Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

ngữ văn 8 tuần 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.16 KB, 11 trang )

Trường THCS Lý Thường Kiệt
Tuần 11 Ngày soạn: 23/10/2010
Tiết 41 Ngày dạy: 25/10/2010
KIỂM TRA VĂN
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Kiểm tra và củng cố lại nhận thức của học sinh sau bài ôn tập truyện kí
Việt Nam hiện đại.
- Tích hợp với các kiến thức Tiếng Việt đã học và phần Tập làm văn bài: tóm tắt văn
bản tự sự ; kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm
2. Kỹ năng: Rèn luyện và củng cố các kĩ năng khái quát, tổng hợp, phân tích và so
sánh, lựa chọn viết đoạn văn.
3. Thái độ: Nghiêm túc
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên : Soạn đề bài và đáp án
- Học sinh: Ôn tập kĩ 4 truyện kí Việt Nam đã học ở bài ''Ôn tập''
C. Phương pháp: Thực hành tự luận
D.Tiến trình bài dạy.
I. Tổ chức lớp:
II. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
III. Tiến hành kiểm tra
1. MA TRẬN:
CHỦ ĐỀ CÁC CẤP ĐỘ TƯ DUY
TỔNG
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
TN TL TN TL TN TL
Người Nông dân trong VH
hiện thực VN 1930 – 1945
1
0.5
1
0.5


1
5
3
6
Phụ nữ và nhi đồng trong
VHVN 1930 – 1945.
1
0.5
1
0.5
2
1
Các tác phẩm VH nước
ngoài.
1
0.5
1
0.5
1
2
3
3
Tổng 2
1
3
3
3
6
8
10

2. Đề KT:
A. TNKQ: (3đ)
1. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước nhận định đúng nhất trong các câu sau.
Câu 1: Ngô Tất Tố đã khắc nhoạ bản chất nhân vật trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ thông qua:
A. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm nhân vật.
B. Ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ miêu tả hành động nhân vật.
C. Ngôn ngữ miêu tả ngoại hình nhân vật là chính.
D. Dùng ngôn ngữ kể linh hoạt kết hợp với ngôi kể phù hợp.
Giáo án Ngữ văn 8 tuần 11 GV: Võ Văn Chính
Trang1
Trường THCS Lý Thường Kiệt
Câu 2: Một trong những giá trị nội dung nổi bật của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” là:
A. Phê phán bọn nhà giàu sống không có lương tâm.
B. Ca ngợi tinh thần đoàn kết.
C. Ca ngợi lòng nhân ái, sự đùm bọc của con ngừơi với con người.
D. Lên án tội ác bọn thống trị.
Câu 3: Nhân vật bà cô trong đoạn trích “ Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng là con người:
A. Hiền từ, nhân hậu, thương cháu;
B. Bề ngoài tỏ ra thân mật, quan tâm cháu nhưng bản chất độc ác, thâm hiểm.
C. Ngay thẳng, đoan chính.
D. Tráo trở, mưu mô.
Câu 4: Nên hiểu việc Đôn Ky-hô-tê đánh nhau với cối xay gió trong “Đánh nhau với cối xay gió”
( trích “ Đôn Ky-hô-tê” của Xéc-văng- tét) là:
A. Hành động nghĩa hiệp, đáng ca ngợi.
B. Hành động của những con người thông thái.
C. Hành động chín chắn, tỉnh táo.
D. Hành động mù quáng, nực cười, điên rồ.
2. Điền từ thích hợp vào chỗ trống để có được nhận định về ý nghĩa cái chết của Lão Hạc.
Cái chết của lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao thể hiện tập trung nhất giá
trị...........................và...........................tiến bộ của tác phẩm.

3. Nối ý cột A với ý cột B cho phù hợp để làm rõ tâm trạng nhân vật Tôi ( trong truyện”Tôi đi học” –
Thanh Tịnh) qua các thời điểm khác nhau.
A B
1. Khi cùng mẹ đi trên đường
2. Khi nhìn thấy trường Mỹ Lý
3. Khi dời mẹ vào trường.
4. Khi ngồi trong lớp.
a.Bỡ ngỡ và háo hức trước những thứ
mới lạ trong lớp.
b. Lo sợ vì không còn mẹ chỉ bảo.
c. Lo sợ vẩn vơ vì thấy trường đẹp, mới
lạ.
d. Thèm muốn được như các bạn và
muốn thử sức mình.
B. Tự luận: (7đ)
Câu 1: (2đ)
Viết văn bản tóm tắt đoạn trích truyện “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen trong khoảng bảy đến mười
câu văn.
Câu 2: (5đ)
Nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao có những phẩm chất nào đẹp ? Em hểu
như thế nào về tình cảm của lão với con trai ? Trình bày suy nghĩ về tình cảm đó thành một hoặc hai
đoạn văn.
Giáo án Ngữ văn 8 tuần 11 GV: Võ Văn Chính
Trang2
Trường THCS Lý Thường Kiệt
Đáp án
A.TNKQ: Mỗi câu đúng cho 0.5đ
1. Đáp án đúng: 1 – B; 2 – C; 3 – B; 4 – D.
2. Điền từ : “hiện thực” và “nhân đạo”.
3. Nối:

