Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Nghề phô thông - Nghề nuôi cá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.44 KB, 23 trang )

TÝch hîp gi¸o dôc b¶o vÖ m«i trêng trong d¹y nghÒ phæ th«ng
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận
Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa
đựng những nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi chứa
đựng và phân huỷ các chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống cũng như
trong hoạt động sản xuất ...
Môi trường có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người. Đó
không chỉ là nơi tồn tại mà còn là nơi lao động, nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi
những nét đẹp văn hoá, thẩm mĩ ...
Với vai trò to lớn trên của môi trường đối với đời sống con người, nên
vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay đang là mối quan tâm sâu sắc ở nước ta cũng
như trên toàn thế giới.
II. Cơ sở thực tiễn
Trong nhiều năm qua, sự phát triển nhanh chóng về kinh tế làm đổi mới
xã hội Việt Nam, chỉ số tăng trưởng kinh tế không ngừng nâng cao. Song, sự
phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường. Vì vậy,
môi trường Việt Nam đang xuống cấp, nhiều nơi môi trường đang bị ô nhiễm
nghiêm trọng. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ
trương, biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường. Hoạt động bảo vệ
môi trường được các cấp, các ngành và đông đảo các tầng lớp nhân dân quan
tâm và bước đầu thu được một số kết quả. Tuy nhiên, việc bảo vệ môi trường ở
nước ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế, xã hội
trong giai đoạn mới. Nhìn chung, môi trường nước ta vẫn tiếp tục bị xuống cấp
nhanh, có lúc, có nơi đã ở mức báo động trầm trọng.
Xuất phát từ những cơ sở trên, ngày 17/10/2001, Thủ tướng Chính phủ ký
Quyết định số 1363/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Đưa các nội dung bảo
vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” với mục tiêu giáo dục học
sinh, sinh viên có hiểu biết về pháp luật và chủ trương chính sách của Đảng, Nhà
nước về bảo vệ môi trường; có kiến thức về môi trường để tự giác thực hiện bảo
vệ môi trường. Ngày 02/12/2003, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số


256/2003/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm
2020, Chiến lược đã đưa ra 8 giải pháp, trong đó giải pháp đầu tiên là “Tuyên
truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường”.
-1-
TÝch hîp gi¸o dôc b¶o vÖ m«i trêng trong d¹y nghÒ phæ th«ng
Để cụ thể hoá và triển khai việc thực hiên các chủ trương của Đảng và
Nhà nước, ngày 31/01/2005 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ra Chỉ thị về việc “Tăng
cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụ trọng tâm
từ nay đến 2010 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức,
kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong
các môn học, thông qua các hoạt động ngoại khoá, xây dựng môi trường
xanh, sạch, đẹp phù hợp với các vùng miền”
Đối với các môn nghề phổ thông nói chung và môn nghề Nuôi cá khối
trung học phổ thông (THPT) nói riêng, việc tích hợp giáo dục môi trường trong
dạy học nghề phổ thông là rất quan trọng và cần thiết. Bởi vì, mục tiêu của giáo
dục nghề phổ thông là giúp học sinh bước đầu tìm hiểu và làm quen với các
nghề phổ thông, rèn luyện trải nghiệm lao động và phát hiện sở trường, góp
phần phân luồng và chuẩn bị cho học sinh lớp 9 lựa chọn các ban học ở trường
THPT hợp lý và giúp học sinh lớp 12 lựa chọn trường học để học tiếp lên hoặc
lựa chọn những ngành nghề phù hợp với bản thân để đi vào cuộc sống. Mặt khác
nội dung, chương trình của các môn nghề phổ thông có liên quan và ảnh hưởng
rất nhiều đến môi trường sống và thời lượng các tiết thực hành lớn hơn rất nhiều
so với các môn học văn hoá.
Những năm gần đây, vấn đề kết hợp, lồng ghép kiến thức về môi trường
sống và bảo vệ môi trường sống của các giáo viên vào giảng dạy trong các môn
nghề phổ thông tại các trung tâm và nhà trường ít nhiều đã thực hiện. Song, do
chưa có sự chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể nên việc tích hợp còn mang tính chất đại
khái, chung chung, chưa có bài bản, thậm chí, có chỗ tích hợp, có chỗ bỏ qua ...
Năm học 2009-2010, Ngành giáo dục đã có các văn bản, tài liệu hướng dẫn chỉ
đạo cụ thể việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy các môn học

