Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học một số giải pháp nhằm giảm tình trạng học sinh nói chuyện riêng trong giờ học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.2 KB, 13 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM TÌNH TRẠNG HỌC SINH NÓI
CHUYỆN RIÊNG TRONG GIỜ HỌC

1. Họ và tên: LÊ THỊ MỸ THIỆN
2. Chức vụ: Giáo viên
3. Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Chu Văn An - Đam Rông –
Lâm Đồng.
4. Lý do chọn đề tài:
Đất nước ta đang trên đường phát triển, phát triển về kinh tế - xã hội
và song song với đó là phát triển về nền văn hóa, nền văn minh nước nhà. Lối
sống văn hóa, văn minh đã phát triển và lan tỏa rộng khắp xã hội ta. Thế nhưng
đâu đó, vẫn còn những hành vi không phù hợp với nền văn hóa tiên tiến nước ta
tồn tại. Đặc biệt, trong một môi trường đầy tri thức như trường học thì những
hành vị đó lại tồn tại một cách khá phổ biến, đó là quay cóp, chửi tục,…nhưng
hành động thường gặp nhất vẫn là nói chuyện riêng trong lớp học.
Nói chuyện riêng trong giờ học, tức là các em - những người học sinh
– nói, bàn bạc và thảo luận về những vấn đề rất “trọng đại, lớn lao” không hề
liên quan đến những gì mà người giáo viên đang giảng dạy trên lớp, chẳng hạn
như “bộ phim hoạt hình hôm qua như thế nào”, “kẹp tóc mới của mình ra sao”,
…Và cái việc bàn luận những sự việc như thế trong giờ học dường như đã trở
thành “chuyện thường ngày” ở hầu hết các trường học, lớp học ở nước ta.


Để rồi những người học sinh đấy sẽ phải bỏ lỡ một phần hoăc tất cả những kiến
thức, thông tin về bài học mà người giáo viên đang giảng dạy.
Trên tất cả, hành vi nói chuyện riêng trong giờ học có thể nói là một
hành vi vô văn hóa, thật khó có thể chấp nhận được khi nó được thực hiện bởi
những người đã và đang học văn hóa trong trường lớp. Hành vi này vô văn hóa


ở chỗ những người thực hiện nó, tức là đã không dành sự tôn trọng cho người
đang truyền giảng kiến thức cho mình, cho những người xung quanh mình và
cho cả chính bản thân mình.
Hành vi này là kết quả của sự kết hợp giữa những người học sinh đã
đánh mất đi lòng tự trọng, đã đánh mất đi tinh thần hiếu học với những người
cầm phấn có một phương pháp giảng dạy rất ư là “hấp dẫn”, “hấp dẫn” đến nỗi
khiến người học khó có thể mà tập trung vào bài học được. Một tiết học mà
người dạy vô cùng nhàm chán, khô khan thì làm sao có thể khiến học sinh chú ý
và một học sinh lười biếng, không có lòng tự trọng thì dù tiết học có hay, sinh
động đến thế nào đi chăng nữa thì cũng ko thể khiến người học sinh đó chú ý
được. Hành vi này đe dọa nghiêm trọng đến chất lượng giáo dục đối với không
chỉ những học sinh đó mà còn cả lớp nói chung.
Để góp phần vào việc đưa hành vi này loại bỏ hoàn toàn ra khỏi môi
trường tri thức trường lớp, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu “một số giải pháp
nhằm giảm tình trạng học sinh nói chuyên riêng trong lớp học” tại Trường
TH Chu Văn An.
5. Nội dung.
5.1. Thuận lợi, khó khăn


