Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Tổng hợp các biện pháp nâng cao chất lượng GD thi giáo viên dạy giỏi môn công nghệ theo TT 22 (mới)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.5 MB, 32 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỲNH LƯU
TRƯỜNG THCS QUỲNH CHÂU

BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
(Phục vụ kỳ thi GVDG huyện cấp THCS chu kỳ 2019-2021)

Họ tên: Nguyễn Cảnh Sơn
Đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Quỳnh Châu
Chức vụ hiện giữ: Giáo viên
Môn dự thi: Công Nghệ

Mã số

QUỲNH LƯU – NĂM 2020


PHÒNG GD&ĐT QUỲNH LƯU

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS QUỲNH CHÂU

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quỳnh Châu, ngày 10 tháng 02 năm 2020

BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
(Phục vụ kỳ thi GVDG huyện cấp THCS chu kỳ 2019-2021)
1. Sơ lược về nhiệm vụ và thành tích cá nhân
- Nhiệm vụ được phân công năm học 2019-2020: Dạy Công Nghệ khối 8,9.phụ


trách TTHTCĐ
- Thành tích đã đạt được trong thời gian qua : Giáo viên giỏi trường, lao động
tiên tiến
2. Biện pháp và kết quả áp dụng biện pháp để nâng cao chất lượng công tác
giảng dạy
2.1. Tên biện pháp: “ Biện pháp nâng cao chất lượng giúp học sinh trong học
môn công nghệ 8 vẽ hình chiếu tốt hơn”
2.2. Nội dung biện pháp:
- Thực trạng trước khi tiến hành áp dụng biện pháp: Môn Công Nghệ 8 phần
vẽ kỹ thuật đòi hỏi học sinh phải tư duy, tưởng tượng cao nên nhiều học sinh
không hình dung được thế nào là hướng chiếu? hình chiếu ? Cách bố trí các hình
chiếu trên bản vẽ kỹ thuật?
- Cách thức tiến trình thực hiện biện pháp
. Vẽ hình chiếu của vật thể đơn giản :
Ở phần này Giáo viên đưa ra những vật mẫu thật đơn giản, và giúp cho học
sinh hiểu khi nào chiếu ta phải chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu. Khi vẽ
hình chiếu cần lựa chọn mặt nào của vật thể mà trên đó thể hiện đầy đủ nội
dung, hình dạng của vật thể mẫu. Do điều kiện mẫu vật thiếu nên giáo viên
có thể tự tạo đồ dùng dạy học từ các tấm xốp hoặc ghép bởi các tấm bìa các
tông khác nhau. Sau đó ta đánh số (1,2,3) và các hướng chiếu (A,B,C) lên
các mặt phẳng cần chiếu của vật thể như sau :
Bước 1: Phân tích hình dạng vật thể- Chọn hướng chiếu
- Đánh số 1 vào mặt phẳng vuông góc với hình chiếu thứ nhất.
- Đánh số 2 vào mặt phẳng vuông góc với hình chiếu thứ hai.
- Đánh số 3 vào mặt phẳng vuông góc với hình chiếu thứ ba theo các bước
như hình dưới đây

2



B
2
3

1
(Vật thể)

A

(Hướng
chiếu)
Bước 2: Chọn tỉ lệ, bố trí hình biểu diễn (vẽ mờ bằng nét mảnh)
- Ta vẽ toạ độ OXYZ
- Xác định các mặt phẳng chiếu trên hình biểu diễn
Y

X

O

Z

KHUNG TÊN

Bước 3: Tiến hành vẽ hình chiếu của vật thể lên mặt phẳng chiếu cạnh, mặt
phẳng chiếu đứng và mặt phẳng chiếu bằng.
- Khi vẽ hình chiếu của vật thể lên mặt phẳng chiếu ta phải vẽ hệ trục toạ độ
OXYZ
- Mặt phẳng chiếu đứng thể hiện mặt trước của vật thể.
3


C


- Mặt phẳng chiếu bằng thể hiện mặt trên của vật thể.
- Mặt phẳng chiếu cạnh thể hiện mặt bên của vật thể.
X
2(A)
1(C)

3(A)
O

Y

2(B)
Z
Bước 4: Tiến hành tô đậm
Sau khi vẽ được hình chiếu của vật thể lên các mặt phẳng chiếu ta tiến hành tô
đậm các cạnh của vật thể.
X
2(A)
1(C)

3(A)
O

Y

2(B)

Z

4


1
2

2
0

Bước 5: Ghi kích thước – Hoàn thiện bản vẽ

3
0

40

- Đánh giá cách thức tiến trình thực hiện biện pháp: Với cách thực hiện trên học
sinh quan sát rõ hơn đồng thời kích thích việc học tập của học sinh, kích thích trí
tưởng tượng không gian, sự đam mê và tư duy sáng tạo của học sinh trong khi
giảng dạy từ đó trong năm học 2019-2020 này ở học kỳ I tôi đã đạt được kết quả
rất khả quan.
2.3. Kế quả,hiệu quả của biện pháp trong việc nâng cao chất lượng công tác
giảng dạy cơ sở
- Qua kết quả đối chứng tôi thấy chất lượng của học sinh được nâng lên rõ rệt
học sinh đã nắm được những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa.nắm chắc
được phương pháp vẽ hình chiếu trong môn vẽ kỹ thuật
3. Kế hoạch cải tiến, phát triển biện pháp để nâng cao chất lượng công tác
giảng dạy trong thời gian tới :Phần vẽ kĩ thuật là phần khó nhất trong môn học

Công Nghệ 8. Trong thời gian tới để đạt được kết quả cao, ngoài phương pháp
dạy tốt thì giáo viên phải thường xuyên làm các đồ dùng dạy học để sử dụng.
Bên cạnh đó cần kết hợp với phương tiện dạy học như máy chiếu, các hình ảnh
trực quan... thì bài học sẽ sinh động hơn và gần với thực tế hơn. Nhờ đó học sinh
sẽ lĩnh hội được kiến thức một cách tốt hơn, kết quả giảng dạy sẽ cao hơn.
GIÁO VIÊN DỰ THI

Nguyễn Cảnh Sơn
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

5


PHÒNG GD&ĐT QUỲNH LƯU

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS QUỲNH HẬU

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quỳnh Hậu, ngày 0 1 tháng 02 năm 2020

BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
“Giáo dục đạo đức, nề nếp kỉ cương để hình thành phẩm chất, năng lực thông
qua hoạt động học tập và trải nghiệm của học sinh”
Họ tên: Nguyễn Hữu Thành
Đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Quỳnh Hậu
Chức vụ: Giáo viên
Môn dự thi: Công nghệ

SBD: ………...
1. Sơ lược về nhiệm vụ và thành tích cá nhân
- Nhiệm vụ giảng dạy được phân công trong năm học 2019-2020: TPT đội,
giảng dạy công nghệ khối 8, 9.
- Thành tích đã được trong thời gian qua (chỉ nêu thành tích đã được được trong
hoạt động chuyên môn) : Đạt giáo viên giỏi huyện chu kỳ 2017 - 2019
2. Biện pháp và kết quả áp dụng biện pháp để nâng cao chất lượng công tác
giảng dạy
2.1. Tên biện pháp: “Giáo dục đạo đức, nề nếp kỉ cương để hình thành phẩm
chất, năng lực thông qua hoạt động học tập và trải nghiệm của học sinh”.
2.2. Nội dung biện pháp:
- Thực trạng trước khi tiến hành áp dụng biện pháp: Chưa xây dựng được nội
quy cho học sinh, nề nếp kỉ cương chưa nghiêm khắc, văn hóa nhà trường chưa
được đề cao.
- Cách thức tiến trình thực hiện biện pháp: Xây dựng nội quy của liên đội, của
lớp học, phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, các tổ chức trong nhà trường
cùng tham gia giáo dục đạo đức, nề nếp kỉ cương. Thành lập tổ tư vấn học
đường để kịp thời tư vấn cho học sinh những tâm tư nguyện vọng hay những
chấn động tâm lý ở lứa tuổi học trò. Tổ chức các trò chơi, các hoạt động trải
nghiệm để học sinh vừa học vừa chơi.
Về chuyên môn công nghệ: Kích thích sự tìm tòi yêu thích, khám phá của học
sinh đối với bộ môn, xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp với từng đối tượng.
- Đánh giá cách thức tiến trình thực hiện biện pháp: Hợp lý, phù hợp với quan
điểm giáo dục hiện nay của đảng nhà nước và nhân dân ta.
6


2.3. Kết quả, hiệu quả của biện pháp trong việc nâng cao chất lượng công tác
giảng dạy ở cơ sở: Nâng cao chất lượng, luôn là trường đứng ở tốt đầu của
huyện về chất lượng mũi nhọn cũng như đại trà, liên đội luôn được công nhận

liên đội xuất sắc cấp huyện, nề nếp kỉ cương nhà trường luôn được duy trì tốt.
3. Kế hoạch cải tiến, phát triển biện pháp để nâng cao chất lượng công tác
giảng dạy trong thời gian tới (nếu có).

GIÁO VIÊN DỰ THI

Nguyễn Hữu Thành

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

7


PHÒNG GD&ĐT QUỲNH LƯU
TRƯỜNG THCS QUỲNH HỒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quỳnh Lưu, ngày 08 tháng 02 năm 2020

BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
(Phục vụ kỳ thi GVDG huyện cấp THCS chu kỳ 2019-2021)
Họ tên: Trần Thị Linh
Đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Quỳnh Hồng
Chức vụ hiện giữ: Giáo viên
Môn dự thi: Công nghệ Nông nghiệp
SBD: ………...
1. Sơ lược về nhiệm vụ và thành tích cá nhân

- Nhiệm vụ giảng dạy được phân công trong năm học 2019-2020: Giảng
dạy môn Công nghệ 7, Công nghệ 8 và Sinh học 6.
- Thành tích đã được trong thời gian qua: Đạt giáo viên dạy giỏi cấp
trường năm học 2018 – 2019; 2019 – 2020
2. Biện pháp và kết quả áp dụng biện pháp để nâng cao chất lượng
công tác giảng dạy
2.1. Tên biện pháp: Ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp với các
phương pháp dạy học mới để nâng cao hiệu quả ở mục 1. Khái niệm về côn
trùng Phần II. Bài 12: Sâu bệnh hại cây trồng – Công nghệ 7.
2.2. Nội dung biện pháp:
- Thực trạng trước khi tiến hành áp dụng biện pháp:
Trước đây với tiết học này, tôi chỉ đơn thuần dạy học sử dụng hình 18, 19,
20 trong sách giáo khoa và dạy học theo phương pháp cũ, chưa mạnh dạn đổi
mới phương pháp dạy học và tìm tòi hình ảnh, mẫu vật, video về các loại sâu
bệnh hại cho học sinh quan sát nên học sinh chỉ nêu được khái niệm, dấu hiệu về
côn trùng, bệnh cây, còn nhận biết và hiểu về các loài côn trùng, bệnh cây còn
mơ hồ (loài nào có ích, loài nào có hại nhận biết và phân biệt rất hạn chế), chưa
phân biệt được ở giai đoạn nào đối với loại sâu nào thì phòng trừ có hiệu quả,
chưa hình thành được các biện pháp kĩ thuật để phòng trừ,..... Vậy nên tiết học
trở nên nhàm chán, đơn điệu, chưa hình thành các kĩ năng cho học sinh, học sinh
chưa vận dụng được vào trong thực tiễn đời sống, chưa hứng thú, say mê môn
học dẫn đến chất lượng của giờ học chưa đạt hiệu quả.
- Cách thức tiến trình thực hiện biện pháp:
Quá trình thực hiện biện pháp tôi tiến hành như sau:
+ Nghiên cứu nội dung bài học
8