A1 – B.d
A2 – B.c
A3 – B.b
A4 – B.a
A. Tự luận:
Câu 1: Viết được văn bản tóm tắt truyện “Cô bé bán diêm” trong khoảng mười câu văn. (2đ)
- Hoàn cảnh: cô bé lang thang bán diêm trong đêm giao thừa, cô đói, rét giữa đường phố.( 0.5đ)
- Cô bé quẹt diêm để sưởi và mộng tưởng: năm lần cô bé quẹt diêm và mộng tưởng rồi lại trở về
thực tại (kể ngắn gọn các mộng tưởng và thực tại ấy) (1đ)
- Cô bé chết trong sự đói rét và trước sự ghẻ lạnh của người đời. (0.5đ)
Câu 2: (5đ) HS viết được một đến hai đoạn văn nêu suy nghĩ, cảm nhận của mình về tình cảm
lão Hạc dành cho con. Có hai ý lớn:
a. Nêu – kể tên được các phẩm chất của lão Hạc: yêu thương và có trách nhiệm với con; sống
trong sạch và tự trọng; tỉ mỉ, chu đáo, cẩn trọng; nhân hậu, nghĩa tìnhv, thuỷ chung. (Mỗi
phẩm chất tính 0.25 đ, tổng1đ)
b. Phân tích và chứng minh được tình yêu thương và tinh thần trách nhiệm cao của lão với con:
- Lão đau đớn và bất lực khi không giữ được con chỉ vì nghèo khổ (con rai lão bỏ đi đòn điền
cao su): lý lẽ và dẫn chứng. (1đ)
- Lão dồn tình yêu thương và nỗi nhớ thương, ngóng đợi con vào tình cảm với con chó, lão đối
xử với Cậu Vàng như với dứa cháu thân yêu. Lão dành dụm mọi thứ bòn mót được cho con.:
lý lẽ và dẫn chứng(1đ)
- Lão chết dữ dội, đau đớn cũng là một phần vì muốn dành mọi thứ cho con: lý lẽ, dẫn chứng.
(2đ)
- Đánh giá tình phụ tử của lão: sâu sắc, thiêng liêng, cao quý và bất tử. Đánh giá nghệ thuật
khắc hoạ nhân vật tài tình của NC thông qua phân tích tâm lý nhân vật; nghệ thuật dựng truyện
độc đáo. (1đ)
IV. Thu bài, rút kinh nghiệm ý thức làm bài
V. Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập truyện kí hiện đại Việt Nam.
- Soạn ''Ôn dịch thuốc lá''

- Chuẩn bị tiết luyện nói.
-
Giáo án Ngữ văn 8 tuần 11 GV: Võ Văn Chính
Trang3
Trường THCS Lý Thường Kiệt
Tuần 11
Tiết 42 Ngày soạn:24/10/2010
Ngày dạy: 26/10/2010
Tập làm văn
LUYỆN NÓI: KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ
KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM

A. Mục tiêu.
1. Kiến thức- Học sinh biết trình bày miệng trước tập thể một cách rõ ràng gãy gọn, sinh động
về một câu chuyện có kết hợp với miêu tả và biểu cảm
- Ôn tập về ngôi kể, củng cố kiến thức đã học về ngôi kể ở lớp 6.
2. Kỹ năng: Có kỹ năng nói trước tập thể
3. Thái độ: Nghiêm túc
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị lập dàn ý và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- Học sinh: Lập dàn ý và tập nói các đề theo hướng dẫn.
C. Phương pháp: Lập dàn ý. Nêu vấn đề
D.Tiến trình bài dạy.
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra lại một lần nữa sự chuẩn bị của học sinh
III.Bài mới:
Hoạt động của thày Hoạt động của trò
- Do đây là kiến thức đã học nên giáo
viên hướng dẫn học sinh làm nhanh.
? Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào

? Như thế nào là kể theo ngôi thứ ba.
? Nêu tác dụng của mỗi loại ngôi kể.
? Lấy ví dụ về cách kể ngôi thứ nhất và
ngôi thứ 3 ở một vài tác phẩm (đoạn
trích) đã học.
I. Ôn tập về ngôi kể.
- Kể theo ngôi thứ nhất là người kể xưng tôi trong câu
chuyện. Kể theo ngôi này người kể có thể trực tiếp kể ra
những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực
tiếp nói ra những suy nghĩ, tình cảm của chính mình... kể
như là người trong cuộc làm tăng tính chân thực, tính
thuyết phục như ''là có thật'' của câu chuyện.
- Kể theo ngôi thứ 3 là người kể tự giấu mình đi, gọi tên
các nhân vật bằng tên gọi của chúng. Cách kể này giúp
người kể có thể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân
vật.
- Ngôi thứ nhất: Tôi đi học, Lão Hạc, Những ngày thơ ấu
- Ngôi thứ 3: Tắt đèn, Cô bé bán diêm, Chiếc lá...
+ Tuỳ vào mỗi cốt truyện cụ thể mà người viết lựa chọn
ngôi kể cho phù hợp. Cũng có khi trong một truyện,
người viết dùng các ngôi kể khác nhau để soi chiếu sự
việc, nhân vật bằng các điểm nhìn khác nhau, tăng tính
sinh động, phong phú khi miêu tả sự vật, sự việc và con
người ...
Giáo án Ngữ văn 8 tuần 11 GV: Võ Văn Chính
Trang4
Trường THCS Lý Thường Kiệt
? Tại sao người ta phải đổi ngôi kể.
? Sự việc nhân vật chính và ngôi kể trong
đoạn văn

? Các yếu tố biểu cảm nổi bật trong đoạn
văn
? Xác định các yếu tố miêu tả và nêu tác
dụng của chúng.
? Đóng vai chị Dậu kể lại đoạn trích.
II. Luyện nói
1. Tìm hiểu đoạn trích.
- Học sinh đọc đoạn văn trong SGK tr110
- Sự việc: Cuộc đối đầu giữa những kẻ đi thúc sưu với
người xin khất sưu.
- nhân vật chính: Chị Dậu, cai lệ, người nhà lí trưởng.
+ Các yếu tố biểu cảm nổi bật nhất là các từ xưng hô:
. Cháu van ông ...: van xin, nín nhịn
. Chồng tôi đau ốm ... : bị ức hiếp, phẫn nộ
. Mày trói ...: căm thù, vùng lên
+ Các yếu tố miêu tả:
. Chị Dậu xám mặt...
. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện ... nham nhảm thét.
. Anh chàng hầu cận ... ngã nhào ra thềm

Nêu bật sức mạnh của lòng căm thù
- Người đàn bà lực điền chiến thắng anh chàng nghiện
- Người đàn bà con mọn chiến thắng anh chàng hầu cận.
2. Đóng vai chị Dậu kể lại đoạn trích.
- Kể theo ngôi thứ nhất, kết hợp nói với điệu bộ, cử chỉ,
kể chuyện kết hợp miêu tả và biểu cảm.
VD: Tôi tái xám mặt, vội vàng đặt con bé xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay cai lệ và van xin
''Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho''. ''Tha này! tha này!'' vừa nói hắn
vừa bịch luôn vào ngực tôi mấy bịch rồi sấn đến để trói chồng tôi. Lúc ấy hình như tức quá không thể
chịu được, tôi liều mạng cự lại: ''Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!''

Cai lệ tát vào mặt tôi một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh chồng tôi. Tôi nghiến hai
hàm răng:
''Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem ?''
Rồi tôi túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với
với sức xô của tôi, nên hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, trong khi miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ
chồng tôi...
- Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét về nội dung nói: Kể chuyện kết hợp miêu tả, biểu cảm,
về kĩ thuật nói: sử dụng đúng ngôi kể, nói rõ ràng, diễn đạt tốt thái độ tình cảm, ngữ điệu ... của nhân
vật và người kể, tác phong của người kể: bình tĩnh...phân biệt lời thoại với lời người kể...
- Giáo viên đánh giá, cho điểm, khuyến khích, động viên.
IV. Củng cố: (2')
? Khi kể có thể sử dụng ngôn ngữ như thế nào ? Tác dụng của từng ngôi kể.
? Cần chú ý nội dung và kĩ thuật kể như thế nào.
V. Hướng dẫn học ở nhà: (1')
- Tiếp tục tập kể, luyện nói trước gương rèn tác phong tự nhiên, diễn cảm
Giáo án Ngữ văn 8 tuần 11 GV: Võ Văn Chính
Trang5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×