5.1.1 Thuận lợi
Các em học sinh đều đang ở lứa tuổi dễ uốn nắn. Tâm lí của các em
còn rất dễ nắm bắt. Các em rất thích khen, thích cô giáo hiền…Nhân cách của
các em đang ở trong giai đoạn tiềm ẩn, chưa bộc lộ rõ nếu nắm bắt được thì rất
dễ giáo dục và uốn nắn.
Đa số học sinh tại trường đều có sự chăm sóc chu đáo của gia
đình,được sự quan tâm cẩn thận học sinh ít có những hành vi sai lệnh.
Trường học ở một huyện miền núi, một vùng quê yên bình không có
sự xô bồ, vội vã của thành thị, lại mang nhiều truyền thống tốt đẹp, với những
con người hiền hòa,hiếu học, thì ít nhiều học sinh cũng được thừa hưởng những

đức tính tốt đẹp của con người nơi đây.
5.1.2. Khó khăn
Chính đặc điểm tâm lí của các em cũng mang đến những thuận lợi
nhưng cũng nhiều khó khăn không kém. Tư duy, hứng thú học tập của các em
chưa bền vững. Sự kiên trì, chịu khó còn hạn chế. Các em còn bộc lô tính cách
một cách hồn nhiên, vô tư. Dễ bị ảnh hưởng bởi những thứ xung quanh.
Lứa tuổi các em cũng được ví như tờ giấy trắng, chúng ta có thể viết,
vẽ lên đó bất cứ thứ gì mà chúng ta muốn. Nếu có ai đó vô tình tạo nên những
hành vi sai lệch thì việc xóa nó đi cũng phải mất cả một quá trình.
Qua dự giờ các lớp tại trường, tôi nhận thấy rằng học sinh trao đổi, nói
chuyện riêng ghê quá.Chúng ta không lạ gì với việc hai ba bạn học sinh ngồi
chung một bàn hay ngồi bàn trên bàn dưới, thậm chí ngồi cách xa mấy bàn, bàn
tán với nhau một sự việc nào đó, hay chỉ đơn giản nói về đôi giầy của bạn nam,


chiếc nơ buộc tóc của bạn nữ; Hay vô tình chạm vào nhau cũng “ thưa cô…”;
Hay cùng nhau lăn viên bi qua lại dưới ngăn bàn; Hoặc cùng nhau giằng co 1
cây bút...vân vân và vân vân…Vô vàn những mẫu chuyện, những việc làm các
em tạo ra không nhằm mục đích học tập. Những câu chuyện không thành
chuyện đó vẫn xảy ra hàng ngày trong các tiết học, nhiều em coi đó là bình
thuờng lại ẩn chứa những tác hại nghêm trọng.
Nói chuyện riêng trong lớp tác hại đầu tiên là các em đã đánh mất lợi
ích của cá nhân mình, vì nó khiến các em các em không thể tiếp thu hết kiến
thức trên lớp mà thầy cô giảng. Bởi bộ não của con người chỉ hoạt động có mức
độ và phạm vi nhất định, nên ta không thể vừa nghe giảng lại vừa hăng say nói
chuyện riêng được. Nếu các em không hiểu bài trên lớp thì về nhà không làm
bài tập được, vì thế lực học giảm sút, dần sẽ mất gốc kiến thức. Mà một khi kiến
thức mất gốc thì việc học lên cao là không thể.
Nói chuyện riêng trong lớp các em còn tạo ra thói quen xấu cho bản
thân. Để tạo ra một thói quen tốt và từ bỏ một thói quen xấu là rất khó, nhưng

làm nên một thói quen xấu lại rất dễ. Hơn nữa thói quen nói chuyện riêng trong
lớp lại gây ấn tượng không tốt trước bạn bè và thầy cô…
Tôi đã tiến hành khảo sát đối với 100 em học sinh tại trường với câu
hỏi : “Em có nói chuyện riêng trong lớp không ?”Và kết quả nhận được là 100
em đều trả lời “có”. Mặc dù, các em đều nhận định hành vi đó là không đúng, là
mang lại những hậu quả nghiêm trọng, là cần phải loại bỏ. Vậy thì do đâu?Thiết
nghĩ, sự việc nào cũng có nguyên nhân của nó. Tìm ra nguyên nhân ắt sẽ tìm ra
cách giải quyết.


