Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Luận văn sư phạm Những phương tiện ngôn ngữ đảm bảo phép lịch sự trong quy tắc giao tiếp của người Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.19 KB, 47 trang )

Khoá luận tốt nghiệp --------------------------------------------------------------Sv:Đào Thị Đức

Lời cảm ơn !

Trong quá trình nghiên cứu đề tài: Những phương tiện Ngôn ngữ đảm
bảo phép lịch sự trong quy tắc giao tiếp người Việt, em đã nhận được sự giúp
đỡ của Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, các thầy cô giáo trong tổ Ngôn ngữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Em xin gửi đến các thầy cô lời cảm ơn
chân thành và sâu sắc nhất,đặc biệt là thầy Lê Bá Miên Th.S GVC, người
đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Xuân Hoà, tháng5 năm 2007
Sinh viên

Đào Thị Đức K29H

1


Khoá luận tốt nghiệp --------------------------------------------------------------Sv:Đào Thị Đức

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan khoá luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
Khóa luận với đề tài:Những phương tiện ngôn ngữ đảm bảo phép lịch
sự trong quy tắc giao tiếp người Việt chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào khác.

Xuân Hoà,tháng 5 năm 2007
Sinh Viên

Đào Thị Đức K29H



2


Khoá luận tốt nghiệp --------------------------------------------------------------Sv:Đào Thị Đức

Mục lục
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Mở đầu
1. lý do chọn đề tài
2.Mụcđich yêu câu
2.1Muc đich
2.2 Yêu cầu
3. Phương pháp nghiên cứu

4
5
5
5
6

Nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận
1. Lịch sự là một trong những quy tắc của hội thoại
2. Định nghĩa lịch sự
3. Lý thuyết về lịch sự

7

7
8
10

Chương 2: Kết quả thống kê phân loại tư liệu

21

1. Các phương tiện ngôn ngữ nhằm giữ thể diện
2. Các phương tiện ngôn ngữ trong chiến lược giao tiếp
nhằm tránh đe doạ thể diện
21
Chương 3: Miêu tả

21

23

1. Các phương tiện ngôn ngữ nhằm giữ thể diện
2. Các phương tiện ngôn ngữ trong giao tiếp tránh đe
doạ thể diện.

27

Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

41
42

43

3

23


Khoá luận tốt nghiệp --------------------------------------------------------------Sv:Đào Thị Đức

Phần: mở đầu
1. Lý chọn đề tài
Tiếng nói là phương tiện giao tiếp đặc trưng của con người. Nhưng con
người không chỉ dùng tiếng nói để trao đổi thông tin, tình cảm với nhau như
một công cụ đơn thuần mà ngày càng có sự sàng lọc, lựa chọn nó để sao cho
đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất. Điều đó được gọi là phép lịch sự.
Lich sự có một vai trò đặc biệt trong giao tiếp. Phép lịch sự góp phần
đưa quan hệ giữa các bên tham thoại trở nên tốt đẹp, cuộc giao tiếp đạt được
hiệu quả cao nhất. Mặt khác, phép lịch sự còn góp phần không nhỏ trong việc
giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
Lịch sự đã được N.Boston và J.SLocKe nhắc tới từ những năm 70 của
thế kỷ 19. Nhưng 100 năm sau, vấn đề lịch sự mới được nâng lên thành lý
thuyết Theory of politeness và nó trở thành mối quan tâm lớn của Ngữ dụng
học ( Pramatics). Những tác giả nổi tiếng trong lĩnh vực này là: R.Lakoff,
S.Levison, P.Grice.
Hiện nay, ngoài những tác giả Âu Mỹ, đã có những công trình nghiên
cứu vấn đề này đáng được nhắc đến của các tác giả Trung Quốc, Nhật. Thành
tựu nghiên cứu của họ trong lĩnh vực này có ý nghĩa to lớn trong việc giữ gìn
bản sắc dân tộc, dạy và học ngoại ngữ.
ở Việt Nam hiện nay, sự tiếp xúc với thế giới bằng ngôn ngữ đã trở
nên phổ biến và quan trọng. Lịch sự được nhiều người quan tâm và có một vị

trí rõ nét trong giao tiếp. Nói đến lịch sự, không chỉ nói đến những lời nói ngọt
ngào, những hành vi xã giao khuôn phép mà lịch sự bao hàm nhiều yếu tố
chuẩn mực trong nói năng và ứng xử.
Nhờ có lịch sự chúng ta có thể đạt được nhiều điều mong muốn một cách tốt
nhất. Những yếu tố chuẩn mực này, một mặt mang những nét chung cho mọi
dân tộc trên thế giới, mặt khác mang sắc thái đặc trưng cho từng cộng đồng.

4


Khoá luận tốt nghiệp --------------------------------------------------------------Sv:Đào Thị Đức

Hiểu sai hay không hiểu những nét chung và riêng đó, có thể đem lại cho
chúng ta những thất bại trong giao tiếp, có nghĩa là không đạt được mục đích
giao tiếp.
Kế thừa thành tựu của những người đi trước, với đề tài: Những phương
tiện ngôn ngữ đảm bảo phép lịch sự trong quy tắc giao tiếp người Việt,
người viết đi vào khảo sát thực tiễn hoạt động giao tiếp và qua một số tác
phẩm truyện ngắn hiện thực của một số nhà văn Viêt Nam. Trên cơ sở đó để
tìm hiểu, phân loại, miêu tả, đánh giá các phương tiện ngôn ngữ mà người
Việt sử dụng đảm bảo phép lịch sự trong giao tiếp, từ đó người viết muốn khái
quát thành một số phương tiện chủ yếu để đạt được tính lịch sự trong việc dạy
và học ở trường phổ thông.
2. Mục đích, yêu cầu
2.1. Mục đích
Đề tài có mục đích miêu tả, tìm hiểu, phân loại một số một số truyện
ngắn hiện thực để tìm ra những phương tiện ngôn ngữ chủ yếu đảm bảo phép
lịch sự trong hoạt động giao tiếp. Từ đó thấy được nét đẹp trong văn hóa ứng
xử của người Việt.
Trên cơ sở những gì đã tìm hiểu được từ văn hoá ứng xử của người Việt