văn hoá. Tuy nhiên, đối với các môn nghề phổ thông thì vẫn chưa có các tài liệu
hướng dẫn cụ thể cho từng nghề. Do đó dẫn đến việc tích hợp giáo dục bảo vệ
môi trường trong các môn nghề phổ thông hiện nay của các giáo viên ở các
Trung tâm KT.TH-HN-DN còn rất lúng túng và chưa đồng bộ, chưa có hiệu quả.
Để việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy các môn nghề
phổ thông nói chung và môn nghề Nuôi cá nói riêng cho học sinh phổ thông
khối THPT được đồng bộ và đạt hiệu quả cao, chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài: “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy nghề phổ thông khối
Trung học phổ thông - Nghề Nuôi cá”.
-2-
TÝch hîp gi¸o dôc b¶o vÖ m«i trêng trong d¹y nghÒ phæ th«ng
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Khái niệm môi trường
Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố
vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển
và sinh sản của con người và sinh vật.
Môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả các yếu tố tự
nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống và sản xuất của con người như tài
nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội ...
Theo nghĩa hẹp, môi trường sống của con người chỉ bao gồm các yếu tố
tự nhiên và yếu tố xã hội trực tiếp liên quan đến chất lượng cuộc sống của con
người như diện tích nhà ở, nước sạch, điều kiện vui chơi giải trí, chất lượng cuộc
sống
Ngoài ra, ta cần phân biệt với khái niệm môi trường nhân tạo: bao gồm
các yếu tố do con người tạo ra như nhà ở, các phương tiện đi lại, công viên ...
Môi trường nhà trường bao gồm không gian nhà trường, cơ sở vật chất nhà
trường như lớp học, phòng thí nghiệm, sân chơi, các thầy cô giáo, các tổ chức
đoàn thể như đoàn, đội ...
II. Mục tiêu của nghề học trong tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
1. Về kiến thức, cần nắm vững các kiến thức cơ bản:

- Nước - môi trường sống của cá. Đặc điểm sinh học của một số loài cá
nuôi phổ biến.
- Thức ăn và phân bón dùng trong nuôi cá.
- Kỹ thuật sản xuất cá con, kỹ thuật nuôi cá thương phẩm.
- Biện pháp phòng, trị một số bệnh thường gặp cho cá.
- Các chất kích dục tố dùng cho sinh sản cá và chế phẩm vi sinh dùng
trong môi trường sống của cá.
2. Về kỹ năng:
- Nhận định đánh giá môi trường nước nuôi cá tốt, xấu và biện pháp xử lý.
- Phân biệt được những loài cá nuôi phổ biến ở địa phương và nắm vững
những đặc điểm sinh học của nó.
- Kỹ năng sử dụng phân bón và thức ăn chế biến dùng để nuôi cá có hiệu
quả đảm bảo môi trường sống.
- Kỹ năng nhân giống cá con, thu hoạch và vận chuyển cá sống.
-3-
TÝch hîp gi¸o dôc b¶o vÖ m«i trêng trong d¹y nghÒ phæ th«ng
- Kỹ năng xây dựng kế hoạch nuôi cá thương phẩm trong các loại hình
mặt nước phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và khả năng nuôi.
- Kỹ năng phòng, trừ một số bệnh thường hay xảy ra đối với cá.
3. Về thái độ
- Làm cho học sinh nâng cao lòng yêu nghề, hợp tác và giúp đỡ nhau
trong học tập sản xuất.
- Có ý thức quan tâm đến sản xuất ở gia đình và địa phương
- Chú trọng các kỹ năng thực hành, đặc biệt là thực hành bón phân cho ao,
thu hoạch và vận chuyển cá con, phòng, trị bệnh cho cá.
- Có thái độ tích cực với môi trường sống và bảo vệ môi trường.
III. Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT)
trong dạy nghề Nuôi cá.
1. Nguyên tắc tích hợp
- Tích hợp giáo dục môi trường trong giảng dạy nghề phổ thông khối