5.2. Phạm vi áp dụng
Giải pháp được áp dụng tại trường Tiểu học Chu Văn An - Đam Rông
– Lâm Đồng.
5.3. Thời gian áp dụng.
Thời gian áp dụng của giải pháp từ tháng 8 năm 2015 đến tháng 11
năm 2015.
5.4. Giải pháp thực hiện.
5.4.1. Tính mới của giải pháp.
Để đưa ra các giải pháp này tôi đã phải trăn trở với một lớp học có số
đông học sinh hay nói chuyện riêng trong lớp - đó là lớp do chính tôi chủ
nhiệm.Trong hoàn cảnh như vậy, với mong muốn tột cùng là các em ngoan hơn,
không nói chuyện riêng nữa cho nên từ thực tế để đưa ra cách giải quyết là một
giải pháp khá hữu hiệu.
Hơn nữa, chúng ta vẫn thường quan tâm đến kiến thức các em hơn là
về các vấn đề nề nếp, đạo đức. Mà bây giờ, giáo dục kĩ năng sống đã và sẽ trở
thành một môn học chính thống cho các em. Vậy thì, những biện pháp giúp cho
các em bỏ đi một thói quen xấu là cấp thiết. Cho dù những điều này ta vẫn nói
Em hãy trả lời câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án phù
hằng ngày là “ các em không được nói chuyện riêng trong lớp”.Với các em ta
hợp nhất :

1. Em có nói chuyện riêng trong lớp không?
cần phải cụ thể hơn, kiên quyết hơn.
a.Không bao giờ
b.Thường xuyên
nữa, khi thực hiện sáng kiến tôi đã tiến hành điều tra học sinh rất
c. Thỉnh Còn
thoảng
2.Vì sao em nói chuyện riêng trong lớp?
cụa.thể
đưa
Emmới
quen
rồi.ra cách giải quyết.Phiếu điều tra như sau:
b. Cô(thầy) dạy chán quá!
c. Em làm xong bài tập rồi nên em nói chuyện.
d. Tại bạn cứ nói chuyện với em, nên em cùng nói với bạn.
3.Theo em nói chuyện riêng trong lớp là đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai


4.Theo em, hậu quả của nói chuyện riêng trong lớp là gì?
a. Thầy cô, bố mẹ buồn lòng.
b. Kết quả học tập giảm sút.
c. Tạo ra thói quen xấu.
d.Cả 3 hậu quả trên.
Theo em có nên từ bỏ hành vi nói chuyện riêng trong lớp không?
a. Có
b. Không


5.4.2. Khả năng áp dụng.
Với những biện pháp này, tôi tin rằng có thể áp dụng cho những lớp


học khác tại trường, đặc biệt là ngay từ lớp 1. Không quá khó cho giáo viên để
thực hiện, cũng như các yêu cầu đối với học sinh. Các em sẽ đi vào nề nếp, chất
lượng giáo dục cũng sẽ được nâng lên.

1. HS không có việc để làm: Các em nói chuyện và làm việc riêng
chủ yếu trong những trường hợp GV giảng quá nhiều, các bạn phát biểu (còn
mình không được phát biểu)... Khi đó, có thể các em không hiểu, không hứng
thú khi nghe những điều GV nói, bạn trình bày. Có nhiều em giơ tay phát biểu
không được GV gọi thì lập tức quay sang nói chuyện với bạn.
GV nên tăng cường tổ chức hoạt động nhóm hoặc hoạt động cá nhân
với những phương pháp như thảo luận nhóm, trò chơi, thí nghiệm, giải quyết
vấn đề... nhằm phát huy tính tích cực, gây hưng thú học tập cho HS; hạn chế
giảng.
2. Năng lực nhận thức của HS hạn chế: Có một thực tế là, năng lực và
hứng thú nhận thức của học sinh trong lớp không giống nhau, có em nhanh, em
chậm... Thường, những em chậm thì không hiểu lời giáo viên giảng, không làm
được bài tập của mình, không theo kịp các bạn nhanh nên mất hứng thú, chán,
đâm ra nói chuyện riêng, làm việc riêng.
GV nên chú ý nhiều hơn đến những em chậm, ví dụ: cho ngồi các bàn
phía trên, yêu cầu làm những bài tập cơ bản, hỗ trợ thường xuyên và kịp thời,
cho học sinh giỏi ngồi cạnh để giúp đỡ, trao đổi với gia đình để kèm thêm ở
nhà...