Nam, người nghiên cứu muốn có những ứng dụng thiết thực vào việc giảng
dạy, đặc biệt là với mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh.
2.2. Yêu cầu
Để đạt được những mục đích đã đề ra, đòi hỏi người nghiên cứu phải có
những hiểu biết cơ bản về lý thuyết hội thoại, các quy tắc hội thoại, đặc biệt là
quy tắc liên cá nhân và phép lịch sự.
Trên cơ sở nắm chắc lý thuyết, người viết phải tiến hành thu thập tư
liệu, xử lý tư liệu để phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
3.Phương pháp nghiên cứu

5


Khoá luận tốt nghiệp --------------------------------------------------------------Sv:Đào Thị Đức

Thực hiện đề tài, người viết đã vận dụng một số phương pháp nghiên
cứu khoa học. Đó là các phương pháp:
1. Phương pháp thống kê tư liệu
2. Phương pháp so sánh đối chiếu
3. Phương phương pháp phân tích ngôn ngữ
4.Phương pháp khái quát, tổng hợp
Quá trình tiến hành đề tài trải qua các bước:
Bước 1: Tìm hiểu lý thuyết
Bước 2: Thu thập, thống kê tư liệu
Bước 3: Xử lý tư liệu
Bước 4: Viết khoá luận

6



Khoá luận tốt nghiệp --------------------------------------------------------------Sv:Đào Thị Đức

Phần: nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận

1. Lịch sự là một trong những quy tắc của hội thoại
Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ,
nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác.
Hội thoại diễn tiến theo những quy tắc nhất định.
C.K.Orecchioni đã chia các quy tắc hội thoại thành ba nhóm
Nhóm1:Các quy tắc điều hành sự luân phiên lượt lời
Nhóm2:Những quy tắc chi phối cấu trúc của hội thoại
Nhóm3:Những quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân trong hội
thoại - phép lịch sự (politeness, politnesse)
Theo GS.TS. Đỗ Hữu Châu nên thêm một nhóm quy tắc nữa:
Nhóm : quy tắc điều hành nội dung của hội thoại.
Như vậy, phép lịch sự là một trong ba quy tắc của hội thoại.
Tính bị chi phối bởi quy tắc của hội thoại được biểu hiện ra thành tính nghi
thức của hội thoại.
Nguyên lý chi phối các quy tắc hội thoại là nguyên lý cộng tác vì hội
thoại là một hoạt động xã hội. Từ nguyên lý chung này mà các quy tắc hội
thoại ràng buộc các đối tác hội thoại trong một hệ thống những quyền lợi và
trách nhiệm.
Thực ra các quy tắc hội thoại không hoàn toàn xác định và cũng không
thật chặt chẽ. C.K.Orecchioni cho rằng quy tắc hội thoại có những tính chất
như sau:

7



Khoá luận tốt nghiệp --------------------------------------------------------------Sv:Đào Thị Đức

Các quy tắc hội thoại có bản chất hết sức đa dạng. Do chỗ có rất nhiều
nhân tố tham gia vào hội thoại cho nên cứ mỗi loại nhân tố lại có những quy
tắc tương ứng.
Có những quy tắc tổ chức hội thoại và quy tắc chuẩn tắc (quy tắc tổ
chức là quy tắc điều hành tổ chức các đơn vị hội thoại, quy tắc chuẩn tắc chi
phối việc nói năng thế nào cho đạt được mục đích.
Có những quy tắc hội thoại chung cho mọi cuộc hội thoại nhưng cũng
có những quy tắc riêng cho mỗi loại hình, mỗi kiểu hội thoại.
Các quy tắc hội thoại gắn rất chặt với ngữ cảnh.
Các quy tắc hội thoại thể hiện rất khác nhau tuỳ theo từng xã hội và
từng nền văn hoá.
Nhìn chung, quy tắc hội thoại khá mềm dẻo, linh hoạt.
Quy tắc hội thoại được thụ đắc một cách tuần tự từ thủơ nhỏ nhưng
không được truyền thụ một cách có hệ thống. Cho nên phần lớn chúng được
vận dụng một cách tự phát.
Là một quy tắc hội thoại, lịch sự cũng mang những nét tính chất trên.
2. Định nghĩa lịch sự.
2.1. Theo LaKoff:
Lịch sự là những chiến lược nhằm duy trì hay thay đổi quan hệ liên cá
nhân .
Phép lịch sự được xem như là một hay là một loạt chiến lược được
người nói dùng để hoàn thành một số mục đích hoặc duy trì những quan hệ
hài hoà.
Có thể định nghĩa lịch sự như là một phương thức để giảm thiểu sự
xung đột trong diễn ngôn (); Những chiến lược lịch sự có nhiệm vụ đặc biệt
làm cho cuộc tương tác được thuận lợi.

8



Khoá luận tốt nghiệp --------------------------------------------------------------Sv:Đào Thị Đức

2.2. Theo Leech:
Phép lịch sự liên quan tới quan hệ giữa hai người tham gia mà chúng
ta có thể gọi là ta và người.
Cụ thể hơn, nó có chức năng:
Gìn giữ sự cân bằng xã hội và quan hệ bè bạn, những quan hệ này
khiến chúng ta có thể tin rằng người đối thoại với chúng ta tỏ ra trước hết là
cộng tác với chúng ta.
2.3. Đề tài này chấp nhận định nghĩa sau đây của C.K.Orecchioni:
Chúng tôi chấp nhận rằng phép lịch sự liên quan đến tất cả những
phương diện của diễn ngôn
1. Bị chi phối bởi những quy tắc(ở đây không có nghĩa là
các công thứcđã hoàn toàn trở thành thói quen ).
2. Xuất hiện trong địa hạt liên cá nhân.
3. Và chúng có chức năng giữ gìn tính chất hài hoà quan
hệ đó ( ở mức thấp nhất là giải toả những xung đột tiềm tàng, tốt hơn nữa là
làm cho người này trỏ thành càng dễ chịu đối với người kia thì càng tốt ).
Những định nghĩa trên chỉ đề cập đến mặt tích cực của phép lịch sự.
Cũng như mọi phạm trù khác của ngôn ngữ, lịch sự bao gồm cả không lịch
sự, như G.M.Green viết:
Những người tham gia hội thoại có thể lựa chọn cách xử sự lịch sự,
tránh cục cằn, thô lỗ. Họ còn có thể lựa chọn cách xử sự tuỳ thích không đếm
xỉa đến tình cảm và nguyện vọng của người khác. Họ còn có thể dựa vào
những hiểu biết của mình về các quy tắc lịch sự để tỏ ra cục cằn, thô lỗ một
cách cố ý.
Có nhiều nhân tố tham gia vào sự hình thành nên quan hệ liên cá nhân.
Một số những nhân tố đó đã sẵn có trước cuộc tương tác do đó chúng nằm


