Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Luận văn sư phạm Phân tích nội dung cơ bản chương II - Tính quy luật của hiện tượng di truyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.91 KB, 69 trang )

luận văn tốt nghiệp

lý thị hiền

***

Mở đầu
Giáo dục là nền tảng tư tưởng của xã hội. giáo dục thể hiện tầm cao và
chiều sâu của về trình độ phát triển của dân tộc, vừa là mục tiêu, vừa là động
lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. vì vậy nâng cao chất lượng giáo
dục không chỉ là mục tiêu của ngành giáo dục và đào tạo mà còn là yêu cầu
của toàn xã hội .
Hiện nay khoa học giáo dục có tốc độ phát triển cực kỳ nhanh chóng.
Cứ 4 - 5 năm khối lượng tri thức tăng lên gấp đôi, trong đó sinh học có gia tốc
tăng lớn nhất. Sự đổi mới khoa học sinh học tất yếu đòi hỏi sự đổi mới về nội
dung. Sách giáo khoa mới đã dược sửa đổi về nội dung, bổ sung những kiến
thức sinh học hiện đại phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và
trình bày theo hướng tổ chức hoạt động nhận thức của thầy đối với trò.
Năm 2005 -2006 tài liệu giáo khoa lớp 12 thí điểm đã đưa vào giảng
dạy và học tập ở một số trường trung học phổ thông ở các tỉnh, thành phố
trong cả nước. Bộ sách giáo khoa thí điểm gồm 2 bộ( bộ 1 do Vũ Văn Vụ chủ
biên, bộ 2 do Nguyễn Thành Đạt chủ biên). Mỗi bộ sách được biên soạn gồm
hai quyển dành cho ban khtn và khxh & nv.
Đổi mới giáo dục là đổi mới cả về muc tiêu, nội dung và phương pháp.
Mục tiêu đổi mới giáo dục là nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của người học, nắm vững khoa học kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đai hoá của đất nước .
Đổi mới phương pháp là chuyển từ phương pháp giảng dạy lấy giáo viên
làm trung tâm sang hướng lấy học sinh làm trung tâm. thông qua nghiên cứu
các thông tin ở kênh chủ và kênh hình trong sách giáo khoa các em phải chủ
động tư duy, tìm tòi để tự trả lời các lệnh hoạt động trong bài.



Trường ĐHSP Hà Nội 2

-1-

Lớp K29A Sinh - KTNN


luận văn tốt nghiệp

***

lý thị hiền

Tuy nhiên để giúp học sinh đạt được điều đó người giáo viên phải là
người tổ chức, đề ra những tình huống học tập có vấn đề nhằm tăng cường
hoạt động nhận thức của học sinh. Để có một tiết học như vậy ở trên lớp thì
trước đó trong khâu soạn giảng giáo viên cần thay đổi cách thiết kế bài học
theo hướng phát huy tính tích cực học tập ( tức lấy học sinh làm trung tâm ).
Xuất phát từ cơ sở lý luận thực tiễn nêu trên tôi đã chọn Phân tích
nội dung cơ bản chương II - Tính quy luật của hiện tuợng di truyền, soạn
một số giáo án của chương theo hướng lấy học sinh làm trung tâm góp
phần nâng cao chất lượng dạy và học chương II- Sinh học 12- sách giáo khoa
thí điểm- ban khtn - bộ 1.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

-2-

Lớp K29A Sinh - KTNN



luận văn tốt nghiệp

lý thị hiền

***

Chương 1 : Tổng quan
các vấn đề nghiên cứu
1.1. tình hình nghiên cứu và xu hướng đổi mới ppdh.
1.1.1. Trên thế giới
Năm 1920 ở Anh đã bắt đầu thí điểm các lớp học mới, trong đó chú ý
đến sự phát triển trí tuệ của học sinh, khuyến khích những hoạt động độc lập
của học sinh .
Năm 1970 ở mỹ bắt đầu thí điểm tại 200 trường, ở đó giáo viên tổ chức
các hoạt động độc lập của học sinh bằng các phiếu học tập .
Năm 1970-1980 ở Pháp đã áp dụng đại trà các phương pháp dạy học
tích cực từ bậc tiểu học đến trung học.
Từ sau những năm 80 với sự xuất hiện của nền kinh tế tri thức hình
thành xã hội thông tin và xu thế toàn cầu hoá đã tác động mạnh mẽ đến giáo
dục tạo nên làn sóng cải cách giáo dục trên thế giới. Trọng tâm của cuộc cải
cách là thiết kế lại hệ thống các môn học, đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của người học: hướng vào
học sinh"
1.1.2. Trong nước
Ngay từ những năm 60 vấn đề phát huy tính tích cực chủ động của học
sinh đã được đặt ra với khẩu hiệu: biến quá trình đào tạo thành quá trình tự
đào tạo .
Năm 1975 nước ta đã có các công trình nghiên cứu về phương pháp dạy

học tích cực như: nguyễn văn vinh, đặng thị dạ thuý-luận án thạc sĩ
khoa học tâm lý 1977 sử dụng công tác độc lập với sách giáo khoa để phát
huy tính tích cực của học sinh . giáo sư: trần bá Hoành- ncgd số 1 -1994;
Trường ĐHSP Hà Nội 2