+ Tìm những tư liệu phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế ở địa phương
+ Vận dụng đưa các tư liệu ( hình ảnh, video clip,...) vào từng nội dung,

từng đơn vị kiến thức đồng thời kết hợp với các phương pháp dạy học để thiết
kế bài giảng sao cho phù hợp.
Các bước sử dụng video, hình ảnh bổ sung như sau:
+ Nghiên cứu bài dạy trong SGK kết hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng, giáo viên
sẽ xác định được những kiến thức cơ bản, những kiến thức cần lồng ghép, mở
rộng,... từ đó định hướng cho việc tìm kiếm, bổ sung video, hình ảnh cần thiết.
+ Phân tích nhu cầu: Trên cơ sở nghiên cứu SGK và phân tích mối quan hệ
giữa các thành tố của quá trình dạy học ( nội dung – mục tiêu – phương pháp –
phương tiện – hình thức tổ chức dạy học – kiểm tra, đánh giá), mà xác định
nguồn tư liệu cho phù hợp.
+ Lựa chọn hình ảnh.
+ Xử lý sư phạm video, hình ảnh bổ sung: Sau khi thu thập cần phải xử lý để
video, hình ảnh phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học sau đó tiến hành xử lý
và tạo các hiệu ứng để đưa vào giảng dạy.
Quá trình tổ chức các hoạt động dạy học có sự phối hợp linh hoạt các
phương pháp dạy học như: Dạy học theo nhóm, dạy học trực quan, vấn đáp gợi
mở, phát hiện và giải quyết vấn đề,....
Sau đây tôi xin trình bày một nội dung tôi đã áp dụng: Ứng dụng công nghệ
thông tin kết hợp với các phương pháp dạy học mới để nâng cao hiệu quả ở
mục 1. Khái niệm về côn trùng. Phần II. Bài 12: Sâu bệnh hại cây trồng –
Công nghệ 7.
Mục tiêu cần đạt sau khi dạy mục 1. Khái niệm về côn trùng là:
- Về kiến thức: Hiểu được khái niệm, sự phát triển, vai trò ( lợi, hại) của côn
trùng.
- Về kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, hoạt động nhóm.
- Về thái độ: Tạo cho học sinh yêu thích thế giới côn trùng và tạo hứng thú
học tập bộ môn.
Các hoạt động dạy học của nội dung như sau:
Hoạt động khởi động
GV: Chia nhóm, phát bảng nhóm

Yêu cầu: HS quan sát hình ảnh → liệt kê tên các loài động vật đã quan sát.
HS: Quan sát (60s), thảo luận nhóm (60s), ghi tên nhanh các loài động vật
vừa quan sát.
Hết thời gian GV cho HS gắn bảng nhóm lên bảng, chiếu lại hình ảnh.
GV kiểm tra, nhận xét đánh giá.
GV dẫn dắt vào bài mới.
Hoạt động hình thành kiến thức
GV cho HS xem video clip về côn trùng
HS quan sát
(?) Qua quan sát đoạn phim và hiểu biết của em, em hiểu gì về côn trùng ?
9


HS: trả lời.
HS khác nhận xét, bổ sung.
GV chiếu hình ảnh côn trùng để học sinh thấy rõ đặc điểm cấu tạo.
Sau đó giới thiệu về vòng đời của côn trùng.
(?) Biến thái của côn trùng là gì? Có mấy kiểu biến thái? Hãy kể tên?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung
GV chiếu H18, 19 SGK
GV chia 2 bàn một nhóm, yêu cầu HS quan sát hình, đọc thông tin phần chú
ý SGK T28, hoàn thành PHT sau( thời gian 2 phút):
Nhóm: ……….
PHIẾU HỌC TẬP
Hãy nêu những điểm khác nhau giữa biến thái hoàn toàn và biến thái không
hoàn toàn? (Đáp án - phần HS cần điền là phần được in nghiêng)
Đặc điểm so sánh
Biến thái hoàn toàn Biến thái không hoàn toàn
Số giai đoạn trong
4 giai đoạn

3 giai đoạn
vòng đời
(Có giai đoạn nhộng) (Không có giai đoạn nhộng)
Hình thái sâu non và
Tương tự nhau, chỉ khác về
Khác nhau
sâu trưởng thành
kích thước
Giai đoạn phá hoại
mạnh nhất của côn Giai đoạn sâu non
Giai đoạn sâu trưởng thành
trùng gây hại
Ví dụ (mỗi kiểu biến Sâu xanh, sâu róm,
Bọ xít, châu chấu, ong,....
thái 3 ví dụ)
sâu khế,....
- Hết thời gian GV gọi đại diện nhóm nhanh nhất trình bày, nhóm khác bổ
sung.
- GV chiếu đáp án chuẩn và hướng dẫn cách chấm điểm.
- HS quan sát, nhận xét kết quả nhóm khác và cho điểm.
GV chiếu một số hình ảnh về vòng đời, giai đoạn biến thái của côn trùng.
(?) Ta có thể phòng trừ côn trùng ở giai đoạn nào là tốt nhất? Biện pháp
phòng trừ như thế nào?
(?) Theo em côn trùng có lợi hay có hại đối với cây trồng? Lấy ví dụ?
HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung.
GV giới thiệu một số hình ảnh côn trùng có hại và có ích.
GV THBVMT: Cần bảo vệ côn trùng có ích; phòng, trừ côn trùng gây hại,
bảo vệ mùa màng, cân bằng sinh thái môi trường.
- Đánh giá cách thức tiến trình thực hiện biện pháp:
Tiến trình thực hiện biện pháp này tôi thấy có một số ưu điểm sau:

+ Chúng ta có thể khai thác hình ảnh, các video clip thực và động,.... mà
hình ảnh từ SGK không có hoặc chưa đáp ứng đầy đủ giúp cho hoạt động dạy và
học của thầy và trò thuận lợi hơn, tạo sự yên tâm, khơi dậy sự hứng thú say mê
nghề nghiệp.

10


+ Trong quá trình giảng dạy, công nghệ thông tin là phương tiện dạy học
hỗ trợ đắc lực cho các phương pháp dạy học như: dạy học trực quan, dạy học
theo nhóm, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề,.....
+ Khi soạn, giảng có ứng dụng công nghệ thông tin thì bài dạy trở nên
sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương
pháp truyền thống. Mặt khác, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi
gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn.
Bên cạnh những ưu điểm còn một số hạn chế sau:
+ Giáo viên sẽ mất khá nhiều thời gian cho một thiết kế trên máy nếu
chưa thành thạo trong việc sử dụng các hiệu ứng, kĩ năng thiết kế giáo án điện
tử.
+ Nếu giáo viên quá tham lam và lạm dụng CNTT, đưa quá nhiều hiệu
ứng, video clip, tranh ảnh không hợp lí dễ làm cho người học mất tập trung vào
nội dung bài học.
2.3. Kết quả, hiệu quả của biện pháp trong việc nâng cao chất lượng
công tác giảng dạy ở cơ sở:
Sau khi UDCNTT kết hợp với các phương pháp dạy học mới vào giảng dạy
đã nâng cao được chất lượng học tập của học sinh, đồng thời phát huy tính tích
cực, sáng tạo và tự tin hơn trong học tập, tạo cho giờ học sôi nổi, hứng thú hơn,
các em thêm yêu thích môn học hơn. Sau đây là kết quả khảo sát sau thực
nghiệm:
Giỏi