9


Khoá luận tốt nghiệp --------------------------------------------------------------Sv:Đào Thị Đức

ngoài tương tác. Chúng liên quan tới cương vị tương đối giữa những người
tham gia tương tác theo những giá trị xã hội như tuổi tác và quyền lực.
Đó cũng là những quy định đối với ngôn ngữ do các ngữ vực tức những
biến thể ngôn ngữ theo cách dùng, nói rõ hơn là những biến thể hệ thống do
quan hệ với ngữ cảnh xã hội mà có. Khi nói năng người nói không có quyền tự
do lựa chọn hay thay đổi những nhân tố liên cá nhân có sẵn, nằm ngoài tương
tác đó. Mặc dù những nhân tố này cũng chi phối phép lịch sự nhưng không
thuộc phạm trù lịch sự như một phạm trù do những nhân tố liên cá nhân xuất
hiện trong và có mặt ngay trong cuộc tương tác. Nói lịch sự là chiến lược có
nghĩa là nó chỉ hình thành, có mặt và phát huy tác dụng khi có tươngtác. Nói
đúng hơn ở đây, chúng ta chỉ nói đến mặt ngôn ngữ của lịch sự.
3. Lý thuyết về lịch sự.
Hịên nay có ba quan điểm tương đối hoàn chỉnh về lịch sự thường được
nói tới và có những hiệu quả nhất định đối với việc nghiên cứu lịch sự. Đó là
quan điểm của LaKoff, Leech, P.Brown và S.Levinson.
3.1. Lý của LaKoff và Leech.
R.LaKoff và G.N.Leech là hai tác giả xem lịch sự là những quy tắc
quan hệ liên cá nhân như nguyên tắc cộng tác và các phương châm hội thoại
của Grice là quy tắc đối với sự trao đổi thông tin.
LaKoff nêu lên ba quy tắc lịch sự:
Thứ nhất: Quy tắc không được áp đặt. Quy tắc này thích hợp với những
ngữ cảnh trong đó giữa những người tham gia tương tác có những khác biệt
được nhận biết về quyền lực và cương vị, như giữa sinh viên và chủ nhiệm
khoa, giữa công nhân và giám đốc. áp đặt có nghĩa là làm cho người nghe

không thể hành động như mình muốn. Không áp đặt có nghĩa là không ngăn
cản người nghe hành động theo ý muốn của mình.
Thứ hai: Dành cho người đối thoại sự lựa chọn. Đó là quy tắc thích hợp
với những ngữ cảnh trong đó người tham gia có quyền lực và cương vị gần

10


Khoá luận tốt nghiệp --------------------------------------------------------------Sv:Đào Thị Đức

tương đương với nhau nhưng không gần gũi về quan hệ xã hội. Dành cho sự
lựa chọn có nghĩa là bày tỏ ý kiến sao cho ý kiến hay lời thỉnh cầu của mình
có thể được biết đến mà không bị phản bác hay từ chối.
Thứ ba: Khuyến khích tình cảm bạn bè. Quy tắc này thích hợp với
những bạn bè gần gũi hoặc thật sự thân mật với nhau. Theo quy tắc này thì
đã là bạn bè với nhau thì không có gì cần phải giấu diếm nhau nữa cả. Trái
ngược với phép lịch sự quy thức, nguyên tắc chi phối ở đây không phải là chỉ
dừng ở chỗ tỏ ra quan tâm thực sự đến nhau mà còn phải tỏ ra săn sóc nhau,
tin cậy nhau bằng cách thổ lộ hết tâm can với nhau, bộc lộ hết mọi chi tiết
của cuộc sống, kinh nghiệm, cảm xúc của mỗi người với nhau. Những
người đối thoại theo phép lịch sự này thường dùng các từ xưng hô thân thuộc,
kể cả các biệt danh, những lời chửi thề.
Siêu quy tắc lịch sự của Leech gồm sáu phương châm lịch sự lớn và một
số phương châm phụ khác. Cụ thể:
1. Phương châm khéo léo:
Giảm thiểu tổn thất cho người.
Tăng tối đa lợi ích cho người.
2. Phương châm rộng rãi:
Giảm thiểu lợi ích cho ta.
Tăng tối đa tổn thất cho ta.

3. Phương châm tán thưởng:
Giảm thiểu chê bai đối với người.
Tăng tối đa khen người.
4. Phương châm khiêm tốn:
Giảm thiểu khen ngợi ta.
Tăng tối đa sự chê bai ta.
5. Phương châm tán đồng:
Giảm thiểu bất đồng giữa ta và người.

