Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.19 KB, 14 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

TRẦN THỊ HUYỀN TRANG

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN MẠNH
Phản biện:
1:

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC CỦA CÔNG TY
LỮ HÀNH VỚI CÁC NHÀ CUNG CẤP
TRONG CHUỖI CUNG ỨNG DU LỊCH

2:
3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước tại
Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội
Vào hồi……h…….ngày…….tháng…….năm 2017

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ (KINH TẾ DU LỊCH)
MÃ SỐ: 62340410

HÀ NỘI – 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện trường Đại học Kinh tế Quốc dân




1

2

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Lý do lựa chọn vấn đề nghiên cứu
- Về mặt lý luận
Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã
hội hóa cao. Muốn cho ngành này phát triển để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cần
phải tăng cường các mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp
dịch vụ trong chuỗi cung ứng du lịch. Nếu hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp,
doanh nghiệp lữ hành có thể thu được nhiều lợi ích như cung ứng dịch vụ với chất
lượng cao hơn, và với mức giá thấp hơn; rút ngắn chu kỳ sống của sản phẩm trong
giai đoạn suy thoái, từ đó thúc đẩy các nhà cung cấp tìm cách đổi mới, sáng tạo, nâng
cao chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng
nhanh hơn. Để tạo ra những sản phẩm du lịch chủ lực đặc thù, mang đậm bản sắc dân
tộc; chất lượng sản phẩm du lịch cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của
du khách, các công ty lữ hành cần xây dựng và duy trì mối quan hệ hợp tác hiệu quả
với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch.
Các nghiên cứu trước đây của Buhalis (2000); Medina-Muñoz và GarcíaFalcón (2000) (trích dẫn trong Zhang và cộng sự, 2009) chủ yếu tập trung vào các
yếu tố tác động nhất định đến mối quan hệ hợp tác giữa các khách sạn và các công ty
lữ hành hoặc đại lý lữ hành vàmới chỉ dừng lại ở việc đánh giá mối quan hệ hợp tác
giữa các bên tham gia và cũng chỉ tập trung vào một vài yếu tố đơn lẻ ảnh hưởng đến
mối quan hệ hợp tác giữa các đối tác như niềm tin, sự cam kết, công nghệ thông tin
mà chưa nghiên cứu cụ thể trong bối cảnh của chuỗi cung ứng du lịch, đặc biệt là
thiếu nghiên cứu mang tính tổng hợp các yếu tố cùng có ảnh hưởng đến mối quan hệ
hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch. Vì
vậy, việc đánh giá tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác của công

ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch đáp ứng được yêu cầu
về mặt lý luận.
- Về mặt thực tiễn
Ngành du lịch Việt Nam trong mười lăm năm qua đã có bước phát triển rõ rệt;
đạt được những kết quả quan trọng, rất đáng khích lệ và mang lại lợi nhuận cao cho
các doanh nghiệp, nhưng sức ép của việc cạnh tranh và trụ vững trên thị trường luôn
đè nặng trên vai các doanh nghiệp khiến họ buộc phải tạo ra những dịch vụ tốt nhất,
hoàn hảo nhất. Hơn nữa, một quy luật có tính phổ biến mà các quốc gia, các vùng và
các doanh nghiệp phát triển hoạt động du lịch khó có thể tránh khỏi là tính thời vụ du
lịch.
Để khắc phục và hạn chế tình thời vụ trong kinh doanh du lịch, các cơ quan
quản lý Nhà nước về du lịch cũng như các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược
nhằm tạo ra sự liên kết, hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp dịch vụ du
lịch như các hãng vận chuyển, các cơ sở lưu trú, ăn uống, thăm quan giải trí, mua
sắm...Hơn nữa, khi doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tạo dựng được mối quan hệ tốt
với các nhà cung cấp thì họ cũng phần nào tạo được niềm tin với khách hàng bởi họ
có khả năng kiểm soát chất lượng dịch vụ trong chuỗi cung ứng của mình tốt hơn so

với việc thiết lập mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp bên ngoài, từ đó mang lại
nhiều giá trị gia tăng hơn cho khách hàng.
Tuy nhiên, thực tiễn đã chứng minh rằng tầm quan trọng của mối quan hệ hợp
tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch trong chuỗi cung ứng du
lịch chưa được nhiều doanh nghiệp quan tâm và có những nhận thức đúng đắn. Do
đó, để nâng cao lợi thế cạnh tranh và khẳng định vị thế của mình trên thị trường, các
công ty lữ hành cần phải thiết lập và củng cố mối quan hệ hợp tác với các nhà cung
cấp trong chuỗi. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến mối
quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng
du lịch” để nghiên cứu nhằm giúp các nhà quản lý du lịch và các nhà hoạch định
chính sách có những giải pháp tốt nhất góp phần vào việc quản trị tốt mối quan hệ
hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch.

1.2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của nghiên cứu là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mối
quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du
lịch nhằm giúp các nhà quản lý du lịch và các nhà hoạch định chính sách có những
giải pháp tốt nhất góp phần vào việc xây dựng và tăng cường mối quan hệ hợp tác
của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch.
Mục tiêu cụ thể:
- Khám phá và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác của
công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch.
- Khám phá và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các khía cạnh khác nhau
của mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung
ứng du lịch (sự chia sẻ thông tin, đồng bộ hóa quyết định và tích hợp hệ thống khuyến
thưởng).
- Kiểm định sự tác động của các yếu tố niềm tin và chính sách định hướng
khách hàng đến sự cam kết của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi
cung ứng du lịch?
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để góp phần khỏa lấp những khoảng trống trong các nghiên cứu trước cũng
như đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; dựa trên mối quan hệ hợp tác của công ty lữ
hành với các nhà cung cấp trên địa bàn Hà Nội, nghiên cứu tập trung vào việc giải
quyết các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
- Câu hỏi nghiên cứu 1: Các yếu tố niềm tin, sự cam kết, mối quan hệ cá nhân,
ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi, văn hóa hợp tác trong chuỗi, tính chuyên
biệt của tài sản và sự không chắn về hành vi có ảnh hưởng như thế nào đến mối quan
hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch?
- Câu hỏi nghiên cứu 2: Các yếu tố niềm tin và chính sách định hướng khách
hàng có ảnh hưởng như thế nào đến sự cam kết của công ty lữ hành với các nhà cung
cấp trong chuỗi cung ứng du lịch?



3

4

- Câu hỏi nghiên cứu 3: Các yếu tố niềm tin, sự cam kết, mối quan hệ cá nhân,
ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi, văn hóa hợp tác trong chuỗi, tính chuyên
biệt của tài sản và sự không chắn về hành vi có ảnh hưởng như thế nào đến từng
thành phần của mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong
chuỗi cung ứng du lịch (sự chia sẻ thông tin, đồng bộ hóa quyết định và tích hợp hệ
thống khuyến thưởng)?
1.2.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là mối quan hệ hợp tác của công ty
lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch.
1.2.4. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: chỉ bao gồm mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành
với các nhà cung cấp là các tổ chức hoạt động vì mục đích lợi nhuận.
- Không gian nghiên cứu: các công ty lữ hành đóng trên địa bàn thành phố Hà
Nội vì đây là địa bàn tập trung hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế
của Việt Nam có các chi nhánh và các văn phòng đại diện được đóng ở khắp các tỉnh,
thành trên cả nước.
- Thời gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2013 đến
2016, thời gian thực hiện nghiên cứu khảo sát về mối quan hệ hợp tác của công ty lữ
hành trên địa bàn Hà Nội với các nhà cung cấp trong giai đoạn từ năm 2015 đến
2016.
1.3. Đóng góp của luận án
Thứ nhất, Đóng góp về mặt lý thuyết trong luận án này là việc kết hợp giữa các
lý thuyết về mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong
chuỗi cung ứng du lịch (gồm lý thuyết chi phí giao dịch, lý thuyết vốn xã hội, lý
thuyết dựa vào nguồn lực và lý thuyết phụ thuộc nguồn lực) để từ đó tìm ra các yếu tố

ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong
chuỗi cung ứng du lịch. Các thang đo được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với
điều kiện ở Hà Nội.
Thứ hai, Kết quả nghiên cứu của luận án đã làm phong phú thêm các lý thuyết
liên quan đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong
chuỗi cung ứng du lịch thông qua hai mô hình nghiên cứu của tác giả, bao gồm: (1)
đánh giá tác động tổng hợp của các yếu tố đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ
hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch; (2) đánh giá ảnh hưởng của
từng yếu tố đến từng thành phần của mối quan hệ hợp tác trên (bao gồm sự chia sẻ
thông tin, đồng bộ hóa quyết định và tích hợp hệ thống khuyến thưởng) để từ đó rút
ra kết luận về mức độ tác động mạnh hay yếu của từng yếu tố đến từng thành phần
của mối quan hệ hợp tác.
Thứ ba, Luận án đã chỉ ra các thành phần đo lường mối quan hệ hợp tác của
công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch gồm 3 thành phần
chính là: sự chia sẻ thông tin, đồng bộ hóa quyết định và tích hợp hệ thống khuyến
thưởng. Kết quả đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác trên đã chỉ
ra 5 yếu tố niềm tin, sự cam kết, mối quan hệ cá nhân của công ty lữ hành với các nhà

cung cấp; chính sách định hướng khách hàng và ứng dụng công nghệ thông tin trong
chuỗi đều có tác động tích cực (thuận chiều) đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ
hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch, trong đó yếu tố sự cam kết
có tác động mạnh nhất. Bên cạnh đó, yếu tố sự cam kết cũng có ảnh hưởng lớn nhất
đến thành phần đồng bộ hóa quyết định của công ty lữ hành với các nhà cung cấp.
Thứ tư, Kết quả nghiên cứu góp phần giúp các nhà quản lý du lịch và các nhà
hoạch định chính sách có những giải pháp tốt nhất góp phần vào việc quản trị tốt mối
quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du
lịch. Đối với các công ty lữ hành, cần tăng cường mở rộng mối quan hệ cá nhân với
các nhà cung cấp có vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng du lịch, và không ngừng
nâng cao kỹ năng tư vấn cho khách hàng, cam kết thực hiện tiêu chuẩn chất lượng
dịch vụ đúng như chào bán cho khách du lịch. Đối với các nhà cung cấp dịch vụ du

lịch, cần đảm bảo chất lượng dịch vụ như cam kết, và không ngừng nâng cao năng
lực liên kết với công ty lữ hành. Đối với các cơ quan quản lý cấp Nhà nước và địa
phương, cần phải nhận thức đúng về lợi ích của mối quan hệ hợp tác của công ty lữ
hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch để từ đó đưa ra những chính
sách điều tiết vĩ mô, chiến lược phù hợp nhằm khuyến khích mối quan hệ hợp tác
này.
1.4. Kết cấu của luận án
Luận án bao gồm 5 chương với kết cấu như sau:
Chương 1.Giới thiệu đề tài luận án
Chương 2.Tổng quan tài liệu về mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với
các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch
Chương 3.Phương pháp nghiên cứu đề tài luận án
Chương 4.Kết quả nghiên cứu đề tài luận án
Chương 5.Bàn luậnkết quả nghiên cứu và đề xuất
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC
CỦA CÔNG TY LỮ HÀNH VỚI CÁC NHÀ CUNG CẤP TRONG
CHUỖI CUNG ỨNG DU LỊCH
2.1. Các khái niệm cơ bản về mối quan hệ hợp tác
Công ty lữ hành là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở ổn định,
được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích lợi nhuận
thông qua việc tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch cho
khách du lịch. Ngoài ra, công ty lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung
gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh
doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu
tiên đến khâu cuối cùng (Nguyễn Văn Mạnh và Phạm Hồng Chương, 2009, tr.52)
Nhà cung cấp dịch vụ du lịch là các đơn vị có tư cách pháp nhân cung cấp sản
phẩm, dịch vụ du lịch cho các công ty lữ hành để các công ty này thực hiện việc cung
ứng các chương trình du lịch cho khách du lịch (Nguyễn Văn Mạnh và Phạm Hồng
Chương, 2009).



5

6

Chuỗi cung ứng du lịch là một mạng lưới các công ty tham gia vào các hoạt
động khác nhau, từ việc cung cấp các thành phần của sản phẩm/dịch vụ du lịch như
chuyến bay và dịch vụ lưu trú cho đến việc phân phối và tiếp thị các sản phẩm du lịch
cuối cùng tại một điểm đến du lịch cụ thể, và có liên quan đến một loạt các thành
viên tham gia trong cả khu vực tư nhân và khu vực công (Zhang và cộng sự, 2009).
2.2. Phân loại hợp tác và mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà
cung cấp
Hợp tác theo chiều ngang được hiểu là sự hợp tác giữa hai hoặc nhiều doanh
nghiệp tham gia cạnh tranh với nhau trong quá trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho
khách hàng.
Hợp tác theo chiều dọc được hiểu là sự hợp tác giữa hai hay nhiều doanh
nghiệp như các công ty lữ hành, các đại lý lữ hành cùng chia sẻ trách nhiệm, lợi ích,
luồng thông tin có liên quan đến khách hàng cho các nhà cung ứng dịch vụ du lịch và
các nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào nhằm mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng
cuối cùng.
Hợp tác đa chiều (Lateral Collaborations): mang đặc trưng của cả hợp tác theo
chiều ngang và chiều dọc nhằm đạt được sự linh hoạt cho các đối tác thông qua quá
trình cạnh tranh và chia sẻ nguồn lực giữa các bên tham gia.
Phân loại hợp tác trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch có thể được chia
thành hợp tác theo chiều ngang, hợp tác theo chiều dọc và hợp tác đa chiều, trong
phạm vi nghiên cứu của luận án này tác giả hướng đến sự liên kết, hợp tác dọc nhiều
hơn, cụ thể đó là mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp dịch
vụ du lịch.
2.3. Các lý thuyết nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với
các nhà cung cấp

2.3.1. Lý thuyết chi phí giao dịch
Lý thuyết chi phí giao dịch được áp dụng trong luận án này nhằm lý giải
nguyên nhân các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng du lịch phải tham gia hợp tác
với nhau. Do xây dựng niềm tin giúp giảm chi phí giao dịch và đồng thời kiểm soát
hành vi cơ hội nên niềm tin (sự tín nhiệm) được xác định như một lợi thế về nguồn
lực.
2.3.2. Lý thuyết vốn xã hội
Việc vận dụng lý thuyết vốn xã hội trong luận án này nhằm khẳng định vai trò
của vốn xã hội đối với sự phát triển mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các
nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch. Nhờ có vốn xã hội mà các bên tham gia
hợp tác có thể hình thành các mối tương tác và trao đổi xã hội trong đó các giá trị,
chuẩn mực và niềm tin được hình thành.
2.3.3. Lý thuyết dựa trên nguồn lực
Lý thuyết dựa trên nguồn lực được áp dụng trong luận án này để giải thích ảnh
hưởng của yếu tố nguồn lực cũng như động lực chia sẻ các nguồn lực giữa các doanh
nghiệp đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi
cung ứng du lịch (Cao và Zhang, 2011). Hơn nữa, sự thiết lập cơ chế quản lý các

nguồn lực hiệu quả giữa các đối tác được xây dựng dựa trên niềm tin và sự cam kết
giữa các doanh nghiệp. Chính việc tạo dựng niềm tin cũng như sự cam kết giữa các
bên không chỉ làm giảm chi phí giao dịch giữa các đối tác tham gia vào quá trình hợp
tác mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp để từ đó thúc đẩy mối quan hệ
hợp tác giữa các bên (Grover và Malhotra, 2003).
2.3.4. Lý thuyết phụ thuộc vào nguồn lực
Trong mối quan hệ giữa các doanh nghiệp, lý thuyết phụ thuộc vào nguồn lực
được áp dụng để giúp các doanh nghiệp giảm thiểu sự không chắc chắn cũng như sự
phụ thuộc vào các đối tác bên ngoài (Hillman và cộng sự, 2009). Lý thuyết này được
áp dụng trong luận án để hỗ trợ một đề xuất rằng việc chia sẻ nguồn lực (thông tin,
kiến thức…) giữa các doanh nghiệp có thể được xây dựng dựa trên niềm tin và sự
cam kết giữa các doanh nghiệp.

