Tải bản đầy đủ (.docx) (222 trang)

Luận án tiến sĩ Địa lý: Phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa trong xu thế hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.92 MB, 222 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------

NGUYỄN THỊ HOÀNG DIỆP

PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KHÁNH HÒA
TRONG XU THẾ HỘI NHẬP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------

NGUYỄN THỊ HOÀNG DIỆP

PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KHÁNH HÒA
TRONG XU THẾ HỘI NHẬP

Chuyên ngành:
Mã số
:


Địa lí học
62.31.05.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ HỌC

1.
2.

Người hướng dẫn khoa học:
TS. ĐÀM NGUYỄN THÙY DƯƠNG
GS.TS. LÊ THÔNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu do chính tôi thực
hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của: TS. Đàm Nguyễn Thùy Dương và GS.TS. Lê
Thông. Các số liệu, kết luận trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Hoàng Diệp


4

LỜI CÁM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới GS.TS. Lê Thông

và TS. Đàm Nguyễn Thùy Dương đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt
thời gian thực hiện và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại học, Khoa Địa lý
trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực
hiện luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn UBND tỉnh, Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng Nhân
dân tỉnh, Sở Du lịch, các ban ngành chức năng, hiệp hội Du lịch, doanh nghiệp du
lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã hỗ trợ nhiệt tình, tạo điều kiện cung cấp thông
tin, tư liệu, đóng góp ý kiến cho việc nghiên cứu và khảo sát thực địa.
Trong quá trình thực hiện luận án, tôi cũng đã nhận được nhiều sự ủng hộ từ
phía gia đình, cơ quan, bạn bè, đồng nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
tới những sự ủng hộ, giúp đỡ đầy quý báu đó.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2020
Tác giả

Nguyễn Thị Hoàng Diệp


5

MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục bảng
Danh mục hình
Danh mục bản đồ
Danh mục chữ viết tắt

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Điểm tổng hợp các tiêu chí đánh giá điểm du lịch..................................45

Bảng 1.2. Bảng đánh giá tổng hợp cụm du lịch.......................................................46
Bảng 1.3. Bảng tổng hợp ý nghĩa của cụm du lịch..................................................46
Bảng 1.4. Tổng hợp hệ số các tiêu chí đánh giá tuyến du lịch.................................47
Bảng 1.5. Các tiêu chí đánh giá mức độ hội nhập trong du lịch tỉnh Khánh Hòa… 48
Bảng 2.1. Số lượng các di tích phân theo đơn vị hành chính tại tỉnh Khánh Hòa tính
đến năm 2018.........................................................................................67
Bảng 2.2. Khách du lịch đến Khánh Hòa và một số tỉnh trong khu vực Duyên hải
Nam Trung Bộ.......................................................................................81
Bảng 2.3. Sự thay đổi trong cơ cấu thị trường khách quốc tế đến Khánh Hòa giai
đoạn 2010 - 2018...................................................................................83
Bảng 2.4. Doanh thu du lịch Khánh Hòa, giai đoạn 2011 - 2018............................86
Bảng 2.5. Doanh thu DL phân theo ngành kinh doanh Khánh Hòa giai đoạn 2014 2018.......................................................................................................87
Bảng 2.6. Lực lượng lao động trong ngành du lịch Khánh Hòa, 2010 - 2018.........88
Bảng 2.7. Số cơ sở lưu trú và số phòng của Khánh Hòa, 2000 - 2018.....................94


6

Bảng 2.8. Tổng hợp điểm đánh giá một số điểm du lịch của tỉnh Khánh Hòa…102
Bảng 2.9. Đánh giá tổng hợp các tuyến du lịch nội tỉnh ở Khánh Hòa…………117
Bảng 2.10. Kết quả đánh giá cụm du lịch tỉnh Khánh Hòa....................................121
Bảng 2.11. Tổng hợp điểm đánh giá mức độ hội nhập trong du lịch tỉnh Khánh Hòa
.............................................................................................................126


7

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2018................77
Hình 2.2. Số lượng khách du lịch Khánh Hòa giai đoạn 2000 - 2018.....................80

Hình 2.3. Cơ cấu lao động của Khánh Hòa năm 2018.............................................89


8

DANH MỤC BẢN ĐỒ
1. Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa.
2. Bản đồ các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa.
3. Bản đồ các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh Khánh
Hòa.
4. Bản đồ thực trạng du lịch tỉnh Khánh Hòa.
5. Bản đồ định hướng phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa.


9

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Cụm từ viết tắt

Nội dung

1

AN, QP

An ninh, quốc phòng

2


ASEAN

Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Association Of
South East Asia Nations)

3

CSHT

Cơ sở hạ tầng

4

CSVCKT

Cơ sở vật chất kĩ thuật

5

CSLT

Cơ sở lưu trú

6

DHNTB

Duyên hải Nam Trung Bộ


7

DL

Du lịch

8

DLST

Du lịch sinh thái

9

DLCĐ

Du lịch cộng đồng

10

DTLS

Di tích lịch sử

11

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)


12

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

GRDP

Tổng sản phẩm quốc nội của địa phương (Gross
Regional Domestic Product)

13

GIS

Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System)

14

GTVT

Giao thông vận tải

15

HĐND

Hội đồng nhân dân

16


KT

Kinh tế

17

KTDL

Kinh tế du lịch

18

KT-XH

Kinh tế - xã hội

19

KS

Khách sạn

MICE

Loại hình du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị, triển lãm,
tổ chức sự kiện và du lịch khen thưởng (Meeting,
Incentive, Convention, Inhibition)

21


NXB

Nhà xuất bản

22

QL

Quốc lộ

23

TAT

Cơ quan phát triển du lịch Thái Lan

24

TCLT

Tổ chức lãnh thổ

25

TP

Thành phố

20



10

26

TNDL

Tài nguyên du lịch

27

UBND

Ủy ban nhân dân

28

UNWTO

Tổ chức Du
Organization)

