Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Luận văn sư phạm Dạy học nội dung thao tác lập luận so sánh trong SGK Ngữ văn 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.68 KB, 64 trang )

Sinh viên thực hiện: ĐINH THị TƯƠI

PHầN 1: Mở ĐầU
1. Lý do chọn đề tài
Xuyên suốt toàn bộ chương trình giáo dục từ lớp 1 đến lớp 12, Văn là bộ
môn chiếm vị trí quan trọng và được coi là một môn học cơ bản. Đây là môn
học hàm chứa nhiều nội dung phong phú, những giá trị nhân văn cao đẹp tràn
đầy tính giáo dục nhân cách con người. Gs Phan Trọng Luận đà từng khẳng
định: "Khoa học kỹ thuật càng phát triển thì nhu cầu về đời sống tinh thần
càng mạnh mẽ, phong phú đa dạng, còn cuộc sống tinh thần của con người,
nhu cầu thẩm mĩ, tình cảm thì văn học nghệ thuật sẽ mÃi mÃi bất tử." [1;38].
Bản chất của hoạt động dạy, học văn là giúp học sinh biết cảm nhận cái đẹp
của thiên nhiên, của con người, của cuộc đời gắn liền với ý thức trách nhiệm
của mỗi công dân đối với xà hội, đất nước và nhân loại. Qua đó hình thành
khát vọng vươn tới cái đẹp, cái cao thượng, biết bảo vệ và sáng tạo cái đẹp.
Bởi thế, học văn không đơn thuần là thông báo kiến thức mà còn giúp các em
có được những phương pháp đúng đắn, cách giải quyết " bài toán cuộc đời"
một cách có hiệu quả.
Trước tình hình xà hội phát triển như hiện nay, yêu cầu cấp bách đặt ra
là nền giáo dục phải không ngừng đổi mới nội dung cũng như phương pháp
dạy học. Trong quá trình đổi mới đó, với tầm quan trọng to lớn của mình, môn
Văn không thể là trường hợp ngoại lệ. Khi tiến hành xây dựng lại nội dung
chương trình môn Văn thì phần Làm Văn cũng được điều chỉnh cho phù hợp.
Một trong những nội dung mới được triển khai trong phần Làm Văn trong
sách giáo khoa Ngữ Văn là hệ thống các thao tác lập luận dùng trong văn nghị
luận như thao tác lập luận phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận.... Trong đó,
nội dung thao tác lập luận so sánh là một thao tác lập luận còn khá mới mẻ.

1



Sinh viên thực hiện: ĐINH THị TƯƠI

So sánh là một thao tác lập luận quan trọng thường được sử dụng bên
cạch những thao tác lập luận khác như thao tác lập luận phân tích, bình luận...
Trong thực tế so sánh được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Bëi
lÏ trong thÕ giíi kh¸ch quan, c¸c sù vËt hiƯn tượng tuy có những điểm chung,
có liên quan mật thiết với nhau nhưng giữa chúng lại có những nét riêng. Bởi
vậy, trong quá trình nhận thức, người ta phải mượn hoạt động so sánh đối
chiếu để tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa những đối tượng,
rồi từ đó có những nhận xét, đánh giá chính xác về đối tượng. Do đó, việc
triển khai nội dung dạy học thao tác lập luận so sánh là rất thiết thực. Nhờ có
thao tác lập luận so sánh mà giáo viên có thể rèn luyện cho học sinh khả năng
tạo lập những bài văn nghị luận hay, tạo sự hấp dẫn lôi cuốn người đọc.
Tuy nhiên, để có thể vận dụng thao tác lập luận so sánh một cách thành
thạo, đạt hiệu quả cao, biết cách vận dụng kết hợp với các thao tác lập luận
khác thì đòi hỏi học sinh phải có năng lực xử lý thông minh, khéo léo, tránh
vận dụng khô cứng, gượng ép. Từ yêu cầu cụ thể đó, SGK Ngữ Văn 11 tập 1
đà giới thiệu những kiến thức cơ bản về thao tác lập luận so sánh. Tuy nhiên,
việc nghiên cứu và tìm ra một hướng dạy học nội dung thao tác lập luận so
sánh là cần thiết, bởi qua đó ta có thể đưa ra những cách trang bị kiến thức
khoa học nhất, giúp các em lĩnh hội tốt bài học này và nội dung kiến thức có
liên quan.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: " Dạy học néi
dung thao t¸c lËp luËn so s¸nh trong s¸ch gi¸o khoa Ngữ văn 11".
2. Lịch sử vấn đề
Để có cơ sở khoa học đánh giá nội dung thao tác lập luận so sánh,
chúng tôi tìm hiểu các công trình nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, một
điều có thể khẳng định là so sánh là một thao tác lập luận còn khá mới mẻ
chưa được nhiều tác giả nghiên cøu. Cơ thĨ:


2


Sinh viên thực hiện: ĐINH THị TƯƠI

Bàn về so sánh, các tác giả Trần Đình Sử ( Chủ biên), Phan Trọng Luận,
Nguyễn Minh Thuyết trong cuốn Làm văn 12 ( NXB Gi¸o dơc, 2004) coi so
s¸nh nh­ mét c¸ch ln chứng bên cạnh những cách khác như diễn dịch, quy
nạp, tổng - phân - hợp, nêu phản đề, phân tích nhân - quả.... và đà chia so sánh
thành hai dạng: So sánh tương đồng và so sánh tương phản. Để chứng minh
quan điểm trên các tác giả đưa ra vấn ®Ị lý thut, sau ®ã lÊy vÝ dơ minh häa
gióp người đọc dễ hình dung ra từng kiểu so sánh. Theo các tác giả, so sánh
tương đồng là từ một chân lý đà biết suy ra một chân lý tương tự có chung một
logic bên trong. Còn so sánh tương phản là đối chiếu các mặt trái ngược nhau
để làm nổi bật vấn đề mà mình muốn làm sáng tỏ.
Tác giả Bảo Quyến trong cuốn: " Rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận
(NXB Giáo dục, 2004) đà quan niệm so sánh như một thao tác tổ chức nên bài
văn nghị luận bên cạnh những thao tác khác như phân tích và tổng hợp, giải
thích, chứng minh, bình luận... Tác giả quan niệm so sánh là thao tác đối
chiếu nhằm tìm ra cái chung và cái khác biệt giữa các đối tượng, các vấn
đề...So sánh còn giúp ta nhấn mạnh nét đặc sắc, độc đáo trong ý kiến của
mình.
Các tác giả Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên), Đỗ Ngọc Thống, Lưu Đức
Hạnh trong cuốn: " Muốn viết được bài văn hay" (NXb Giáo dục, 2006) cũng
đà trình bày sự khác nhau giữa so sánh như một biện pháp tu từ để tạo ra hình
ảnh với so sánh như một phương pháp, một cách thức trình bày khi viết bài
văn nghị luận. Theo tác giả, trong quá trình làm văn, nếu gặp những vấn đề
ghi rõ yêu cầu so sánh thì không nói làm gì, điều đáng lưu ý là cả những vấn
đề không yêu cầu so sánh, người viết cũng có thể vận dụng so sánh như một
biện pháp " lợi hại" có tác dụng rất lớn trong việc diễn đạt nhằm làm sáng tỏ

vấn đề mà mình định nghị luận. Bất kì ai, muốn cho bài viết của mình sinh
động, phong phú và có sức thuyết phục thì cần phải sử dụng thao tác này, bởi
nhiều khi chỉ cần so sánh là người viết có thể làm nổi bật được vÊn ®Ị. Nh­ng
3


