Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tổng hợp các biện pháp nâng cao chất lượng GD thi giáo viên dạy giỏi môn âm nhạc theo TT 22 (mới)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.51 KB, 23 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỲNH LƯU
TRƯỜNG THCS HỒ XUÂN HƯƠNG

BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
(Phục vụ kỳ thi GVDG huyện cấp THCS chu kỳ 2019-2021)

Họ tên: Lê Kỳ
Đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Hồ Xuân Hương
Chức vụ hiện giữ: Giáo viên
Môn dự thi: Âm nhạc

QUỲNH LƯU – NĂM 2020


PHÒNG GD&ĐT QUỲNH LƯU
TRƯỜNG THCS HỒ XUÂN HƯƠNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quỳnh Lưu, ngày 8 tháng 02 năm 2020

BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
(Phục vụ kỳ thi GVDG huyện cấp THCS chu kỳ 2019-2021)
Họ tên: Lê Kỳ
Đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Hồ Xuân Hương
Chức vụ hiện giữ: Giáo viên
Môn dự thi: Âm nhạc
SBD: ………...


1. Sơ lược về nhiệm vụ và thành tích cá nhân
- Nhiệm vụ được phân công năm học 2019-2020: Giảng dạy môn Âm nhạc khối
6,7,8,9.
- Thành tích đã được trong thời gian qua: Giáo viên dạy giỏi huyện chu kì 20172019
2. Biện pháp và kết quả áp dụng biện pháp để nâng cao chất lượng công tác
giảng dạy
2.1. Tên biện pháp: Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy môn Âm
nhạc ở trường THCS
2.2. Nội dung biện pháp:
- Thực trạng trước khi tiến hành áp dụng biện pháp: ..……………………………
Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy phương pháp giảng dạy truyền
thống giữa các môn học chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau, tách rời từng
phương diện kiến thức, học sinh hoạt động chưa tích cực, hiệu quả đem lại cũng
chưa cao.
Chính vì lẽ đó, dạy học theo quan điểm liên môn là một xu hướng tất yếu
của dạy học hiện đại, là biện pháp để tích cực hoá hoạt động nhận thức của học
sinh. Học sinh được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách có hệ
thống và lôgic. Đặc biệt với bộ môn Âm nhạc, liên môn sẽ giúp học sinh dễ dàng
cảm nhận cảm nhận cái hay, cái đẹp thông qua các nội dung bài học từ các môn
học khác. Nhưng làm như thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học Âm nhạc,
kích thích sự hứng thú học nhạc cho học sinh. Để hoàn thành nhiệm vụ này đòi
hỏi giáo viên dạy Âm nhạc không chỉ có kiến thức âm nhạc vững vàng mà còn
phải có những hiểu biết về các bộ môn như Toán học, Văn học, Mỹ thuật, Lịch
sử…để vận dụng kiển thức liên môn làm phong phú thêm cho bài giảng.


- Cách thức tiến trình thực hiện biện pháp:
+ Liên môn Toán học:
Trong giảng dạy Âm nhạc, ít giáo viên nghĩ cần liên môn với Toán học, vì
đây là hai lĩnh vực khác nhau. Nhưng nếu chúng ta chịu khó tìm tòi, tìm cách liên

hệ giữa hai bộ môn này, chúng ta sẽ tạo cho học sinh điều bất ngờ, không chỉ
chiếm lĩnh kiến thức âm nhạc mà còn củng cố được kiến thức môn toán đã học.
Ví dụ :
Nhạc lí: Nhịp
( Tiết 5 – Chương trình Âm nhạc lớp 7 )
Trước khi bước vào giới thiệu nhịp 4/4 chúng ta thường củng cố 2 loại nhịp
đã học là nhịp 2/4 và nhịp 3/4. Các loại nhịp được viết dưới dạng phân số: nhịp
2/4, nhịp 3/4, nhịp 4/4.( Vì trong chương trình môn học, khi giới thiệu nhịp 2/4 đã
cho biết tử số là số phách có trong một ô nhịp còn mẫu số là đợn vị phách).
Nhịp 4/4 chính là 2 nhịp 2/4 hợp thành. Để học sinh dễ dàng hiểu được vấn
đề này tôi đã vận dụng kiến thức toán học “ Cộng hai phân số có cùng mẫu” Bài 7
– trang 25 - Chương trình Toán lớp 6 mà các em đã được học.
Qui tắc khi cộng hai phân số có cùng mẫu số
Muốn cộng hai phân số có cùng mẫu số, ta cộng các tử số và giữ nguyên mẫu:
Công thức
+=
Thay số
+=
Khi học sinh đã nhận biết được nhịp 4/4 chính là 2 nhịp 2/4 hợp thành. Ta
hướng dẫn tử số là 4 thì mỗi ô nhịp có 4 phách, mẫu số thì lấy hình nốt tròn chia
cho 4 sẽ có đơn vị phách là hình nốt đen.
Chứng minh bằng ví dụ.

Yêu cầu học sinh nêu khái niệm về nhịp 4/4
Nhịp 4/4 ( còn có kí hiệu là nhịp C ), mỗi nhịp có 4 phách, mỗi phách bằng một
nốt đen. Phách thứ nhất là phách mạnh, phách thư hai là phách nhẹ, phách thứ
ba là phách mạnh vừa, phách thứ tư là phách nhẹ.
Với cách dạy liên môn với Toán học, học sinh đã công nhận kiến thức nhạc
lí khoa học, dễ hiểu, dễ nhớ. Khơi dậy được sự tìm tòi, tích cực, chủ động chiếm
lĩnh tri thức, hào hứng học tập mà không cần học thuộc lòng khái niệm như trước

đây.
Trong kiểm tra vấn đáp bộ môn âm nhạc, tôi đã vận dụng liên môn với Toán
học để làm mới câu hỏi.Tạo cho học sinh cơ hội tìm kiếm và ghi nhớ.
Ví dụ:
Câu hỏi thường sử dụng: Nhạc sĩ Mô – Da được bao nhiêu tuổi?


Câu hỏi liên môn : Em hãy cho biết hiệu năm mất và năm sinh của nhạc sĩ Mô –
Da là bao nhiêu?
Đáp án của cả hai câu trên đều là 35 tuổi. Nhưng ở câu hỏi thường sử dụng học
sinh chỉ cần nhớ 35 tuổi, còn ở câu hỏi liên môn học sinh phải nhớ năm sinh và
năm mất của nhạc sĩ Mô – Da sau đó phải làm một phép trừ thì mới có kết quả là
35 tuổi : 1791 – 1756 = 35. Với dạng câu hỏi này, đòi hỏi học sinh phải tư duy,
lập luận, có sự tìm tòi, tính toán, có kết quả để rồi ghi nhớ, khắc sâu.
+ Liên môn Văn học:
Khi dạy một bài hát, hay một bài tập đọc nhạc, tất cả giáo viên giảng dạy âm
nhạc đều đã liên môn với văn học để giáo dục thẩm mĩ thông qua nội dung bài hát
hay đặt lời ca mới cho giai điệu bài dân ca và một số bài tập đọc nhạc. Liên môn
văn học trong giảng dạy âm nhạc là điều tất yếu vì trong nhạc có văn và trong văn
có nhạc, tất cả các bài hát và bài tập đọc nhạc có trong chương trình âm nhạc
THCS đều có hai yếu tố là: giai điệu và lời ca. Chính điều này đã tạo cho tiết học
âm nhạc nhẹ nhàng, học sinh có cảm hứng sáng tạo và hoạt động tích cực hơn.
Bên cạnh những hình thức liên môn với văn học đã được nêu ở trên, khi ra bài tập
về nhà tôi còn sử dụng một vài hình thức liên môn văn học khác:
Giải thích ca từ khó trong bài hát
Ví dụ: Trong nội dung âm nhạc thường thức giới thiệu nhạc sĩ Trần Hoàn và bài
hát Một mùa xuân nho nhỏ ( Tiết 3 – Âm nhạc 8 ). Bài hát Một mùa xuân nho nhỏ
là một bài thơ hay của nhà thơ Thanh Hải được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc. Sau
khi cho học sinh nghe bài hát, nêu nội dung và tính chất âm nhạc, cũng như cảm
nhận về bài hát, tôi đã cho học sinh tìm hiểu ca từ: Em hiểu như thế nào là