-3-

Lớp K29A Sinh - KTNN


luận văn tốt nghiệp

lý thị hiền

***

dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
Năm 1995 -1996 bộ giáo dục và đào tạo có chương trình nghiên cứu:
đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hoá người học. Từ đó
đến nay chúng ta đã thực hiện: đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
lấy học sinh làm trung tâm .
1.2. tính tích cực học tập
Tính tích cực là bản chất vốn có của con người trong đời sống xã hội
.Con người không chỉ tiêu thụ những gì cần có trong thiên nhiên mà còn chủ
động sản xuất ra những của cải vật chất cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Hình thành và phát triển tính tích cực xã hội là một trong những nhiệm
vu chủ yếu của giáo dục. Để phát huy tính tích cực sáng tạo trong hoạt động
phải thông qua quá trình dạy học và rèn luyện tư duy.
1.3. phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực là một nhóm phương pháp giáo dục dạy

học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
Dạy học theo phương pháp tích cực chú ý phát huy vai trò chủ thể của
người học, đề cao lợi ích của người học, người thầy đóng vai trò hướng dẫn tổ
chức, điều khiển hoạt động của học sinh . học sinh không những nắm vững
kiến thức mà còn phát triển các thao tác tư duy, được rèn luyện phương pháp
tự học, tự nghiên cứu. R.C.Sharma (1988) viết: Trong phương pháp dạy học
lấy học sinh làm trung tâm toàn bộ quá trình dạy học đều hướng vào nhu cầu,
khả năng, lợi ích của học sinh. Mục đích là phát triển ở học sinh kỹ năng và
năng lực hoạt động độc lập để giải quyết vấn đề, học sinh và giáo viên cùng
nhau khảo sát khía cạnh của vấn đề hơn là giáo viên trao cho học sinh giải
pháp vấn đề đặt ra " .
Để thực hiện dạy học lấy học sinh làm trung tâm không phải vai trò của
Trường ĐHSP Hà Nội 2

-4-

Lớp K29A Sinh - KTNN


luận văn tốt nghiệp

***

lý thị hiền

giáo viên hạ thấp trái lại đòi hỏi giáo viên phải có trình độ cao hơn nhiều về
phẩm chất năng lực nghề nghiệp, đòi hỏi giáo viên phải không ngừng nâng
cao mở rộng kiến thức ,tầm hiểu biết của mình để có thể giảng dạy và tổ chức
tốt các hoạt động độc lập của học sinh .


Trường ĐHSP Hà Nội 2

-5-

Lớp K29A Sinh - KTNN


luận văn tốt nghiệp

lý thị hiền

***

Chương 2: đối tượng, phạm vi
và phương pháp nghiên cứu
2.1. đối tượng
- Học sinh lớp 12 các trường trung học phổ thông thực nghiệm sách
giáo khoa thí điểm.
- Nội dung sách giáo khoa lớp 12 phương pháp dạy học tích cực
2.2. phạm vi nghiên cứu
- Chương II- tính quy luật của hiện tượng di truyền
2.3. phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu mục tiêu và phương hướng đổi mới sách giáo khoa thí
điểm phân ban.
- phân tích nội dung sách giáo khoa lớp 12 thí điểmban khtn-bộ 1.
2.3.2. Phương pháp điều tra sư phạm
- Tìm hiểu tình hình giảng dạy sách giáo khoa lớp 12 thí điểm ở các
trường trung học phổ thông.
- tìm hiểu tình hình học tập của học sinh ở các trường dạy thí điểm

sách giáo khoa lớp 12 .
2.3. Phương pháp chuyên gia
- Tham khảo ý kiến đóng góp của giáo viên phổ thông, ý kiến đóng góp
của các cán bộ quản lý, các chuyên gia giáo dục.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

