Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn trong xu thế hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.51 MB, 133 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

PHẠM ĐỨC VINH

PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẠNG SƠN
TRONG XU THẾ HỘI NHẬP

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA L HỌC

THÁI NGUYÊN, NĂM 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN />

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

PHẠM ĐỨC VINH

PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẠNG SƠN
TRONG XU THẾ HỘI NHẬP
Chuyên ngành: Địa l học
Mã số: 60 31 05 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA L HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Việt Tiến

THÁI NGUYÊN, NĂM 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN />


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài
liệu trong luận văn là trung thực. Luận văn chƣa từng đƣợc công bố trong bất
cứ công trình nào.
Tác giả

PHẠM ĐỨC VINH

i
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN />

LỜI CẢM ƠN
Luận văn đƣợc thực hiện và hoàn thành tại khoa Địa , trƣờng Đại học
Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên, tác giả xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến thầy giáoTS. NGUYỄN VIỆT TIẾN, ngƣời hƣớng dẫn khoa học, ngƣời
đã gợi ý đề tài, định hƣớng nghiên cứu và tận tình hƣớng dẫn tác giả trong
suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo khoa

,

Phòng Đào tạo (Bộ phận quản lý Sau đại học) Trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại
học Thái Nguyên, các thầy cô đã tạo mọi điều kiện trang bị cho tác giả về kiến
thức, về học liệu và kinh nghiệm nghiên cứu cũng nhƣ mọi thủ tục hành chính
để tác giả hoàn thành bản luận văn này.
Tác giả cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, các bạn bè, đã
luôn động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
hoàn thành luận văn.
Do thời gian nghiên cứu và năng lực bản thân còn nhiều hạn chế, bản
luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận đƣợc

những ý kiến đóng góp quý báu, sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô và bạn
bè đồng nghiệp.

ii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN />

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. ii
MỤC LỤC ...................................................................................................... iii
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT .............................................................. iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................ v
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. vi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụvà giới hạn nghiên cứu................................................. 1
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 2
4. Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................... 4
5. Những đóng góp của đề tài ......................................................................... 7
6. Cấu trúc của đề tài ....................................................................................... 7
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN
DU LỊCH TRONG XU THẾ HỘI NHẬP................................................... 8
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 8
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................... 8
1.1.2. Những nhân tố ảnh hƣởng tới sự hình thành và phát triển du lịch .......... 11
1.1.3. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch ...................................... 21
1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động du lịch .......................................... 23
1.1.5. Khái niệm về hội nhập .................................................................... 25
1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................... 25
1.2.1. Thực tiễn phát triển du lịch ở Việt Nam ......................................... 25

1.2.2. Thực tiễn quá trình hội nhập của Việt Nam và tác động tới
hoạt động du lịch ....................................................................................... 29
1.2.3. Thực tiễn phát triển du lịch tiểu vùng Đông Bắc ............................ 32
Tiểu kết chƣơng 1.......................................................................................... 33
iii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN />

Chƣơng 2. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẠNG SƠN ...........34
2.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ ............................................................. 34
2.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên ................................................................... 36
2.2.1. Địa hình ........................................................................................... 36
2.2.2. Đặc điểm khí hậu ............................................................................ 39
2.2.3. Đặc điểm thủy văn .......................................................................... 41
2.2.4. Tài nguyên sinh vật ......................................................................... 43
2.3. Tài nguyên du lịch nhân văn .................................................................. 44
2.3.1. Dân cƣ, dân tộc ............................................................................... 44
2.3.2. Các di tích lịch sử văn hóa .............................................................. 47
2.3.3. Lễ hội............................................................................................... 49
2.3.4. Các tài nguyên du lịch nhân văn khác ............................................ 50
2.4. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ................................................................ 53
2.4.1. Hệ thống giao thông vận tải ............................................................ 53
2.4.2. Hệ thống thông tin liên lạc .............................................................. 55
2.4.3. Hệ thống điện .................................................................................. 55
2.4.4. Hệ thống cấp thoát nƣớc ................................................................. 56
2.4.5. Các công trình phục vụ công cộng khác ......................................... 57
2.5. Một số nhân tố kinh tế xã hội khác ........................................................ 57
2.5.1. Các chính sách văn hóa - xã hội, dân tộc, tôn giáo, kinh tế,
đối ngoại .................................................................................................... 57
2.5.2. Môi trƣờng xã hội ........................................................................... 60
2.6. Đánh giá chung ...................................................................................... 61

2.6.1. Thời cơ và thuận lợi ........................................................................ 61
2.6.2. Hạn chế và thách thức ..................................................................... 63
Tiểu kết chƣơng 2.......................................................................................... 64
iv
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN />

Chƣơng 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH
LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2005 - 2014....................................................... 65
3.1. Hoạt động du lịch theo ngành ................................................................ 65
3.1.1. Nguồn khách ................................................................................... 65
3.1.2. Doanh thu du lịch ............................................................................ 67
3.1.3. Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch ........................................... 69
3.1.4. Nguồn nhân lực trong ngành du lịch ............................................... 73
3.2. Thực trạng phát triển du lịch theolãnh thổ ............................................. 75
3.2.1. Một số điểm du lịch......................................................................... 75
3.2.2. Một số tuyến du lịch ........................................................................ 82
3.3. Đánh giá chung ...................................................................................... 84
3.3.1. Những kết quả đạt đƣợc .................................................................. 84
3.3.2. Những tồn tại................................................................................... 86
Tiểu kết chƣơng 3.......................................................................................... 87
Chƣơng 4. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT PHÁT TRIỂN
DU LỊCH TỈNH LẠNG SƠN TRONG XU THẾ HỘI NHẬP ......................... 88
4.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn ...................... 88
4.1.1. Quan điểm ....................................................................................... 88
4.1.2. Mục tiêu phát triển .......................................................................... 88
4.2. Định hƣớng phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn ........................................ 90
4.2.1. Định hƣớng chung ........................................................................... 90
4.2.2. Định hƣớng cụ thể ........................................................................... 90
4.3. Một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn ................................ 97
4.3.1. Giải pháp về công tác quy hoạch và tổ chức quản lý, thực

hiện quy hoạch .......................................................................................... 97
4.3.2. Giải pháp về cơ chế chính sách ....................................................... 99
4.3.3. Giải pháp về đầu tƣ và huy động vốn đầu tƣ .................................. 99
4.3.4. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực....................... 101
4.3.5. Giải pháp về thị trƣờng, xúc tiến quảng bá du dịch ...................... 101
4.3.6. Nhóm giải pháp về bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng du lịch ....... 102
4.3.7. Giải pháp về hợp tác quốc tế phát triển du lịch ............................ 103
4.3.8. Nhóm giải pháp về bảo đảm an ninh quốc phòng ......................... 104
KẾT LUẬN ................................................................................................ 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 107
PHỤ LỤC
v
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN />

DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT

STT

Cụm từ viết tắt

Viết đầy đủ

7

APEC

-

8


ASEAN

6

ASEAN ATF

3

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

1

CSHT

Cơ sở hạ tầng

2

CSVCKT

Cơ sở vật chất kĩ thuật

12

EU

Liên minh Châu Âu


17

GDP

10

KBT

Khu bảo tồn

11

KT- XH

Kinh tế - xã hội

5

PARAGAMES

9

PATA

13

QL

4


SEAGAMES

14

TNDL

15

TP

18

UBND

Ủy ban nhân dân

16

UNWTO

Tổ chức du lịch Thế giới

19

VH - XH

Văn hóa - xã hội

Quốc lộ
Tài nguyên du lịch


iv
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN />

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1.

Mức độ thuận lợi của khí hậu đối với hoạt động du lịch
nghỉ dƣỡng ở Lạng Sơn............................................................. 41

Bảng 2.2.

Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2013 phân theo
huyện, TP .................................................................................. 45

Bảng 2.3.

Số lƣợng di tích đƣợc xếp hạng phân bố theo các huyện
trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ........................................................ 47

Bảng 3.1.

Hiện trạng về cơ sở lƣu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng
Sơn giai đoạn 2005 - 2013 ........................................................ 70

Bảng 3.2.

Công suất phòng trung bình của các khách sạn ở Lạng Sơn
giai đoạn 2005- 2013................................................................. 71


v
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN />

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ mối quan hệ giữa 4 nhóm nhân tố của du lịch ................... 9
Hình1.2.

Sơ đồ phân loại tài nguyên du lịch ............................................. 12

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lạng Sơn .............................................. 35
Hình 2.2. Bản đồ Tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Lạng Sơn ................... 37
Hình 2.3. Cơ cấu dân tộc tỉnh Lạng Sơn năm 2013 ................................... 45
Hình 2.4. Bản đồ Tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Lạng Sơn .................. 48
Hình 3.1. Hiện trạng khách du lịch đến Lạng Sơn giai đoạn 2005 - 2014........ 65
Hình 3.2. So sánh tình hình khách du lịch đến Lạng Sơn với các tỉnh
trong khu vực trung du miền núi phía Bắc năm 2014 ................ 66
Hình 3.3. Doanh thu du lịch tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2005 - 2014 ........... 68
Hình 3.4. Cơ cấu doanh thu du lịchtỉnh Lạng Sơn năm 2013 .................... 69
Hình 3.5. Hiện trang lao động du lịch tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2005 - 2013 ..... 73
Hình 3.6. Bản đồ hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn ..................... 81
Hình 4.1. Bản đồ định hƣớng phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn .................... 96

vi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN />

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Du lịch là ngành kinh tế xuất hiện từ rất sớm trên Thế giới, đƣợc mệnh danh là
“ngành công nghiệp không khói” và có vai trò quan trọng trong đời sống của con
ngƣời. Phát triển du lịch không những góp phần làm tăng trƣởng GDP, giải quyết

việc làm cho ngƣời lao động mà còn là đòn bẩy thúc đẩy các ngành kinh tế khác và
mở rộng giao lƣu hiểu biết giữa các dân tộc.
Hiện nay, trong xu hƣớng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn
ra mạnh mẽ, du lịch đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm vị trí quan trọng
trong nền kinh tế của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nhận thức rõ tầm quan
trọng cũng những lợi thế, tiềm năng to lớn phát triển ngành du lịch nƣớc ta, Nghị
quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã nhấn mạnh: “Phấn đấu đưa nước ta trở
thành một trung tâm du lịch, thương mại, dịch vụ có tầm cỡ khu vực”.
Lạng Sơn là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, có TNDL phong phú, đa
dạng. Nơi đây có nhiều danh lanh thắng cảnh, hang động kỳ thú nhƣ: núi Mẫu Sơn,
động Tam Thanh, Nhị Thanh. Với vị trí “phên dậu” che chắn phía Bắc của tổ quốc,
Lạng Sơn còn sở hữu những di tích lích sử ý nghĩa nhƣ: ải Chi Lăng, thành Nhà Mạc.
“Xứ Lạng” cũng là quê hƣơng của nhiều lễ hội truyền thống hấp dẫn và những món
ăn mang hƣơng vị đặc trƣng của miền núi Đông Bắc. Lạng Sơn đã và đang trở thành
điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nƣớc.
Tuy vậy ngành du lịch của Lạng Sơn phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm
năng. TNDL còn khai thác gần nhƣ đơn lẻ. Đóng góp của du lịch trong GDP còn
khiêm tốn, CSVCKT phục vụ cho kinh doanh du lịch chƣa đồng bộ, khách lƣu trú,
đặc biệt là khách quốc tế còn rất ít, sự liên kết giữa các tour, các tuyến chƣa hiệu quả,
nhiều TNDL còn ở dạng tiềm năng.
Xuất phát từ những nhu cầu cấp bách của thực tiễn trên cơ sở kế thừa những
kết quả nghiên cứu đi trƣớc về vấn đề du lịch, chúng tôi lựa chọn nghiên cứuđề tài
“Phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn trong xu thế hội nhập”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụvà giới hạn nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch, đề tài tập trung đánh
giá tiềm năng và phân tích thực trạng hoạt động du lịch của tỉnh Lạng Sơn. Trên cơ
sở đó,đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch của tỉnhcó hiệu quả và bền
vữngtrong xu thế hội nhập.
1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN />

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đúc kết cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển du lịch trong xu thế hội nhập để
vận dụng vào việc nghiên cứu hoạt động du lịch tại tỉnh Lạng Sơn.
- Đánh giá tiềm năng du lịch của tỉnh Lạng Sơn.
- Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch và khai thác các điểm,
tuyến du lịch ở tỉnh Lạng Sơn.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch của tỉnh Lạng Sơn đến năm
2020 một cách hiệu quả và bền vững.
2.3. Giới hạn nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung đánh giá tiềm năng, phân tích thực trạng phát
triển du lịch của tỉnh Lạng Sơn theo hai khía cạnh: ngành và lãnh thổ.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu chủ yếutrên phạm vi tỉnh Lạng Sơn. Tuy
nhiên du lịch là ngành kinh tế tổng hợp liên vùng nên đề tài cũng đƣợc xem xét trong
mối quan hệ với các tỉnh, vùng lân cận.
- Về thời gian:Các số liệu, thông tinthu thập phục vụnghiên cứu chủ yếu trong
giai đoạn 2005 - 2014.

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3.1. Trên thế giới
Từ khi du lịch xuất hiện và khẳng định đƣợc vai trò, vị trí của mình trong đời
sống KT - XH của mỗi quốc gia, khu vực; du lịch và ngành địa lí du lịch đã trở thành
lĩnh vực nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới dƣới nhiều khía cạnh và
mức độ khác nhau.
Một trong những khía cạnh đầu tiên là nghiên cứu các yếu tố tác thành và các
nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động du lịch. Những công trình nghiên cứu đầu tiên về
du lịch có tầm quan trọng trên thế giới có thể kể đến là những nghiên cứu về các
loại hình du lịch, khảo sát về vai trò lãnh thổ, lịch sử, những nhân tố ảnh hƣởng
chính đến hoạt động du lịch…của Poser (1939), Christaleer (1955)…đƣợc tiến hành

ở Đức từ năm 1930. Tiếp theo đó là các công trình đánh giá các thể tổng hợp tự
nhiên phục vụ giải trí của Mukhina (1973); nghiên cứu sức chứa và sự ổn định của
các điểm du lịch của Khadaxkia (1972) vàSepfer (1973). Các nhà địa lí cảnh quan
học của trƣờng Đại học tổng hợp Matxcơva nhƣ E.D Xmirnova, V.B
Nhefedova…đã nghiên cứu các vùng cho mục đích nghỉ dƣỡng trên lãnh thổ Liên
Xô (cũ). Các nhà nghiên cứu Tiệp Khắc nhƣ Mariot (1971), Salavikova (1973) đã
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN />

tiến hành đánh giá và thành lập bản đồ TNDL tự nhiên và nhân văn. Ngoài ra các
nhà địa lí Mỹ nhƣ Bôhart (1971), nhà địa lí Anh H.Robison (1976), các nhà địa lí
Canada nhƣ Vônfơ (1966)…cũng đã tiến hành đánh giá các loại tài nguyên thiên
nhiên phục vụ mục đích du lịch. Bên cạnh đó, một khía cạnh quan trọng trong
nghiên cứu du lịch đã đƣợc quan tâm là vấn đề tổ chức lãnh thổ du lịch, các nhà địa
lí du lịch trên thế giới đã có nhiều công trình nổi tiếng về vấn đề này đƣợc xem là
kim chỉ nan - là cơ sở lý luận có tính kế thừa cho các nghiên cứu về sau. I.I Pirojnik
(1985) - nhà địa lí du lịch ngƣời Bêlarut đã phân tích hệ thống lãnh thổ du lịch các
vùng du lịch là đối tƣợng qui hoạch và quản lý. Buchovarop (Bungari), N.X.
Mironhenke (Anh)…đã xác định đối tƣợng nghiên cứu của địa lí du lịch là hệ thống
lãnh thổ du lịch các cấp hoặc thể tổng hợp lãnh thổ du lịch và phân tích cơ cấu tổng
hợp các yếu tố trên địa bàn để phát triển du lịch [45].
Trong những năm gần đây, khi những lợi ích của du lịch trở nên rõ ràng hơn
cũng nhƣ tác động của nó đối với hàng loạt vấn đề nảy sinh mang tính toàn cầu thì
việc nghiên cứu du lịch gắn với sự phát triển vùng lại càng trở nên cần thiết. Ở Pháp,
Jean - Lozoto (1990) đã nghiên cứu và phân tích các tụ điểm du lịch. Các nhà địa lí
Anh, Mỹ gắn công việc nghiên cứu lãnh thổ du lịch với những dự án du lịch trên một
miền hay một vùng cụ thể. Nhìn chung, nhiều nhà địa lí đã xác định đối tƣợng nghiên
cứu của địa lí du lịch là các hệ thống lãnh thổ hoặc tổng hợp lãnh thổ du lịch, tức là
xác định các hệ thống địa bàn phát triển du lịch trên lãnh thổ và phân tích cơ cấu tổng
hợp các yếu tố trên địa bàn để phát triển du lịch [45].

