Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG đội NGŨ GIÁO VIÊN TRONG các TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471 KB, 8 trang )

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY

Th.s Nông Tuấn Vinh
Trường Cao đẳng Cộng đồng Lai Châu
Tóm tắt
Trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước ông cha ta đã xác định “Hiền tài
là nguyên khí quốc gia”. Một quốc gia, một dân tộc muốn hưng thịnh và phát triển
phải có “nhân tài”. Nhân tài là những người đứng mũi chịu sào, là người chèo lái con
thuyền trên đại dương mênh mông rộng lớn, vượt qua mọi phong ba bão táp để có thể
đến được với bến bờ. Nhận thức được điều đó Đảng và Nhà nước ta đã xác định “Cùng
với khoa học và công nghệ giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Để có thể xứng đáng với
vị trí, vai trò mà Đảng, Nhà nước ta xác định, tạo ra được nguồn nhân lực chất lượng
cao và tiến kịp với xu hướng hội nhập toàn cầu cần có một số biện pháp nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên trong các trường phổ thông hiện nay như sau:
Abstract
In the process of building and defending the country our forefathers determined
" Natural gas is currently the country " . One nation , one people want prosperity and
development have " talent " . Talents are the scapegoats , who steered the boat on a
large ocean , overcome a storm to be able to reach the shore . Aware that the Party and
State have identified " Along with science and technology education is a top national
policy ." To be worthy of the position and role that the Party and State to identify,
create high-quality workforce and keep pace with the trend of global integration
requyres a number of measures to improve the quality of the team teachers in schools
today as follows:
1. Biện pháp 1: Có cơ chế đãi ngộ, thu hút những học sinh giỏi, xuất sắc
vào học trong các trường sư phạm
* Mục tiêu của biện pháp:
Nhằm thu hút được những học sinh giỏi, xuất sắc vào học trong các trường sư


phạm vì muốn có được đội ngũ giáo viên giỏi thì phải có được nguồn tuyển “đầu vào”

651


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

tốt. Góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo trong tương lai và mục tiêu đào
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
* Điều kiện để thực hiện giải pháp:
- Có cơ chế đãi ngộ hợp lí đối với giáo viên công tác trong ngành giáo dục và
đào tạo.
- Đội ngũ nhà giáo, gia đình và các trường sư phạm cần tư vấn, định hướng
nghề nghiệp tốt cho học sinh THPT để các em lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp với
năng lực, sở trường và đặc biệt là có khả năng xin được việc làm sau khi tốt nghiệp.
- Học sinh có ước mơ, lí tưởng, hoài bão được trở thành thầy cô giáo trong
tương lai.
- Các trường sư phạm phải thực sự là “môi trường văn hóa” cho các em học tập,
nghiên cứu và rèn luyện.
- Xóa bỏ các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục và đào tạo cũng như trong quá
trình thi tuyển viên chức để tạo ra một sân chơi công bằng, lành mạnh.
- Nhà trường phải lấy “mục tiêu, lấy chất lượng của người học là xứ mệnh tồn
tại của nhà trường”
* Cách thức thực hiện:
- Bộ giáo dục và đào tạo cần phải có những quyết sách ưu đãi, đãi ngộ đặc biệt
đối với những “nhân tài” trong ngành giáo dục và đào tạo.
- Các trường sư phạm hàng năm đến mùa tuyển sinh cần đến các trường THPT
làm tốt công tác tư vấn, định hướng nghề nghiệp…để thu hút học sinh giỏi “đầu quân”

vào các trường sư phạm.
- Quan tâm đến quá trình giáo dục và đào tạo của nhà trường để không ngừng
nâng cao thương hiệu của nhà trường để qua đó thu hút được những học sinh giỏi vào
học tại trường.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện và đưa ra xử lí
những sai phạm, những tiêu cực trong quá trình giáo dục và đào tạo cũng như trong
công tác thi tuyển viên chức, đem lại niềm tin cho học sinh và quần chúng nhân dân.
- Tất cả thành viên nhà trường phải nhận thức rõ, đầy đủ được trách nhiệm và
nghĩa vụ của mình với nhà trường, với người học và với xã hội để không ngừng học
tập, rèn luyện và hoàn thiện bản thân qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và
đào tạo của nhà trường.