-6-

Lớp K29A Sinh - KTNN


luận văn tốt nghiệp

lý thị hiền

***

Chương 3 : kết quả nghiên cứu
3.1. phân tích nội dung

3.1.1. Vị trí của chương
a. Sách cũ
Chương II- các quy luật di truyền được sắp xếp trong phần cơ sở
vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử và cấp độ tế bào sau phần cơ
sở di truyền học được nghiên cứu ở kỳ II lớp 11 .
Phần này được đưa lên chương trình lớp 12 thí điểm có sự thay đổi về
tên chương tên bài .
b. Sách thí điểm
Chương II- Tính quy luật của hiện tượng di truyềnđược xếp trong

phần Di truyền học sau chương I: Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến
dị
Kiến thức trong chương liên quan mật thiết với kiến thức đã nghiên cứu
ở chương I và các kiến thức về nguyên phân, giảm phân. Đồng thời kiến thức
trong chương này được coi là cơ sở nghiên cứu của các chương tiếp theo như:
Chương III. di truyền học quần thể
Chương IV. ứng dụng di truyền học
Chương v. di truyền học người
3.1.2 . Logic nội dung của chương II- tính quy luật của hiện tượng di
truyền ".
Nội dung kiến thức của chương được sắp xếp theo một logic chặt chẽ, từ
đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó với mức độ kiến thức được sắp xếp theo
từng bài. Bài học trước làm cơ sở cho bài học sau, phù hợp với trình độ nhận
thức của học sinh, từ tính trong do gen trong nhân quy định đến tính trạng do
Trường ĐHSP Hà Nội 2

-7-

Lớp K29A Sinh - KTNN


luận văn tốt nghiệp

lý thị hiền

***

gen trong tế bào chất quy định, từ một gen quy định một tính trạng đến nhiều
gen quy định một tính trạng, từ quy luật phân li độc lập đến liên kết gen, từ di
truyền do gen nằm trên nhiễm sắc thể thường đến di truyền do gen nằm trên

nhiễm sắc thể giới tínhvà sau mỗi bài học đều có câu hỏi lý thuyết, bài tập
củng cố kiến thức và mục em có biết nhằm bổ sung kiến thức liên quan đến
bài học. Cuối chương có bài tập chương và bài thực hành phù hợp với logic
nhận thức và đặc thù của môn sinh học.
Cụ thể kiến thức của chương được phân bố như sau :
Bài 11 :Quy luật phân li
Bài 12 : Quy luật phân li độc lập
Bài 13 : Sự tác động của nhiều gen .Tính đa hiệu của gen
Bài 14 : Di truyền liên kết
Bài 15 : Di truyền liên kết với giới tính
Bài 16 : Di truyền ngoài nhiễm sắc thể
Bài 17 : ảnh hưởng của môi trường đến sự biểu hiện của gen
Bài 18 : Bài tập chương II
Bài 19 : Thực hành: Lai giống
Chương II gồm 5 nội dung cơ bản sau :
- Cơ chế của hiện tượng di truyền
Cơ chế di truyền là sự vận động theo quy luật của cấu trúc vật chất di
truyền qua các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Di truyền trong nhân biểu hiện tính quy luật chặt chẽ nhờ cơ chế tự
nhân đôi, phân li, tổ hợp tự do của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
Di truyền qua tế bào chất thì tính quy luật không biểu hiện rõ vì trong
quá trình phân chia tế bào tế bào chất và các bào quan từ tế bào mẹ không
phân chia đều về các tế bào con như đối với nhiễm sắc thể trong nhân.
Trường ĐHSP Hà Nội 2

-8-

Lớp K29A Sinh - KTNN



luận văn tốt nghiệp

lý thị hiền

***

- Sự phân chia của gen trong nhiễm sắc thể thường
Giải thích cơ chế di truyền Menđen đề xướng thuyết di truyền gián
đoạn do nhân tố di truyền quy định, nghĩa là tính trạng được quy định bởi
nhân tố di truyền, các nhóm nhân tố này tồn tại cạnh nhau nhưng không hoà
lẫn với nhau, khi hình thành giao tử chúng tách nhau ra chuyển về hai cực của
tế bào, Menđen gọi đó là hiện tượng giao tử thuần khiết.
Sau đó với thuyết di truyền nhiễm sắc thể đã chứng minh được nhân tố
di truyền chính là gen nằm trên nhiễm sắc thể.
Thuyết di truyền nhiễm sắc thể của Moocgan cho thấy nhiễm sắc thể là bộ
phận chủ yếu mang gen, gen được sắp xếp theo chiều dài của nhiễm sắc thể.
Những thành tựu của tế bào phát hiện được cơ chế trong nguyên phân,
giảm phân dể hình thành giao tử và thụ tinh, đã rút ra kết luận là: trong quá
trình phát sinh giao tử các gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau thì
phân chia riêng rẽ về các giao tử đó là cơ chế giải thích định luật menđen; các
gen trên mỗi cặp nhiễm sắc thể liên kết với nhau thành nhóm và phân phối
cùng nhau về giao tử, đó là cơ chế giải thích liên kết gen . ở kì đầu của giảm
phân 1 giữa 2 trong 4 crômatit của cặp nhiễm sắc thể tương đồng có xảy ra sự
trao đổi chéo từng đoạn tương ứng, dẫn đến sự hoán vị gen, nghĩa là gen trên
nhiễm sắc thể này đổi chỗ cho gen tương ứng trên nhiễm sắc thể kia trong cặp
tương ứng, đó là cơ chế giải thích quy luật hoán vị gen
- Sự tương tác của các gen
Trong cơ thể sống có mối quan hệ tương hỗ rất phức tạp giữa các gen về
tính trạng hay giữa kiểu gen và kiểu hình dẫn đến tính trạng được biểu hiện rất
phức tạp, ngoài trường hợp tính trạng biểu hiện ở thế hệ sau không tuân theo

quy luật của menđen ,đó là luật tương tác gen.
- Sự phân li của cặp nhiễm sắc thể giới tính và gen trên nhiễm sắc thể
giới tính.
Trường ĐHSP Hà Nội 2

