Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Luận văn sư phạm Gốm Bát Tràng xưa và nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 82 trang )

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

LỜI CẢM ƠN
Tác giả khóa luận xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc
thầy giáo ThS. Phùng Gia Thế - người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình,
giúp tác giả hoàn thành khóa luận này.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô giáo trong khoa
Ngữ văn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành khóa luận.
Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 2010
Tác giả khóa luận
Trương Thị Mai Hương

Tr­¬ng ThÞ Mai H­¬ng


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của ThS.
Phùng Gia Thế. Tôi xin cam đoan rằng:
- Khóa luận này là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi.
- Những tư liệu được trích dẫn trong khóa luận là trung thực.
- Kết quả nghiên cứu này không hề trùng khít với bất kỳ công
trình nghiên cứu nào từng được công bố.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 2010
Tác giả khóa luận
Trương Thị Mai Hương

Tr­¬ng ThÞ Mai H­¬ng



Kho¸ luËn tèt nghiÖp

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................

5

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...........................................................

6

3. Mục đích nghiên cứu ...................................................................

7

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................

7

5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................

8

6. Đóng góp của khóa luận ..............................................................

8


7. Bố cục của khóa luận...................................................................

8

NỘI DUNG ....................................................................................

9

CHƯƠNG 1: LÀNG BÁT TRÀNG ..............................................

9

1.1. Khái niệm làng nghề................................................................

9

1.2. Vị trí địa lý làng gốm................................................................

9

1.3. Lịch sử hình thành và phát triển làng gốm ................................

11

1.4. Nét văn hoá làng gốm ...............................................................

18

CHƯƠNG 2: NGHỀ GỐM BÁT TRÀNG ...................................


25

2.1. Quy trình sản xuất gốm ............................................................

25

2.1.1. Quá trình tạo cốt gốm ............................................................

25

2.1.2. Quá trình trang trí hoa văn và tạo men ...................................

30

2.1.3. Quá trình nung .......................................................................

34

2.2. Đặc điểm gốm Bát Tràng..........................................................

40

2.2.1. Về loại hình ...........................................................................

41

2.2.2. Về trang trí ............................................................................

45


2.2.3. Về dòng men .........................................................................

47

2.3. Gốm Bát Tràng trong đối sánh với gốm Phù Lãng....................

52

CHƯƠNG 3: GỐM BÁT TRÀNG - THỰC TRẠNG VÀ

Tr­¬ng ThÞ Mai H­¬ng


Kho¸ luËn tèt nghiÖp
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN .....................................................

56

3.1. Thực trạng ................................................................................

56

3.1.1. Thực trạng về sản xuất ...........................................................

56

3.1.2. Thực trạng về du lịch .............................................................

60


3.2. Định hướng phát triển ..............................................................

62

3.2.1. Định hướng phát triển sản xuất ..............................................

62

3.2.2. Định hướng phát triển du lịch ................................................

64

KẾT LUẬN ....................................................................................

66

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................

69

PHỤ LỤC

Tr­¬ng ThÞ Mai H­¬ng


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Gốm là một trong những phát minh quan trọng đối với loài người nói

chung cũng như đối với người Việt Nam nói riêng. Từ ngàn đời nay, đồ gốm
đã gắn bó mật thiết với cuộc sống của nhân dân ta. Trong cuốn “Nghệ thuật
gốm Việt Nam”, họa sĩ Trần Khánh Chương viết: “Việt Nam là một trong
những nơi xuất hiện gốm sớm. Theo các tài liệu cổ, cách đây một vạn năm ở
Việt Nam đã ra đời loại gốm đất nung. Với văn hóa Bắc Sơn (thời kì đồ đá
mới) ngoài những đồ đá được ghè, đẽo, mài, người ta đã tìm thấy những mảnh
gốm có niên đại xa xôi như ở Sũng Sàm (Hòa Bình), Bó Lún (Cao Bằng),
Thẩm Hơi (Thanh Hóa)… Đồ gốm còn liên tục được phát hiện ở các di chỉ
Quỳnh Văn (Nghệ Tĩnh), Mai Pha (Lạng Sơn), Đa Bút (Thanh Hóa). Với chí
sáng tạo và bàn tay khéo léo của người thợ gốm, gốm cổ Việt Nam đã trở
thành một loại hình nghệ thuật trang trí mang tính dân gian sâu sắc. Đến ngày
nay, đồ gốm vẫn gắn bó mật thiết với cuộc sống của tất cả mọi người, ở tất cả
mọi nơi, giản dị bình thường mà lại vô cùng thân thiết. Có thể nói gốm là biểu
hiện của đặc trưng văn hóa dân tộc” [2 - tr. 18].
Những cái tên Bát Tràng, Chu Đậu, Phù Lãng, Hương Canh, Thanh
Hà… đã trở nên nổi tiếng từ thế kỷ XV, XVI. Nhưng không ít làng gốm đã
dần mai một theo thời gian bởi những điều kiện khách quan cũng như chủ
quan, không còn phát triển thịnh vượng như những thế kỷ trước nữa. Tuy
nhiên, trong số các làng gốm nói trên có thể nói Bát Tràng là một làng nghề
truyền thống tiêu biểu, không chỉ trong quá khứ mà cả ở hiện tại vẫn giữ được
nhịp độ phát triển của một làng nghề, lửa ở Bát Tràng chưa bao giờ tắt, thậm
chí ngày càng vươn xa hơn, tỏa rộng hơn trong từng bước phát triển của mình.
Từ xưa đến nay, gốm luôn gắn liền với đời sống và nghệ thuật, trở
thành một chứng nhân cho đời sống của con người, in dấu những biến đổi của

