năm để nồng độ này từ 330ppm tăng lên
2
380ppm.


Khói thải từ các nhà máy nhiệt điện góp phần gây hiệu ứng nhà kính
Người dịch: Th.S. Ðỗ Hoàng Oanh




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×