11


Khoá luận tốt nghiệp --------------------------------------------------------------Sv:Đào Thị Đức

Tăng tối đa thiện cảm giữa ta với người.
Mức độ lịch sự của một hành vi ở lời theo Leech phụ thuộc vào ba nhân
tố:
Thứ nhất: Phụ thuộc vào bản chất của hành vi đó.
Thứ hai: Phụ thuộc vào hình thức ngôn từ thể hiện hành vi đó.
Thứ ba: Tuỳ theo mức độ quan hệ giữa người cầu khiến và người
được cầu khiến.
Mặc dầu tính chuyên dụng của các phương châm trên đối với các hành
vi ở lời còn phải thảo luận nhiều nữa, nhưng rõ ràng là Leech đã nghĩ đến hiệu
lực lịch sự của các hành vi ngôn ngữ, tư tưởng cốt lõi trong lý thuyết lịch sự
của Brown và Levinson.
3.2. Lý thuyết của Brown và Levinson.
Brown và Levinson xây dựng nên lý thuyết về lịch sự của mình
năm 1978 trong cuốn Politenness Some Universals in language Usage. Lý
thuyết này được hai tác giả sửa chữa, hoàn chỉnh lại trong lần xuất bản thứ hai
năm 1987. Đây là lý thuyết hiện nay được xem là nhất quán nhất, có ảnh

hưởng rộng rãi nhất, có hiệu quả nhất đối với việc nghiên cứu về phép lịch sự.
ở đề tài nghiên cứu này, người viết nghiêng về lý thuyết lịch sự của
Brown và Levinson (Brown và Levinson xây dựng lý thuyết của mình trên
khái niệm thể diện). Nhưng hai ông phân biệt hai loại thể diện xét theo khía
cạnh có lợi cho người tham gia vào giao tiếp chứ không tập trung nhiều vào
chuẩn mực xã hội.
3.2.1. Thể diện, thể diện âm tính, thể diện dương tính.
Thể diện được Brown và Levinson định nghĩa: là hình ảnh về ta công
cộng mà mỗi thành viên muốn mình có được. Định nghĩa này được J.Thomas
giải thích: thể diện nên được hiểu là cảm giác về giá trị cá nhân của mỗi
người hay là hình ảnh về ta. Cái hình ảnh này có thể bị làm tổn hại, được giữ
gìn hay được đề cao trong tương tác.

12


Khoá luận tốt nghiệp --------------------------------------------------------------Sv:Đào Thị Đức

Thể diện gồm hai phương diện: thể diện âm tính và thể diện âm dương
tính.
Thể diện âm tính là mong muốn không bị can thiệp, mong muốn được
hành động tự do theo như cách mình đã lựa chọn (J.Thomas); nó là nhu cầu
được độc lập, tự do trong hành động, không bị người khác áp đặt (G.Yule);
nó bao gồm quyền tự do hành động mà không bị can thiệp (G.M.Green).
Thể diện dương tính là cái: được phản ánh trong ý muốn mình được ưa
thích, tán thưởng, tôn trọng, đánh giá cao. (J.Thomas), là sự thoả mãn khi
một giá trị của mình được tán thưởng (G.M.Green). G.Yule giải thích cụ thể
hơn: thể diện dương tính của một người là cái nhu cầu được chấp nhận, thậm
chí được yêu thích bởi người khác, được đối xử như là một thành viên của
cùng một nhóm xã hội (với những người khác - Đỗ Hữu Châu) và nhu cầu

được biết rằng mong muốn của mình cũng được người khác chia sẻ. Nói đơn
giản thì thể diện âm tính là nhu cầu được độc lập, còn thể diện dương tính là
nhu cầu được liên thông với người khác.
3.2.2. Hành vi đe doạ thể diện.
Trên cơ sở khái niệm thể diện, lịch sự được định nghĩa lại như sau: lịch
sự trong tương tác có thể được xác định là những phương thức được dùng để tỏ
ra rằng thể diện của người đối thoại với mình được thừa nhận và tôn trọng,
lịch sự chỉ bất cứ phương thức nào được dùng để tỏ ra lưu ý đến tình cảm
(feelings) hay là thể diện của nhau trong hội thoại, bất kể khoảng cách xã hội
giữa người nói và người nghe như thế nào.
Trong tương tác bằng lời và không bằng lời chúng ta phải thực hiện
những hành động, những hành vi ngôn ngữ nhất định. Đại bộ phận các hành vi
ngôn ngữ - thậm chí có thể nói tất cả - đều tiềm ẩn khả năng làm tổn hại đến
thể diện (thể diện âm tính và thể diện dương tính) của cả hai bên tham thoại.
Brown và Levinson gọi chúng là các hành vi đe doạ thể diện Face
Threatening Acts, viết tắt FTA. Có những hành vi:

13


Khoá luận tốt nghiệp --------------------------------------------------------------Sv:Đào Thị Đức

Đe doạ thể diện dương tính của ngươi thực hiện nó, như hành vi
biếu, tặng, hứa hẹn.
Đe doạ thể diện dương tính của người thực hiện như thú nhận,
cám ơn, xin lỗi, tự phê bình.
Đe doạ thể diện âm tính của người tiếp nhận. Đó là những hành
vi phi lời như vi phạm không gian, sờ mó không được phép, nhìn uy hiếp, gây
ồn ào, phun khói thuốc, chen hàng Những hành vi ngôn ngữ như khuyên
nhủ, dặn dò, chỉ vẽ qúa mức, đưa ra những câu hỏi tò mò vào đời tư của người

khác, hỏi không đúng lúc khiến người ta phải ngừng suy nghĩ, ngừng công
viêc, cả ngừng nghỉ ngơi để trả lời những lời gợi ý không ai nhờ, lối chen
ngang, nói chặn, nói hớt, nói leo, ngắt lời.
Đe doạ thể diện dương tính của người nhận như phê bình, chê
bai, chế giễu, chửi bới
Chính vì hội thoại là thực hiện các hành vi ở lời mà hành vi ở lời đều
tiềm ẩn khả năng đe doạ thể diện, cho nên lịch sự trong giao tiếp chủ yếu là sự
điều phối các thể diện bằng các hành vi ngôn ngữ. Trong hội thoại, những đối
tác đều thể hiện mong muốn được giữ thể diện. Mong muốn giữ thể diện có
nghĩa là xử sự làm sao cho hình - ảnh về ta công cộng của mình được tôn
trọng (tôn trọng thể diện của mình cũng là tôn trọng thể diện của người). Việc
thực hiện mong muốn giữ thể diện được thực hiện bằng hoạt động giữ thể
diện. Hành động giữ thể diện là tất cả những điều mà một người phải làm để
nhằm làm sao cho hành động của anh ta không làm mất thể diện cho ai, kể cả
thể diện của chính mình (Goffman).
Khi thực hiện một hoạt động hay một hành vi ở lời nào đó được xem là
có khả năng làm mất thể diện của đối tác thì người nói tìm cách làm dịu tác
động đe doạ thể diện của nó đi bằng những hành vi mà Brown và Levinson gọi
là cứu vãn thể diện (face saving act).