“ nhịp phách tiền?” Có nhiều học sinh đã vận dụng vốn kiến thức văn học để giải
thích, cũng như tìm chú thích của bài thơ để hiểu hơn về “ nhịp phách tiền”. Sau
đó tôi đã cho học sinh xem một số hình ảnh hoạt động nhã nhạc cung đình Huế
cũng như xem hình ảnh nhạc cụ gõ dân tộc “ Sanh tiền” để học sinh biết “ nhịp
phách tiền” chính là nhịp của nhạc cụ gõ dân tộc thường được sử dụng trong dàn
nhã nhạc. Phách tiền còn gọi là sênh tiền, là một loại nhạc cụ dân gian được chế
tác đơn giản bằng những thanh gỗ có gắn những đồng tiền, thường tấu lên nhạc
điệu nhịp nhàng, rộn rã cho những bài ca Huế tươi vui.
Tìm ca từ có ý nghĩa để thay thế ca từ của bài hát nhưng không làm méo mó
giai điệu câu hát.
Ví dụ: Sau khi ôn tập bài hát Ngày đầu tiên đi học tôi đã cho học sinh làm bài tập
để các em vận dung liên môn văn học trong bài tập.
Em bây giờ khôn lớn, bỗng nhớ về ngày xưa, ngày đầu tiên đi học, mẹ cô cùng vỗ
về.


Em hãy tìm từ có ý nghĩa với câu hát để điền vào chỗ trống.
Em bây giờ khôn lớn, … nhớ về ngày xưa, ngày đầu tiên đi học, mẹ cô cùng vỗ
về.
Và học sinh đã tìm được một số từ: Nên, Cứ, Vẫn, Phải, Mãi, Luôn...Sau khi
học sinh tìm được từ cho câu hát, tôi cho học sinh hát câu hát ghép với những từ
đã tìm được để học sinh nhận biết, có từ rất dễ hát nhưng có từ khó hát hơn, làm
cho giai điệu méo mó. Các từ trên đưa vào câu hát vẫn có ý nghĩa nhưng thể hiện
cảm xúc bắt buộc, hay thường xuyên. Còn từ “bỗng” trong bài hát là một từ đắt
của bài thơ, vì nó đã diễn đạt được tâm hồn bâng khuâng, xao xuyến khi bất chợt
nhớ về kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.
- Đánh giá cách thức tiến trình thực hiện biện pháp:
Đã phối hợp nhịp nhàng khi thực hiện biện pháp để có được kết quả trong dạy
học khi vận dụng kiến thực liên môn.
2.3. Kết quả, hiệu quả của biện pháp trong việc nâng cao chất lượng công tác

giảng dạy ở cơ sở:
Sau khi vận dụng kiến thức liên môn Toán và Văn trong dạy học âm nhạc đã làm
cho nội dung bài học nhẹ nhàng hơn, nội dung học nhạc lí không rập khuôn, máy
móc học thuộc mà được suy ra từ những công thức toán học cơ bản để các em
nhớ lâu hơi. Với văn học các em được trải nghiệm qua giai điệu âm nhạc để thấy
được cái hay các đẹp thông qua các bài hát đã học.
3. Kế hoạch cải tiến, phát triển biện pháp để nâng cao chất lượng công tác
giảng dạy trong thời gian tới
Biện pháp trên chỉ mới áp dụng một số bài học của khối 6, khối 8. Trong thời gian
tới tôi sẽ mở rộng cả 4 khối học với các bài học nộng dung có thể vận dụng kiến
thức liên môn Toán, Văn vào bài dạy. Đồng thời mở rộng thêm một số môn như:
Lịch sử, Mĩ thuật, Địa lí, Giáo dục công dân trong nội dung giáo dục tư tưởng Hồ
Chí Minh và giáo dục quốc phòng an ninh…
GIÁO VIÊN DỰ THI
Lê Kỳ
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Lê Anh Hoa


PHÒNG GD&ĐT QUỲNH LƯU

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS MINH LƯƠNG

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quỳnh Minh, ngày 08 tháng 02 năm 2020

BÁO CÁO

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
1. Sơ lược về nhiệm vụ và thành tích cá nhân
- Nhiệm vụ được phân công năm học 2019-2020:
Giảng dạy môn Âm nhạc khối 6,7,8,9
- Thành tích đã được trong thời gian qua :
Đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi trường năm học 2018 – 2019; 2019 –
2020.
2. Biện pháp và kết quả áp dụng biện pháp để nâng cao chất lượng
công tác giảng dạy.
2.1 Tên biện pháp: Tích hợp kiến thức liên môn dạy Âm nhạc thường
thức: "Nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát Hò kéo pháo" (Tiết 6- Âm nhạc 8)
2.2 Nội dung biện pháp:
- Thực trạng trước khi tiến hành biện pháp:
Như chúng ta đã biết Âm nhạc sớm được đưa vào giảng dạy ở
trường THCS đã phát huy được những điểm mạnh, tạo nên sự hào hứng cho
hs cảm thụ âm nhạc và tham gia các hoạt động văn nghệ trong trường, lớp
góp phần xây dựng đời sống tinh thần cho học sinh.
Môn Âm nhạc có những đặc thù riêng để tích hợp các nội dung dạy học. Vì
âm nhạc tác động trực tiếp đến giác quan của con người, đem đến cho con người
những khoái cảm thẩm mĩ và khả năng phổ cập, truyền bá của âm nhạc hết sức
rộng lớn.
Ở trường tôi hầu hết các em học sinh là con em gia đình nông nghiệp. Bố,
mẹ các em bận rộn với công việc làm ăn buôn bán nên ít có thời gian dành cho
con cái; không khuyến khích đầu tư cho con em học môn Âm nhạc mà phần lớn
các em tập trung cho môn chính Toán, Tiếng Anh.... nên phần nào bỏ qua, sao
nhãng môn Âm nhạc.
Mặt khác, khi xã hội ngày càng phát triển đã có rất nhiều dòng âm nhạc
mới xuất hiện đã phần nào tác động đến sở thích âm nhạc của các em, cũng có
một số em yêu thích môn học nhưng đại đa số học sinh cảm thấy nhàm chán và
thụ động, học sinh ít được hoạt động, ít được sinh hoạt tập thể nên khi đứng trên