THPT nghề Nuôi cá phải dựa trên mối quan hệ vốn có giữa mục tiêu, nội dung
của nghề học với mục tiêu, nội dung của giáo dục môi trường, tránh sự gò ép
không phát huy được tính chủ động trong học tập của học sinh. Mặt khác, nó
phải luôn phù hợp và dựa trên thực tiễn cuộc sống và trải nghiệm của bản thân
học sinh.
- Môi trường sống của cá chủ yếu là môi trường nước mà môi trường
nước là một trong những môi trường quan trọng cấu thành lên môi trường sống
của con người.
- Tích hợp ở đây được hiểu là sự kết hợp, lồng ghép các mục tiêu khác
nhau thông qua một hoạt động nào đó. Như vậy tích hợp giáo dục bảo vệ môi
trường trong giảng dạy nghề Nuôi cá nghĩa là kết hợp, lồng ghép kiến thức về
môi trường sống cũng như kiến thức về bảo vệ môi trường sống vào trong giảng
dạy nghề Nuôi cá lớp 11 thông qua các bài dạy lý thuyết, thực hành của nghề
học, các buổi thực hành thực tế sản xuất và các buổi ngoại khoá.
Để thực hiện tích hợp giáo dục môi trường trong dạy nghề Nuôi cá cần
thực hiện theo một số nguyên tắc sau:
- Thứ 1, chương trình tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học nghề
Nuôi cá được thực hiện ở mức độ cao là lồng ghép kiến thức của hai phần học
này để làm cho hiệu quả dạy học có chất lượng cao hơn. Phải lấy kiến thức nghề
Nuôi cá làm nội dung chính và sử dụng các kiến thức về giáo dục môi trường để
-4-
TÝch hîp gi¸o dôc b¶o vÖ m«i trêng trong d¹y nghÒ phæ th«ng
hướng việc dạy học nghề phổ thông vào chức năng, nhiệm vụ giáo dục học sinh
về thái độ, tình cảm, tư tưởng về môi trường.
- Thứ 2, việc tích hợp môi trường trong dạy học nghề Nuôi cá có thể tiến
hành trong toàn bộ chương trình của nghề học. Nhưng nên lựa chọn, xác định
nội dung một số bài cụ thể có ảnh hưởng liên quan nhiều đến môi trường sống
để tích hợp giảng dạy.
- Thứ 3, việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học nghề
Nuôi cá không chỉ được tiến hành trong các bài lý thuyết, mà phải coi trọng tiến