-9-

Lớp K29A Sinh - KTNN


luận văn tốt nghiệp

lý thị hiền

***

Tính trạng được quy định bởi cặp nhiễm sắc thể giới tính hay gen trên
nhiễm sắc thể giới tính được di truyền theo quy luật riêng, đó là quy luật di
truyền giới tính, quy luật di truyền liên kết với giới tính.
- Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường, kiểu hình.
Kiểu gen, môi trường, kiểu hình có mối quan hệ mật thiết với nhau.
kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. Môi
trường tham gia vào sự hình thành kiểu hình cụ thể: kiểu hình là kết quả sự
tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
Bài 11: quy luật phân li
1. Mục tiêu bài học
- Phát biểu được nội dung của quy luật phân li.
- Giải thích được bằng cơ sở tế bào học.
- Nắm được các điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li.
2. Kiến thức trọng tâm

- Giải thích được hiện tượng phân li kiểu hình ở thế hệ sau đối với
phép lai một cặp tính trạng.
3. Thành phần kiến thức
3.1. Nội dung
3.1.1. Thí nghiệm của Menđen
- Lai hai giống đậu thuần chủng hoa đỏ và hoa trắng với nhau được cây
F1 toàn hoa đỏ.
- Các cây F1 tự thụ phấn cho cây F2 có sự phân li với tỉ lệ xấp xỉ 3 hoa
đỏ: 1 hoa trắng.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- 10 -

Lớp K29A Sinh - KTNN


luận văn tốt nghiệp

lý thị hiền

***

3.1.2.Giải thích thí nghiệm theo Menđen
- Đưa ra khái niệm " giao tử thuần khiết", trong giao tử thuân khiết
không có sự hoà lẫn nhau giữa các nhân tố di truyền của bố mẹ, mà vẫn giữ
nguyên bản chất như ở giao tử bố mẹ thuần chủng.
- Sự tổ hợp của các giao tử thuần kiết qua thụ tinh và sự át chế của gen
trội với gen lặn là cơ chế tạo nên tỉ lệ 3 trội: 1 lặn ở F2.
3.1.3. Phát biểu nội dung quy luật phân li

- Mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố di truyền quy định. Do
sự phân li đồng đều của cặp nhân tố di truyền này nên mỗi loại giao tử chỉ
chứa nhân tố của cặp.
3.2. Cơ sở tế bào học
- Sự phân li của cặp nst tương đồng trong phát sinh giao tử và sự tổ
hợp của chúng qua thụ tinh đưa đến sự phân li và tổ hợp của cặp gen tương
ứng là cơ sở tế bào học của quy luật phân li.
3.3. Điều kiện nghiêm đúng
- Bố mẹ thuần chủng về cặp tính trạng tương phản đem lai.
- Số lượng cá thể thu được của phép lai phải đủ lớn.
- Tính trạng do một gen quy định, trong đó gen trội át hoàn toàn gen
lặn.
Bài 12: quy luật phân li độc lập
1. Mục tiêu bài học
- Phát biểu được nội dung quy luật phân li độc lập, giải thích bằng cơ sở
tế bào học.
- Nắm đựoc bảng công thức tổng quát từ 1 đến n cặp gen dị hợp phân
li độc lâp.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- 11 -

Lớp K29A Sinh - KTNN


luận văn tốt nghiệp

lý thị hiền


***

2. Kiến thức trọng tâm
Giải thích được tại sao khi lai hai hay nhiều cặp tính trạng, sự di truyền
của các cặp tính trạng lai phân li độc lập với nhau.
3. Thành phần kiến thức
3.1. Nội dung
3.1.1. Thí nghiệm của Menđen
- Giao phấn giữa hai giống đậu Hà lan thuần chủng hạt vàng, vỏ trơn
với hạt xanh, vỏ nhăn. ( kết quả F1, F2- sgk).
3.1.2. Cơ sở rút ra quy luật phân li độc lập
-