sân khấu của trường hoặc trình bày trước lớp các em còn rụt rè, thiếu tự tin vì thời
lượng môn âm nhạc còn ít 1 tiết /tuần. Bên cạnh đó điều kiện cơ sở vật chất trang


thiết bị phục vụ cho việc dạy học môn âm nhạc còn thiếu thốn, phòng học chưa
phù hợp với đặc trưng bộ môn, chưa có phòng chức năng,máy chiếu phục vụ cho
việc dạy và học nên phần nào tác động rất lớn đến khả năng học tập và cảm thụ
âm nhạc của các em. Vì vậy giáo viên dạy học gặp nhiều rất nhiều khó khăn trong
việc dạy và học.
Vì những khó khăn trên nên tôi tìm hiểu và học hỏi đồng nghiệp để tích
hợp và vận dụng kiến thức của các bộ môn Lịch sử, Ngữ văn, Giáo dục công dân
vào giảng dạy phân môn Âm nhạc thường thức. Qua nội dung tích hợp:
- Học sinh được tìm hiểu về sự ra đời của ca khúc thông qua kiến thức về
môn Lịch sử.
- Những Video Clip, bài hát ca ngợi về những tấm gương hy sinh anh dũng
của các nhạc sĩ.
- Cho học sinh nghe, xem, thể hiện các ca khúc về cách mạng.
- Những hình ảnh nói về cuộc đời hoạt động cách mạng của nhạc sĩ hay
những tình cảm của nhạc sĩ đối với tuổi thơ.
- Sử dụng các bài hát ra đời trong kháng chiến chống thực dân Pháp (Bài
hát Hành quân xa của nhạc sĩ Đỗ Nhuận”.
- Bằng kiến thức môn Ngữ văn học sinh tìm hiểu và nêu tên một số bài thơ
ra đời trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp với bài “Hoan hô chiến sĩ
Điện Biên” (Trích)- Thơ Tố Hữu.
- Bằng kiến thức môn Lịch sử giúp học sinh biết đươc những tấm gương hy
sinh anh dũng vì tổ quốc.
+ Anh hùng Phan Đình Giót (1922 – 1954), anh đã hy sinh lấy thân mình
lấp lỗ châu mai.
+ Anh hùng Bế Văn Đàn (1931 – 1954) lấy vai làm giá súng.
- Học sinh biết cảm nhận về bài hát thông qua hiểu biết về môn Giáo dục

công dân.
- Cách thức tiến trình thực hiện biện pháp tích hợp kiến thức được
trình chiếu qua Slide:
*GV trình chiếu Slide 1:
- GV cho HS xem hình ảnh nhạc sĩ Hoàng vân và trả lời đó là hình ảnh của
nhạc sĩ nào?
- GV trình chiếu Slide 2:
III. Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát: “Hò kéo
pháo”.
1. Nhạc sĩ Hoàng Vân.
Nêu hiểu biết của HS về nhạc sĩ Hoàng Vân.
- GV thuyết trình và trình chiếu Slide 3.
- Tóm tắt tiểu sử và những bài hát tiêu biểu của nhạc sĩ Hoàng Vân.


- GV mở băng nhạc cho HS nghe và cảm nhận tính chất âm nhạc một số
bài bát tiêu biểu của nhạc sĩ.
* Danh hiệu Nhà nước phong tặng:
GV nêu câu hỏi và cho hs trình bày một số bài hát mà các em biết?
GV thuyết trình và nhấn mạnh về nhạc sĩ Hoàng Vân.
* Giáo viên trình chiếu Slide 4
Về một số hình ảnh các chiến sĩ đang kéo pháo vào trận địa ? Những hình
ảnh trên cho chúng ta biết điều gì?
* Giáo viên trình chiếu Slide 5 nội dung 2
2. Bài hát: “Hò kéo pháo”
* GV trình chiếu Slide 6:
- Mở băng nhạc cho hs nghe và cảm nhận bài hát.
- Hs nêu hoàn cảnh ra đời của bài hát.
* Giáo viên trình chiếu Slide 7 - 9
- Hình ảnh Bộ đội ta kéo pháo vào trận địa

- Anh hùng Tô vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo.
- Anh hùng Phan Đình Giót (1922 – 1954) đã hy sinh lấy thân mình lấp lỗ
Châu Mai.( 32 tuổi)
+ Anh hùng Bế Văn Đàn (1931 – 1954) lấy vai làm giá súng.(23 tuổi)
* Giáo viên trình chiếu Slide 10:
GV liên hệ kiến thức ngữ văn qua bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”
của nhà thơ Tố Hữu để nói lên khí thế sôi sục của quân và dân trong chiến thắng
Điện Biên Phủ 1954.
* Giáo viên trình chiếu Slide 11.
- Liên hệ nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát:Hành quân xa (Âm nhạc 7)
* Giáo viên trình chiếu Slide 12:
- GV đặt câu hỏi về kiến thức môn Giáo dục công dân:
- HS trả lời về cảm nhận của mình sau khi học xong bài hát “Hò kéo pháo”.
- HS thể hiện thái độ như thế nào để tỏ lòng biết ơn đến các anh hùng đã có
công với tổ quốc?
* Tích hợp QP và AN.
* GV trình chiếu Slide 13:
Gv hỏi về hiểu biết của HS về một số bài hát ra đời trong kháng chiến ?
* GV trình chiếu Slide 14: trò chơi đoán ô chữ.
- Đánh giá tiến trình thực hiện :
Sau một thời gian tìm tòi,học hỏi,nghiên cứu và thể nghiệm tại trường cho
khối học sinh lớp 8.Tôi thấy hầu hết học sinh có thái độ tích cực và yêu thích học
âm nhạc hơn,ham mê hơn và các e tự tin hơn khi thể hiện.
2,3 Sau khi vận dụng và đã đạt được kết quả như sau:
Kết quả năm học 2018 – 2019:


Lớp 8B (nhóm thực
nghiệm)


Lớp 8A (nhóm đối chứng)

Xếp loại

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

Hứng thú

23

82 %

25

89,2 %

Chưa hứng thú

5

18 %

3


10,8 %

Quả học kì I năm học 2019 – 2020 như sau:
Xếp loại

Lớp 8A (nhóm đối chứng)

Lớp 8B (nhóm thực nghiệm)

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

Hứng thú

31

83 %

35

95 %

Chưa hứng
thú


5

17 %

2

0,5 %

3. Kế hoạch áp dụng biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy
trong thời gian tới.
Qua quá trình nghiên cứu và thể nghiệm tôi nhận thấy rõ biện pháp tích
hợp này đã tạo được hứng thú học tập cho học sinh và tôi đã vận dụng trong năm
học 2018 -2019;2019 – 2020 tại trường THCS Minh Lương và nhân rộng cho
trường bạn đó là trường THCS Quỳnh nghĩa và Trường THCS Tiến Thủy.
Với những kết quả đạt được sau khi vận dụng ,tôi hy vọng sẽ góp phần vào
việc nâng cao chất lượng dạy học Âm nhạc nói riêng và nâng cao chất lượng dạy
của nhà trường nói chung.
GIÁO VIÊN DỰ THI

Đinh Thị Thúy Ngân

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG


PHÒNG GD&ĐT QUỲNH LƯU

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS QUỲNH BẢNG


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quỳnh Bảng, ngày 08 tháng 02 năm 2020

BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
Họ tên: Hồ Thị Ánh
Đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Quỳnh Bảng
Chức vụ hiện giữ: Giáo viên
Môn dự thi: Âm Nhạc
SBD: ………...
1. Sơ lược về nhiệm vụ và thành tích cá nhân
- Nhiệm vụ giảng dạy được phân công trong năm học 2019-2020: Giảng dạy Âm
Nhạc khối 6 – 7 – 8 – 9.
- Thành tích đã được trong thời gian qua: Giáo viên giỏi trường.
2. Biện pháp và kết quả áp dụng biện pháp để nâng cao chất lượng công tác
giảng dạy
2.1. Tên biện pháp: BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
PHÂN MÔN NHẠC LÍ TẠI TRƯỜNG THCS QUỲNH BẢNG
2.2. Nội dung biện pháp:
- Thực trạng trước khi tiến hành áp dụng biện pháp: Trong bộ môn âm nhạc ở bậc
THCS được chia làm ba phân môn: Học hát, Tập đọc nhạc – nhạc lí và Âm nhạc
thường thức, thì phân môn dạy Tập đọc nhạc – nhạc lí là nội dung khó để mà dẫn
dắt, truyền tải cho học sinh một cách dễ hiểu nhất đặc biệt là khi dạy nhạc lí.
Nhạc lí là nội dung tương đối khó dạy, vì học sinh không được học thường
xuyên, trong khi thời gian dạy trên lớp là rất ít. Trong nhạc lí, hầu hết các kiến
thức còn rất xa lạ, khó tiếp thu với các em. Nhiều em còn bỡ ngỡ khi tiếp xúc với
kiến thức này. Kiến thức dạy nhạc lí được trải đều ở bốn năm học, học sinh lại có
ít điều kiện vận dụng, liên kết kiến thức thành hệ thống, nên đây có thể xác định
là một nội dung tương đối khó.
- Cách thức tiến trình thực hiện biện pháp:



Để có thể đáp ứng được mục tiêu cũng như đạt được hiệu quả trong việc
giảng dạy một tiết học có phân môn dạy nhạc lí giáo viên cần phải nắm rõ một số
hoạt động cần thiết khi dạy nhạc lí như sau:
* Giới thiệu kiến thức
- Cũng giống như các phân môn khác (Học hát, Âm nhạc thường
thức, Tập đọc nhạc), muốn truyền đạt được kiến thức trước hết chúng ta cần
phải giới thiệu về nội dung đó đã. Có khá nhiều cách để chúng ta tiến hành
giới thiệu một nội dung dạy nhạc lí: có thể giới thiệu một cách trực tiếp, có
thể giới thiệu thông qua lời dẫn chuyển bước hoặc có thể dùng phương pháp
trực quan (nghe, nhìn) để giới thiệu một cách gián tiếp vào nội dung đó…
Ví dụ 1: Trong Tiết 19/ Âm nhạc 7 – Nhạc lí: Sơ lược về quãng.
Giáo viên có thể lấy kiến thức về “quãng” của môn Toán để liên hệ với
kiến thức về “quãng” của môn âm nhạc. Giáo viên có thể sử dụng phương
pháp đặt câu hỏi, hỏi các em về khoảng cách từ nhà đến trường, hoặc
khoảng cách giữa 2 vị trí nào đó được gọi là gì? Từ đó liên hệ với khoảng
cách giữa 2 âm thanh trong âm nhạc để giới thiệu kiến thức về quãng
chúng ta có thể sử dụng nhiều cách khác nữa, tuy nhiên dù giới thiệu
dưới hình thức nào đi chăng nữa thì chúng ta cần chú ý, lời giới thiệu phải
ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, có logic, có hệ thống với các nội dung khác, và
để đạt được mục đích cuối cùng là tạo sự tập trung chú ý của học sinh khi
bước vào nội dung học nhạc lí mới.
*. Minh hoạ kiến thức trên bản nhạc:
Đây là một hoạt động mà giáo viên khai thác được thực tế từ các kí
hiệu có sẵn trên các bản nhạc trong SGK, hoặc các bản nhạc khác có liên
quan đến bài học. Tổ chức được hoạt động này, giúp học sinh vừa có kiến
thức, vừa nắm bắt nhanh chóng dễ hiểu,vừa để các em thấy được sự gần gũi
của các kiến thức này trong thực tế.
Ví dụ 1: Trong tiết 28/ Âm nhạc 6(theo phân PPCT) - Nhạc lí: Những kí

hiệu thường gặp trong bản nhạc


+ Kiến thức mà các em cần nắm trong hoạt động nhạc lí này đó là
những kí hiệu thường gặp trong bản nhạc như: dấu nối, dấu luyến, dấu nhắc
lại, dấu quay lại và khung thay đổi. Những kí hiệu này đã được thể hiện rất
rõ ràng trong 2 bản nhạc của 2 hoạt động trước đó là: + Ôn tập bài hát: Tia
nắng hạt mưa, và bài TĐN số 8.
+ Sau khi các em đã được giới thiệu về các kí hiệu thương gặp trên
bản nhạc, giáo viên yêu cầu các em quan sát và nhận biết lại các kí hiệu mà
chúng ta đã gặp trong 2 bản nhạc trước đó. Giáo viên có thể sử dụng phương
pháp đặt câu hỏi như sau:
Trong bản nhạc bài hát có những kí hiệu nào thường gặp?
Tại sao bài hát này chúng ta phải hát 2 lần?
Tại sao câu nhạc cuối cùng chúng ta phải quay lại 3 lần?
Phân biệt kí hiệu vòng cung có trong bài, đâu là dấu nối và đâu là
dấu luyến?
Với những dạng câu hỏi như vậy, giáo viên sẽ với tư cách là người gợi mở,
vừa là củng cố lại kiến thức của các em khi học các kí hiệu thường gặp.
*. Minh hoạ kiến thức bằng âm thanh:
Đây là một hoạt động quan trọng trong việc dạy nhạc lí, giúp học
sinh không chỉ học lí thuyết suông mà còn được nghe âm thanh để hiểu rõ
hơn về khái niệm, vai trò, tác dụng của kiến thức nhạc lí. Điều quan trọng là
cần cho học sinh nghe gì để các em hiểu được bản chất của kiến thứchọc.
Ví dụ 1: Tiết 13/ Âm nhạc 7 – Nhạc lí: Cung và nửa cung – Dấu hoá.
+ Khi giới thiệu đến dấu hoá, giáo viên có thể đánh đàn cho học sinh
nghe cao độ của 3 nốt nhạc (Son bình, Son thăng, Son giáng)
+ Khi giáo viên cho học sinh nghe cả 3 âm như vậy, các em có thể phân biệt
được rõ hơn về các cao độ.
Như vậy, hoạt động minh hoạ kiến thức bằng âm thanh trong quá trình dạy

nhạc lí là một hoạt động cần thiết và không thể thiếu được, nó giúp cho học
sinh hứng thú hơn trong học tập, nắm bắt nhanh hơn những lý thuyết suông