hành ở các bài thực hành, đặc biệt là trong các bài thực hành thực tế sản xuất,
trong các buổi hoạt động ngoại khoá tại các trang trại, ao nuôi thuỷ sản của địa
phương.
- Thứ 4, không làm tăng nội dung học tập dẫn đến quá tải. Các nội dung
có liên quan đến môi trường cần được nghiên cứu kỹ, chọn lọc cẩn thận và gia
công về cách thức dẫn dắt, liên hệ đảm bảo cho học sinh vừa nắm vững kiến
thức chuyên môn vừa tăng kiến thức về môi trường, có ý thức giữ gìn và bảo vệ
môi trường.
- Thứ 5, thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục môi trường trong dạy
học nghề phổ thông, xoá bỏ triệt để phương pháp độc thoại thày đọc, trò chép
mà phải lấy học sinh làm chủ thể của hoạt động nhận thức. Đồng thời phải thực
hiện tốt nguyên lí "Lí luận đi đôi với thực hành". Nguyên lí này rất quan trọng
trong việc đáp ứng được mục tiêu giáo dục nghề phổ thông và đặc biệt trong
việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy nghề Nuôi cá.
2. Phương pháp tích hợp GDBVMT trong dạy nghề Nuôi cá
Chúng ta không có môn học giáo dục môi trường cho học sinh nên
không có phương pháp dạy học môn giáo dục môi trường. Vì vậy khi tích hợp
GDBVMT trong dạy nghề phổ thông - nghề Nuôi cá thì phương giảng dạy vẫn
là phương pháp dạy học nghề Nuôi cá.
* Một số phương pháp cụ thể để tích hợp GDBVMT trong dạy nghề
Nuôi cá
a. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp này hướng học sinh làm quen
với quá trình tìm tòi, khám phá và sáng tạo kiến thức bài học mới có liên quan
đến môi trường.
b. Phương pháp hoạt động nhóm: Phương pháp này thể hiện sự hợp tác
trên cơ sở hoạt động của cá nhân.
-5-
TÝch hîp gi¸o dôc b¶o vÖ m«i trêng trong d¹y nghÒ phæ th«ng
c. Phương pháp quan sát, khảo sát, điều tra, phỏng vấn: Phương pháp này
nhằm thu thập thông tin về những vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường. Hoạt

động chính của phương pháp này là quan sát, điều tra, phỏng vấn.
d. Phương pháp tranh luận: Bản chất của phương pháp này là chia theo
hai nhóm để tranh luận về những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện bảo vệ môi
trường hoặc tranh luận về một hành vi của một người, hoặc nhóm người liên
quan đến môi trường.
e. Phương pháp thuyết trình: Theo phương pháp này học sinh tự thu thập
thông tin, tư liệu qua các phương tiện truyền thông và tài liệu, sách tham khảo
để tự viết báo cáo và trình bày trước tập thể lớp, hoặc nhóm người cùng quan
tâm đến vấn đề môi trường.
g. Phương pháp tham quan, cắm trại và trò chơi: Đây là phương pháp giáo
dục bảo vệ môi trường. Thông qua các hoạt động cắm trại, tham quan và chơi
trò chơi, giáo viên giảng giải cho học sinh thấy được những việc đã làm để bảo
vệ môi trường.
h. Phương pháp lập dự án: Là phương pháp trong đó cá nhân hay nhóm
học sinh phải tập thiết lập một dự án có nội dung môi trường và thực hiện dự án
đó. Phương pháp này tạo cho học sinh có thói quen đặt mình vào vị trí của
những người luôn quan tâm và có hành động hợp lý với môi trường, mang lại sự
thay đổi về môi trường ở địa phương hay trường học.
IV. Những nội dung tích hợp GDBVMT trong dạy nghề Nuôi cá
1. Những nội dung tích hợp
GDBVMT
trong các bài học nghề Nuôi cá
Bài 1. Khai thác ở những nội dung:
- Sự phát triển nghề nuôi cá ở nước ta: Năng suất, sản lượng cá ngày càng
cao, đặc biệt là diện tích môi trường nuôi cá được mở rộng hơn dẫn đến môi
trường đất, nước có thể ngày càng bị ô nhiễm nhiều hơn.
- An toàn lao động và vệ sinh môi trường trong nghề Nuôi cá: phải coi
trọng công tác an toàn lao động và vệ sinh môi trường sống cho cá thông qua
việc cung cấp thức ăn cho cá, phòng và trừ dịch bệnh cho cá.
Bài 2. Môi trường sống của cá là môi trường nước, môi trường nước cũng