F2 phân tính: 9 vàng - trơn
3 vàng - nhăn
3 xanh - trơn
1 xanh - nhăn

- Tỉ lệ từng cặp tính trạng:

vàng 3
= ;
xanh 1

trơn 3
=
nhăn 1

- Kết luận
3.1.3. Nội dung quy luật

- Các cặp nhân tố di truyền( cặp alen) phân li độc lập với nhau trong
phát sinh giao tử và kết hợp ngẫu nhiên trong thụ tinh.
3.2. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập
3.2.1. Giải thích quy luật
- Phân li độc lập và tổ hợp tự do của các nst tương đồng khi hình
thành giao tử ở F1, sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh.
3.2.2. Giải thích kết quả thí nghiệm
- Hình 12- sgk.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- 12 -

Lớp K29A Sinh - KTNN


luận văn tốt nghiệp

lý thị hiền

***

- Cặp nst tương đồng mang alen A( hạt vàng) và a( hạt xanh), cặp
nst tương đồng khác mang alen B( hạt trơn) và b( hạt nhăn).
- Qua sơ đồ lai từ P đến F2 cho kết quả như thí nghiệm.
3.3. Công thức tổng quát
Bài 13: Sự tác động của nhiều gen.
tính đa hiệu của gen.
1. Mục tiêu bài học
- Trình được các dạng tác động của nhiều gen lên một tính trạng và tác

động của một gen lên nhiều tính trạng.
- Nêu được các kiểu tác động giữa các gen alen và giữa các gen không
alen đối với sự hình thành tính trạng.
2. Kiến thức trọng tâm
- Ngoài trường hợp một gen quy định một tính trạng, còn có các trường
hợp nhiều gen không alen tương tác với nhau hoặc tác động cộng gộp quy
định một tính trạng, trường hợp 1 gen chi phối nhiều tính trạng. Từ đó rút ra
mối quan hệ phức tạp giữa gen và tính trạng.
3.Thành phần kiến thức
3.1. Tương tác giữa các gen không alen
3.1.1. Gen không alen
Là các gen không nằm trên cùng một vị trí( locut) của cặp nst tương
đồng.
3.1.2. Thí nghiệm
3.1.2.1. Thí nghiệm
- Lai hai thứ đậu thơm thuần chủng:
Ptc:

Hoa trắng

Trường ĐHSP Hà Nội 2

x
- 13 -

Hoa đỏ thẫm
Lớp K29A Sinh - KTNN


luận văn tốt nghiệp


lý thị hiền

***

F1:

100% Đỏ thẫm

F2:

9/16 Đỏ thẫm : 7/16 Trắng

2.1.2.2. Giải thích
- F2 có 16 tổ hợp, suy ra F1 cho 4 loại giao tử, như vậy F1 phải dị hợp
về 2 cặp gen và hoa đỏ thẫm quy định bởi 2 gen trội.
- Nếu A, B là gen trội thì a, b là gen lặn, kiểu gen P là: AABB và aabb.
Ta có sơ đồ lai:
Ptc:

Trắng

x

aabb

AABB

100% aaBb( đỏ thẫm)


F1:
F2:

Đỏ thẫm

9(A-B-) :

3( A-Bb) :

9 Đỏ thẫm :

3(aaB-) : 1(aabb)

7 Trắng

- Hai gen trội A và B không alen trong cùng kiểu gen tác động bổ trợ
cho màu đỏ thẫm.
- Có mặt một loai gen trội A hoặc B hay toàn gen lặn( aabb) cho màu
trắng.
- Tuỳ dạng tương tác mà tỉ lệ kiểu hình ở F2 là biến dạng của tỉ lệ
9: 3: 3: 1.
2.2. Tác động cộng gộp
2.2.1. Thí nghiệm
Ptc:

Lúa mì đỏ đậm
A1A1A2A2

F1:
F2:


x

Lúa mì trắng
a1a1a2a2

Đỏ hồng( A1a1A2a2)
16 tổ hợp( Đỏ đậm -> Đỏ -> Đỏ hồng-> Hồng-> Trắng)

2.2.2. Kết luận

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- 14 -

Lớp K29A Sinh - KTNN


luận văn tốt nghiệp

lý thị hiền

***

Các gen không alen phân li độc lập có thể cùng tác động với nhau hình
thành một tính trạng.
2.2.3. Khái niệm
Tác động công gộp là kiểu tác động của nhiều gen trong đó mỗi gen
đóng góp một phần như nhau vào sự phát triển của cùng một tính trạng.
2.3. Tính đa hiệu của gen

- Ví dụ:
+ Menđen đã nhận thấy đậu hoa tím, hạt màu nâu, nách lá có chấm đen
; Đậu hoa trắng, hạt nâu nhạt, nách lá không có chấm.
+ Moocgan đã cho thấy ruồi giấm cánh ngắn, đốt thân cũng ngắn, lông
cứng, cơ quan sinh dục thay đổi về hình dạng, đẻ ít trứng, tuổi thọ ngắn lại, ấu
trùng yếu.
- Kết luận:
+ Một gen có thể quy định nhiều tính trạng.
+ Ta có thể tìm thấy các tính trạng luôn di truyền cùng nhau( cơ sở của
hiện tượng biến dị tương quan).
Bài 14: di truyền liên kết
1. Mục tiêu bài học
- Rút ra được những nhận xét về di truyền liên kết hoàn toàn.
- Trình bày được hiện tượng di truyền hoán vị gen và giải thích được
bằng cơ sở tế bào học.
- Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết.
2. Kiến thức trọng tâm
- Các gen nằm trên nst tạo thành một nhóm gen liên kết.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- 15 -

