TRẢ LỜI 11 CÂU HỎI PHÂN TÍCH KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN TOÁN CẤP TIỂU HỌC
Câu 1. Sau khi học bài học, học sinh "làm" được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và
vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?
Sau khi học bài học, học sinh nhận biết được các số có hai chữ số từ 20 đến 50; đọc
viết được các số có 2 chữ số từ 20-50.
Câu 2. Học sinh sẽ được thực hiện các "hoạt động học" nào trong bài học?
Trong bài học, học sinh sẽ được thực hiệc các hoạt động:
- Khởi động
- Nhận biết các số có 2 chữ số
- Thực hành, luyện tập
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn.
Câu 3. Thông qua các "hoạt động học" sẽ thực hiện trong bài học, những "biểu
hiện cụ thể" của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát
triển cho học sinh?
Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học có thể hình thành, phát
triển cho học sinh những phẩm chất năng lực sau:
- Các phẩm chất: cẩn thận, nhanh nhẹn.
- Các năng lực:
+ Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ và phương
tiện học toán; năng lực tư duy và lập luận toán học.
+ Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác.
Câu 4. Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học
sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được
sử dụng những thiết bị dạy học/ học liệu: Phiếu học tập, các bó que tính và các que
tính rời.
Câu 5. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào
(đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?
Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu để hình thành kiến thức mới
* Học sinh “làm” các thao tác sau:
- HS nhìn rồi lấy một số que tính như dòng đầu tiên trong sách (23 que)
- HS đếm rồi bó thành từng bó gồm 10 que tính.
- HS xác định có bao nhiêu bó, bao nhiêu que tính rời.
* Học sinh viết, đọc số: 23, 21, 24, 25.
* Học sinh làm tương tự với các số 36, 42.
Câu 6. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình
thành kiến thức mới là gì?
Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến
thức mới là:
- Nhìn tranh, lập được các số có hai chữ số bất kỳ từ 21 đến 50.
- Nhận biết được cấu tạo các số từ 21 đến 50, biết được vị trí của các số từ 21 đến 50
trong dãy số tự nhiên
- Thông qua các thao tác với que tính trong từng trường hợp để tạo lập số có hai chữ
số từ 21 đến 50.
- HS đếm nhẩm nhanh, đếm số bạn trong lớp mình, đếm số bàn, số ghế có trong lớp
học rồi viết được các số đó.
Câu 7. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt
động để hình thành kiến thức mới của học sinh?
Giáo viên cần nhận xét, đánh giá về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến
thức mới của học sinh là: Dựa vào định hướng chung về đánh giá kết quả giáo dục
trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, dựa vào mục tiêu cần đạt. Đánh giá
của giáo viên, đánh giá giữa học sinh với học sinh. Đánh giá thông qua trả lời miệng,
đánh giá thông qua thao tác của học sinh. Đánh giá về chữ viết, về kỹ năng trình bày
qua hoạt động học của học sinh.
Câu 8. Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học,
học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học sinh sẽ được
sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu như: sách giáo khoa, phiếu bài tập, các băng
giấy, số bàn ghế trong lớp học, số học sinh nam trong lớp học, số học sinh nam, số
học sinh nữ.
Câu 9. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào
(đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới?
Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ phiếu bài tập, các băng giấy để luyện tập vận dụng
kiến thức mới:
* Phiếu bài tập: Học sinh nhìn, đếm theo chục rồi viết số theo mẫu. Từ đó học sinh
xác định được số chục, số đơn vị và đọc số đó.
* Băng giấy: Học sinh củng cố nhận biết về các số trong phạm vi 50.
Câu 10. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện
tập/vận dụng kiến thức mới là gì?
Sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/ vận dụng kiến thức
mới là học sinh biết đếm, đọc, viết các số từ 1- 50. Xác định được số chục, số đơn vị
trong mỗi số.
Câu 11. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt
động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?
Kết hợp đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết, đánh giá định tính và định lượng,
đánh giá bằng cách sử dụng các công cụ khác nhau như câu hỏi, bài tập. Đánh giá
tổng kết thông qua mức độ đạt được các yêu cầu tiết học. Thông qua học sinh trả lời
các câu hỏi qua quan sát các em thực hiện các hoạt động học.
TRẢ LỜI 11 CÂU HỎI PHÂN TÍCH KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN TIẾNG VIỆT CẤP TIỂU HỌC
1. Sau khi học bài học, HS làm được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng
Kiến thức - Kỹ năng?
- Đọc: Đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài thơ, đảm bảo tốc độ 60 tiếng/1
phút; biết ngắt hơi ở chỗ kết thúc mỗi dòng thơ; trả lời các câu hỏi của bài Thuyền lá;
bước đầu nhận biết được các hoạt động của từng nhân vật trong bài dựa vào gợi ý của
GV.
- Nói: Hỏi và trả lời câu hỏi đơn giản về việc giúp đỡ bạn
- Phẩm chất: Góp phần hình thành phẩm chất nhân ái (biết giúp đỡ bạn bè)
2. HS sẽ thực hiện các hoạt động học trong bài
- Đọc
- Trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài
- Nhận biết các hoạt động của từng nhân vật trong bài dựa vào gợi ý của GV
- HÐ nhóm, đóng vai, phỏng vấn (Hỏi đáp về việc giúp đỡ bạn)
3. Thông qua các HÐ học sẽ thực hiện trong bài, những biểu hiện cụ thể của
những phẩm chất, năng lực có thể được hình thành và phát triển cho HS?
- NL: Đọc, nói, nghe. NL ngôn ngữ, NL văn học
- PC: PC nhân ái (biết giúp đỡ bạn)
4. Khi thực hiện HĐ để hình thành kiến thức mới trong bài học, HS sẽ sử dụng
thiết bị dạy học/ học liệu?