Tr­¬ng ThÞ Mai H­¬ng


Kho¸ luËn tèt nghiÖp
xã hội, kinh tế, văn hóa, tôn giáo ở mỗi giai đoạn lịch sử của đất nước. Trong

nhiều lò gốm trên cả nước, gốm Bát Tràng luôn là cái tên quen thuộc với
nhiều người dân. Vì thế, tìm hiểu về làng gốm Bát Tràng không chỉ là việc
tìm hiểu một làng nghề, mà đó còn là việc tìm hiểu một địa chỉ văn hóa trong
đời sống tinh thần của người Việt, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay.
Tìm hiểu về làng gốm Bát Tràng còn có ý nghĩa lí luận - thực tiễn quan
trọng đối với một sinh viên ngành Việt Nam học
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Gốm Việt Nam nói chung cũng như gốm Bát Tràng nói riêng có lịch sử
hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời. Nó đã thu hút được sự quan tâm chú ý
của không ít các nhà nghiên cứu văn hóa cũng như các nhà khảo cổ học. Từ
lâu, gốm đã là đối tượng nghiên cứu của không ít các học giả. Các tài liệu về
gốm nói chung khá phong phú nhưng tài liệu đi sâu nghiên cứu về gốm Bát
Tràng lại chưa nhiều.
Năm 1989, Ủy ban nhân dân xã Bát Tràng đã cho biên soạn cuốn “Quê
gốm Bát Tràng”. Trong cuốn sách này, các tác giả đã nêu lên lịch sử hình
thành của làng gốm cũng như phong tục tập quán, nếp ăn ở sinh hoạt của
người dân làng gốm: “Là một làng nghề đồng thời là một làng văn học cho
nên người đàn ông Bát Tràng sống rất hào hoa còn phụ nữ thì đảm đang tháo
vát” [20 - tr. 23]. Bên cạnh đó, cuốn sách còn miêu tả thực tế lịch sử của làng
nghề trong những năm trước Cách mạng tháng Tám, và trong những năm
chiến tranh: “Bát Tràng quê gốm, nhưng đâu chỉ có thuần nghề làm gốm.
Trong mọi bước chuyển mình của đất nước, người Bát Tràng đều có mặt và
để lại nhiều tấm gương tiêu biểu về lòng yêu nước, về tinh thần phấn đấu hy
sinh. Có biết bao người của làng quê gốm đã đứng trong đội ngũ của thủ lĩnh
Trần Thiện Thuật từng góp tiếng súng bắn vào đồn binh Pháp trên đất huyện
Gia Lâm, khiến cho chúng vô cùng hoảng sợ” [20 - tr. 81]. Đồng thời cuốn

