Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN TIENG ANH 2010-2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.98 KB, 13 trang )

1
I. TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA TIẾT DẠY NGHE
CHO HỌC SINH THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAKRÔNG.
II. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu:
Ngày nay có khoảng 400 triệu người nói tiếng Anh với tư cách là
tiếng mẹ đẻ, và cũng có một số lượng người tương đương như vậy dùng tiếng
Anh như ngôn ngữ thứ hai. Tiếng Anh là phương tiện thông tin quan trọng
nhất ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tiếng Anh cũng là ngôn ngữ chính của 44
quốc gia. ở nhiều nước, tiếng Anh là ngôn ngữ kinh doanh thương mại và kỹ
thuật, những kiến thức và phát minh khám phá mới ở các nước được truyền
bá sang các nước khác bằng tiếng Anh để mạng lại lợi ích cho cộng đồng thế
giới. Hơn nữa, không ai có thể nắm bắt các nguyên lý khoa học mà lại không
có kiến thức về ngôn ngữ. Chính vì vậy việc hiểu biết về tiếng Anh là điều rất
cần thiết trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin này.
Trước đây mục tiêu chủ yếu của việc dạy và học ngoại ngữ là đọc hiểu
để phục vụ nghiên cứu văn học, khoa học kỹ thuật. Ngày nay nhằm phục vụ
chính sách mở cửa, đổi mới, hoà nhập với khu vực và thế giới, mục tiêu của
việc dạy học ngoại ngữ là giao tiếp. Để học sinh giao tiếp tốt, giáo viên phải
thay đổi cách dạy theo phương pháp giao tiếp bằng ngôn ngữ ( nghe- nói )
Mỗi ngoại ngữ đều là xa lạ với chúng ta vì nó không phải là ruột thịt
của chúng ta. Hơn nữa tiếng Anh là thứ tiếng để sử dụng bởi nhiều người của
nhiều đất nước và nhiều nền văn hoá, nó trở nên rất phong phú. Đặc biệt đối
với học sinh miền núi,đây là môn học mới, học sinh phải tiếp cận với một đất
nước khác, một nền văn hóa xa lạ. Điều đó đòi hỏi người thầy phải đổi mới
phương pháp nhằm nâng cao chất lượng chung.
Nghe là một trong bốn kỹ năng quan trọng của việc học ngoại ngữ.
Chúng ta không thể giao tiếp được nếu không nghe. Để thành công khi đối
thoại, ta phải nghe hiểu được những gì người khác nói. Khi nói Tiếng Anh, ta
có thời gian để nghĩ là sẽ nói gì, dùng từ như thế nào. Còn khi nghe, ta phải


chú ý đến nghe hiểu. Thực tế học nghe là một kỹ năng yếu nhất trong bốn kỹ
năng. Việc dạy kỹ năng nghe đôi lúc còn bị coi nhẹ, không theo phương pháp
do một số thực trạng mà tôi sẽ nêu dưới đây. Cũng chính vì kĩ năng nghe của
học sinh chúng ta còn quá yếu, quá bị xem nhẹ nên tôi rất băn khoăn trăn trở
sau gần mười năm công tác và quyết định tìm mò những nguyên do và giải
pháp tối ưu để hi vọng đổi mới được thực trạng này.
2
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
Trong giờ nghe, thường thì không khí lớp học rất im lặng, học sinh thì
thường căng thẳng, học sinh vốn đã trầm lại còn trầm hơn, giáo viên thì
không thể nào tươi cười được. Tìm hiểu tôi mới thấy được các khó khăn ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng môn nghe như sau:
- Cơ sở vật chất ở một số trường còn thiếu, không đồng đều như: không
có băng đài hoặc băng đài chất lượng kém, thiếu ổ cắm ở lớp học, cuối kỳ,
cuối năm không thi nghe.
- Khi học sinh nghe giáo viên đọc, các em đã quen với giọng điệu của
thầy cô. Ngoài ra thầy cô có thể đọc chậm, dùng cử chỉ hoặc hành động để gợi
ý những phần nghe khó. Do đó việc nghe trở nên dễ dàng hơn. Nhưng khi
nghe băng, học sinh phải đối mặt với những khó khăn này:
+ Không kiểm soát được điều sẽ nghe.
+ Lời nói trong băng quá nhanh.
+ Bài nghe có nhiều từ mới.
+ Trọng âm, ngữ âm bài nghe khác so với những gì các em đọc.
+ Hoc sinh không nghe thường xuyên sẽ không nhận ra những
từ mà các em biết.
+ Giọng nói của người nói trong băng khác với cô giáo, bạn .
+ Ngữ pháp, tư vựng, trọng âm của các em còn nhiều hạn chế...
3. Lý do chọn đề tài:
Như trên đã nêu, kĩ năng nghe của học sinh chúng ta còn quá yếu. Mà
nghe là kĩ năng đầu tiên học sinh phải làm quen làm tiền đề cho ba kĩ năng