Khá
Trung bình
Yếu
Số
Lớp
HS SL Tỉ lệ % S Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % S Tỉ lệ %
L
L
Thực
7B
43
14
32,6
21
48,8
8
18,6
0
0
nghiệm 7D
45
9
20
22
48,9
13
28,9
1
2,2
Tổng 88

23
26,1
43
48,9
21
23,9
1
1,1
Đối
7A
46
9
19,6
18
39,1
17
37
2
4,3
chứng
7C
42
3
7,1
13
31
19
45,2
7
16,7

Tổng 88
12
13,7
31
35,2
36
40,9
9
10,2
Như vậy, ta thấy các lớp thực nghiệm (7B,D) có tỉ lệ học sinh khá giỏi cao
hơn nhiều so với các lớp đối chứng (7A,C), đồng thời tỉ lệ học sinh yếu kém
cũng giảm hơn. Phần lớn các em đã yêu thích môn học hơn, chất lượng giờ học
cũng được nâng cao hơn so với dạy theo phương pháp cũ.
3. Kế hoạch cải tiến, phát triển biện pháp để nâng cao chất lượng
công tác giảng dạy trong thời gian tới (nếu có)
Trước đây khi tôi áp dụng phương pháp dạy học cũ, thấy rằng học sinh
tiếp cận rất là thụ động, nhàm chán. Sau khi tôi ứng dụng công nghệ thông tin và
kết hợp với các phương pháp dạy học mới để áp dụng vào một vài nội dung tôi
thấy rất là hiệu quả. Tới đây tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, vận dụng nhiều hơn trong
nhiều nội dung, chương trình của bộ môn và áp dụng cho môn học khác.
11


XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
PHÒNG GD&ĐT QUỲNH LƯU

GIÁO VIÊN DỰ THI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS QUỲNH HƯNG


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quỳnh lưu, ngày 06 tháng 02 năm 2020

BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
Họ tên: Trần Viết Dũng
Đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Quỳnh Hưng
Chức vụ hiện giữ: Giáo viên
Môn dự thi: Công nghệ công nghệp

SBD:...

1. Sơ lược về nhiệm vụ và thành tích cá nhân.
- Nhiệm vụ giảng dạy được phân công trong năm học 2019-2020: Dạy môn
công nghệ lớp: 9A,B,C. 8A,B,C. 7A,B,C. 6B.
- Thành tích đã được trong thời gian qua (chỉ nêu thành tích đã được được
trong hoạt động chuyên môn) : Giáo viên giỏi trường năm 2019-2020.
2. Biện pháp và kết quả áp dụng biện pháp để nâng cao chất lượng công
tác giảng dạy
2.1. Tên biện pháp: Nâng cao hiệu quả dạy học một bài thực hành môn công
nghệ lớp 9 “mô đun lắp đặt mạng điện trong nhà”.
2.2. Nội dung biện pháp:
- Thực trạng trước khi tiến hành áp dụng biện pháp:
Mặc dù BGH nhà trường rất quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy
học nhưng chưa có đủ cơ sở vật chất và phương tiện thiết bị dạy học phục vụ
cho quá trình đổi mới.
Số lượng học sinh trong một lớp đông nên khi phân chia trang thiết bị không
đáp ứng đủ cho các em tự tìm hiểu để tự chủ động trong học tập. Từ đó dẫn đến
công tác hướng dẫn quản lí các em gặp nhiều khó khăn.

Môn công nghệ lớp 9 “mô đun lắp đặt mạch điện của mạng điện trong nhà”
phần thực hành là chủ yếu.

12


Một số thực tế là sau khi hoàn thành chương trình thì đa phần học sinh thao
tác thực hành còn yếu để tự mình tạo ra một sản phẩm theo yêu cầu của môn học
là rất khó khăn vì môn học này đòi hỏi người học phải được trang bị nhiều kỹ
năng khác nhau như: cách sử dụngcác loại kìm điện, khoan, cưa.... Mặt khác còn
được tính toán được các thông số kỹ thuật của mạch điện
-Cách thức tiến trình thực hiện biện pháp:
Thực tế dạy học môn Công Nghệ 9 Mô đun Lắp đặt mạng điện trong nhà
tại trường THCS tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp riêng như sau:
Đối với các bài thực hành tôi phân phối thời gian thành hai phần theo nội
dung bài dạy
PHẦN LÝ THUYẾT THỰC HÀNH:( Dạy trong 1 tiết học 45 phút)
PHẦN CHUẨN BỊ
I.

PHẦN NỘI DUNG THỰC HÀNH
1. Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý: ( GV giảng nguyên lý hoạt động của mạch

điện, tổ chức cho học sinh tìm hiểu các mối liên hệ điện trong mạch điện).
2. Vẽ sơ đồ lắp đặt: (GV tổ chức cho học sinh vẽ sơ đố lắp đặt mạch điện
theo đúng qui trình. Sau đó lựa chọn một sơ đồ khả thi nhất để sử dụng )
3. Lập kế hoạch làm việc: (GV tổ chức cho học sinh lên kế hoạch làm
việc bao gồm lập bảng dự trù thiết bị, vật liệu và lựa chọn dụng cụ. Bảng quy
trình lắp đặt mạch điện gồm nội dung công việc cần làm, yêu cầu kĩ thuật)
III. PHẦN THỰC HÀNH (Giáo viên chia lớp thành các nhóm, cử

nhóm trưởng và thư kí).
1. GV kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh(các nhóm phải chuẩn bị đầy
đủ các dụng cụ, vật liệu và thiết bị cần thiết cho bài thực hành).
2. GV tổ chức cho học sinh tự quan sát bố trí bảng điện, thiết bị tiêu thụ
điện trong một phòng cụ thể thực tế ( Có thể là phòng học).