2.4. Các yếu tố đo lường mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà
cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch
Để đo lường sự hợp tác giữa các bên tham gia, Simatupang và Sridharan
(2004) đã sử dụng mô hình đo lường sự hợp tác dựa trên ba yếu tố cấu thành là sự
chia sẻ thông tin, đồng bộ hóa quyết định và tích hợp hệ thống khuyến thưởng giữa
các đối tác. Sự chia sẻ thông tin đề cập đến quá trình thu thập và truyền thông tin kịp
thời, cập nhật cho người ra quyết định để lập kế hoạch và kiểm soát các hoạt động
hợp tác. Đồng bộ hóa quyết định tức là đưa ra quyết định chung khi lập kế hoạch và
kế hoạch hành động. Tích hợp hệ thống khuyến thưởng dùng để chỉ mức độ mà đối
tác chia sẻ chi phí, rủi ro và lợi ích.
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các
nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch
2.5.1. Tính chuyên biệt của tài sản
Tính chuyên biệt tài sản liên quan đến các khoản đầu tư vào các tài sản trong
một giao dịch cụ thể nhằm đem lại lợi ích cho các đối tác như hạ chi phí và nâng cao
chất lượng sản phẩm, dịch vụ (Williamson, 1985).Theo lý thuyết chi phí giao dịch,
việc đầu tư vào các tài sản chuyên biệt có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động hợp tác
trong chuỗi cung ứng. Cụ thể, khi đối tác dành một khoản đầu tư vào con người, vật
chất sẽ làm phát sinh chi phí giao dịch (ví dụ, chi phí đàm phán tăng lên do các bên
phải thiết lập các biện pháp đảm bảo theo hợp đồng nhằm bảo vệ cho các khoản đầu
tư này).
2.5.2. Sự không chắc chắn về hành vi
Quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả đòi hỏi phải tạo dựng được mối quan hệ phối
hợp giữa các đối tác nhằm tối đa hóa giá trị khách hàng và mang lại lợi nhuận cho các
thành viên tham gia (Fugate và cộng sự, 2010). Những mối quan hệ này không chỉ
giúp các công ty liên kết các chức năng kinh doanh và quy trình hoạt động mang tính
gắn kết cao (Ellinger và cộng sự, 2000), mà còn có thể làm giảm sự không chắc chắn
bằng cách tăng lượng thông tin được chia sẻ, đảm bảo khả năng tiếp cận với các
nguồn lực và giảm chi phí thương lượng, cũng như chi phí tìm kiếm thị trường mới,
thông qua đó có thể giúp giảm chi phí giao dịch.



7

8

2.5.3. Niềm tin
Niềm tin có ảnh hưởng đáng kể đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành
với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch bởi vì: thứ nhất, niềm tin trong
các giao dịch giữa các bên là điều kiện cần thiết cho các đối tác thu thập được các
thông tin. Dựa vào các thông tin này, các đối tác kịp thời thích nghi với những thay
đổi của thị trường, từ đó giảm thiểu được các rủi ro (Chen và cộng sự, 2012); thứ hai,
gia tăng niềm tin giữa các bên sẽ làm giảm chi phí giao dịch, đồng thời cải thiện khả
năng sinh lời và tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Mayer và
cộng sự, 1995).
2.5.4. Sự cam kết
Sự cam kết trong các mối quan hệ là sự tự nguyện của mỗi bên trong việc đầu
tư các nguồn lực tài chính, vật chất hay thông tin để duy trì mối quan hệ (Morgan và
Hunt, 1994). Trong chuỗi cung ứng, sự cam kết thể hiện thái độ của các đối tác đối
với sự phát triển và duy trì mối quan hệ hợp tác một cách lâu dài và ổn định
(Anderson và Weitz, 1992). Ngoài ra, mức độ cam kết trong mối quan hệ sẽ giúp tăng
cường sự ổn định của mối quan hệ hợp tác và giảm các tác động do sự không chắc
chắn từ thị trường.
2.5.5. Mối quan hệ cá nhân
Mối quan hệ cá nhân được hiểu là sự liên kết các mối quan hệ mang tính cá
nhân nhằm đảm bảo lợi ích cho các bên. Nó chứa đựng những nghĩa vụ, sự bảo đảm
giữa các bên, trên cơ sở đó nâng cao sự hiểu biết giữa các bên, đồng thời giúp điều
chỉnh các mối quan hệ xã hội và thiết lập các mối quan hệ kinh doanh lâu dài. Hơn
nữa, mối quan hệ cá nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập các mối
quan hệ với bên ngoài mang tính hợp pháp hơn là cải thiện hiệu quả hoạt động bên

trong. Nhờ có mối quan hệ cá nhân mà các doanh nghiệp được bổ sung thêm nguồn
lực đồng thời giảm chi phí giao dịch (Park và Luo, 2001).
2.5.6. Chính sách định hướng khách hàng
Chính sách định hướng khách hàng nhấn mạnh đến sự hiểu biết và đáp ứng nhu
cầu của các khách hàng mục tiêu (Zhou và cộng sự, 2009). Chẳng hạn, khi khách
hàng thay đổi nhu cầu trên thị trường, thì doanh nghiệp hướng đến khách hàng sẽ chủ
động thu thập, phân tích và phổ biến các thông tin đầy đủ về khách hàng của mình.
Hơn nữa, chính sách định hướng khách hàng còn thúc đẩy sự liên kết, hợp tác giữa
các đối tác trong chuỗi cung ứng bởi vì chính sách định hướng khách hàng không chỉ
giúp doanh nghiệp tiếp cận các luồng thông tin một cách dễ dàng hơn mà còn tạo
điều kiện thuận lợi cho sự kết nối và đơn giản hóa các quy trình kinh doanh của
doanh nghiệp.
2.5.7. Ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi
Ứng dụng công nghệ thông tin giúp tạo ra sự liên kết liền mạch giữa các chủ
thể tham gia vào chuỗi cung ứng bởi vì nó giúp cho các công ty thu thập, xử lý và
truyền các thông tin cần thiết phục vụ cho việc ra quyết định đồng bộ (Li và cộng sự,
2009). Ứng dụng công nghệ thông tin mang lại những lợi ích cụ thể như: dễ dàng truy
cập thông tin, cải thiện quá trình truyền thông giữa các bên trong chuỗi, giảm chi phí

hoạt động và cung ứng chất lượng dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. Việc áp dụng
công nghệ thông tin trong chuỗi đã làm giảm sự phức tạp của chuỗi và tạo điều kiện
cho các công ty tối đa hóa hiệu quả kinh doanh (Wu và cộng sự, 2006).
2.5.8. Văn hóa hợp tác trong chuỗi
Yunus và Tadisina (2010) cho rằng “văn hóa hợp tác có ảnh hưởng lớn đến
mức độ liên kết và hợp tác giữa một công ty và các đối tác trong chuỗi cung ứng”. Do
đó, văn hóa hợp tác có thể đóng vai trò như một yếu tố thúc đẩy hoặc cản trở quá
trình hợp tác. Văn hóa hợp tác của doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố như: cùng
hướng đến mục tiêu chung; cùng đưa ra các thỏa thuận về cách thức quản lý nhằm
khuyến khích nhân viên tham gia làm việc nhóm, tạo động lực thúc đẩy tinh thần hợp
tác; niềm tin để đảm bảo tính minh bạch trong truyền đạt thông tin giữa các bên trong

chuỗi; các lợi ích khi hợp tác và cơ hội hợp tác trong tương lai.
2.6. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu đề xuất xây dựng dựa trên việc xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi
cung ứng du lịch, cũng như mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến mối quan hệ hợp
tác trên. Tác giả dựa vào các nghiên cứu của Piboonrungroj và Disney (2009);
Simatupang và Sridharan (2002, 2004, 2005); Morgan và Hunt (1994); Nyaga và
cộng sự (2010); kết hợp với kết quả phỏng vấn sâu các chuyên gia đã xác định 7 yếu
tố chính tác động đến mối quan hệ hợp tác trên bao gồm: (1) tính chuyên biệt tài sản,
(2) sự không chắc chắn về hành vi, (3) niềm tin, (4) sự cam kết, (5) mối quan hệ cá
nhân, (6) văn hóa hợp tác trong chuỗi, và (7) ứng dụng công nghệ thông tin trong
chuỗi.
Giả
Nội dung
thuyết
H1
Tính chuyên biệt của tài sản có ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ hợp tác
của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch.
H2
Sự không chắc chắn về hành vi có ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ hợp
tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch.
H3
Niềm tin có ảnh hưởng tích cực đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ
hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch.
H4
Sự cam kết có ảnh hưởng tích cực đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ
hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch.
H5
Niềm tin có ảnh hưởng tích cực đến sự cam kết của công ty lữ hành với các
nhà cung cấp.

H6
Mối quan hệ cá nhân có ảnh hưởng tích cực đến mối quan hệ hợp tác của
công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch.
H7
Chính sách định hướng khách hàng có ảnh hưởng tích cực đến sự cam kết
của công ty lữ hành với các nhà cung cấp.
H8
Văn hóa hợp tác trong chuỗi có ảnh hưởng tích cực đến mối quan hệ hợp
tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch.