nói, đọc và viết, có nghe được học sinh mới nói, đọc và viết được. Nên việc
phải giúp học sinh khắc phục được những khó khăn trong việc nghe và nghe
có hiệu quả là một việc làm bức bách.
4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài:
Do điều kiện không thuận lợi nên tôi chỉ tìm hiểu được các đối tượng
học sinh mình đang dạy ở trường THCS Hướng Hiệp và THCS Abung và một
số học sinh ở các trường khác trên địa bàn huyện Đakrông thông qua trao đổi
với đồng nghiệp. Việc thực nghiệm đề tài vẩn còn chút hạn chế do học sinh
chọn thực nghiệm chưa tích cực, tự giác. Tài liệu chính thống để tham khảo
không nhiều, nguồn tài liệu chủ yếu của đề tài là khai thác mạng INTERNET.
3
III. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Nghe là một trong bốn kỉ năng cần thiết trong quá trình giao tiếp.
Giống như kỉ năng đọc, nghe cũng là một kỉ năng tiếp thụ, nhưng nghe
thường khó hơn đọc vì ngôn bản tiếp thụ qua nghe là lời nói. Khi ta nói các ý
thường không được sắp xếp có trật tự như khi ta viết; ý hay lặp đi lặp lại, có
nhiều từ thừa, từ đệm, không đúng ngữ pháp. Hơn nữa khi nghe người khác
nói, ta chỉ nghe được một lần, còn khi đọc ta có thể đọc đi đọc lại nhiều lần
văn bản. Do đó khi dạy kỉ năng nghe, ngoài những thủ thuật áp dụng chung
cho các kỉ năng tiếp thu, GV còn cần có những thủ thuật đặc thù cho các hoạt
động luyện nghe của học sinh.
Nghe là một kỹ năng ngôn ngữ liên quan đến các kỹ năng phụ khác.
Khi chúng ta dạy cho các em nghe một ngoại ngữ, chúng ta phải dạy cho các
em nghe theo nhiều cách khác nhau. Một số kỹ năng phụ liên quan đến nghe
là:
1- Khi nghe, học sinh phải có khả năng nhận biết sự khác nhau giữa các
âm vị. Ví dụ, chúng ta phải nhận thấy được sự khác nhau giữa /g/ và /k/ trong
từ: "pig" và ' pick", hai từ này chỉ có một âm khác giữa chúng; hoặc là các cặp
từ như " sheep và ship", " run và sun". Trong mỗi cặp từ này, sự khác nhau
giữa các từ chỉ có một âm độc nhất đã hình thành một từ mới với nghĩa hoàn

toàn khác nhau.
2- Nghe cũng liên quan đến việc lĩnh hội cấu trúc câu. Ví dụ khi nghe
câu "Would you pick up the phone up ? " người nghe phải nhận ra rằng: "
pick" là một động từ của câu và " phone" là một danh từ. Ngoài ra người nghe
phải nhận biết được trật tự của từ và ngữ điệu của câu, phải xác định được đó
là loại câu gì: câu trần thuật. câu hỏi, hay cảm thán.
3- Một kỹ năng khác của nghe là khả năng suy ra những thông tin
không được chỉ ra trực tiếp. Ví dụ khi nghe câu: "Yesterday, after getting up
and having breakfast, Peter went to school" " học sinh phải luận ra rằng" Peter
went to school in the morning ". Từ ngôn ngữ các em có thể hiểu được nhiều
điều không được nói trực tiếp.
4- Khi nghe các em cũng không cần thiết phải hiểu hết mọi từ mà các
em nghe được, nhưng các em phải hiểu được ý chính của các thông tin mà các
em vừa nghe, đây là vấn đề cơ bản nhất. Kỹ năng này gọi là kỹ năng nghe
lướt.

4
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
• Đối tượng: Học sinh trên địa bàn huyện Đakrông.
• Phương pháp nghiên cứu:
- Điều tra.
- Vấn đáp
- Quan sát
- Thử nghiệm bằng cách chọn 2 lớp đối chứng.