Sinh viên thực hiện: ĐINH THị TƯƠI

để so sánh đạt hiệu quả người viết cần phải có vốn tri thức rộng và luôn cần
nhớ so sánh để làm nổi bật vấn đề mà mình định nghị luận, tránh lan man gây
cảm giác khó chịu cho người đọc. Những so sánh đạt hiệu quả là những so
sánh giúp người đọc cảm thấy tự nhiên mà vấn đề lại được làm sáng tỏ, nổi bật
được các góc cạnh và màu sắc của nã.
Qua sù thèng kª nh­ trªn ta thÊy cã rÊt ít công trình nghiên cứu về vấn
đề so sánh. Tuy nhiên những công trình nghiên cứu về so sánh mà chúng tôi
tập hợp được mới chỉ là những tài liệu định hướng, là chìa khóa hết sức quý
báu để chúng tôi có cái nhìn khái quát, đúng đắn khi triển khai và hoàn thành
khóa luận này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc trình bày những tri thức cơ bản về thao tác lập luận so
sánh, chúng tôi muốn vận dụng vào việc tổ chức dạy học nội dung này cho
học sinh THPT đặc biệt là học sinh lớp 11. Qua đó góp phần giúp học sinh có
đủ kiến thức và tự tin khi sử dơng thao t¸c lËp ln so s¸nh cịng nh­ vËn dụng
kết hợp thao tác lập luận này với các thao tác lập luận khác để tạo lập được
những văn bản nghị luận đạt yêu cầu có giá trị cao.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, khóa luận có những nhiệm
vụ chủ yếu sau:
- Trình bày hệ thống những kiến thức về thao tác lập luận so sánh.

- Vận dụng những tri thức đó vào việc thực hiện dạy học " thao tác lập
luận so sánh" trong chương trình Ngữ Văn 11.
- Đánh giá hiệu quả của việc vận dụng các tri thức đó vào dạy học.

4


Sinh viên thực hiện: ĐINH THị TƯƠI

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Xuất phát từ nội dung của đề tài, chúng tôi tập trung nghiên cứu thao tác
lập luận so sánh được sử dụng khi tạo lập văn bản nghị luận.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tìm hiểu những kiến thức chung về thao tác lập luận so sánh và việc vận
dụng kết hợp thao tác lập luận này với thao tác lập luận khác như thao tác lập
luận phân tích trong SGK Ngữ Văn 11.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, chúng tôi sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp tổng hợp lý luận và thực tiễn.
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
6. Đóng góp của khóa luận.
* Về mặt lý luận:
Khóa luận tập trung trình bày cơ sở lý luận về thao tác lập luận so sánh
ở các phương diện khái niệm, đặc điểm, vai trò, cách thức thực hiện thao tác
lập luận so sánh trong văn bản nghị luận.
* Về mặt thực tiễn:
Khóa luận này góp một phần vào việc tìm ra những hướng dạy học nội

dung này đạt hiệu quả,đồng thời cũng giúp cho học sinh có đủ kiến thức và tự
tin khi sử dụng thao tác lập luận so sánh cũng như vận dụng kết hợp thao tác
lập luận này với các thao tác lập luận khác trong quá trình tạo lập văn bản
nghị luận.
7. Bố cục của khóa luận
Khóa luận gồm có các phần sau:

5


Sinh viên thực hiện: ĐINH THị TƯƠI

- Phần mở đầu.
- Phần nội dung:
Chương 1: Thao tác lập luận so sánh trong văn bản nghị luận.
Chương 2: Thực trạng dạy và học thao tác lập luận so sánh.
Chương 3: Thực nghiệm.
- PhÇn kÕt luËn.

6


Sinh viên thực hiện: ĐINH THị TƯƠI

PHầN 2: NộI DUNG
CHƯƠNG 1: THAO TáC LậP LUậN SO SáNH TRONG VĂN BảN
NGHị LUậN
1.1. Văn bản nghị luận.
Nghị luận là một dạng thức giao tiếp cơ bản của con người. Đó là quá
trình con người dùng ngôn ngữ, lý lẽ, dẫn chứng để thể hiện những hiểu biết

về thế giới khách quan. Cũng vì thế nghị luận là kiểu văn bản có vai trò quan
trọng trong đời sống con người và nó phục vụ cho đời sống con người. Xuất
phát từ tầm quan trọng của kiểu văn bản này đối với đời sống con người, các
nhà nghiên cứu đà dành phần lớn thời gian cho việc tìm hiểu kiểu văn bản này.
Về bản chất, nghị luận là kiểu văn bản trong đó người viết (người nói)
trình bày những ý kiến của mình bằng cách dùng lý luận bao gồm cả lý lẽ và
dẫn chứng để làm rõ một vấn đề thuộc về chân lý, nhằm làm cho người đọc
(người nghe) hiểu, tin, đồng tình với những ý kiến của mình và hành động theo
những điều mà mình đề xuất.
Nếu văn miêu tả là kiểu văn bản được dùng để mô tả, khắc họa lại một
hình ảnh, kể chuyện được dùng nhằm tái hiện con người và cuộc sống bằng
ngôn ngữ chủ yếu là khêu gợi, tác động vào cảm xúc, tưởng tượng của người
đọc (người nghe), thì nghị luận lại thiên về việc trình bày các ý kiến, các lý
lẽ, dẫn chứng để bàn định, nhận xét nhằm làm sáng tỏ một vấn đề nào đó và
qua đó tác động vào trí tuệ, lý trí của người đọc. Vì thế, nghị luận là kết quả
của hoạt động tư duy logic. Nói khác đi nghị luận là tên gọi chung cho một
thể loại văn bản vận dụng các hình thức tư duy logic như khái niệm, phán
đoán suy lý để xác định bản chất sự việc, trình bày lý lẽ, phân biệt đúng sai và
tiến hành làm sáng tỏ một cách khoa học đối với hiện thực khách quan và quy
luật bản chất của sự vật đó nhằm biểu đạt tư tưởng, chủ trương, ý kiÕn, quan