14


Khoá luận tốt nghiệp --------------------------------------------------------------Sv:Đào Thị Đức

3.2.3. Chiến lược lịch sự.
Chiến lược là phương châm và kế hoạch có tính toàn cục trong lĩnh vực
hoạt động nào đó.
Chiến lược giao tiếp là phương châm và các biện pháp sử dụng các hành
vi ngôn ngữ trong giao tiếp nhằm giữ thể diện và tránh đe doạ thể diện của

người tham gia giao tiếp.
Có một số khái niệm cần làm rõ để hiểu khái niệm chiến lược lịch sự
của Brown và Levinson.
3.2.3.1. Lịch sự dương tính và lịch sự âm tính.
Phép lịch sự âm tính hướng vào thể diện âm tính, vào lãnh địa của đối
tác. Phép lịch sự dương tính hướng vào thể diện dương tính của người tiếp
nhận. Cụ thể hơn: phép lịch sự âm tính có tính né tránh, có nghiã là tránh
không dùng những FTA hoặc bù đắp, giảm nhẹ hiệu lực của các FTA khi
không thể dùng chúng. Phép lịch sự dương tính nhằm thực hiện những hành vi
tôn vinh thể diện, tức những hành vi làm gia tăng một trong hai thể diện của
đối tác. Nó cũng nhằm gia tăng lợi ích thể diện cho người nói bằng cách cố ý
nêu bật mục đích, làm cho đối tác nhận biết rằng người đó có cùng mục đích
giao tiếp hội thoại như mình, hoặc dùng những từ ngữ thể hiện thân tình (như
từ xưng hô thân mật, những từ ngữ suồng sã ). Bằng cách xử sự như vậy,
người nói nghĩ rằng sẽ tạo lập được sự liên thông với đối tác.
3.2.3.2. Nói trắng (on- record) và nói kín (off - record).
Nói trắng có hai hình thức: hình thức nói toạc (còn gọi là lối nói trắng
không có hành vi bù đắp) và lối nói có hành vi bù đắp.
Brown và Levinson tập hợp các chiến lược lịch sự khi thực hiện một
hành vi ngôn ngữ (bất cứ hành vi ngôn ngữ nào cũng tiềm tàng hiệu lực đe doạ
thể diện) thành 5 siêu chiến lược. 5 siêu chiến lược đó được biểu diễn bằng sơ
đồ.

15


Khoá luận tốt nghiệp --------------------------------------------------------------Sv:Đào Thị Đức

ít hơn


1 nói không bù đắp
Nói trắng
Thực hiện
FTA

2 lịch sự dươngtính
nói có bù đắp

4 nói kín

3 lịch sự âm tính

5 không thực
hiện FTA
nhiều hơn

Sơ đồ này đánh giá mức độ mất thể diện.
Có nghĩa là 5 siêu chiến lược giao tiếp có hiệu lực lịch sự từ cao đến
thấp.
Mỗi siêu chiến lược trên lại gồm một loạt chiến lược.
Có 15 chiến lược cho phép lịch sự dương tính.
Có 10 chiến lược cho phép lịch sự âm tính.
Có 15 chiến lược cho chiến lược nói kín.
3.2.4. Những biểu hiện ngôn ngữ của phép lịch sự âm tính.
Các biểu hiện ngôn ngữ của siêu chiến lược lịch sự âm tính khi thực
hiện các hành vi đe doạ thể diện FTA được Brown và Levinson gọi là các biện
pháp dịu hoá.
Các biện pháp dịu hoá là các biện pháp làm giảm hiệu lực đe doạ thể
diện của người nghe. Bao gồm:
3.2.4.1. Các biện pháp thay thế cho FTA.

Các hành vi ngôn ngữ gián tiếp. Ví dụ, thay vì lối nói: đóng cửa lại,
chúng ta nói: bạn có thể đóng cửa lại được không? hoặc có gió lùa đấy,
lạnh quá
Các biện pháp hình thái học ở ngôn ngữ biến hình, như các lối nói điều
kiện, thì quá khứ chưa hình thành.

16


Khoá luận tốt nghiệp --------------------------------------------------------------Sv:Đào Thị Đức

Các phương tiện tu từ như nói giảm, nói vòng các phép phủ định lịch
sự như: không sớm lắm đâu; không lấy gì làm; không phải là thông minh cho
lắm
3.2.4.2. Các biện pháp đi kèm.
Trước hết là các công thức đi kèm thường dùng trong câu cầu khiến
như: làm ơn; làm phiền (ông, bà, anh, chị ) giúp cho, hộ, hộ cho, cảm
phiền
Biện pháp giảm sốc một hành vi đe doạ thể diện gây ra cho người tiếp
nhận là dùng cách báo trước hành vi đó bằng các kiểu tiền dẫn nhập. Ví dụ:
Tiền dẫn nhập một thỉnh cầu bằng câu hỏi: cậu có thể giúp tôi
một việc không?.
Tiền dẫn nhập một hành vi hỏi bằng một câu hỏi như: tôi có thể
hỏi bạn được không?.
Tiền dẫn nhập một hành vi mời bằng câu hỏi. Ví dụ: tối nay bạn
có rảnh không?.