29

USD

Đô la Mỹ

30


VCGT

Vui chơi giải trí

31

VQG

Vườn quốc gia

lịch

thế

giới

(World

Tourism


11

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập và phát triển, du lịch (DL) đã và đang được xác định
là ngành kinh tế quan trọng, là cầu nối tăng cường giao lưu giữa các quốc gia và
khu vực trên thế giới. Phát triển DL không chỉ đáp ứng nhu cầu DL ngày càng tăng
của người dân mà còn đóng vai trò quan trọng trong “xuất khẩu tại chỗ” các sản

phẩm hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài. DL đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của
đất nước, tạo động lực phát triển các ngành kinh tế khác, tạo nhiều cơ hội việc làm
và thu nhập cho người dân, là phương tiện quảng bá hình ảnh của quốc gia trong bối
cảnh hội nhập.
Ở nước ta, ngành DL đã và đang được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm,
tạo điều kiện phát triển thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có mức tăng
trưởng cao. Theo số liệu của Tổng cục DL và Tổng cục Thống kê (2018) [63], tỉ lệ
đóng góp vào GDP của DL ngày càng tăng. Năm 2015, DL mới chỉ đóng góp 6,3%
GDP thì đến năm 2017, đóng góp trực tiếp đạt 7,9% GDP, cả gián tiếp và lan tỏa đạt
15% GDP của cả nước. Bước vào kỉ nguyên mới trong bối cảnh toàn cầu hóa, vấn
đề phát triển DL xứng đáng với tiềm năng của đất nước lại càng trở nên cần thiết, vì
thế, ngày 16/01/2017, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển DL
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với 5 quan điểm và 8 nhóm giải pháp cụ thể [4].
Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam, phát triển DL của
cả nước nói chung, của các địa phương cụ thể nói riêng đang là điều tất yếu nhằm
tạo sức lan tỏa, thúc đẩy sự phát triển KT - XH ở địa phương, các vùng lân cận và
cả nước.
Khánh Hòa là một tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, có vị trí địa lý thuận lợi
nằm gần tuyến hàng hải quốc tế, có hệ thống cảng biển gắn với các đầu mút giao
thông quan trọng cả về đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không, là
một trong những cửa ngõ ra biển Đông của khu vực Tây Nguyên và Campuchia…
Bên cạnh đó, Khánh Hòa còn hội tụ nhiều tiềm năng độc đáo cho phát triển DL,
được ví như hình ảnh của đất nước Việt Nam thu nhỏ có rừng núi, đồng bằng, miền
ven biển duyên hải. Đặc biệt, với đường bờ biển dài 385km, với nhiều bãi tắm đẹp,
cùng nhiều cảnh đẹp và truyền thống văn hóa lâu đời, đã đem lại cho Khánh Hòa
một tiềm năng to lớn để phát triển dịch vụ,DL.


12


Tuy là một tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển DL, song so với
ngành DL ở nhiều địa phương có điều kiện tương tự thì ngành DL của Khánh Hòa
vẫn còn nhiều hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng hiện có và đang đứng trước
những thách thức mới trong xu thế hội nhập và sự phát triển nhanh chóng của cuộc
cách mạng khoa học kĩ thuật lần 4. Đó là, sự trùng lặp trong phát triển các tour,
tuyến DL, công tác quảng bá, tiếp thị DL chưa đi vào chiều sâu, cơ sở vật chất hạ
tầng phục vụ DL chưa tương xứng với thế mạnh và tiềm năng của địa phương,
nguồn nhân lực phục vụ phát triển DL của tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu, thị
trường DL chậm được mở rộng, chưa thu hút được nhiều du khách quốc tế, quản lý
nhà nước về DL còn nhiều bất cập, DL phát triển còn thiếu đồng bộ, khép kín, chưa
tạo ra quá trình liên kết với các địa phương khác để cùng phát triển, chưa đáp ứng
được yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam.
Những điều này đã làm ảnh hưởng đến thương hiệu, doanh thu DL và sức thu hút
khách DL đến với Khánh Hòa, nhất là khách DL quốc tế.
Để khai thác và phát huy tiềm năng và thế mạnh của DL của tỉnh Khánh Hòa
trong xu thế hội nhập, đòi hỏi phải có những nghiên cứu chuyên sâu, có cơ sở lý
luận và thực tiễn, có tính khoa học để giải quyết các câu hỏi như: (i) Thế mạnh về
sản phẩm DL của địa phương là gì? (ii) Làm sao xây dựng, phát triển và khai thác
sản phẩm DL của tỉnh một cách hiệu quả, tránh trùng lắp; (iii) Giải pháp đẩy mạnh,
nâng cao hiệu quả hoạt động DL của địa phương trong xu thế hội nhập? Nhằm góp
phần giải đáp những câu hỏi trên, đồng thời đề xuất những chính sách và giải pháp
có hiệu quả để phát triển DLcủa tỉnh Khánh Hòa trong xu thế hội nhập, tác giả đã
lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa trong xu thế hội
nhập” cho luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, luận án tập trung nghiên
cứu sự phát triển ngành DL ở tỉnh Khánh Hòa trong xu thế hội nhập, từ đó, đưa ra
các định hướng và giải pháp cụ thể cho DL Khánh Hòa phát triển trong tương lai.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, việc nghiên cứu của đề tài đặt ra nhiệm vụ
chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực
tiễn về phát triển DL trong xu thế hội nhập; khảo cứu kinh nghiệm phát triển DL ở
trong và ngoài nước, từ đó, rút ra các bài học vận dụng cho tỉnh Khánh Hòa.


13

Thứ hai, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển DL và thực trạng
trạng phát triển DL theo ngành, theo lãnh thổ của tỉnh Khánh Hòa trong xu thế hội
nhập, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của
của nó.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng DL
của tỉnh Khánh Hòa trong xu thế hội nhập.
2.3. Giới hạn nghiên cứu
 Về nội dung:
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DL tỉnh Khánh Hòa trong
xu thế hội nhập.
- Phân tích sự phát triển của DL Khánh Hòa trên phương diện ngành và lãnh
thổ:
+ Theo ngành: Phân tích hoạt động DL dựa trên các tiêu chí (Khách DL,
doanh thu, lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật DL…)
+ Theo lãnh thổ: Tập trung vào một số hình thức tổ chức lãnh thổ DL: điểm,
tuyến, cụm DL.
- Phân tích năng lực hội nhập của DL Khánh Hòa thông qua đánh giá số
lượng khách, thị trường khách đến, mức độ liên kết phát triển DL Khánh Hòa với
các địa phương trong vùng và một số nước trong khu vực. Tuy nhiên, do hạn chế về
nguồn tài liệu nên luận án chưa thể hiện rõ nét về thực trạng khách DL ra nước
ngoài.

