Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

tai lieu phu dao sinh 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.28 KB, 12 trang )

Chương I:
1) Các nhân tố sinh thái, ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái(ánh
sáng, nhiệt độ) lên đời sống của các sinh vật.
Trả lời:
* Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. Tuỳ theo
tính chất của các nhân tố sinh thái, người ta chia chúng thành hai nhóm: nhóm nhân
tố sinh thái vô sinh( không sống) và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh( sống). Nhóm
nhân tố sinh thái hữu sinh được phân biệt thành nhóm nhân tố sinh thái con người
và nhóm nhân tố sinh thái các sinh vật khác.
Nhân tố con người được tách ra thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng vì hoạt
động của con người khác với các sinh vật khác. Con người có trí tuệ nên bên cạnh
việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, con người còn góp phần to lớn cải tạo thiên
nhiên.
* Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống của các sinh vật:
- Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật:
Ánh sáng có ảnh hướng tới hình thái và hoạt động sinh lí của cây. Cây có tính
hướng sáng. Những cây mọc trong rừng có thân cao, thẳng; cành chỉ tập trung ở
phần ngọn cây,các cành cây phía dưới sớm bị rụng. Đó là do hiện tượng tỉa cành tự
nhiên. Cây mọc ngoài sáng thường thấp và tán rộng. Ánh sáng còn ảnh hưởng tới
hình thái của lá cây.
+ Thực vật được chia thành hai nhóm khác nhau tùy theo khả năng thích nghi của
chúng với các điều kiện chiếu sáng của môi trường:
(-) Nhóm cây ưa sáng: bao gồm những cây sống nơi quang đãng.
(-) Nhóm cây ưa bóng: bao gồm những cây sống nơi có ánh sáng yếu, ánh sáng tán
xạ như cây sống dưới tán của cây khác, cây trồng làm cảnh đặt ở trong nhà...
+ Ánh sáng ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sinh lí của thực vật như hoạt động
quang hợp, hô hấp... và khả năng hút nước của cây.
- Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật:
+ Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật, tạo điều kiện cho động vật nhận biết
các vật và định hướng di chuyển trong không gian.
+ Nhịp điệu chiếu sáng ngày và đêm ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều loài động


vật.
Ví dụ ở chim: Chim bìm bịp và gà cỏ sống trong rừng thường đi ăn trước lúc mặt
trời mọc, trong khi chim chích choè, chào mào, khướu là những chim ăn sâu bọ
1
thường đi ăn vào lúc mặt trời mọc. Những loài chim như vạc, diệc, sếu... và nhất là
cú mèo hay tìm kiếm thức ăn vào ban đêm.
Ví dụ ở thú: Có nhiều loài thú hoạt động vào ban ngày như trâu, bò, dê, cừu...
nhưng cũng có thú hoạt động nhièu vào ban đêm như chồn, cáo, sóc...
+ Mùa xuân và mùa hè có ngày dài hơn ngày mùa đông, đó cũng là mùa sinh sản
của nhiều loài chim.
+ Mùa xuân, vào những ngày thiếu sáng, cá chép cũng có thể đẻ trứng vào thời gian
sớm hơn trong mùa nếu cường độ chiếu sáng được tăng cường.
- Người ta chia động vật thành hai nhóm thích nghi với các điều kiện chiếu sáng
khác nhau:
+ Nhóm động vật ưa sáng: gồm những động vật hoạt động ban ngày.
+ Nhóm động vật ưa tối: gồm những động vật hoạt động vào ban đêm, sống trong
hang, trong đất, hay ở vùng nước sâu như đáy biển.
* Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật:
Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0 - 50 độ C. Tuy nhiên, cũng có một
số sinh vật sống được ở nhiệt độ rất cao( như vi khuẩn ở suối nước nóng chịu được
nhiệt độ 70 - 90 độ C) hoặc nơi có nhiệt độ rất thấp( ấu trùng sâu ngô chịu được
nhiệt độ -27 độ C).
Người ta chia sinh vật thành hai nhóm:
- Sinh vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.
Thuộc nhóm này có các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá,
ếch nhái, bò sát.
- Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
Thuộc nhóm này bao gồm các động vật có tổ chức cơ thể cao như chim, thú và con
người.
2

2) Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật.
Trả lời:
* Quan hệ cùng loài:
Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá
thể. Ví dụ: nhóm cây thông, nhóm cây bạch đàn, đàn kiến, bầy trâu... Các sinh vật
trong một nhóm thường hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau.
Gặp điều kiện bất lợi ( ví dụ: môi trường sống thiếu thức ăn hoặc nơi ở chật chội,
số lượng cá thể tăng quá cao, con đực tranh giành nhau con cái...) các cá thể trong
nhóm cạnh tranh nhau gay gắt, dẫn tới một số cá thể phải tách ra khỏi nhóm.
* Quan hệ khác loài:
Quan hệ Đặc điểm Ví dụ
Hỗ
trợ
Cộng
sinh
Sự hợp tác cùng có lợi
giữa các loài sinh vật.
Ở địa y, các sợi nấm hút nước và muối
khoáng từ môi trường cung cấp cho
tảo, tảo hấp thu nước, muối khoáng và
năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp
nên các chất hữu cơ, nấm và tảo đều sử
dụng sản phẩm hữu cơ do tảo tổng hợp.
Hội
sinh
Sự hợp tác giữa hai loài
sinh vật, trong đó một
bên có lợi còn bên kia
không có lợi cũng không
có hại.

Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá
được đưa đi xa.
Đối
địch
Cạnh
tranh
Các sinh vật khác loài
tranh giành nhau thức
ăn, nơi ở và các điều
kiện sống của môi
trường. Các loài kìm
hãm sự phát triển của
nhau.
Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát
triển, năng suất lúa giảm.

sinh,
nửa

sinh
Sinh vật sống nhờ trên
cơ thể của sinh vật khác,
lấy các chất dinh dưỡng,
máu... từ sinh vật đó.
Giun đũa sống trong ruột người.
Sinh
vật ăn
sinh
vật
khác

Gồm các trường hợp:
động vật ăn thực vật,
động vật ăn thịt con mồi,
thực vật bắt sâu bọ...
Cây nắp ấm bắt côn trùng.
3
3) Giới hạn sinh thái là gì? Vẽ sơ đồ giới hạn nhiệt độ của một loài
sinh vật.
Trả lời:
Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố
sinh thái nhất định. Nằm ngoài giới hạn này sinh vật sẽ yếu dần và chết.
Nhân tố sinh thái vô sinh như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm... tác động lên đời sống của
sinh vật. Nhân tố sinh thái hữu sinh gồm các cơ thể sống như vi khuẩn, nấm, thực
vật, động vật. Các cơ thể sống này có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới các cơ
thể sống khác ở xung quanh.
Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam
4
Chương II:
1) Phân biệt khái niệm quần thể, quần xã và hệ sinh thái. Lấy ví dụ.
Trả lời:
Tên Khái niệm Ví dụ
Quần thể sinh vật
Là tập hợp những cá thể
cùng loài, sinh sống trong
một khoảng không gian
nhất định. Những cá thể
trong quần thể có khả
năng sinh sản tạo ra thành
những thế hệ mới.
Các cá thể chuột đồng

sống trên một đồng lúa.
các cá thể chuột đực và
cái có khả năng giao phối
với nhau sinh ra chuột
con. Số lượng chuột phụ
thuộc nhiều vào lượng
thức ăn có trên cánh đồng.
Quần xã sinh vật
Là tập hợp những quần
thể sinh vật thuộc nhiều
loài khác nhau, cùng sống
trong một không gian nhất
định. Các sinh vật trong
quần xã có mối quan hệ
gắn bó như một thể thống
nhất và do vậy, quần xã
có cấu trúc tương đối ổn
định. Các sinh vật trong
quần xã thích nghi với
môi trường sống của
chúng.
- Quần xã rừng mưa nhiệt
đới.
- Quần xã rừng ngập mặn
ven biển.
Hệ sinh thái
Hệ sinh thái bao gồm
quần xã sinh vật và khu
vực sống của quần
xã( sinh cảnh). Trong hệ

sinh thái, các sinh vật luôn
luôn tác động lẫn nhau và
tác động qua lại với các
nhân tố vô sinh của môi
trường tạo thành một hệ
thống hoàn chỉnh và
tương đối ổn định.
Trong một khu rừng có
nhiều loài lớn nhỏ khác
nhau, các cây lớn đóng vai
trò quan trọng là bảo vệ
các cây nhỏ và động vật
sống trong rừng. Động vật
rừng ăn thực vật hoặc ăn
thịt các loài động vật
khác. Các sinh vật trong
rừng phụ thuộc lẫn nhau
và tác động với môi
trường sống của chúng rất
chặt chẽ tạo thành hệ sinh
thái.
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×