652


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

- Đề xuất sinh viên sư phạm khi tốt nghiệp được ưu tiên, tạo điều kiện làm việc
và mức lương, phụ cấp như sinh viên các trường quân đội, công an .
2. Biện pháp 2: Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức
kiểm tra, đánh giá trong quá trình giáo dục và đào tạo tại các trường sư phạm
* Mục tiêu của biện pháp:
Giáo dục trong các trường sư phạm phải luôn bám sát thực tiễn giáo dục tránh
hiện tượng giáo dục xa rời thực tiễn. Giáo dục phản ảnh đúng thực tiễn xã hội, phải
đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, quốc tế cũng như mỗi
địa phương.
* Điều kiện để thực hiện biện pháp:
- Bộ giáo dục và đào tạo cho phép các trường Cao đẳng, Đại học có thể điều
chỉnh chương trình đào tạo, lựa chọn một số môn tự chọn phù hợp với vùng miền…
- Các trường Cao đẳng, Đại học sư phạm phải luôn cập nhật cái mới để kịp thời

thay thế, điều chỉnh bổ sung những cái cũ đã lỗi thời, lạch hậu để tránh được hiện
tượng như một số nhà nghiên cứu nói kiến thức sinh viên Việt Nam tiếp thu trong các
trường Cao đẳng, Đại học sau khi tốt nghiệp có tới 60% trở nên lỗi thời, lạc hậu hoặc
không thể dử dụng được.
- Hiệu trưởng – người đúng đầu trong các trường Cao đẳng, Đại học phải là đầu
tầu gương mẫu, phát huy được trí tuệ tập thể để tạo ra một cuộc “cách mạng” đổi mới
chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá trong các trường sư
phạm.
* Cách thức thực hiện:
- Các trường Cao đẳng, Đại học sư phạm phải thường xuyên bám sát các văn
bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Bộ GD&ĐT, năng lực của người học cũng như
thực tiễn giáo dục đang diễn ra để kịp thời điều chỉnh chương trình đào tạo để chương
trình đào tạo mang tính khoa học, hiện đại, đậm tính dân tộc và phù hợp với điều kiện
thực tiễn của vùng miền.
- Các trường sư phạm cần xây dựng cơ chế đội ngũ giáo viên, giảng viên phải
đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá trong quá trình giảng dạy
và giáo dục.
- Thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp… vì quá trình học tập của sinh
viên trong trường Cao đẳng, Đại học chủ yếu là hoạt động nghiên cứu – một hoạt động
giữ vai trò quyết định trong việc hoàn thiện tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của mỗi sinh viên.

653


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Giảng viên phải định hướng, giúp đỡ sinh viên cách học, khả năng tự học, tự đọc sách,
tự tìm tri thức, và dạy tư duy sáng tạo, khả năng diễn đạt, giao tiếp thực hành quan

trọng hơn việc dạy tri thức.
- Áp dụng công nghệ thông tin (tin học) hay một số phần mềm, phương tiện kĩ
thuật để hỗ trợ trong quá trình dạy học và giáo dục trong các trường Cao đẳng, Đại
học.
- Trong quá trình thi, kiểm tra đánh giá người học cần chú trọng tới việc kiểm
tra năng lực thực hành của sinh viên.
3. Biện pháp 3: Chú trọng rèn luyện năng lực dạy học và giáo dục cho sinh
viên trong trường sư phạm
* Mục tiêu của biện pháp:
Tập trung mọi nguồn lực để hình thành, hoàn thiện cơ bản được năng lực dạy
học và giáo dục cho sinh viên từ khi ngồi trên ghế giảng đường để khi ra trường các
em có thể thi đỗ viên chức, hoàn thành tốt nhiệm vụ và giáo dục ở các trường phổ
thông, đáp ứng được yêu cầu của xã hội đặt ra.
* Điều kiện để thực hiện biện pháp:
- Nhà trường, giảng viên phải xác định được mục tiêu, “sứ mệnh” của mình
trong quá trình giáo dục và đào tạo.
- Nhà trường cho giảng viên đăng kí “giao khoán chất lượng công việc” đặc biệt
đối với các giảng viên giảng dạy các học phần phương pháp.
- Xác định được những năng lực dạy học và năng lực giáo dục nào là cơ bản,
trọng tâm cần hình thành, rèn luyện cho sinh viên.
- Phát huy được sức mạnh của các lực lượng (gia đình, nhà trường, xã hội)
trong quá trình giáo dục và đào tạo của nhà trường và đặc biệt là khả năng tích cực chủ
động, sáng tạo trong quá trình tự rèn luyện tự hoàn thiện, tự giáo dục của sinh viên.
* Cách thức thực hiện biện pháp:
- Đầu năm học Nhà trường tổ chức tuần sinh hoạt công dân qua đó khơi gợi
được ước mơ, lí tưởng, hoài bão cũng như giáo dục ý thức, nhiệm vụ, quyền hạn và
trách nhiệm của sinh viên trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo qua đó sinh viên biết
xây dựng kế hoạch trong học tập, trong rèn luyện để ngày một hoàn thiện bản thân.
- Nhà trường cần triển khai cho cán bộ, công chức, giảng viên trong toàn trường
đăng kí giao khoán chất lượng công việc ngay từ đầu năm học với các tiêu chí (nội