là môi trường sống của con người. Vì vậy cần xây dựng và tạo cho môi trường
sống của cá không bị ô nhiễm.
-6-
TÝch hîp gi¸o dôc b¶o vÖ m«i trêng trong d¹y nghÒ phæ th«ng
Bài 3. Giáo viên nhấn mạnh mỗi loại cá khác nhau có đặc điểm sinh học
khác nhau (về tính ăn, nơi sống, sinh sản). Do đó ảnh hưởng đến môi trường
sống khác nhau.
Bài 4 và 5. Điều khiển thức ăn tự nhiên và đặc biệt là sử dụng thức ăn
nhân tạo cho cá như thế nào để cho hiệu quả cao mà vẫn không gây ảnh hưởng
xấu đến môi trường sống. Đặc biệt chú ý đến vấn đề sử dụng và chế biến thức ăn
nhân tạo cho cá.
Bài 6. Thông qua màu nước ao và các yếu tố lý, hóa học trong nước ao
nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường.
Bài 8. Phân biệt được một số loại thức ăn tự nhiên của cá trong môi
trường ao nuôi. Từ đó học sinh có ý thức bảo vệ môi trường sống tạo điều kiện
cho thức ăn tự nhiên của cá phát triển.
Bài 9. Quá trình ủ phân không đúng quy trình, không đảm bảo an toàn
không những bị hỏng thức ăn mà còn gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường
sống của cá và con người.
Bài 10, 11, 12, 13. Chú ý đến quá trình cung cấp các loại thức ăn cho cá
tránh gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống. Bên cạnh đó cho học sinh thấy rõ
được việc ứng dụng đúng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi thủy sản là góp
phần bảo vệ môi trường, phòng trừ được dịch bệnh cho cá.
Bài 14. Lựa chọn cách vận chuyển và vận chuyển đúng kỹ thuật tránh gây
ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình vận chuyển cá.
Bài 16. Mật độ và số lượng cá thả có liên quan trực tiếp đến môi trường
sống của cá và quyết định đến năng suất, sản lượng cá nuôi cũng như ảnh hưởng
đến môi trường sống của cá.
Bài 17. Loại thức ăn, lượng thức ăn, thời điểm và kỹ thuật cho cá ăn bên
cạnh ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng, năng suất cá thì nó còn ảnh hưởng đến

môi trường sống của cá và của con người.
Bài 19. Vấn đề vệ sinh ao cá và môi trường xung quanh sau khi thu hoạch
cá.
Bài 22. Vấn đề xây dựng ao nuôi, mật độ, tỉ lệ thả ghép cá, cung cấp thức ăn
và phòng trừ dịch bệnh cho cá liên quan đến năng suất chất lượng và môi trường.
Bài 23. Đây là bài học mà kiến thức có liên quan rất nhiều đến môi trường
sống và có thể tích hợp được nhiều kiến thức về bảo vệ môi trường vào giảng
dạy. Giáo viên phải làm cho học sinh hiểu rõ đặc điểm, quy trình của các hình
thức nuôi cá kết hợp. Để từ đó học sinh thấy rõ được sự ảnh hưởng của việc nuôi
cá kết hợp đến môi trường sống.
-7-
TÝch hîp gi¸o dôc b¶o vÖ m«i trêng trong d¹y nghÒ phæ th«ng
Bài 24. Mục đích của hình thức nuôi cá ruộng là sản phẩm thu hoạch có
cả cá và lúa. Vì vậy trong quá trình nuôi cá ruộng chú ý dùng thuốc bảo vệ thực
vật tránh ảnh hưởng đến sản phẩm cá, lúa, môi trường đất, môi trường nước
ruộng và môi trường sống.
Bài 25. Giáo viên chú ý cho học sinh môi trường nước trong nuôi cá nước
chảy, nếu bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường nước xung quanh. Vì
vậy cần có biện pháp chăm sóc, nuôi cá tạo môi trường sống cho cá không bị ô
nhiễm.
Bài 26. Quan sát, đánh giá thực trạng các môi trường nuôi cá, thấy rõ vai
trò của môi trường nước. Liên hệ và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống.
Bài 27. Chú ý cho học sinh phần chuẩn bị ao nuôi, chọn loại cá nuôi ghép,
tỉ lệ ghép, thức ăn cho cá, tránh ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Bài 29. Vấn đề thức ăn, việc sử dụng thức ăn cho cá, tình hình màu nước
ao nuôi và phòng trừ dịch bệnh cho cá, tránh ô nhiễm môi trường ao nuôi cá.
Bài 30. Qua bài học giáo viên cần phân tích cho học sinh thấy rõ nguyên
nhân chính gây các bệnh cho cá là do ô nhiễm môi trường sống của cá. Từ môi
trường sống có thể làm giảm sức đề kháng của cá, tạo điều kiện cho các mầm
bệnh lây lan phát triển ... Vì vậy, trong nuôi cá cần chú ý vấn đề vệ sinh môi