 Về không gian:
Luận án giới hạn trong phạm vi tỉnh Khánh Hòa (gồm 2 thành phố, 1 thị xã
và 6 huyện). Ngoài ra, đề tài còn mở rộng nghiên cứu sang một số tỉnh lân cận để
thấy được mối liên hệ so sánh giữa các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh trong khu vực
DHNTB. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, do hạn chế về nguồn tài liệu nên đề
tài chưa thể hiện cụ thể tình hình DL của huyện đảo Trường Sa.
 Về thời gian nghiên cứu:
Đề tài tập trung thu thập số liệu, phân tích và nghiên cứu chủ yếu trong giai
đoạn từ 2010 - 2018 và định hướng đến năm 2025 (ở một số tiêu chí có thể có số
liệu từ năm 2000).
3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Ngày nay, DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và đã
góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế thế giới. DL được đánh giá là một
trong những ngành phát triển sôi động và ngày càng được nhiều quốc gia chú trọng


14

đầu tư. Do đó, việc nghiên cứu về phát triển DL ngày càng thu hút sự quan tâm của
của nhiều tổ chức, các chuyên gia ở trong và ngoài nước. Sau đây là một số công
trình nghiên cứu có liên quan tới chủ đề của luận án:
3.1. Ngoài nước
Phát triển DL trong xu thế hội nhập, đưa DL trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn được nghiên cứu ở nhiều quốc gia. Để nghiên cứu sự phát triển của DL, các
nhà khoa học thường tập trung nghiên cứu đến khía cạnh ngành, lãnh thổ, các nhân
tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành.
Để đánh giá được sự phát triển của DL, những nghiên cứu liên quan đến khía
cạnh ngành, lãnh thổ, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển được nhiều nhà khoa
học tập trung nghiên cứu.
Một trong những vấn đề đầu tiên là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến

hoạt động DL. Theo các tác giả Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hòa (2017) [68],
những công trình đầu tiên về DL có thể kể đến là những nghiên cứu về các loại hình
DL, khảo sát về vai trò lãnh thổ, lịch sử, những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động
DL của Poser (1939), Christaller (1955)… từ những năm 1930. Sau đó là các công
trình đánh giá các thể tổng hợp tự nhiên phục vụ giải trí của Mukhina (1973);
nghiên cứu sức chứa và sự ổn định của các điểm DL của Khadaxkia (1972) và
Sepfer (1973) [dẫn theo Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hòa (đồng chủ biên) (2017)].
Các nhà địa lý cảnh quan học của trường Đại học tổng hợp Matxcơva như E.D
Xmirnova, V.B Nhefedova… đã nghiên cứu các vùng cho mục đích nghỉ dưỡng trên
lãnh thổ Liên Xô (cũ). Các nhà nghiên cứu Tiệp Khắc như Mariot (1971),
Salavikova (1973) đã tiến hành đánh giá và thành lập bản đồ TNDL tự nhiên và
nhân văn. Nhà địa lý Mỹ như Bohert (1971), nhà địa lý Anh H.Robison (1976), nhà
địa lý Canada như Vonfer (1966)… cũng đã tiến hành đánh giá các loại tài nguyên
thiên nhiên phục vụ mục đích DL [dẫn theo Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hòa (đồng
chủ biên) (2017)].
Cũng theo các tác giả Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hòa (2017) [68], về trường
phái địa lý phương Tây, vấn đề phát triển DL được nghiên cứu trên các khía cạnh
như việc tính toán hiệu quả sử dụng đất của hoạt động DL, nghiên cứu mọi lợi thế
các khu đất dành cho DL. Ở Anh, Pháp, Mỹ, Canada có các công trình của Boha
1971 (Mỹ), H.Robinson 1976 (Anh), Vonfo 1966, Henayno 1972 (Canada) đã đánh
giá việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ giải trí và DL. Trong những năm
gần đây, khi những lợi ích của DL trở nên rõ ràng hơn cũng như tác động của nó đối
với hàng loạt các vấn đề mang tính toàn cầu thì việc nghiên cứu DL gắn với sự phát


15

triển vùng lại càng trở nên cần thiết. Các nhà địa lý Pháp như Jean- Lozoto (1990)
đã nghiên cứu và phân tích các tụ điểm DL, các dòng DL và các kiểu dạng không
gian DL. Ở Anh, Mỹ đã gắn công việc nghiên cứu lãnh thổ DL với những dự án DL

trên một vùng cụ thể. Việc xác định quy hoạch DL được các nhà khoa học Anh nhìn
nhận một cách có hệ thống trong tác phẩm “The Geography of tourism and
recreation”“Địa lí du lịch và giải trí” của C.Mic (1999) [89], “Tourism Planning
Basic, Concepts, Cases” “Căn bản quy hoạch du lịch, những khái niệm và trường
hợp cụ thể” của Clare A.Gunn - Turgut Var (2002) [88], “Tourism planning
Policies, Processes and relationships” “Chính sách Dự án du lịch, những quy trình
và mối quan hệ”C.Michael Hall (2000) [90],“Strategic plannning for local tourism
destinations: An analysis of tourism plans””Lập kế hoạch chiến lược cho các điểm
đến du lịch của địa phương: phân tích kế hoạch du lịch”Lisa Ruhanen (2005) [94].
Trong bối cảnh hội nhập, một số công trình nghiên cứu phát triển DL trên thế
giới cùng hướng nghiên cứu của đề tài có thể kể đến như:
- Công trình “Tourism and regional integration in Southeast Asia” “DL và
hội nhập khu vực ở Đông Nam Á” của tác giả Vannarith Chheang (2013) [97].
Trong công trình này, tác giả đã phân tích khái niệm về DL, chủ nghĩa khu vực
trong DL, tầm quan trọng của phát triển DL trong giai đoạn hội nhập khu vực Đông
Nam Á. Mối quan hệ gắn kết giữa DL và hội nhập khu vực cũng được làm rõ: Phát
triển DL không chỉ mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho các quốc gia mà còn thúc đẩy
cho quá trình xây dựng cộng đồng ASEAN trở nên nhanh chóng và bền vững hơn.
Ngược lại, chủ nghĩa khu vực cũng thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của ngành DL ở
mỗi nước thông qua việc xóa bỏ các rào cản về thủ tục xuất nhập cảnh, giúp cho
công dân của các nước thành viên ASEAN có thể đi lại dễ dàng ở các quốc gia này,
từ đó, gia tăng số lượng lớn khách DL cho mỗi quốc gia thành viên, thúc đẩy giao
lưu văn hóa, kết nối cộng đồng, hỗ trợ giảm đói nghèo. Ngoài ra, tác giả cũng phân
tích chính sách phát triển DL của 10 quốc gia thành viên ASEAN và cho thấy rằng,
tất cả các chính sách phát triển DL của các nước này đều coi trọng việc hợp tác
trong phát triển DL ở khu vực và do đó, ngành DL của mỗi nước cần điều chỉnh sao
cho phù hợp với xu thế chung của hội nhập.
- Công trình “Tourism as a driver of economic growth and development in
the EU-27 and ASEAN regions” “DL là một động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát
triển kinh tế trong khu vực EU 27 và ASEAN”, của tác giả Anna Athanasopoulou

