Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Luận văn sư phạm Đọc - hiểu tác phẩm tự sự Việt Nam hiện đại sau 1975 trong chương trình ngữ văn thí điểm 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.32 KB, 59 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

Lê Thị Thanh Huê -K29 G - Ngữ Văn

Lời cảm ơn
Trong quá trình thực hiện, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
các thầy giáo cô giáo trong khoa Ngữ văn Trường ĐHSP HN2. Em xin
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới các thầy, cô trong khoa, đặc biệt là
thầy Vũ Ngọc Doanh đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khoá luận tốt
nghiệp .
Tôi xin chân thành cảm ơn những đóng góp của các bạn sinh viên
khoa Ngữ văn - Trường ĐHSP HN2.
Là một sinh viên lần đầu nghiên cứu khoa học chắc chắn không
tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp
của quý thầy, cô và bạn đọc.
Em xin chân thành cảm ơn.
Xuân Hoà, ngày 09 tháng 05 năm 2007.
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Thanh Huê.

1


Khoá luận tốt nghiệp

Lê Thị Thanh Huê -K29 G - Ngữ Văn

Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
* Đọc hiểu văn chương hiện nay đang trở thành một trong những
trọng tâm của chương trình SGK Ngữ văn mới. Trên cơ sở Lấy quan điểm


tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để tổ chức nội dung chương trình, biên soạn
SGK và lựa chọn các phương pháp giảng dạy, phần đọc hiểu văn bản được
đưa vào thay thế cho phần giảng văn quen thuộc, và trở thành đầu mối của
vấn đề tích hợp Ngữ văn cũng như đối với việc đổi mới phương pháp dạy học
tác phẩm văn chương trong nhà trường chứ không đơn thuần là truyện đổi
tên như quan niệm của một số người mà thực sự là vấn đề đổi màu đang
được thực thi đồng bộ liên thông trong chương trình Ngữ văn ở mọi cấp học.
Hạt nhân của vấn đề đọc hiểu văn chương chính là việc nhấn mạnh,
đề cao hoạt động học văn tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Có thể
nói, đây là hoạt động duy nhất mà người đọc có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với
thế giới nghệ thuật trong tác phẩm văn chương sống cùng với nó để cảm
nhận, thưởng thức và lý giải những giá trị sáng tạo thẩm mỹ độc đáo. Đó cũng
là cơ may để những tiềm năng nhân văn, tình cảm thẩm mỹ của tác phẩm có
thể chuyển vào trong cảm xúc và tâm trí của mỗi học sinh, làm biến đổi chủ
thể tạo nên sự phát triển tâm lý, nhận thức, nhân cách. Hay nói cách khác,
mục đích của việc dạy học văn chính là dạy cách đọc cho người học, đọc để
hiểu được văn chương và trưởng thành từng ngày dưới tác động lành mạnh của
tác phẩm văn chương.
* Theo tinh thần đổi mới, cấu trúc chương trình và nội dung SGK được
sắp xếp theo thể loại và các thời kỳ văn học đã làm nổi bật vai trò và đặc trưng
của thể loại nhân vật chính của lịch sử văn học. Chính vì vậy, hướng dẫn
học sinh đọc hiểu tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại là một hướng
đi có nhiều ưu thế để rèn luyện kỹ năng đọc, cảm thụ, phân tích, lý giải và
đánh giá tác phẩm một cách hợp lý và sáng tạo. Bởi tác phẩm văn chương nào

2


Khoá luận tốt nghiệp


Lê Thị Thanh Huê -K29 G - Ngữ Văn

cũng tồn tại trong hình thức một thể loại nhất định, không có tác phẩm siêu
thể loại. Thể loại chính là phạm trù về chỉnh thể tác phẩm. Dù thể loại là một
phạm trù mang tính lịch sử nhưng trong nó bao giờ cũng chứa đựng những hạt
nhân vững bền, đó là một mô hình hình tượng về thế giới, thể hiện cách cảm
nhận, giải thích và đánh giá thế giới. Đó là cơ sở để chúng ta khái quát lên
những đặc trưng của mỗi thể loại, từ đó vạch ra những con đường để tiếp cận,
khám phá, định hướng giúp học sinh đọc hiểu tác phẩm.
* Theo phân phối chương trình, tác phẩm tự sự là một kiểu văn bản
chính, số lượng lớn, chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng và thuộc loại văn bản
đồ sộ, bề bộn. Bởi tự sự là một loại tác phẩm văn học tái hiện trực tiếp mọi
mặt đời sống, xã hội, con người nên đây là loại văn bản khó đọc khó tổng
hợp, nắm bắt... Vậy phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm tự sự và cảm
thụ nó như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất? Đó là khó khăn cần tháo gỡ
trong quá trình tiếp nhận tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
* Dựa trên quan điểm và nguyên tắc xây dựng chương trình Ngữ văn đã
mở rộng đến sau 1975 với một số tác phẩm và tác giả như: Nguyễn Minh
Châu với Chiếc thuyền ngoài xa, Ma Văn Kháng với Mùa lá rụng trong
vườn, Nguyễn Khải với Một người Hà Nội, Hoàng Phủ Ngọc Tường với
Ai đặt tên cho dòng sông, Thanh Thảo với Cây đàn ghi ta của Loóc Ca,
Nguyễn Duy với Đò lèn ... góp phần làm cho chương trình gần với cuộc
sống hơn. Chính vì vậy, lựa chọn tác phẩm tự sự hiện đại sau 1975, người viết
muốn khoanh vùng giới hạn đề tài thực hiện để tìm hiểu những chuyển biến
của tự sự sau 1975.
Xuất phát từ những lý do trình bày trên, tôi chọn vấn đề Đọc hiểu tác
phẩn tự sự Việt Nam hiện đại sau 1975 trong chương trình Ngữ văn thí điểm
12 làm đề tài nghiên cứu cho khoá luận tốt nghiệp của mình.

3



Khoá luận tốt nghiệp

Lê Thị Thanh Huê -K29 G - Ngữ Văn

2. Lịch sử vấn đề.
Đọc hiểu thực ra không phải là vấn đề hoàn toàn mới đối với khoa học
về phương pháp. Thực ra nghiên cứu về hoạt động đọc và những khả năng của
nó trong giờ dạy học tác phẩm văn chương là đề tài của không ít những cuốn
sách, chuyên luận cũng như các luận án, luận văn. Nhưng có thể nói, gần như
chúng ta chỉ tập trung bàn về hoạt động đọc diễn cảm trong giờ dạy học văn.
Trong những năm gần đây, thuật ngữ đọc-hiểu mới xuất hiện thường
xuyên đều đặn trên các tờ báo, tạp chí chuyên ngành có uy tín như báo Giáo
dục và thời đại, Văn nghệ, Văn học tuổi trẻ, Dạy học ngày nay... và đã được
đề xuất và vận dụng một cách chính thức từ cấp THCS để phát huy tính tích
cực của học sinh khi làm việc với văn bản.
Năng lực đọc hiểu tác phẩm văn chương của học sinh THPT,
một tài liệu bồi dưỡng giáo viên tham gia giảng dạy chương trình Ngữ văn
THPT (thí điểm) của GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng là một bước phát triển
quan niệm về vấn đề đọc hiểu đã được trình bày trong tham luận Dạy đọc
hiểu là tạo nền tảng văn hoá cho người đọc và chuyên luận Đọc và tiếp
nhận tác phẩm văn chương. Tác giả cho rằng đọc không phải chỉ là hành
động nhận thức nội dung ý tưởng từ văn bản mà còn là hành động trực quan
sinh động giàu cảm xúc, có tính trực giác và khái quát trong nếm trải của con
người để nắm vững nội dung và ý nghĩa của nội dung văn bản.
Trong tài liệu Rèn luyện năng lực đọc hiểu (2004), GS nêu lên một
cách khái quát đọc hiểu như là khái niệm khoa học chỉ mức độ cao nhất của
hoạt động đọc. Tiếp cận ban đầu, để hiểu nội dung, hình thức phát triển nội
dung và đánh giá được trình bày như bốn mức phản ứng và đáp ứng trong quá

trình đọc hiểu. Bài viết Nghiên cứu và dạy học truyện ngắn hiện đại được
trình bày trong Văn học sau 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy
do tác giả Nguyễn Văn Long Lã Nhâm Thìn chủ biên. Nxb GD. H. 2006 đã