đồng thời giúp cho giáo viên có thể tạo được sự hứng khởi, sôi nổi trong lớp
học.
* Củng cố:
Trong hoạt động này, giáo viên có thể cho học sinh thực hiện từ 1 đến 2 bài
tập nhạc lí đơn giản hoặc yêu cầu các em nhắc lại kiến thức đã được học.
Tuỳ vào thời gian dạy học và năng lực của học sinh, giáo viên có thể
đưa ra một số dạng bài tập củng cố. Ví dụ một số dạng bài như sau:
+ Tiết 20/ Âm nhạc 8 – Nhạc lí: Nhịp 6/8
Giáo viên có thể cho học sinh hiểu rõ về số phách có trong một nhịp 6/8
bằng dạng bài tập như sau:
BT: Chọn hình nốt thích hợp để điền vào chỗ trống: (vd minh họa)
- Đánh giá cách thức tiến trình thực hiện biện pháp: khi dạy nhạc lí giáo
viên không nên khai thác sâu, mở rộng kiến thức mà chủ yếu cho các em
công nhận, không cần lí giải phức tạp, chỉ cần giúp cho học sinh có khái
niệm ban đầu và biết sử dụng thuật ngữ khi tiếp cận với hiện tượng cụ thể
trong bản nhạc.
2.3. Kết quả, hiệu quả của biện pháp trong việc nâng cao chất lượng công
tác giảng dạy ở cơ sở: - Trong quá trình giảng dạy, với việc tổ chức áp dụng
một số biện pháp khi dạy nhạc lí như trên, tôi nhận thấy rằng các em có sự
chuyển biến và tiến bộ rõ rệt qua từng năm học, các em đã có được sự hào
hứng hơn trong việc tiếp thu các kiến thức nhạc lí, hiểu được sâu sắc hơn
đồng thời biết áp dụng để làm bài tập nhạc lí.
GIÁO VIÊN DỰ THI

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG



PHÒNG GD&ĐT QUỲNH LƯU

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS QUỲNH CHÂU.

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quỳnh châu,ngày 06 tháng 02 năm 2020

BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
(Kỳ thi GVDG huyện cấp THCS chu kỳ 2019-2021)
Họ tên: Nguyễn Thị Giang
Đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Quỳnh Châu.
Chức vụ hiện giữ: Giáo viên
Môn dự thi: Âm nhạc
SBD: ………...
1. Sơ lược về nhiệm vụ và thành tích cá nhân
- Nhiệm vụ giảng dạy được phân công trong năm học 2019-2020: Dạy Âm nhạc
khối 6,7,8,9.
- Thành tích đã được trong thời gian qua (chỉ nêu thành tích đã được được trong
hoạt động chuyên môn) : Giáo viên dạy giỏi cấp huyện chu kỳ 2015-2017; 20172019.
2. Biện pháp và kết quả áp dụng biện pháp để nâng cao chất lượng công tác
giảng dạy.
2.1. Tên biện pháp: Chỉnh sửa video bằng phần mềm Avidemux để lồng phim tài
liệu vào phân môn Âm nhạc thường thức.
2.2. Nội dung biện pháp:
- Thực trạng trước khi áp dụng biện pháp: Bộ môn Âm nhạc ở trường THCS bao
gồm các nội dung như; học hát, nhạc lý- Tập đọc nhạc và Âm nhạc thường thức.

Trong đó phân môn Âm nhạc thường thức là nội dung tương đối khó để thu hút
sự chú ý của học sinh, nếu giáo viên không tự học ,tự tìm tòi các phương pháp thì
nội dung rất nghèo nàn về kiến thức, đơn giản chỉ là vài dòng giới thiệu về tác
giả, bức chân dung và năm sáng tác cùng với một số tác phẩm tiêu biểu.Trong khi
môn Âm nhạc chỉ được xem là môn phụ ở trường THCS ,vậy thì buộc giáo viên
phải tìm những biện pháp phù hợp để học sinh thấy thích thú với môn học,đặc
biệt là phân môn Âm nhạc thường thức.
Làm sao để học sinh có ấn tượng sâu sắc về nhạc sĩ và các tác phẩm âm nhạc có ý
nghĩa lịch sử, mà không phải cứ ngồi nghe thuyết trình một cách cứng nhắc.
Ngày nay, khoa học công nghệ phát triển, việc sử dụng công nghệ thông tin phục
vụ quá trình giảng dạy là rất cần thiết. Điều đó đã hỗ trợ một cách đắc lực cho


giáo viên và thu hút sự chú ý của học sinh giúp giờ học trở nên sinh động, đặc
biệt là với môn Âm nhạc. Có rất nhiều phần mềm hỗ trợ quá trình soạn giảng của
giáo viên , đó là các phần mềm chép nhạc , Cài nhạc nền, cắt tiếng, Tạo Karaoke
hay phần mềm cắt ghép chỉnh sửa video...
Trước khi biết đến phần mềm Avidemux thì việc sử dụng, lồng ghép video trong
giảng dạy gặp rất nhiều khó khăn vì hầu hết các phần mềm như : Camtasia
Studio,Boilsoft VideoJoiner, Xilisoft Video Cutteer hay phần mềm Alon Video
Joiner….Đều sử dụng rất phức tạp, nếu giáo viên không thành thảo về công nghệ
thông tin sẽ rất khó khi sử dụng. Vì vậy việc cắt ghép, chỉnh sửa một Video để
lồng vào tiết dạy thật sự mất rất nhiều thời gian. Trước đây dù giáo viên đã sử
dụng công nghệ thông tin vào trong giờ học, dù học sinh vẫn được tìm hiểu về
kiến thức ở sách giáo khoa nhưng tư liệu được đưa vào chủ yếu là tranh ảnh, hoặc
lồng ghép các video không được như ý muốn của giáo viên. Vì vậy giờ học vẫn
chưa được hiệu quả cao, học sinh chưa thật sự thích thú.
Với phần mềm Avidemux việc chỉnh sửa video để lồng ghép vào bài giảng trở
nên dễ dàng hơn, giờ học sinh động thu hút sự chú ý của học sinh nhiều hơn,. Áp
dụng vào nhiều tiết dạy khác nhau ,giáo viên có thể chỉnh sửa ,căt ghép tùy theo ý

tưởng của mình. Đây được xem là biện pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy
phân môn Âm nhạc thường thức.
VD khi dạy phần Âm nhạc thường thứ về Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và bài hát
Biết ơn Võ Thị Sáu ( Tiết 21 – Âm nhạc 8) . Giáo viên ghép video một số ca khúc
của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và trình chiếu, giúp học sinh hình dung về quá
trình sáng tác của nhạc sĩ. Hay phần giới thiệu bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu, học
sinh được xem đoạn trích về quá trình hoạt động của chị Sáu và vì sao chị bị bắt.
Thực hiện tương tự với phần giới thiệu nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và bài hát Lên
đàng ( Âm nhạc 6 tiết 11)
Tương tự với nhiều tiết học khác ở tất cả các khối lớp Học sinh sẽ hiểu về nội
dung bài hát và từ đó việc tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh và tich hợp Quốc
phòng an ninh sẽ trở nên có ý nghĩa hơn.
Ưu điểm của phần mềm Avidemux là cắt ghép video nhanh chóng, đơn giản và
rất dễ sử dụng.
- Cách thức tiến trình thực hiện biện pháp:
Các bước thực hiện:
1. Tải các video muốn sử dụng về máy tính.
2. Tải Avidemux và cài đặt trên máy tính.
Bước 1: Từ giao diện của Avidemux . Vào File - > Open - > Chon File định cắt > Mở video - > Chọn A hoặc B để đánh dấu- > Edit -> Cut - >Save.
Bước 2: Ghép các video đã cắt tạo thành video mới theo ý tưởng của giáo viên:
Vào Avidemux -> File ->Open- >chọn video đã cắt -> vào File -> chọn Append
-> save.
Bước 3: Cài video đã chỉnh sửa vào Slides.


