Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Luận văn sư phạm Bước đầu tìm hiểu nhân vật ca kỹ trong sáng tác văn chương Trung đại (Khảo sát qua một số tác phẩm tiêu biểu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.66 KB, 57 trang )

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khoa ngữ văn
*********

vũ thị minh

bước đầu tìm hiểu
nhân vật ca kỹ trong sáng tác
văn chương trung đại
(Khảo sát qua một số tác phẩm tiêu biểu)

Khoá luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Hà Nội - 2009

5


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Khoa ngữ văn
*********

vũ thị minh

bước đầu tìm hiểu
nhân vật ca kỹ trong sáng tác
văn chương trung đại
(Khảo sát qua một số tác phẩm tiêu biểu)

Khoá luận tốt nghiệp đại học


Chuyên ngành:

Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học
TS. GVC. nguyễn thị nhàn

Hà Nội - 2009

6


Lời cảm ơn
Khoá luận này được hoàn thành dưới sự chỉ bảo giúp đỡ
tận tình của TS. GVC. Nguyễn Thị Nhàn, tác giả khoá luận xin
gửi tới cô giáo lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong tổ
Văn học Việt Nam và các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện và hoàn thành khoá luận này.
Hà Nội, ngày 6 tháng 5 năm 2009
Sinh viên

Vũ Thị Minh

7


Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi. Các số liệu trong khoá luận này là trung thực. Khoá
luận này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 6 tháng 5 năm 2009
Sinh viên

Vũ Thị Minh

8


Mục lục
Trang
5

Mở đầu

1. Lí do chọn đề tài

5

2. Giới hạn vấn đề

6

3. Lịch sử vấn đề

8


4. Mục đích nghiên cứu

9

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

9

6. Phương pháp nghiên cứu

11

7. Đóng góp của khoá luận

11

8. Bố cục của khoá luận

11

Nội dung

12

Chương 1. Khái quát chung về nhân vật ca kỹ

12

1.1. Khái niệm nhân vật văn học


12

1.2. Khái niệm nhân vật ca kỹ

13

1.2.1. Tên gọi

13

1.2.1.1. Tên gọi con hát

13

1.2.1.2. Tên gọi ca kỹ

14

1.2.2. Nguồn gốc và lịch sử nhân vật ca kỹ

15

1.2.2.1. Nguồn gốc

15

1.2.2.2. Sơ lược lịch sử nhân vật ca kỹ

17


Chương 2. Nhân vật ca kỹ trong sáng tác văn chương

trung đại (Khảo sát qua một số

20

tác phẩm tiêu biểu)

2.1. Nhân vật ca kỹ trong sáng tác văn học dân gian

20

2.2. Nhân vật ca kỹ trong sáng tác văn chương trung đại

25

2.2.1. Nhân vật ca kỹ - hiện hữu của những giá trị: tài, sắc, tình.

9

25


2.2.2. Nhân vật ca kỹ - cuộc sống và những số phận khác nhau

34

2.2.3. Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật ca kỹ

39


2.2.3.1. Miêu tả hình thức

39

2.2.3.2. Khắc hoạ đời sống nội tâm

44

2.2.4. Nhân vật ca kỹ và thái độ của người cầm bút

48

2.2.4.1. Thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người

48

2.2.4.2. Thể hiện tình cảm nhân văn

49

Kết luận

52

Tài liệu tham khảo

54

Mở đầu

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong văn học Việt Nam thời trung đại, bên cạnh những nhân vật
thuộc tầng lớp trên của xã hội như vua, chúa, quan, quân, nhà sư thì có một
tầng lớp nhân vật đông đảo là nữ. Trong thế giới nhân vật ấy, đối lập với
những bà hoàng, cung phi, quý tộc, là lớp người tồn tại đáy cùng của xã hội.
Đó là những người ca kỹ. Nhân vật ca kỹ xuất hiện trong khá nhiều tác phẩm
văn chương và trở thành nhân vật trung tâm của những sáng tác đó.
1.2. Sự xuất hiện của nhân vật ca kỹ trong nhiều tác phẩm văn học
trung đại là bước phá cách trong quan niệm nghệ thuật về con người, phá cách
về loại hình nhân vật trong sáng tác nghệ thuật của tác giả văn học trung đại.
Đồng thời, nó đánh dấu sự phát triển về ý thức của người nghệ sỹ trung đại "ly
tâm" dần khỏi những ước thúc Nho giáo của văn học đương thời. Nó làm
phong phú thế giới nhân vật trong các tác phẩm văn chương trung đại.

10


1.3. Việc nghiên cứu nhân vật ca kỹ đang đặt ra những vấn đề cần được
quan tâm, xem xét. Trên thực tế khảo sát, chúng tôi thấy nhân vật ca kỹ vẫn
chưa được nghiên cứu một cách hệ thống qua những công trình nghiên cứu
trước đây.
Với đề tài nghiên cứu Bước đầu tìm hiểu nhân vật ca kỹ trong sáng tác
văn chương trung đại (khảo sát qua một số tác phẩm tiêu biểu), tác giả khoá
luận có thể giúp bạn đọc thấy được phần nào những góc khuất của một lớp
người trong xã hội. Bước đầu hiểu được người ca kỹ ở các khía cạnh thuộc về
cuộc sống cũng như số phận của họ như: ngoại hình, nội tâm, cuộc sống, số
phận...
1.4. Hơn nữa, việc tìm hiểu loại nhân vật này còn cung cấp cho người
tập nghiên cứu khoa học cái nhìn thoáng đạt, đúng đắn, sinh động trong việc
tiếp cận văn chương nói chung và kỹ năng phân tích nhân vật như một giai