13


3. GV giám sát hướng dẫn học sinh làm việc lắp đặt thực hành.(Gv nêu
nội quy phòng thực hành, an toàn điện và an toàn lao động).
Về mặt kiến thức tôi thường tổ chức nhiều hình thức dạy học phù hợp vời
mục tiêu mỗi tiết, giúp học sinh phát huy tính tích cực của học, chủ động lĩnh
hội kiến thức để hình thành, rèn luyện kỹ năng cơ bản trong lắp đặt mạch điện
Kỹ năng sử dụng được một số dụng cụ lắp đặt điện đúng kỹ thuật như:
cách cầm và thao tác các dụng cụ như : tua vít, kìm cắt dây, kìm tuốt dây, bút thử
điện, khoan...
Kỹ năng nối dây điện đúng quy trình và đảm bảo yêu cầu kĩ thuật, từ cách
bóc vỏ cách điện đến cách luồn dây vào các đầu nối của thiết bị, cách đặt dây..
Kỹ năng lắp đặt mạch điện trong nhà đúng quy trình và yêu cầu kĩ thuật,
công đoạn nào trước, công đoạn nào sau, từng khâu để hoàn thành công đoạn
đó...
Trong mỗi kỹ năng đó bản thân tôi phải phân tích, xác định các thao tác
của kỹ năng mới và làm mẫu cho học sinh quan sát nói cho học sinh biết chính
xác các thao tác nào được làm mẫu quá trình làm mẫu phải chuẩn xác để học
sinh làm theo và quá trình làm mẫu của tôi được thực hiện trong 3 lần lần đầu
với tốc độ bình thường, lần thứ 2 làm chậm kết hợp giải thích, lần thứ 3 làm với
tốc độ bình thường để học sinh biết nhịp độ công việc dừng lại ở những chổ chủ
chốt. Hỏi học sinh để biết chắc chắn các em đã nắm vững vấn đề sau khi làm
mẫu xong tôi gọi đại diện nhóm làm thử cho cả lớp xem và giáo viên uốn nắn

từng bước nếu sai sót theo yêu cầu.

14


Nêu những chú ý cho học sinh những thao tác sai thường mắc phải khi
thực hiện những kỹ năng đó và giải pháp thực hiện sau khi biết chắc chắn học
sinh đã hiểu quy định quy trình, tôi tiến hành cho học sinh thực hành. Trong quá
trình học sinh làm thực hành tôi hướng dẫn thường xuyên cho các nhóm uốn nắn
những sai sót khi thấy nhiều học sinh mắc phải, tôi lại cho cả lớp ngừng công
việc để hướng dẫn lại.
4. GV tổ chức cho học sinh tự đánh giá theo tiêu chí.
Khi học sinh kết thúc bài thực hành tôi cho học sinh tự kiển tra và đánh
giá chéo về công việc thực hành nhằm mục đích tạo cho học sinh tự đánh giá về
công việc của mình nâng cao tính tích cực chủ động trong học tập của học sinh.
Sau đó GV nhận xét, kết luận chung. Học sinh tự rút cho mình bài học kinh
nghiệm để khắc phục những sai sót.
- Đánh giá cách thức tiến trình thực hiện biện pháp:
Quá trình áp dụng các giải pháp trên giúp các em hình thành cho bản thân một
số kỹ năng lao động nghề nghiệp để các em làm quen với nghề điện, đồng thời
giúp các em khi học xong có thể áp dụng trong sản xuất và cuộc sống hàng ngày
và điều quan trọng hơn nữa là góp phần giúp các em lựa chọn hướng đi thích
hợp sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở.
2.3. Kết quả, hiệu quả của biện pháp trong việc nâng cao chất lượng công
tác giảng dạy ở cơ sở: Trong quá trình áp dụng sáng kiến của mình bản thân tôi
nhận thấy không chỉ học sinh hiểu bài, kĩ năng được hình thành và nâng cao hơn
mà học sinh còn trở nên yêu thích môn học hơn rất nhiều. Ngoài các sản phẩm
thực hành trong sách giáo khoa công nghệ 9 ra các em còn có thể tự lắp đặt được
một số mạch điện trong gia đình nhà mình.
- Kết quả đạt được: Kết quả đạt được khả quan có 12,3% học sinh đạt loại

giỏi, 40,98% học sinh đạt loại khá. 45,1% học sinh đạt loại trung bình. 1,62%
học sinh đạt loại yếu. Không có học sinh xếp loại kém về chất lượng dạy học
của bộ môn.
3. Kế hoạch cải tiến, phát triển biện pháp để nâng cao chất lượng công
tác giảng dạy trong thời gian tới (nếu có).
15


Hầu hết các sản phẩm thực hành của các em lắp đặt đã lỗi thời vì mạng điện
trong nhà ngày nay người ta đã sự dụng các thiết bị điện dành cho lắp đặt kiểu
ngầm để đảm bảo tính thẩm mĩ cao vì vậy trong quá trình giáo viên dạy phải
giới thiệu các thiết bị mới như (công tắc hai cực, ba cực, đế âm tường ...) cách
lắp đặt và hướng dẫn cho học sinh lắp một số mạch điện của các thiết bị đó
được dùng nhiều trong các gia đình ngày nay.
Giáo viên có thể làm các video có nội dung hướng dẫn các bước lắp đặt củ
thể để trình chiếu hoặc phòng thực hành phải lắp thêm camera quay trực tiếp
quá trình giáo viên làm mẫu chiếu lên máy chiếu cho học sinh dễ quan sát.
GIÁO VIÊN DỰ THI

…………………..
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
PHÒNG GD&ĐT QUỲNH LƯU

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS Quỳnh Nghĩa

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quỳnh Nghĩa, ngày 08 tháng 02 năm 2020


BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
(Phục vụ kỳ thi GVDG huyện cấp THCS chu kỳ 2019-2021)
Họ tên: Phạm Văn Hùng
Đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Quỳnh Nghĩa
Chức vụ hiện giữ: Giáo viên
Môn dự thi: Công nghệ
SBD: ………...
1. Sơ lược về nhiệm vụ và thành tích cá nhân
- Nhiệm vụ giảng dạy được phân công trong năm học 2019-2020: Chủ nhiệm
lớp 8B.giảng dạy môn công nghệ k8,sinh học 6B,C,D
- Thành tích đã đạt được trong thời gian qua (chỉ nêu thành tích đã được được
trong hoạt động chuyên môn) : Từ năm học 2016-2019 luôn là giáo viên giỏi
trường,năm học 2017-2018 giáo viên hướng dẫn học sinh tham gia STKHKT đạt
giải 3 va khuyến khích
2. Biện pháp và kết quả áp dụng biện pháp để nâng cao chất lượng công tác
giảng dạy
16


2.1. Tờn bin phỏp: Bin phỏp giỳp hc sinh vẽ hình chiếu trong
môn học Công Nghệ 8
2.2. Ni dung bin phỏp:
- Thc trng trc khi tin hnh ỏp dng bin phỏp:
Khi dạy xong chơng I tôi đã khảo sát môn công nghệ khối 8
(nm hc 2018-2019) để đánh giá.
Kết quả :
Tng s hc sinh khi 8