- Sách, phiếu bài tập đọc hiểu, tranh, ảnh minh họa bài đọc, các slide của GV
5. HS sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu (đọc/nghe/nhìn/làm) đề hình thành kiến
thức mới
- Quan sát tranh minh họa (nhìn)
- Nghe GV đọc mẫu
- Đọc bài thơ
- Làm việc với phiếu bài tập
6. Sản phẩm học tập mà HS hình thành trong HĐ để hình thành kiến thức mới
- Đọc đúng và rõ ràng các từ các câu trong bài thơ, tốc độ 60 tiếng trong 1 phút, biết
ngắt hơi ở cuối mỗi dòng thơ
- Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài Thuyền lá
- Bước đâu nhận biết được các hoạt động của từng nhân vật dựa vào gợi ý của GV
7. GV cần nhận xét, đánh giá về kết quả thực hiện HĐ để hình thành kiến thức
mới của HS
- Nhận xét, đánh giá về đọc
- Nhận xét, đánh giá về việc trả lời câu hỏi đơn giản về nội dung văn bản.
- Nhận xét, đánh giá về việc nhận biết HĐ của từng nhân vật trong bài
8. Sau khi thực hiện HĐ luyện tập/ vận dụng kiến thức mới trong bài học, HS sẽ
sử dụng những thiết bị dạy học/ học liệu
- Tranh ảnh để mở rộng vốn từ, tranh luyện nói
- Phiếu bài tập
- Các slide đề luyện đọc
9. HS sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu như thế nào (đọc, nghe, nhìn, làm) đề
luyện tập/ vận dụng kiến thức mới
- Quan sát tranh, ảnh để mở rộng vốn từ; tranh dạy luyện nói
- Hoàn thành phiếu bài tập
- Luyện đọc theo các slide
10. Sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành trong luyện tập; vận dụng kiến
thức mới
- Hỏi và trả lời câu hỏi về việc giúp bạn
- Hoàn thành phiếu bài tập
- Hình thành phẩm chất nhân ái (biết giúp đỡ bạn bè)
11. GV cần nhận xét, đánh giá về kết quả thực hiện HĐ luyện tập/ vận dụng kiến
thức mới
•
Nhận xét, đánh giá về hoạt động nghe - nói
•
Nhận xét, đánh giá về việc mở rộng vốn từ
TRẢ LỜI 11 CÂU HỎI PHÂN TÍCH KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT
1. Sau khi học bài học, học sinh "làm" được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận
dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?
Sau khi học bài học, để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ
đề học sinh cần phải làm
- Tích cực tham gia tập luyện.
- Quan sát, lắng nghe giáo viên chỉ dẫn để tiến hành tập luyện
- Biết sưu tầm tranh ảnh phục vụ bài học
- Biết phân công hợp tác trong nhóm để thực hiện các trò chơi.
- Biết vệ sinh sân tâp, chuẩn bị dụng cụ trước khi tập luyện.
- Biết quan sát tranh ảnh và động tác mẫu của giáo viên để tập luyện
2. Học sinh sẽ được thực hiện các "hoạt động học" nào trong bài học?
Học sinh sẽ được thực hiện các hoạt động học:
- Những kĩ năng sơ giản về vệ sinh sân tập, chuẩn bị dụng cụ trong tập luyện; về vệ
sinh cá nhân, đảm bảo an toàn trong tập luyện; về những yếu tố môi trường tự nhiên
có lợi, có hại trong tập luyện;
- Về vệ sinh trong mỗi giờ học cần phải: khởi động, tập luyện, hồi phục, nghỉ ngơi sau
tập luyện; về chế độ ăn uống cần đảm bảo dinh dưỡng trong tập luyện
- Vận động cơ bản gồm: Đội hình đội ngũ, các tư thế hoạt động vận động cơ bản của
đầu, cổ, tay, chân; các hoạt động vận động phối hợp của cơ thể, các bài tập phối hợp
di chuyển các hướng,...
- Các động tác thể dục phù hợp với đặc điểm lứa tuổi
- Trò chơi bổ trợ khéo léo, mềm dẻo, phối hợp vận động.
3. Thông qua các "hoạt động học" sẽ thực hiện trong bài học, những "biểu hiện
cụ thể" của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển
cho học sinh?
Thông qua các "hoạt động học" sẽ thực hiện trong bài học có thể hình thành, phát
triển những năng lực phẩm chất sau:
1. Đối với cấp tiểu học
Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm, cụ thể đã khơi dậy
ở HS:
- Nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.
- Tích cực tham gia các trò chơi vận động bổ trợ khéo léo,...
a. Về năng lực: Bài học góp phần hình thành, phát triển các năng lực sau đây:
b. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết sưu tầm tranh ảnh phục vụ bài học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các
trò chơi.
c. Năng lực đặc thù
- Biết thực hiện vệ sinh sân tập, chuẩn bị dụng cụ trước tập luyện.
- Biết quan sát tranh ảnh và động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện.
- Thực hiện được nội dung bài tập thể dục: Động tác vươn thở
2. Đối với cấp THCS
a. Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm, cụ thể đã khơi
dậy ở HS:
- Tự giác, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.
- Luôn cố gắng vươn lên để đạt kết quả tốt trong luyện tập.
- Đoàn kết và giúp đỡ bạn trong tập luyện
b. Về năng lực: Bài học góp phần hình thành, phát triển các năng lực sau đây:
c. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh chủ động, thực hiện việc sưu tầm tranh ảnh
phục vụ bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thuật ngữ, kết hợp với hình ảnh để trình
bày thông tin về động tác; biết hợp tác trong nhóm để thực hiện bài tập và các trò
chơi.
d. Năng lực đặc thù
- Nhận biết được các yếu tố dinh dưỡng cơ bản có ảnh hưởng trong tập luyện và phát
triển thể chất.