3.2. Ở Việt Nam
Lịch sử ngành du lịch Việt Nam đƣợc đánh dấu bắt đầu từ năm 1960, từ đó đến
nay các công trình nghiên cứu địa lí du lịch nhìn chung vẫn chƣa nhiều. Phần lớn tập
trung các vấn đề về tổ chức lãnh thổ không gian du lịch, cơ sở lý luận và phƣơng pháp
nghiên cứu du lịch với một số các tác giả tiêu biểu nhƣ: Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông,
Nguyễn Minh Tuệ, Đặng Duy Lợi, Phạm Trung Lƣơng…
Nhiều công trình nghiên cứu có giá trị trong lĩnh vực này đã đƣợc thực hiện
nhƣ: Đề tài “Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam” do Vũ Tuấn Cảnh chủ trì nghiên cứu
(1991), “Cơ sở lý luận phương pháp nghiên cứu các điều kiện tự nhiên và tài nguyên
du lịch biển Việt Nam” do Nguyễn Trần Cầu và Lê Thông chủ trì (1993); “Quyhoạch
quốc gia và vùng, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu” do Vũ Tuấn Cảnh
- Lê Thông (1994); “Cơ sở địa lí du lịch” - Nguyễn Minh Tuệ (1994); “Tổ chức lãnh
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN />

thổ du lịch” - Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1999); “Tài nguyên và môi trường du
lịch Việt Nam” do Phạm Trung Lƣơng chủ biên (2000); “Địa lý du lịch Việt Nam”Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, (2010);“Quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch”
- Lê Hồng Lý chủ biên (2010),... Gần đây, Tổng cục du lịch Việt Nam đã xuất bản
cuốn sách: “Di sản Thế giới ở Việt Nam” (2012)…
Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên cứu, một số dự án, đề tài tiêu biểu cấp nhà
nƣớc, một số bài báo và các báo cáo trong các cuộc hội thảo về du lịch của Việt Nam, một
số luận văn, luận án, các đề tài quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của các địa phƣơng
đƣợc thực hiện với sự tham gia của các nhà khoa học địa lí trong và ngoài nƣớc. Tiêu biểu
nhƣ luận án tiến sĩ: “Tổ chức lãnh thổ du lịch thành phố Hải Phòng” - Nguyễn Thanh Sơn
(1997); “Phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh với việc khai thác tài nguyên du lịch
vùng phụ cận” - Đỗ Quốc Thông (2004); “Tổ chức lãnh thổ du lịch Hòa Bình trên quan
điểm bền vững” - Phạm Lê Thảo (2006); và một số bài báo có giá trị trên các tạp chí Du
lịch Việt Nam, Nghiên cứu kinh tế, Toàn cảnh sự kiện và dƣ luận…
3.3. Tại Lạng Sơn
Tại Lạng Sơn đã có một số công trình nghiên cứu về du lịch đi sâu tìm hiểu

một số lĩnh vực cụ thể nhƣ: “Tài nguyên du lịch Lạng Sơn” (Tô Thị Quỳnh Giang 1996), “Xây dựng tuyến điểm du lịch Lạng Sơn trong thời kỳ hội nhập”(Cao Hoàng
Hà - 2008), “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Lạng Sơn giai đoạn 2011- 2020
và tầm nhìn đến 2030 “ (Sở văn hóa thể thao và du lịch Lạng Sơn - 2009).
Tất cả những công trình nghiên cứu nêu trên là cơ sở khoa học quan trọng để tác
giả nghiên cứu đề tài: “Phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn trong xu thế hội nhập”.

4. Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Các quan điểm chủ yếu
4.1.1.Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Đối tƣợng địa lí phân bố trên phạm vi không gian nhất định và có đặc trƣng
lãnh thổ riêng. Quan điểm này đƣợc vận dụng vào luận văn thông qua việc phân tích
các tiềm năng cho phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn trong mối liên hệ tổng hợp các yếu
tố. Đồng thời quan điểm này đƣợc áp dụng khi đánh giá các hoạt động du lịch, các
vấn đề liên quan trong phát triển du lịch...
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN />

4.1.2. Quan điểm hệ thống
Du lịch Lạng Sơn đƣợc xem là bộ phận của du lịch Bắc Bộ. Trong khu vực, Lạng
Sơn nằm trong không gian tiểu vùng du lịch miền núi Đông Bắc với các tuyến, trục du
lịch đƣờng bộ, đƣờng sắt nối liền với các trung tâm du lịch lớn của cả nƣớc. Quan điểm
hệ thống cho phép phân tích, tổng hợp và xác định mối quan hệ hữu cơ trong hoạt động
sử dụng tài nguyên và phát triển KT - XH tỉnh Lạng Sơn. Nhƣ vậy, khi đánh giá tiềm
năng cũng nhƣ xác định hƣớng phát triển phải xem xét trong mối quan hệ đó.
4.1.3. Quan điểm lịch sử
Áp dụng quan điểm lịch sử trong nghiên cứu hệ thống lãnh thổ để tìm hiểu
nguồn gốc phát sinh, các quá trình diễn biến theo thời gian và không gian trên từng
địa bàn cụ thể. Trên cơ sở đó hiểu rõ những sự kiện có thật trong lịch sử để rút ra
những bài học kinh nghiệm áp dụng cho hoạt động du lịch.
Lạng Sơn là tỉnh có chiều dài lịch sử vẻ vang từ thời dựng nƣớc và giữ nƣớc

với nhiều di tích lịch sử còn mãi đến ngày nay. Đây là tài nguyên quan trọng và đang
đƣợc khai thác phục vụ mục đích du lịch.
4.1.4. Quan điểm thực tiễn
Quan điểm thực tiễn đƣợc vận dụng để đánh giá đặc điểm, hiện trạng sử dụng
lãnh thổ cũng nhƣ trong việc đề xuất định hƣớng sử dụng hợp lý tài nguyên lãnh thổ
với những kiến nghị giải pháp có tính khả thi. Tất cả những giải pháp đƣa ra đều xuất
phát từ thực tiễn. Không thể đánh giá cũng nhƣ đƣa ra các giải pháp nếu không xuất
phát từ thực tiễn. Quan điểm này chi phối tới giới hạn nghiên cứu của đề tài.
4.1.5. Quan điểm phát triển bền vững
Du lịch hiện nay đang trở thành một ngành kinh tế đem lại hiệu quả kinh tế
cao. Tuy nhiên phát triển du lịch phải gắn với việc bảo vệ và tôn tạo nguồn tài
nguyên, môi trƣờng sinh thái bền vững. Từ đó có những kế hoạch và biện pháp phù
hợp để khai thác có hiệu quả TNDL cũng nhƣ làm tốt công tác bảo tồn và tôn tạo.
Phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn cần phải gắn với việc bảo vệ môi trƣờng trong sạch,
có những biện pháp kịp thời ngăn chặn những ảnh hƣởng tiêu cực từ các hoạt động du
lịch đến môi trƣờng tự nhiên, văn hóa và xã hội của tỉnh.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu, tài liệu
Phƣơng pháp này thực hiện nhằm nghiên cứu, xử lý các tài liệu trong phòng,
dựa trên cơ sở các số liệu, tƣ liệu, tài liệu từ các nguồn khác nhau và từ thực tế. Sau
đó xử lý chúng để có đƣợc những kết luận cần thiết. Các tƣ liệu có thể là các công
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN />

trình nghiên cứu trƣớc đó, các bài viết, các báo cáo, kinh doanh, báo cáo tổng
kết…Phƣơng pháp này giúp tiết kiệm đƣợc thời gian, tiền bạc mà vẫn có đƣợc một
tầm nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu.
Số liệu thống kê là một dạng tài liệu cần thiết trong quá trình thu thập tài liệu.
Các bảng biểu với những số liệu tƣơng đối cũng nhƣ tuyệt đối chính là nguồn tài liệu
nói lên thực trạng hoạt động cũng nhƣ phát triển của đối tƣợng. Số liệu phục vụ cho

nghiên cứu đề tài đƣợc lấy từ các nguồn: Tổng cục thống kê, Cục thống kê Lạng Sơn,
UBNDtỉnh Lạng Sơn, Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Lạng Sơn…
4.2.2. Phương pháp thực địa
Đây là phƣơng pháp nghiên cứu nhằm góp phần làm cho kết quả mang tính
xác thực, khắc phục hiệu quả những hạn chế của phƣơng pháp thu thập, xử lí số liệu
trong phòng. Các hoạt đông chính khi tiến hành phƣơng pháp này bao gồm: quan sát,
mô tả, điều tra, ghi chép, chụp ảnh…tại các điểm nghiên cứu; gặp gỡ, trao đổi với các
cơ quan quản lí tài nguyên, các cơ quan quản lí chuyên ngành của địa phƣơng...
4.2.3. Phương pháp bản đồ - biểu đồ
Để kết quả nghiên cứu đƣợc thể hiện một cách trực quan, đề tài đã áp dụng
phƣơng pháp bản đồ, biểu đồ trên cơ sở phân tích, đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu định
lƣợng, định tính. Đây là phƣơng pháp quan trọng xác định sự phân bố, mức độ tập trung
theo lãnh thổ của các đối tƣợng (điểm, tuyến, cụm du lịch) nghiên cứu trong không gian,
đồng thời thể hiện mối liên hệ với các khu vực lân cận của địa bàn nghiên cứu. Bản đồ
đƣợc thành lập bằng việc sử dụng kỹ thuật GIS với phần mềm MapInfo.
4.2.4. Phương pháp SWOT
SWOT là công cụ - phƣơng pháp phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội và thách thức. Đây là một khung lập kế hoạch mà thông qua đó các cộng đồng có
thể nêu lên những ƣu tiên, xác định mối quan tâm về du lịch nhƣ là một trong những
hoạt động triển vọng cho việc tạo thu nhập, sự sẵn sàng của cộng đồng cho việc phát
triển và họ có thể thể hiện những lo lắng về việc phát triển du lịch. Đây là một bƣớc
hữu ích nhất trƣớc khi bƣớc vào đánh giá chi tiết.
4.2.5. Phương pháp phân tích kinh tế
Phƣơng pháp phân tích kinh tế giúp thiết kế và lựa chọn các dự án, phƣơng án
trong du lịch. Chúng cũng có thể giúp nhận diện rủi ro và đánh giá tính bền vững của
hoạt động du lịchtừ đó đƣa ra những kết luận, cũng nhƣ xem xét hiệu quả trong hoạt
động kinh doanh du lịch trên địa bàn nghiên cứu với các lãnh thổ phụ cận.
6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN />


4.2.6. Phương pháp dự báo
Để đánh giá và xác định các vấn đề trong nội dung có liên quan, dựa vào các
nguyên nhân, hệ quả và tính thống nhất trong việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du
lịch một cách hợp lý, từ đó dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch trong tƣơng lai của
địa phƣơng.
5. Những đóng góp của đề tài
- Tổng quan có chọn lọc về cơ sở l luận và cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch
trong xu thế hội nhập và áp dụng vào nghiên cứu ở một địa bàn cụ thể tỉnh Lạng Sơn.
- Đánh giá những tiềm năng chủ yếu cho phát triển du lịch Lạng Sơn.
- Phân tích hiện trạng phát triển du lịch Lạng Sơn trong xu thế hội nhập.
- Đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm phát triển du lịch Lạng Sơn bền vững,
đạt hiểu quả cao.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội dung chính
của luận văn đƣợc chia làm 4 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch trong xu thế hội nhập.
Chương 2: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn.
Chương 3: Thựctrạng phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2005-2014
Chương 4: Định hƣớng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn trong xu
thế hội nhập

7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN />

Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TRONG XU THẾ HỘI NHẬP
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản

a. Khái niệm du lịch
Hoạt động du lịch xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử phát triển của loài ngƣời.
Ngày nay trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể
thiếuđƣợc trong đời sống văn hóa xã hội.
Thuật ngữ “du lịch” ngày nay đƣợc sử dụng phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên,
có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc thuật ngữ này.
Theo một số học giả, du lịch đƣợc bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “tonos” với ý
nghĩa là “đi một vòng”. Thuật ngữ này đƣợc La Tinh hóa thành “turnur” và sau đó
thành “tour” (tiếng Pháp), nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi, còn “touriste” là
ngƣời đi dạo chơi. Theo Robert Langquar (năm 1980), từ “tourism” (du lịch) lần đầu
tiên xuất hiện trong tiếng Anh khoảng năm 1800 và đƣợc quốc tế hóa nên nhiều nƣớc
đã sử dụng trực tiếp mà không dịch nghĩa. Một số học giả khác lại cho rằng du lịch
không phải bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp mà từ tiếng Pháp “le tour”,có nghĩa là một
cuộc hành trình đến nơi nào đó và quay trở lại, sau đó từ gốc này ảnh hƣởng ra phạm
vi toàn thế giới...[41]
Cũng tƣơng tự nhƣ vậy, có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm du lịch.
Năm 1811, định nghĩa về du lịch lần đầu tiên xuất hiện tại nƣớc Anh: “Du lịch
là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với
mục đích giải trí”. Khái niệm này tƣơng đối đơn giản và coi giải trí là động cơ chính
của hoạt động du lịch.[41]
Năm 1930, Glusman (Thụy Sĩ) định nghĩa: “Du lịch là sự chinh phục không
gian của những người hướng đến một địa điểm mà ở đó họ không có chỗ cư trú
thường”. Cho rằng du lịch không chỉ là hiện tƣợng di chuyển của cƣ dân mà phải là
tất cả những gì có liên quan đến sự di chuyển đó.[41]
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN />

Năm 1941, Hunziker và Kraff (Thụy Sĩ) cho rằng: “Du lịch là tập hợp các mối
quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá
nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thường xuyên của họ”.[27]

Theo I.I Pirojnik (năm 1985): “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư
trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư
trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần nhằm
nâng cao trình độ nhận thức - văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá
trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”.[41]
Trong quá trình hoạt động du lịch, thực tế chỉ ra rằng, tiếp cận cộng đồng mới
đảm bảo cho sự phát triển lâu dài. Dựa trên tiếp cận này Michael M. Coltman (Mỹ)
đã định nghĩa “Du lịch là sự kết hợp và tương tác của bốn nhóm nhân tố trong quá
trình phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở
tại và chính quyền nơi đón khách du lịch”.[10]
Mối quan hệ đó thể hiện qua sơ đồ:

Du khách

Nhà cung ứng
dịch vụ

Dân cƣ sở tại

Chính quyền địa
phƣơng nơi đón khách
du lịch

Hình 1.1. Sơ đồ mối quan hệ giữa 4 nhóm nhân tố của du lịch [10]
Tại hội nghị lần thứ 27 (năm 1993) của UNWTO đã đƣa ra khái niệm du lịch
thay thế cho khái niệm năm 1963: “Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi
khác với môi trường sống thường xuyên (usual environment) của con người và ở lại
đó để tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt
động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn 1 năm”.[41]
Trong Luật Du lịch Việt Nam (ban hành năm 2005), tại Điều 4,Chƣơng I, định

nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư
trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ
dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.[15]
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN />

Nhƣ vậy, có thể thấy có sự biến đổi trong nhận thức về nội dung bản chất của
thuật ngữ du lịch. Tuy nhiên theo thời gian,các quan niệm này dần hoàn thiện. Trong
điều kiện của nƣớc ta hiện nay, quan niệm phổ biến đƣợc công nhận rộng rãi là quan
niệm đƣợc trình bày trong Luật Du lịch Việt Nam (năm 2005).

b. Khách du lịch
Khái niệm “Khách du lịch” hay “du khách”, xuất hiện lần đầu tiên tại Pháp
vào cuối thế kỉ XVIII. Tới nay đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau về khách du
lịch. Theo một số nhà nghiên cứu, định nghĩa đầu tiên về khách du lịch xuất hiện vào
cuối thế kỷ XVIII tại Pháp: “Khách du lịch là những người thực hiện một cuộc hành
trình lớn”(cuộc hành trình dọc theo bờ Địa trung Hải, xuống phía tây nam nƣớc Pháp
và vùng Bourgone).[41]
Vào đầu thế kỷ XX, nhà kinh tế học ngƣời Áo, Josef Stander định nghĩa:
“Khách du lịch là những hành khách đi lại, ở lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường
xuyên để thỏa mãn nhu các nhu cầu sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi mục đích
kinh tế”.[41]
Theo Khadginicolov (Bungari):“Khách du lịch là người hành trình tự nguyện,
với mục đích hòa bình. Trong cuộc hành trình của mình, họ đi qua những chặng
đường khác nhau và thay đổi một hoặc nhiều lần nơi cư trú của mình”.[41]
Nhƣ vậy có rất nhiều quan niệm về khách du lịch. Điểm chung nhất đối với các
nƣớc trong cách hiểu khái niệm về khách du lịch là: Khách du lịch là những ngƣời rời
khỏi nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình đến một nơi nào đó, quay trở lại với mục đích
khác nhau, loại trừ mục đích làm công và nhận thù lao ở nơi đến; có thời gian lƣu lại
ở nơi đến từ 24 giờ trở lên (hoặc có sử dụng dịch vụ lƣu trú qua đêm) nhƣng không

quá thời gian một năm. Khách du lịch là những ngƣời tạm thời ở tại nơi họ đến du
lịch với các mục tiêu nhƣ nghỉ ngơi, kinh doanh, hội nghị hoặc thăm gia đình.
Luật du lịch Việt Nam tại Khoản 2, Điều 4, Chƣơng I quy định: “Khách du
lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc
ngành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”.[15]
Khách du lịch đƣợc phân chia làm 2 nhóm cơ bản: khách du lịch quốc tế và
khách du lịch nội địa.
“Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại
Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam”.[15]
“Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại
Việt Nam ra nước ngoài du lịch”.[15]
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN />

c. Sản phẩm du lịch
Theo Michael M.Coltman: “Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các
thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình”.[26]
Theo Luật Du lịch Việt Nam: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần
thiết để thỏa mãn như cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.[15]
Sản phẩm du lịch bao gồm hai bộ phận: Dịch vụ du lịch và Tài nguyên du lịch.[15]
Sản phẩm du lịch = Dịch vụ du lịch + Tài nguyên du lịch
- Dịch vụ du lịch gồm có các dịch vụ về: lữ hành; vận chuyển; lƣu trú, ăn uống;
vui chơi giải trí; mua sắm; thông tin, hƣớng dẫn; dịch vụ trung gian và dịch vụ bổ sung.
- TNDL gồm có: TNDL tự nhiên và TNDL nhân văn.
1.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển du lịch
a. Vị trí địa lí
Trong quá trình phát triển du lịch, vị trí địa lí là một trong những nguồn lực
quan trọng để phát triển du lịch. Vị trí địa lí bao gồm vị trí về mặt tự nhiên (các chỉ
tiêu về giới hạn, tọa độ, giới hạn lãnh thổ và các điểm đặc biệt có liên quan) và vị trí