7


Sinh viên thực hiện: ĐINH THị TƯƠI

điểm của người nói (người viết) đối với vấn đề được nghị luận. Để chứng minh
cho điều này chúng ta xét ngữ liệu sau:
"Văn Nguyên Hồng bao giờ cũng lấp lánh sự sống. Những dòng chữ đầy
chi tiết cứ cựa quậy, phập phồng. Một thứ văn bám riết lấy cuộc đời, quấn

quýt lấy con người. Người ta thường nói nhà thơ, nhà văn cần có ba yếu tố
chủ quan đó là: tài, trí và tâm. Có cây bút chỉ mạnh về tài, về trí. Đọc Nguyên
Hồng ta thấy chứa đựng cả "tài và tâm", nhất là "tâm" nổi lên hàng đầu. Mà
chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài". ở những nhà văn chân chính xưa nay,
"tâm" bao giờ cũng là cái gốc, tài và trí chỉ là cành, là ngọn. Nguyên Hồng
viết văn như đặt luôn cái tâm nóng hổi của mình lên trang sách. Nếu cần nói
thật khái quát một cái gì chung nhất cho mọi chủ đề tác phẩm của Nguyên
Hồng thì đó là lòng nhân đạo, một chủ nghĩa nhân đạo bao giờ cũng thống
thiết mÃnh liệt". ( Thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng) [8;114].
Đoạn văn trên đánh giá, nhận xét về vai trò, vị trí của nhà văn Nguyên
Hồng trong sự nghiệp văn học dân tộc, về tư tưởng và giá trị trong các tác
phẩm của ông. Chỉ một đoạn văn ngắn, người viết đà rất linh hoạt khi nêu
nhận xét tổng quát, lời đánh giá về văn Nguyên Hồng nói riêng và văn chương
nói chung ngay ở câu mở đầu. Sau đó tác giả dùng phép loại suy để khẳng
định đặc điểm văn chương Nguyên Hồng. Đoạn văn được trình bày theo cấu
trúc vừa tổng - phân - hợp, vừa loại suy nhưng cái hay của đoạn văn chủ yếu là
đưa ra một chuỗi phán đoán sắc sảo diễn đạt bằng một loạt câu khẳng định có
góc cạnh. Cách trình bày như trên là một hình thức biểu đạt của văn bản nghị
luận.
Như vậy, nghị luận là công cụ quan trọng để con người nhận thức và
phản ánh thế giới một cách khoa học, vạch ra và chỉ rõ quy luật bản chất của
sự vật khách quan. Tuy nhiên, để viết được một bài văn nghị luận hay, vừa
chinh phục được khối óc, vừa chinh phục được trái tim người đọc, vừa đạt lý

8


Sinh viên thực hiện: ĐINH THị TƯƠI

thấu tình, có nội dung tư tưởng cao đẹp và có tác dụng tình cảm mạnh mẽ thì

phải tùy thuộc vào khả năng của người viết. Không cảm động sao được khi
chúng ta đọc những dòng sau đây viết về cuộc sống thanh bạch, giản dị của
Bác Hồ:
" Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vÃi
một hạt cơm, ăn xong bao giơ cái bát cũng sạch và thức ăn còn lại được sắp
xếp tươm tất... Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng".
(Đức tính giản dị của Bác Hồ - Trường Chinh).
Chỉ bằng những từ ngữ mộc mạc, giản dị, tác giả Trường Chinh đà giúp
chúng ta cảm nhận đầy đủ cuộc sống thanh đạm, liêm khiết của một vị Chủ
tịch nước. Và cũng qua đó chúng ta càng cảm thấy khâm phục hơn, kính trọng
hơn đối với Bác Hồ.
Như vậy, trong văn nghị luận, nếu không có tình, bài viết thuần lý sẽ trở
nên khô khan, cứng nhắc, tất nhiên là ít thuyết phục người đọc. Nhưng nếu bài
viết thiên quá về tình, mà lại nhẹ về lý, thì sẽ không đủ sức lôi cuốn và thuyết
óc sáng suốt nhưng cũng rất cần có trái tim nồng nhiệt. Cũng bởi thế, học làm
văn nghị luận là một công việc, một yêu cầu rất quan trọng của việc học văn
trong nhà trường. Văn nghị luận đặt ra những vấn đề tư tưởng và học thuật đòi
hỏi học sinh phải giải quyết, từ đó giúp cho các em vận dụng tổng hợp các tri
thức đà học từ tự nhiên, xà hội, rèn luyện khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ,
khả năng tư duy logic khoa học nghĩa là có phương pháp tư duy đúng để có
thái độ đúng trước các vấn đề xảy ra trong cuộc sống, từ đó góp phần tích cực
vào việc xây dựng và hoàn thiện nhân cách học sinh. Bởi thế, văn nghị luận
ngày càng chiếm một vị trí, giữ một vai trò quan trọng trong chương trình Ngữ
văn và trong đời sống con người.
1.2. Các thao tác lập luận trong văn bản nghị luận
Khi tạo lập văn bản nghị luận, một trong những đặc trưng quan trọng
nhất lµ tỉ chøc lËp ln. LËp ln lµ u tè quan trong tạo nên giá trị cho bài
9



Sinh viên thực hiện: ĐINH THị TƯƠI

văn nghị luận. Bởi thế, chương trình Ngữ văn 11 trình bày một chuỗi bài học
về các thao tác lập luận như thao tác lập luận phân tích, so sánh, bình luận,
bác bỏ... Trước khi tìm hiểu về thao tác lập luận so sánh chúng ta cần có cái
nhìn khái quát về các thao t¸c lËp ln kh¸c, cơ thĨ nh­ sau:
1.2.1. Thao t¸c lập luận phân tích
Mỗi sự việc, hiện tượng bao giờ cũng được tạo bởi nhiều yếu tố. Các yếu
tố này không tồn tại độc lập mà có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau
trong một chỉnh thể thống nhất. Trong quá trình nhận thức, việc chia nhỏ đối
tượng thành nhiều yếu tố sâu chuỗi, xem xét một cách kỹ càng nội dung và
mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài của chúng gọi là phân tích. Có
phân tích thì mới mở rộng được vấn đề,và qua đó nội dung bài văn nghị luận
mới được trình bày phong phú, sâu sắc. Mục đích của phân tích là làm rõ đặc
điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên ngoài của đối
tượng (sự vật, hiện tượng). Khi phân tích, cần chia tách đối tượng theo những
tiêu chí, quan hệ nhất định (quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng, quan
hệ nhân quả, quan hệ giữa đối tượng với đối tượng liên quan, quan hệ giữa
người phân tích và đối tượng phân tích...). Phân tích cần đi sâu vào từng yếu
tố, từng khía cạnh, song cần đặc biệt lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau
trong một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất.
Để tiến hành phân tích, chúng ta phải thực hiện theo trình tự sau:
- Xác định nội dung vấn đề hoặc nội dung của luận điểm cần phân tích.
- Tiến hành xác định các khía cạnh, các bộ phận của nội dung cần phân
tích.
- Sắp xếp các khía cạnh, các bộ phận đó theo một trình tự hợp lý.
- Trình bày từng khía cạnh, từng bộ phận theo trình độ đà sắp xếp. Cần
lưu ý tới mối quan hệ giữa các khía cạnh để từ đó lựa chọn các phép liên kết
cho thích hợp với nội dung của chúng