654


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

dung công việc) cụ thể, rõ ràng, công bằng, khoa học và phù hợp với công việc được
phân công, đảm nhiệm.
- Nhà trường cần có cơ chế phối hợp hoạt động giữa các lực lượng giáo dục (gia
đình, nhà trường, xã hội), qua đó đưa sinh viên xuống các cơ sở giáo dục (các trường
phổ thông) để tìm hiểu, thăm quan, học hỏi, trải nghiệm trong thực tiễn giáo dục.
Thông qua đó sinh viên nhận biết được bản thân mình còn thiếu, còn yếu cái gì để từ
đó các em biết xây dựng kế hoạch dể hoàn thiện bản thân.
- Đối với các năng lực dạy học (năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học,
năng lực chế biến tài liệu, năng lực hiểu biết sâu rộng, năng lực ngôn ngữ và kĩ thuật)
và năng lực giáo dục (năng lực vạch dự án phát triển nhân cách học sinh, năng lực cảm
hóa học sinh, năng lực khéo léo sư phạm, năng lực giao tiếp sư phạm, năng lực tổ
chức) các năng lực hày cần được hình thành thông qua các học phần như tâm lí học
lứa tuổi, lí luận dạy học và giáo dục, các học phần phương pháp giảng dạy bộ môn,
giao tiếp sư phạm… Các năng lực của người giáo viên không phải là bản tính tự nhiên,
mà là kết quả của một quá trình đào tạo và tự đào tạo nghiêm túc. Năng lực của người
giáo viên quyết định trực tiếp chất lượng cuộc sống, chất lượng giáo dục và chất lượng
phát triển của học sinh vì giáo viên là “nhân vật chủ đạo”, là người “thầy tổng thể”.
4. Biện pháp 4: Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng kiến
kinh nghiệm của sinh viên và giáo viên ở các trường phổ thông
* Mục tiêu của biện pháp:
Giúp cho sinh viên và giáo viên ở các trường phổ thông tiếp cận được phương
pháp nghiên cứu của các nhà khoa học. Thông qua hoạt động nghiên cứu sinh viên và
giáo viên có thể phát hiện, mở rộng, đào sâu tri thức và ngày một hoàn thiện phẩm
chất và năng lực trong nhân cách của bản thân.

* Điều kiện đê thực hiện biện pháp:
- Nhà trường cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ khuyến khích sinh viên, giáo viên
tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học.
- Đưa môn nghiên cứu khoa học vào giảng dạy trong các trường Cao đẳng, Đại
học.
* Cách thức thực hiện biện pháp:
- Hàng năm Nhà trường cần bổ sung nguồn ngân sách để hỗ trợ kinh phí cho
hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên và giáo viên ở các trường phổ thông.

655


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

- Đối với sinh viên kết quả học tập năm thứ 2 và năm thứ 3 đạt loại khá trở lên
được đăng kí làm khóa luận tôt nghiệp (miễn thi tốt nghiệp).
- Đối với giáo viên 2 năm liên tục đạt danh hiệu lao động tiên tiến thì năm thứ
3được đăng kí danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Để đạt được danh hiệu chiến sĩ thi
đua cấp cơ sở ngoài việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì giáo viên phải đăng kí
nghiên cứu khoa học hoặc viết sáng kiến kinh nghiệm. Đề tài nghiên cứu khoa học,
sáng kiến kinh nghiệp phải có giá trị về mặt khoa học, có khả năng áp dụng và làm
thay đổi thực tiễn giáo dục đặt ra. Đạt được mục tiêu đó thì mới có thể đạt được danh
hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.
5. Biện pháp 5: Tinh giản biên chế, bố trí lại việc làm cho đội ngũ cán bộ quản
lí, giáo viên ở các trường phổ thông hiện nay.
* Mục tiêu của biện pháp:
Tinh gọn được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đang cồng kềnh hiện nay
nhưng vẫn đảm bảo được công việc cũng như mục tiêu phát triển kinh tế, chính trị của