Lớp K29A Sinh - KTNN


luận văn tốt nghiệp

lý thị hiền


***

- Sự trao đổi chéo những đoạn tương ứng của cặp nst tương đồng trong
quá trình phát sinh giao tử đưa đến sự hoán vị của các gen tương ứng, đã tổ
hợp lại các gen không alen trên nst, do đó làm xuất hiện biến dị tổ hợp.
3. Thành phần kiến thức
3.1. Di truyền liên kết hoàn toàn
3.1.1. Thí nghiệm
3.1.2. Kết luận
- Thân xám luôn đi kèm với cánh dài, thân đen luôn đi kèm với cánh
cụt. Như vậy màu sắc thân và hình dạng cánh di truyền liên kết với nhau.
- Trong phát sinh giao tử đực, gen B và V liên kết hoàn toàn, gen b và v
cũng vậy.
- Các gen nằm trên một nst cùng phân li và tổ hợp với nhau trong quá
trình giảm phân và thụ tinh đưa đến sự di truyền đồng thời của nhóm tính
trạng do chúng quy định.
3.2. Di truyền liên kết không hoàn toàn
3.2.1. Thí nghiệm của Moocgan
- Ruồi cái F1 lai với ruồi đực mình đen, cánh ngắn( ngược với liên kết
hoàn toàn lấy ruồi đực F1 lai phân tích).
- Kết quả thí nghiệm FB cho 4 loại kiểu hình: 2 loại giống P có tỉ lệ kiểu
hình như nhau, hai loại kiểu hình mới có tỉ lệ kiểu hình bằng nhau.
- Giải thích kết quả:
+ Ruồi đực cho một loại giao tử.
+ FB cho 4 loại kiểu hình.
+Với tỉ lệ kiểu hình 41:9:9:41, vì con đực cho một loại giao tử nên
tỉ lệ kiểu hình này cũng là tỉ lệ kiểu giao tử của F1. Tỉ lệ này không phải là các
gen phân li độc lập, cũng không phải là liên kết.
Trường ĐHSP Hà Nội 2


- 16 -

Lớp K29A Sinh - KTNN


luận văn tốt nghiệp

lý thị hiền

***

+Trong phát sinh giao tử cái đã xảy ra sự hoán vị (đổi chỗ ) giữa
alen V và v, dẫn đến sự xuất hiện thêm hai loại giao tử Bv và bV do đó có sự
tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ.
3.2.2. Cơ sở tế bào học của hoán vị gen
- Do có hiện tượng trao đổi chéo giữa hai trong 4 cromatit, nghĩa là các
đoạn tương ứng 2 trong 4 cromatit có thể đổi chỗ cho nhau dẫn đến các gen
trên đó đổi chỗ cho nhau ( hình 14).
- Tần số hoán vị gen tính bằng tổng tỉ lệ các loại giao tử mang gen hoán
vị.
- Các gen càng xa nhau trên NST thì tần số hoán vị càng lớn và ngược
lại.
3.3. ý nghĩa của di truyền liên kết
- Liên kết hoàn toàn đảm bảo sự di truyền ổn định của nhóm tính trạng
quý.
- Hoán vị gen làm tăng biến dị tổ hợp, tạo ra nhóm gen liên kết quý.
- Là cơ sở để lập bản đồ gen.
Bài 15 : di truyền liên kết với giới tính
1. Mục tiêu bài học
- Khẳng định được trên NST X, Y ở các loài sinh vật còn có gen quy

định tính trạng thường ( ở một số ít loài trên NST Y chỉ có gen quy định tính
trạng giới tính).
- Trình bày được đặc điểm của các gen quy định tính trạng thường nằm
trên NST giới tính.
- Phát biểu được quy luật di truyền chéo, quy luật di truyền thẳng của
gen trên NST giới tính.
Trường ĐHSP Hà Nội 2

- 17 -

Lớp K29A Sinh - KTNN


luận văn tốt nghiệp

***

lý thị hiền

- Nêu được ý nghĩa thực tiễn của sự di truyền liên kết giới tính.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- 18 -

Lớp K29A Sinh - KTNN


luận văn tốt nghiệp


lý thị hiền

***

2. kiến thức trọng tâm
- Quy luật di truyền chéo trên NST X, quy luật di truyền thẳng trên NST Y.
3. thành phần kiến thức
3.1. Nhiễm sắc thể giới tính
- Giới tính của loài tuỳ thuộc vào sự có mặt của cặp NST giới tính.
- Sự di truyền tính trạng thường do gen trên NST giới tính quy định là
sự di truyền liên kết với giới tính.
- Cặp NST XY phân hoá thành đoạn tương đồng và không tương đồng.
3.2. Gen trên NST X
- Thí nghiệm: lai thuận nghịch ruồi giấm của Moocgan.
- Giải thích kết quả của thí nghiệm.
- Kết luận :
+ Lai thuận và lai nghịch cho kết quả khác nhau.
+ Có hiện tượng di truyền chéo: tính trạng của mẹ truyền cho con đực
còn tính trạng bố truyền cho con cái.
- Ví dụ: một số gen nằm trên NST X
3.3. Gen trên NST Y
- Thí nghiệm.
- Giải thích kết quả thí nghiệm.
- Kết luận: di truyền thẳng: gen ở đoạn không tương đồng trên NST Y
chỉ truyền trực tiếp cho con đực.
- Ví dụ: về gen nằm trên NST Y.
3.4. ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính
- Phân biệt đực, cái từ nhỏ.
- Tạo được nhiều con đực hay cái theo ý muốn.
Trường ĐHSP Hà Nội 2


- 19 -

Lớp K29A Sinh - KTNN


luận văn tốt nghiệp

lý thị hiền

***

Bài 16 : di truyền ngoài nhiễm sắc thể
1. Mục tiêu
- Nêu được những dẫn chứng chứng tỏ có sự di truyền qua tế bào chất.
- Giải thích được cơ sở khoa học của hiện tượng di truyền ngoài nhiễm
sắc thể.
- Phát biểu được tính quy luật của sự di truyền tính trạng ngoài nhiễm
sắc thể.
2. Kiến thức trọng tâm
- Di truyền theo dòng mẹ, sự di truyền của các gen trong ti thể và lạp
thể. Từ đó rút ra các đặc điểm di truyền ngoài nhiễm sắc thể.
3. Thành phần kiến thức
3.1. Di truyền theo dòng mẹ
- Thí nghiệm: lai thuận nghịch giữa hai thứ đại mạch xanh lục bình
thường và lục nhạt với nhau.
- Nhận xét.
- Kết luận:
Sự di truyền một số tính trạng ở sinh vật chịu ảnh hưởng của tế bào chất
gọi là hiện tượng di truyền qua tế bào chất hay di truyền theo dòng mẹ.

- ứng dụng di truyền theo dòng mẹ ở thực vật.
3.2. Sự di truyền của các gen trong ti thể và lạp thể
- Cơ quan chứa gen ngoài NST: ti thể, lạp thể, plasmit ở vi khuẩn.
- Đặc điểm của ADN ở tế bào chất :
+ Số lượng ít hơn trong nhân.
+ ADN dạng vòng, có khả năng di truyền và biến dị.
Trường ĐHSP Hà Nội 2

- 20 -

Lớp K29A Sinh - KTNN


luận văn tốt nghiệp

lý thị hiền

***

3.2.1. Sự di truyền ti thể
- Vai trò của bộ gen ti thể.
- Di truyền theo dòng mẹ.
3.2.2. Sự di truyền lạp thể
- Vai trò của bộ gen lạp thể.
- Di truyền theo dòng mẹ.
3.3. Đặc điểm di truyền ngoài NST
- Di truyền theo dòng mẹ.
- Các tính trạng di truyền qua tế bào chất không tuân theo các quy luật
chặt chẽ như sự di truyền qua NST.
- Tính trạng do gen trong tế bào chất quy định vẫn tồn tại khi nhân bị

thay đổi.
Bài 17 :ảnh hưởng của môi trường đến
sự biểu hiện của gen
1. Mục tiêu bài học
- Trình bày được thí nghiệm chứng tỏ mối quan hệ giữa kiểu gen, môi
trường và kiểu hình.
- Dựa vào kết quả thí nghiệm rút ra kết luận về mối quan hệ giữa kiểu
gen, môi trường và kiểu hình.
- Hình thành khái niệm thường biến và mức phản ứng, lấy được ví dụ
minh hoạ.
2. Kiến thức trọng tâm
- Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.
- thường biến, mức phản ứng.
3. Thành phần kiến thức
Trường ĐHSP Hà Nội 2

- 21 -

Lớp K29A Sinh - KTNN


luận văn tốt nghiệp

lý thị hiền

***

3.1. Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình
- Thí nghiệm chứng minh mối quan hệ giữa kiểu hình, kiểu gen và môi
trường ( hình 17).

- Kết luận.
+ Bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng đã hình thành sẵn
mà di truyền một kiểu gen.
+ Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cá thể trước môi trường.
+ Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường cụ thể.
+ Trong quá trình kiểu gen biểu hiện thành kiểu hình còn chịu ảnh
hưởng môi trường ngoài của cơ thể.
3.2. Thường biến
- Ví dụ thường biến.
- Định nghĩa: Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình của cùng một
kiểu gen, phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường chứ không
do sự biến đổi trong kiểu gen.
- Tính chất biểu hiện:
+ Xuất hiện đồng loạt theo cùng một hướng xác định.
+ Không di truyền.
- Vai trò: giúp cơ thể sinh vật có khả năng thích ứng với những biến đổi
của môi trường.
3.3. Mức phản ứng
- Ví dụ.
- Định nghĩa: Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen
trước những điều kiện môi trường khác nhau.
+ Mức phản ứng do kiểu gen quy định nên được di truyền.
- ứng dụng mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình vào sản
xuất và đời sống.
Trường ĐHSP Hà Nội 2

- 22 -

Lớp K29A Sinh - KTNN



luận văn tốt nghiệp

lý thị hiền

***

3.2. soạn một số giáo án của chương theo
hướng lấy học sinh làm trung tâm
Bài 11: quy luật phân ly
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức
Khi học bài này học sinh phải :
- Trình bày được nội dung, giải thích cơ sở của tế bào học của quy luật
phân li.
- Nêu được các điều kiện nghiệm đúng của quy luật.
- Rút ra được ý nghĩa của quy luật phân li.
1.2. Kỹ năng
- Rèn luyện và phát triển kỹ năng phân tích, tổng hợp và khái quát hoá.
- Xác định được sơ đồ lai khi biết p và ngược lại, xác định được p khi
biết tỉ lệ kiểu gen ở đời sau.
1.3. Giáo dục
- Qua cơ chế hình thành tư duy lôgic.
2. Phương pháp, phương tiện
2.1. Phương pháp
- Nêu vấn đề và vấn đáp phát hiện.
- Trực quan minh hoạ.
2.2. Phương tiện
- Hình 11.1, 11.2 sách giáo khoa.


Trường ĐHSP Hà Nội 2

- 23 -

Lớp K29A Sinh - KTNN


luận văn tốt nghiệp

lý thị hiền

***

3. Giảng bài mới
ĐVĐ: Menđen là người đặt nền móng cho di truyền học, vậy ông đã
thành công như thế nào ?

Bài 11 : Quy luật phân li
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung ghi bảng

Gv: yêu cầu học sinh nghiên cứu thí I. nội dung
nghiệm của Menđen trong sách giáo
khoa, quan sát hình 11.1.

1. Thí nghiệm

Gv: Menđen đã tiến hành thí nghiệm
lai mấy cặp tính trạng trên đối tượng - lai một cặp tính trạng tương phản

nào ?
trên đậu Hà lan.
Gvtb: Ưu điểm của giống đậu Hà
lan:
- Hoa lưỡng tính.
- Cánh hoa hình thìa úp lên nhi, nhuỵ
nên tự thụ phấn rất chặt chẽ.
- Mang những tính trạng tương phản
rất rõ rệt.
GV: Menđen đã tiến hành thí nghiệm
lai như thế nào?

Ptc:
F1:

Hoa đỏ x Hoa trắng
100% Hoa đỏ

F1xF1: Hoa đỏ x Hoa đỏ
F2:

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- 24 -

3 hoa đỏ : 1 Hoa trắng

Lớp K29A Sinh - KTNN



luận văn tốt nghiệp

lý thị hiền

***

GV: Quy luật biểu hiện tính trạng ở
F1 như thế nào? thế nào là tính trạng
trội? tính trạng lặn?

- ở F1 tính trạng trội được biểu hiện.

HS:

- Tính trạng hoa đỏ là tính trang trội.
- Tính trạng hoa trắng l tính trạng lặn.

GV: Menđen tiến hành nhiều thí
nghiệm trên nhiều tính trạng tương
phản khác đều thu được kết quả như
vậy và ông đã rút ra kết luận gì?

Kết luận :

HS:

Khi lai bố mẹ khác nhau về một cặp
tính trạng thuần chủng tương phản thì
ở thế hệ thứ hai có sự phân li theo tỉ lệ
xấp xỉ 3 trội: 1 lặn.


GV: Menđen đã giải thích kết quả thí
nghiệm của mình như thế nào?

Giải thích :

HS:

- Menđen đưa ra khái niệm "giao tử
thuần khiết ".

GV: Thế nào là giao tử thuần khiết?

+ Trong quá trình giảm phân, mỗi

GVTB:

giao tử chỉ mang một nhân tố di
truyền trong cặp nhân tố di truyền
tương ứng.
+ Trong giao tử thuần khiết không có
sự hoà lẫn nhau các nhân tố di truyền
của bố mẹ mà vẫn giữ nguyên bản
chất như ở giao tử của bố mẹ thuần

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- 25 -

Lớp K29A Sinh - KTNN



×