tầng trong xã hội nói riêng.
Đề tài góp phần mở rộng cho người đọc, giúp cho giáo viên giảng dạy
văn học, tìm hiểu phân tích, cảm nhận về nhân vật ca kỹ trong tác phẩm được
học ở trường phổ thông một cách sâu sắc và toàn diện hơn (Truyện Kiều).
Cũng từ đó người đọc có được cái nhìn thông cảm, thoáng đạt và trân trọng
những giá trị của họ trong các tác phẩm và trong đời sống hiện đại.
2. Lịch sử vấn đề
Nhân vật ca kỹ được giới nghiên cứu nhắc đến khi tìm hiểu những tác
phẩm văn học viết về "tài tử giai nhân" quen thuộc của văn học trung đại.
Chúng tôi đã khảo sát những công trình nghiên cứu có liên quan ít nhiều đến
nhân vật này và thấy rằng tuy có được nhắc nhắc đến nhưng những công trình
nghiên cứu chuyên biệt về kiểu nhân vật này còn ít ỏi. Các nhà nghiên cứu
chưa có sự quan tâm đúng mức tới kiểu nhân vật này. Điều này cũng có
nguyên do của nó. Một là do nguồn gốc của ca kỹ không rõ ràng. Chưa thấy

11


có một công trình nghiên cứu nào viết về nguồn gốc ca kỹ ở Việt Nam. Thứ
nữa là do quan niệm đạo đức chính thống của người Việt Nam chi phối. Văn
hoá Việt Nam vốn ngại nói đến những vấn đề tế nhị, liên quan đến hạnh phúc
riêng tư của con người. Trong khi đó nhắc đến người ca kỹ là có yếu tố nhục
dục gắn với nghề nghiệp hèn hạ của họ. Chẳng những thế trong mấy trăm năm
phong kiến, người ta lấp liếm, lên án những kẻ dám nói đến hạnh phúc ái ân
của lứa đôi, của con người. Có lẽ vì hai nguyên nhân đó nên trên lĩnh vực
nghiên cứu thiếu bóng người ca kỹ.
Vì thế khi viết khoá luận này, ngoài một số công trình trong nước,
chúng tôi có tham khảo công trình nghiên cứu của nước ngoài (được dịch ở
Việt Nam). Bởi vì văn học Việt Nam vốn chịu ảnh hưởng rất sâu sắc từ văn
học Trung Quốc. Đặc biệt là các vấn đề thuộc thể loại, đề tài, cốt truyện... Sau

đây khoá luận xin được trích dẫn một số ý kiến tiêu biểu cho phần "Lịch sử
vấn đề":
- Tác giả Đàm Phàm trong cuốn Lịch sử con hát, bản dịch của Cao Tự
Thanh, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2004, đã giới thiệu khá toàn
diện và khái quát về con hát Trung Quốc thời cổ. "Con hát trong xã hội nô lệ
là vật chuyện lợi của một thiểu số chủ nô và quý tộc, dáng vẻ thướt tha và
giọng ca ngọt ngào của họ là xa xỉ phẩm nhờ chủ nô và tầng lớp quý tộc sử
dụng để hưởng thụ mà tồn tại. Đương thời họ hoàn toàn không có địa vị và
nhân cách độc lập mà là một loại công cụ giải trí, là nô lệ ca múa mà chủ nô
nuôi dưỡng..." [12, tr.17]. Con hát trong xã hội thời cổ của Trung Quốc là
công cụ giải trí mua vui cho chủ nô, họ phải phục vụ chủ nhân cả thanh lẫn
sắc. Cũng bởi nguồn gốc xuất thân hèn hạ, con hát mãi mãi ở tầng đáy của xã
hội, không bao giờ ngóc đầu lên được.
- Đặng Thanh Lê trong chuyên luận Truyện Kiều và thể loại truyện
Nôm, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1979, có đề cập đến sự mới mẻ trong đề
tài sáng tác Nguyễn Du. Tác giả nhận xét: "Tiếp thu yếu tố giàu màu sắc hiện

12


thực của nghĩa ấy ở tác phẩm gốc, Nguyễn Du đã đưa thực sự cuộc sống của
gái thanh lâu vào nội dung và cả ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm thơ tự sự"
[9, tr. 129]. Nhận xét của Đặng Thanh Lê cho thấy cơ sở xuất hiện nhân vật ca
kỹ trong sáng tác của Nguyễn Du là do bắt nguồn từ các tác phẩm của Thanh
Tâm Tài Nhân.
- Tác giả Nguyễn Lộc trong công trình nghiên cứu Văn học Việt Nam
nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2001, có nói
đến sự xuất hiện của nhân vật ca kỹ trong cảm hứng chung về người phụ nữ
trong văn học. Ông viết: "Người phụ nữ trong giai đoạn này, có người là quý
tộc, có người là phụ nữ bình dân, phụ nữ lao động, có người là ca nhi, kỹ nữ..."