- Biết quan sát tranh ảnh và động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện.
- Thực hiện đúng động tác bài tập thể dục: từ động tác 1 đến động tác 8.
- Tự sửa được động tác thông qua nghe, quan sát và tập luyện. - Thể hiện được các
động tác trong bài tập thể dục đã học.
3. Đối với tiết dạy cấp THPT
a. Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm, cụ thể đã khơi
dậy ở học sinh:
- Có ý thức tự giác, tích cực và nghiêm túc rèn luyện, tu dưỡng bản thân.
- Thể hiện tinh thần tập thể, đoàn kết, giúp đỡ bạn trong tập luyện
- Có ý trí vượt qua khó khăn, nỗ lực phấn đấu vươn lên để đạt kết quả tốt trong luyện
tập
- Thể hiện sự yêu thích môn Bóng đá trong học tập và rèn luyện.
b. Về năng lực: Bài học góp phần hình thành, phát triển các năng lực sau đây:
c. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh chủ động thực hiện việc sưu tầm tranh ảnh phục
vụ bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thuật ngữ, kết hợp với hình ảnh để trình
bày thông tin về động tác; biết hợp tác trong nhóm để thực hiện bài tập và các trò chơi
bổ trợ phát triển thể lực.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua các hoạt động luyện tập, trò chơi,
thi đấu và vận dụng linh hoạt các phương pháp, phân tích được tình huống trong luyện
tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề để giải quyết phù
hợp nhất.
d. Năng lực đặc thù
+ Sử dụng được một số yếu tố tự nhiên (không khí, nước, ánh sáng,...) và dinh dưỡng
để rèn luyện sức khoẻ và phát triển các tố chất thể lực.
+ Có hiểu biết sơ giản về lịch sử môn thể thao Bóng đá.
+ Vận dụng được một số điều luật của môn Bóng đá vào trong tập luyện.
+ Thực hiện được các kĩ thuật cơ bản của môn Bóng đá.
+ Biết điều chỉnh, sửa sai một số động tác của môn Bóng đá thông qua nghe, quan sát,
tập luyện của bản thân và tổ, nhóm.
+ Biết phán đoán, xử lí các tình huống linh hoạt và phối hợp được với đồng đội trong
tập luyện và thi đấu môn Bóng đá.
+ Vận dụng được những hiểu biết về môn Bóng đá để tập luyện hằng ngày.
+ Thể hiện sự tăng tiến thể lực trong tập luyện.
+ Đạt tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh
sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được
sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu sau: tranh ảnh, mô hình,... minh họa bài dạy,
một số dụng cụ phục vụ phù hợp với hoạt động tập luyện của giờ học; các clip hướng
dẫn tập động tác (nếu có)
5. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để
hình thành kiến thức mới?
Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến
thức mới như:
- Học sinh về nhà tự tìm tòi tranh ảnh các clip liên quan tới kiến thức mới trên mạng
internet, sách giáo khoa, phương tiện truyền thông .... theo sự hướng dẫn của giáo
viên từ tiết trước.
- Học sinh báo cáo kết qủa tìm được theo nóm. thảo luận rút ra kết quả
- Lắng nghe giáo viên nhận xét.
- Quan sát Tranh ảnh, video mà giáo viên đưa ra
- Theo dõi giáo viên thị phạm và phân tích động tác
- Tiến hành tập luyện cả lớp theo hướng dẫn của giáo viên
- Tiến hành tập luyện theo tổ, nhóm đôi....
- Lắng nghe nhận xét của giáo viên, bạn bè để chỉnh sửa lỗi sai cho mình từ đó tập
luyện cho đúng, đẹp
- Quan sát các bạn tập luyện từ đó rút ra kinh nghiệm tập luyện cho đúng
6. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành
kiến thức mới là gì?
Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến
thức mới là:
* Đối với tiết dạy cấp tiểu học:
- Biết sưu tầm tranh ảnh phục vụ bài học
- Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các trò chơi.
- Biết thực hiện vệ sinh sân tập, chuẩn bị dụng cụ trước tập luyện.
- Biết quan sát tranh ảnh và động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện.
- Thực hiện được nội dung bài tập thể dục: Động tác vươn thở
* Đối với tiết dạy cấp THCS:
- Nhận biết được các yếu tố dinh dưỡng cơ bản có ảnh hưởng trong tập luyện và phát
triển thể chất.
- Biết quan sát tranh ảnh và động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện.
- Thực hiện đúng động tác bài tập thể dục: từ động tác 1 đến động tác 8.
- Tự sửa được động tác thông qua nghe, quan sát và tập luyện.
- Thể hiện được các động tác trong bài tập thể dục đã học.
* Đối với cấp THPT:
- Sử dụng được một số yếu tố tự nhiên (không khí, nước, ánh sáng,...) và dinh dưỡng
để rèn luyện sức khoẻ và phát triển các tố chất thể lực.
- Có hiểu biết sơ giản về lịch sử môn thể thao Bóng đá.
- Vận dụng được một số điều luật của môn Bóng đá vào trong tập luyện.
+ Thực hiện được các kĩ thuật cơ bản của môn Bóng đá.
+ Biết điều chỉnh, sửa sai một số động tác của môn Bóng đá thông qua nghe, quan sát,
tập luyện của bản thân và tổ, nhóm.
- Biết phán đoán, xử lí các tình huống linh hoạt và phối hợp được với đồng đội trong
tập luyện và thi đấu môn Bóng đá.