Có thể giảm nhẹ hiệu lực đe doạ thể lực bằng lời xin lỗi, bằng cách nêu
lý do thanh minh.
3.2.4.3. Ngoài ra, còn có thể dịu hoá bằng cách:

Giảm thiểu hiệu quả xấu bằng cách nói: một ít, một chút, một lát, một tị
tì ti
Tình thái hoá như: tôi nghĩ rằng, tôi thấy rằng, theo tôi nghĩ, có lẽ là
Biện pháp tháo ngòi nổ: khi dự đoán rằng hành vi sắp thực hiện có thể
gây hiệu quả xấu cho người nghe thì chúng ta tháo ngòi nổ bằng cách nói
trước cái hiệu quả xấu đó ra như:
Tôi rất băn khoăn phải phiền anh, nhưng
Mình biết bạn rất mệt, nhưng

17


Khoá luận tốt nghiệp --------------------------------------------------------------Sv:Đào Thị Đức

Những yếu tố vuốt ve: là cách nói nêu ra những ưu điểm của người nhận
trước khi đưa ra hành vi đe doạ thể diện.
VD: anh bạn lớp toán ơi, giảng hộ tớ bài toán này với.
3.2.4.4. Để nhấn mạnh, tăng cường hiệu lực của các hành vi đe doạ thể
diện còn các biện pháp cứng rắn hoá . Cứng rắn hoá thường được dùng trong
siêu chiến lược nói trắng không bù đắp. VD: anh phải đi ngay.
Như vậy có rất nhiều biện pháp để dịu hoá (cũng như có vô số những
biện pháp cứng rắn hoá) các hành vi đe doạ thể diện. Các biện pháp đó có thể
thực hiện đồng thời.
3.2.5. Những biểu hiện ngôn ngữ của siêu chiến lược lịch sự dương
tính khi thực hiện các FTA.
Các biện pháp ngôn ngữ thể hiện siêu chiến lược lịch sự dương tính ở
FTA nhằm tôn vinh thể diện của người nghe và người nói. Với khái niệm hành
vi tôn vinh thể diện (FFA) chúng ta có thể quy các biểu hiện ngôn ngữ của
siêu chiến lược này khi thực hiện một FTA thành hai nhóm:
Thứ nhất: dùng các hành vi tôn vinh thể diện người nhận (vuốt

ve, xin phép, xin lỗi ).
Thứ hai: dùng các yếu tố ngôn ngữ nhằm xác lập quan hệ cùng
nhóm giữa người nói và người nhận. VD: em gái ơi, đanh đá quá đấy.
Phép lịch sự dương tính được dùng chủ yếu khi thực hiện hành vi tôn
vinh thể diện. Các hành vi tôn vinh thể diện được thực hiện thường theo cách
nói trắng và nói quá, tức cứng rắn hoá. Kiểu như: món này thật tuyệt vời.
Vấn đề lịch sự là vấn đề mức độ. Các lý thuyết lịch sự chưa chỉ ra được
ngưỡng của các chiến lược và siêu chiến lược lịch sự của mình.
Tục ngữ có câu: thái quá thành bất cập. Giữa sự tăng tối đa khen ngợi với
sự nịnh nọt, khoảng cách rất mong manh; sự tăng tối đa chê bai ta cũng rất
gần với sự giả dối.

18


Khoá luận tốt nghiệp --------------------------------------------------------------Sv:Đào Thị Đức

3.3. Kết luận về lịch sự.
Những điều nói trên cho thấy: trong tương tác bằng lời và trong tương
tác xã hội, những quan hệ liên cá nhân có vai trò không kém quan trọng so với
những quan hệ nội dung. Phép lịch sự bị chi phối bởi những quy tắc tương tự
như quy tắc của LaKoff hay của Leech, nhưng những quy tắc này chỉ phát huy
tác dụng trên cơ sở thể diện của những người tham gia tương tác. Có thể nói
quy tắc lịch sự chi phối quan hệ giữa thể diện của người nói và người nghe
trong hội thoại.
Lịch sự bao gồm rất nhiều phương diện:nhân tố, phương thức, phương
tiện, biện pháp. Lịch sự khá phân tán nhưng vẫn có thể từng bước hệ thống
hoá chúng. Có thể nói, phép lịch sự là hệ thống những phương thức mà người
nói đưa vào hoạt động nhằm điều hoà và gia tăng giá trị của đối tác.
Phép lịch sự có hiệu lực giải thích các phát ngôn, các cách thức nói

năng và giải thích cái mà Ngữ dụng học thường đề cập tới: hàm ngôn, hành vi
gián tiếp. Đồng thời chúng ta cũng phát hiện ra và lý giải thích hiện tượng
được gọi là câu thúc hai chiều trong tương tác.
Lịch sự là hiện tượng có tính phổ quát đối với mọi xã hội trong mọi lĩnh
vực tương tác. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các siêu chiến lược và các
chiến lược, các quy tắclịch sự của các tác giả vừa khảo sát đều đúng cho mọi
dân tộc. Lịch sự trước hết là vấn đề văn hoá, là mang tính đặc thù của từng
nền văn hoá. Xã hội nào cũng phải lịch sự, có điều cái gì là lịch sự, đến mức
nào là lịch sự, biểu hiện thế nào là lịch sự lại bị quy định bởi riêng từng nền
văn hóa.
Lịch sự với những chiến lược, những quy tắc, những khái niệm đang trở
thành những dụng cụ của bộ đồ nghề của ngôn ngữ học, của ngữ dụng học,
tâm lý ngôn ngữ học, của xã hội ngôn ngữ học và của văn hoá ngôn ngữ học.

19


Khoá luận tốt nghiệp --------------------------------------------------------------Sv:Đào Thị Đức

Chương 2: kết quả thống kê, phân loại tư liệu.

Để thực hiện đề tài có tính ngữ dụng này, chúng tôi đã tiến hành khảo
sát trên cả hai phạm vi: ngôn ngữ hội thoại trong sinh hoạt hàng ngày và ngôn
ngữ hội thoại ở một số tác phẩm văn chương, đặc biệt là các truyện ngắn hiện
thực của văn học Việt Nam hiện đại.
Khi tiến hành khảo sát, người nghiên cứu đã phân loại thành: các
phương tiện ngôn ngữ người Việt dùng để giữ thể diện và các phương tiện
ngôn ngữ nhằm tránh đe doạ thể diện.
1. Các phương tiện ngôn ngữ nhằm giữ thể diện.
Tiến hành khảo sát ở khoảng 300 phát ngôn, trong đó:

60 phát ngôn sử dụng các phương tiện tu từ là phép ẩn dụ.
Chúng tôi thấy trong thực tế đời sống, việc sử dụng phép ẩn dụ là rất ít (do
đây là một phương tiện ngôn ngữ mà không phải bất kỳ ai cũng có thể dùng
được và hiểu được). Chủ yếu ẩn dụ xuất hiện trong ngôn ngữ văn chương, văn
chính luận. Đặc biệt trong văn chương, tần số xuất hiện của ẩn dụ là rất cao và
trong ca dao là phổ biến.
90 phát ngôn sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh.