[8, tr. 72]. Lời nhận xét của Nguyễn Lộc có nói đến sự ngang hàng của nhân
vật ca kỹ so với các nhân vật khác về chức năng trong tác phẩm. Tuy nhiên tác
giả không nói rõ đời sống và số phận của họ ra sao?
- Lê Đình Kỵ trong sách Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của
Nguyễn Du, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1982, đã khái quát cuộc đời, số
phận của kiếp thanh lâu kỹ nữ qua số phận của nhân vật Thuý Kiều. Ông viết:
"Nguyễn Du đã đưa ra một mẫu người bị xã hội dồn nén lên đầu tất cả những
nhục nhã ê chề mà người đàn bà thời trước phải chịu đựng nhưng cũng chính
người phụ nữ ấy trong cuộc đời cay đắng vẫn giữ được đạo làm người, vẫn bảo
vệ được nhân phẩm của mình trong hoàn cảnh của mình đã hành động một
cách xứng đáng" [7, tr. 96]. Tác giả Lê Đình Kỵ thông qua cuộc đời đầy bi
kịch của Thuý Kiều đã khái quát số phận bất hạnh của lớp người ca kỹ. Kiều
chính là nhân vật đại diện cho những người ca kỹ có số phận không có hạnh
phúc.
- Trần Nho Thìn trong bài viết Tài tình - một vấn đề văn hoá của thời
đại Nguyễn Du, Tạp chí Văn học 7 - 2003, có nói đến công việc của người ca
kỹ. Ông viết "Những người phụ nữ gọi là ả đào đã bán tài hát hay, đàn ngọt
của mình để kiếm sống, thậm chí có thể kiếm sống bằng thân xác". [17, tr.

13


43]. Để tồn tại, người ca kỹ phải bán thanh, thậm chí là sắc cho chủ nhân. Đây
là hiện thực nghiệt ngã, đau đớn mà phận ca kỹ phải gánh chịu trong hàng
nghìn năm phong kiến.
Từ những nhận xét của các nhà nghiên cứu về nhân vật ca kỹ, chúng tôi
nhận thấy:
Mặc dù có nói đến nhân vật ca kỹ nhưng các công trình nghiên cứu đó
mới chỉ dừng lại ở những nhận định khái quát nhất, chưa đi sâu vào đời sống
vật chất và đời sống tinh thần của loại nhân vật này, chưa có tác giả nào dành

công trình chuyên biệt về nhân vật ca kỹ. Tuy nhiên, các công trình nghiên
cứu này đã gợi mở cho chúng tôi - những người làm khoá luận có cơ sở triển
khai để tài một cách hệ thống, cụ thể và sâu sắc hơn.
Do thời gian hạn hẹp và khả năng có hạn nên phần lịch sử vấn đề của
khoá luận còn mỏng, chưa phong phú. Rất mong nhận được sự chỉ bảo, thông
cảm, đóng góp ý kiến của thầy cô giáo.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài của khoá luận này nhằm hướng tới mục đích sau:
- Góp phần nghiên cứu một cách có hệ thống, sâu sắc và cụ thể hơn vấn
đề Nhân vật ca kỹ trong sáng tác văn chương trung đại. Từ đó giúp người đọc
có cái nhìn toàn diện hơn đối với cuộc sống, số phận của người ca kỹ. Khoá
luận còn giúp ta nhận ra thái độ tình cảm của người cầm bút đối với loại nhân
vật này.
- Hơn nữa, khoá luận còn góp phần khẳng định vai trò của nhân vật ca
kỹ trong dòng văn học tài tử giai nhân nói riêng và văn học dân tộc nói chung.
- Tìm hiểu đề tài, tác giả khoá luận cũng mong muốn góp một phần nhỏ
bé cho việc dạy kiểu nhân vật ca kỹ trong nhà trường phổ thông. Đặc biệt là
khi giảng dạy tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.

14


4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện đề tài, người viết khoá luận hướng đến những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu khái niệm nhân vật ca kỹ.
- Khoá luận khái quát được cuộc đời số phận nhân vật ca kỹ trong sáng
tác văn học dân gian, đặt nhân vật trong dòng phát triển của văn học dân tộc,
từ đó thấy được sự kế thừa đề tài người ca kỹ của văn học trung đại.
- Khoá luận khảo sát những tác phẩm viết về nhân vật ca kỹ trong văn
học trung đại. Chỉ ra những đặc điểm, phẩm chất, giá trị của nhân vật ca kỹ;

số phận của họ; nghệ thuật xây dựng nhân vật ca kỹ; thái độ của người cầm
bút.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Do điều kiện thời gian hạn hẹp và việc thu thập tài liệu còn hạn chế nên
đối tượng nghiên cứu của khoá luận là những tác phẩm viết về nhân vật ca kỹ
trong văn học Việt Nam trung đại.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Khoá luận khảo sát các văn bản của văn học Việt Nam trung đại có viết
về người ca kỹ. Đó là những tác phẩm:
- Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập 1 (Nguyễn Đăng Na, Nxb
Giáo dục, Hà Nội, 1999) qua các truyện sau:
+ Hà Ô Lôi.
+ Nghiệp oan của Đào thị.
+ Ca nữ họ Nguyễn.
+ Cô Đào.
+ Rồng.

15


- Thơ chữ Hán Nguyễn Du (Nxb Văn học, Hà Nội, 1970) với một số bài
thơ sau:
+ Long Thành cầm giả ca.
+ Điếu La Thành ca giả.
+ Độc Tiểu Thanh ký.
- Văn chiêu hồn (Nxb Văn học, Hà Nội, 1995)
- Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh), Nxb Đồng Nai, 2002.
- Thơ văn Nguyễn Công Trứ, Nxb Văn học, Hà Nội, 1983.
- Hợp tuyển văn học Việt Nam thời trung đại, tập 1, Bùi Duy Tân (chủ

biên), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2004, với bài thơ Lão kỹ ngâm.
Trước khi khảo sát phần văn học trung đại, khoá luận tìm hiểu nhân vật
ca kỹ trong một số tác phẩm văn học dân gian. Đó là hai cuốn Tổng tập văn
học dân gian người Việt, tập 4, 5, (Kiều Thu Hoạch, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội, 2004) với các truyện sau:
- Sự tích hát Xoan.
- Trương Chi.
- Thôn ả đào.
- Mãn Đào Hoa công chúa.
- Doãn Công - Đào Nương.
- Nàng hát hay làm quay muôn giáo.
Đề tài khoá luận cũng có sự so sánh nhân vật ca kỹ trong một số tác
phẩm văn chương trung đại với một số truyện viết về người ca kỹ trong văn
học để tìm ra cái nhìn sâu sắc, khái quát nhất.

6. Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau đây:

16


- Phương pháp nghiên cứu lịch sử.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp nghiên cứu thống kê.
- Phương pháp phân tích, khảo sát.

7. Đóng góp của khoá luận
- Góp phần đưa ra cách đánh giá tích cực đối với nhân vật ca kỹ trong
chế độ cũ. Qua đó, phần nào hiểu được cuộc sống, số phận của người ca kỹ và
thái độ, tình cảm của người viết.

- Tìm ra được những đóng góp nghệ thuật của nhân vật ca kỹ đối với
đời sống tinh thần con người.

8. Cấu trúc của khoá luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Phần nội dung của
khoá luận được chia thành 2 chương:
Chương 1: Khái quát chung về nhân vật ca kỹ.
Chương 2: Nhân vật ca kỹ trong sáng tác văn chương trung đại (Khảo
sát qua một số tác phẩm tiêu biểu).

17


Nội dung
Chương 1
Khái quát chung về nhân vật ca kỹ

1.1. Khái niệm nhân vật văn học
Trong tiếng Hi Lạp cổ, nhân vật đọc là persona, lúc đầu mang nghĩa là
chỉ cái mặt nạ của diễn viên trên sân khấu. Theo thời gian, chúng ta sử dụng
thuật ngữ này với tần suất nhiều nhất, thường xuyên nhất để chỉ những đối
tượng mà văn học miêu tả thể hiện. Qua một số tài liệu, chúng tôi nhận thấy
giới nghiên cứu nêu ra những quan niệm về nhân vật văn học như sau:
- Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả, thể hiện
trong tác phẩm bằng phương tiện văn học (Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà
Nội, 1997, tr. 192).
- Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn
học (Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội,
2000, tr. 202).
- Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, tiêu điểm bộc

lộ chủ đề và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có tính chất hình thức của
tác phẩm tập trung khắc hoạ. Nhân vật do đó là nơi tập trung giá trị tư tưởng
nghệ thuật của tác phẩm văn học (Từ điển Văn học, tập 2, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội, 1984, tr. 186).
Khái niệm nhân vật được xét dưới nhiều góc độ, ở mỗi yếu tố góc độ,
nó được chia thành nhiều loại nhân vật. Các nhân vật rất đa dạng, phong phú.
ở góc độ nội dung, tư tưởng, có nhân vật chính diện và nhân vật phản
diện (nhân vật tích cực và nhân vật tiêu cực)
ở góc độ kết cấu cốt truyện lại có nhân vật chính, nhân vật phụ và nhân
vật trung tâm.

18


Giáo sư Hà Minh Đức nhận định: Nhân vật và cốt truyện là hai yếu tố
cực kỳ quan trọng, thiết yếu trong cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm kịch và tự
sự... "Không phải ngẫu nhiên mà khi phân tích tác phẩm thuộc hai loại hình
này, chúng ta đều bắt đầu từ sự phân tích nhân vật và cốt truyện vì chỉ bằng
con người chúng ta mới có cơ sở tham nhập vào nội dung cũng như hình thức
của tác phẩm văn học. Nhân vật còn là yếu tố giúp người đọc khám khá những
giá trị mà nó mang trong mình và giúp bạn đọc cùng tác giả hiểu nhau hơn,
cũng như để họ gần nhau hơn qua tác phẩm văn học".
Từ việc tìm hiểu quan niệm về nhân vật từ các nhà nghiên cứu, tác giả
khoá luận nhận thấy: Nhân vật văn học là hạt nhân của tác phẩm. Qua nhân
vật, người viết bộc lộ được tư tưởng, tình cảm, thái độ đối với sự vật, sự việc
được nói đến trong tác phẩm. Nhân vật chính là chìa khoá để chúng ta tìm
hiểu, phân tích tác phẩm văn học.
1.2. Khái niệm về nhân vật ca kỹ
1.2.1. Tên gọi
1.2.1.1. Tên gọi con hát

Trong quá trình làm khoá luận, chúng tôi đã cố gắng tìm kiếm, sưu tầm
các bài viết, các công trình nghiên cứu nói về tên gọi con hát trong các tài liệu
của giới nghiên cứu ở Việt Nam. Song chưa có tài liệu nào cho thông tin cần
đủ. Vì vậy, trong phần giới thuyết này, chúng tôi "mượn" cách quan niệm,
định nghĩa khái niệm về con hát của người Trung Hoa để làm cơ sở cho những
trang viết của mình. Điều này có xuất phát điểm của nó. Bởi vì, văn hoá Trung
Hoa lâu nay vốn được quan niệm là nền văn hoá "làm khuôn mẫu" cho văn
hoá Việt Nam noi theo. Trên nhiều lĩnh vực văn hoá, sự tiếp nhận văn hoá
Trung Hoa của chủ thể văn hoá Việt lại vô cùng sâu đậm. Trong đó có câu
chuyện trước thuật nói chung và văn chương nói riêng. Vấn đề "văn hoá con
hát" không nằm ngoài quy luật đó.