3. GV chưa có khả năng bao quát lớp: GV chỉ chú ý đến một số học
sinh phía trên gần bục giảng, những em ngồi phía sau thì ít được chú ý hơn,

thậm chí một số GV cứ quay lưng với lớp viết bảng, giảng giải.... Khi ít được
chú ý, những em này dễ "tranh thủ cơ hội" để nói chuyện riêng.
GV cần chú ý đến mọi HS, nhất là những em hay nói chuyện riêng.
GV nên "ra tín hiệu" rằng "cô biết hết tất cả", thể hiện sự quan tâm nhưng
nghiêm khắc của mình. Tránh, hạn chế hiện tượng quay lưng về phía các em.
4. Nội dung học tập nhàm chán, thiếu hấp dẫn, giáo viên không có sự
chuẩn bị chu đáo trước khi lên lớp: Học nhiều khi cũng như xem phim: Xem
một bộ phim mà ta không hiểu nội dung, hay nội dung nhàm chán thì chỉ muốn
tắt ti-vi. Có câu nói rất hay: "Ta có thể dẫn con ngựa đến chỗ có nước, nhưng
không thể bắt nó uống nước".
GV nên đưa những nội dung hấp dẫn, gắn liền cuộc sống của học
sinh, phù hợp với nhu cầu và khả năng nhận thức các em, sử dụng phương tiện
trực quan thích hợp…Muốn như thế giáo viên cần chuẩn bị giáo án tốt trước khi
lên lớp.
5.Thói quen xấu có từ lớp dưới: Nề nếp học tập được hình thành từ
khi trẻ vào lớp 1. Nếu GV các lớp dưới không quan tâm, làm sai nề nếp này thì
GV các lớp trên sẽ phải chịu "khổ" thôi.
"Măng non dễ uốn" ,GV phải rèn nề nếp từ khi các em vào lớp 1,
trong đó, giúp trẻ hiểu được nội quy học tập, tác hại của hành vi nói chuyện
riêng, làm việc riêng trong giờ học...Và nề nếp này phải được giữ vững cho hết
các lớp tiếp theo.


6. HS có "đối tác" và cơ hội thuận lợi để nói chuyện riêng: Đó có thể
là bạn cùng bàn "hợp cạ", chơi thân với nhau, ngồi phía sau ít "bị" chú ý...
GV nên thường xuyên thay đổi các "cặp" HS cùng bàn, "chia cắt"
những em "hợp cạ" ngồi tách xa nhau; đưa những em "lắm mồm" lên ngồi phía
trên, ngồi gần cán bộ lớp, tổ; thường xuyên thay đổi vị trí ngồi của học sinh
trong lớp.
7. HS ngồi học bị gò bó quá mức: Một vài GV yêu cầu HS ngồi

nghiêm ngắn hệt như những bức tượng, điều đó gây căng thẳng, mệt mỏi, làm
cho các em "buộc" phải cựa quậy, nói chuyện riêng cho "miệng được vận
động".
GV nên cho HS ngồi thoải mái, không gò bó (ví dụ: không nên bắt
các em khoanh tay đặt lên bàn...); trong tiết học, nên dành vài phút cho học sinh
vận động với những bài thể dục tại chỗ thích hợp.
Ngoài ra, khi có HS thiếu tập trung, nói chuyện riêng, làm việc riêng,
GV có một số cách xử lý khác nhau: Nói với cả lớp: "Trong lúc cả lớp đang học
tập nghiêm túc thì cô thấy bạn X. nói chuyện riêng (làm việc riêng). Có lẽ bạn
cần sự giúp đỡ chăng?". Rồi đến gần em X., hỏi: "Cô có thể giúp gì cho em?".
Hoặc GV tạm dừng và nói: "Cô muốn thấy em X. không nói chuyện riêng (làm
việc riêng) vào lúc này"... Trong những trường hợp "khó trị", cần cho em đó
ngồi riêng một bàn.
Ngoài tác động của mình, GV cần liên hệ với phụ huynh để các bậc
cha mẹ nhắc nhở, sử dụng tập thể HS để các em nhắc nhở lẫn nhau. Giáo viên có
thể in một tờ phiếu ghi tên các học sinh trong lớp, rồi phát chéo cho các em học