151

Gii

%

Khỏ %

S hc sinh hiu nh ngha 10
hỡnh chiu vuụng gúc

6,6

30

S hc sinh bit phn bit 8
hỡnh chiu vuụng gúc v
hỡnh chiu trc o

5,3

S hc sinh bit v hỡnh 6
chiu vuụng gúc

4,0

TB

%

Y


%

19,9 71

35,7

40

37,8

28

18,5 65

43,1

50

33,1

20

11,3 65

45,0

60

39,7


+ 37,8% em không hiểu hình chiếu vuông góc là gì? Không
phân biệt đợc hình chiếu vuông góc và hình chiếu trục đo.
+ 39,7% HS không vẽ đợc hình chiếu vuông góc .
+ 45% HS vẽ đợc hình chiếu nhng vẫn còn thiếu sót.
Rõ ràng học sinh đã thiếu đi những kĩ năng cơ bản về vẽ
hình chiếu, do đó không đọc đợc nội dung của các bản vẽ kĩ
thuật đơn giản ở SGK.
Vy vi kt qu trờn ta thy kin thc v hỡnh chiu ca hc sinh rt thp, t
kt qu kho sỏt trờn Tụi ó nghiờn cu v tỡm n ti ny nhm mc ớch
giỳp cỏc em cú kin thc c bn v hỡnh chiu.
- Cỏch thc tin trỡnh thc hin bin phỏp:
Môn học đòi hỏi học sinh phải t duy, tởng tợng cao, phải liên hệ
đợc giữa thực tế và nội dung học. Trên cơ sở truyền kiến thức
cho học sinh từ trực quan sinh động (các mẫu thật) đến t duy
trừu tợng (các bản vẽ các quy ớc) và trở về thực tế thì Tôi tiến
hành theo các bớc sau.

* Vẽ hình chiếu của vật thể đơn giản :
phần này Giáo viên đa ra những vật mẫu thật đơn giản,
và giúp cho Học sinh hiểu khi nào chiếu ta phải chiếu vuông
17


góc với mặt phẳng chiếu. Khi vẽ hình chiếu cần lựa chọn mặt
nào của vật thể mà trên đó thể hiện đầy đủ nội dung, hình
dạng của vật thể mẫu. Do điều kiện mẫu vật thiếu nên Giáo
viên có thể tự tạo đồ dùng dạy học từ các tấm xốp hoặc ghép
bởi các tấm bìa các tông khác nhau. Sau đó ta đánh số (1,2,3)
v cỏc hng chiu (A,B,C) lên các mặt phẳng cần chiếu của vật
thể nh sau :

+ Đánh số 1 vào mặt phẳng vuông góc với hình chiếu thứ
nhất.
+ Đánh số 2 vào mặt phẳng vuông góc với hình chiếu thứ hai.
+ Đánh số 3 vào mặt phẳng vuông góc với hình chiếu thứ ba
theo các bớc nh hình dới đây :

(Vt th)

(Hình chiu)
Khi vẽ hình chiếu ta tiến hành gỡ từng mặt đã đợc đánh số
gián vào bảng và đó là hình chiếu của vật thể. Hớng dẫn Học
sinh tìm hiểu các mặt đó trên bản vẽ dới dạng mặt phẳng.
*. Vẽ hình chiếu vuông góc từ hình chiếu trục đo m
rng nõng cao cho hc sinh.
+ Khi học sinh đã vẽ đợc hình chiếu thông qua các vật thật. Ta
tiến hành cho học sinh vẽ hình chiếu vuông góc thông qua các
hình chiếu trục đo.
+ Giáo viên vẽ mẫu một hình chiếu trục đo, sau đó dựng các
mặt phẳng hứng trên trục toạ độ Oxyz để hứng các hình
chiếu. Qua đó Học sinh hiểu rõ về phơng pháp chiếu. Ta tiến
hành vẽ theo các hình vẽ dới đây :

18


(Hình biu din)
Trong không gian lấy ba mặt phẳng P1, P2 và P3 vuông góc với
nhau :
+ Mặt phẳng (P1) thẳng đứng (hình chiếu đứng).
+ Mặt phẳng (P2) nằm ngang (hình chiếu bằng).

+ Mặt phẳng (P3) nằm ở bên phải (hình chiếu cạnh).
Dễ dàng thấy rằng hình chiếu đứng của vật thể sẽ cho
biết chiều cao và chiều dài của nó, còn hình chiếu bằng cho
biết chiều rộng và chiều dài. Ba hình chiếu này bổ sung cho
nhau sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin vè hình dạng vật thể.
Để các hình chiếu nằm gọn trên cùng một mặt phẳng, sau khi
chiếu, ngời ta xoay mặt phẳng P2 quanh trục Ox, đa về trùng
với mặt phẳng P1. Xoay mặt phẳng P3 quanh trục Oz đa P3
trùng với P1. Ta đợc hình vẽ nh ( hình biu din).
Vi cỏch thc hin trờn tụi cũn s dng trỡnh chiu trờn may tớnh hc sinh
quan sỏt rừ hn ng thi kớch thớch vic hc tp ca hc sinh, kớch thớch trớ
tng tng khụng gian, s am mờ v t duy sỏng to ca hc sinh trong khi
ging dy t ú trong nm hc 2019-2020 ny phn v k thut tụi ó gt hỏi
c kt qu rt kh quan.
- ỏnh giỏ cỏch thc tin trỡnh thc hin bin phỏp:
Vi cỏch thc hin trờn tụi thy kớch thớch vic hc tp ca hc sinh, kớch thớch
trớ tng tng khụng gian, s am mờ v t duy sỏng to ca hc sinh trong khi
ging dy t ú trong nm hc 2019-2020 ny phn v k thut tụi ó gt hỏi
c kt qu rt kh quan.
2.3. Kt qu, hiu qu ca bin phỏp trong vic nõng cao cht lng cụng
tỏc ging dy c s:

19


Để đạt được kết này tôi đã đặt nhiệm vụ và phương hướng cụ thể cho học sinh ở
từng lớp như việc chuẩn bị bài, dụng cụ học tập đặc biệt là dụng cụ vẽ hình
chiếu nhờ vậy mà kết quả cụ thể như sau:
Lớp