9

10

Giả
Nội dung
thuyết
H9
Ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi có ảnh hưởng tích cực đến mối
quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung
ứng du lịch.

Nghiên cứu định lượng: nhằm kiểm định các giả thuyết và mô hình nghiên cứu
đề xuất. Các công cụ định lượng được sử dụng trong luận án gồm phương pháp phân
tích độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA,
phân tích nhân tố khẳng định CFA và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM.
Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện thông qua phiếu điều tra, khảo sát
một cách trực tiếp. Nghiên cứu này được thực hiện thông qua quá trình phỏng vấn
trực tiếp các nhà quản lý của các công ty lữ hành trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

3.1.2. Quy trình nghiên cứu

Chính sách định hướng
khách hàng

Tính chuyên biệt
của tài sản

Sự không chắc chắn
về hành vi

Cơ sở lý thuyết

H7
H1

Sự cam kết của công ty lữ
hành với các nhà cung cấp

H3

Nghiên cứu sơ bộ
- Phỏng vấn sâu

H2

H4

H5


Niềm tin của công ty lữ
hành với các nhà cung cấp

Bảng hỏi sơ bộ

Mối quan hệ hợp tác của công
ty lữ hành với các nhà cung cấp
trong chuỗi cung ứng du lịch
- Sự chia sẻ thông tin
- Đồng bộ hóa quyết định
- Tích hợp hệ thống khuyến thưởng

Nghiên cứu định
lượng chính thức.
N = 450

Cronbach Alpha

Bảng hỏi chính thức

Hiệu chỉnh

- Loại các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ
- Kiểm tra hệ số Cronbach Alpha

H6

Mối quan hệ cá nhân của
công ty lữ hành với các nhà
cung cấp


EFA
H8

Văn hóa hợp tác
trong chuỗi

H9

Ứng dụng công nghệ
thông tin trong chuỗi

Hiệu chỉnh Mô
hình nghiên cứu

- Loại các biến có trọng số EFA nhỏ
- Kiểm tra nhân tố trích được

CFA

- Loại biến có trọng số CFA nhỏ
- Kiểm tra sự phù hợp của mô hình
- Kiểm tra giá trị hội tụ, giá trị phân biệt,
tính đơn hướng
- Tính hệ số tin cậy tổng hợp, phương sai
trích được.

SEM

Kiểm tra sự phù hợp của mô hình và giá

trị liên hệ lý thuyểt

Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2016
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
3.1. Thiết kế nghiên cứu
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định tính: được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn sâu
(in-depth interviews) nhằm thu thập thông tin từ các nhóm đối tượng khác nhau, bao
gồm lấy ý kiến chuyên gia (các nhà nghiên cứu chính sách và các nhà hoạt động
trong lĩnh vực có liên quan đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà
cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch), và lấy ý kiến từ các nhà quản lý của các công
ty lữ hành có địa bàn kinh doanh khác nhau, đại diện cho các doanh nghiệp với loại
hình sở hữu và quy mô hoạt động đa dạng.

Hình 3.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu
Nguồn: Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2008)
3.2. Nghiên cứu định lượng
3.2.1. Quy trình xây dựng bảng hỏi
3.2.2. Mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu) được lựa chọn bao gồm 8 người (2
chuyên gia và 6 nhà quản lý của các công ty lữ hãnh trên địa bàn Hà Nội, họ có
những hiểu biết nhất định về mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà
cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch và họ cũng đưa ra được những nhận định về


11

12


các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác của công ty họ với các nhà cung cấp.
Việc lựa chọn ngẫu nhiên không thuận tiện này nhằm mục đích khám phá tìm hiểu về
các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung
cấp trong chuỗi cung ứng du lịch.
Nhằm đảm bảo tính đại diện của mẫu, mẫu nghiên cứu chính thức áp dụng
phương pháp chọn mẫu xác suất, trong đó có sự kết hợp giữa phương pháp chọn mẫu
phân tầng và phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện, cụ thể là phân theo loại hình doanh
nghiệp kinh doanh lữ hành ở Hà Nội. Việc lựa chọn 450 công ty lữ hành trên địa bàn
Hà Nội làm đối tượng điều tra nghiên cứu chính thức bởi vì đây là địa bàn tập trung
hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế của Việt Nam trên toàn quốc
với các chi nhánh và văn phòng đại diện ở khắp các tỉnh thành.
3.2.3. Xây dựng thang đo
3.3. Nghiên cứu định tính
3.3.1. Mục tiêu phỏng vấn sâu
Bảng hỏi phỏng vấn sâu được xây dựng để kiểm tra sự phù hợp của các thang
đo cũng như xác định mối tương quan sơ bộ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.
3.3.2. Kết quả nghiên cứu định tính
- 7 trong số 8 người được phỏng vấn đều cho rằng các yếu tố: niềm tin, sự cam
kết, mối quan hệ cá nhân, ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi, chính sách định
hướng khách hàng có ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với
các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch.
- 5 trong số 8 người được phỏng vấn cho rằng các yếu tố tính chuyên biệt của
tài sản và sự không chắc chắn về hành vi không có ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp
tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch.
- 6 trong số 8 người được phỏng vấn đều cho rằng các tố niềm tin và chính
sách định hướng khách hàng có ảnh hưởng đến sự cam kết của công ty lữ hành với
các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch.

(1) Yếu tố Niềm tin của công ty lữ hành với các nhà cung cấp (TR) có hệ số
Cronbach’s Alpha là 0,895;

(2) Yếu tố Sự cam kết của công ty lữ hành với các nhà cung cấp (CO) có hệ số
Cronbach’s Alpha là 0,899;
(3) Yếu tố Mối quan hệ cá nhân của công ty lữ hành với các nhà cung cấp (PR)
có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,899;
(4) Yếu tố Ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi (IT) có hệ số Cronbach’s
Alpha là 0,895;
(5) Yếu tố Chính sách định hướng khách hàng (COU) có hệ số Cronbach’s
Alpha là 0,888;
(6) Yếu tố Tính chuyên biệt của tài sản (AS) có hệ số Cronbach’s Alpha là
0,777;
(7) Yếu tố Sự không chắc chắn về hành vi (BU) có hệ số Cronbach’s Alpha là
0,794;
(8) Yếu tố Mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong
chuỗi cung ứng du lịch (SC) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,887;
Vì vậy, các thành phần của thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ
hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch hội đủ
điều kiện và được sử dụng trong phân tích EFA.
4.3. Đánh giá sơ bộ thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA
Bảng 4.22. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo biến kiểm soát
Tổng số có 450 bảng hỏi được các cộng tác viên phát đến các công ty lữ hành
trên địa bàn thành phố Hà Nội, phát trực tiếp cho các doanh nghiệp trong thời gian 30
ngày từ 1/4/2016 đến 30/4/2016. Số phiếu trả lời nhận lại là 389 phiếu đạt tỷ lệ
86,4%. Sau quá trình kiểm tra, làm sạch dữ liệu còn lại 370 phiếu hợp lệ đạt 95,1% số
phiếu thu về.
4.2. Đánh giá sơ bộ thang đo bằng Cronbach alpha
Thông qua kết quả đánh giá độ tin cậy của các thang đo trong mô hình nghiên
cứu, có 07 nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các

nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch cấp đều có độ tin cậy > 0,6. Như vậy, các
thang đo được thiết kế trong luận án này có ý nghĩa thống kê và đạt hệ số tin cậy cần
thiết. Cụ thể:

Biến quan sát
SC2
SC12
SC11
SC4
SC1
SC7
SC8
TR8
TR7
TR5
TR2
TR4
TR6
CO2
CO7
CO4
CO8

1
,862
,812
,806
,728
,721
,650

,505

2

3

,870
,849
,746
,732
,704
,695
,886
,857
,816
,724

Yếu tố
4

5

6

7


13

CO1

IT3
IT5
IT2
IT1
PR5
PR2
PR1
PR3
CUO1
CUO3
CUO4
CUO5
BU2
AS2
AS1
BU1
Eigenvalue
Phương sai trích
Tổng phương sai
trích được
Cronbach alpha

14

,678
,919
,830
,816
,729


H7

H3

H6

,820
,816
,807
,780
,977
,849
,649
,609
10,790 3,801 2,533 2,219 1,841 1,664 1,199
30,671 10,155 6,407 5,522 4,427 3,892 2,641
30,671 40,826 47,233 52,755 57,181 61,073 63,714
0,895