4


Khoá luận tốt nghiệp

Lê Thị Thanh Huê -K29 G - Ngữ Văn

đi sâu làm rõ vị trí của môn Ngữ văn theo quan điểm dạy học mới cũng như
cách đọc hiểu một thể loại cụ thể.
Trong bài viết Môn văn - thực trạng và giải pháp (1998) và lời mở
đầu cuốn sách Đọc văn học văn GS.TS. Trần Đình Sử đã đề cập đến tầm
quan trọng của vấn đề rèn luyện năng lực đọc hiểu văn bản, đặc biệt là văn
bản văn học cho học sinh phổ thông. Đó cũng là tư tưởng chính của bài viết
Đọc hiểu văn bản một khâu đột phá trong nội dung và phương pháp dạy
văn hiện nay trong Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Ngữ văn 10 đã tập trung vào
bản chất dạy cách đọc văn của môn Ngữ văn trong nhà trường để làm sáng tỏ
những khía cạnh tích cực, tiên tiến của phương pháp đổi mới chương trình và
SGK cũng như phương pháp dạy học văn hiện nay trong tương quan đối sánh
với môn giảng văn truyền thống. ở đây, đọc hiểu được xem là mức độ thứ
ba của việc đọc cùng với việc đọc sáng tạo trong một hệ thống như sau:
1. Đọc thông - đọc thuộc
2. Đọc kỹ - đọc sâu
3. Đọc hiểu - đọc sáng tạo
4. Đọc đánh giá - đọc ứng dụng
ý thức về sự thiếu hụt cả tri thức lý luận cũng như năng lực đọc của thế
hệ trẻ, hai bộ sách giáo khoa Ngữ văn THPT bên cạnh phần biên soạn hướng

dẫn đọc hiểu cho từng bài học còn chú ý khái quát nên những nội dung
mang tính chất tổng kết nhằm bổ sung, nâng cao trình độ đọc cho người học.
Giờ đây, cụm từ đọc hiểu văn bản người ta đã thấy nó có vẻ quen
thuộc, bởi đọc dường như là hoạt động không ai chưa từng sử dụng còn phụ
từ hiểu cũng không ai không tường minh nghĩa thực dụng của nó. Nhưng
chẳng có gì rõ ràng hơn đồng thời cũng chẳng có gì mơ hồ hơn hai chữ đọc
hiểu ấy.

5


Khoá luận tốt nghiệp

Lê Thị Thanh Huê -K29 G - Ngữ Văn

Về lịch sử vấn đề nghiên cứu thể loại đã có nhiều công trình nghiên cứu
và thành tựu của đặc trưng thể loại được áp dụng vào việc tổ chức xây dựng
chương trình SGK Ngữ văn.
Trên lĩnh vực lý luận, hai giáo trình, một của Đại học Tổng hợp do Hà
Minh Đức (chủ biên) và của ĐHSP do Phương Lựu (chủ biên) cũng đưa ra
những đặc trưng chung của thể loại tự sự trong đó quan tâm nhiều đến truyện
và ký (Đại học Tổng hợp) anh hùng ca, truyện thơ, thơ trường thiên, ngụ ngôn,
truyện vừa, truyện ngắn (ĐHSP). Nói chung những vấn đề được đưa ra luận
bàn mới chỉ là lý thuyết, là cơ sở lý luận chung cho nhiều ngành nghiên cứu.
Hơn nữa hai giáo trình này mới chỉ thành công trên lĩnh vực nghiên cứu mà
chưa bàn luận đến phương pháp giảng dạy.
Đỗ Đức Hiểu đã tập hợp hai cuốn Đổi mới phê bình văn học (1994)
và Đổi mới Đọc và Bình văn (1999) thành cuốn Thi pháp hiện đại trong
đó có một nội dung trọng tâm là thi pháp truyện và giảng dạy truyện. Tuy
nhiên, công trình này mới chỉ thành công trên lĩnh vực nghiên cứu, phê bình,

chưa đề cập đến phương pháp giảng dạy.
Trên lĩnh vực phương pháp, trong cuốn Vấn đề giảng dạy tác phẩm
văn học theo thể loại của GS. Trần Thanh Đạm -Nxb GD. H. 1971 cũng đi
vào đặc trưng của thể loại tác phẩm tự sự (tiêu biểu là truyện ngắn và ký). Từ
đó đưa ra phương pháp giảng dạy song vẫn chỉ mới dừng lại ở mức độ sơ lược,
khái quát. Hay trong cuốn Những vấn đề thi pháp của truyện của Nguyễn
Thái Hoà cũng vậy.
Như vậy, thể loại tự sự đã được soi tỏ trên các lĩnh vực khác nhau và
trên mỗi lĩnh vực đều có những thành công nhất định. Là một giáo viên dạy
văn, chúng ta hiểu rằng dạy các truyện ngắn sau 1975 thì phải dựa vào các đặc
trưng của thể loại tự sự hiện đại. Bởi nắm vững đặc trưng thể loại là nắm vững
một công cụ, một phương tiện để khám phá tác phẩm. Biết vận dụng những lý
thuyết đó vào việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm tự sự Việt Nam

6


Khoá luận tốt nghiệp

Lê Thị Thanh Huê -K29 G - Ngữ Văn

hiện đại sau 1975 càng khắc sâu, khẳng định hơn nữa thành tựu nghiên cứu về
thể loại tự sự và khoa học phương pháp.
3. Đối tượng nghiên cứu
Dựa vào lý thuyết tiếp nhận văn học và cơ sở lý luận chung về thể loại
tự sự Việt Nam hiện đại sau 1975 để tập trung xây dựng cách đọc hiểu tác
phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại và ứng dụng để hướng dẫn học sinh
biết cách đọc hiểu tác phẩm tự sự Việt Nam hiện đại sau 1975 trong chương
trình Ngữ văn thí điểm 12.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.