40 phát

ngôn sử dụng lối nói gợi ý.
2. Các phương tiện ngôn ngữ trong chiến lược giao tiếp tránh đe
doạ thể diện.
2.1. Các phương tiện ngôn ngữ trong chiến lược giao tiếp tránh đe
doạ thể diện dương tính.
Tiến hành khảo sát trên 500 phát ngôn, thuộc cả hai phạm vi: ngôn ngữ
của đời sống sinh hoạt và ngôn ngữ trong văn chương.
Trong cả 500 phát ngôn, người Việt khi tham gia hội thoại đều chú ý
đến việc lựa chọn từ ngữ xưng hô,trong đó:

20


Khoá luận tốt nghiệp --------------------------------------------------------------Sv:Đào Thị Đức

150 phát ngôn sử dụng các đại từ nhân xưng.
200 phát ngôn sử dụng các đại từ chỉ quan hệ thân tộc.
10 phát ngôn sử dụng tên riêng làm từ xưng hô.
40 phát ngôn sử dụng các từ xưng hô là từ chỉ chức danh, chức vị.
Người Việt cũng rất chú ý tới việc lựa chọn các vị từ thích hợp để đảm

bảo hiệu quả giao tiếp cao nhất. Trong đó:
123 phát ngôn sử dụng các vị từ thích hợp với mục đích cầu
khiến, nghi vấn (làm ơn, xin phép, xin lỗi).
300 phát ngôn sử dụng các tiểu từ tình thái (này, à, ơi, nhỉ, nhé,
đấy). Chủ yếu là các tiểu từ tình thái dứt câu (đứng ở cuối câu), (90 trường
hợp dùng tiểu từ nhé, 60 trường hợp dùng ạ, 30 trường hợp dùng chứ,
50 trường hợp dùng đấy, còn lại là các tiểu từ tình thái khác).
Các thành phần bổ trợ cũng là một trong những phương tiện ngôn ngữ
người Việt hay sử dụng để đảm bảo phép lịch sự. Tuy nhiên, việc sử dụng các
yếu tố này ít hơn, chiếm 70/500 phát ngôn.
2.2. Các phương tiện ngôn ngữ trong chiến lược giao tiếp nhằm tránh
đe doạ thể diện âm tính.
Khảo sát trên 500 phát ngôn, 80 phát ngôn sử dụng hình thức xin lỗi,
xin phép, viện lý do, trao cho người nghe quyền lựa chọn, 10 phát ngôn sử
dụng hình thức nói ngập ngừng, 100 phát ngôn sử dụng hình thức nói vô nhân
xưng, 30 phát ngôn sử dụng hình thức ướm thử.

21


Khoá luận tốt nghiệp --------------------------------------------------------------Sv:Đào Thị Đức

Chương 3: miêu tả

1. Các phương tiện ngôn ngữ trong giao tiếp nhằm giữ thể diện.
1.1. Việc lựa chọn từ ngữ xưng hô.
Phương tiện này thiên về các biện pháp ngôn ngữ trong chiến lược giao
tiếp nhằm giữ thể diện dương tính. Vì thế chúng tôi sẽ chúng tôi sẽ trình bày
kỹ ở phần sau.
1.2. Các phương tiện tu từ.

VD1:

Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào
(ca dao)

Trên đây là một bài ca dao có nội dung chính là một lời tỏ tình của
chàng trai với cô gái. Cô gái ở đây có lẽ đã lọt vào mắt xanh của chàng.
Điều làm cho chàng trai phải băn khoăn là: không biết cô gái đã có người yêu
hay có chồng chưa? Để biết, chàng trai không hỏi thẳng mà chọn lối nói ẩn
dụ. Hình ảnh vườn hồng ẩn dụ cho trái tim, cho tâm hồn cô gái. Như vậy,
với hình ảnh ẩn dụ này, chàng trai vừa đạt được mục đích là biết về đời tư của
cô gái mà không hề sỗ sàng, vừa tránh được sự bẽ bàng nếu chẳng may cô đã
có người yêu hay có chồng. Qua hình ảnh ẩn dụ này, người đọc có thể thấy
mức độ tình cảm của hai bên: đó là quan hệ nam nữ trong tình yêu. Tình cảm
ấy đã đủ chín để làm một cuộc cách mạng từ tình yêu lên hôn nhân, song vẫn
chưa đủ thân mật để họ có thể bày tỏ trực tiếp tình cảm của mình. Vì vậy mà
có thể nói, phép ẩn dụ là một phương tiện ngôn ngữ đảm bảo phép lịch sự
trong giao tiếp.

22


Khoá luận tốt nghiệp --------------------------------------------------------------Sv:Đào Thị Đức

Cách nói mượn hình ảnh ẩn dụ để diễn đạt mục đích, chúng ta có thể
gặp rất nhiều trong ca dao, tục ngữ, thơ ca của người Việt. Điều đó cho thấy
vẻ đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt: kín đáo tế nhị mà dễ hiểu.

VD 2:

Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta
(Nguyễn Khuyến)

VD3:

SP1: ông để cụ ở đâu?
SP2: nếu chẳng may ông tôi có thế nào, thì chúng tôi để ông

tôi ở nghĩa trang hội Hợp Thiện.
(Một tin buồn Nguyễn Công Hoan)
Để chỉ cái chết của những người thân, hay những bậc bề trên, người
Việt thường không dùng những từ ngữ chỉ thẳng sự việc, hoặc những từ ngữ có
sắc thái biểu cảm khinh thị, chế giễu như chết, ngoẻo mà dùng những từ
thể hiện sự kính trọng, thương xót như: qua đời, từ trần, về già, hai năm mươi,
xuống suối vàng, khuất núi
ở ví dụ 2, Nguyễn Khuyến đã dùng thôi đã thôi rồi để chỉ việc người
bạn đã chết.
Ví dụ 3, SP1 dùng để cụ để diễn tả ý: chôn người chết.
SP2 dùng có thế nào để diễn đạt ý: chẳng may ông tôi có
chết.
Cả hai ví dụ trên, qua các phương tiện ngôn ngữ nói giảm, nói tránh,
người đọc có thể thấy được một tiền đề: quan hệ giữa người nói và người được
nói tới là quan hệ ngang bằng, thân hữu (VD2) hoặc là quan hệ giữa người
dưới với người trên với mức độ tình cảm là kính trọng, vị nể (VD2).
Bản thân cái chết là một sự không may mắn, đem lại cho người sống sự
nuối tiếc, đau khổ. Cách nói tránh, nói giảm những từ chỉ thẳng sự việc có tác
dụng giảm thiểu nỗi đau, hoặc tránh không gợi lại nỗi buồn. Mặt khác cách

nói ấy còn thể hiện sự kính trọng với người đã khuất và với thân chủ.