H1

Sự cam kết của công ty
lữ hành với các nhà cung
cấp

,924
,836
,784
,694


0,893

Chi phí giao dịch
- Tính chuyên biệt của tài sản
- Sự không chắc chắn về hành vi

Chính sách định hướng
khách hàng

0,899 0,895 0,894 0,888 0,872
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả, 2016
Kết quả phân tích cho thấy có 07 yếu tố được trích tại eigenvalue là 1,199 và
tổng phương sai trích là 63,714%, và độ tin cậy của các thang đo đều > 0,7 đạt yêu
cầu. Tuy nhiên để khẳng định giá trị của các thang đo một cách cụ thể hơn đồng thời
đảm bảo tính đơn nghĩa, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của các thang đo thì việc
phân tích CFA là hết sức cần thiết.
Sau khi thực hiện xong phân tích EFA, các thang đo của 2 yếu tố tính chuyên
biệt tài sản (AS) và sự không chắc chắn về hành vi (BU) bị gộp vào thành một nhóm
và được đổi tên thành Chi phí giao dịch (TC), nên tác giả cần phải kiểm tra độ tin cậy
của thang đo thông qua hệ số Cronbach alpha.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha tính được cho 4 biến
quan sát của nhân tố TC là 0,872 > 0,6, vì vậy, có thể nói rằng thang đo được sử dụng
tốt để đo lường nhân tố chi phí giao dịch.
Sau khi thực hiện phân tích độ tin cậy của các thang đo và phân tích EFA, tác
giả tiến hành hiệu chỉnh lại mô hình nghiên cứu 1 như sau:

Niềm tin của công ty lữ
hành với các nhà cung
cấp


H2

Mối quan hệ hợp tác của công
ty lữ hành với các nhà cung cấp
trong chuỗi cung ứng du lịch
- Sự chia sẻ thông tin
- Đồng bộ hóa quyết định
- Tích hợp hệ thống khuyến thưởng

H4

Mối quan hệ cá nhân của
công ty lữ hành với các
nhà cung cấp

H5

Ứng dụng công nghệ
thông tin trong chuỗi

Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 1
Các giả thuyết được đưa ra dựa vào mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 1 (Hình
4.1) như sau:
Giả
Nội dung
thuyết
H1
Chi phí giao dịch có ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ hợp tác của công
ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch.
H2

Niềm tin có ảnh hưởng tích cực đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ
hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch.
H3
Sự cam kết có ảnh hưởng tích cực đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ
hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch.
H4
Mối quan hệ cá nhân có ảnh hưởng tích cực đến mối quan hệ hợp tác của
công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch.
H5
Ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi có ảnh hưởng tích cực đến mối
quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung
ứng du lịch.
H6
Niềm tin có ảnh hưởng tích cực đến sự cam kết của công ty lữ hành với các
nhà cung cấp.
H7
Chính sách định hướng khách hàng có ảnh hưởng tích cực đến sự cam kết
của công ty lữ hành với các nhà cung cấp.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2016


15

16

Hơn nữa, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 2 nhằm kiểm định mối
quan hệ của các yếu tố đến từng thành phần của mối quan hệ hợp tác của công ty lữ
hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch (gồm sự chia sẻ thông tin ký
hiệu là SC_1, đồng bộ hóa quyết định ký hiệu là SC_2 và tích hợp hệ thống khuyến
thưởng ký hiệu là SC_3). Vì vậy, tác giả đưa ra đề xuất mô hình nghiên cứu hiệu

chỉnh 2 như sau:

Giả
Nội dung
thuyết
H2b Niềm tin có ảnh hưởng tích cực đến đồng bộ hóa quyết địnhcủa công ty lữ
hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch.
H2c Niềm tin có ảnh hưởng tích cực đến tích hợp hệ thống khuyến thưởngcủa
công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch.
H3a Sự cam kết có ảnh hưởng tích cực đến sự chia sẻ thông tin của công ty lữ
hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch.
H3b Sự cam kết có ảnh hưởng tích cực đến đồng bộ hóa quyết địnhcủa công ty
lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch.
H3c Sự cam kết có ảnh hưởng tích cực đến tích hợp hệ thống khuyến thưởngcủa
công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch.
H4a Mối quan hệ cá nhân có ảnh hưởng tích cực đến sự chia sẻ thông tin của
công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch.
H4b Mối quan hệ cá nhân có ảnh hưởng tích cực đến đồng bộ hóa quyết địnhcủa
công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch.
H4c Mối quan hệ cá nhân có ảnh hưởng tích cực đến tích hợp hệ thống khuyến
thưởngcủa công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du
lịch.
H5a Ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi có ảnh hưởng tích cực đến sự
chia sẻ thông tin của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung
ứng du lịch.
H5b Ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi có ảnh hưởng tích cực đến đồng
bộ hóa quyết địnhcủa công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi
cung ứng du lịch.
H5c Ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi có ảnh hưởng tích cực đến tích
hợp hệ thống khuyến thưởngcủa công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong

chuỗi cung ứng du lịch.
H6
Niềm tin có ảnh hưởng tích cực đến sự cam kết của công ty lữ hành với các
nhà cung cấp.
H7
Chính sách định hướng khách hàng có ảnh hưởng tích cực đến sự cam kết
của công ty lữ hành với các nhà cung cấp.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2016
4.4. Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định (CFA)
Kết quả kiểm định thang đo bằng phân tích CFA của cả hai mô hình nghiên
cứu hiệu chỉnh 1 và 2 (bảng 4.24 và 4.25) đều cho thấy cho thấy các giá trị và các chỉ
tiêu đo lường độ phù hợp đạt ở mức cao. Điều này chứng tỏ mô hình nghiên cứu hoàn
toàn phù hợp với dữ liệu điều tra thị trường. Ngoài ra, kết quả phân tích nhân tố
khẳng định cho thấy hệ số tải hay giá trị trọng số nhân tố chuẩn hóa đều đạt giá trị >
0.5. Hơn nữa, các thang đo đều đạt độ tin cậy tổng hợp CRR rất tốt (>=0,7) và các giá

Chính sách định hướng
khách hàng

Chi phí
dịch

giao
H1a

H7
H3a

Sự cam kết của công ty
lữ hànhvới các nhà cung

cấp
H6

- Sự chia sẻ thông tin

H3b
H1b

H2a

Niềm tin của công ty lữ
hành với các nhà cung
cấp

- Đồng bộ hóa quyết
định

H2b

H4a

Mối quan hệ cá nhân của
công ty lữ hành với các
nhà cung cấp

H1c

H2c

H4c

H5a

Ứng dụng công nghệ

H3c
H4b

- Tích hợp hệ thống
khuyến thưởng

H5b
H5c

thông tin trong chuỗi

Hình 4.2. Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 2
Dựa vào mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 2 (hình 4.2), tác giả đưa ra các giả
thuyết sau:
Giả
Nội dung
thuyết
H1a Chi phí giao dịch có ảnh hưởng tiêu cực đến sự chia sẻ thông tin của công
ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch.
H1b Chi phí giao dịch có ảnh hưởng tiêu cực đến đồng bộ hóa quyết địnhcủa
công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch.
H1c Chi phí giao dịch có ảnh hưởng tiêu cực đến tích hợp hệ thống khuyến
thưởngcủa công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du
lịch.
H2a Niềm tin có ảnh hưởng tích cực đến sự chia sẻ thông tin của công ty lữ
hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch.