V. NỘI DUNG:
Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu, tôi đã đúc kết lại một số kinh nghiệm khi dạy
nghe như sau:
1. Các biện pháp khắc phục khó khăn khi nghe:
1- Giới thiệu chủ đề, ngữ cảnh, tình huống, nội dung có liên quan đến

bài nghe: khai thác xem học sinh đã biết và chưa biết gì về nội dung sẽ nghe,
gợi trí tò mò, tạo hứng thú về nội dung bài sắp nghe.
2- Cho học sinh đoán , nghĩ trước những điều sắp nghe trong một ngữ
cảnh nhất định. Điều này chú ý của học sinh vào bài nghe và gây hứng thú
của học sinh đối với bài học.
3- Giải thích một số từ và cấu trúc cần thiết: tuy nhiên là không cần
giới thiệu hết từ mới, nên để học sinh đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh. Nếu
học sinh không hiểu nghĩa của từ sau khi nghe, tôi sẽ giải nghĩa bằng định
nghĩa hoặc cho ví dụ.
4- Soạn ra các yêu cầu, nhiệm vụ và bài tập về nội dung nghe.
5- Khi tiến hành các hoạt động nghe, việc dùng trực quan, tranh, hình
ảnh minh hoạ kèm theo sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc làm rõ ngữ cảnh, gợi ý nội
dung sắp nghe. Tranh ảnh là phương tiện để kiểm tra mức độ nghe hiểu của
học sinh. Nghe, xác định tranh có liên quan, sắp xếp tranh theo thứ tự.
6- Tiến hành nghe theo ba giai đoạn: trước khi, trong khi và sau khi
nghe. Chia quá trình nghe thành từng bước:
+ Nghe ý chính, trả lời câu hỏi hướng dẫn, so sánh dự đoán.
+ Nghe chi tiết, hoàn thành bài tập, yêu cầu nghe.
+ Nghe, kiểm tra đáp án với tốc độ bình thường, không ngừng.
* Nếu học sinh nghe không rõ thì ở mỗi từ, cấu trúc quan trọng, giáo viên
cho băng tạm ngừng và cho các em nghe lại.
5
7- Khai thác sự khác nhau trong câu trả lời của các cặp, các nhóm và so
sánh kết quả, thảo luận sau khi nghe.
8- Đảm bảo chất lượng mẫu nghe.
+Băng đài có chất lượng tốt
+Giáo viên đọc với tốc độ trung bình, phát âm chuẩn xác.
2 . Một số nguyên tắc quí báu khi dạy nghe:
Nguyên tắc 1: Cho học sinh nghe những đoạn nghe sát với thực tế. Giáo
viên nên sưu tầm những bài nghe từ các kênh phát thanh hoặc các cuộc phỏng

vấn, hội thảo. Ngôn ngữ từ những tình huống thực tế đó được đánh giá là rất
quan trọng trong kĩ năng nghe bởi nó giúp người học có cơ hội tiếp xúc với
những ngữ điệu, giọng nói khác nhau và tránh gặp những từ không xuất hiện
trong văn cảnh.
Nguyên tắc 2: Thay đổi phong phú dạng bài nghe. Giáo viên không nên
cho học sinh của mình nghe đi nghe lại một dạng bài. Ngược lại, người dạy
nghe nên kết hợp nhiều dạng bài để học sinh tiếp cận và có hứng thú hơn khi
nghe. Sau đây là một số dạng bài nghe phổ biến:
 hội thoại giữa hai hoặc nhiều người;
 truyện cười;
 bài học;
 bài hát;
 tin tức phát sóng trên truyền hình, đài;
 truyện miêu tả
Nguyên tắc 3: Luôn luôn đưa ra yêu cầu cụ thể khi nghe. Giáo viên không
nên để học sinh nghe một đoạn băng mà không đưa ra yêu cầu nào cả. Vì vậy,
giáo viên phải giới thiệu nhiệm vụ cho học sinh trước khi nghe. Từng dạng
bài tập nên được thiết kế/biên soạn để thực hành những kĩ năng nghe khác
nhau: nghe hiểu, nghe điền từ, nghe thông tin cụ thể…
Nguyên tắc 4: Dạy từ vựng thế nào cho kĩ năng nghe? Bạn sẽ dạy học sinh
từ vựng trước hay sau khi nghe? Cách nào sẽ hiệu quả hơn? Nhìn chung, giáo
viên chỉ nên cung cấp một số từ vựng quan trọng, cần thiết và ảnh hưởng đến
ý chính của toàn bài nghe. Cách tốt nhất là nên tránh đưa ra nghĩa của tất cả
các từ trong bài. Hãy để cho học sinh của bạn tự đoán nghĩa của từ dựa vào
ngữ cảnh của bài nghe.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×