Giỏi

Khá

Tb

Yếu

8A

6

18

18

2

8B

8

19

18

1

8C


6

16

21

3

Tổng

20

53

57

6

3. Kế hoạch cải tiến, phát triển biện pháp để nâng cao chất lượng công tác
giảng dạy trong thời gian tới (nếu có)
GIÁO VIÊN DỰ THI

Phạm Văn Hùng
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Ngọc Thiện
PHÒNG GD&ĐT QUỲNH LƯU

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


TRƯỜNG THCS QUỲNH TÂN

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quỳnh Tân, ngày 5 tháng 02 năm 2020

BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
(Phục vụ kỳ thi GVDG huyện cấp THCS chu kỳ 2019-2021)
Họ tên: Nguyễn Thạc Chúc
20


Đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Quỳnh Tân
Chức vụ hiện giữ: Giáo viên – Tổ phó tổ tự nhiên
Môn dự thi: Công Nghệ
SBD: ………...
1. Sơ lược về nhiệm vụ và thành tích cá nhân
- Nhiệm vụ giảng dạy được phân công trong năm học 2019-2020: Giảng dạy
công nghệ 9, tin học 8, 9.
- Thành tích đã được trong thời gian qua (chỉ nêu thành tích đã được được trong
hoạt động chuyên môn): Giáo viên giỏi trường. Có học sinh đạt giải nhì, ba cấp
tỉnh trong kỳ thi sáng tạo khoa học kĩ thuật năm: 2018, 2019. (năm 2018 có học
sinh tham dự kỳ thi sáng tạo KHKT cấp quốc gia)
2. Biện pháp và kết quả áp dụng biện pháp để nâng cao chất lượng công tác
giảng dạy
2.1. Tên biện pháp: “Sử dụng mô hình mạch điện thực tế trong giảng dạy
thực hành công nghệ 9”
2.2. Nội dung biện pháp:
- Thực trạng:
Môn Công nghệ 9 (lắp đặt mạng điện trong nhà) nhằm cung cấp cho học sinh

những kiến thức cơ bản giúp các em củng cố thêm lý thuyết đã học trong
chương trình phổ thông. Mặt khác cung cấp thêm kiến thức để các em có thể
bước vào con đường nghề nghiệp sau này, vì thế thời lượng thực hành trong
chương trình tương đối cao (có tới 7/12 bài thực hành).
Với thời lượng thực hành lớn như vậy các em được làm quen với các
mạch điện từ đơn giản đến phức tạp, nhằm hình thành những kiến thức cơ bản
giúp định hướng nghề nghiệp cho các em sau này hoặc các em có thể ứng dụng
những kiến thức này vào thực tế để có thể tự lắp đặt, sửa chữa những mạch điện
có trong gia đình của mình.
Với thời lượng thực hành nhiều nên bộ môn cũng yêu cầu số lượng lớn
các thiết bị dạy học, trong thực tế các thiết bị này được cung cấp bởi các công ty
thiết bị giáo dục. Các thiết bị được cấp hiện nay đối với bộ môn công nghệ
tương đối cũ, có phần lạc hậu so với công nghệ hiện nay.
VD: Sản phẩm của học sinh sau khi thực hành

21


Những loại thiết bị này hiện tại ít được sử dụng trong các gia đình. Với sự
phát triển của công nghệ, kinh tế thì các gia đình hiện nay hầu hết đã chuyển
sang hệ thống lắp đặt mạng điện kiểu ngầm sử dụng các loại thiết bị như:
Attomat, Công tắc, ổ cắm như sau:

Với các thiết bị dạy học có trong chương trình như vậy nên các em rất khó
khăn khi tiến hành lắp đặt hay sửa chữa những hư hỏng mạng điện gia đình của
mình vì kiến thức các em được cung cấp khác với thực tế mà các em đã tiếp xúc.
Cũng vì thế nên trong các tiết thực hành học sinh thường không có hứng thú khi
tham gia vào quá trình lắp mạch điện, các thành viên trong nhóm hoạt động rời
rạc, thiếu tập trung do đó tỉ lệ hoàn thành bài thực hành không cao (chỉ đạt 4/6
nhóm).

Sau nhiều lần tìm hiểu, tham khảo tôi xin mạnh dạn đề xuất giải pháp:
“Sử dụng mô hình mạch điện thực tế trong giảng dạy thực hành công nghệ
9”.
- Cách thức tiến trình thực hiện biện pháp:
Mô hình thực chất là các mạch điện được thiết kế lắp đặt sẵn ở trên các
mảng tường của phòng thực hành, các mạch điện này được thiết kế giống với
mạch điện trên thực tế mà các gia đình đang sử dụng (Sử dụng hệ thống ống
luồn dây đi trên tường kết hợp với các thiết bị điện (attomat, công tắc, ổ
cắm…)). Với diện tích tường ở các phòng thực hành có thể lắp cho 6 hoặc 8
nhóm học sinh cùng tham gia thực hành một lúc.

22


Với mô hình này học sinh có thể thực hành được tất cả 7 bài thực hành
trong chương trình công nghệ 9. Khi tiến hành thực hành giáo viên yêu cầu các
nhóm trưởng nhận dụng cụ, vật liệu và thiết bị và nhận vị trí để thực hành. Để
thực hành các bài khác nhau giáo viên chỉ cần thay đổi thiết bị điện, vật liệu
(công tắc, ổ cắm, dây dẫn, bóng đèn, đui đèn…).
Qui trình thực hành trên mô hình:
Bước 1: Nhận dụng cụ, vật liệu, thiết bị từ giáo viên, nhận vị trí thực
hành.
Bước 2: Luồn dây điện vào ống luồn dây tới các vị trí cần thiết.
Bước 3: Nối dây vào các thiết bị điện (theo sơ đồ lắp đặt)
Bước 4: Các nhóm học sinh tự kiểm tra chéo nhau, giáo viên kiểm tra lại
rồi cho học sinh vận hành mạch điện.
Tất cả các thiết bị, phương án lắp đặt dây dẫn được thiết kế sao cho giống
với thực tế nhất. Từ kiến thức lý thuyết mà sách giáo khoa cung cấp giáo viên
hướng dẫn học sinh tiến hành thao tác trên mô hình. Khi tiến hành thực hành
học sinh được tiếp cận với những thiết bị, các kiểu lắp đặt mà trong thực tế đang

sử dụng vì vậy sau này các em có thể tự thiết kế hoặc sửa chữa mạch điện cho
gia đình của mình.