10


Sinh viên thực hiện: ĐINH THị TƯƠI

- Dùng ngôn ngữ để lập luận, có thể trình bày bằng cách kết hợp với các
ví dụ minh họa
- Cuối cùng chốt lại vấn đề cần phân tích.
Tuy nhiên, trong văn nghị luận, việc phân tích vấn đề phải được tiến
hành theo những nguyên tắc nhất định. Đó là:
+ Phải đảm bảo sự phân chia phản ánh đúng nhất tổ chức của đối tượng.
Để làm được điều này, chúng ta phải phân xuất được từng khía cạnh, từng bộ
phận của vấn đề và sắp xếp chúng theo một trình tự cụ thể.
+ Phải ®¸p øng tèt nhÊt cho mơc ®Ých thùc hiƯn. Khi phân tích vấn đề,
chúng ta cần phải căn cứ vào mục đích phân tích vấn đề, phải xác định cụ thể
phân tích vấn đề như vậy để làm gì. Từ việc xác định mục đích phân tích như
thế, chúng ta lựa chọn cách thức phân chia vấn đề sao cho tương ứng với mục
đích thực hiện thao tác này.
+ Khi phân tích vấn đề, chúng ta phải phân chia theo cùng một cơ sở.
Thông thường, chúng ta chọn mục đích phân tích để làm cơ sở phân chia.
+ Phải phân chia theo nguyên tắc cấp bậc. Khi phân chia vấn đề chúng
ta cần phải phân chia thành các bộ phận lớn, và sau đó lại tiếp tục chia thành
các bộ phận nhỏ, không được phân chia một cách nhảy vọt, thiếu tính hệ
thống.
Tóm lại, phân tích là thao tác được thực hiện nhằm tìm hiểu một mặt nội
dung bao hàm trong một ý kiến, một nhận định, một luận điểm nào đó, đồng
thời chỉ ra mức độ chính xác và giá trị đạt được của chúng. Trong bài văn nghị
luận, phân tích là thao tác cơ bản, được thực hiện nhằm giúp cho người tiếp
nhận văn bản có thể hiểu rõ từng khía cạnh của vấn đề bàn luận.
1.2.2. Thao tác tổng hợp

Khi tạo lập văn bản nghị luận, kết quả của sự phân tích mới chỉ cho
phép hiểu về các bộ phận riêng lẻ mà chưa hiểu biết hoàn chỉnh về đối tượng.

11


Sinh viên thực hiện: ĐINH THị TƯƠI

Muốn nhìn nhận đối tượng trong sự thống nhất hữu cơ của nó thì người viết
phải sử dụng tới thao tác lập luận tổng hợp.
Nếu phân tích là tách nhỏ các mặt nội dung để tìm hiểu thì tổng hợp là
thao tác ngược lại với thao tác phân tích. Tổng hợp có nghĩa là gom lại những
hiểu biết về từng bộ phận từng khía cạnh lại thành một sự hiểu biết chung, đầy
đủ, toàn bộ đối tượng. Trong văn bản nghị luận, thao tác này thường được thực
hiện sau các thao tác lập luận khác như phân tích, giải thích, chứng minh... nó
là cơ së gióp cho ng­êi viÕt cã thĨ chèt l¹i vÊn đề một cách chính xác và khoa
học.
Cũng giống như phân tích, để thực hiện thao tác tổng hợp chúng ta cần
tiến hành theo các bước sau:
- Xác định các nội dung đà được trình bày trước đó.
- Xác định mối quan hệ giữa các nội dung, các bộ phận đà trình bày.
- Xác định các đặc điểm, đặc trưng, tính chất cơ bản của các vấn đề đÃ
được trình bày trước đó.
- Gộp các vấn đề đó lại theo trình tự đà được triển khai trước đó.
- Rút ra kết luận hay nêu ra một chân lý nào đó.
- Có thĨ dÉn sang mét néi dung míi hc më réng vấn đề được bàn
luận.
Để có thể tiến hành thao tác tổng hợp, chúng ta phải tuân thủ nhưng
nguyên tắc sau:
+ Chỉ tổng hợp cái chung, cái đồng nhất trong từng bộ phận. Điều này

chỉ được thực hiện khi chúng ta xác định nội dung của từng bộ phận.
+ Chỉ tổng hợp theo từng cấp bậc. Nguyên tắc này giúp cho chúng ta có
thể tổng hợp vấn đề một cách khoa học, đảm bảo phù hợp với nội dung và đặc
điểm của vấn đề được bàn luận.
Trong bài văn nghị luận, thao tác tổng hợp thường được thể hiện trọng
một hoặc một vài câu văn. Thông thường đó là cách để ng­êi viÕt chèt l¹i vÊn
12


Sinh viên thực hiện: ĐINH THị TƯƠI

đề hoặc là kết luận cho một nội dung nào đấy. Như vậy, tổng hợp là thao tác
của tư duy logic. Nhờ có tổng hợp mà chúng ta mới có thể đi sâu vào bản chất
của sự vật, đối tượng, vấn đề; và qua đó rút ra những hiểu biết sâu sắc và toàn
diện hơn về toàn bộ đối tượng, sự vật, vấn đề đó như một chỉnh thể thống nhất.
Trong quá trình tạo lập văn bản nghị luận, phân tích và tổng hợp là hai
thao tác có mối quan hệ mật thiết với nhau. Phân tích là thao tác giúp cho con
người nhận thức vấn đề trong từng biểu hiện, từng khía cạnh của chúng còn
tổng hợp là thao tác giúp cho con người có thể bao quát lại toàn bộ vấn đề.
1.2.3. Thao tác giải thích
Trong đời sống hàng ngày nhiều khi muốn cho ai đó hiểu rõ vấn đề
hoặc hiểu đúng về một vấn đề nào đó, con người phải tìm mọi cách để làm rõ
vấn đề đó, nội dung đó. Việc làm rõ vấn đề như vậy gọi là giải thích. Giải
thích là thao tác làm cho người khác hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu đầy đủ một vấn
đề bằng lý lẽ ( có dẫn chứng hỗ trợ). Trong làm văn nghị luận, giải thích là
một thao tác được thực hiện nhằm lý giải hoặc làm rõ vấn đề và qua đó người
viết có thể bàn luận một cách cụ thể, sâu sắc nội dung của vấn đề đó. Giải
thích thường là một quá trình diễn dịch: Đi từ một khái niệm, một nhận thức
khái quát đến những cái cụ thể, sống động, dễ hiểu hơn. Theo quá trình, khi
thực hiện thao tác giải thích, chúng ta cần tiến hành theo các bước sau:

- Xác định nội dung vấn đề cần bàn luận.
- Tìm nội dung, các bộ phận, các từ, các ngữ trong vấn đề được trình
bày một cách chưa rõ ràng, cần được giải thích.
- Tiến hành giải thích bằng cách nêu định nghĩa, nêu các biểu hiện, nêu
nguyên nhân, chỉ ra các mặt lợi hại của vấn đề cần giải thích. Có thể tìm các
dẫn chứng hỗ trợ, bổ sung cho các cách giải thích. Sau đó người viết có thể
phân tích hoặc tổng hợp, chứng minh hoặc bình luận nội dung của vấn đề vừa
giải thích.
- Chốt lại vấn đề.
13


Sinh viên thực hiện: ĐINH THị TƯƠI

Như vậy, trong bài văn nghị luận, giải thích là thao tác có thể được thực
hiện trong từng câu văn, hoặc được thực hiện trong cả một đoạn văn. Căn cứ
vào chính nội dung của vấn đề mà chúng ta thực hiện thao tác này trong một
câu hoặc trình bày chúng cả đoạn văn.
1.2.4. Thao tác chứng minh.
Chứng minh là một thao tác lập luận. Đặc điểm cơ bản của thao tác này
là người viết dùng dẫn chứng và lý lẽ để minh chứng, xác nhận, khẳng định,
bênh vực một cách chắc chắn sự đúng đắn của một ý kiến, một nhận định, một
vấn đề giả định người đọc đà thừa nhận hoặc đà thừa nhận một phần. Nhờ có
thao tác này mà trong quá trình tạo lập văn bản nghị luận, người viết mới có
thể làm rõ sự đúng sai, phải trái trong nội dung vấn đề và đó là cách để người
viết dẫn dắt người tiếp nhận tìm đến một chân lý.
Trong bài văn nghị luận, để chứng minh một vấn đề, một luận điểm,
chúng ta có thể tiến hành theo các bước sau:
- Xác định rõ vấn đề ( hoặc luận đề ) cần được chứng minh.
- Giải thích ngắn gọn nội dung vấn đề cần chứng minh.

- Chứng minh vấn đề bằng cách:
+ Tách vấn đề thành từng nội dung, từng phương diện, từng luận điểm
nhỏ.
+ Đưa ra hệ thống dẫn chứng để làm rõ các biểu hiện, các đặc điểm của
luận đề.
+ Phân tích dẫn chứng.
+ Bàn luận về nội dung đà được làm rõ.
+ Chốt lại nội dung của luận điểm và mở rộng sang nội dung của luận
điểm khác và tiến hành theo trình tự trên.
Tuy nhiên khi thực hiện thao tác này cần lưu ý:

14


Sinh viên thực hiện: ĐINH THị TƯƠI

- Hệ thống dẫn chứng phải sát thực và phù hợp với vấn đề, sắp xếp một
cách trình tự hợp lý, tránh hình thức liệt kê. Dẫn chứng phải được dẫn dắt,
phân tích, bình luận.
- Lý lẽ phải được giải thích, phân tích, bình luận hoặc tổng hợp một
cách rõ ràng, dễ hiểu, lập luận phải chặt chẽ, đồng thời cũng phải biết kết hợp
cả lý lẽ và dẫn chứng tạo sức thuyết phục cho người đọc.
1.2.5. Thao tác lập luận bác bỏ
Đây là một trong những thao tác lập luận trong văn nghị luận. Trong đời
sống cũng như trong sách báo, ta có thể bắt gặp những ý kiến sai lầm, những
lời nói, bài viết lệnh lạc, thiếu chính xác ( trái ngược với thực tế, với đạo lý
không phù hợp với chân lý... hoặc sử dụng cách lập luận không logic, phản
khoa học...). Trước những tình huống ấy, ta thường trao đổi lại, tranh luận để
phủ định những ý kiến sai trái ®ã. XuÊt ph¸t thùc tÕ Êy, thao t¸c lËp luËn bác
bỏ ra đời. Vậy, bác bỏ là thao tác lập luận dùng lý lẽ và chứng cứ để gạt bỏ,

phản bác lại những quan điểm, ý kiến sai lệnh hoặc thiếu chính xác từ đó nêu
ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe ( người đọc). Trong văn nghị
luận, người viết có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc cách lập luận nêu
tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích những khía cạnh sai lệnh, thiếu
chính xác... của luận điểm, luận cứ, lập luận ấy. Khi bác bỏ, người viết cần tỏ
thái độ khách quan, đúng mực.
1.2.6. Thao tác bình luận
Bình luận là một thao tác lập luận quan trọng, không thể thiếu trong
văn bản nghị luận. Trong quá trình trình bày vấn đề để thể hiện suy nghĩ, thái
độ, quan điểm của mình đối với vấn đề nghị luận, người viết phải dùng ngôn
ngữ, lý lẽ, dẫn chứng để nhận xét, tỏ thái độ, quan điểm của bản thân. Việc
dùng ngôn ngữ lý lẽ ®Ĩ thĨ hiƯn suy nghÜ, th¸i ®é, quan ®iĨm nh­ vậy được
gọi là bình luận. Như vậy bình luận là cách người viết dùng ngôn ngữ, lý lẽ,
lập luận để bàn luận, đánh giá và phê bình, nhận xét, tỏ thái độ của bản thân
15


Sinh viên thực hiện: ĐINH THị TƯƠI

về một sự kiện, một vấn đề nào đó và qua đó đi đến những nhận định, những
kết luận đúng đắn, sâu sắc, đồng thời thông qua việc bình luận người viết có
thể thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan điểm của mình về vấn đề đó. Khi thực
hiện thao tác bình luận, chúng ta phải tuân thủ theo các bước:
- Xác định nội dung cần bình luận ( luận điểm ).
- Làm sáng tỏ ý nghĩa vấn đề cần bình luận thông qua phân tích, chứng
minh hoặc giải thích.
- Dùng lý lẽ và dẫn chứng để chỉ ra tính đúng sai, tính chân lý của vấn
đề tạo ra cơ sở cho việc đánh giá, nhận xét vấn đề.
- Dùng lý lẽ, lập luận ngôn ngữ để bàn, để bình và đánh giá nội dung vấn
đề.