Thông qua việc nghiên cứu các tài liệu liên quan đến vấn đề đọc hiểu,
vấn đề dạy học theo đặc trưng loại thể, vấn đề đặc trưng tự sự Việt nam hiện
đại sau 1975 và các truyện ngắn sau 1975 trong chương trình Ngữ văn thí
điểm 12, khoá luận thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Khảo sát tài liệu, tìm hiểu lý thuyết đọc hiểu và đặc trưng của thể
loại tự sự để làm cơ sở khoa học cho việc ứng dụng trong thực tiễn dạy đọc
hiểu tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại ở THPT.
- Xác lập cách đọc hiểu tác phẩm tự sự Việt Nam hiện đại theo đặc
trưng thể loại thông qua một số truyện ngắn hiện đại sau 1975 trong chương
trình Ngữ văn phổ thông.
- ứng dụng để thiết kế giáo án thực nghiệm.
5. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài quy định giới hạn triển khai nghiên cứu tập trung vào xác định
cách đọc hiểu tác phẩm tự sự Việt Nam hiện đại sau 1975 trong chương
trình Ngữ văn thí điểm 12. Khoá luận cũng bước đầu thể hiện tư tưởng của đề
tài thông qua việc thiết kế giáo án dạy đọc hiểu các truyện ngắn hiện đại sau
1975 trong sách Ngữ văn thí điểm 12, Ban Khoa học xã hội và Nhân văn.
1. Chiếc thuyền ngoài xa- Nguyễn Minh Châu
2. Một người Hà Nội - Nguyễn Khải

7


Khoá luận tốt nghiệp

Lê Thị Thanh Huê -K29 G - Ngữ Văn

6. Phạm vi nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài, người viết sử dụng phối hợp các
phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:

- Phương pháp khái quát hoá lý luận
- Phương pháp so sánh đối chiếu
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Thực nghiệm.

8


Khoá luận tốt nghiệp

Lê Thị Thanh Huê -K29 G - Ngữ Văn

Phần nội dung
Chương 1. Những vấn đề chung
1. Tiếp nhận tác phẩm văn học
1.1. Tiếp nhận văn học là gì?
Theo từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên. Nxb KHXH. H. 2002),
tiếp nhận là đón nhận cái từ người khác, nơi khác chuyển cho mình.
Vậy tiếp nhận văn học được hiểu như thế nào?
Các tác giả của Từ điển thuật ngữ Văn học quan niệm tiếp nhận văn
học là Hoạt động chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mĩ của tác phẩm văn
học, bắt đầu từ sự cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tư tưởng,
cảm hứng, quan niệm nghệ thuật, tài nghệ tác giả cho đến sản phẩm sau khi
đọc.
Trong Đọc và tiếp nhận văn chương GS. Nguyễn Thanh Hùng lại cho
rằng Tiếp nhận tác phẩm văn học là quá trình đem lại cho người đọc sự
hưởng thụ và hứng thú trí tuệ hướng vào hoạt động để củng cố và phát triển
một cách phong phú những khả năng thuộc thế giới tinh thần và năng lực cảm
xúc của con người trước đời sống.
Về thực chất, tiếp nhận văn học chính là một cuộc giao tiếp, đối thoại tự

do giữa người đọc và tác giả qua tác phẩm. Nó đòi hỏi người đọc hoà mình
vào tác phẩm văn học, rung động với nó, lắng nghe tiếng nói của tác giả,
thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo, bằng trí
tưởng tượng, kinh nghiệm sống, vốn văn hoá bằng cả tâm hồn mình. Người
đọc khám phá ý nghĩa của từng câu, từng chữ, cảm nhận sức sống của từng
hình ảnh, hình tượng, nhân vật dõi theo diễn biến của câu chuyện, làm cho tác
phẩm từ một văn bản khô khan biến thành một thế giới sống động, đầy sức

9


Khoá luận tốt nghiệp

Lê Thị Thanh Huê -K29 G - Ngữ Văn

cuốn hút. Như vậy, tiếp nhận văn học là hoạt động tích cực của cảm giác tâm
trí người đọc, nhằm biến văn bản thành thế giới nghệ thuật trong tâm trí mình.
1.2. Những lý thuyết chung về hoạt động tiếp nhận
1.2.1. Con đường làm ra tác phẩm của nhà văn
Trong bốn thành tố tạo nên chu kỳ một quá trình sáng tác và thưởng
thức văn học (thời đại, nhà văn, tác phẩm, bạn đọc) thì nhà văn với tư cách là
chủ thể sáng tạo, đóng vai trò quan trọng nhất. Mục đích hoạt động sáng tạo
của nhà văn là biến đổi đối tượng thẩm mỹ khách quan thành đối tượng thẩm
mĩ chủ quan và có khả năng thoả mãn định hướng nhu cầu thẩm mỹ xã hội.
Quá trình biến đổi đó gọi là quá trình sáng tác. Để làm được điều này nhà văn
phải có những phẩm chất và năng lực đặc biệt cùng tiến trình làm việc công
phu.
Phẩm chất và năng lực đòi hỏi một nhà văn phải có là: Một trực giác
nhạy bén, tâm hồn giàu cảm xúc. Họ biết mở rộng tâm hồn mình để đón nhận
những âm vang của cuộc sống bằng khả năng quan sát tinh tế. Chính nhờ

quan sát nhà văn có thể tìm hiểu bản chất của hiện thực và tích luỹ được vốn
sống.
Hơn nữa, năng khiếu bẩm sinh cũng là tiền đề không thể thiếu để hình
thành một tài năng văn học nhưng năng khiếu có thể phát triển hoặc lụi tàn,
cái còn gọi là tài năng đích thực của nhà văn. Muốn có tài năng nhà văn phải
trau dồi, rèn luyện về mọi mặt tư tưởng, tình cảm, bản lĩnh, nhân cách, vốn
sống, vốn văn hoá, nghệ thuật viết văn... Khi có đầy đủ hai mặt năng khiếu
văn chương và năng lực cảm thụ nhà văn sẽ sáng tạo nên tác phẩm của mình.
Thực tế cuộc sống được tích luỹ đã được nhà văn phản ánh qua lăng kính chủ
quan của tác giả để tạo nên tác phẩm. Vì thế, giai đoạn sáng tạo của nhà văn
được khép kín trong chu trình: cuộc sống <--> nhà văn <--> tác phẩm <-->
độc giả.

10


Khoá luận tốt nghiệp

Lê Thị Thanh Huê -K29 G - Ngữ Văn

Tóm lại đứng trên bình diện tiếp nhận để quan sát thì con đường làm ra
tác phẩm của nhà văn là quá trình không kém phần gian khổ: Quan sát ghi
nhận chọn lọc phản ánh tạo nên chỉnh thể trung tâm là tác phẩm. Và tác
phẩm như là một tế bào, là bộ mặt của đời sống văn học, là cơ sở, là chiếc cầu
nối giữa tác giả với đời sống và bạn đọc. Người đọc chỉ có thể hiện được tư
tưởng, tình cảm của tác giả thông qua tác phẩm.
1.2.2. Cơ chế của hoạt động tiếp nhận tác phẩm văn học
Chúng ta biết rằng, hoạt động tiếp cận khám phá tác phẩm được xem là
giai đoạn hoàn tất quá trình sáng tạo và giao tiếp của văn học. Nó tạo thành
vòng đời của tác phẩm, tác phẩm chỉ thực sự trở thành tác phẩm khi có đánh