Phương pháp mới

Phương pháp cũ

- Đánh giá cách thức tiến trình thực hiện biện pháp:
Đối với qui trình thực hiện như trước đây học sinh thực hiện một cách thụ
động, gò ép theo sự hướng dẫn của giáo viên, khi thực hiện học sinh không có
hứng thú vì mạch điện mà các em lắp đặt không được áp dụng (hoặc rất ít) cho
thực tế. Khi áp dụng phương pháp này học sinh có thêm hứng thú tham gia vào
thực hành.
Chưa phát huy được kĩ năng làm việc theo nhóm, Khi giáo viên giao
nhiệm vụ chỉ có 50% số học sinh tham gia thực hiện, số còn lại ngồi xem. Khi
23


sử dụng mô hình này tỉ lệ học sinh tham gia thực hành tăng lên 95% vì khối
lượng công việc nhiều, mạch điện chiếm diện tích lớn nên cần phải có sự phối
kết hợp của các thành viên mới xong được nội dung công việc được giao.
Tỉ lệ hoàn thành công việc được giao trong tiết thực hành tăng (5/6 nhóm)
so với khi sử dụng phương pháp cũ (4/6 nhóm).
2.3. Kết quả, hiệu quả của biện pháp trong việc nâng cao chất lượng công tác
giảng dạy ở cơ sở:
Giúp học sinh tiếp cận được với các thiết bị hiện đại, giống như trong
thực tế để sau này các em khỏi bỡ ngỡ khi gặp trong đời sống.
Kích thích tính sáng tạo của học sinh sau này các em có thể tự phục vụ
nhu cầu của mình trong cuộc sống về thiết kế mạch điện hoặc sử dụng để phục
vụ cho nhu cầu nghề nghiệp sau này.

Tạo tiền đề tốt để các em có thể tham gia chương trình học nghề, thực
hiện tốt công tác phân luồng sau khi tốt nghiệp.
Tăng cường kĩ năng làm việc theo nhóm vì để thực hiện được bài tập mà
giáo viên giao đòi hỏi học sinh phải biết kết hợp, phân chia công việc cho từng
thành viên trong nhóm của mình.
3. Kế hoạch cải tiến, phát triển biện pháp để nâng cao chất lượng công tác
giảng dạy trong thời gian tới (nếu có)
Trong năm học này mới áp dụng thử nghiệm 2 mạch điện, sắp tới sẽ tăng
cường thêm nhiều loại mạch điện nữa (6 hoặc 8) để học sinh có thể thực hành và
tiếp xúc với các mạch điện cơ bản trong thực tế mặt khác giáo viên có thể tạo ra
các hư hỏng, các lỗi thường gặp trên mô hình để học sinh tự tìm kiếm phương án
khắc phục, qua đó hình thành kĩ năng nghề nghiệp sau này.
Có thể kết hợp với một số phần mềm thiết kế mạch điện như: CADe
MiSU, Crocodile Physics …. để học sinh thiết kế trên máy tính xong rồi mới
tiến hành thực hành trên mô hình.
GIÁO VIÊN DỰ THI
PHÒNG GD&ĐT QUỲNH LƯU

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS QUỲNH THANH

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quỳnh Thanh, ngày 08 tháng 02 năm 2020

BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
(Phục vụ kỳ thi GVDG huyện cấp THCS chu kỳ 2019-2021)
Họ tên: Lê Văn Hợp
24



Đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Quỳnh Thanh
Chức vụ hiện giữ: Giáo viên
Môn dự thi: Công nghệ (Công nghiệp). SBD: ………...
1. Sơ lược về nhiệm vụ và thành tích cá nhân
- Nhiệm vụ giảng dạy được phân công trong năm học 2019-2020:
Dạy môn Công nghệ 7, 8, 9, chủ nhiệm lớp 7E.
- Thành tích đã đạt được trong thời gian qua:
Chiến sỹ thi đua cơ sở năm học 2017 - 2018 và năm học 2018 - 2019.
2. Biện pháp và kết quả áp dụng biện pháp để nâng cao chất lượng công tác
giảng dạy
2.1. Tên biện pháp: Một số biện pháp khi dạy bài Đọc bản vẽ các khối đa diện
và các khối tròn xoay.
2.2. Nội dung biện pháp:
- Thực trạng trước khi tiến hành áp dụng biện pháp:
Qua nhiều năm dạy học ở bài tập thực hành: đọc bản vẽ các khối đa diện và
các khối tròn xoay, tôi nhận thấy một số tồn tại sau:
Nội dung bài học nhiều nhưng thời lượng chỉ dạy trong một tiết. Phần hướng
dẫn ban đầu của giáo viên chiếm khá nhiều thời gian. Thời gian để các em làm
bài còn ít.
Trí tưởng tượng không gian của các em còn hạn chế nên chưa hình dung ra
được hình dạng của vật thể.
Đồ dùng trực quan phục vụ cho bài học ở phòng thiết bị của nhà trường
không có.
Vẽ các hình chiếu là một trong những nội dung khó đối với học sinh. Đặc biệt
là vẽ các hình chiếu còn thiếu của vật thể.
Học sinh không chú ý, không hứng thú lắm với môn học nên ảnh hưởng đến
quá trình tiếp thu bài học của các em.
Dụng cụ để kẻ, vẽ như: bút chì, thước, tẩy... một số em còn thiếu. Khi làm bài

thường hay mượn của nhau nên làm lộn xộn trong giờ học, làm ảnh hưởng đến
thời gian và kết quả của bài làm.
- Cách thức tiến trình thực hiện biện pháp:
Xuất phát từ thực tế trên và nhận thức được vai trò quan trọng của vấn đề, bản
thân tôi đã nghiên cứu, đưa ra được một số biện pháp khi dạy bài: Đọc bản vẽ
các khối đa diện và các khối tròn xoay - Công nghệ 8.
Biện pháp thứ nhất: về công tác chuẩn bị
Đối với giáo viên:
Để rút ngắn thời gian hướng dẫn của giáo viên, dành thời gian cho học sinh
làm bài, giáo viên phóng to các hình, các bảng trong sách giáo khoa.
Làm các mô hình vật thể H5.2, các khối hình học: hình hộp, hình chỏm cầu,
hình trụ, hình nón cụt (Sử dụng các khối này để ghép lại thành các vật thể như
h7.2).
25


×