19


Về tên gọi "con hát" (cầm ca), tác giả cuốn Lịch sử con hát (Ưu linh sử)
của Đàm Phàm có viết như sau:
Ưu linh (con hát) là từ hợp xưng ưu và linh.
- Ưu là tên gọi trò đùa. Về nghĩa gốc là một hành vi đùa giỡn, về sau
những người chuyên làm việc ấy được gọi là ưu.
- Linh là tên nhạc quan Linh Luân của Hoàng Đế trong truyền thuyết,
Tương truyền là một âm nhạc gia lớn, Hoàng Đế sai ông chế định âm nhạc,
nên người sau gọi loại nghệ nhân chuyên biểu diễn âm nhạc là Linh nhân, có
khi gọi là linh ưu [12, tr.16].
Như vậy ưu linh là hợp từ chỉ con hát của người Trung Hoa.
Tuy nhiên hợp từ ưu linh này không chỉ riêng người ca hát mà là để chỉ
những người có nghề biểu diễn nghệ thuật như: âm nhạc, vũ đạo, ca hát, kể
chuyện, pha trò, tạp kỹ, bách hý và biểu diễn hý khúc...
Tên gọi con hát trong từng thời kỳ lịch sử cũng có sự thay đổi khác
nhau. ở Việt Nam, con hát được gọi qua các tên như" hát rong, hát ả đào, hát

cô đầu, ca nữ hay ca kỹ. Giới nghiên cứu đã thống nhất gọi chung những
người biểu diễn nghệ thuật dưới tên gọi ca kỹ.
Trong lịch sử đã cho thấy, ca kỹ còn bao hàm những người vừa phục vụ
thanh (nghệ thuật), vừa phục vụ sắc (thể xác) cho chủ nhân. Trường hợp này
thường xảy ra ở lầu xanh, kỹ viện, trong đời sống của các đại gia.
Tên gọi con hát hay ca kỹ phổ biến ở xã hội phong kiến trong một thời
gian dài và "lây truyền" thành tục danh cho tầng lớp đó đến tận thời nay.
Như vậy, tên gọi con hát thể hiện được tính chất nghề nghiệp của họ.
1.2.1.2. Tên gọi ca kỹ
ở xứ Phù Tang, kỹ nữ được gọi là "ghesha". ở Việt Nam, người ta gọi
chung những người có tài đàn hát hay phục vụ trong cung vua, trong phủ đề
của các đại gia là ca kỹ.

20


"Ca kỹ là người phụ nữ sống bằng nghề ca hát và mại dâm trong xã hội
cũ" [11, tr. 289].
Theo giới nghiên cứu, kỹ nữ lúc đầu chỉ những người con gái làm nghề
hát xướng ở các ca viện, và cung đình. Đến triều Hán, Hán Vũ Đế tuyển
những người con gái có sắc đẹp lập ra "doanh kỹ" (trại con gái) để tiếp đãi
những quân sĩ không nhà cửa, không vợ con. Từ đó, kỹ nữ chỉ chung cả những
người con gái bị xã hội xô đẩy vào con đường bán thân nuôi miệng.
Có lẽ vì vậy mà xưa nay xã hội ném về họ cái nhìn khinh bỉ, miệt thị bất
công. Đặc biệt là quy chiếu từ quan niệm chính thống. Xã hội không chấp
nhận cũng không nhìn thấy thân phận nghề nghiệp của người ca kỹ là đáng
thương. Vốn cứng nhắc và khô khan, triết lí Nho giáo cho rằng, những người
phụ nữ đó xa rời đạo đức chính thống, tam tòng tứ đức, là hư hỏng, đáng lên
án. Họ bỏ qua, không xét đến nguyên nhân những người phụ nữ hành nghề ca
kỹ. Đó cũng là một trong những căn nguyên khiến cho thân phận ca kỹ mãi

mãi ở tầng lớp dưới đáy của xã hội.
1.2.2. Nguồn gốc và lịch sử nhân vật ca kỹ
1.2.2.1. Nguồn gốc
Theo Đàm Phàm "Con hát là sản phẩm của chế độ nô lệ, là vật nảy sinh
để làm công cụ giải trí cho kẻ thống trị trong xã hội nguyên thuỷ trước khi có
sử" [12, tr.17]. Dựa vào tiến trình phát triển của xã hội loài người, ta có thể lí
giải nguồn gốc ra đời của con hát như sau:
Trong buổi bình minh của lịch sử loài người, khi đời sống vật chất cũng
như đời sống tinh thần của con người còn thấp, tổ chức xã hội loài người là
những bầy người nguyên thuỷ, "ăn lông ở lỗ", để tồn tại được con người phải
săn bắt, hái lượm động thực vật phục vụ nhu cầu sống. Trong những dịp săn
bắt được thú dữ, họ vui mừng nhảy múa, mừng chiến lợi phẩm thu được.
Những động tác đó lâu ngày trở thành vũ đạo. Cũng có những động tác nảy
sinh vô thức trong một trận giao đấu thắng lợi, một lần xung đột về tình trai

21


gái, một sự kính sợ đối với thiên đế... cũng trở thành điệu múa. Đó chính là
tình trạng mông muội và nguyên thuỷ của việc biểu diễn nghệ thuật. Tính chất
tổ chức xã hội về sản xuất đã ảnh hưởng đến hoạt động nghệ thuật nguyên
thuỷ mang tính chất bầy đàn tự phát.
Đến hậu thời nguyên thuỷ, sự phát triển của sức sản xuất, sự phân công
lao động xã hội bắt đầu xuất hiện, bầy người nguyên thuỷ cũng tan rã dần.
Cùng với sự tan rã của bầy người nguyên thuỷ đó là sự hình thành của các tổ
chức ở các lĩnh vực trong đời sống. Khi nhận thức của con người vẫn còn thấp,
chưa lí giải được các hiện tượng tự nhiên, người ta thường tìm đến tôn giáo
như một thứ thuốc bổ tinh thần. Theo đó tôn giáo bắt đầu hình thành làm
nhiệm vụ chăm sóc linh hồn con người. Cùng với nó là sự ra đời của một bộ
phận chuyên làm công việc giao tiếp giữa con người và thần linh. Những