17

trị phương sai trích VE>=0,5. Kết quả này cho thấy các thang đo sử dụng trong
nghiên cứu này đạt độ tin cậy và độ hội tụ cao.
Bảng 4.24. Kết quả kiểm định thang đo bằng phân tích CFA mô hình nghiên cứu
hiệu chỉnh 1
Khái niệm và biến quan sát
Độ tin cậy Phương
tổng hợp
sai trích
CCR
VE
Mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung
cấp trong chuỗi cung ứng du lịch (SC)
0.895
0.551
Niềm tin của công ty lữ hành với các nhà cung cấp (TR)
0.896
0.591
Sự cam kết của công ty lữ hành với các nhà cung cấp (CO)
0.901
0.647
Mối quan hệ cá nhân của công ty lữ hành với các nhà cung
cấp (PR)
0.895
0.680
Ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi (IT)
0.898

0.688
Chính sách định hướng khách hàng (CUO)
0.888
0.665
Chi phí giao dịch (TC)
0.877
0.642
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả, 2016
Bảng 4.25. Kết quả kiểm định thang đo bằng phân tích CFA mô hình nghiên cứu
hiệu chỉnh 2
Khái niệm và biến quan sát
Độ tin cậy Phương
sai trích
tổng hợp
CCR
VE
Sự chia sẻ thông tin của công ty lữ hành với các nhà cung cấp
trong chuỗi cung ứng du lịch(SC_1)
0.723
0.566
Đồng bộ hóa quyết định của công ty lữ hành với các nhà cung
cấp trong chuỗi cung ứng du lịch(SC_2)
0.712
0.553
Tích hợp hệ thống khuyến thưởng của công ty lữ hành với các
nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch (SC_3)
0.776
0.539
Niềm tin của công ty lữ hành vớicác nhà cung cấp (TR)
0.896

0.591
Sự cam kết của công ty lữ hành vớicác nhà cung cấp (CO)
0.901
0.647
Mối quan hệ cá nhân của công ty lữ hành với các nhà cung
cấp (PR)
0.895
0.680
Ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi (IT)
0.898
0.688
Chính sách định hướng khách hàng (CUO)
0.888
0.665
Chi phí giao dịch (TC)
0.877
0.642
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả, 2016
4.5. Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu
4.5.1. Kiểm định mô hình 1 bằng phân tích SEM
Kết quả phân tích SEM cho thấy mô hình có 510 bậc tự do với Chi-bình
phương là 769,250 (P-value = 0,000). Khi điều chỉnh với bậc tự do CMIN/df = 1,508
< 2,0. Hơn nữa, các chỉ tiêu đánh giá mức độ phù hợp khác đều đạt yêu cầu (TLI =

18

0,963; CFI = 0,966; NFI = 0,906; RMSEA = 0,037) (Browne và Cudek, 1992). Như
vậy, mô hình nghiên cứu đề xuất phù hợp với bộ dữ liệu thu thập được.
Chính sách định hướng
khách hàng


Chi phí giao dịch
- Tính chuyên biệt của tài sản
- Sự không chắc chắn về hành vi

0,61***
Sự cam kết của công ty
lữ hành với các nhà cung
cấp

0,034ns
0,336***

0,11**
Niềm tin của công ty lữ
hành với các nhà cung
cấp

Mối quan hệ cá nhân của
công ty lữ hành với các
nhà cung cấp

0,165***

Mối quan hệ hợp tác của công
ty lữ hành với các nhà cung cấp
trong chuỗi cung ứng du lịch
- Sự chia sẻ thông tin
- Đồng bộ hóa quyết định
- Tích hợp hệ thống khuyến thưởng


0,161**

0,187***
Ứng dụng công nghệ thông tin
trong chuỗi

Hình 4.6. Kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 1
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả, 2016
Theo kết quả kiểm định mô hình 1 (Hình 4.6), các yếu tố niềm tin, sự cam kết
và mối quan hệ cá nhân của công ty lữ hành với các nhà cung cấp; ứng dụng công
nghệ thông tin trong chuỗi có tác động thuận chiều đến mối quan hệ hợp tác của công
ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch. Và bốn thành phần này
giải thích được 43,4% sự thay đổi của biến phụ thuộc mối quan hệ hợp tác của công
ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch. Hơn nữa, các yếu tố
niềm tin của công ty lữ hành với các nhà cung cấp và chính sách định hướng khách
hàng cũng có tác động thuận chiều đến sự cam kết của công ty lữ hành với các nhà
cung cấp và hai thành phần này cũng giải thích được 28,1% sự thay đổi của biến sự
cam kết của công ty lữ hành với các nhà cung cấp. Tuy nhiên, yếu tố chi phí giao dịch
lại không tác động đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung
cấptrong chuỗi cung ứng du lịch. Như vậy, các giả thuyết từ H2 đến H7 trong Hình
4.1 đều được chấp nhận.
Hơn nữa, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các trọng số đã chuẩn hóa đều
mang giá trị dương, nên các biến niềm tin; sự cam kết; mối quan hệ cá nhân của công
ty lữ hành với các nhà cung cấp và ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi có ảnh


19

20


hưởng dương và thuận chiều đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các
nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch. Trong đó, yếu tố có tác động mạnh nhất
đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung
ứng du lịch là sự cam kết của công ty lữ hành với các nhà cung cấp (trọng số hồi quy
đã chuẩn hóa = 0,382), tiếp theo là yếu tố niềm tin của công ty lữ hành với các nhà
cung cấp (trọng số hồi quy đã chuẩn hóa = 0,202), sau đó đến yếu tố ứng dụng công
nghệ thông tin trong chuỗi (trọng số hồi quy đã chuẩn hóa = 0,188) và cuối cùng là
yếu tố mối quan hệ cá nhân của công ty lữ hành với các nhà cung cấp (trọng số hồi
quy đã chuẩn hóa = 0,161).
4.5.2. Kiểm định mô hình 2 bằng phân tích SEM
Kết quả phân tích SEM cho thấy mô hình có 500 bậc tự do với giá trị thống kê
Chi-bình phương là 1155,196 (P-value = 0,000). Tuy nhiên, khi điều chỉnh với bậc tự
do CMIN/df thì giá trị này cho thấy mô hình đạt mức thích hợp với bộ dữ liệu (2,310
< 3,0). Hơn nữa, các chỉ tiêu khác đánh giá mức độ phù hợp đều đạt yêu cầu (TLI =
0,904; CFI = 0,914; RMSEA = 0,06) (Browne và Cudek, 1992). Như vậy, mô hình
nghiên cứu đề xuất phù hợp với bộ dữ liệu thu thập được.

Theo kết quả kiểm định mô hình 2 (Hình 4.8), các yếu tố niềm tin, sự cam kết
và mối quan hệ cá nhân của công ty lữ hành với các nhà cung cấp; ứng dụng công
nghệ thông tin trong chuỗi có tác động thuận chiều đến sự chia sẻ thông tin, đồng bộ
hóa quyết định và tích hợp hệ thống khuyến thưởng của công ty lữ hành với các nhà
cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch. Bốn yếu tố trên đã giải thích được 46,1% sự
thay đổi của thành phần sự chia sẻ thông tin; 55,1% sự thay đổi của thành phần đồng
bộ hóa quyết định và 55,4% sự thay đổi của thành phần tích hợp hệ thống khuyến
thưởng. Trong bốn yếu tố trên, yếu tố có tác động mạnh nhất đến sự chia sẻ thông tin,
đồng bộ hóa quyết định và tích hợp hệ thống khuyến thưởng của công ty lữ hành với
các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch là sự cam kết của công ty lữ hành với
các nhà cung cấp. Cụ thể là, yếu tố sự cam kết giải thích được 40,8% sự thay đổi của
thành phần sự chia sẻ thông tin; 53,1% sự thay đổi của thành phần đồng bộ hóa quyết

định và 43,4% sự thay đổi của thành phần tích hợp hệ thống khuyến thưởng của công
ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch. Ngoài ra, các yếu tố
niềm tin của công ty lữ hành với các nhà cung cấp và chính sách định hướng khách
hàng cũng có tác động thuận chiều đến sự cam kết của công ty lữ hành với các nhà
cung cấp; và hai yếu tố này đã giải thích được 28,7% sự thay đổi của biến sự cam kết
của công ty lữ hành với các nhà cung cấp. Tuy nhiên, yếu tố chi phí giao dịch lại
không tác động đến sự chia sẻ thông tin, đồng bộ hóa quyết định và tích hợp hệ thống
khuyến thưởng của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du
lịch.
Hơn nữa, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các trọng số đã chuẩn hóa đều
mang giá trị dương, nên các biến niềm tin; sự cam kết và mối quan hệ cá nhân của
công ty lữ hành với các nhà cung cấp và ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi có
ảnh hưởng dương và thuận chiều đến các thành phần của mối quan hệ hợp tác của
công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch (bao gồm sự chia
sẻ thông tin, đồng bộ hóa quyết định và tích hợp hệ thống khuyến thưởng). Trong đó,
yếu tố có tác động mạnh nhất đến sự chia sẻ thông tin, đồng bộ hóa quyết định và tích
hợp hệ thống khuyến thưởng của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi
cung ứng du lịch là sự cam kết của công ty lữ hành với các nhà cung cấp (trọng số hồi
quy đã chuẩn hóa tương ứng là 0,408; 0,531 và 0,434), tiếp theo là yếu tố niềm tin
của công ty lữ hành với các nhà cung cấp (trọng số hồi quy đã chuẩn hóa tương ứng
là 0,168; 0,231 và 0,244), sau đó đến yếu tố yếu tố mối quan hệ cá nhân của công ty
lữ hành với các nhà cung cấp (trọng số hồi quy đã chuẩn hóa tương ứng là 0,217;
0,158 và 0,182) và cuối cùng là ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi (trọng số
hồi quy đã chuẩn hóa tương ứng là 0,211; 0,133 và 0,221).