- Vận dụng được những hiểu biết về môn Bóng đá để tập luyện hằng ngày.
- Thể hiện sự tăng tiến thể lực trong tập luyện.
- Đạt tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
7. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động
để hình thành kiến thức mới của học sinh?
Để nhận xét, đánh giá thực hiện kết quả hình thành kiến thức mới của học sinh:
- Đánh giá, nhận xét thường xuyên và kịp thời.
- Phải căn cứ vào mục tiêu và các yêu cầu cần đạt đối với từng lớp học, cấp học trong
chương trình môn Giáo dục thể chất, theo các tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh do
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, chú trọng kĩ năng vận động và hoạt động thể dục
thể thao của học sinh.
- Đánh giá phải bảo đảm toàn diện, khách quan, có phân hoá; kết hợp giữa đánh giá
thường xuyên và định kì; kết hợp giữa đánh giá của giáo viên, tự đánh giá và đánh giá
của các bạn, đánh giá của cha mẹ học sinh.
- Đánh giá phải coi trọng sự tiến bộ của học sinh về năng lực, thể lực và ý thức học
tập; có tác dụng thúc đẩy và hỗ trợ học sinh phát triển các phẩm chất và năng lực; tạo
được hứng thú và khích lệ tinh thần tập luyện của học sinh, qua đó khuyến khích học
sinh tham gia các hoạt động thể dục thể thao ở trong và ngoài nhà trường.
- Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá năng lực của người
học. Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức... sang đánh
giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh
giá các năng lực vận động có sự tư duy sáng tạo ở học sinh.
8. Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học
sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ
được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu: tranh ảnh, sách giáo khoa, tài liệu trên
mạng internet, các phương tiện truyền thông, các vật dụng, thiết bị mà giáo viên đưa
ra
9. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để
luyện tập/vận dụng kiến thức mới?
Học sinh dựa vào vốn kiến thức mình tìm được và nội dung giáo viên hướng dẫn hình
thành nên khái niệm ban đầu.
Tiến hành tập luyện dưới các hình thức: cá nhân, nhóm đôi, tổ, tập chung cả lớp
Có thể luyện tập, vận dụng kiến thức mới trong các hình thức thi đấu, biểu diễn
Áp dụng kiến thức thường xuyên trong cuộc sống: tập luyện để nâng cao sức khỏe,
tập luyện sau các tiết học căng thẳng để tinh thần thoải mái tránh mệt mỏi
10. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện
tập/vận dụng kiến thức mới là gì?
Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng
kiến thức mới là:
- Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện
cụ thể như: tham gia chơi tích cực các trò chơi vận động rèn luyện tư thế, tác phong,
phản xạ và bổ trợ môn thể thao ưa thích; nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt
động tập thể; bước đầu hình thành thói quen tập thể dục; thể hiện sự yêu thích tập
luyện thể dục thể thao; có trách nhiệm với tập thể và ý thức giúp đỡ bạn trong tập
luyện; tự giác, dũng cảm, thường xuyên tập luyện TDTT.
- Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung như: học sinh thực hiện các
hoạt động tìm tòi, khám phá, tra cứu thông tin và thực hiện các bài tập thực hành;
môn Giáo dục thể chất còn tạo cơ hội cho học sinh thường xuyên được trao đổi, trình
bày, chia sẻ và phối hợp thực hiện ý tưởng trong các bài thực hành, các trò chơi, các
hoạt động thi đấu có tính đồng đội,..
- Giúp học sinh bước đầu hình thành, phát triển năng lực thể chất như: năng lực chăm
sóc sức khoẻ; năng lực vận động cơ bản; năng lực hoạt động thể dục thể thao.
11. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động
luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?
Về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh giáo
viên cần nhận xét, đánh giá:
- Giáo viên phải luôn thể hiện sự quan tâm, động viên của mình đối với học sinh, để
các em không e ngại khi chưa làm đúng động tác, giúp các em mạnh dạn trao đổi, đặt
câu hỏi với giáo viên và với bạn cùng tập luyện với mình để cùng nhau tìm cách khắc
phục những động tác sai thường mắc.
- Đặc biệt chú ý đặc trưng của môn học Giáo dục thể chất là sự coi trọng nguyên tắc
đối xử cá biệt trong quá trình giảng dạy và tập luyện. Luôn nhắc và yêu cầu học sinh
tập trung quan sát, lắng nghe giáo viên chỉ dẫn để vận dụng vào tập luyện.
- Để học sinh có thể hoàn thành lượng vận động của bài tập mà học sinh không bị ức
chế, nhàm chán dẫn đến không tập trung và không thích luyện tập, người giáo viên
phải vận dụng linh hoạt, phong phú các hình thức tổ chức luyện như: - Luyện tập
đồng loạt; - Chia tổ luyện tập cố định và chia tổ luyện luân phiên.
- Khi sử dụng hình thức chia tổ luyện tập này cần sử dụng linh hoạt đội ngũ cán sự và
tiểu cán sự của lớp cũng như đội hình tập luyện, có thể sử dụng đội hình vòng tròn,
đội hình 2 hàng ngang đứng quay mặt vào nhau; một hàng tập luyện, một hàng đứng
quan sát bạn tập; sau khi bạn tập hết nội dung động tác quy định thì đội đứng quan sát
luân phiên cử người nhận xét (ngắn gọn) bạn mình đã tập đúng hay sai và ở mức độ
nào. Sau đó đổi vị trí của 2 nhóm tập cho nhau.
- Kết hợp giữa đánh giá của giáo viên, tự đánh giá và đánh giá của học sinh, đánh giá
của cha mẹ học sinh. Học sinh được biết thông tin về hình thức, thời điểm, cách đánh
giá và chủ động tham gia quá trình đánh giá.