người này dùng hình thức ca múa để giao tiếp với thần linh. Cùng với sự phát
triển của xã hội, tài nghệ của nhóm người này dần dần chia thành các nghề
chuyên môn riêng. Trong đó có một nhóm chuyên lấy ca hát, nhảy múa làm
kế sinh nhai. Đó là hình thức con hát đầu tiên trong lịch sử con hát .
Con hát phần lớn xuất thân từ gia đình hèn hạ. Nguồn gốc con hát có
thể xuất phát từ những thành phần sau: "Trong nô bộc chọn ra những người
mặt mũi đoan chính, âm thanh rõ ràng. Họ được dạy âm nhạc, vũ đạo và bông
đùa để pha trò, họ vẫn là một thành viên trong đám tôi tớ, nhưng họ đã một
mình phân hoá thành một công cụ tinh thần cung đốn sự giải trí thanh sắc cho
chủ nhân" [12, tr.117].
Con hát cũng có khi xuất thân từ tù binh. Trong chiến tranh, người ta
bắt được tù binh, chọn những người có năng khiếu về thanh nhạc lập thành đội
con hát.
Con hát thời cổ cũng có khi là vợ con các bề tôi có tội bị hạ thấp thân
phận sung làm con hát.

22


Một phần lớn con hát được chủ nhân dùng tiền bạc mua về. Dù là con
hát chuyên nghiệp hay gia đình đều là tàn dư của chế độ nô lệ mà có.
Đọc Lịch sử con hát và qua dòng chảy văn hoá trung đại, người ta còn
thấy rằng, con hát chia ra những loại tầng lớp khác nhau: con hát dân gian,
con hát cung đình, con hát trong các gia đình giàu sang, quý tộc.
Con hát trong cung đình thường là con em nghèo trong dân gian bị mua
về dạy cho thanh nhạc, chức trách của họ là làm các nghi thức cung đình, hoạt
động tế tự, nghi trượng lúc hoàng đế xuất hành và làm việc giải trí trong cung.
Con hát chuyên nghiệp trong dân gian cũng phần lớn là trẻ em mua
trong dân gian.
Gia đình bán con làm con hát thường là nghèo khổ, bức bách. Cũng có

khi họ bị những kẻ có quyền thế ép phải bán con.
Vì con hát là một loại hàng hoá đặc biệt, là tài sản riêng của chủ nhân,
có thể mua bán trao đổi được nên một sớm bị mua về là lập tức mất tự do nhân
thân. Họ phải ăn đời ở kiếp với chủ, dù muốn hay không cũng không được tìm
chủ khác. Có những người chủ ích kỷ độc ác lúc sống "lấy" thanh sắc làm vui,
họ có hơn mười gia kỹ..., đến khi bệnh, muốn họ không theo người khác, bèn
sai đốt ngón tay, nuốt than đỏ, xuất gia làm ni cô" [12, tr. 35].
Con hát là của riêng, cả nghệ thuật của họ là vật chuyên lợi của tư nhân.
Nguồn gốc của con hát quyết định địa vị hèn hạ của họ, mà địa vị hèn
hạ lại đẩy mạnh quy định, tính chất tầng lớp dưới trong nguồn gốc của con
hát. Tình hình ấy khiến con hát vĩnh viễn ở dưới đáy xã hội, bị người ta khinh
rẻ, coi thường...
1.2.2.2. Sơ lược lịch sử nhân vật ca kỹ
Con hát thoát thai từ ca múa nguyên thuỷ. Ban đầu họ đảm nhiệm chức
năng ma thuật dùng nghệ thuật để giao tiếp với lực lượng siêu nhiên. Thời kỳ
này nghệ thuật con hát mang tính chức năng, phục vụ tôn giáo, thần linh.

23


Sau thời kỳ nguyên thuỷ đó, con hát chủ yếu lấy việc pha trò, phúng
thích, giải trí mua vui cho tầng lớp trên là chính. Vì con hát có địa vị hèn kém
nên không trở thành bất cứ mối đe doạ chính trị nào đối với kẻ thống trị, lại vì
lời kể chuyện pha trò và tài nghệ ca hay múa giỏi của họ được kẻ thống trị ưa
thích, nên lời phúng gián của họ thường được tiếp nhận.
Con hát ở giai đoạn này ngoài biểu diễn mang tính chất giải trí, họ còn
dùng cách thức và con đường đặc biệt của họ để phúng gián chính trị, vạch
trần mối tệ đương thời và uyển chuyển đề xuất cách thức chỉ trích hành vi
chính trị của kẻ thống trị. Nhưng chức năng chính của con hát giai đoạn này
vẫn là chức năng giải trí.

Thân phận con hát gắn với nhu cầu xã hội mà dâng hiến tài sắc nghệ
thuật. Càng về thời kỳ sau, nghệ thuật con hát đã không còn là vật chuyên lợi
của vua chúa và tầng lớp quý tộc, giọng ca điệu múa của họ, tài nghệ cao thấp
của họ đã bắt đầu hướng ra quảng đại quần chúng. Tuy nhiên, chức năng con
hát không chỉ đơn thuần là ca múa mà còn phục vụ cả sắc (thân xác) cho chủ.
Cung đình quý tộc ngày càng si mê con hát, xã hội nảy sinh nhiều vấn đề,
nông dân mất ruộng lấy ca hát làm nghề nghiệp. Vì thế, số lượng làm nghề
cầm ca tăng. Cung đình quý tộc xa xỉ đào tạo con hát.
Loại nhạc kỹ trong gia đình ngày càng nhiều, địa vị họ như tỳ thiếp,
thuộc loại kỹ nữ trong nhà chủ. Họ là loại vừa ca hát vừa "ngủ hầu". Đây là
tình trạng bi thảm của kiếp cầm ca trong gia đình quý tộc xưa.
Càng về sau, gần thời cận đại, tình trạng phân thứ cao thấp tài năng của
con hát càng mạnh, con hát đua tài, nhân tài liên tiếp nảy sinh. Nhưng nghệ
thuật con hát phát triển méo mó, kẻ thống trị dùng ca múa để ca ngợi thanh
bình, tầm hoan, tác lạc. ở giai đoạn này, tính chất thương nghiệp của con hát
càng bộc lộ rõ. Thể hiện ở số lượng nội dung nghệ thuật mà con hát biểu diễn.
Con hát cung đình và con hát dân gian vẫn song song phát triển nhưng con hát