giá. Bản chất của quá trình này chính là hoạt động của người đọc - độc giả làm
việc tiếp nhận tác phẩm. Nó đòi hỏi người đọc quan sát, tri giác, cảm thụ, hiểu
được ngôn ngữ, tình tiết, nội dung, hình tượng, nhận ra mối quan hệ của
những phần xa nhau, tác động của chỉnh thể đối với các bộ phận. Muốn làm
được điều này, người đọc phải dựa vào cơ chế của hoạt động tiếp nhận.
1.2.2.1. Đọc văn bản
Đọc là con đường, là cách thức để tiếp nhận thông tin làm giàu sự hiểu
biết của mình. Trong dạy học văn, đọc vừa là mục đích, vừa là kỹ năng, vừa là
phương pháp nên đọc chính là quá trình truyền tải ngôn ngữ (trong văn bản
viết) sang tín hiệu ( âm thanh ). Đó là quá trình khôi phục vỏ âm thanh trong
tác phẩm, là con đường duy nhất để tiếp nhận một tác phẩm văn chương.
Đọc để tìm hiểu tác phẩm được ghi nhận qua hai mặt: Kỹ thuật đọc và
sự nắm vững ý nghĩa văn bản nghệ thuật. Đọc văn bản theo cách nào đi chăng
nữa, cuối cùng người đọc cần phải nắm được tác phẩm. Hiểu được qua tác
phẩm đó nhà văn muốn chuyển tải điều gì? dụng ý nghệ thuật ra sao? cách sử
dụng ngôn ngữ của nhà văn có độc đáo, hấp dẫn hay không? Tuy nhiên trong
khi đọc văn bản, người đọc có thể hiểu, cảm nhận không hoàn toàn giống với

11


Khoá luận tốt nghiệp

Lê Thị Thanh Huê -K29 G - Ngữ Văn

điều nhà văn nói, mỗi một kiểu, một loại văn bản có một cách đọc khác nhau.
Chính vì vậy, họ là người đồng sáng tạo.
1. 2.2.2. Hoạt động phân tích
Tác phẩm văn học là một chỉnh thể thống nhất, phân tích văn học là
thao tác chia nhỏ, tháo gỡ tất cả những tương quan vốn không thể tách rời

nhau trong một chỉnh thể nghệ thuật, để rồi ghép hợp lại. Người tiếp nhận sẽ
có một cách nhìn phong phú và sâu sắc đối với một tác phẩm văn học. Không
nên phân tích tất cả các yếu tố trong tác phẩm phải lựa chọn ra những yếu tố
cơ bản, sâu sắc của tác phẩm biết đi sâu vào cảm xúc mãnh liệt, trung thực
nhất trong thế giới nội tâm., vượt qua sự đầy đủ vốn quen thuộc và sáo mòn,
kiếm tìm sự súc tích của ngôn ngữ nghệ thuật. (Nguyễn Thanh Hùng)
1.2.2.3. Hoạt động cắt nghĩa.
Cắt nghĩa là hoạt động quan trọng trong cơ chế tiếp nhận văn chương.
Cắt nghĩa là để làm rõ nghĩa tác phẩm ấy, không chỉ làm tường minh ngôn
ngữ của tác phẩm mà còn phải cắt nghĩa hình tượng của tác phẩm để từ cái
được phản ánh nhận thức được biểu hiện trong tác phẩm.
Cắt nghĩa đem lại nhận thức chắc chắn, có cơ sở về tác phẩm văn học.
Có hiểu được tác phẩm văn chương thì mới có thể cắt nghĩa được. Cắt nghĩa
được một cách thuyết phục nội dung phân tích là bằng chứng về sức cảm, hiểu
thấu được giá trị nội dung trong hình thức tác phẩm.
1.2.2.4. Hoạt động bình giá
Trong cơ chế tiếp nhận tác phẩm thì hoạt động bình giá là hoạt động
cuối cùng của qúa trình tiếp nhận tác phẩm. Toàn bộ việc bình giá ấy được
dựa trên các căn cứ hoạt động đọc, phân tích, cắt nghĩa. Điều đó phản ánh
trong cơ chế tiếp nhận văn chương bao giờ cùng kèm theo sự đánh giá, bình
phẩm về tác phẩm với những quan niệm, tư tưởng và tiêu chuẩn thẩm mỹ đậm
màu sắc cá nhân chủ nghĩa. Nó mở ra giai đoạn khách quan hoá chủ thể thẩm
mỹ của cá nhân người đọc. Trọng tâm của hoạt động bình giá là cái mới về

12


Khoá luận tốt nghiệp

Lê Thị Thanh Huê -K29 G - Ngữ Văn


nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Cần tránh sự bình giá phiến diện, chủ
quan, bảo thủ và càng tránh sự nhại lại ý kiến đánh giá của người đi trước
một cách thiếu bản sắc.
Tóm lại, tiếp nhận tác phẩm văn học bao gồm một hệ thống có quan hệ
chặt chẽ với nhau: Đọc, phân tích, cắt nghĩa, bình giá. Trình tự hệ thống này là
một lập trình ổn định.Đọc là yêu cầu bắt buộc để tiếp cận tác phẩm văn học và
định hướng cho sự phân tích. Hoạt động cắt nghĩa xác định tính chính xác của
nội dung phân tích. Hoạt động bình giá mở rộng đi sâu hơn vào giá trị tác
phẩm bằng sự phong phú và đầy cá tính của người tiếp nhận tác phẩm.
1.3. Những khó khăn trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn
chương.
Tiếp nhận văn chương thực chất là một quá trình giao tiếp, sự giao tiếp
giữa tác giả với người tiếp nhận, là mối quan hệ giữa người nói và người nghe,
người viết và người đọc, người bày tỏ và người chia sẻ cảm thông. Bao giờ
người viết cũng mong muốn người đọc hiểu mình, cảm nhận được những điều
mình muốn gửi gắm, kí thác. Cao Bá Quát đã từng nói: Xưa nay nỗi khổ của
người ta không gì bằng chữ tình, mà cái khó ở đời không gì bằng sự gặp gỡ.
Trong cuộc giao tiếp giữa tác phẩm với độc giả bên cạnh tính khách quan cần
đảm bảo thì người đọc còn gặp muôn ngàn khó khăn, cản trở khi tiếp nhận.
Trong muôn ngàn khó khăn đó có một khó khăn luôn cần người đọc có những
phương hướng xử lý kịp thời khi tiếp nhận, đó là sự chuyên chế của những
khoảng cách như một quy luật buộc người đọc luôn phải vận động, liên
tưởng, khắc phục để lấp đầy khoảng cách đó mới hy vọng tiếp nhận được
thông tin văn bản.
Khái niệm Sự chuyên chế của những khoảng cách được một nhà sử
học Ôxtrâylia dùng, để nói về đặc thù không gian của thiên nhiên trên một
đất nước đồng thời là cả một lục địa - Ôxtrâylia. Và Đặng Thanh Lê đã từng