- Đánh giá phải coi trọng sự tiến bộ của học sinh về năng lực, thể lực và ý thức học
tập; có tác dụng thúc đẩy và hỗ trợ học sinh phát triển các phẩm chất và năng lực; tạo
được hứng thú và khích lệ tinh thần tập luyện của học sinh, qua đó khuyến khích học
sinh tham gia các hoạt động thể dục thể thao ở trong và ngoài nhà trường.
TRẢ LỜI 11 CÂU HỎI PHÂN TÍCH KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN ÂM NHẠC
1. Sau khi học bài học, học sinh "làm" được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận
dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?
Trả lời: Sau khi học bài học:
- Học sinh hứng thú vận động phụ họa theo lời bài hát “Chào người bạn mới”, nêu
được cảm xúc của mình sau khi nghe bài hát đó.
- HS được tập giới thiệu về bản thân và giới thiệu được về bản thân trước thầy (cô) và
các bạn trong lớp.
- HS biết hỏi một số thông tin trong lần đầu làm quen với bạn mới.
- Học sinh đã tự tin làm quen với bạn mới thông qua trò chơi “Kết bạn” để biết được
khi muốn làm quen với thầy cô và bạn mới cần phải chào hỏi và giới thiệu về mình
một cách thân thiện.
- Học sinh được thực hành trải nghiệm chào hỏi và làm quen với bạn mới bằng cách
đóng vai. Từ đó học sinh biết khi làm quen với bạn cần vui vẻ, thân thiện, tránh gây
phiền cho người khác.
- Học sinh biết tự đánh giá mình và đánh giá bạn về cách chào hỏi, làm quen với bạn.
2. Học sinh sẽ được thực hiện các "hoạt động học" nào trong bài học?
Trả lời: Học sinh sẽ được thực hiện các “Hoạt động học” trong bài học là:
•
HĐ 1: Khởi động - Kết nối tri thức.
•
HĐ 2: Tập giới thiệu về bản thân.
•
HĐ 3: Xác định thông tin cần hỏi khi làm quen với bạn.
•
HĐ 4: Làm quen với bạn mới trong lớp qua trò chơi “Kết bạn”.
•
HĐ 5: Làm quen với bạn mới ở trường.
•
HĐ 6: Đánh giá.
•
HĐ 7: Xây dựng kế hoach rèn luyện.
3. Thông qua các "hoạt động học" sẽ thực hiện trong bài học, những "biểu hiện
cụ thể" của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển
cho học sinh?
Trả lời: Thông qua các “Hoạt động học” thực hiện trong bài học những phẩm chất,
năng lực có thể hình thành, phát triển cho học sinh là:
- Những phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, Chăm chỉ, Trung thực, Trách nhiệm.
- Năng lực chung: Tự chủ và tự học; Giao tiếp hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù: Ngôn ngữ
+ Biểu hiện về phẩm chất: Qua bài học các em biết yêu quý bạn bè và mọi người xung
quanh, thấy được giá trị của tình bạn. Từ đó biết chơi vui vẻ với bạn, biết nhường
nhịn bạn, trung thực với bạn, có trách nhiệm bảo vệ bạn.
+ Biểu hiện về năng lực: Biết dùng ngôn ngữ để tự làm quen với bạn. Biết cùng bạn
hợp tác trong học tập, vui chơi, ...Biết cùng bạn để hoàn thành nhiệm vụ được giao,....
4. Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh
sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
Trả lời: Khi thực hiện HĐ để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh được
sử dụng những thiết bị là: Hình mặt cười, mặt mếu.
5. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để
hình thành kiến thức mới?
Trả lời: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu( đọc/ nghe/ nhìn/ làm) để hình
thành kiến thức mới là:
- Xem, nghe bài hát “Chào người bạn mới” nhạc và lời: Lương Bằng Vinh.
- HS sử dụng hình mặt cười, mếu để thực hiện HĐ tự đánh giá.
6. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành
kiến thức mới là gì?
Trả lời: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành
kiến thức mới là: Biết cách chào hỏi và giới thiệu về bản thân; Biết làm quen với bạn
và lắng nghe thông tin về bạn; Biết thể hiện sự thân thiện với bạn.
7. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động
để hình thành kiến thức mới của học sinh?
Trả lời: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá về kết quả thực hiện hoạt động để hình
thành kiến thức mới của học sinh là:
HĐ: Tập giới thiệu về bản thân. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá HS biết nói lời
chào, biết giới thiệu về bản thân trước lớp.
HĐ: Xác định thông tin cần hỏi. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá HS biết hỏi một số
thông tin khi làm quen.
HĐ: Trò chơi “Kết bạn”. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá HS biết cách chơi và chơi
vui như thế nào?
HĐ: Đóng vai. Giáo viên nhận xét để học sinh thấy được mình đã biết làm quen với
bạn chưa? Khi làm quen với bạn thì cần phải vui vẻ, tránh làm phiền bạn như thế nào?
HĐ đánh giá. Giáo viên nhận xét để học sinh thấy được mình đã biết tự đánh giá
mình, đánh giá bạn chưa?
8. Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học
sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
Trả lời: Khi thực hiện hoạt động luyện tập/ vận dụng kiến thức mới trong bài học, học
sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/ học liệu: Quả cầu trong hoạt động đóng
vai.
9. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để
luyện tập/vận dụng kiến thức mới?
Trả lời: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu (đọc/ nghe/ nhìn/ làm) để luyện
tập/ vận dụng kiến thức mới là:
- Đọc: Đọc được niềm vui của bạn thể hiện trên nét mặt.