(2013) [82]. Nội dung nghiên cứu nổi bật của công trình là nêu bật vai trò và tầm
quan trọng của KTDL đối với sự phát triển KT - XH. Đây là hướng tiếp cận theo
chuyên ngành kinh tế chính trị. Dựa theo số liệu của Tổ chức DL thế giới


16

(UNWTO), Hội đồng DL và Lữ hành thế giới, tác giả đã phân tích sự đóng góp rất
lớn của DL vào GDP, việc làm, đầu tư và xuất khẩu ở Liên minh Châu Âu EU 27 và
ASEAN năm 2013. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực thì phát triển DL
cũng có những tác động tiêu cực như: hoạt động DL có thể hủy hoại môi trường tự
nhiên, hủy hoại các di sản quốc gia, ảnh hưởng tới văn hóa địa phương và các làng
nghề truyền thống; tính cạnh tranh cao có thể gây khó khăn cho người dân và
cácdoanh nghiệp địa phương hay sự gia tăng thất nghiệp trong các giai đoạn mà DL
chưa vào vụ… Do vậy, kế hoạch phát triển DL trong tương lai phải đảm bảo các yếu
tố về môi trường, văn hóa và xã hội.
- Cuốn sách “Dynamic Model of Economic Growth in a Small Tourism
Driven Economy” “Mô hình tăng trưởng kinh tế năng động trong một nền kinh nhỏ
dựa vào DL” của hai tác giả Stefan F. Schubert và Juan G. Brida (2009) [96]. Trong
cuốn sách này, các tác giả đã khẳng định DL quốc tế là một trong những ngành
công nghiệp tăng trưởng nhanh nhất, chiếm 10% tổng thương mại quốc tế và chiếm
gần một nửa tổng số thương mại dịch vụ. Nó có thể được xem như một trong những
ngành xuất khẩu lớn nhất thế giới. Ở nhiều nước, thu nhập ngoại tệ từ DL thậm chí
còn cao hơn cả thu nhập từ tất cả các ngành khác cộng lại. Vì vậy, DL là một hình
thức khác của xuất khẩu. Đối với các nền kinh tế nhỏ nhưng có tiềm năng về DL,
việc biến DL trở thành một ngành xuất khẩu đặc biệt, chuyên cung cấp các dịch vụ
DL và lữ hành chuyên nghiệp chính là một mô hình kinh tế thông minh để phát triển
đất nước.
- Báo cáo “The Role of Tourism Sector in Expanding Economic
Opportunity” “Vai trò của DL trong mở rộng cơ hội phát triển kinh tế” của các tác

giả Caroline Ashley, Peter De Bride, Amy Lehr và Hannah Wilde (2007) [91]. Công
trình này tập trung nghiên cứu cách thức để các công ty DL có thể tăng cường sự
đóng góp của mình vào sự phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển thông qua
liên kết phát triển DL với các vùng kinh tế đặc thù của các nước. Công trình cũng
chỉ ra các tác động tích cực từ sự phát triển của ngành DL, đặc biệt là sự đóng góp
trong việc xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, công trình này cũng phân tích những
giải pháp để phát triển trong kinh doanh DL như: (i) Nâng chất lượng phục vụ, cung
cấp các loại hình dịch vụ đa dạng, độc đáo, cải thiện thái độ giao tiếp và tương tác
giữa người dân địa phương với khách DL; (ii) Xây dựng thương hiệu và tăng cường
quảng bá; (iii) Giảm thiểu chi phí vận hành; (iv) Tăng nguồn tài chính; (v) Hợp tác
tích cực và hiệu quả hơn với chính phủ, (vi) Phát triển nguồn nhân lực.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng
của DL đối với sự phát triển KT - XH của đất nước; DL là một trong những ngành


17

xuất khẩu lớn nhất và có mức tăng trưởng nhanh nhất. DL không chỉ mang lại lợi
ích cho các quốc gia mà còn thúc đẩy quá trình hội nhập nhanh chóng và bền vững.
Đồng thời các công trình này cũng đề cập đến các yếu tố cấu thành của việc phát
triển DL trong xu thế hội nhập bao gồm: các bên tham gia hoạt động của DL (khách
DL, các cơ quan quản lý nhà nước về DL, các nhà cung ứng dịch vụ DL và cộng
đồng địa phương) cùng các điều kiện như: tài nguyên DL cùng các yếu tố thuộc cơ
sở vật chất kỹ thuật DL. Việc nghiên cứu các công trình này có ý nghĩa lớn trong
quá trình xây dựng khung lý thuyết của luận án.
3.2. Ở trong nước
Ngành DL Việt Nam được hình thành và phát triển bắt đầu từ những năm
1960 của thế kỷ XX. Các công trình nghiên cứu địa lý DL chủ yếu ra đời từ thập
niên 90 cho đến nay. Phần lớn các công trình này tập trung vào các vấn đề về TCLT,
về đánh giá tài nguyên và xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu DL