địa lí KT - XH, chính trị.
Đối với hoạt động du lịch, có hai yếu tố về vị trí cần xét đến là điểm đến nằm
trong khu vực phát triển du lịch ở mức độ nào và khoảng cách từ điểm đến tới nơi
phát sinh nhu cầu du lịch ngắn hay dài. Tuy nhiên, để xét điểm đến du lịch chịu ảnh
hƣởng tích cực hay tiêu cực từ vị trí địa lí thì còn phải xét trong loại hình du lịch nào,
ví dụ nhƣ đối với loại hình du lịch sinh thái, mạo hiểm thì vị trí thuận lợi gần đƣờng
giao thông chƣa chắc đã có ý nghĩa. Đối với các loại hình du lịch còn lại thì vị trí địa
l có ảnh hƣởng lớn đến sự hấp dẫn của điểm đến. Một điểm đến có nhiều tài nguyên,
cảnh quan đẹp và hấp dẫn nhƣng vị trí ở quá xa đƣờng giao thông thì lƣợng khách
đến chƣa chắc đã nhiều.
b. Tài nguyên du lịch
* Khái niệm tài nguyên du lịch
TNDL là loại tài nguyên có những đặc điểm giống những loại tài nguyên nói
chung, song có một số đặc điểm riêng gắn với sự phát triển của ngành du lịch.
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN />

Theo Pirojnik: “Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên, văn hóa lịch
sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển
thể lực tinh thần của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ. Trong cấu
trúc nhu cầu du lịch hiện tại và tương lai, trong khả năng kinh tế kỹ thuật cho
phép, chúng được dùng để trực tiếp và gián tiếp sản xuất ra những dịch vụ du lịch
và nghỉ ngơi”.[22]
Theo Nguyễn Minh Tuệ: “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa
lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi khục, phát triển thể lực, trí tuệ
của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ. Những tài nguyên này được sử
dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch”.[38]
Luật Du lịch Việt Nam qu

4 (Điều 4, Chƣơng I): “Tài


nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa,
công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể
được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các
khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.[15]
* Phân loại tài nguyên du lịch
TNDL rất phong phú đa dạng, vì thế có nhiều cách phân loại tùy thuộc vào
việc sử dụng các tiêu chí khác nhau.
Trong luật Du lịch Việt Nam (năm 2005), TNDL đƣợc chia làm 2 nhóm cơ bản
theo sơ đồ:

TÀI NGUYÊN
DU LỊCH
Tài nguyên
nhân văn

Tài nguyên
tự nhiên
Địa
hình

Khí
hậu

Thủy
văn

Sinh
vật


Di
tích
VH LS

DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI

Lễ
hội

Dân
tộc
học

Nhân
văn
khác

DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI

DI SẢN HỖN HỢP
Hình1.2: Sơ đồ phân loại tài nguyên du lịch[41]
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN />

* Tài nguyên tự nhiên
Tài nguyên tự nhiên gồm các yếu tố, các thành phần tự nhiên, các hiện tƣợng,
các quá trình biến đổi chung hoặc có thể đƣợc khai thác và sử dụng vào đời sống và
sản xuất của con ngƣời.
Theo Khoản 1 (Điều 13, Chƣơng II) Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 quy
định: “Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí

hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đang được khai thác hoặc có thể được
sử dụng phục vụ mục đích du lịch”.[15]
- Địa hình: là một thành phần quan trọng của tự nhiên, là sản phẩm của quá
trình địa chất lâu dài. Các quá trình địa chất là nguyên nhân tạo ra bề mặt địa hình,
là nơi diễn ra các hoạt động của du khách, đồng thời cũng là nơi xây dựng các công
trình thuộc CSHT và CSVCKT phục vụ du lịch.
Các đơn vị hình thái chính của địa hình là đồi núi, cao nguyên, đồng bằng, ven
biển và đảo.

, địa hình đồi núi, cao nguyên có nhiều điều kiện

phát triển du

lịch, đặc biệt là du lịch tham quan, nghỉ dƣỡng, du lịch thể thao...
Ngoài các dạng địa hình chính, các dạng địa hình đặc biệt có ý nghĩa với du
lịch cần đƣợc quan tâm là dạng địa hình Karst và địa hình ven bờ.
- Khí hậu: Khí hậu là thành phần quan trọng của tự nhiên có tác động đối với
hoạt động du lịch. Trong các tiêu chí của khí hậu, đáng chú ý nhất là hai tiêu chí chính:
nhiệt độ và độ ẩm không khí. Ngoài ra một số yếu tố khác nhƣ gió, lƣợng mƣa, thành
phần lý hóa, vi sinh của không khí, áp suất khí quyển, ánh nắng mặt trời và các hiện
tƣợng thời tiết đặc biệt... Mỗi loại hình du lịch đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác
nhau. Để xác định mức độ thích nghi của khí hậu đối với con ngƣời các nhà nghiên cứu
sử dụng các chỉ tiêu khí hậu sinh học (Phụ lục 1).[41]
Tính mùa vụ của du lịch chịu tác động chủ yếu của nhân tố khí hậu. Phụ thuộc
vào điều kiện khí hậu, hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm hoặc trong một vài
tháng. Các địa phƣơng khác nhau có tính mùa du lịch không nhƣ nhau.
Ngoài ra, điều kiện thời tiết cũng có ảnh hƣởng đến việc thực hiện các chuyến
đi hoặc hoạt động du lịch. Ở mức độ nhất định, cần phải lƣu ý tới những hiện tƣợng
thời tiết đặc biệt làm cản trở tới kế hoạch du lịch, ví dụ nhƣ những tai biến thiên
nhiên (bão, gió mùa, lũ lụt...).