- Nghe: Nghe các bạn trình bày, trả lời, đóng vai, đánh giá... trong giờ học.
- Nhìn: Quan sát các bạn trả lời câu hỏi, chơi trò chơi, thể hiện vai, ... quan sát các bạn
nhận xét đánh giá về bạn, về mình, ..
- Làm: Thực hiện đóng vai, thực hiện làm quen với bạn,... sử dụng mặt mếu, mặt cười
để tự đánh giá mình, đánh giá bạn,...
10. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện
tập/vận dụng kiến thức mới là gì?
Trả lời: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập,
vận dụng kiến thức mới là: Biết cách làm quen với bạn. Đã làm quen với một số bạn.
11. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động
luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?
Trả lời: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/
vận dụng kiến thức mới của học sinh là: Khi làm quen với bạn các em đã biết giới
thiệu về mình chưa? Đã biết hỏi bạn như thế nào? Biết cùng chơi với bạn chưa? Khi
có bạn mới em cảm thấy thế nào? Em có thích mình có nhiều bạn không? Chúng mình
cần làm gì để có nhiều bạn mới?, ...
•
Biết tươi cười chào hỏi các bạn chưa?
•
Biết tự giới thiệu về bản thân với bạn chưa?
•
Biết hỏi những thông tin về bạn chưa?
•
Đã mạnh dạn làm quen với bạn chưa?
•
Em thấy tự tin, vui vẻ khi nói chuyện với bạn hay chưa?
TRẢ LỜI 11 CÂU HỎI PHÂN TÍCH KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Câu 1: Sau khi học bài học, học sinh "làm" được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và
vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?
Sau khi học bài học, để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ
đề học sinh cần phải làm:
•
•
•
Chỉ ra hoặc nêu tên được một số đồ dùng, thiết bị trong nhà nếu không sử dụng
cẩn thận có thể gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác
Biết ứng phó xử lí tình huống nguy hiểm khi sử dụng các đồ dùng trong nhà.
Biết cách sử dụng đồ dùng an toàn và nhắc nhở mọi người cất giữ những thứ có
thể gây nguy hiểm ở nhà cẩn thận.
•
Có tinh thần trách nhiệm, rèn tính ngăn nắp và cẩn thận.
•
Biết vệ sinh nhà ở sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp.
•
Biết quan sát tranh ảnh để làm theo những hành vi đúng và phê phán với hành
vi sai trái, gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh.
Câu 2: Học sinh sẽ được thực hiện các "hoạt động học" nào trong bài học?
Học sinh sẽ được thực hiện các hoạt động học:
•
Phát hiện một số đồ dùng, thiết bị trong nhà nếu sử dụng không cẩn thận có thể
làm bản thân hoặc người khác gặp nguy hiểm: HS kể tên một số đồ dùng trong nhà
nếu sử dụng không cẩn thận có thể làm bản thân hoặc người khác gặp nguy hiểm và
sắp xếp, phân loại chúng thành các nhóm: đồ vật gây đứt chân tay, gây bỏng, gây
điện giật.
•
Tìm xem trong trường hợp nào, những đồ dùng, thiết bị trong nhà có thể gây
nguy hiểm: HS được quan sát tranh ảnh để tìm ra các đồ vật thuộc các nhóm vừa liệt
kê và giải thích rõ từng trường hợp.
•
Báo cáo kết quả khảo sát nơi cất giữ một số đồ dùng, thiết bị trong nhà có thể
gây nguy hiểm: HS được thảo luận theo nhóm để tìm nơi cất những đồ vật gây nguy
hiểm và nêu được các biện pháp ngăn ngừa tai nạn, giữ an toàn khi ở nhà.
•
HS được đóng vai để xử lí các tình huống có thể sẽ xảy ra trong cuộc sống hàng
ngày.
Câu 3: Thông qua các "hoạt động học" sẽ thực hiện trong bài học, những "biểu
hiện cụ thể" của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát
triển cho học sinh?
Thông qua các "hoạt động học" sẽ thực hiện trong bài học có thể hình thành, phát
triển những năng lực phẩm chất sau:
1. Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm, cụ thể đã khơi
dậy ở HS:
- Nghiêm túc, tích cực trong học tập
- Tích cực tham gia thảo luận trong nhóm để hoàn thành yêu cầu của GV đưa ra.
2. Về năng lực: Bài học góp phần hình thành, phát triển các năng lực sau đây:
3. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết sưu tầm tranh ảnh phục vụ bài học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các
yêu cầu GV đưa ra.
4. Năng lực đặc thù
- Biết thực hiện vệ sinh nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp., cẩn thận
- Biết quan sát tranh ảnh và cách xử lí tình huống có thể xảy ra trong thực tế.
- Thực hiện được nội dung và hiểu nội dung của bài.
Câu 4: Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học
sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được
sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu sau: tranh ảnh vẽ hình một số đồ dùng/ thiết
bị trong nhà nếu sử dụng không cẩn thận có thể gây đứt tay, bỏng và điện giật, minh
họa bài dạy. các tình huống cho hoạt động đóng vai.
Câu 5: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào
(đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?
- Học sinh về nhà tự tìm tòi tranh ảnh các clip liên quan tới kiến thức mới trên mạng
internet, sách giáo khoa, phương tiện truyền thông .... theo sự hướng dẫn của giáo
viên từ tiết trước.
- Học sinh báo cáo kết quả tìm được theo nhóm. thảo luận rút ra kết quả
- Lắng nghe giáo viên nhận xét
- Quan sát Tranh ảnh, video mà giáo viên đưa ra
- Theo dõi giáo viên phân tích từng tình huống.