với một số tác giả tiêu biểu như: Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Đặng Duy Lợi, Nguyễn
Minh Tuệ, Phạm Xuân Hậu, Phạm Trung Lương… Các công trình nghiên cứu về
phát triển DL tiêu biểu có thể kể đến công trình Tài nguyên DL, Tổ chức lãnh thổ
DL của các tác giả Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Phạm Trung Lương, Vũ Tuấn
Cảnh(1988, 2000). Các công trình này đã giải quyết một số vấn đề quan trọng để
định hướng phát triển địa lý DL Việt Nam bao gồm: xác định các loại tài nguyên
cơ bản và xây dựng phân vùng DL một cách cụ thể, khoa học, làm cơ sở để xây
dựng các quy hoạch phát triển DL của các địa phương.
Có thể nói, những công trình nghiên cứu trên đã đặt nền móng cho việc nghiên
cứu DL trên phạm vi cả nước. Nội dung nghiên cứu bao gồm các vấn đề như: đánh
giá TNDL, cơ sở lý luận về tổ chức lãnh thổ DL, hệ thống phân vị và chỉ tiêu phân
vùng DL. Ngoài các công trình đã kể trên có thể kể đến một số công trình nghiên
cứu sâu về chiến lược phát triển DL đất nước. Tiêu biểu là các tác giả Phạm Trung
Lương (2000) với Tài nguyên và môi trường DL Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội
[35] đã phân tích khái niệm TNDL, phân loại và liên hệ với TNDL Việt Nam, là cơ
sở cho phát triển DL Việt Nam; Phạm Trung Lương (chủ biên - 2002) [34] với công
trình DL sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, NXB
Giáo dục, Hà Nội; Phạm Trung Lương, Vũ Tuấn Cảnh, Đặng Duy Lợi với Cơ sở
khoa học và giải pháp phát triển DL bền vững ở Việt Nam [37]; Nguyễn Đình Hòe,
Vũ Văn Hiếu (2001) với DL bền vững [24]. Địa lý DL – Những vấn đề lý luận và
thực tiễn phát triển ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Minh Tuệ - Vũ Đình Hòa (chủ
biên) (2017) [68] đã phân tích cơ sở khoa học của hoạt động DL và đưa ra bức


18

tranh toàn cảnh về phát triển DL Việt Nam, phân tích nhân tố ảnh hưởng đến phát
triển DL, thực trạng phát triển DL Việt Nam, định hình việc xây dựng các điểm,
tuyến DL - các yếu tố thể hiện sự phát triển DL theo lãnh thổ. Vấn đề quy hoạch DL
cũng được quan tâm nghiên cứu.

Trong các nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ, vấn đề hiện trạng phát triển DL
cũng như định hướng trong tương lai cũng được chú trọng. Các đề tài của Viện
Nghiên cứu phát triển DL thuộc tổng cục DL đã có nhiều công trình nghiên cứu
trong phạm vi cả nước như: Chiến lược phát triển DL Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn 2030 (2012); Quy hoạch tổng thể phát triển DL Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn 2030 (2013); cũng như phạm vi các vùng như: Quy hoạch tổng thể phát triển
DL vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030 (2014); Quy hoạch tổng thể phát triển DL vùng Bắc Trung Bộ đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030(2013); cho đến các trung tâm DL, khu DL như
Quy hoạch tổng thể phát triển DL Trung tâm DL Hà Nội và phụ cận đến năm 2010,
định hướng 2020(1999), Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Thiên
Cầm, Hà Tĩnh (1999); Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch Thác Bản Giốc
(2007), Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Mộc Châu (2012)…Quy
hoạch tổng thể phát triển các tỉnh như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Lâm
Đồng… Đây là những nghiên cứu cơ bản, quan trọng góp phần định hướng cho việc
phát triển DL của cả nước nói chung và từng vùng, từng tỉnh nói riêng.
Đối với hướng nghiên cứu về phát triển DL trong xu thế hội nhập có thể kể
đến một số công trình nghiên cứu:
- Đề án: Chủ trương và giải pháp đẩy mạnh phát triển DL Miền Trung - Tây
Nguyên (Thủ tướng chính phủ phê duyệt năm 2015). Nội dung đề án đã nêu lên đặc
điểm chung của các tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên; chỉ rõ vai trò và vị trí của DL
Miền Trung - Tây Nguyên; đưa ra các cơ sở khoa học để đề xuất chủ trương và giải
pháp, như: tiềm năng và lợi thế phát triển DL Miền Trung - Tây Nguyên; thực trạng
phát triển DL Miền Trung - Tây Nguyên; những cơ hội và thách thức của DL Miền
Trung - Tây Nguyên.Từ đó, đề án đã đưa ra những giải pháp nhằm phát triển mạnh
DL Miền Trung - Tây Nguyên.
- Luận án tiến sĩ “Kinh tế DL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế
quốc tế” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Lâm (2013). Nội dung chính của luận án
hướng vào hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến phát triển
KTDL trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như: KTDL - đặc điểm và các bộ

phận cấu thành; mối quan hệ giữa KTDL với sự phát triển KT - XH; những yếu tố
tác động đến KTDL trong hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án đã nêu và phân tích


19

kinh nghiệm phát triển KTDL ở một số quốc gia như: Trung Quốc, Thái Lan,
Singapore và rút ra sáu bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Ngoài ra, tác giả luận án
cũng phân tích, đánh giá thực trạng về KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội
nhập kinh tế quốc tế, từ đó đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm thúc
đẩy phát triển KTDL tại khu vực này.
- Luận án tiến sĩ “Phát triển dịch vụ lữ hành DL trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế: Kinh nghiệm của một số nước Đông Á và gợi ý chính sách cho Việt
Nam” của tác giả Nguyễn Trùng Khánh (2012). Luận án đã hệ thống hóa một số
vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến phát triển dịch vụ lữ hành DL trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế; xác định phạm vi của dịch vụ lữ hành du lịch, đồng thời
khẳng định tính chất dịch vụ thương mại của hoạt động lữ hành DL và chỉ ra các
điều kiện phát triển dịch vụ lữ hành DL, bao gồm các điều kiện về cung và cầu. Tác
giả luận án cũng chỉ ra một số kinh nghiệm về phát triển dịch vụ lữ hành DL trong
hội nhập kinh tế quốc tế của một số nước Đông Á mà Việt Nam có thể tham khảo,
cụ thể: kinh nghiệm về chiến lược phát triển, marketing, cung cấp dịch vụ, kinh
nghiệm về xây dựng kết cấu hạ tầng, đảm bảo an ninh, kinh nghiệm về phát triển
nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường.
- Luận án tiến sĩ “Thị trường DL Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế quốc tế”
của tác giả Trần Xuân Ảnh (2011). Tác giả luận án đã làm rõ cơ sở lý luận và thực
tiễn về thị trường DL trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; phân tích thực trạng
về thị trường DL của tỉnh Quảng Ninh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế trên
những thành tựu cũng như những vấn đề cần khắc phục để mở rộng thị trường DL
Quảng Ninh đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020; luận án đã nêu rõ xu hướng
phát triển của thị trường DL quốc tế và quốc gia, đồng thời đề xuất 4 nhóm giải