Mở Slides có nội dung phù hợp -> Bôi đen vị trí thuận lợi nhất -> Insert ->
Hyperlink ->chọn video-> ok.
Khi ghép nối video thành công giáo viên sẽ cài vào bài giảng của mình và trình
chiếu .
- Đánh giá cách thức tiến trình thực hiện biện pháp : Trong quá trình giảng

dạy,việc chỉnh sửa video bằng phần mềm Avidemux để lồng phim tài liệu vào
phân môn Âm nhạc thường thức đã đem lại hiệu quả rất tốt cho giờ học, tạo sự
hấp dẫn cho học sinh và thu hút sự chú ý,tìm tòi của các em. Khi được xem
những thước phim tư liệu về lịch sử, về các nhạc sĩ trong nước và trên thế giới sẽ
giúp các em mở rộng tầm hiểu biết. Được nghe, được xem các video biểu diễn
của những nghệ sĩ lớn sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc về giai điệu, ca từ và
khắc sâu ý nghĩa của tác phẩm.
2.3. Kết quả, hiệu quả của biện pháp trong việc nâng cao chất lượng công tác
giảng dạy ở cơ sở:
Khi giáo viên sử dụng phần mềm Avidemux trong việc chỉnh sửa lồng ghép video
vào tiết Âm nhạc thường thức đã góp phần tích cực vào sự phát triển tư duy của
học sinh. Học sinh được học, tự tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của các nhạc sĩ
thông qua hình ảnh trình chiếu.
Bản thân tôi đã áp dụng biện pháp này tại trường THCS Quỳnh châu từ năm học
2017- 2018 và thật sự đã gây được cảm hứng cho học sinh, giúp các em ghi nhớ
nội dung thông qua hình ảnh mà không cần máy móc đọc thuộc theo sách giáo
khoa
3. Kế hoạch cải tiến, phát triển biện pháp để nâng cao chất lượng công tác
giảng dạy trong thời gian tới (nếu có)
Tôi đã và đang tiếp tục vận dụng phần mềm chỉnh sửa video Avidemux để lồng
vào nhiều tiết dạy khác nhau ở tất cả các khối lớp, và tất cả các phân môn của
môn Âm nhạc ở trường THCS Quỳnh châu. Bên cạnh đó , thông qua các buổi
sinh hoạt liên trường sẽ hướng dẫn đồng nghiệp cùng chuyên môn cách sử dụng
phần mềm để phát triển kỹ năng công nghệ thông tin và ngày càng cos điều kiện
phát triển về chuyên môn.
GIÁO VIÊN DỰ THI

Nguyễn Thị Giang
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG



…………………………..
PHÒNG GD&ĐT QUỲNH LƯU

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS QUỲNH HẬU

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quỳnh Lưu, ngày 05 tháng 02 năm 2020

BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
(Phục vụ kỳ thi GVDG huyện cấp THCS chu kỳ 2019-2021)
Họ tên: Nguyễn Thị Tuyết
Đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Quỳnh Hậu
Chức vụ hiện giữ: Giáo viên
Môn dự thi: Âm nhạc
SBD: ………...
1. Sơ lược về nhiệm vụ và thành tích cá nhân
- Nhiệm vụ giảng dạy được phân công trong năm học 2019-2020: Giảng dạy môn
âm nhạc khối 6,7,8 và 9
- Thành tích đã được trong thời gian qua (chỉ nêu thành tích đã được được trong
hoạt động chuyên môn) :
- GVDG cấp huyện chu kỳ 2017- 2019
- Xếp loại chuyên môn: Tốt
- Sáng kiến kinh nghiệm bậc 3 năm học 2018- 2019
- GVDG cấp trường năm học 2019- 2020
2. Biện pháp và kết quả áp dụng biện pháp để nâng cao chất lượng công tác
giảng dạy

2.1. Tên biện pháp: Một số biện pháp giúp học sinh nhớ tên nốt, vị trí nốt nhạc
trên khuông nhạc để học tốt phân môn tập đọc nhạc lớp 6 theo định hướng
phát triển năng lực
2.2. Nội dung biện pháp:
- Thực trạng trước khi tiến hành áp dụng biện pháp:
+ Học sinh mới được chuyển từ cấp tiểu học lên cấp THCS nên các em còn chưa
nhớ vị trí và tên nốt nhạc trên khuông; phương pháp học
+ HS còn thiếu SGK; Không chuẩn bị bài khi đến lớp
+ Phụ huynh chưa quan tâm đến bộ môn, còn xen là môn phụ


Kết quả khảo sát học sinh đầu I năm học 2019 – 2020:
Lớp

Số

HS nhận biết vị trí, nốt

HS chưa nhận biết vị trí nốt nhạc

H

nhạc trên khuông/ tỉ lệ

trên khuông/ tỉ lệ

6A

42


22 HS = 57,2%

20 HS = 42,8%

6B

38

13 HS = 34,2 %

25 HS = 65,8 %

6C

40

18 HS = 45 %

22 em HS = 55 %

- Cách thức tiến trình thực hiện biện pháp: Để học sinh học tốt phân môn Tập đọc
nhạc thì học sinh phải nhớ tên nốt, vị trí nốt nhạc và cao độ của nốt nhạc. Nếu
giải quyết được những vướng mắc trên thì phân môn tập đọc nhạc sẽ đạt hiệu quả
cao. Các hình thức tiến trình thực hiện biện pháp:
+ Biện pháp giúp học sinh nhớ tên nốt, vị trí nốt nhạc trên khuông: Ở tiết 3 âm
nhạc 6 giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhớ và phân biệt rõ khe dòng của
khuông nhạc từ đó các em sẽ nắm vững vị trí nốt nhạc
GV hướng dẫn học sinh nhớ vị trí nốt nhạc trên khuông bằng trực quan
khuông nhạc “Bàn tay” và qua bài thơ Khuông nhạc bàn tay
Thường xuyên đọc chính tả cho HS chép nhạc( GV quy định cách viết vị trí

nốt nhạc Đồ - Đố)
Chuẩn bị các bài tập đọc nhạc bằng bảng phụ hoặc soạn trình chiếu bài tập
đọc nhạc. Chỉ định HS đọc tên nốt nhạc trước khi học bài tập đọc nhạc ; HS chỉ
bài TĐN cho HS đọc
+ Biện pháp luyện tập tiết tấu: Để HS có thể tự thể hiện hình tiết tấu GV cần
hướng dẫn học sinh nắm vững các loại hinh nốt. Trước khi bài tập đọc nhạc
hướng dẫn học sinh thực hiện như sau:
Hướng dẫn học sinh tập đọc bằng tên hình nốt( Đen, đơn, trắng ...)
Hướng dẫn học sinh đọc tên nốt kết hợp vỗ tay hình tiết tấu
Hướng dẫn học sinh vỗ tay hình tiết tấu đó
Kiểm tra học sinh thực hiện bằng các hình thức: Tập thể, nhóm, cá nhân
+ Biện pháp luyện cao độ: Trước mỗi bài TĐN giáo viên chọn cách luyện cao độ
phù hợp với bài tập đọc nhạc
Hướng dẫn học sinh nhớ cao độ nốt nhạc( ví dụ: Đồ - Đố,...)
Hướng dẫn HS đọc chính xác thang 7 âm, âm chủ Đô
Thang 5 âm, âm chủ Đô