23


Khoá luận tốt nghiệp --------------------------------------------------------------Sv:Đào Thị Đức

VD4: Nam đến lớp và cậu phát hiện ra mình quên bút ở nhà. Cậu hoảng
hốt: chết, không mang bút rồi.
Minh ngồi cạnh, mở hộp bút, đưa cho Nam một cái: này, cầm lấy.
Lẽ ra muốn có bút thì Nam có thể hỏi trực tiếp: bạn cho mình mượn
một cái bút. Nhưng Nam đã không lựa chọn cách hỏi trực tiếp mà dùng cách
nói gián tiếp. Cách nói này có hai tác dụng: một là thông báo cho người ngồi
cạnh biết mình không mang bút, hai là đưa ra thông điệp: nếu có bút thì cho
mượn. Trong miêu tả thông thường đây được gọi là lời gợi ý. Lời gợi ý vừa giữ
được thể diện dương tính của người nói (không phải nhờ vả người khác) vừa
giữ được thể diện dương tính và âm tính của người nghe (có thể có bút cho
mượn, có thể không có mà không bị mang tiếng là ki bo, kẹt xỉ). Rõ ràng khi
lời gợi ý thành công thì cái được thông báo lớn hơn cái được nói.
Lựa chọn cách nói thẳng hay nói vòng là tuỳ thuộc vào tình huống giao
tiếp và truyền thống văn hoá của từng dân tộc. Người Anh thiên về lịch sự âm
tính nên thường chọn cách nói vòng, tức là yêu cầu gián tiếp. Chẳng hạn, họ
thường nói: could you passe me the book? (anh có thể đưa cho tôi cuốn sách
được không?) hơn là dùng: passe me the book (đưa cho tôi cuốn sách).
Người Việt lại thiên về lịch sự dương tính nên ưa cách nói thẳng hơn. Nên ở
một số trường hợp, người Việt sẽ lựa chọn cách nói thứ hai (đưa cho tôi cuốn
sách). Nhưng để đảm bảo phép lịch sự, người Việt thường thêm một số yếu tố
như tiểu từ tình thái. VD: anh đưa cho tôi cuốn sách nhé (ạ, nhỉ,). Hoặc sử
dụng các vị từ thích hợp: làm ơn đưa cho tôi cuốn sách nhé.
Nói thẳng với người Việt thể hiện sự tin cậy, tình thân hữu, còn nói

vòng gián tiếp được hiểu là khách sáo, thiếu tin cậy. Người Việt Nam với
lòng hiếu khách, nhiệt tình thường mời mọc những thứ tự nhà làm ra, cả
những thứ mà khách không quen, không dám ăn. Trong bối cảnh văn hoá như
vậy, lời nói thẳng có tính áp đặt như: tiết canh đấy, ngon lắm , anh ăn đi sẽ

24


Khoá luận tốt nghiệp --------------------------------------------------------------Sv:Đào Thị Đức

được coi là hiếu khách, chân tình. Còn nếu nói: anh có ăn tiết canh không?
sẽ bị coi là không hiếu khách, không nhiệt tình.
Tuy nhiên trong những tình huống giao tiếp mà hành vi yêu cầu có tính
áp đặt cao, gây tổn hại cho người nghe, người Việt vẫn dùng lối nói gián tiếp
để đảm bảo phép lịch sự.
Như vậy, chúng ta có thể thấy để giữ thể diện, người Việt đã dùng nhiều
phương tiện ngôn ngữ như cách nói ẩn dụ, nói giảm, nói tránh, nói vòng.
Trong giao tiếp sư phạm, nhất là trong quan hệ thầy trò, đồng nghiệp,
giáo viên phụ huynh cũng rất cần đảm bảo phép lịch sự. Chúng ta có thể áp
dụng linh hoạt các biện pháp tu từ của ngôn ngữ vào việc giáo dục phẩm chất
đạo đức cho học sinh. Ví dụ như để nhắc nhở một học sinh lười học hoặc hay
đi học muộn, chúng ta có thể kể một câu chuyện tương tự (có thể lấy trong
sách vở hoặc giáo viên tự nghĩ ra). Qua câu chuyện đó, người giáo viên gợi ý
giúp các em tự rút ra bài học. Như vậy, không cần phải nêu tên học sinh hoặc
nêu rõ những vi phạm mà chúng ta vẫn có thể nhắc nhở, giáo dục các em.
Cách giáo dục này không chỉ tác động đến một mà tác động đến tất cả
học sinh, nó sẽ gây hiệu quả tích cực do giữ được cả thể diện dương tính và
âm tính cho các em.
Dùng biện pháp giáo dục nào là tuỳ thuộc vào sự linh hoạt của mỗi giáo
viên. Song thiết nghĩ,việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ tu từ để đảm bảo

phép lịch sự trong dạy học là cần thiết và là biện pháp giáo dục hiệu quả.
2. Các phương tiện ngôn ngữ trong chiến lược giao tiếp tránh đe
doạ thể diện.
2.1. Các phương tiện ngôn ngữ trong chiến lược giao tiếp tránh đe
doạ thể diện dương tính.
2.1.1. Các phương tiện ngôn ngữ là từ xưng hô.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà khi giao tiếp chúng ta phải suy tính gọi một
người nào đó bằng cách này chứ không phải bằng cách khác. Một trong những

25


×