pháp phát triển thị trường DL Quảng Ninh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
là: (i) Nhóm giải pháp tạo lập nguồn cung hàng hóa, dịch vụ; (ii) Nhóm giải pháp
kích cầu; (iii) Nhóm giải pháp điều tiết giá cả; (iv) Nhóm giải pháp tạo lập môi
trường DL trong hội nhập kinh tế quốc tế.
- Luận án tiến sĩ “Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp DL lữ hành
quốc tế Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO)”của tác giả Nguyễn Quang Vinh (2012). Trên cơ sở xác định những nhân tố
cấu thành nên khả năng cạnh tranh, xây dựng hệ thống chỉ tiêu và mô hình xác định
khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp lữ hành quốc tế, luận án đã phân tích
hiện trạng môi trường cạnh tranh, đánh giá khả năng cạnh tranh của các doanh
nghiệp lữ hành quốc tế ở Việt Nam cũng như các tác động của việc Việt Nam gia
nhập tổ chức thương mại thế giới tới khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ


20

hành quốc tế. Từ đó, luận án đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao khả năng
cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam sau khi Việt Nam
gia nhập WTO như sau: (i) Củng cố tăng cường nguồn lực của doanh nghiệp; (ii)
Tăng cường các hoạt động phát triển thị trường; (iii) Đa dạng hóa và nâng cao chất
lượng sản phẩm; (iv) Duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh; (v) Nâng cao khả
năng quản lý; (vi) Tăng cường khả năng liên kết và hợp tác.
- Luận án tiến sĩ “Phát triển DL tỉnh Hà Giang trong xu thế hội nhập” của tác
giả Nguyễn Thị Phương Nga (2016). Dựa trên cơ sở nghiên cứu về DL và xu thế hội
nhập, tác giả đã phân tích thực trạng phát triển DL của tỉnh miền núi Hà Giang
trong bối cảnh hội nhập. Luận án đã đề xuất 06 nhóm giải pháp phát triển DL của
Hà Giang gắn với đặc thù một tỉnh miền núi tiếp giáp với Trung Quốc bao gồm: (i)
Giải pháp về đầu tư mạng lưới GTVT và CSVCKT DL; (ii) Giải pháp về đầu tư
phát triển DL; (iii) Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; (iv) Giải pháp
về xây dựng hình ảnh DL mang thương hiệu Hà Giang; (v) Giải pháp về liên kết

phát triển DLGiải pháp về giáo dục cộng đồng.
Như vậy, các công trình này đã tập trung nghiên về DL ở các khía cạnh khác
nhau như: vai trò của DL trong mở rộng cơ hội phát triển kinh tế, thị trường DL,
khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành DL cũng như cạnh tranh những
điểm đến của DL Việt Nam… Bên cạnh đó, các công trình đều đề xuất những giải
pháp cơ bản để phát triển DL trong bối cảnh HNQT, có thể khái quát thành các
nhóm sau: (i) Tăng cường khả năng liên kết và hợp tác; (ii) Nâng cao chất lượng sản
phẩm và dịch vụ DL; (iii) Cải thiện môi trường chính trị và hoàn thiện hành lang
pháp lý; (iv) Tăng cường quảng bá và đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật DL; (v) Nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực. Đây là những nội dung quan trọng để tác giả tham
khảo trong quá trình hoàn thành luận án.
3.3. Ở tỉnh Khánh Hòa
Đối với tỉnh Khánh Hòa, trong những năm gần đây, khi DL được xác định là
ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, hàng loạt các công trình nghiên cứu đã được tiến
hành. Các công trình nghiên cứu ở đây có thể kể đến như “Quy hoạch tổng thể phát
triển KT - XH tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020”, Sở Kế hoạch - Đầu tư Khánh
Hòa (2005). “Chương trình phát triển DL Khánh Hòa giai đoạn 2001- 2005 và
2006 - 2010”, UBND tỉnh (2001) và Sở DL - Thương mại Khánh Hòa (2006). “Quy
hoạch tổng thể DL tỉnh Khánh Hòa 2001 - 2020 (2001), điều chỉnh quy hoạch tổng
thể phát triển DL tỉnh Khánh Hòa đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, Sở
DL - Thương mại Khánh Hòa (2006). Ngoài ra, năm 2015, NCS Nguyễn Anh Tuấn


21

đã thực hiện luận án “Phát triển kinh tế du lịch gắn với tăng cường quốc phòng, an
ninh ở tỉnh Khánh Hòa” trong đó tập trung phân tích và làm rõ khái niệm, nội dung
phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa và đưa ra tiêu chí
đánh giá sự phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở tỉnh Khánh Hòa; Khái
quát các mâu thuẫn từ thực trạng phát triển KTDL gắn với tăng cường QP, AN ở

tỉnh Khánh Hòa; Đề xuất 3 phương hướng và 6 nhóm giải pháp cơ bản nhằm vừa
đẩy mạnh KTDL phát triển, vừa góp phần tăng cường QP, AN ở địa phương trong
thời gian tới. Một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh như: “Xác định các khu
vực có khả năng cải tạo, phát triển bãi tắm nhân tạo và đề xuất phương án bảo vệ
bãi tắm tự nhiên trong vịnh Nha Trang”, PGS.TS Bùi Hồng Long (chủ nhiệm đề tài)
(2017), “Xây dựng hệ thống thông tin chia sẻ dữ liệu giữa các tổ chức quản lý, kinh
doanh lưu trú trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”, Ths. Ngô Duy Khánh (chủ nhiệm đề
tài) (2017), “Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, chất lượng sét bùn và nước khoáng
trên địa bàn tỉnh khánh hòa, đề xuất giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý phục vụ du
lịch nghỉ dưỡng và hỗ trợ chữa bệnh”, TS. Ngô Tuấn Tú (chủ nhiệm đề tài) (2017),
“Phát triển nguồn nhân lực du lịch Khánh Hòa trong bối cảnh hội nhập quốc tế.”,
TS. Lê Chí Công (chủ nhiệm đề tài) (2019),
Nhìn chung, các công trình này mới chỉ tập trung vào giải quyết những vấn đề
thực tế phát triển của DL hiện nay, chưa có nghiên cứu một cách hệ thống về tình
hình phát triển DL Khánh Hòa trong xu thế hội nhập.
3.4. Kết quả nghiên cứu ở các công trình đã công bố và khoảng trống trong
nghiên cứu
Thông qua tổng quan các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án,
bước đầu, tác giả luận án đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình
đó trên một số nội dung sau:
Thứ nhất, các công trình, bài viết của các tác giả trong và ngoài nước đã đề
cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động phát triển DL và những kinh
nghiệm phát triển DL ở một số nước; phân tích làm rõ về DL, phát triển DL, nêu bật
vai trò của DL trong quá trình phát triển KT - XH.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu đã đem đến một bức tranh đa dạng về
ngành công nghiệp DL ở nhiều quốc gia trên thế giới. Qua đó, các công trình cho
thấy những bài học kinh nghiệm quan trọng trong việc phát triển DL bền vững, xây
dựng hình ảnh và sản phẩm DL thu hút khách DL quốc tế.
Thứ ba, các nghiên cứu cũng đã phân tích các chặng đường phát triển của
DL, sản phẩm DL, loại hình DL ở Việt Nam; phân tích tính đặc thù và thế mạnh