Chính sách định hướng
khách hàng

Chi phí
dịch


giao
-0,039 ns

0,616***
Sự cam kết của công ty lữ
hành với các nhà cung cấp

0,304***

- Sự chia sẻ thông tin

0,495***
0,325***

0,103**

-0,057 ns

0,116**

Niềm tin của công ty lữ
hành với các nhà cung cấp

- Đồng bộ hóa quyết
định

0,199***

0,169***

-0,009 ns

0,183**
Mối quan hệ cá nhân của
0,166**
công ty lữ hành với các nhà
cung cấp
0,154**
0,178***
Ứng dụng công nghệ thông
tin trong chuỗi

- Tích hợp hệ thống
khuyến thưởng

0,14**
0,187***

Hình 4.8. Kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 2
Nguồn: Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả, 2016

CHƯƠNG 5. BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT
5.1. Bàn luận kết quả nghiên cứu
Dựa vào kết quả nghiên cứu của luận án, tác giả rút ra một số kết luận như sau:
(1) Niềm tin, sự cam kết và mối quan hệ cá nhân của công ty lữ hành với các
nhà cung cấp; ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi không chỉ có tác động thuận


21


22

chiều đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi
cung ứng du lịch mà cũng có ảnh hưởng tích cực đến các thành phần của mối quan hệ
hợp tác trên (gồm sự chia sẻ thông tin, đồng bộ hóa quyết định và tích hợp hệ thống
khuyến thưởng).
(2) Sự cam kết là yếu tố có tác động mạnh nhất đến mối quan hệ hợp tác của
công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch, đặc biệt là thành
phần đồng bộ hóa quyết định. Kết quả này một lần nữa khẳng định sự cam kết giữa
các đối tác càng cao thì sự phối hợp trong các kế hoạch và hoạt động nhằm tối ưu hóa
lợi ích của các bên tham gia càng lớn.
5.2. Các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả mối quan hệ hợp tác của công ty lữ
hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch
5.2.1. Xây dựng niềm tin của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong
chuỗi cung ứng du lịch
Thứ nhất, Nỗ lực hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp là một
trong những giải pháp tốt nhất nhằm giảm thiểu sự không chắc chắn trong các giao
dịch cũng như gia tăng niềm tin giữa các bên tham gia hợp tác. Để đạt được lợi ích tối
đa trong mối quan hệ hợp tác, các bên không chỉ cung cấp những thông tin chính xác,
kịp thời và đầy đủ mà còn phải cập nhật liên tục các dữ liệu liên quan đến thị trường
khách, kênh phân phối, thị hiếu tiêu dùng của khách.
Thứ hai, Để thúc đẩy niềm tin giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng, công ty
lữ hành cần phát triển mối quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp, cụ thể là đại diện
của đối tác – những người có khả năng ra quyết định hoặc ảnh hưởng đến việc ra
quyết định của các nhà cung cấp.
Thứ ba, Để đảm bảo mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung
cấp, các bên cần xây dựng cơ chế kiểm soát niềm tin dựa vào chất lượng dịch vụ và
giá trị khách hàng. Muốn làm được điều đó, giữa công ty lữ hành với các nhà cung
cấp cần tạo dựng niềm tin nhằm mang lại lợi ích trước hết là cho chính các doanh
nghiệp tham gia hợp tác, và quan trọng hơn cả là duy trì sự phát triển bền vững của

ngành du lịch.
5.2.2. Tăng cường sự cam kết của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong
chuỗi cung ứng du lịch
Một là, Các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch có ảnh hưởng lớn đến
các chi phí và chất lượng hàng hóa và dịch vụ cung ứng cho khách du lịch. Việc xây
dựng và duy trì tốt mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa công ty lữ hành và các nhà cung
cấp, đặc biệt hơn là sự cam kết giữa các bên tham gia hợp tác cần phải được dựa trên
những nguyên tắc chung như: hai bên các bên cần tìm kiếm những cách thức mới
nhằm phát triển mối quan hệ hợp tác giữa các bên; cân bằng về lợi ích; thiết lập mối
quan hệ tin tưởng giữa các thành viên trong chuỗi; cam kết chia sẻ thông tin nhằm
đưa ra những dự đoán chính xác về sự thay đổi nhu cầu của khách du lịch cũng như
đảm bảo cho các luồng thông tin được luân chuyển dễ dàng giữa các bên.
Hai là, Sự cam kết giữa công ty lữ hành với các nhà cung cấp là một trong
những nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến mối quan hệ hợp tác. Để duy trì và phát

triển mối quan hệ hợp tác lâu dài và hiệu quả, công ty lữ hành và các nhà cung cấp
cần có sự nỗ lực và đầu tư vào việc xây dựng mối quan hệ giữa các bên, cụ thể là sự
liên kết, hợp tác giữa các công ty lữ hành với kinh doanh cơ sở lưu trú, nhà hàng, cơ
sở mua sắm, vui chơi giải trí; liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong vấn đề
xây dựng điểm đến, xây dựng sản phẩm và quảng bá, xúc tiến sản phẩm du lịch.
5.2.3. Thiết lập mối quan hệ cá nhân của công ty lữ hành với các nhà cung
cấp trong chuỗi cung ứng du lịch
Thứ nhất, Dựa trên các đặc điểm tâm lý – tâm lý xã hội để thiết lập và duy trì
mối quan hệ cá nhân với các nhà cung cấp, sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số
bán bằng cách giảm chi phí giao dịch cũng như giảm thiểu sự không chắc chắn từ
phía nhà cung cấp. Hơn nữa, nhờ có mối quan hệ cá nhân này, doanh nghiệp có thể
tối đa hóa lợi nhuận của mình và của các nhà cung cấp bằng cách tận dụng các nguồn
lực được chia sẻ giữa các bên.
Thứ hai, Doanh nghiệp cần nỗ lực đầu tư cho việc xây dựng, thiết lập và phát
triển mối quan hệ với các cá nhân hoặc những người đại diện của đối tác, đặc biệt là

những người có quyền đưa ra quyết định của đối tác. Vì vậy, các doanh nghiệp cần
đảm bảo mối quan hệ cá nhân với các đối tác có tầm quan trọng thông qua các hoạt
động như: tặng quà cho các đối tác vào các dịp lễ, tết; quan tâm, thăm hỏi đối tác
nhân dịp kỷ niệm thành lập doanh nghiệp, các sự kiện quan trọng; luôn giữ liên lạc
với các đối tác để kịp thời thăm hỏi khi có vấn đề xảy ra; lựa chọn đội ngũ nhân viên
có đủ năng lực và kỹ năng để thiết lập và củng cố mối quan hệ với các nhà cung
cấp…
5.2.4. Phát triển chính sách định hướng khách hàng nhằm mang lại giá trị
vượt trội cho du khách
Một là, Công ty lữ hành cần xây dựng chính sách phát triển các sản phẩm du
lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch vào đúng thời điểm. Phát triển sản
phẩm du lịch hiệu quả không chỉ giúp cho sản phẩm đến được tay khách hàng một
cách nhanh nhất, mà đây còn là cách thức để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi
phí sản xuất và đáp ứng được sự thay đổi nhu cầu của khách du lịch. Việc phát triển
sản phẩm du lịch không phải là nhiệm vụ riêng của các công ty lữ hành, mà đây là
một quá trình phức tạp đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực chung từ các nhà cung cấp trong
chuỗi cung ứng du lịch.
Hai là, Các công ty lữ hành cần đưa ra những biện pháp quản lý hiệu quả hoạt
động kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và thỏa mãn sự hài lòng
của khách du lịch. Để thu hút khách du lịch, các công ty lữ hành cần khai thác các
tuyến, điểm du lịch mới; đa dạng hóa các chương trình sản phẩm du lịch của mình
thông qua việc nghiên cứu thiết kế, xây dựng các chương trình du lịch hấp dẫn, độc
đáo hơn. Điều này không chỉ mang lại lợi ích gia tăng cho du khách, mà còn giúp tối
ưu hóa lợi ích của các doanh nghiệp, các làng nghề truyền thống và người dân địa
phương.
5.2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm cải thiện mối quan hệ hợp tác của
công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch


23


24

Thứ nhất, Các thông tin về chương trình du lịch đã được cập nhật vào cơ sở dữ
liệu của website công ty cho phép các công ty lữ hành chào bán các chương trình du
lịch linh động hơn và phù hợp với sở thích, thị hiếu tiêu dùng và nhu cầu của du
khách. Ngoài ra, các công ty lữ hành có thể mở rộng thêm các kênh phân phối thông
qua các trang mạng xã hội như facebook, youtube, twitter, linkedin, google plus và
printerest để khách du lịch có thể so sánh chất lượng, dịch vụ, giá cả giữa các tour
của các công ty lữ hành để từ đó gia tăng trải nghiệm cho các chuyến đi của mình.
Thứ hai, Các công ty lữ hànhvà các nhà cung cấp có thể thiết lập cơ sở dữ liệu
cập nhật các thông tin về khách hàng để phục vụ cho mục đích tiếp thị. Chính nhờ
những thông tin phản hồi từ phía khách hàng, các công ty lữ hành có thể cắt giảm chi
phí hoạt động tiếp thị và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp; các nhà
cung cấp có thể nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của du
khách.
5.3. Các khuyến nghị
Khuyến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần có những chính sách giáo dục, tuyên
truyền và cung cấp các thông tin về tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác cho các
công ty lữ hành và các nhà cung cấp dịch vụ du lịch cũng như vai trò của yếu tố niềm
tin cũng như sự cam kết nhằm đảm bảo sự kết nối giữa công ty lữ hành với các nhà
cung cấp dịch vụ du lịch. Ngoài ra, các cơ quan quản lý Nhà nước (Tổng cục Du lịch,
Sở Du lịch các tỉnh/thành phố…) cần chỉ ra các lợi ích thiết thực mà mối quan hệ hợp
tác mang lại, đồng thời đưa ra các biện pháp và cách thức phối hợp giữa các công ty
lữ hành và các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, các đơn vị có liên quan từ đó thay đổi
nhận thức của các công ty lữ hành và các nhà cung cấp về mối quan hệ hợp tác.
Các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ở các địa phương cần có sự phối hợp chặt
chẽ với nhau trong việc cấp giấy phép kinh doanh, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp lữ hành ở các địa phương nhằm đảm bảo chất lượng dịch

vụ cung ứng, tránh các hiện tượng “chèo kéo, chèn ép” du khách. Mặt khác, các cơ
quan chức năng cũng cần quan tâm tới việc quản lý giá cả dịch vụ; đảm bảo các vấn
đề an ninh, an toàn cho du khách; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; các vấn đề về
giao thông; bảo vệ môi trường, cảnh quan chung và tại các điểm đến du lịch, đầu tư
nâng cấp các website phục vụ cho mục đích quảng bá, xúc tiến du lịch của địa
phương đến với khách du lịch trong và ngoài nước.
Khuyến nghị với các công ty lữ hành
Các công ty lữ hành cần có chính sách khuyến khích mối quan hệ cá nhân với
các đối tác có tầm quan trọng trong chuỗi cung ứng. Các công ty lữ hành cần đào tạo
các nhân viên về kỹ năng tư vấn và bán tour cho khách du lịch đồng thời cung cấp
chất lượng dịch vụ theo đúng tiêu chuẩn đã cam kết với du khách, đảm bảo mang lại
lợi ích đồng thời cho các bên tham gia vào hoạt động du lịch.
Khuyến nghị với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch
Các nhà cung cấp cần phải chuẩn hóa các kỹ năng và nghiệp vụ phục vụ khách
hàng theo các tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với đặc trưng của du lịch Việt Nam.

5.4. Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
Thứ nhất, kết quả phân tích dữ liệu đã đưa ra cơ chế tác động của các biến, tuy
nhiên, kết quả này không thể suy rộng ra cho các công ty lữ hành trên địa bàn cả
nước vì đối tượng được hỏi chỉ dành cho các công ty lữ hành ở Hà Nội. Vì vậy,
hướng nghiên cứu tiếp theo là sử dụng phương pháp chọn mẫu xác suất theo dữ liệu
các công ty lữ hành trên địa bàn cả nước để có cơ sở so sánh, phân tích giữa các khu
vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam của Việt Nam.
Thứ hai, luận án chỉ tập trung nghiên cứu một số khía cạnh của các khái niệm
hay yếu tố phù hợp với đặc điểm kinh doanh của các công ty lữ hành ở Hà Nội dựa
vào nghiên cứu định tính mà vẫn còn thiếu nhiều thành phần khác nhau. Vì vậy, các
nghiên cứu tiếp theo có thể tích hợp thêm nhiều khái niệm khác nhau có ảnh hưởng
đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung
ứng du lịch như vai trò quan trọng của các nhà cung cấp dịch vụ công, các đơn vị
hành chính sự nghiệp trong chuỗi cung ứng du lịch.

Thứ ba, luận án chỉ tập trung nghiên cứu mối quan hệ hợp tác của công ty lữ
hành với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch mà chưa đi sâu làm rõ vai trò quan trọng
của mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các đại lý lữ hãnh và với khách du
lịch. Do đó, các nghiên cứu tiếp theo có thể tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về các
mối quan hệ hợp tác này để từ đó có được cái nhìn tổng thể và bao quát hơn về các
mối quan hệ hợp tác giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng du lịch.
KẾT LUẬN
Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về mối quan hệ hợp tác
của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch để tìm ra các
yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác trên và làm tiền đề cho việc xây dựng hai
mô hình nghiên cứu trong luận án. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả hai mô hình phù
hợp với dữ liệu điều tra thị trường và thể hiện được tác động thuận chiều của các yếu
tố (niềm tin, sự cam kết, mối quan hệ cá nhân, chính sách định hướng khách hàng,
ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi) đến mối quan hệ hợp tác của công ty lữ
hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch cũng như ảnh hưởng của
từng yếu tố trên đến các thành phần của mối quan hệ hợp tác (gồm sự chia sẻ thông
tin, đồng bộ hóa quyết định và tích hợp hệ thống khuyến thưởng).
Luận án cũng đưa ra các đề xuất và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả mối
quan hệ hợp tác của công ty lữ hành với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du
lịch, để từ đó tăng cường lợi thế cạnh tranh và khẳng định vị thế của công ty lữ hành
trên thị trường. Việc tạo dựng mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp không chỉ giúp
các công ty lữ hành tạo được niềm tin với khách hàng mà còn giúp họ kiểm soát được
chất lượng dịch vụ trong chuỗi cung ứng của mình tốt hơn so với việc thiết lập mối
quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp bên ngoài, từ đó mang lại nhiều giá trị gia tăng
hơn cho khách hàng. Vì vậy, việc xây dựng mối quan hệ hợp tác của công ty lữ hành
với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch trong bối cảnh kinh doanh của
ngành du lịch Việt Nam hiện nay là yêu cầu hết sức cấp thiết.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA

TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Trần Thị Huyền Trang, Nguyễn Thị Quỳnh Trang (2015), Factors
affecting collaboration between suppliers in tourism supply chain,
Hội thảo quốc tế tại Thái Lan (The 11th International Conference on
Humanities and Social Sciences:
Responsibility (ICHUSO15), 511-522.

Challenge,

Equity

and

2. Trần Thị Huyền Trang (2015), Nghiên cứu mối quan hệ hợp tác giữa
các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch, Hội thảo quốc tế
dành cho các nhà khoa học trẻ trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh
doanh lần thứ nhất (the 1st International Conference ICYREB 2015),
459-471.
3. Trần Thị Huyền Trang (2016), Bàn về chuỗi cung ứng trong hoạt
động du lịch, Tạp chí Du lịch, số 10/2016, 37&60.
4. Trần Thị Huyền Trang (2016), Các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan
hệ hợp tác giữa công ty du lịch và các nhà cung cấp, Tạp chí Kinh tế
Châu Á - Thái Bình Dương, số 481, tháng 11/2016, 46-49.
5. Trần Thị Huyền Trang (2016), Chuỗi cung ứng du lịch và bài học
kinh nghiệm cho ngành du lịch Việt Nam, Tạp chí Quản lý Kinh tế,
số 79, tháng 11+12/2016, 40-50.
6. Trần Thị Huyền Trang (2017), Mối quan hệ hợp tác giữa công ty lữ
hành và các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch, Tạp chí
Quản lý Kinh tế, số 81, tháng 3+4/2017, 68-82.




×