13



Khoá luận tốt nghiệp

Lê Thị Thanh Huê -K29 G - Ngữ Văn

dùng khái niệm này để biểu đạt tính chất khó khăn của việc đưa tác phẩm văn
học đến với thế hệ trẻ trong mái trường phổ thông.
Trong quá trình tiếp nhận, trước tiên người đọc phải vượt qua hàng rào
khoảng cách về không gian và thời gian lịch sử. Không riêng gì học sinh,
người đọc hiện đại ở tất cả các lứa tuổi khi trở về với cội nguồn đã bị chia cắt
với tác phẩm quá khứ bởi chiều dài năm tháng (kể cả tác phẩm sau 1975)...
và cũng không phải chỉ là câu chuyện của thời gian mà là sự khác biệt của
những loại hình xã hội xưa nay, là sự khác biệt trong cuộc sống mỗi thời đại
Tương tự vậy lịch sử tác phẩm phản ánh và lịch sử ra đời của tác phẩm cũng
vậy.
Khó khăn tiếp theo là khoảng cách về tâm lý. Có lẽ nhịp sống tên lửa
dồn dập của thời đại công nghệ thời đại thông tin, văn hoá mạng đã kiến đại
đa số độc giả không có thì giờ, tâm trí và hứng thú đối với việc vùi đầu hàng
giờ, hàng ngày vào một cuốn tiểu thuyết hiện đại, nói gì đến tác phẩm cổ điển.
ở đây năng lực thị hiếu của cá nhân người đọc đóng vai trò quan trọng nhất.
Tính khuynh hướng trong tư tưởng, tình cảm, tâm lý thị hiếu càng làm cho sự
tiếp nhận mang đậm nét cá nhân và chính sự chủ động, tích cực của người đọc
đã làm tăng thêm sức sống của tác phẩm và ngược lại.
Một khó khăn cơ bản làm nữa cần được nêu lên. Đó là sự khác biệt
trong phong cách nghệ thuật, nhất là sự khác biệt trong phong cách ngôn ngữ
văn học giữa hiện đại và quá khứ ( kể cả tác phẩm sau 1975 mặc dù nó không
xa lạ gì với chúng ta). Đây chính là vấn đề cần xử lý trước tiên khi tiếp cận
văn bản văn học. Đọc tác phẩm văn học, trước hết người đọc vấp phải hàng
rào của những từ ngữ , địa danh, nhân danh, điển cố, thi liệu xa lạ, khó

hiểu. ở đây cần khâu trung gian phiên dịch của những lời chú thích khô
khantrong sách hoặc những lời giải thích của những thầy cô giáo.

14


Khoá luận tốt nghiệp

Lê Thị Thanh Huê -K29 G - Ngữ Văn

Như vậy, có biết bao nhiêu khoảng cách phải vượt qua để đưa tác phẩm
văn học đến với tâm hồn bạn đọc nhất là tâm hồn niên thiếu. Những khó khăn
đặt ra nói trên đòi hỏi người tiếp nhận phải rút ngắn khoảng cách.
Trong nghiên cứu khoa học, người ta đặt ra rất nhiều giải pháp. Trong
phạm đề tài này người viết chọn con đường đọc và tiếp nhận tác phẩm văn
chương theo đặc trưng thể loại với mong muốn vượt qua hàng rào ngăn cách,
chống chọi lại với uy quyền của những khoảng cách.
2. Thể loại với vấn đề tiếp nhận tác phẩm văn chương
2.1. Khái niệm loại thể
Thực chất khái niệm loại thể là cách nói gộp của hai khái niệm riêng
biệt: loại và thể (hoặc loại hình văn học và thể tài văn học).
Loại ( loại hình) là phương thức nhà văn sử dụng để tạo ra hình tượng
nghệ thuật của tác phẩm. Nó bao gồm 3 loại cơ bản: tự sự, trữ tình và tịch
theo quan niệm truyền thống quan niệm của những nhà lý luận văn học khi
căn cứ vào phương thức phản ánh hiện thực và biểu hiện tư tưởng của hình
tượng.
Còn thể (thể tài) là phương thức tổ chức hình thức thiên về ngôn ngữ
của tác phẩm. Thể tài không chỉ có ba mà nó vô cùng phong phú, ví dụ như
trong thể loại tự sự có nhiều thể như: truyện ngắn, truyền vừa, tiểu thuyết, ký,
phóng sự

Kiến trúc của tác phẩm, cấu tạo của hình tượng như thế nào là do
phương thức phản ánh và biểu hiện đó quy định. Nếu hìng tượng thiên về mặt
biểu hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả, ta sẽ có tác phẩm trữ tình; nếu hình
tượng thiên về phản ánh con người, sự việc trong cuộc sống, ta có tác phẩm tự
sự. Tác phẩm tự sự tập trung cô đọng đến mức bản thân nhân vật, sự việc, câu
chuyện có thể tự mình bộc lộ một cách độc lập trên trang sách hoặc trên sân
khấu, không cần sự dẫn chuyện của tác giả, như thế ta sẽ có tác phẩm kịch
(Trần Thanh Đạm Vấn đề giảng dạy tác phẩm theo thể loại Nxb Giáo dục

15


Khoá luận tốt nghiệp

Lê Thị Thanh Huê -K29 G - Ngữ Văn

H. 1971. tr. 160). Trữ tình, tự sự, kịch là ba phương thức cơ bản nhất của sự
cấu tạo hình tượng, kiến trúc tác phẩm văn học, đồng thời đó cũng là ba loại
cơ bản nhất trong lòng mỗi loại và trên biên giới các loại sẽ nảy sinh rất nhiều
thể khác nhau của sáng tác văn học.
Như vậy loại thể chính là hệ thống chỉnh thể của tác phẩm, nó chỉ quy
luật loại hình của tác phẩm, trong đó, một nội dung nhất định tương ứng với
một hình thức nhất định. Trong mỗi loại thể bao giờ cũng có sự thống nhất về
đề tài, chủ đề, cảm hứng, hệ thống nhân vật, hệ thống kết cấu, lời văn. Sự
thống nhất giữa các phương diện trên được quy định bởi phương thức chiếm
lĩnh đời sống. Nó ứng với hoạt động nhận thức của con người và tạo ra một
kênh giao tiếp với bạn đọc. Như vậy, nói tới thể loại là nói tới cách thức tổ
chức tác phẩm một kiểu tái hiện đời sống theo lối gián tiếp
2.2. Vai trò của thể loại trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn
học

Thể loại là một hiện tượng loại hình sáng tác và giao tiếp, nó mang tính
qui luật ổn định, bền vững trong cấu trúc tác phẩm. Đó là sự phối hợp giữ nội
dung và hình thức để tạo thành một chỉnh thể. Nó chỉ ra một giới hạn tiếp xúc
với đời sống, một cách tiếp cận, một góc nhìn, một trường quan sát, một quan
niệm về đời sống. Điều này mang vừa tính qui luật, vừa có ý nghĩa như một
nguyên tắc để xây dựng thể giới nghệ thuật. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thể
loại sẽ giúp cho người ta nhận ra được những vấn đề có tính chất kế thừa trong
tiến trình phát triển của văn học nên nó có vai trò to lớn trong quá trình tiếp
nhận tác phẩm văn học.
Hoạt động tiếp nhận là một vấn đề có liên quan đến hoạt động dạy và
học. Nó là cơ sở và những căn cứ lý thuyết của phương pháp dạy học và thuộc
về khoa học giáo dục. Còn thể loại văn học thuộc phạm trù lý luận văn học nó
thuộc về khoa học cơ bản của văn chương. Lý luận văn học nói chung và vấn
đề thể loại nói riêng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động dạy và học tác phẩm