Cần chú ý, trong quá trình tạo lập văn bản nghị luận, chúng ta cần phải
biết sử dụng kết hợp các thao tác lập luận một cách linh hoạt, mềm dẻo, tránh
khô cứng qua đó làm nổi bật vấn đề nghị luận.
1.3. Thao tác lập luận so sánh trong văn bản nghị luận
1.3.1. Khái niệm thao tác lập luận so sánh.
So sánh là một thao tác lập luận được sử dụng bên cạnh những thao tác
lập luận khác như thao tác lập luận phân tích, bác bỏ, bình luận... So sánh là
một thao tác lập luận được dùng để tìm ra điểm giống và khác nhau giữa các
đối tượng và qua sự so sánh ấy mà giúp con người nhận thấy rõ đặc điểm, vai
trò, giá trị của vấn đề được bàn luận. Như vậy, so sánh đòi hỏi chúng ta phải
vận dụng tối đa năng lực tư duy, người viết cần phải có phông kiến thức lớn để
tìm ra đối tượng so sánh từ đó mới làm nổi bật được vấn đề mà mình nghị
luận. Khi tiến hành so sánh người viết phải có cánh so sánh linh hoạt, mềm
dẻo, nếu không cẩn thận sẽ rơi vào tình trạng so sánh các yếu tố không tương
đồng, dẫn tới sai lệnh, lầm lạc. Ta có thể tìm hiểu thao tác lập luận so sánh
thông qua ngữ liệu sau:

16


Sinh viên thực hiện: ĐINH THị TƯƠI

Trong bài " Một phương diện của thiên tài Nguyễn Du: Từ Hải ", tác giả
Hoài Thanh đà viết:
"Thanh Tâm Tài Nhân nói đến Từ Hải trên bốn mươi trang giấy,
Nguyễn Du chỉ nói trong mấy trang, mười phần bỏ đi tám. Tuy thế, trong
Nguyễn Du có những điều kiện trong Thanh Tâm Tài Nhân không có. Những
điều có thể gợi hình ảnh một vị anh hùng. Từ Hải cùng ở với Kiều năm tháng
rồi từ biệt Kiều mà đi, Thanh Tâm Tài Nhân chỉ nói có vậy, nhưng Nguyễn Du
thì nói kỹ hơn:

"Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoát đà động lòng bốn phương"
" Trượng phu thoát đà động lòng bốn phương", con người này quả
không phải là người của một nhà, mét hä, mét xãm hay mét lµng. Con ng­êi
nµy lµ của trời đất, của bốn phương. Một người như thế lúc ra đi ắt cũng
không thể đi một cách tầm thường như Thanh Tâm Tài Nhân tưởng. Ta hÃy
xem Nguyễn Du tả lúc Từ Hải ra đi.
Trông vời trời biển mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong
Về sau, khi Từ Hải đắc chí, Kiều nhắc lại chuyện oan khuất ngày trước,
Từ Hải của Thanh Tâm Tài Nhân nói: " Có khó gì việc ấy. Để ta điểm năm
ngàn quân quét sạch đất Lâm Trung trả thù cho phu nhân ". Nguyễn Du
không nói lại câu nói này mà tả cái giận của Từ Hải:
Từ công nghe nói thủy chung
Bất bình nổi trận đùng đùng sấm vang
Nếu ta nghĩ rằng lời thơ của Nguyễn Du thường rất dịu dàng rất uyển
chuyển, thường có những câu:
Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.
17


Sinh viên thực hiện: ĐINH THị TƯƠI

thì hẳn ta phải ngạc nhiên vì câu này tựa hồ như thô lỗ. Nhưng một người phi
thường như Từ Hải không thể trong lúc giận dữ ném một cái chén, một cái bát,
hay đập bàn, đập ghế như cái bọn tầm thường là chúng ta được. Từ Hải mà
giận dữ hẳn phải kinh khủng như trời đang lặng lẽ bổng nổi dông tố, sấm sét:
Từ công nghe nói thủy chung
Bất bình nổi trận đùng đùng sấm vang

Tuy nhiên có những đoạn Nguyễn Du không thêm, không bớt, chỉ lấy lại
ý của Thanh Tâm Tài Nhân. Nhưng Nguyễn Du nói với một giọng tha thiết,
hăng hái, lời văn thì vô cùng hân hoan nên đà thay đổi cả ý nghĩa của câu
văn:
Quân trung gươm lớn giáo dài
Vệ trong thị lập có ngoài song phi
Sẵn sàng tề chỉnh uy nghi
Bác đồng chật đất tinh kỳ rợp sân
Thanh Tâm Tài Nhân đại khái cũng nói thế nhưng Thanh Tâm Tài
Nhân không có cái giọng đậm đà và tựa hồ như sung sướng đó.
Một ví dụ nữa: Ca tụng uy võ của Từ Hải, Thanh Tâm Tài Nhân viết: "
Không quá ba ngày, Từ Hải phá một thôi được năm huyện: " Phá được năm
huyện thì còn ra gì!" Nguyễn Du chỉ bỏ vài chữ và đổi cách đặt câu:
Đòi cơn gió quét mưa sa,
Huyện thành đạp đổ năm tòa cõi Nam.
vẫn chừng ấy ý mà lời văn mạnh mẽ và khoái trá biết chừng nào! Cả đoạn văn
liền đó trong " Đoạn trường Tân Thanh " đều mạnh mẽ vô cùng:
Thừa cơ trúc trẻ ngói tan
Bình uy từ ấy sấm ran trong ngoài
Triều đình riêng một góc trời,
Gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà.
18


Sinh viên thực hiện: ĐINH THị TƯƠI

Khi Hồ Tôn Hiến sai người đến thuyết hàng, Từ Hải lưỡng lự không
muốn hàng, nỗi phân vân của Từ Hải, Thanh Tâm Tài Nhân tả trong bốn
trang giấy. Nguyễn Du lấy ý của Thanh Tâm Tài Nhân thu lại trong mấy câu
mà thực sự là rắn rỏi, thực là ngang tàng:

Một tay gây dựng cơ đồ,
Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành
Bó thân về với triều đình,
Hàng thần lơ láo phần mình ra đâu?
áo xiêm buộc trói lấy nhau,
Vào luồn ra cúi công hầu mà chi?
Sao bằng riêng một biên thùy,
Sức này đà dễ làm gì được nhau!
Chọc trời quấy nước mặc dầu,
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai!
Ai có ngờ trong thể thơ lục bát là lối thơ êm đềm, buồn buồn lại có
những câu hùng tráng như vậy. Nhất là câu:
Sao bằng riêng một biên thùy,
Sức này đà dễ làm gì được nhau!
thực tỏ rõ một lòng tự tin phi thường.
Nói tóm lại, hoặc bỏ bớt những đoạn vô ích, hoặc thêm vào một hai chi
tiết, hoặc chỉ lấy lại ý của Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du đà thực hiện
được một cách hoàn toàn cái mộng của Thanh Tâm Tài Nhân, cái mộng biến
Từ Hải thành một bậc anh hïng xt chóng.
(theo tun tËp Hoµi Thanh, T.1, NXB văn học, Hà Nội, 1982 )
Trong văn bản trên tác giả tập trung làm rõ luận điểm: Hình tượng người
anh hùng Từ Hải là sự thể hiện một phương diện nghệ thuật của thiên tài Nguyễn
Du.
19


Sinh viên thực hiện: ĐINH THị TƯƠI

Để làm rõ luận điểm đó Hoài Thanh đà sử dụng thao tác lập luận so
sánh. Tác giả đà so sánh hình tượng Từ Hải của Nguyễn Du trong Truyện

Kiều với hình tượng Từ Hải của Thanh Tâm Tài Nhân trong Kim Vân Kiều
Truyện với mục đích làm rõ: Nguyễn Du đà thực hiện được một cách toàn
vẹn cái mộng mà Thanh Tâm Tài Nhân không thực hiện được hoàn toàn - cái
mộng biến Từ Hải thành một bậc anh hùng xuất chúng.
Hoài Thanh ®· lËp ln b»ng viƯc chän c¸ch so s¸nh ®Ĩ làm nổi bật
thiên tài nghệ thuật của Nguyễn Du, so sánh thông qua các luận cứ:
" Cái mộng biến Từ Hải thành một bậc anh hùng xuất chúng ", phải đến
Nguyễn Du mới "Thực hiện được một cách hoàn hảo ". Thế mà Nguyễn Du
không những không cần tăng số lượng mà còn bỏ đi tám phần mười những gì
mà Thanh Tâm Tài Nhân đà nói. Người đọc dễ dàng thấy được phải là một
bậc thiên tài mới có thể làm được điều đó.
So với Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du cũng không sửa chữa quá
nhiều nội dung mà chỉ thêm một hai chi tiết, hoặc giữ nguyên ý, chỉ đổi lời
văn cho thiết tha, hăng hái thêm lên, hoặc bỏ bớt những đoạn rườm rà vô ích.
Vậy mà hình tượng Từ Hải luôn sống mÃi trong lòng bạn đọc. Đấy là việc chỉ
bậc thiên tài mới có thể làm được.
Như vậy, thao tác lập luận so sánh được sử dụng hợp lý tạo nên tính chặt
chẽ, rõ ràng cho bài viết. Hơn nữa, cũng nhờ có so sánh ta mới cảm nhận sâu
sắc vẻ đẹp của người anh hùng Từ Hải của Nguyễn Du trong Truyện Kiều,
trong cái nhìn đối sánh với Từ Hải của Thanh Tâm Tài Nhân trong Kim Vân
Kiều truyện. Từ đó, thấy được tài năng nghệ thuật bậc thầy trong việc miêu
tả nhân vật của thiên tài Nguyễn Du.
Khi tiến hành so sánh, nội dung so sánh phải được trình bày một cách
khách quan, thái độ đánh giá phải công bằng, tránh tùy tiện. Có như thế việc
so sánh để làm nổi bật luận điểm mà mình nghị luận mới có sức thuyết phục người
đọc.
20


Sinh viên thực hiện: ĐINH THị TƯƠI


Trong quá trình tạo lập văn nghị luận, nếu có sử dụng thao tác lập luận
so sánh cần phải chú ý:
- Đối tượng ( sự vật, sự việc, hiện tượng... ) đưa ra so sánh phải có mối
liên quan với nhau về một mặt, một phương diện nào đó.
- So sánh phải dựa trên tiêu chí rõ ràng.
- Kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực giúp cho việc nhận thức
đối tượng ( sự vật, sự việc, hiện tượng...) được chính xác sâu sắc hơn.
Tóm lại, thao tác lập luận so sánh nếu được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ
sẽ tạo søc thut phơc cho ng­êi ®äc tin theo néi dung của vấn đề mình đang nghị
luận.
1.3.2. Đặc điểm của thao tác lập luận so sánh.
So sánh là một thao tác lập luận giúp người viết làm rõ vấn đề cần bàn
luận, đồng thời thể hiện tâm tư, tình cảm của người viết đối với vấn đề đang nghị
luận.
Trong quá trình tạo lập văn bản nghị luận, để liên hệ so sánh được tốt
đòi hỏi người viết phải có vốn trí thức rất rộng. Tuy vậy, cần nhớ rằng so sánh
để làm nổi bật vấn đề mà mình đang nghị luận chứ không phải phô trương
kiến thức lan man, mất trọng tâm. Bởi nếu phô trương kiến thức, bài viết sẽ trở
nên tản mạn, dễ lạc đề, và dễ gây cảm giác khó chịu cho người đọc. Những
liên hệ so sánh hay là những so sánh khiến cho người đọc cảm thấy tự nhiên
mà vấn đề lại được làm nổi bật các góc cạnh và màu sắc của nó.
Khi sử dụng thao tác lập luận so sánh các đối tượng được đem ra so
sánh thì nguyên tắc đầu tiên là phải xác lập giữa các đối tượng một mối liên
hệ nào đó, so sánh chỉ được thực hiện khi các quan hệ đó được xác lập. Có khi
là dựa trên quan hệ tương đồng giữa các đối tượng, ví dụ tâm trạng của nhân
vật trữ tình khi về thăm quê trong hai bài thơ dưới đây:
Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao
21



Sinh viên thực hiện: ĐINH THị TƯƠI

Trẻ con nhìn lại không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi
( Hạ Tri Chương, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, bản dịch
của Phạm Sĩ Vĩ )
Trở lại An Nhơn tuổi lớn rồi
Bạn chơi ngày nhỏ chẳng còn ai
Nền nhà nay dựng cơ quan mới
Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người.
( Chế Lan Viên, Trở lại An Nhơn )
Cũng có khi thiết lập mối quan hệ so sánh tương phản giữa các đối
tượng có những đặc điểm đối lập nhau ví dụ như:
"Các cụ ưa những màu đỏ choét, ta lại ưa những màu xanh nhạt Các
cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya, ta nao nao vì tiếng gà lúc đúng ngọ.
Nhìn một cô gái xinh xắn, ngây thơ, các cụ coi như đà làm một việc tội lỗi, ta
cho là mát mẻ như đứng trước một cánh đồng xanh. Cái tình ái của các cụ thì
chỉ là hôn nhân nhưng đối với ta là trăm hình, muôn trạng: Cái tình say đắm,
cái tình thoảng qua, cái tình xa xôi Cái tình trong giây phút, cái tình ngàn
thu".
(Lưu Trọng Lư - dẫn theo Trần Đình Sử - làm văn 12)
Trong ngữ liệu trên, Lưu Trọng Lư đà so sánh, đối chiếu sự khác biệt
giữa khuynh hướng thơ cũ và thơ mới để nêu bật những tình cảm mang màu
sắc riêng, mới mẻ của thơ mới nhằm bênh vực cho luận điểm: Sự xuất hiện
của thơ mới là hợp tình, hợp lý, hợp thời.
Khi sử dụng thao tác lập luận so sánh trong việc tạo lập văn bản nghị
luận thì không lấy việc so sánh làm mục đích mà cần phải hiểu rằng so sánh
chỉ là con đường, cách thức để làm rõ vấn đề cần nghị luận.


22


Sinh viên thực hiện: ĐINH THị TƯƠI

Trong quá trình sử dụng thao tác lập luận so sánh, để thấy rõ sự giống
nhau và khác nhau giữa các đối tượng được so sánh nhưng không nên gán cho
đối tượng này những đặc điểm của đối tượng kia và qua đó đưa ra những nhận
xét thiếu căn cứ. Ngoài ra, so sánh cũng là hình thức phát triển trí tưởng tượng
và khả năng liên tưởng từ đối tượng này sang đối tượng khác một cách linh
hoạt, uyển chuyển. Ví dụ, để làm nổi bật đặc điểm: Mỗi nhà thơ có cách cảm
nhận cuộc sống riêng biệt, tạo nên sự đa dạng, không nhàm chán, đơn điệu.
Một học sinh viết:
"Có những vần thơ ríu ran với cái vui của cuộc sống, lại có những vần
thơ quằn quại với nỗi đau của cuộc đời. Nếu như trong thơ Tố Hữu âm hưởng
chủ đạo là niỊm vui vµ khÝ thÕ t­ng bõng cđa cc sèng xà hội chủ nghĩa thì
thơ Thanh Thảo trong những năm gần đây đà " xoay " cho chúng ta thấy một
mảng hiện thực vừa cay đắng, vừa xót xa.
Tôi xoay những ô vuông trong quán phở
- Ông chủ cho hai bát tái đặc biệt!
- Dạ! có ngay. Hai bát tái đặc biệt bàn số 3
- Mi Mi, ăn đi con, sao? Thịt dai à? Ông chủ?
- Dạ!
- Thịt bà dai ngoánh, đổ đi cho hai bát gà.
- Dạ!
( Khối vuông ru bích )
Nếu như Thanh Thảo lạnh lùng quay lại một cảnh đời, một bên là
những người ăn mày đói khát, ăn xin, một bên là con chó Mi Mi đỏng đảnh
chê bát phỏ thịt bò thì Chế Lan Viên xót xa, dừng lại ở một bữa ăn:

Vịt gầy chưa đầy cân
Làm thịt ngày dân đói
Bữa ăn không tiếng nói
Cả nhà im mà ăn.
(Bài của Tạ Thị Tuyết - Trường THPT Lê Hồng Phong - Nam Định)
23


Sinh viên thực hiện: ĐINH THị TƯƠI

Như vậy, thao tác lập luận so sánh có thể được sử dụng như một thao tác
" lợi hại ", để làm rõ giá trị, ý nghĩa của vấn đề mà người viết cần nghị luận,
qua đó phát huy được trí tưởng tượng phong phú của người viết, người đọc, tạo
ra sự sinh động, hấp dẫn cho lời văn trong văn bản nghị luận.
1.3.3. Vai trò của thao tác lập luận so sánh.
So sánh là đối chiếu giữa hai đối tượng, hai sự kiện, hai hiện tượng với
nhau dựa trên một mối liên hệ nào đó, một mặt để tìm hiểu sự khác biệt giữa
các đối tượng đem ra so sánh, nhưng điều quan trọng hơn là để tìm hiểu một
đối tượng mới trên cơ sở một đối tượng đà biết.
Trong đời sống, so sánh có vai trò quan trọng, Paulô đà nói: "So sánh là
sức mạnh của nhận thức", con người nhận thức thế giới xung quanh mình
bằng phương pháp quan trọng là so sánh. GS. Nguyễn Đăng Mạnh cũng từng
nói: Phương pháp quan trọng nhất để nghiên cứu văn học là so sánh.
Khảo sát nhiều công trình phê bình, nghiên cứu văn học có giá trị của
một số nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà phê bình quen biết chúng ta dễ dàng
nhận thấy so sánh là một thao tác lập luận được sử dụng rộng rÃi và có hiệu
lực thực sự. Đọc những bài phê bình văn học của Hoài Thanh người đọc sẽ
thấy so sánh được sử dụng một cách tài tình, linh hoạt và đạt hiệu quả cao.
Mục đích của so sánh là làm sáng tỏ đặc điểm, vai trò, vị trí, giá trị của
đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác. Thao tác lập

luận so sánh được sử dụng hợp lý làm cho bài văn nghị luận cụ thể, sinh động
và có sức thuyết phục cao.

24


Sinh viên thực hiện: ĐINH THị TƯƠI

CHƯƠNG 2 : THựC TRạNG DạY Và HọC
THAO TáC LậP LUậN SO SáNH
2.1. Thực trạng dạy của giáo viên
Trong chương trình Ngữ văn hiện hành, lập luận so sánh là nội dung
hoàn toàn mới. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy giáo viên mới chỉ bám sát
SGK và SGV, sách Thiết kế bài học Ngữ văn để vừa cung cấp kiến thức vừa tổ
chức rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh.
Đối với giờ học lí thuyết, giáo viên thực hiện nội dung dạy học theo
những định hướng được nêu trong SGK. Bởi vậy quy trình dạy học thông
thường là giáo viên nêu câu hỏi sau đó dẫn dắt học sinh phân tích ngữ liệu
cuối cùng rút ra kết luận trong SGK. Để rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết
và thực hành thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức lý
thuyết đà học vào việc giải quyết các bài tập trong SGK.
Theo phân phối chương trình, thời gian dành cho nội dung thao tác lập
luận so sánh là 1 tiÕt lÝ thut, 1 tiÕt lun tËp vµ 1 tiÕt vận dụng kết hợp thao
tác lập luận so sánh với thao tác lập luận phân tích. Một nội dung lý thuyết
mới mà học sinh chỉ được làm quen trong khoảng thời gian 3 tiết thì quả là
một thời gian ngắn. Do hạn chế về thời gian nên giáo viên ít có điều kiện để
mở rộng kiến thức và tổ chức lun tËp sư dơng thao t¸c lËp ln so s¸nh một
cách cẩn thận. Cũng vì thế khả năng vận dụng cđa häc sinh cịng cã nhiỊu
lóng tóng. V× thÕ mn giúp học sinh vận dụng thao tác lập luận này một cách
nhuyễn, giáo viên phải hướng dẫn thêm trong quá trình dạy đọc hiểu văn

bản Ngữ văn. Đây là sự vận dụng tích hợp ngang trong dạy học văn.
2 .2. Thực trạng học của học sinh
Nhìn chung, trong quá trình học thao tác lập luận so sánh học sinh đÃ
nắm được những vấn đề cơ bản của thao tác này. Tuy nhiên, quá trình tiếp thu
25


×