- Lắng nghe bổ sung, nhận xét của giáo viên, bạn bè để chỉnh sửa lỗi sai cho mình từ
đó rút ra được kết luận chính xác
- Quan sát các tranh ảnh trong bài để noi theo các hành vi đúng, và phê phán các hành
vi sai trái, cảnh báo cho mọi người các tình huống có thể gây nguy hiểm.
Câu 6: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình
thành kiến thức mới là gì?
Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến
thức mới là:
- Biết sưu tầm tranh ảnh phục vụ bài học
- Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các nhiệm vụ mà GV phân công.
- Biết thực hiện vệ sinh nhà cửa, lớp học..
- Biết quan sát tranh ảnh và nhập vai xử lí các tình huống mà Gv đưa ra cũng như
trong thực tế.
- Hiểu và thực hiện được nội dung bài học Sử dụng an toàn đồ dùng trong nhà.
Câu 7: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt
động để hình thành kiến thức mới của học sinh?
Để nhận xét, đánh giá thực hiện kết quả hình thành kiến thức mới của học sinh:
- Đánh giá, nhận xét thường xuyên và kịp thời
- Phải căn cứ vào mục tiêu và các yêu cầu cần đạt đối với từng lớp học, cấp học trong
chương trình môn Tự nhiên và Xã hội.
- Đánh giá phải bảo đảm toàn diện, khách quan, có phân hóa; kết hợp giữa đánh giá
thường xuyên và định kì; kết hợp giữa đánh giá của giáo viên, tự đánh giá và đánh giá
của các bạn, đánh giá của cha mẹ học sinh.
- Đánh giá phải coi trọng sự tiến bộ của học sinh về năng lực, phẩm chất và ý thức
học tập; có tác dụng thúc đẩy và hỗ trợ học sinh phát triển các phẩm chất và năng lực;
tạo được hứng thú và khích lệ tinh thần học tập của học sinh, qua đó khuyến khích
học sinh tham gia các hoạt động ở trong và ngoài nhà trường, để HS khám phá và
thêm yêu thích môn học.
- Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá năng lực của người
học. Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức... sang đánh
giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh
giá các năng lực vận động có sự tư duy sáng tạo ở học sinh.
Câu 8: Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học,
học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ
được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu: tranh ảnh, sách giáo khoa, tài liệu trên
mạng internet, các phương tiện truyền thông, các vật dụng, thiết bị mà giáo viên đưa
ra
Câu 9: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào
(đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới?
Học sinh dựa vào vốn kiến thức mình tìm được và nội dung giáo viên hướng dẫn hình
thành nên khái niệm ban đầu.
Tiến hành vận dụng các kiến thức mới vừa học để áp dụng vào cuộc sống thực tiễn:
biết cách ngăn ngừa, phòng tránh các tình huống gây nguy hiểm cho bản thân và cho
người khác.
Áp dụng kiến thức thường xuyên trong cuộc sống: nâng cao cảnh giác với những đồ
dùng gây nguy hiểm, rèn tính ngăn nắp, cẩn thận, gọn gàng.
Câu 10: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện
tập/vận dụng kiến thức mới là gì?
Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng
kiến thức mới là:
•
Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu
hiện cụ thể như: Tham gia thảo luận nhóm một cách tự giác, tích cực rèn luyện tính
tự giác trong học tập, tư thế, tác phong nghiêm túc trong học tập.
•
Thể hiện sự yêu thích môn học, ham học hỏi, tìm tòi, khám phá, có tinh thần
trách nhiệm cao.
•
Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung như: Học sinh thực hiện
các hoạt động tìm tòi, khám phá, tra cứu thông tin và thực hiện các kiến thức mới
vào trong cuộc sống hằng ngày.
•
Môn Tự nhiên và xã hội còn tạo cơ hội cho học sinh thường xuyên được trao
đổi, trình bày, chia sẻ và phối hợp thực hiện ý tưởng trong các bài thực hành, tăng sự
đoàn kết trong tập thể.
•
Giúp học sinh bước đầu hình thành, phát triển năng lực phẩm chất như: năng
lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, năng lực vận dụng kiến thức
kĩ năng, năng lực khoa học.
Câu 11: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt
động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?
Về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh giáo
viên cần nhận xét, đánh giá:
Giáo viên phải luôn thể hiện sự quan tâm, động viên của mình đối với học sinh, để
các em không e ngại khi chưa làm đúng, giúp các em mạnh dạn trao đổi, đặt câu hỏi
với giáo viên và với bạn cùng nhóm với mình để cùng nhau tìm các giải pháp, câu trả
lời chính xác.
Đặc biệt chú ý đặc trưng của môn học Tự nhiên và xã hội là sự coi trọng nguyên tắc
đối xử cá biệt trong quá trình giảng dạy. Luôn nhắc và yêu cầu học sinh tập trung
quan sát, lắng nghe giáo viên hướng dẫn để vận dụng vào bài học cũng như trong
cuộc sống.
Để học sinh có thể hoàn thành lượng bài tập mà học sinh không bị ức chế, nhàm chán
dẫn đến không tập trung và không thích học tập, người giáo viên phải vận dụng linh
hoạt, phong phú các hình thức tổ chức học tập:
•
Thảo luận nhóm đôi, nhóm 4;
•
Chia nhiệm vụ theo tổ, tổ chức các trò chơi học tập.... .
GV luôn luôn quan sát,lắng nghe, hướng dẫn, giúp đỡ, nêu gợi ý cho các nhóm trong
quá trình thảo luận nếu cần.
TRẢ LỜI 11 CÂU HỎI PHÂN TÍCH KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN MỸ THUẬT
Câu 1. Sau khi học bài học, học sinh “làm” được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và
vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?