22

của sản phẩm DL Việt Nam; đánh giá một cách có hệ thống các sản phẩm DL Việt
Nam; so sánh sản phẩm DL Việt Nam với sản phẩm DL của các nước trong khu
vực và thế giới.
Thứ tư, một số công trình nghiên cứu đã đề cập tới thực trạng về thực trạng
phát triển DL ở một số vùng và địa phương ở Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh
tế quốc tế, trong đó, các tác giả phân tích những thành công, hạn chế và đề xuất các
giải pháp để phát triển DL ở các vùng lãnh thổ này. Ở một số công trình nghiên cứu
khác, các tác giả cũng đã đề xuất những phương hướng, mục tiêu và các nhóm giải
pháp nhằm phát triển DL, thị trường DL và kinh doanh trong xu thế hội nhập như
DL như: Nâng cao chất lượng sản phẩm DL để thu hút khách DL; Tăng cường cơ
chế chính sách thu hút, nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư để phát triển DL;
Chuyên nghiệp hóa cách thức vận hành các nguồn lực DL, nâng cao hiệu quả sử
dụng các nguồn lực DL trong quá trình HNQT.
Như vậy, các tác giả đã phản ánh khá đầy đủ, chi tiết và rõ nét về khái niệm,
vị trí, vai trò của DL, coi DL là một ngành kinh tế mũi nhọn đối với sự phát triển
KT - XH của đất nước. Tuy nhiên, về mặt lý luận, các công trình khoa học đã công
bố chưa làm rõ đặc thù của phát triển DL trong xu thế hội nhập so với các ngành
kinh tế khác, chưa phân tích có hệ thống các yếu tố cấu thành DL trong xu thế hội
nhập. Và đặc biệt đối với địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến nay, chưa có công trình nào
đi sâu nghiên cứu về phát triển DL trong bối cảnh hội nhập.Vì vậy, đề tài mà nghiên
cứu sinh lựa chọn nghiên cứu không trùng tên và nội dung với các công trình đã
công bố mà nghiên cứu sinh được biết cho đến nay. Nhận thức được các vấn đề còn
tồn tại chưa được làm sáng tỏ, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Phát triển du lịch
Khánh Hòa trong xu thế hội nhập” làm đề tài nghiên cứu. Đây là đề tài mới, có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết. Đề tài nghiên cứu sinh chọn sẽ tập trung làm rõ
những nội dung như sau:

- Thứ nhất, làm rõ hơn các khía cạnh lý luận về DL ở địa bàn một tỉnh với
đặc thù vùng ven biển trong xu thế hội nhập dưới góc độ của địa lý. Theo đó, luận
án sử dụng các phương pháp khoa học làm rõ khái niệm DL; đặc điểm, nội hàm của
DL trong xu thế hội nhập; mối quan hệ lợi ích giữa các chủ thể tham gia hoạt động
phát triển DL, vai trò của DL trong xu thế hội nhập và tác động của hội nhập đối với
các nhân tố phát triển DL.
- Thứ hai, xây dựng các tiêu chí cơ bản để đánh giá hiệu quả của DL ở địa
bàn cấp tỉnh trong xu thế hội nhập,
- Thứ ba, nghiên cứu những kinh nghiệm phát triển DL của một số quốc gia
và địa phương trong nước từ đó làm rõ bài học vận dụng với tỉnh Khánh Hòa.


23

- Thứ tư, phân tích thực trạng về phát triển DL ở tỉnh Khánh Hòa trong bối
cảnh hội nhập cả về thành tựu cũng như hạn chế. Từ đó, tìm ra nguyên nhân của
những bất cập, hạn chế cản trở quá trình phát triển DL của tỉnh để đề xuất các giải
pháp phù hợp.
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp đòi hỏi phân tích đối tượng nghiên cứu như một hệ thống
trong các mối liên hệ biện chứng giữa đối tượng với chỉnh thể mà bản thân nó là
một bộ phận cấu thành. Sự phát triển của DL một địa phương, một vùng lãnh thổ
gắn liền với sự hình thành và phát triển của tổ chức lãnh thổ DL của quốc gia. DL
Khánh Hòa là một bộ phận của vùng DL Duyên hải Nam Trung Bộ. Việc phát triển
DL Khánh Hòa không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động DL của các tỉnh lân cận, mà
ngược lại, các tỉnh lân cận cũng tác động đến việc đa dạng hóa sản phẩm DL của
Khánh Hòa. Do đó, chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau. Quan điểm hệ thống
cho phép phân tích, xác định mối quan hệ qua lại trong hoạt động sử dụng TNDL

một cách có hiệu quả.
4.1.2. Quan điểm lãnh thổ
Mỗi hệ thống KT đều gắn với một lãnh thổ nhất định. Hệ thống đó lại bao hàm
những bộ phận lãnh thổ nhỏ hơn có liên quan mật thiết với nhau. Hệ thống chung
đó lại là một bộ phận của một hệ thống lãnh thổ lớn hơn.
Vị trí địa lý lãnh thổ của một địa phương tạo nên khả năng kết hợp lợi thế các
nguồn tài nguyên trên lãnh thổ. Nghiên cứu phát triển DL tỉnh Khánh Hòa là nghiên
cứu mối quan hệ tương tác giữa các nhân tố tự nhiên, KT - XH trên lãnh thổ Khánh
Hòa để từ đó phát hiện ra những mối liên hệ nhân quả, những qui luật phát triển
riêng của DL.Trong quá trình nghiên cứu, quan điểm này được vận dụng làm căn cứ
xác định các hạt nhân phát triển vùng cũng như những khu vực chậm phát triển,
nhằm điều chỉnh lại cấu trúc lãnh thổ DL một cách hợp lí và hiệu quả.
4.1.3. Quan điểm phát triển bền vững
Quan niệm phát triển bền vững trong phát triển KT là quá trình phải đảm bảo
có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí, hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển: phát triển KT,
phát triển xã hội (XH) và bảo vệ môi trường. Trong quá trình phát triển DL, tỉnh
Khánh Hòa cần phải đảm bảo tính bền vững KT, tính bền vững xã hội và tính bền