13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN />

- Thủy văn: Nƣớc đƣợc coi là tài nguyên quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để
phát triển du lịch nói chung và để phát triển nhiều loại hình du lịch. Tài nguyên nƣớc
phục vụ du lịch bao gồm nƣớc trên mặt, nƣớc dƣới đất và nƣớc khoáng. Trong đó, nguồn
nƣớc trên mặt có ý nghĩa to lớn nhất. Ngoài ra, cần phải nói đến nguồn nƣớc khoáng với
những thành phần vật chất đặc biệt (các nguyên tố hóa học, chất khí, nguyên tố phóng
xạ…) hoặc có một số tính chất vật lý (nhiệt độ, độ pH…) có tác dụng đối với sức khỏe
con ngƣời; đây là nguồn tài nguyên có giá trị cho du lịch an dƣỡng và chữa bệnh.
- Sinh vật: Tài nguyên sinh vật bao gồm toàn bộ các loài thực vật, động vật
sống trên lục địa và dƣới nƣớc vốn có sẵn trong tự nhiên và do con ngƣời thuần
dƣỡng, chăm sóc, lai tạo.
Tài nguyên sinh vật vừa góp phần cùng với các loại tài nguyên khác tạonên
phong cảnh đẹp, hấp dẫn, vừa có ý nghĩa bảo vệ môi trƣờng nhƣ: bảo vệ nguồn gen,
che phủ cho mặt đất, hạn chế hiện tƣợng xói mòn, xâm thực, rửa trôi... ở miền núi,
hạn chế đƣợc hiện tƣợng xâm thực, động tiêu cực của sóng thần, các vùng ven biển.
Thảm thực vật còn cung cấp chất mùn cho thổ nhƣỡng, đƣợc coi là máy điều hòa tự
nhiên, lọc không khí, làm cho không khí thêm trong lành mát mẻ.
Tài nguyên sinh vật là nguồn cung cấp nhiều loại dƣợc liệu cho việc phát triển
các loại hình du lịch chữa bệnh và nghỉ dƣỡng, cung cấp nguồn thực phẩm cho du
khách. Vì vậy, tài nguyên sinh vật có ý nghĩa cho việc phát triển nhiều loại hình du
lịch nhƣ: du lịch chữa bệnh, du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch sinh thái, cùng với tài nguyên
nƣớc và địa hình góp phần phát triển du lịch sông nƣớc, miệt vƣờn.
* Tài nguyên nhân văn
TNDL nhân văn là tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo do con ngƣời sáng tạo ra.
Tuy nhiên chỉ có những tài nguyên nhân văn có sức hấp dẫn với du khách và có thể
khai thác phát triển du lịch để tạo ra hiệu quả xã hội, kinh tế, môi trƣờng mới đƣợc
gọi là TNDL nhân văn.
Vì vậy TNDL nhân văn thƣờng là những giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của

mỗi địa phƣơng, mỗi quốc gia.
Theo Luật Du lịch Việt Nam (năm 2005) quy định tại điều 13, chƣơng II: “Tài
nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ
dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng
tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng
sử dụng phục vụ mục đích du lịch”.[15]
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN />

- Các di tích lịch sử - văn hóa
Các di tích lịch sử - văn hóa đƣợc coi là một trong những TNDL nhân văn
quan trọng nhất. Đây là nguồn lực để phát triển và mở rộng hoạt động du lịch.
Di tích lịch sử - văn hóa chứa đựng những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa,
trí tuệ, tài năng, giá trị văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật của mỗi địa phƣơng, mỗi quốc gia.
Vì vậy nhiều di tích lịch sử - văn hóa đã trở thành đối tƣợng tham quan, nghiên cứu,
thực hiện các nghi lễ tâm linh của nhiều du khách và là nguồn TNDL quý giá.
Ở Việt Nam, theo Luật di sản văn hóa (năm 2001) thì: “Di sản văn hóa là
những công trình xây dựng và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc các công
trình, địa điểm có giá trị lịch sử - văn hóa và khoa học”. Di sản văn hóa đƣợc phân
chia thành di tích văn hóa - khảo cổ, di tích lịch sử, di tích văn hóa nghệ thuật và các
loại danh lam thắng cảnh.[14], [41]
- Lễ hội
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa tập thể của nhân dân sau thời gian
lao động vất vả, là dịp để mọi ngƣời thể hiện lòng nhớ ơn tổ tiên, những ngƣời có
công với địa phƣơng, với đất nƣớc, có liên quan đến những lễ nghi, tôn giáo hoặc là
những hoạt động vui chơi giải trí, là dịp để tăng thêm tinh thần đoàn kết cộng đồng.
“Lễ hội đã dệt nên tấm thảm muôn màu mà ở đó mọi sự đan quyện vào nhau, thiêng
liêng và trần tục, nghi lễ và hồn hậu, truyền thống và phóng khoáng, của cải và
khốn khổ, cô đơn và kết đoàn, trí tuệ và bản năng” - (Tạp chí Ngƣời đƣa tin
UNESCO, 12/1989). Nhƣ vậy lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống

có sức lôi cuốn đông ngƣời tham gia và trở thành nhu cầu trong đời sống tinh thần
của nhân dân và là TNDL hấp dẫn du khách.
Các lễ hội thƣờng bao gồm hai phần: phần nghi lễ và phần hội. Thời gian diễn
ra lễ hội thƣờng khác nhau. Nhìn chung, chúng thƣờng diễn ra vào mùa xuân. Có lẽ là
thời điểm bắt đầu mỗi năm mới, con ngƣời có nhu cầu thông qua các lễ hội dân tộc để
nạp thêm năng l

ng sống nhằm tiếp tục tồn tại và phát triển. Ở một chừng mực nhất

định, lễ hội cũng tạo ra tính mùa của du lịch.
Khi đánh giá ý nghĩa của lễ hội với du lịch ngƣời ta thƣờng tập trung các tiêu
chí sau: Thời gian diễn ra lễ hội (mùa nào, tháng nào), quy mô của lễ hội; địa điểm
diễn ra lễ hội.[41]
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN />

×