24


dân gian ngày càng chiếm ưu thế bởi tư tưởng dân chủ chủ hoá trong đời sống
nhân vật đã bắt đầu khởi sắc.
Tóm lại, tên gọi con hát hay ca kỹ là chỉ chung một hạng người trong xã
hội phong kiến lấy thanh sắc phục vụ tầng lớp trên của xã hội. Qua các triều
đại, con hát có những tên gọi khác nhau nhưng thân phận hèn hạ vĩnh viễn ở
dưới đáy cùng xã hội của con hát không bao giờ thay đổi. Đây là định kiến
khắt khe nghiệt ngã mà xã hội dành cho phận "xướng ca vô loài".

25



Chương 2
Nhân vật ca kỹ trong sáng tác văn chương trung đại
(khảo sát qua một số tác phẩm tiêu biểu)
2.1. Nhân vật ca kỹ trong sáng tác văn học dân gian
Khi con người chưa sáng tạo ra chữ viết, phương tiện trao đổi duy nhất
là lời nói. Các giá trị văn học và nghệ thuật cũng được lưu truyền bằng miệng
từ đời này sang đời khác.
Để có cái nhìn lịch sử, trước khi khảo sát nhân vật ca kỹ trong văn
chương trung đại, luận văn tìm hiểu kiểu nhân vật này qua một số truyện dân
gian lưu truyền. Đó là các truyện:
- Truyện Trương Chi.
- Mãn Đào Hoa công chúa
- Sự tích hát Xoan
- ả đào
- Doãn Công - Đào Nương
- Nàng hát hay làm quay muôn giáo.
(Những truyện trên được chúng tôi trích từ hai cuốn Tổng tập Văn học
dân gian người Việt tập 4, 5 (Kiều Thu Hoạch, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,
2004)).
Trước hết từ trong các huyền thoại, truyền thuyết, nghệ sỹ dân gian cho
thấy nguồn gốc của những câu hát ra đời như thế nào? Thậm chí tên gọi cho
những người làm nghề ca hát nảy sinh từ đâu?
Khảo sát qua một số tác phẩm tiêu biểu, chúng tôi nhận thấy rằng:
Truyện dân gian kể về người ca nữ góp phần lí giải sự ra đời của những câu
hát, điệu hò tồn tại trong dân gian. Những câu hát, điệu hò này phần lớn đều

26



do những ca nữ tài năng sáng tạo. Họ đều xuất thân là bình dân có tài múa hát
được gọi vào cung vua phục vụ.
Chuyện Sự tích hát Xoan lí giải sự ra đời của một điệu hát được lưu
truyền rộng rãi ở vùng trung du Phú Thọ. Đó là hát Xoan. Truyện kể rằng: vợ
Vua Hùng sinh con khó, "đau bụng mãi mà không đẻ được". ở trong vùng có
nàng Quế Hoa xinh đẹp, múa giỏi, hát hay có thể làm cho quên đẻ đau đớn.
Vua truyền cho Quế Hoa vào cung múa hát giúp cho người vợ của mình giảm
bớt nỗi đau vượt cạn. "Đứng trước giường hoàng hậu, Quế Hoa tay uốn chân
đưa người mềm như tơ, dẻo như bún, ai cũng mê, vợ vua mải xem múa không
thấy đau nữa sinh được con". Điệu hát Quế Hoa hát cho hoàng hậu nghe ban
đầu được các mỵ nương trong cung học và múa. Sau đó, điệu múa lời hát này
lan truyền trong dân gian và phổ biến ở mọi tầng lớp nhân dân. Điệu múa hát
đó là hát xuân. Vì nàng Quế Hoa hát vào mùa xuân (đọc chệch là hát Xoan).
Sự tích hát Xoan vừa lí giải cội nguồn một điệu hát dân gian, vừa gợi lên
vấn đề văn hoá con hát. Việc Quế Hoa vào cung vua hát cho vợ Vua Hùng
nghe phải chăng là câu chuyện con hát dân gian vào trong cung đình? Ranh
giới giữa con hát dân gian và con hát cung đình phần nào đã bị xoá nhoà.
Trong đám con hát dân gian sẽ có những người xuất sắc hơn cả được tiến cử
vào biểu diễn trong cung vua. Điệu múa hát xoan của Quế Hoa không chỉ làm
đẹp mắt người xem, giúp người đàn bà quên đau khi sinh nở, quan trọng hơn
là nó mang một giá trị nhân sinh sâu sắc. Người ca nữ ở đây không chỉ biết
biểu diễn nghệ thuật, họ còn là chủ nhân sáng tạo nghệ thuật. Quế Hoa đã
sáng tạo ra điệu hát dân gian ấy.
Trong truyện "Mãn Đào Hoa công chúa", chủ nhân đàn hát là một
chàng thanh niên tên gọi Đinh Lễ. Tác giả vừa lí giải sự xuất hiện của một loại
ca hát (ca trù) vừa cho ta thấy khả năng thần diệu của nghệ thuật. Nhờ tiếng
đàn của Đinh Lễ mà Bạch Hoa khỏi căn bệnh câm. Nàng cùng chồng dạy môn
đệ thành thạo một loại nghệ thuật âm nhạc mới: hát ả đào. Hai vợ chồng Đinh


27


Lễ, Bạch Hoa chính là ông tổ của hát ả đào (ca trù) theo cách lý giải của dân
gian.
Như vậy, trong những sáng tác truyền miệng, người nghệ sĩ dân gian đã
nhắc đến nhân vật ca kỹ với thái độ kính trọng. Họ đã nhìn thấy ở những nhân
vật này tài năng và sự sáng tạo nghệ thuật. Những người ca nữ trở thành tác
giả của nhiều điệu múa, điệu hát còn tồn tại đến tận ngày nay.
Tiếng hát của những người ca nữ không chỉ phục vụ trong cung vua,
trong những trường hợp khác, tiếng hát còn trở thành thứ vũ khí lợi hại góp
phần chống lại kẻ thù ngoại tộc. Đặc biệt là cuộc đối phó với người phương
Bắc trong ngàn năm dân tộc ta bị nô lệ.
Nhiều câu chuyện nói đến những cô ca nữ, sử dụng điệu hát, điệu múa
của mình giết giặc. Nắm được bản chất háo sắc của những kẻ xâm lược, ban
đầu những cô gái này múa hát cho chúng nghe để gây niềm tin. Khi chúng
không còn nghi ngờ, tin tưởng các cô, những người ca kỹ bắt đầu hành động vì
nghĩa lớn.
Truyện Đào Nương kể về cô ca nữ xinh đẹp, múa giỏi hát hay sử dụng
sắc đẹp và mưu kế của mình, giết được giặc. Khi quân Ngô sang xâm lược
nước ta, áp bức bóc lột nhân dân đến nỗi trai tráng phải bỏ đi hết, còn lại
người già và phụ nữ. Bọn giặc rất quý và tin tưởng cô ca nữ tên là Đào Nương.
Chúng thường mời cô đến múa hát cho chúng nghe những dịp yến tiệc. Khi đã
no say chúng chui vào trong bao ngủ tránh muỗi rồi sai nàng buộc lại, sáng ra
lại tự tay nàng cởi dây cho chúng chui ra. Lâu dần thành quen, chúng không
còn nghi ngờ gì nàng. Lợi dụng điều này, nàng đã cùng người già khiêng
những chiếc túi ngủ đó vứt xuống sông. Quân Ngô ngày càng hao hụt mà
nguyên nhân không biết là vì đâu, cuối cùng chúng phải bỏ đi khỏi làng.
Như vậy, câu chuyện hé lộ cho ta tên gọi một nghề hát mà sau này ta
gọi là hát ả đào hay hát ca trù, hát cô đầu. Đào Nương là một từ ghép chỉ

người con gái có nghề hát và nghề hát của nàng.

28


Nàng hát hay làm quay muôn giáo thể hiện được tinh thần đấu tranh
quật cường của nhân dân ta chống lại kẻ thù xâm lược trong nghìn năm Bắc
thuộc. Giặc phương Bắc hay kéo quân sang nước ta gây chiến tranh rồi thu vét
sản vật, của cải, con gái đẹp và cả những nghệ nhân khéo tay đem về nước.
Nước ta hồi bấy giờ có một cô gái hát hay, xinh đẹp. Mỗi khi cô cùng quân
tướng ra trận đánh giặc, tiếng hát của nàng làm cho giặc ngẩn ngơ, bàng
hoàng, buông gươm hàng phục hoặc quay giáo chạy dài. Cứ lần này đến lần
khác khi ào sang thì chúng lại nghe thấy tiếng hát của nàng làm cho chúng mê
mệt, bàng hoàng thua chạy... Thấy nàng lạ kỳ như vậy, chúng đòi ta phải cho
chúng nắm tóc kỳ diệu của nàng. Hám sắc, hám tài, vừa nắm tóc, ngoạn tóc
thì chúng liền bị biến thành những con vật gớm ghiếc đáng sợ. "Thằng bị tóc
vướng vào răng, thì răng nanh mọc thò ra khỏi miệng. Thằng tóc mắc vào
họng thì nói ồm như lũ chó cắn ma. Thằng tóc vướng vào lưỡi thì lưỡi nói ra
toàn những lời hiểm độc" (Nàng hát hay làm quay muôn giáo).
Với lòng tham vô đáy, những kẻ xâm lược đã bị trừng phạt. Tài năng,
sắc đẹp của người ca nữ chắc chắn được đan dệt có phần hư ảo, song nó cho
thấy cảm hứng ca tụng về tài sắc của người ca kỹ. Câu chuyện mang nhiều
yếu tố hư cấu, kỳ ảo nhưng đã cho ta thấy được sự dũng cảm, không cam chịu
khuất phục của nhân dân ta đối với giặc phương Bắc, ngay cả trong tư duy
tưởng tượng.
Ca nữ hay những người làm nghề hát rong thời xưa không chỉ con hát
nữ mà cả con hát nam. Chuyện Trương Chi và Đinh Lễ trong truyện kể Mãn
Đào Hoa công chúa ở trên đã cho ta thấy điều đó. Tuy nhiên, chuyện Trương
Chi nảy sinh do một cách nhìn in đậm quan niệm chính thống. Trương Chi
phản ánh sự vênh lệch đẳng cấp trong xã hội. Tài năng của con hát dân gian

không thay đổi được thân phận của họ.
Tiếng sáo của Trương Chi có khả năng cuốn hút đối với Mỵ Nương.
Nhưng sức mạnh của nó không thay đổi được thân phận con hát của chàng.

29


×