trường sống cho cá thông qua hệ thống các biện pháp quy trình chăm sóc, phòng
trừ dịch bệnh cho cá.
Chú ý sử dụng các loại thuốc hóa học trị bệnh cho cá tránh để lại dư
lượng thuốc cho cá và môi trường sống.
Bài 32 và 33. Chú ý sử dụng đúng liều lượng, quy trình các chất kích dục
tố và các chế phẩm vi sinh, đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.
Bài 34. Hoạt động nghề nuôi cá và sản phẩm của nghề nuôi cá có ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của con người.
2. Một số chú ý khi tích hợp GDBVMT trong các bài dạy
- Trong các bài dạy nghề Nuôi cá, có những bài giảng rất thuận lợi cho
việc tích hợp GDBVMT. Song, cũng có những bài GV phải lựa chọn, khai thác
trực tiếp hoặc gián tiếp kiến thức GDBVMT vào giảng dạy như các bài: Kỹ
thuật ương cá hương; Ương cá hương lên cá giống ...
- Giáo viên phải tìm hiểu và có kiến thức, hiểu biết nhất định về môi
trường sống.
- Xác định đúng địa chỉ và nội dung cần tích hợp.
-8-
TÝch hîp gi¸o dôc b¶o vÖ m«i trêng trong d¹y nghÒ phæ th«ng
- Sử dụng, kết hợp các phương pháp dạy học trong giáo dục bảo vệ môi
trường để gây được sự thu hút, chú ý của học sinh.
- Lựa chọn và kết hợp các hình thức dạy học phù hợp với nội dung tích
hợp GDBVMT.
- Đánh giá đúng kết quả và ý thức học tập của học sinh.
V. Một số bài soạn tích hợp GDBVMT trong giảng dạy nghề Nuôi cá.
BÀI 2: ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA CÁ. (1 tiết)
A. Mục tiêu bài dạy
Sau khi học xong bài này, học sinh (HS) cần đạt được:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được những đặc điểm cơ bản về các yếu tố lý học và hóa học trong
môi trường nước và ảnh hưởng của các yếu tố này đến đời sống của cá.

- Hiểu cách điều chỉnh một số yếu tố cơ bản của môi trường nước có lợi
cho cá và các sinh vật thủy sinh, đảm bảo vệ sinh môi trường ao nuôi.
2. Về kỹ năng:
- Bước đầu hình thành kỹ năng quan sát, đánh giá và phân tích các yếu tố
lý, hóa học trong ao có ảnh hưởng đến đời sống của cá. Từ đó hình thành các
biện pháp duy trì môi trường sống của cá theo hướng có lợi cho sự sinh trưởng
và phát triển của cá.
3. Về thái độ:
- Có ý thức gìn giữ môi trường và bảo vệ môi trường sống của cá nói
riêng và môi trường sống nói chung.
B. Chuẩn bị
- Giáo viên (GV): Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, các phiếu học tập
(PHT), các hình ảnh (hình 2 - SGK) chụp thực tế, các bảng phóng to (bảng 2 -
SGK), các loại mẫu nước ao có màu sắc khác nhau, các thiết bị đo độ trong,
nhiệt độ, độ pH của nước.
- Học sinh: Vở, bút, đọc trước bài học ở nhà, chuẩn bị các ý kiến thắc mắc
cần được giải đáp để hiểu sâu thêm bài ...
C. Quá trình thực hiện bài giảng
1. Kiểm tra bài cũ
- Nuôi cá có những lợi ích gì? (về kinh tế, về môi trường)
- Những biện pháp vệ sinh môi trường trong nghề nuôi cá?
-9-

×