16


Khoá luận tốt nghiệp

Lê Thị Thanh Huê -K29 G - Ngữ Văn

trong nhà trường. Bởi lẽ, nhà văn sáng tác theo loại thể thì người đọc cũng có
thể cảm thụ tác phẩm theo loại thể và người dạy cũng phải dạy theo loại thể.
Nói cách khác, phương thức nhà văn sử dụng để sáng tạo hình tượng nghệ
thuật trong tác phẩm sẽ quy định phương thức cảm thụ hình tượng đó của
người đọc và cũng từ đó qui định phương hướng giảng dạy tác phẩm văn học
trong nhà trường.
Muốn làm được điều này, ngoài việc biết được tác phẩm nói cái gì,
được làm như thế nào và bằng cách nào? Người đọc muốn khám phá, giải mã

thành công thì buộc phải đi lại con đường mà nhà văn đã đi, nhưng để đi được
trên con đường ấy, người đọc phải được hướng dẫn bởi những lý thuyết được
rút ra từ việc nghiên cứu tác phẩm trong đó có những lý thuyết về thể loại. Vì
vậy nắm vững đặc điểm thể loại là nắm vững một công cụ, một phương tiện
khám phá tác phẩm.
3. Đọc hiểu theo đặc trưng thể loại một con đường tiếp nhận tác phẩm
văn học
Đọc là một dạng khám phá sáng tạo. Đọc cũng là sự chối bỏ sự trì trệ
của lối mòn và hướng tới thiết lập những quan hệ tư duy mới. Nói đọc
hiểu hay đọc để hiểu- không chỉ là thói quen phát ngôn có tính thuận
miệng và đó là vấn đề có tính nguyên lý. Giữa đọc và hiểu vừa có mối quan
hệ nhân quả (đọc để hiểu) đồng thời cũng có mối quan hệ biện chứng: hiểu đề
đọc tốt hơn.
Nhằm tiếp nhận và xử lý thông tin, hoạt động đọc hiểu xảy ra theo cơ
chế tác động hữu cơ giữa hai thành tố chính: chủ thể (người đọc) và đối tượng
( tác phẩm ). Người đọc tác động vào văn bản bằng cảm xúc và khả năng tri
giác thông qua quá trình chuyển hoá kí hiệu ngôn ngữ thành những đơn vị
thông tin thẩm mỹ mà dạng thức biểu hiện đầy đủ nhất là tính sinh động của
hình tượng nghệ thuật. Ngược lại, văn bản từ một hệ thống ký hiệu im lặng,
sau khi được trở thành đối tượng của người đọc sẽ có một đời sống riêng, có ý

17


Khoá luận tốt nghiệp

Lê Thị Thanh Huê -K29 G - Ngữ Văn

nghĩa xác định một nội dung xã hội cụ thể. Nhờ thế, người đọc có thể lĩnh hội
và đồng cảm cùng nỗi cô đơn rợn ngợp của chủ thể trữ tình qua âm điệu trầm

buồn tiết tấu đều đều dìu dặt của niêm luật thể thơ thất ngôn trong tác phẩm
Tràng Giang của Huy Cận; cảm nhận chất tráng ca bi thiết của hình ảnh đoàn
quân Tây Tiến kiêu hùng qua sức gợi của nhạc điệu khi gân guốc, khoẻ khoắn,
lúc lãng mạn bâng khuâng trong bài thơ cùng tên của Quang Dũng; cũng
như nhận diện được nỗi lo âu đầy khắc khoải về khát vọng thức tỉnh lương tâm
con người thông qua mạch văn trần thuật điềm tĩnh và sắc lạnh trong truyện
ngắn Bức Tranh của Nguyễn Minh Châu.
Nhờ đọc, người đọc phát hiện ra những mâu thuẫn biến chúng thành
những đối tượng có tính chất đầu mối để tiếp cận và cắt nghĩa nghệ thuật.
Tiếp nhận văn học là quá trình người đọc thể nghiệm chính mình, đồng thời
tìm tòi phát hiện năng lượng của sự có mặt của nhà văn biểu hiện vừa hữu
hình, vừa tồn tại ở dạng tiềm năng trong văn bản. Bởi vì mọi tác phẩm văn
học đều dang dở, luôn đòi hỏi sự bổ sung mà không bao giờ người ta đạt tới
giới hạn cuối cùng bằng văn bản (Tạp chí văn học nước ngoài số 3 2001).
Có rất nhiều con đường đến với tác phẩm văn chương nhưng cách đọc
hiểu theo đặc trưng thể loại được xem như một phương án phản ánh mức độ
khả năng tiếp nhận mà lịch sử tiếp nhận là quá trình không ngừng khám phá
những ý nghĩa mới mẻ của tác phẩm trên cơ sở khả năng hấp dẫn không cùng
từ văn bản. Chính vì vậy, đọc hiểu theo đặc trưng thể loại là một quá trình
xác định một kiểu quan hệ giao tiếp. Đọc hiểu theo đặc trưng thể loại còn là
một phương thức tiếp nhận nghệ thuật ngôn từ tối ưu, qua đó người đọc biểu
hiện nhu cầu giao cảm, hưởng thụ văn hoá và phát triển nhân cách, đồng thời
bộc lộ chính mình. Nó cũng phù hợp với cách tổ chức và xây dựng chương
trình môn Ngữ văn ở THPT hiện nay.

18


Khoá luận tốt nghiệp


Lê Thị Thanh Huê -K29 G - Ngữ Văn

Chương 2: Đọc hiểu tác phẩm tự sự Việt Nam
hiện đại sau năm 1975
1. Thể loại tự sự hiện đại.
1.1. Thể loại tự sự
1.1.1. Khái niệm về tác phẩm tự sự
Khác với các chuyên ngành khoa học tự nhiên, văn học là một loại hình
khoa học xã hội, cho nên tất cả các khái niệm đưa ra không thể nhất thành
bất biến mà hết sức phong phú và đa dạng. Khái niệm về tự sự và tác phẩm tự
sự cũng không phải là duy nhất.
Theo Từ điển tiếng Việt thì Tự sự là thể loại văn học phản ánh hiện
thực bằng cách kể lại sự việc, miêu tả tính cách qua cốt truyện tương đối hoàn
chỉnh
Xét dưới góc độ thuật ngữ, theo tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Từ điển thuật ngữ Văn học , Nxb văn học ĐHQGHN ,khái niệm tự sự được hiểu là phương thức tái hiện đời sống bên
cạnh hai phương diện khác là trữ tình và kịch, được dùng làm cơ sở để phân
loại tác phẩm văn học.
Theo GS.Nguyễn Văn Hạnh, TS. Huỳnh Như Phương thì tự sự là kể
chuyện, trình bày sự việc, sự vật một cách cụ thể, chi tiết có đầu có đuôi, tự sự
tập trung chủ yếu vào việc miêu tả thế giớ bên ngoài.
Xét dưới góc độ Lý luận văn học thì Tác phẩm tự sự là loại tác phẩm
phản ánh đời sống trong quá trình khách quan của nó, qua con người, hành vi,
sự kiện được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó.
Theo GS . Trần Thanh Đạm Vấn đề giảng dạy tác phẩm theo thể loại.
Nxb GD. H. 1971 cho rằng Tự sự là loại tác phẩm văn học tái hiện trực tiếp
hiện thực khách quan như một cái gì tách biệt, ở bên ngoài đối với tác