Tùy từng bài mà giáo viên hướng dẫn học sinh luyện cao độ phù hợp
+ Hướng dẫn học sinh đặt lời mới cho bài tập đọc nhạc: Để học sinh có thể đặt lời
mới cho bài tập đọc nhạc thì học sinh phải đọc chính xác, thành thạo bài TĐN.
GV hướng dẫn học sinh đặt lời mới cho bài TĐN như sau:
Lựa chọn chủ đề
Chọn ca từ phù hợp dấu thanh với nốt nhạc
Hát thử và chỉnh sửa cho phù hợp
+ Hướng dẫn học sinh gõ đệm( Vỗ tay đệm): Theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu
Hướng dẫn học sinh nắm vững gõ đệm theo nhịp ( Gõ vào phách mạnh)
Gõ đệm theo phách( Gõ đệm phân biệt phách mạnh, phách nhẹ)
Gõ đệm theo TT(đọc nốt nào gõ nốt đó)
- Đánh giá cách thức tiến trình thực hiện biện pháp: Sau khi thực hiện các biện

pháp trên thì học đã chủ động, tích cực, sáng tạo, tự tin học tốt phân môn TĐN
lớp 6 theo định hướng phát triển năng lực
2.3. Kết quả, hiệu quả của biện pháp trong việc nâng cao chất lượng công tác
giảng dạy ở cơ sở:
Kết quả đã đạt được học kì I năm học 2019 – 2020:
Lớp

Số

HS nhận biết vị trí, nốt

HS chưa nhận biết vị trí nốt nhạc

H

nhạc trên khuông/ tỉ lệ

trên khuông/ tỉ lệ

6A

42

34 HS = 81%

8 HS = 19%

6B

38


23 HS = 60,5%

15 HS = 39,5 %

6C

40

24 HS = 57,,5%

16 em HS = 42,5%

3. Kế hoạch cải tiến, phát triển biện pháp để nâng cao chất lượng công tác
giảng dạy trong thời gian tới (nếu có)
- Trong thời gian tới tôi tiếp tục vận dụng các biện pháp vào công tác giảng dạy
đồng thời điều chỉnh các biện pháp cho phù hợp với đối tượng học sinh.
GIÁO VIÊN DỰ THI

Nguyễn Thị Tuyết
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

PHÒNG GD&ĐT QUỲNH LƯU

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS QUỲNH HƯNG

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Quỳnh Hưng, ngày 05 tháng 02 năm 2020
BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
(Phục vụ kỳ thi GVDG huyện cấp THCS chu kỳ 2019-2021)
Họ tên: Lê Tiến Mạnh
Đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Quỳnh Hưng
Chức vụ hiện giữ: Giáo viên
Môn dự thi: Âm nhạc

SBD: ………...

1. Sơ lược về nhiệm vụ và thành tích cá nhân
- Nhiệm vụ giảng dạy được phân công trong năm học 2019-2020:
+ Giảng dạy âm nhạc 6,7,8,9
+ Kiêm nhiệm văn nghệ
+ Giảng dạy môn GDCD khối 6,7 (học kì 1)
+ Chủ nhiệm lớp 6A (học kì 2)
- Thành tích đã được trong thời gian qua
+ Giáo viên giỏi trường năm học 2018-2019
+ Giáo viên giỏi huyện chu kỳ 2015 - 2017
2. Biện pháp và kết quả áp dụng biện pháp để nâng cao chất lượng
công tác giảng dạy
2.1. Tên biện pháp: :
“Tổ chức hội diễn dân ca trong tiết kiểm tra môn âm nhạc THCS khối lớp
6, lớp 7 và lớp 8”
2.2. Nội dung biện pháp:
- Thực trạng trước khi tiến hành áp dụng biện pháp:
Môn học âm nhạc đã được đưa vào chương trình THCS đã hai mươi năm
nay. Đại đa số các em học sinh khối THCS đều hứng thú và yêu thích mỗi tuần

khi đến tiết học môn âm nhạc.
Tuy nhiên, để thực hiện theo chương trình hiện đã được đưa vào giảng dạy
gần 20 năm cũng đã không thiếu những bất cập với thực tế khi thời đại công nghệ
4.0 đã và đang nhân rộng trên toàn cầu. Âm nhạc nói chung của các nước phát
triển đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của âm nhạc Việt Nam. Các
phương tiện giải trí, mạng xã hội, cổng thông tin điện tử, các trang web âm nhạc


xuất hiện tràn lan và không cần mất phí, bất cứ ai sở hữu một chiếc smartphone
(điện thoại thông minh) đều có thể nghe online hoặc download về máy để thưởng
thức.
Chính sự dễ dàng của công nghệ đã khiến cho giới trẻ, đặc biệt là các em
học sinh từ bậc tiểu học cho đến THPT đều có thể tiếp cận rất nhiều thể loại âm
nhạc, video ca nhạc không chính thống. Các loại nhạc chế với những hình ảnh, ca
từ có thể rất phản cảm được các em đón nhận và hồn nhiên ca hát mà không có
bất kỳ ý kiến nào từ người thân, phụ huynh và thậm chí nhiều thầy cô giáo cũng ít
quan tâm đến vấn đề này.
Đặc biệt trong năm 2019, những hiện tượng youtube, một kênh video lớn
nhất toàn cầu rất phát triển, điều đó ảnh hưởng tới lớp trẻ rất nhiều, nhất là các em
học sinh đang thiếu một sân chơi để tìm lại những đam mê cho riêng mình.
Những bài dân ca đối với đại đa số học sinh không hề biết tới ngoài những bài hát
trong chương trình nhà trường. Những hoạt động vận động cơ thể như thể dục thể
thao, múa, hát đang xa dần với các em, thay vào đó là những trò chơi như làm
theo video trên mạng xã hội, youtube.
Môn học âm nhạc với những bài hát thiếu nhi truyền thống rất hay và ý
nghĩa trong quá trình giảng dạy của mình tôi nhận thấy rất nhiều em yêu thích
những bài hát này. Một phần hai số học sinh cảm thấy đó là những bài hát “nhàm
chán, nhạc dân ca nghe chỉ muốn buồn ngủ…”. Đó là những lời than vãn tôi
thường nghe ở những em học sinh phát triển nhanh hơn các bạn khác. Nhưng có
một thực tế nếu các giáo viên đang giảng dạy môn âm nhạc đều nhận thấy là học