24

vững môi trường.Việc khai thác các yếu tố tự nhiên và văn hóa xã hội để phát triển
DL có thể dẫn tới việc gia tăng các tổn hại về môi trường, TNDL bị xâm phạm.
Đồng thời, nếu khai thác đúng cách, DL là công cụ hữu hiệu để đảm bảo các yếu tố
bền vững cho TNDL.
Do đó, để phát triển bền vững DL cần phải có sự gắn kết giữa các mục tiêu KT
- XH - môi trường, cũng như có sự gắn kết trong hệ thống lãnh thổ DL và các mục
tiêu phát triển DL của tỉnh Khánh Hòa trong mối liên kết với các địa phương trong
vùng Nam Trung Bộ với các vùng khác và cả nước.
4.1.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh

Mỗi một lãnh thổ đều có một bề dày lịch sử và có một nền văn hóa riêng; trải
qua một quá trình phát triển lâu dài. TCLTDL cũng là sản phẩm của lịch sử. Do đó,
việc nhìn nhận sự phát triển của nó trong các giai đoạn phát triển là việc làm cần
thiết để từ đó có thể rút ra những qui luật phát triển, những bài học quí giá để có thể
cấu trúc lại lãnh thổ ngày càng hợp lý.
Khánh Hòa là mảnh đất nhiều biến động, thăng trầm nên có một bề dày lịch
sử và có một nền văn hóa lâu đời với những bản sắc riêng. Dưới quan điểm lịch
sử, cần phải có sự phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển DL qua các giai đoạn
phát triển để rút ra những qui luật phát triển của nó cũng như tiếp thu các bài học
kinh nghiệm từ thực tiễn của phát triển DL để có thể đánh giá được những khả
năng, triển vọng và đề ra những giải pháp và định hướng phát triển của DL Khánh
Hòa trong tương lai.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
- Thông tin và số liệu thứ cấp
Thông tin và số liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau ở các cơ
quan ban ngành trung ương và địa phương gồm: Bộ VH - TT - DL, Tổng cục DL,
Tổng cục Thống kê, UBND tỉnh Khánh Hòa, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Du lịch,
UBND cấp huyện và cấp xã trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; các bài báo được công bố
trên các tạp chí chuyên ngành DL, nghiên cứu kinh tế, kỷ yếu hội thảo, các tạp chí
khoa học, các viện nghiên cứu của các trường đại học có liên quan đến nội dung
nghiên cứu.
- Thông tin và số liệu sơ cấp
Thông tin và số liệu sơ cấp được thu thập để cung cấp dữ liệu cho phương
pháp đánh giá điểm DL, cụm DL, tuyến DL, đánh giá CSVCKT DL, hiệu quả hoạt


25

động DL của địa bàn nghiên cứu với các tiêu chí về khách DL, cơ cấu theo độ tuổi,

theo giới tính, các tiêu chí khác…. để nắm vững được thực trạng hoạt động DL của
tỉnh.
+ Thông qua phỏng vấn trực tiếp các cán bộ quản lý, chuyên môn tại các sở,
ban, ngành của Khánh Hòa (chủ yếu là Sở DL). Các cán bộ huyện, cán bộ quản lý
điểm DL, cán bộ kinh doanh DL, du khách để nắm thực trạng tài nguyên và hoạt
động DL trên địa bàn tỉnh.
+ Thông qua phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, các
doanh nghiệp lữ hành của TP Hồ Chí Minh có bán tour đến Khánh Hòa, các công ty
lữ hành trong vùng DHNTB để tìm hiểu nhu cầu và thực trạng hoạt động của các
chương trình DL đến Khánh Hòa.
4.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học
Trong nghiên cứu về hoạt động DL, phương pháp điều tra xã hội học đóng
vai trò quan trọng trong việc xác định nhu cầu khách DL, khả năng đáp ứng các
dịch vụ cho du khách. Để thực hiện phương pháp này, luận án đã tiến hành các
bước như sau:
• Bước 1: Xác định mục đích và đối tượng điều tra
- Về đối tượng điều tra: khách DL (quốc tế và nội địa) tại một số điểm DL chủ
yếu đang khai thác; các cán bộ quản lý ngành DL tại địa phương (Sở DL), cán bộ tại
các điểm DL; các doanh nghiệp lữ hành (cán bộ quản lý, hướng dẫn viên).
- Mục đích điều tra:
+ Khách DL: Điều tra về đặc điểm cơ cấu khách, tâm lý khách, nhu cầu của
khách. Cuộc điều tra này được tiến hành kết hợp với điều tra để đánh giá điểm DL.
+ Đối với các cán bộ quản lý: tìm hiểu về chính sách phát triển DL, thực trạng
và định hướng phát triển DL của địa phương, các biện pháp đã thực hiện để phát
triển ngành DL tại địa phương.
+ Điều tra các doanh nghiệp lữ hành: thông qua cuộc điều tra này thấy được hoạt
động và mức độ quan tâm của các doanh nghiệp lữ hành đối với DL Khánh Hòa.
• Bước 2: Chọn mẫu:
- Chọn mẫu điều tra: thông qua thực tế số lượng khách đến, xu hướng, đặc
điểm, luồng khách, luận án đã tổ chức các cuộc điều tra tại các điểm DL trong tỉnh.

Cách thức chọn mẫu được dựa trên cơ sở thực tế số lượng khách DL đến Khánh
Hòa, với cách chọn mẫu xác định, công thức tính số lượng mẫu sau:


×