19



Khoá luận tốt nghiệp

Lê Thị Thanh Huê -K29 G - Ngữ Văn

giả, thành một câu chuyện có sự diễn biến của sự việc, của hoàn cảnh, có sự
phát triển tâm trạng, tính cách, hành động của con người.
Từ các ý kiến, các hướng nghiên cứu của các tác giả khác nhau, trên các
góc độ ở các lĩnh vực khác nhau, chúng ta có thể đi đến một cách hiểu chung
về thể loại tự sự như sau: Tự sự là thể loại văn học phản ánh cụ thể hiện thực
đời sống một cách khách quan, bằng cách kể lại sự việc, sự kiện, miêu tả tính
cách nhân vật, chi tiết có đầu có đuôi thông qua cốt truyện tương đối hoàn
chỉnh và được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó.
1.1.2. Cách phân chia thể loại tự sự
Như trên đã định nghĩa thì hiểu một cách đơn giản nhất tự sự là kể
chuyện. Nếu xét về hình thức lời văn, tự sự tồn tại dưới hai dạng là văn xuôi và
văn vần. Xét theo tiến trình lịch sử, người ta chia thành tự sự dân gian, tự sự
trung đại và tự sự hiện đại. Nếu xét về mặt dung lượng (thể hình) thì tự sự lại
phân thành truyện ngắn, truyện vừa và truyện dài (còn gọi là tiểu thuyết) và
nếu phân loại theo phương pháp sáng tác thì thể loại tự sự bao gồm: tự sự cổ
điển, tự sự lãng mạn, tự sự hiện thực và tự sự hiện thực XHCN.
Như vậy, ngay cả cách phân chia thể loại tự sự đã bao gồm rất nhiều thể
loại khác nhau, mỗi thể loại đều có những đặc trưng riêng. ở đây, trong phạm
vi của đề tài, tôi chỉ quan tâm nghiên cứu thể loại tự sự Việt Nam hiện đại qua
một số truyện ngắn sau 1975 ở lớp 12 trong chương trình SGK Ngữ văn thí
điểm.
1.2. Đặc trưng của thể loại tự sự Việt Nam hiện đại sau 1975
Thể loại tự sự bao gồm 3 đặc trưng cơ bản: cốt truyện, nhân vật và ngôn
ngữ. Đây có thể là cơ sở lý luận, là lý thuyết chung để soi chiếu vào các tác
phẩm tự sự. Căn cứ vào những đặc trưng của thể loại nói chung được các nhà

lý luận đúc kết, thể loai tự sự Việt Nam hiện đại sau 1975 cũng mang đầy đủ
những đặc trưng của tự sự và tự sự hiện đại nhưng nó đã có những nét đổi mới,
khác biệt.

20


Khoá luận tốt nghiệp

Lê Thị Thanh Huê -K29 G - Ngữ Văn

Với quan niệm nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thậtbao quát
được những vấn đề cơ bản của đời sống xã hội và số phận con người trong sự
vận động và phát triển đáp ứng sự đòi hỏi bức xúc của công chúng thời đại.
Văn học sau 1975 đã bước vào thời kỳ đổi mới trong không khí dân chủ của
đời sống văn học. Sự đổi mới ở tư duy nghệ thuật trong sáng tạo thể loại tự sự
nói riêng và văn học nói chung đã dẫn đến một hệ quả tất yếu là thay đổi các
yếu tố: cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ. Vì tự sự thời kỳ đổi mới đã chuyển dần
từ tư duy sử thi sang tư duy tiểu thuyết. Cảm hứng sáng tạo chuyển từ ca ngợi,
khẳng định đến chiêm nghiệm suy tư thay vì cách nhìn rạch ròi thiện - ác, bạn
thù là cách nhìn đa chiều, phức hợp về hiện thực và số phận con người. Đề
tài chiến tranh và cách mạng, lịch sử và nhân tộc dần dần nhường chỗ cho đề
tài thế sự và đời tư. Cảm hứng thực sự về hiện thực và con người trở thành cảm
hứng bao trùm trong cảm hứng sáng tạo của nhà văn . Tự sự khai thác vấn đề
thế sự đời tư không chỉ bộc lộ những nếm trải suy tư, nghiền ngẫm mà còn
phơi bày, phanh phui các sự vật, hiện tượng để đi đến tận cùng cốt lõi của nó.
Vấn đề con người, vấn đề cái riêng trở thành mối quan tâm hàng đầu của
người viết. Phạm vi, đối tượng sáng tạo được mở rộng, khai thác đến các tầng
vỉa của hiện thực đời sống và con người. Nhưng nhà văn không coi việc miêu
tả hiện thực đời sống là mục đích của nghệ thuật mà coi trọng hơn đến hiện

thực con người với thân phận,đời sống của nó: Bến quê, Chiếc thuyền ngoài
xa, Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Mùa lá rụng trong
vườn, Thời gian của người, Gặp gỡ cuối năm, truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp v.v..
Nói tóm lại, tự sự Việt Nam thời kỳ đổi mới đã triển khai và đi sâu vào
cái hiện thực hàng ngày, cái đời thường của cuộc sống cá nhân. Nhà văn dám
nhìn vào những mảnh vỡ, những bi kịch nhân sinh, mổ xẻ, phơ bày nó bằng
cái nhìn trung thực, táo bạo. Các đề tài truyền thống quen thuộc hay hiện đại

21


Khoá luận tốt nghiệp

Lê Thị Thanh Huê -K29 G - Ngữ Văn

mới mẻ đều đưa vào trường nhìn mới hướng tới hệ quy chiếu: sốphận cá nhân,
sự nhập cuộc của con người, thấm đẫm cảm hứng nhân văn .
1.2.1. Cốt truyện
1.2.1.1. Quan niệm chung về cốt truyện
Sự tồn tại của tình tiết (hay còn gọi là cốt truyện) là đặc trưng cơ bản
của truyện (Trần Thanh Đạm Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo thể
loại Nxb GD. H. 1971). Như vậy, cốt truyện là đặc trưng đầu tiên, là dấu
hiệu của tác phẩm tự sự.
Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê. Chủ biên, Nxb KHXH. H.
2002) thì cốt truyện là hệ thống sự kiện, là nòng cốt cho sự diễn biến các mối
quan hệ và sự phát triển tính cách nhân vật trong tác phẩm văn học loại tự sự.
Theo GS. Hà Minh Đức, chủ biên cuốn giáo trình Lý luận văn học thì
cốt truyện chính là một hệ thống các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua
đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của

chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm.
Còn trong 150 thuật ngữ văn học thì cốt truyện lại là sự phát triển
hành động, tiến trình các sự việc, các biến cố trong tác phẩm tự sự và kịch, đôi
khi cả trong tác phẩm trữ tình.
Từ những định nghĩa trên, ta có thể đi đến một cách hiểu chung nhất:
cốt truyện là một tập hợp các sự kiện, sự việc, các biến cố các tình tiết diễn ra
trong tác phẩm được sắp xếp theo một trình tự logic nhất định nào đó. Trong
từng tác phẩm cụ thể nó có tác dụng, ý nghĩa quyết định đến cuộc đời nhân
vật.
1.2.1.2. Đặc trưng cốt truyện trong tác phẩm tự sự Việt Nam hiện đại
sau 1975.
Khi nghiên cứu một tác phẩm tự sự buộc phải quan tâm đến cốt truyện
vì nắm được cốt truyện là có điều kiện để hiểu tác phẩm. Về phương diện này
việc làm của người sáng tác và người tiếp nhận là giống nhau. Người sáng tác

22


Khoá luận tốt nghiệp

Lê Thị Thanh Huê -K29 G - Ngữ Văn

phải xây dựng cốt truyện trước khi làm ra tác phẩm, có nghĩa là phải hình
dung đứa con tinh thần của mình trong tương lai, còn đối với người tiếp nhận
thì việc nắm cốt truyện cũng sẽ giúp anh ta hình dung ra thế giới của tác phẩm
mà anh ta sẽ khám phá nó như thế nào. ở đây có sự giống nhau, gần nhau
nhưng không đồng nhất bởi nó có một sự khác biệt, đó là; nhà văn trong quá
trình tạo ra cốt truyện có thể thay đổi được, điều chỉnh theo ý muốn của mình,
nhưng người tiếp nhận tác phẩm thì không thể thay đổi được cốt truyện mà
nhà văn sáng tạo ra, hơn chăng là sự đồng sáng tạo mà thôi.