đất nước.
Việc đánh giá, phân loại, đưa ra khỏi biên chế những người dôi dư, không đáp
ứng yêu cầu công việc, không chuẩn về bằng cấp, không thể tiếp tục bố trí sắp xếp
công tác khác…Nhưng cũng phải đảm bảo tiếp tục tuyển thêm để đáp ứng nhu cầu
phát triển ngành nghề đào tạo trong thời gian tới nhằm phát triển nhà trường và đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.
* Điều kiện để thực hiện biện pháp:
- Việc tinh giản biên chế cần được thực hiện một cách khoa học, nghiêm túc,
khách quan trên cơ sở thực trạng đội ngũ, chất lượng đội ngũ và yêu cầu phát triển của
nhà trường; đảm bảo đúng các quy định, thông tư, văn bản hướng dẫn của các cơ quan
chuyên môn.
- Việc tinh giản biên chế cần được xây dựng thành đề án trên một lộ trình nhằm
hạn chế tối đa những tác động xấu ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường, tác động
đến tư tưởng, tâm lí làm việc của công chức, viên chức trong cơ quan đơn vị; đồng
thời dự báo được nhu cầu về nhân sự, biên chế, ngân sách trong giai đoạn tới.
* Cách thức thực hiện biện pháp:
- Căn cứ kết quả sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại công chức, viên chức; đánh
giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức hàng năm đối chiếu với quy định về đối
tượng và các trường hợp tinh giản biên chế theo Điều 2, 6, Chương I, Nghị định số

656


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ để xây dựng Kế hoạch tinh giản
biên chế từng năm và giai đoạn 2015-2021.
- Đối tượng tinh giản biên chế:
+ Tinh giản do dôi dư, cơ cấu, sắp xếp lại công việc của viên chức, người lao
động theo vị trí việc làm, có thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác.

+ Đối với viên chức liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, viên
chức có 01 năm được phân loại đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm
không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp.
- Tuyên truyền tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng
theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP về mục đích, ý nghĩa của việc tinh giản biên chế để
mỗi cá nhân nhận thức và đánh giá bản thân nhằm góp phần đổi mới và từng bước
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; nâng cao chất lượng hoạt
động, hiệu lực, hiệu quả của cơ quan đơn vị, góp phần quan trọng đổi mới hệ thống
hành chính trong thời gian tới.
- Đẩy mạnh vai trò của cấp ủy Chi bộ, các tổ chức đoàn thể trong việc tuyên
truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, của Nhà nước về công tác tinh giản biên chế.
Thực hiện lập danh sách đối tượng tinh giảm biên chế đúng chính sách trên cơ sở xác
định cơ cấu, số lượng cán bộ, công chức, viên chức theo từng vị trí việc làm trên cơ sở
đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức theo quy chuẩn và phẩm chất đạo
đức, sức khỏe.
Để nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục đội ngũ nhà giáo giữ vai trò chủ
đạo, có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong quá trình giáo dục và đào tạo. Vì vậy,
quá trình giáo dục và đào tạo trong các trường Cao đẳng, Đại học cũng như cán bộ
quản lí ở các cơ sở giáo dục cần phải có biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ
nhà giáo nhằm đạt được mục tiêu tổng quát là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi
dưỡng nhân tài qua đó góp phần thắng lợi vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nhà xuất bản Tri Thức (2007), Những vấn đề giáo dục hiện nay.
[2] Đặng Vũ Hoạt (2008), Lý luận dạy học đại học, NXB ĐHSP

657


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

[3] TS. Nguyễn Kim Dung (2008), Dạy và học theo quan điểm học suốt đời,
Tạp chí Tia sáng 2-5-2008.
[4] Bộ GD&ĐT (2012), “Đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu
cầu xã hội”, Tọa đàm khoa học đổ mới nâng cao chất lương đào tạo – HN 2012.
[5] Thủ tướng Chính phủ (2012) “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020”,
QĐ số 711/QĐ-TTg tháng 6/2012.

658



×