sinh theo dõi lẫn nhau.Cuối tuần cho học sinh đưa về xin chữ kí của bố mẹ. Như
thế các em sẽ có được sự theo dõi của bạn bè, bố mẹ. chắc chắn các em không
muốn bị vi phạm quá nhiều lần.
6. Bài học kinh nghiệm:
6. 1. Bài học kinh nghiệm
Dù sử dụng biện pháp nào đi chăng nữa thì một kinh nghiêm xương
máu mà giáo viên cần lưu ý đó là cần tôn trọng HS, đặt lợi ích của các em lên
hàng đầu. Tôn trọng + yêu thương + nghiêm khắc + phương pháp dạy học tích
cực là "liều thuốc" hữu hiệu nhất.
6. 2. Kiến nghị đề xuất
Nói rộng ra, không riêng gì học sinh tiểu học nói chuyện riêng đâu
nhé, sinh viên chính qui, GV tiểu học đang theo học các lớp tại chức, giáo dục từ

xa... cũng thế. Rồi các cuộc họp ở cơ quan nào cũng đều thế - thủ trưởng nói thì
cứ nói, nhân viên thì cứ "buôn" rào rào. Phải chăng con hư tại mẹ, cháu hư tại
bà, trò hư tại thầy? Qua đây tôi có một mong muốn gửi tới những ai đang đứng
trên bục giảng, hãy nhìn nhận lại bản thân mình, xem mình đã xứng đáng là một
tấm gương sáng cho học sinh noi theo hay chưa. Hãy chuẩn mực trước khi giáo
dục các em!
7. Kết luận
Để từ bỏ một thói quen không phải là chuyện dễ, hơn nữa đối tượng là
các em học sinh. Sự kiên trì, chịu khó của các em còn hạn chế. Các em còn ham
vui, ham chơi, ham nói chuyện. Thế nhưng, với một lớp học có nhiều học sinh
cá biệt như lớp tôi mà các em đã ngoan hơn, ít nói chuyện hơn. Đó là một điều


đáng mừng, đáng trân trọng. Vậy thì, những biện pháp đó đã mang lại hiệu quả
tích cực. Nếu chúng ta, những giáo viên đang trăn trở về con đường làm người
của các em chịu khó, quan tâm hơn một tí thì hành vi nói chuyện riêng trong lớp
học sẽ được đẩy lùi vào một ngày không xa.

Trên đây là kinh nghiệm của bản thân tôi về " một số giải pháp nhằm
giảm tình trạng học sinh nói chuyên riêng trong lớp học".Vì đây là lần đầu tiên
viết sáng kiến nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của Hội đồng sáng kiến kinh nghiệm để đề tài của tôi được
hoàn thiện và đạt hiệu quả hơn.

Phi Liêng, ngày 10 tháng 11 năm 2015

Người thực hiện


Nhận xét của hội đồng xét duyệt SKKN- GPHI trường Tiểu học Chu Văn

An
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………….

Xác nhận của cơ quan đơn vị

(Ký tên đóng dấu)


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Tâm lý lứa tuổi và tâm lý học sư phạm (Bùi Ngọc Oánh, Nguyễn Hữu
Nghĩa, Triệu Xuân Quýnh)
2.Tâm lý học phát triển ( Vũ Thị Nho)
3. Giáo dục học đại cương ( Trần Thị Hương)



×