Tải bản đầy đủ (.ppt) (26 trang)

Cácthành ngữ, điển tích trong chương trình ngữ văn lớp 10 , 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 26 trang )


MADE BY:
Lê Thị Diệu Thảo 11/6

I. Điển tích điển cố
1. Khái niệm:
Điển: Kinh sách thời xưa. Cố: cũ, xưa. Tích: chuyện
xưa.
Điển cố đồng nghĩa Điển tích là chỉ những việc có
chép trong các sách vở thời xưa, được cô đọng lại
trong một từ ngữ hay một thành ngữ để nói lên ý nghĩa
của chuyện đó.
Văn học cổ thường dùng rất nhiều Điển tích hay Điển
cố. Nếu không biết được Điển tích thì không thể hiểu
được ý nghĩa của câu văn hay câu thơ ấy.

2. Ví dụ:
BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO- NGUYỄN TRÃI
Bình Ngô đại cáo là bài cáo
của Nguyễn Trãi viết bằng chữ
Hán vào mùa xuân năm 1428, thay
lời Bình Định vương Lê Lợi để
tuyên cáo kết thúc cuộc kháng chiến
chống Minh, giành lại độc lập
cho Đại Việt.

“Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời,
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối”
==> Chuyện Câu Tiễn nuôi chí phục quốc. Sau khi
được tha, hàng ngày Câu Tiễn thường nếm mật đắng để
ăn không biết ngon, thường nằm trên đống củi gai để ngủ


không được yên giấc, dốc lòng rèn luyện tinh thần chịu
đựng gian khổ . Sau 20 năm tích cực chuẩn bị, Câu Tiễn
đã thắng nước Ngô, vua Ngô là Phù Sai phải tự sát.
Ý nghĩa:
Ðể diễn tả quyết tâm nuôi chí lớn,
quyết tâm trả thù của Nguyễn trãi

“Tấm lòng cứu nước,
Vẫn đăm đăm muốn tiến về Đông,
Cỗ xe cầu hiền,
Thường chăm chắm còn dành phía tả”

Điển tích Lưu Bị ba lần đi cầu Khổng Minh
để viết câu này. Khi Lưu Bị đi cầu Khổng
Minh, Quan Vân Trường và Trương Phi đều
khuyên chỉ cần họ đi là được, không cần đến
Lưu Bị. Tuy nhiên ông vẫn đích thân đi. Sau
ba lần đến lều tranh mới mời được Khổng
Minh. Để tỏ cái tình mến người tài, ông mời
Khổng Minh lên ngồi cùng xe với mình về
kinh. Lưu Bị ngồi bên phải còn Khổng Minh
ngồi bên trái.
Ý nghĩa: câu này Nguyễn Trãi ý muốn
nói nghĩa quân vẫn luôn muốn tìm người
tài giúp sức

PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG- TRƯƠNG HÁN SIÊU
Bạch Đằng giang phú (phú sông bạch
đằng) Bài này Trương Hán Siêu tả
cảnh sông Bạch Đằng, nhắc nhở

công của quân dân nhà Trần đánh
quân Nguyên, và khuyên hậu duệ
trong nước đời sau nên biết gìn giữ
giang sơn

“Hội nào bằng hội Mạnh Tân: như vương sư họ Lã,
Trận nào bằng trận Duy Thuỷ: như quốc sĩ họ Hàn”
 + Lã Vọng là một quân sư tài giỏi đã
giúp vua Vũhội quân các nước chư hầu
ở Mạnh Tân và diệt được vua Trụ tàn
ác.
+ Hàn Tín là quốc sĩ (tài giỏi nổi
tiếng trong cảnước), người đã giúp
Lưu Bang đánh tan quân Tề ởDung
Thuỷ.
Ý nghĩa: Những điển tích này góp
phần thể hiện một cách trang
trọng về tài trí của vua tôi nhà
Trần


NHÀN – NGUYỄN BỈNH KHIÊM
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585)
sống gần trọn một thế kỉ đầy biến
động của chế độ phong kiến Việt
Nam: Lê – Mạc xưng hùng, Trịnh –
Nguyễn phân tranh.
“Nhàn” là bài thơ Nôm nổi tiếng của
nhà thơ nêu lên quan niệm sống
của một bậc ẩn sĩ thanh cao, vượt

ra cái tầm thường xấu xa của cuộc
sống bon chen vì danh lợi.

 Điển tích này xuất phát từ sách "Nam Kha ký thuật" của Lý
Công Tá đời Đường (Trung Quốc). Trong sách có kể truyện
Thuần Vu Phần nằm mộng thấy mình đi lạc vào một nước tên
là Hòe An, được vua Hòe An cho vào bái yết rồi gả con gái, cho
làm phò mã và đưa ra quận Nam Kha làm quan Thái thú, cai trị
cả một vùng rộng lớn, vinh hoa phú quý tột bậc. Khi tỉnh dậy,
Thuần thấy mình nằm dưới gốc cây hòe có một chỉ về phía
nam, bị một đàn kiến bu quanh.
Thuần nhớ lại giấc mộng của mình, so sánh với thực tế chung
quanh, thấy rằng: Cây Hòe là nước Hòe An, cành cây phía nam
là đất Nam Kha.
“Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”
Ý nghĩa: thể hiện lối sống riêng của mình, đó
là lối sống coi thường phú quí, hoà mình với
thiên nhiên (Đây là triết lý sống của Nguyễn
Bỉnh Khiêm )

TRUYỆN KIỀU – NGUYỄN DU
Truyện Kiều (tên gốc là Đoạn
Trường Tân Thanh ) là tác phẩm nổi
tiếng nhất của đại thi hào Nguyễn
Du, kiệt tác của văn học Việt Nam
thời trung đại. Với Truyện Kiều,
Nguyễn Du đã được tôn vinh là
Danh nhân văn hóa thế giới.

×