Nói cách khác đã là truyện thì phải có truyện tức là phải có cốt truyện.
Đây là đặc trưng đầu tiên của truyện. Dù biến hoá trăm màu nghìn vẻ thì cốt
truyện vẫn phải luôn tồn tại trong truyện dù là truyện dân gian, cổ điển, cận
đại hay hiện đại.
Trong cơ cấu nghệ thuật của tác phẩm cũng như các yếu tố khác, cốt
truyện đã phải trải qua những chặng đường khác nhau trong tiến trình lịch sử
văn học. Nghiên cứu sự vận động của cốt truyện sẽ góp phần lý giải sự chuyển
đổi của tự sự trong thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên trong mỗi giai đoạn lịch sử,
trong mỗi trào lưu, khuynh hướng, hoặc trong thi pháp sáng tạo của nhà văn
và vai trò của cốt truyện trong thể tự sự cũng có những cách thể hiện khác
nhau.
Nếu văn học trước 1975 cốt truyện chủ yếu dựa vào những hành động
bên ngoài trong đó xung đột được thể hiện trọn vẹn và biến mất trong quá
trình các sự kiện được miêu tả. Nó xuất hiện trở nên gay gắt và được giải
quyết dường như ngay trước mắt người đọc. Đó là những xung đột cục
bộ,khép kín, diễn ra trên một cái nền của tình huống xung đột Chẳng hạn
như: Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành xoay quanh xung đột giữa ta và
địch, giữa chính nghĩa và phi nghĩa, giữa thiện và ác... Trong Vợ chồng A
Phủ của Tô Hoài, Người mẹ cầm súng của Nguyễn Đình Thi... cũng vậy.

23


Khoá luận tốt nghiệp

Lê Thị Thanh Huê -K29 G - Ngữ Văn

Nhưng từ sau 1975, nhất là trong những năm đổi mới, thực tiễn văn học
đã theo sự chi phối chung của quy luật thời bình, nghiêng về thể tài thế sự đời
tư, nên bên cạnh nhưng cốt truyện tuân thủ theo cốt truyện truyền thống bắt

đầu từ xung đột đến thắt nút cuối cùng là cởi nút (giống kịch) thì có nhiều tác
phẩm có cốt truyện dựa trên thi pháp hiện đại . Tức là, cốt truyện trong tác
phẩm tự sự từ những năm đổi mới đến nay, một mặt vẫn kế thừa và phát triển
những đặc trưng của cốt truyện truyền thống, mặt khác đã tiếp cận với tự sự
hiện đại thế giới ở những nét tinh tuý. Đó là loại cốt truyện không có biến cố
,chủ yếu dựa vào những hành động bên trong, những thăng trầm trong tư
tưởng, tâm lý nhân vật, cảm xúc, suy nghĩ của con người... Hay nói cách khác,
cốt truyện là những câu chuyện bình thường, nhỏ nhặt, gây cảm giác như
không có chuyện. Và chính những bước ngoặt của trạng thái tâm linh, những
xung đột cá nhân đã trở thành yếu tố thúc đẩy sự hình thành cốt truyện. Tự sự
từ sau đổi mới đa dạng hơn trong nội dung phản ánh, phong phú hơn trong
hình thức diễn đạt, tự do hơn ở trong cách thức dựng truyện. Bên cạnh những
cốt truyện giàu kịch tính là những cốt truyện giàu tâm trạng được viết một
cách tự nhiên, không theo trật tự thời gian, có thể đảo ngược theo ý của tác giả
tạo ra truyện trong truyện. Vì vậy, cấu trúc sự kiện lỏng lẻo, lắp ghép, mơ
hồ, co giãn, khó tóm tắt, khó kể lại, kết thúc mở -bỏ ngỏ, đặc biệt không hoàn
kết mà tất cả nhằm phân tích, lý giải những vấn đề phức tạp và bí ẩn của con
người, cuộc sống đương đại.
Với loại cốt truyện này, những mâu thuẫn, xung đột mà nhà văn nêu
ra tồn tại cả khi khởi đầu các sự kiện được miểu tả, cả trong quá trình chúng
diễn biến và cả sau khi chúng đã kết thúc. Sự việc xảy ra trong đời nhân vật
xuất hiện như là một sự bổ sung cho các mâu thuẫn đã có sẵn, bất chấp sự
việc ấy có hay không.

24


Khoá luận tốt nghiệp

Lê Thị Thanh Huê -K29 G - Ngữ Văn


Trong loại cốt truyện này lại có thể phân ra nhiều kiểu cốt truyện.
Trong phạm vi của đề tài tôi đi sâu tìm hiểu một số cốt truyện chủ yếu ở một
số sáng tác của các tác giả tiêu biểu.
* Cốt truyện xây dựng trên những nguyên tắc luận đề những luận
đề về đạo đức, nhân văn, về tâm lý xã hội.
Hạt nhân cốt lõi để tạo nên những cốt truyện luận đề thường là một
xung đột đầy nghịch lý, mang tính chất bi kịch, dẫn người đọc tới sự phản tỉnh
trong nhận thức về một quan niệm tư tưởng vốn có.
Trong kiểu cốt truyện không biến cố này, không có những xung đột và
đột biến khép kín, sự việc mà tác giả đề cập trong truyện chỉ là sự bổ sung
cho các mâu thuẫn đã có sẵn, bất chấp có sự việc đó hay không
(Pôxpêlôp.Sđd). Nguyễn Minh Châu qua những xung đột tâm lý trong truyện
mà nêu ra những vấn đề vốn đang tồn tại trong cuộc sống hàng ngày để nhân
vật và người đọc cùng bàn luận và suy ngẫm.
Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, từ những mâu thuẫn xung
đột đầy nghịch lý. Nguyễn Minh Châu đã nêu ra một vấn đề nhận thức cần
suy nghĩ. Cốt truyện dựa trên hai phát hiện của nhân vật nghệ sĩ nhiếp ảnh.
Phát hiện thứ nhất đầy mơ mộng,nên thơ, huyền ảo, trong khoảnh khắc hạnh
phúc tràn ngập tràn tâm hồn do cái đẹp ngoại cảnh vừa mang lại. Đôi mắt
nhà nghề của người nghệ sĩ đã phát hiện ra một vẻ đẹp trời cho trên mặt
biển mù sương vẻ đẹp mà cả đời cầm máy có lẽ anh chỉ diễm phúc bắt gặp
một lần: Trước mắt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ.
Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữa có
pha đôi chút màu hồng hồng do ánh sáng mặt trời chiếu vào... Toàn bộ khung
cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp, một vẻ đẹp thật đơn giản
và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối,trong trái tim có cái gì bóp
thắt vào .Chẳng biết ai đó lần đầu tiên phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là
đạo đức? Trong giây phút bối rối, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái


25


×