Trả lời:
Học sinh biết làm việc theo nhóm, tranh luận phản hồi, thực hành làm ra sản phẩm và
tự đánh giá sản phẩm.
HS được bồi dưỡng đức tính đoàn kết, trách nhiệm, tiết kiệm, chăm chỉ, yêu nước.
HS được hình thành và phát triển các năng lực: Quan sát và nhận xét thẩm mĩ, sáng
tạo và ứng dụng thẩm mĩ, phân tích đánh giá thẩm mĩ, tự chủ tự học, giao tiếp hợp
tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán.
Câu 2. Học sinh sẽ thực hiện các “hoạt động học” nào trong bài học?
Trả lời: Hoạt động sưu tầm (Chuẩn bị của HS)
•
•
•
•
•
Hoạt động khởi động quan sát (Hoạt động khởi động)
Hoạt động quan sát, làm việc nhóm, trình bày kết quả thảo luận nhóm (Hoạt
động quan sát và nhận thức thẩm mĩ)
Hoạt động thực hành sáng tạo, ứng dụng (Hoạt động sáng tạo, ứng dụng)
Hoạt động trưng bày, viết bài chia sẻ sản phẩm, tranh luận phản hồi và tự đánh
giá sản phẩm. (Hoạt động phân tích, đánh giá)
HS quan sát, lắng nghe (Hoạt động mở rộng)
Câu 3. Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học, những “biểu
hiện cụ thể” của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát
triển cho học sinh?
Trả lời:
a. Về phẩm chất: Góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, siêng năng, trung thực, cần
cù, tiết kiệm ở HS, cụ thể qua một số biểu hiện:
•
Sưu tầm được đồ vật phế thải, vệ sinh sạch sẽ vật liệu tìm kiếm được, chuẩn bị
dồ dùng học tập, tiết kiệm, tái chế vật liệu phế thải bảo vệ môi trường.
•
Biết tôn trọng sản phẩm của mình, của bạn, của thợ thủ công/ nghệ nhân làm ra.
•
Chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình có tính xây dựng trong trao đổi, nhận xét
sản phẩm.
b. Về năng lực: Góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những năng lực sau:
* Năng lực đặc thù:
•
Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ
•
Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ.
•
Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ
* Năng lực chung:
•
Năng lực tự chủ và tự học
•
Năng lực giao tiếp và hợp tác
* Năng lực đặc thù khác:
•
Năng lực ngôn ngữ
•
Năng lực tính toán
Câu 4. Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học
sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/ học liệu như thế nào?
Trả lời:
Học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học:
Một số đồ vật trực quan:
+ 1 số loại bưu thiếp có hình dạng và cách trang trí khác nhau.
+ Chuẩn bị một số giấy màu, bìa màu, màu vẽ, kéo, hồ dán, băng dính hai mặt và một
số vật liệu khác
- Máy tính, máy chiếu.
- Một số dụng cụ thực hành: kéo, màu vẽ, súng bắn keo…
HS sử dụng các học liệu:
- SGK
- Các tài liệu liên quan trên sách, báo, internet…
Câu 5. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu như thế nào (đọc/ nghe/ nhìn/
làm) để hình thành kiến thức mới?
Trả lời:
Đọc/Nghe/ Nhìn/ Làm.
Câu 6. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình
thành kiến thức mới là gì?
Trả lời:
Sản phẩm hoạt động nhóm:
- HS đưa ra được các ý tưởng tạo sản phẩm cái bưu thiếp …(Ở hoạt động khởi động)
- HS nhận xét được đặc điểm, hình dáng, chất liệu, trang trí…. Của cái bưu thiếp…
- Nêu được sự khác biệt giữa bưu thiếp làm từ giấy với bưu thiếp có sử dụng đồ vật
tái chế. (Ở hoạt động quan sát và nhận thức thẩm mĩ)
- HS tìm ra được ý tưởng sáng tạo cho sản phẩm. HS sáng tạo được sản phẩm theo cá
nhân/ nhóm theo yêu cầu của GV. (Ở hoạt động sáng tạo, ứng dụng)
Câu 7. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt
động để hình thành kiến thức mới cho học sinh?
Trả lời:
GV nhận xét trên cơ sở sự hiểu biết, chia sẻ, kết quả hoạt động nhóm của học sinh:
- Về thái độ học tập: Sự chuẩn bị, quá trình tham gia hoạt động chủ đề của HS.
- Về năng lực: quá trình tham gia hoạt động chủ đề của HS, sản phẩm HS.
Câu 8. Khi thực hiện hoạt động luyện tập/ vận dụng kiến thức mới trong bài học,
học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/ học liệu nào?
Trả lời:
•
Các bước hướng dẫn làm ra sản phẩm.
•
Hình ảnh trực quan để giúp HS hình thành ý tưởng.
•
Các đồ dùng, nguyên vật liệu làm ra sản phẩm. (giấy màu, bìa màu, màu vẽ,
kéo, hồ dán, băng dính hai mặt và một số vật liệu khác).
Câu 9. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu như thế nào (đọc/ nghe/ nhìn/
làm) để luyện tập/ vận dụng kiến thức mới?
Trả lời: Đọc - Nghe - nhìn - làm.
Câu 10. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện
tập/ vận dụng kiến thức mới là gì?
Trả lời:
Học sinh sử dụng giấy màu hoay kết hợp đồ dùng tìm được để tạo ra bưu thiếp theo ý
thích của mình.
Câu 11. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt
động luyện tập/ vận dụng kiến thức mới của học sinh?
Trả lời:
Giáo viên nhận xét, đánh giá trên cơ sở nhận biết, thông hiểu và vận dụng của học
sinh theo từng mức độ.
TRẢ LỜI 11 CÂU HỎI PHÂN TÍCH KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM