Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

sáng kiến kinh nghiệm tiểu học: Một số giải pháp phát huy vai trò tự quản của Ban chỉ huy Liên đội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 16 trang )

Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
Đảng ta và Bác Hồ coi công tác thiếu niên nhi đồng là sự nghiệp đào tạo một lớp
người mới cho đất nước. Bác Hồ nói “ Ngày nay chúng là nhi đồng, ít năm sau chúng sẽ
là công dân, cán bộ.” Đảng ta đặc biệt quan tâm đến lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng, để tạo
nên một lớp người mới phát triển toàn diện. Đảng ta từng nhấn mạnh “Tiền đồ rạng rỡ
của Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa nằm trong tay thanh niên, thiếu niên nhi đồng”
Thực tiễn trong những năm đổi mới vừa qua cho thấy Đội Thiếu Niên Tiền Phong
(TNTP) Hồ Chí Minh ngày càng trở thành một lực lượng giáo dục không thể thiếu đối
với thiếu niên nhi đồng trong trường học. Đội TNTP Hồ Chí Minh với nội dung đặc
trưng mang tính quần chúng, tính chính trị, tính giáo dục đã góp phần với nhà trường
giáo dục toàn diện cho đội viên, học sinh, là nơi tập hợp và giáo dục các em học sinh
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Đặc biệt là trong công tác xây dựng và tổ chức các hoạt động Đội TNTP Hồ Chí
Minh, thì lực lượng chỉ huy đội rất là quan trọng. Đó là Ban chỉ huy (BCH) Liên đội,
đây là lực lượng chính điều hành mọi hoạt động của Đội, là yếu tố quyết định sự thành
công của công tác Đội và phong trào thiếu nhi. Không có Ban chỉ huy đội giỏi biết tự
quản tức là không có Liên đội mạnh.
Từ trong thực tiễn, qua những năm phụ trách Công tác Đội tại trường TH Lê
Hồng Phong tôi vẫn cảm thấy một vài em trong BCH Liên Đội vẫn chưa thực sự phát
huy hết khả năng, chưa có tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động Đội, dẫn đến một số
hoạt động công tác Đội còn bị tính rập khuôn, chưa cótính bức phá! Chưa phát huy tốt
được vai trò tự quản của Ban Chỉ Huy Liên Đội.
Là một giáo viên – Tổng Phụ trách Đội, tôi luôn băn khoăn, trăn trở phải làm sao để
nâng cao chất lượng hoạt động công tác Đội, thông qua việc phát huy phát huy vai trò
của BCH Liên Đội. Chính vì vậy ngay từnăm học 2017 – 2018 tôi đã tiến hành nghiên
cứu và lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp phát huy vai trò tự quản của Ban chỉ huy
Liên đội”đểáp dụng vào thực tế nhằm nâng cao chất lượng công tác Đội tạiLiên Đội
Trường tiểu học Lê Hồng Phong.
II. Mục đích của đề tài:
Nghiên cứu những phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện nhằm giúp phát huy


những thế mạnh của từng thành viên trong BCH Liên Đội, lựa chọn một số giải phápbồi
dưỡng, khích lệ để tăng cường tính tích cực, tự giác, sáng tạo trongBan chỉ huy Liên
đội, phát huy tính tự quản của trong mọi hoạt động công tác Đội của BCH Liên Đội!
Giúp toàn thể Đội viên trong Liên Đội có ý thức thi đua thực hiện tốt các phong
trào, các hoạt động Đội, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động Đội tại đơn vị, góp phần
giáo dục toàn diện cho học sinh.
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1


I. Cơ sở lí luận của vấn đề
Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh (Đội TNTP HCM)là tổ chức của thiếu
niên Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Đội là tổ chức nòng cốt trong các phong
trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh thực
hiện theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản có sự hướng dẫn của phụ trách Đội, Đội lấy
năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu cho đội viên, giúp đỡ
đội viên phát triển mọi khả năng trong học tập, phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi,
cháu ngoan Bác Hồ. Có thể nói hoạt động Đội là một trong những con đường giáo dục
không thể thiếu trong quá trình giáo dục nhân cách cho trẻ, giúp các em phát triển toàn
diện. Đội hoạt động có tính chất đặc trưng đáp ứng nhu cầu của lứa tuổi và đảm bảo các
nguyên tắc giáo dục trẻ em. Trong điều năm chương hai điều lệ Đội ghi rõ: Đội tổ chức
theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản có sự hướng dẫn của anh chị phụ trách” Cũng chính
lẽ đó mà Đội phải có một lực lượng cán bộ rất quan trọng, đó là Ban chỉ huy liên-chi
đội.
Để có một Liên đội thực sự hoạt động đi vào chiều sâu đạt hiệu quả trong một
năm học trước hết phải có ban chỉ huy liên – chi đội năng nổ, vững vàng trong công tác,
là lực lượng đã được người giáo viên Tổng phụ trách giao trọng trách quan trọng, định
hướng cho mọi hoạt động Đội trong nhà trường.

Ban chỉ huy là đại diện số đông đội viên trực tiếp chỉ huy điều hành các hoạt động
của Đội.Ban chỉ huy Liên đội là những đội viên được Liên đội tín nhiệm bầu ra, có
nhiệm vụ điều hành các hoạt động của đội, thực hiện mục tiêu giáo dục đội viên trở
thành con ngoan trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan bác Hồ. Ban chỉ huy Đội là cánh tay
đắc lực của Tổng phụ trách và là đơn vị trực tiếp biến Nghị quyết của liên đội thành mọi
hoạt động của Đội trong nhà trường. Ban chỉ huy có giỏi, có năng lực thì công việc của
Tổng phụ trách sẽ đỡ vất vả hơn, các em cũng sẽ phát huy được tính sáng tạo, tính năng
động, tự chủ của mình.
Để làm tốt được công tác Đội, đẩy mạnh phong trào Đội trong nhà trường, BCH
Đội phải phát huy được vai trò tự quản, chủ động trong mọi công tác. Sự tự quản của
đội là một trong những nguyên tắc hoạt động của đội TNTP Hồ Chí Minh. Nguyên tắc
này được nêu trong điều lệ Đội. TạiHội nghị lần thứ 3 BCH TW ĐoànTNCS Hồ Chí
Minh, khoá VIII thông qua ngày 25/7/2003 (sửa đổi năm 2008) đã xác định nguyên tắc
tự quản của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh như sau: “Tự quản của Đội TNTP
Hồ Chí Minh là thể hiện tính đặc trưng của Đội và cũng là yếu tố khẳng định tổ chức
Đội là của chính các em đội viên, đồng thời cũng thể hiện rõ khả năng làm chủ của các
em.
Vậy “nâng cao vai trò tự quản của Ban chỉ huy Liên Đội” chính là rèn luyện các
nghiệp vụ, kỹ năng cần thiết cho Ban chỉ huy Liên Đội trong việc điều hành các hoạt
động của Đội.Nâng cao tính tự giác, tích cực và có trách nhiệm trong công việc được
giao, có ý thức xây dựng khối đoàn kết trong Liên Đội, không chỉ giúp Đội viên thực
2


hiện đúng nguyên tắc, nội qui, qui định của Liên Đội, của Nhà trường, mà còn giúp đỡ
các bạn có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống, hoàn thành tốt các nề nếp,
các phong trào thi đua trong Liên Đội. BCH Liên Đội trở thành những nhân tố tốt, là
những tấm gương sáng được Đội viên, Nhi Đồng toàn trường yêu mến, nể phục và noi
theo.
II. Thực trạng vấn đề:

Liên Đội TH Lê Hồng Phong có 10 Chi Đội và 14 lớp Nhi Đồng với 3 phân hiệu ở
3 địa bàn khác nhau, trong đó có 2 phân hiệu đóng trên địa bàn buôn khó khăn (Buôn
Eana và buôn Drai) nên công tác Đội rất khó để tập trung. Trong nhiều năm qua hoạt
động Công tác Đội chưa phát huy được tính tự quản, tự giác của Ban chỉ huy Liên Đội,
đặc biệt là ở các phân hiệu. Tổng phụ trách Đội vẫn còn làm thay cho các em một số
công việc. Dẫn đến kết quả hoạt động Công tác Đội tại liên đội chưa đồng bộ, chưa phát
huy vai trò của tập thể, chưa đạt kết quả cao.
Các BCH Liên, Chi Đội, chưa thật sự chủ động, nhiệt tình trong các hoạt động,
còn trông chờ vào các Giáo viên phụ trách, tổng phụ trách Đội.
Nguyên nhân là do: bầu chọn BCH Liên Đội trong Đại hội Đội chưa phát huy
tính xung phong, ứng cử, mà chủ yếu dựa vào sự đề cử của Đội viên, mà các em đề cử
đôi khi còn dựa vào cảm tính, tình cảm cá nhân...dẫn đến việc chưa chọn được đúng đối
tượng vào BCH Liên Đội, các thành viên BCH chưa biết chủ động, chưa nhiệt tình
trong quá trình chỉ huy Liên Đội.
Một số thành viên BCH Liên Đội còn chưa hiểu và ý thức được vai trò của mình
trong tập thể. Ban chỉ huy Liên đội chưa phát huy được hết năng lực của mình, chưa chủ
động trong mọi hoạt động, chưa mạnh dạn phát biểu ý kiến, xây dựng kế hoạch tổ chức
các hoạt động.
Ban chỉ huy Liên Đội còn thiếu các kiến thức, kỹ năng về tổ chức hoạt động công
tác Đội dẫn đến việc các em thiếu tự tin trong khi tổ chức,còn lúng túng trong việc chỉ
huy, điều khiển các hoạt động Đội, từ đó chưa tạo được uy tín cao trong tập thể nên khó
quản được nề nếp, qui định cũng như đẩy mạnh hiệu quả phong trào hoạt động trong
Liên Đội.
Mặt khác, do GV Tổng Phụ trách cũng chưa thật sự tin tưởng các em, còn có tư
tưởng “phải cầm tay chỉ việc” đôi khi còn hay ôm đồm, làm thay công việc cho BCH
Liên Đội, dẫn đến thói quen ỷ lại, chưa có trách nhiệm cao, chưa chủ động và chưa phát
huy tích cực đúng vai trò của mình trước tập thể. Từ đó dẫn đến kết quả các phong trào
hoạt động các năm chưa được cao. Cụ thể:

STT


CÁC PHONG TRÀO
THI ĐUA

N.H 2015 -2016

N.H 2016 -2017

Ghi chú

3


1
2
3
4

Tiết kiệm
Kếhoạch nhỏ đợt 1
Kế hoạch nhỏ đợt 2
Vòng tay bè bạn:

5
6
7

Lon gạo nghĩa tình:
Giúp bạn đến trường
Quyên góp từ thiện

giúp gđ bạn hoạn nạn
Giúp bạn vượt khó:
Công trình măng non
Phát thanh măng non

8
9
10
11
12

Gương người tốt việc tốt

Khen thưởng cuối năm

2.021.000đ
330kg
545.000đ
30 bộ quần áo

2.321.000đ
350kg
645.000đ
50 bộ quần áo

55 kg gạo
200.000đ

95 kg gạo
359.000đ

454.000đ

1 công trình
1bài/tháng
5 bạn
12/24 lớp

5chiếc cặp xách
1 công trình
1bài/tháng
5 bạn
12/24 lớp

III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Để phát huy vai trò tự quản, nâng cao chất lượng BCH Liên Đội tôi đã tiến hành
nghiên cứu và sử dụng những giải pháp thiết yếu sau:
1. Giải pháp thứ nhất:Lựa chọn và bồi dưỡng năng lực cho Đội ngũ BCH
Liên Đội
*Biện pháp 1: Bầu chọn Ban chỉ huy liên đội:
- BCH Liên Đội là một bộ máy gồm những thành viên để chỉ huy công tác Đội
tại Liên Đội. Bầu chọn BCH Liên Đội được thực hiện ngay từ đầu năm học, trong buổi
Đại hội liên Đội. Trước khi bầu chọn BCH Liên đội cần có một lưu ý sau:
+ Tiêu chuẩn bầu chọn BCH Liên Đội:Các nhân tố bầu chọn phải là các em có
đạo đức tốt, có đầy đủ phẩm chất và năng lực,có hiểu biết về Đội, gương mẫu về các
mặt học tập, tác phong nhanh nhẹn chuẩn mực, đoàn kết với bạn bè, tích cực với công
tác Đội…Có khả năng tổ chức và hoạt động tập thể, khả năng lôi cuốn bạn bè vào hoạt
động Đội.
+ Phối hợp với Giáo viên phụ trách trong việc chọn nhân tố bầu cử: Tham mưu ý
kiến của Phụ trách Chi Đội, là những người sâu sát và nắm rõ nhất về đặc điểm cá tính
cũng như năng lực của các em. Có thể trưng dụng và đề cử các em trong BCH của các

Chi Đội.
+ Thăm dò ý kiến của đội viên: Đây là công việc không kém phần quan trọng, mục
đích là để các em giới thiệu những đội viên gương mẫu, được các em tín nhiệm chọn
làm “ Thủ lĩnh nhỏ tuổi của mình”. Tuy nhiên người TPT phải là người theo dõi và định
hướng cụ thể cho các em, bởi vì các em tiểu học đôi khi còn bầu chọn theo cảm tính yêu
ghét, chưa khách quan.

4


+ Kiểm tra cụ thể năng lực và uy tín của các em: Trao đổi trực tiếp, trắc nghiệm
khách quan, thử thách một số nhiệm vụ với vai trò tự quản, tạo tình huống có vấn đề để
thử thách, tìm hiểu các em.
+ Ngoài ra: Khi đã có định hướng một số em vào Ban chỉ huy Liên Đội, tôi hướng
dẫn cho các em tập viết bản tự thuyết trình ứng cử trước toàn Liên Đội để giới thiệu bản
thân, và lời hứa thực hiện nhiệm vụ. Điều này là đặc biệt cần thiết vì: Bản thân các em
được rèn tính mạnh dạn, chủ động, tự tin, ý thức được trách nhiệm của mình với nhiệm
vụ. Mặt khác để cho tất cả Đội viên hiểu rõ hơn về vai trò của BCH Liên Đội, tạo sự tin
tưởng và thực hiện theo sự chỉ đạo của BCH Liên Đội.
-Tóm lại:Qua các bước thực hiện biện pháp “lựa chọn Đội ngũ BCH Liên Đội” tôi đã
lựa chọn ra các nhân tố có đầy đủ tố chất, tiêu chuẩn của người chỉ huy, có sự ủng hộ
của giáo viên phụ trách, được sựtin tưởng, tín nhiệm của các bạn Đội viên, hơn nữa,
qua thử thách và các tình huống đưa ra, tôi đã củng cố thêm niềm tin đối với các em. Đó
là các điều kiện cần thiết và là cơ sở, là tiền đề để có được một bộ máy BCH Liên Đội
tự quản hiệu quả.

Hình 1: Bộ máy BCH nhiệt tình, năng động chuẩn bị ra mắt toàn Liên Đội
* Biện pháp 2: Giao nhiệm vụ - bồi dưỡng, tập huấn công tác:
-Phân công , giao nhiệm vụ cụ thểcho từng thành viên BCH Liên Đội: Sau khi đã
bầu chọn được BCH Liên Đội ,TPT Đội dựa vào năng lực của mỗi em để giao nhiệm

vụ cho các em phụ trách từng mảng riêng: Phụ trách văn thể mỹ, Phụ trách cờ đỏ, phụ
trách Sao nhi, phụ trách Lao động, phụ trách Nghi lễ, phụ trách Phát thanh măng
non,Phụ trách quản lí sổ sách Đội, Phụ trách các phong trào thi đua,các hoạt động...vv.
Mỗi em Phụ trách chính sẽ phải có trách nhiệm thành lập một đội hoạt động riêng trong
đó sẽ có “Đội trưởng” “đội phó” và “thư ký” cùng với một số thành viên hỗ trợ. Ví dụ:
5


DANH SÁCH BAN CHỈ HUY LIÊN ĐỘI NĂM HỌC 2018 - 2019
STT

HỌ VÀ TÊN

CHỨC VỤ

PHỤ TRÁCH

1

Vũ Nguyễn Hoài An

LĐ Trưởng

Chỉ huy chung

2

Lương Thị Kim Thương

LĐ phó


PT P.H. Chính

3

Nguyễn Vũ Tú Anh

LĐ phó

PT P.H. Chính

4

Nguyễn Yến Nhi

Thành viên

PT Văn thể mỹ

5

Nguyễn Thị Minh Ánh

Thành viên

PT Cờ đỏ

6

Nguyễn Văn Tuấn


Thành viên

PT Lao động VS

7

Trần Đức Thiện

Thành viên

PT Sao Nhi

8

Y Gia Long Byă

Thành viên

PT P.H Buôn Drai

9

Trần Phan Tuấn Anh

Thành viên

PT P.H Buôn Eana

- Tập huấn kỹ năng tự quản cho BCH Liên Đội:

+ Việc tập huấn đầu năm:Nhằm giúp các em hiểu thế nào là công tác tự quản: Đó
là rèn luyện các phương pháp tổ chức, tự phân công, tự điều hành, tự đánh giá công
việc, cách vận động Đội viên tham gia tốt các phong trào do liên đội phát động.
+ Hướng dẫn từng nhiệm vụ hoạt động: Bồi dưỡng các kỹ năng cho từng đội
nhóm trong Ban chỉ huy Liên Đội.
- Lựa chọn các nội dung tập huấn: việc tập huấn bồi dưỡng BCH cần xoáy sâu
vào những nội dung sau:
+ Bồi dưỡng phương pháp công tác của BCH:
Bồi dưỡng cách ghi chép văn bản, thực hiện các sổ sách của đội, báo cáo thi đua,
báo cáo tổng kết.
Phương pháp tổ chức họp BCH Đội : Họp đầu năm, họp giao ban định kỳ hàng
tháng, hàng tuần, họp theo chuyên để, chủ điểm, họp đột xuất, họp thi đua cuối kỳ...
Phương pháp xây dựng kế hoạch: kế hoạch năm học, kế hoạch tháng, tuần, kế
hoạch theo chủ đề, kế hoạch các phong trào thi đua...
Phương pháp tổ chức và điều khiển sinh hoạt Đội, các hoạt động tập thể: đại hội
Đội, sinh hoạt liên đội, chi đội, các phương pháp tổ chức các trò chơi tập thể...
Phương pháp kiểm tra đánh giá: Đánh giá sau mỗi hoạt động, mỗi phong trào thi
đua, đánh giá xếp loại hàng tháng, hàng kỳ, và cuối năm học.
6


Phương pháp chỉ đạo điểm và tổng kết kinh nghiệm: Các hoạt động của các đội
nhóm mẫu, nhận xét, trao đổi kinh nghiệm giữa các đội nhóm với nhau.
+ Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức điều hành của BCH:
Bồi dưỡng các thủ tục, nghi lễ của đội: Lễ Chào cờ, lễ kết nạp đội viên, lễ phát
động chủ đề...
Bồi dưỡng các phương pháp tổ chức: Tổ chức các buổi hoạt động tập thể, tổ chức
các các tiết sinh hoạt, các trò chơi....
+ Bồi dưỡng tác phong chuẩn mực của BCH:
Bồi dưỡng theo nhiệm vụ được phân công: Giúp các em thạo việc, có bản lĩnh

trong giao tiếp và phối hợp với người khác.
Bồi dưỡng khả năng tổ chức và quản lí một cách toàn diện, khoa học.
Bồi dưỡng BCH trở thành một cán bộ mẫu mực có kỹ năng nghiệp vụcó uy tín
trong tập thể.
+ Bồi dưỡng kĩ năng nghiệp vụ Đội:
Thực hành các động tác nghi thức và phương pháp hướng dẫn nghi thức cho các
bạn.
Các kỹ năng sinh hoạt Đội: hướng dẫn Đội viên sinh hoạt Đội, sinh hoạt Sao nhi.
- Tóm lại: Qua biệnpháp “Giao nhiệm vụ - bồi dưỡng, tập huấn công tác”Người
TPT đã hình thành được một đội ngũ BCH Liên Đội với bộ máy hoạt động rất khoa
học và chuyên nghiệp, được trang bị đầy đủ kiến thức, phương pháp và kỹ năng để có
thể tổ chức các hoạt động Đội một cách hiệu quả nhất, nhằm đạt được kết quả cao nhất
trong công tác Đội tại trường học.

Hình 2 : Các em BCH LĐ đã có thể tự chủ động trong mỗi công việc
7


Hình 3: Quyên góp giúp đỡ gia đình bạn gặp hoạn nạn, khó khăn
2. Giải pháp thứ 2:Hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá công việc.
* Biện pháp 1:Thông qua danh sách BCH liên đội, hướng dẫn, tổ chức thực hiện
- Thông qua danh sách BCH liên đội : Trước khi các em trong BCH LĐ chính thức
thực hiện nhiệm vụ của mình, TPT phải có một buổi sinh hoạt trước toàn Liên Đội để
giới thiệu các thành viên của BCH LĐ, của mỗi Đội nhóm và nhiệm vụ của từng đội
nhóm trước toàn Liên Đội để tất cả Đội viên, nhi đồng đều biết, cũng là để tăng sự
nghiêm túc trước toàn Liên Đội, để mỗi thành viên trong BCH LĐ ý thức được trách
nhiệm của mình cũng là tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hoạt động của các em.
- Hướng dẫnmẫuBCH Liên Đội hoạt động: Trước khi cho các đội nhóm chính thức đi
vào hoạt động, TPT luôn hướng dẫn và làm mẫu cụ thể để cho các hiểu và nắm bắtrõ
hơn. Trong quá trình hướng dẫn cũng phải đưa ra them tất cả cac tình huống có thể xảy

ra để các em tập luyện xử lý.
- Giám sát, tổ chức thực hiện: Trong suốt quá trình làm việc của các em, Tổng phụ
trách không được bỏ mặc các em mà phải thường xuyên theo dõi, giám sát các hoạt
động của các em, giúp đỡ kịp thời khi các em gặp khó khăn, khúc mắc. Tuy nhiênTPT
phải linh hoạt, tế nhị, khéo léo cho các em tự nghĩ cách khắc phục và điều chỉnh trước
khi người TPT ra mặt giải quyết những khó khăn đó, không nên nóng lòng can thiệp
sớm vì như vậy sẽ làm giảm khả năng sáng tạo, linh hoạt của các em.
- Tóm lại: Khi thực hiện biện pháp “Thông qua danh sách BCH Liên Đội, hướng dẫn,
tổ chức thực hiện” sẽ làm cho đội ngũ BCH Liên Đội cảm thấy tự tin hơn trước tập thể,
trước các nhiệm vụ được giao.

8


Hình 4: BCH Liên Đội ở các phân hiệutổ chức sinh hoạt trong tiết chào cờ.
* Biện pháp 2: Kiểm tra và đánh giá công việc:
- Kiểm tra:
+ Sau khi các em hoàn thành nhiệm vụ mỗi tuần, mỗi tháng, Ban chỉ huy Liên Đội lại
họp định kỳ để kiểm tra đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các em, đánh giá
được năng lực, ưu điểm, khuyết điểm của từng em. Từ đó đề ra những hướng khắc phục
các mặt hạn chế, phát huy tối đa những năng lực vượt trội, rút kinh nghiệm để phân
công và giao nhiệm vụ phù hợp hơn cho những lần tiếp theo.
+Ghi lại những thông tin cần lưu ýsau kiểm tra:Trong quá trình kiểm tra, giám sát,
hướng dẫn, đánh giá công việc, thì người Tổng phụ trách Đội cần có một sổ tay ghi
chép riêng, để ghi chú lại những thông tin cần lưu ý để xác nhận kết quả, động viên,
khích lệ, nhắc nhở hay hướng dẫn cho các em, tạo hướng đi đúng đắn, hiệu quả trong
công việc của các em.
- Động viên, khích lệ, khen thưởng:
+ Ghi nhận, TPT phải ghi nhận kết quả các em làm được để tuyên dương, khen
thưởng, động viên, khích lệ tinh thần các em trong Ban chỉ huy Liên Đội, tạo động

lựccho các em phát huy hết khả năng tính tích cực, sáng tạo để hoàn thành tốt công việc
của mình.
+Khen thưởng phải công bằng, khách quan, chính xác và kịp thời để tạo niềm tin cho
các em nỗ lực, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn.
- Tóm lại: Sau “Kiểm tra, đánh giá công việc” TPT giúp các em luôn có tinh thần tích
cực, tự giác hơn với nhiệm vụ của mình, giúp các em nâng cao ý thức thi đua thực hiện
xuất sắc mọi công việc được giao.
9


Hình 5 : Khen thưởng các công tác Đội.
3. Giải pháp thứ ba:Đề caovai trò của các em trong mỗi hoạt động tập thể và
trong xếp loại thi đua của các Chi Đội trong toàn Liên Đội:
- Phát huy tính tự quản, tự chịu trách nhiệm của BCH Liên Độitrong các hoạt
động:Trong mỗi tiết chào cờ đầu tháng, các buổi sinh tập thể, hay các hoạt động lớn
TPT cho các em thực hiện từ khâu chuẩn bị tổ chức, phân công, tổ chức thực hiện cho
đến nhận xét ưu khuyết điểm sau mỗi hoạt động, cũng như xếp loại thi đua của mỗi lớp,
mỗi Chi Đội trong mỗi hoạt động, mỗi phong trào thi đua. Điều đó giúp các em thấy
được tầm quan trọng của mình trước tập thể và ý thức hơn về nhiệm vụ được giao để
tích cực, tự giác hơn trong công việc của mình.
- Đề cao vai trò của các em trong việc xếp loại thi đua của Liên Đội:Sau mỗi tuần,
mỗi tháng và sau mỗi hoạt động Tổng Phụ Trách Đội lại tổ chức họp BCH Liên Đội để
tổng hợp kết quả và xếp hoại thi đua của các Chi Đội trong tháng, trong các hoạt động
phong trào thi đua, cho các em trong BCH Liên Độinêu ra những ưu điểm, tồn tại của
các Chi Đội, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các em để làm căn cứ xếp loại thi đua
của các lớp, các Chi Đội.

Hình 6: Các hoạt động lớn thành công của các em trong BCH Liên Đội
10



Hình 7: Hoạt động múa hát tập thể sân trường do các em trong BCH hướng dẫn, tập
luyện.
IV. Tính mớicủa giải pháp:
Theo điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh, nguyên tắc hoạt động của Đội là đề cao
nguyên tắc tự quản – tự giáo dục của đội viên, và để cho tổ chức Đội được phát huy tối
đa nguyên tắc đó thì bộ máy BCH Liên Đội là đội ngũ chủ chốt và không thể thiếu. Với
những giải pháp cụ thể như trên, các em trong Ban chỉ huy Liên Đội đã tự giác thực
hiện công việc của mình một cách tích cực, tự tin và năng động sáng tạo, tạo cho các em
có không khí làm việc thoải mái. Đặc biệt các em đã thể hiện được tính tích cực, tự giác,
tự quản, tự chủ trong công việc, đã tập dượt cho các em thực hành dân chủ, có thói quen
xử lý mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, quyền lợi và nghĩa vụ để đưa phong trào của
Liên Đội được đi vàokhuôn khổ, có chiều sâu.Trong quá trình làm việc tôi có thể gặp gỡ
riêng từng em trong BCH để kịp thời động viên khích lệ những cố gắng của từng em,
tạo điều kiện để mỗi em phát huy tốt nhất thế mạnh của mình và góp ý chân thành về
những hạn chế thiếu sót có thể có. Từ đó giúp mỗi em dần dần tiến bộ, trưởng thành.
Điều quan trọng là không bao giờ làm mất tính tự chủ, tự tin trong các em.
Tổng phụ trách Đội phải tin tưởng vào khả năng của các em, mạnh dạn giao công
việc cho các em, không nên nghĩ các em con nhỏ chưa làm được nên việc gì cũng làm
thay. Muốn các em làm tốt thì ban đầu giao việc dễ, kèm cặp sau đó giao việc khó dần,
Tổng phụ trách rút dần vai trò của mình để các em thay thế dưới sự hướng dẫn của
mình. Phải kiên trì không nóng vội trong giao việc, nên để các em phát biểu ý kiến của
mình để tìm phương pháp giải quyết công việc và sau mỗi công việc nên để các em tự
kiểm điểm, rút ra bài học kinh nghiệm. Sau đó Tổng phụ trách mới đưa ý kiến, hướng
cho các em biết cách làm.
V. Hiệu quả SKKN:
Sau thời gian áp dụng đề tài vào thực tế tại Liên đội, tôi nhận thấy hoạt động Công
tác Đội của Liên Đội ngày càng phát triển. Các em trong Ban chỉ huy Liên Đội luôn có
tinh thần tự giác, tích cực, sáng tạo, khẳng định mình trong mọi hoạt động Đội, hoàn
thành tốt mọi công việc được giao, trở thành cánh tay đắc lực của Tổng phụ trách Đội.


11


Phong trào hoạt động Đội tại đơn vị ngày càng phong phú, mang tính giáo dục, tính
lan toả cao, thu hút được các em đội viên, nhi đồng tham gia, tạo nhiều sân chơi góp
phần giáo dục toàn diện cho học sinh.
Kết quả thu được đến tháng 4 năm 2018 – 2019 :

STT

CÁC PHONG TRÀO
THI ĐUA

Kết quả
Khi chưa áp
dụng SKKN

Kết quả sau khi áp dụng SKKN

N.H 2016 -2017

N.H 2017 -2018 N.H 2018 – 2019

1
2
3
4

Tiết kiệm

Kế hoạch nhỏ đợt 1
Kế hoạch nhỏ đợt 2
Vòng tay bè bạn:

2.321.000đ
350kg
645.000đ
50 bộ quần áo

3.541.000đ
465kg
1.454.000đ
85 bộ quần áo

3.755.000
496.000
1.750.000
95 bộ

5

Lon gạo nghĩa tình:

95 kg gạo

165kg gạo

200kg gạo

6


Giúp bạn đến trường

359.000đ 5 chiếc bàn học
mới

Một chiếc xe
đạp

7

Quyên góp từ thiện
giúp gđ bạn hoạn nạn
Giúp bạn vượt khó:

454.000đ

1.755.000đ

1.955.000

5chiếc cặp
xách
1 công trình
1bài/tháng
5 bạn
12/24 lớp
Vững mạnh

10 bộ quần áo

mới
1công trình
2 bài/tháng
10 bạn
17/24 lớp
Xuất sắc

5 chiếc bàn học

8
9
10
11
12
13

Công trình măng non
Phát thanh măng non
Gương người tốt việc tốt

Khen thưởng cuối năm
Xếp loại thi đua

Ghi
chú

5 công trình
8 bài/tháng
50 bạn
24/24 lớp

(chưa có kết quả)

Phần thứ ba: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
I/ Kết luận :
Qua nghiên cứu đề tài, tôi thấy việc phát huy vai trò tự quản của Ban chỉ huy
Liên Đội là vô cùng quan trọng. Bởi đây là lực lượng chính điều hành mọi hoạt động
của Đội, là yếu tố quyết định sự thành công của công tác Đội và phong trào thiếu nhi, để
thực hiện mục tiêu giáo dục đội viên, thiếu nhi trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan
Bác Hồ và lực lượng dự bị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Không có Ban chỉ huy Đội
giỏi, biết tự quản tức là không có Liên Đội mạnh.
Cũng chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài này, đưa ra được các giải
pháp áp dụng vào thực tế tại Liên Đội, nhằm phát huy vai trò tự quản của Ban chỉ huy
Liên Đội và đạt được những kết quả nêu trên.

12


Qua việc nghiên cứu, áp dụng đề tài này vào thực tế tại Liên Đội nhằm nâng cao
tính tự quản của Ban chỉ huy Liên Đội. Giúp các em phát huy được hết khả năng, tính tự
quản, sáng tạo của mình, những kinh nghiệm rút ra sau quá trình thực hiện như sau:
- Cần lựa chọn Ban chỉ huy Liên Đội chính xác.
- Nắm rõ về năng lực và đặc điểm tâm sinh lý của các em trong Ban chỉ huy Liên Đội.
- Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ Ban chỉ huy Liên Đội cả về kiến thức, kỹ năng, thái
độ thật sâu sát và vững chắc vì đây là việc làm đặc biệt quan trọng trong mọi hoạt động
Đội của Ban chỉ huy Liên Đội.
- Phân công công việc phù hợp.
- Thường xuyên giám sát, hướng dẫn và đánh giá công việc.
- Thường xuyên động viên, khích lệ kịp thời. Ghi nhận những thành quả mà các em đã
đạt được trong công việc của các em.
- Đề cao vai trò, quyền hạn và nhiệm vụ của các em trong các hoạt động tập thể cũng

như các hoạt động thi đua trong toàn liên đội.
II. Kiến nghị:
Đề tài này tôi đã áp dụng và đạt kết quả tốt cho Ban chỉ huy Liên Đội tại liên đội
tiểu học Lê Hồng Phong trong năm học qua, theo tôi để hoạt động Đội trong trường học
được phát triển mạnh mẽ hơn nữa thì rất cần sự quan tâm chỉ đạo của các cấp. Cần tổ
chức nhiều hơn nữa các chương trình tập huấn dành riêng cho các em trong BCH của
các Liên Đội, tạo những hoạt động cho các em được giao lưu với nhau, được bồi dưỡng
các kỹ năng trong công tác cũng như các kỹ năng chỉ huy, các kỹ năng mềm khác để các
em tự tin hơn, tích cực và phát triển toàn diện hơn.
Đề tài kinh nghiệm: “Một số giải pháp phát huy vai trò tự quản của Ban chỉ
huy Liên Đội”có thể áp dụng đề tài này cho tất cả Ban chỉ huy Liên Đội trên địa bàn
huyện Krông Ana.
Trên đây là kết quả nghiên cứu ở mức độ cá nhân nên chắc chắn bài viết sẽ còn
hạn chế, rất mong nhận được sự đóng góp của đồng nghiệp, hội đồng khoa học giáo dục
các cấp, để đề tài nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn trong những năm công tác
tới.Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người viết

Nguyễn Thị Tâm

13


MỤC LỤC
MỤ
C

NỘI DUNG

TRANG


Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
I
II

Đặt vấn đề
Mục đích của đề tài

1
1

Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I
II

Cơ sở lí luận của vấn đề
Thực trạng vấn đề:

2
3

III
1

Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Giải pháp thứ nhất: Lựa chọn và bồi dưỡng năng lực cho
Đội ngũ BCH Liên Đội

4


*
*

Biện pháp 1: Bầu chọn Ban chỉ huy liên đội.
Biện pháp 2: Giao nhiệm vụ - bồi dưỡng, tập huấn công
tác:
Giải pháp thứ 2: Hướng dẫn, tổ chức thực hiện, Giám sát
kiểm tra và đánh giá công việc.

4
5

Biện pháp 1: Ra mắt, hướng dẫn, tổ chức thự hiện:
Biện pháp 2: Giám sát kiểm tra và đánh giá công việc.
Giải pháp thứ ba: Đề cao vai trò của các em trong mỗi
hoạt động lớn và trong xếp loại thi đua của các Chi Đội
trong toàn Liên Đội:
Tính mới của giải pháp:
Hiệu quả SKKN:

8
9
10

2
*
*
3
IV
V


8

11
11

Phần thứ ba: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
I
II

Kết luận :
Kiến nghị:

12
13

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh - NXBGD.
2.Chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi các năm 2016-2017-2018-2019
4. Kĩ năng công tác phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh Trần Quang Đức - NXB thanh
niên năm 2006.
5. Cẩm nang cho người phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh Bùi Sĩ Tụng - Nhà xuất bản
GD năm 2003.
6. Sổ tay Đội viên, sổ tay Nhi Đồng.
7. Tâm lý lứa tuổi và tâm lý học sư phạm - Lê Văn Hồng - NXB Giáo dục - 1997.
8. Tham khảo các nguồn tài liệu trên Internet.


PHỤ LỤC (số liệu kèm theo để chứng minh, giải thích cho các giải pháp, biện
pháp, nếu có).

15


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM CẤP TRƯỜNG
………………………………………………………...................................................
………………………………………………………...................................................
………………………………………………………...................................................
………………………………………………………...................................................
………………………………………………………...................................................
………………………………………………………...................................................
………………………………………………………...................................................
Chủ tịch hội đồng sáng kiến

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM CẤP HUYỆN
………………………………………………………...................................................
………………………………………………………...................................................
………………………………………………………...................................................
………………………………………………………...................................................
………………………………………………………...................................................
………………………………………………………...................................................
………………………………………………………...................................................
Chủ tịch hội đồng sáng kiến

16




×