sinh giờ đây, nhờ tiếp xúc nhiều với âm nhạc đương đại, âm nhạc hiện đại đã tiến
bộ rất nhiều về tiết tấu và tư duy âm nhạc. Chính vì vậy, đôi lúc chỉ nghe bài hát
mẫu, các em đã có thể nhẩm và hát được sau vài lần nghe bài hát mẫu.
- Cách thức tiến trình thực hiện biện pháp:
Từ thực tế đó, cùng các đồng nghiệp trên cả nước, các bạn bè cùng
giảng dạy môn âm nhạc, là giáo viên đầu tiên ở Quỳnh Lưu, Nghệ An, tôi đã
mạnh dạn thực hiện biện pháp tổ chức cho các em những cuộc thi văn nghệ nhỏ
trong tiết kiểm tra định kỳ như kiểm tra 1 tiết và kiểm tra học kỳ môn âm nhạc
khối 6, khối 7 và khối 8.
Trong lớp học âm nhạc giờ đây đã được nhà trường quan tâm và khang
trang hơn về cơ sở vật chất như: máy tính, máy chiếu. Chính điều đó càng dễ
dàng hơn cho những hoạt động dạy và học môn âm nhạc của thầy và trò.
Năm học 2018-2019 và học kì 1 năm học 2019 – 2020 vừa qua, tôi đã bố
trí bàn học trong lớp học âm nhạc theo mô hình trực quan, học sinh và giáo viên
được ngồi dạy và học theo hướng thân thiện với cách xếp bàn ghế hình chữ “U”
và để lại một khoảng trống lớn ở giữa lớp, vừa làm các em cảm thấy bình đẳng


giữa thầy và trò, vừa tạo một không gian thoáng cho phòng học, các em không
ngồi khuất nhau và mỗi học sinh đều tham gia các hoạt động đều được các bạn
trong lớp, được thầy cùng diện kiến. Điều quan trọng nhất với cách xếp bàn ghế
đó là mục đích để một “sân khấu” cho các em trình bày các tiết mục văn nghệ
mỗi khi đến tiết kiểm tra múa hát.
Các tiết kiểm tra 1 tiết với chủ đề “thi văn nghệ em yêu dân ca” tôi đã thực
hiện đều chọn những bài dân ca ngắn, dễ thuộc để các em không cảm thấy áp lực
về thời gian và dài quá khi các em biên đạo những động tác vận động hay múa
hát. Ví dụ ở lớp 6, tiết kiểm tra đầu tiên ở tiết 9 phân phối chương trình, tôi cho
các em chọn bài “Vui bước trên đường xa” dân ca Nam Bộ. Kiểm tra học kì 1, tôi
cho các em chọn bài “Đi cấy” dân ca Thanh Hóa để làm bài thi văn nghệ hát múa
cho tổ của mình. Tương tự, ở lớp 7, tiết kiểm tra định kì học kì 1 tôi cho các em

chọn bài thi múa hát là bài : “Lí cây đa” dân ca quan họ Bắc Ninh.
- Đánh giá cách thức tiến trình thực hiện biện pháp:
Biện pháp: “Tổ chức hội diễn dân ca trong tiết kiểm tra môn âm nhạc
THCS khối lớp 6, 7, 8” với cách thức như trên, tôi nhận thấy rất hợp lí và mong
muốn được nhân rộng hơn nữa ở một số điểm trường khác cũng như chia sẻ cho
các đồng nghiệp của mình, nhất là đồng nghiệp chuyên môn âm nhạc.
Về thực tế để thực hiện biện pháp này, có những lí do rất nhạy cảm và thực
tế mang lại mà chính giáo viên giảng dạy phải nắm rõ tâm lí của học sinh để kiên
quyết cho biện pháp của mình phải được thực hiện. Khi đã thực hiện được biện
pháp, kết quả bất ngờ mang lại sẽ làm giáo viên cảm thấy thực sự hạnh phúc khi
các em học sinh vẫn rất yêu âm nhạc và môn học âm nhạc, môn học mà chính các
em và gia đình đã nói với chính cá nhân tôi: “môn nhạc là môn phụ…”
Một điều cần lưu ý trong cách thức này, đó là giáo viên cần nghiêm túc
trong việc nền nếp của học sinh. Khi xếp chỗ ngồi, giáo viên có thể yêu cầu các
em ngồi như trên lớp nhưng các bàn được đánh số, hoặc giáo viên in một sơ đồ
trên góc lớp để các em nhìn và thực hiện. Ở mỗi địa phương giáo viên cần linh
hoạt có những biện pháp riêng để răn đe, nhưng quan trọng nhất vẫn là sự nghiêm
túc của giáo viên, việc nền nếp của học sinh phải đồng nhất trong toàn trường.
Giáo viên cần hòa nhã, cởi mở và vui vẻ với học sinh, dùng nhiều phương pháp
sư phạm và giáo dục tâm lý lứa tuổi để uốn nắn các em bởi độ tuổi học sinh
THCS là độ tuổi đang phát triển và hình thành nhân cách.
2.3. Kết quả, hiệu quả của biện pháp trong việc nâng cao chất lượng
công tác giảng dạy ở cơ sở:
Qua một năm thực hiện biện pháp trên, bản thân tôi nhận thấy học sinh của
mình thực sự đã quan tâm hơn tới môn học âm nhạc, không còn xem nhẹ và vẫn
nói âm nhạc là môn học phụ nữa, chính giáo viên cũng cần nhận thức đúng rằng:


3 môn Thể - Nhạc _ Mỹ thuật nếu không vượt qua, tức là các em chưa hoàn thiện
được ba mặt của 4 tiêu chí rèn luyện hoàn thiện con người : “Đức – Trí – Thể Mỹ” mà các nhà khoa học đã chứng minh. Chính vì thế, các em cần hiểu không

thể xem nhẹ bất kì một môn học nào.
Điều tuyệt vời nhất mà tôi nghe được ở các giáo viên khác, đó là “thầy làm
gì mà học trò rất lo lắng như sắp thi văn nghệ”. Các em đoàn kết hơn, có tinh thần
tập thể hơn, có trách nhiệm thủ lĩnh để kêu gọi bạn, tập cho bạn. Thật vui khi các
em vui hơn khi tới lớp, đến trường, để hứng thú hơn với các giờ học bộ môn
khác…
3. Kế hoạch cải tiến, phát triển biện pháp để nâng cao chất lượng công
tác giảng dạy trong thời gian tới (nếu có)
Trong thời gian tới, bản thân tôi có rất nhiều ý tưởng mong muốn thực hiện
trong cách giảng dạy của mình để làm sao hoc sinh của mình thực sự hứng thú
hơn với môn âm nhạc, yêu môn âm nhạc nói chung và dân ca nói riêng. Tôi hy
vọng điều kiện cơ sở vật chất sẽ được nâng cao hơn nữa, các thiết bị hỗ trợ cho
việc dạy và học sẽ hiện đại hơn để hướng tới cho người học, để bắt kịp thời đại
công nghệ đang phát triển.
Một phòng học âm nhạc cần có thêm diện tích so với lớp học thông thường
để bố trí thêm cơ sở vật chất như thiết bị dạy học, bố tró bàn ghế thoáng đãng,
rộng rãi để có diện tích cho các động tác vận động của học sinh. Về lâu dài, có thể
sẽ cần có thêm trang thiết bị như Micro, âm thanh để biểu diễn cho thầy và trò, hệ
thống camera giám sát hoạt động dạy và học cũng là để quay lại những thước
phim khi các em biểu diễn.
Trên đây là bản báo cáo biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy mà tôi đã
và đang thực hiện tại trường THCS Quỳnh Hưng, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Tôi hy
vọng thời gian tới biện pháp vẫn sẽ phát huy hiệu quả và giúp học sinh thêm yêu
môn học này cũng như yêu dân ca Việt Nam nói chung và dân ca Nghệ An nói
riêng.
Xin chân thành cảm ơn quý giám khảo đã lắng nghe về biện pháp của tôi.
GIÁO VIÊN DỰ THI
Lê Tiến Mạnh




×