Tr­¬ng ThÞ Mai H­¬ng



Khoá luận tốt nghiệp
sỏch cng nờu ra nhng nh hng phỏt trin cho lng ngh trong nhng nm
sau i mi ca t nc.
Nm 1995, mt s hc gi ca Bo tng Lch s Vit Nam biờn son
cun Gm Bỏt Trng th k XIV - XIX. Trong cun sỏch ny, cỏc tỏc gi
trỡnh by lch s hỡnh thnh v qui trỡnh sn xut gm Bỏt Trng. c bit,
cun sỏch cú cỏc bc nh minh ha gm ca Bỏt Trng t th k XIV XIX m Bo tng Lch s Vit Nam ó su tm c, ngoi ra cũn h thng
c cỏc minh vn th hin bng khc chỡm hay vit bng men lam di men
trng, cho bit nhng thụng tin v niờn i, h tờn, quờ quỏn tỏc gi ch to
cng nh h tờn ca ngi t hng.
Cú th núi, õy l hai cụng trỡnh tiờu biu ó ly gm Bỏt Trng lm
i tng nghiờn cu chớnh. Tuy nhiờn c hai cun u c xut bn cỏch
õy nhiu nm, do ú chỳng ta ch thy c lch s hỡnh thnh, phỏt trin
cng nh nhng c im ca gm xa m khụng thy c nhng nột mi
ca gm Bỏt Trng ngy nay. Vỡ vy, tỏc gi khúa lun ó mnh dn trin
khai nghiờn cu ti Gm Bỏt Trng xa v nay.
3. Mc ớch nghiờn cu
3.1. Gii thiu mt lng gm tiờu biu ca Vit Nam vi quỏ trỡnh hỡnh
thnh, lch s phỏt trin, nhng nột vn hoỏ c truyn ca lng gm Bỏt
Trng.
3.2. Ch ra c nhng nột khỏc nhau v qui trỡnh lm gm, c im
ca gm Bỏt Trng xa v nay.
4. i tng v phm vi nghiờn cu
4.1. i tng: ton b nhng c im v lch s, vn hoỏ ca lng
gm Bỏt Trng, sn phm gm Bỏt Trng.

Trương Thị Mai Hương


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

4.2. Phạm vi nghiên cứu: làng gốm Bát Tràng từ khi hình thành cho tới
giai đoạn hiện nay; có sự so sánh để thấy được sự khác biệt, nét đặc trưng của
làng gốm Bát Tràng.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, miêu tả.
- Phương pháp khảo sát thực địa.
6. Đóng góp của khóa luận
6.1. Chỉ ra và nêu bật được những nét đặc sắc của làng gốm Bát Tràng một làng nghề truyền thống tiêu biểu của Việt Nam.
6.2. Trình bày có hệ thống về qui trình sản xuất và đặc điểm gốm Bát
Tràng.
6.3. Nêu lên thực trạng của làng gốm hiện nay và đưa ra một số định
hướng để bảo tồn và phát triển làng gốm Bát Tràng.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa
luận gồm 3 chương:
Chương 1: Làng Bát Tràng
Chương 2: Nghề gốm Bát Tràng
Chương 3: Gốm Bát Tràng - thực trạng và định hướng phát triển

Tr­¬ng ThÞ Mai H­¬ng


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
LÀNG BÁT TRÀNG
1.1. Khái niệm làng nghề
Cho đến nay vẫn chưa có khái niệm chính thống về “làng nghề”. Theo

giáo sư Trần Quốc Vượng thì: “Làng nghề là một làng tuy vẫn còn trồng trọt
theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhưng cũng có một số nghề phụ khác như đan
lát, gốm sứ, làm tương… song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với
một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường
(cơ cấu tổ chức), có ông trùm, ông cả… cùng một số thợ và phó nhỏ, đã
chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định, “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất
nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra
những mặt hàng thủ công, những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở
thành sản phẩm hàng hóa và có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng
rộng xung quanh và với thị trường đô thị và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có
thể xuất khẩu ra cả nước ngoài” [11 - tr. 38, 39].
1.2. Vị trí địa lý làng gốm
Làng gốm Bát Tràng thuộc địa phận xã Bát Tràng. Xã Bát Tràng từ xưa
đến nay đều thuộc cấp hành chính của huyện Gia Lâm.
Qua nhiều nguồn tài liệu cho biết huyện Gia Lâm từ khi ra đời tới nay có
vị trí tương đối ổn định. Theo sách “Đại Việt sử kí toàn thư”, tên gọi Gia Lâm
xuất hiện từ thời nhà Lý (1010 - 1225):

Tr­¬ng ThÞ Mai H­¬ng


Kho¸ luËn tèt nghiÖp
“Năm Giáp Thân (1044) đặt trạm Hoài Viễn ở bờ sông Gia Lâm để làm
chỗ nghỉ cho người nước ngoài đến chầu” [8 - tr. 224]
“Năm Nhâm Dần (1062) mùa xuân, quận Gia Lâm dâng con rùa sáu
con ngươi và ba chân” [8 - tr. 231]
Sau đó quận Gia Lâm đổi thành huyện vào thời Trần. Dưới thời Lý, Trần
và Hồ (1010 - 1400), huyện Gia Lâm thuộc phủ Thiên Đức, lộ Bắc Giang.
Khi Lê Lợi đại thắng quân Minh đã tiến hành phân chia lại các cấp hành
chính cả nước thì huyện Gia Lâm được chia về phủ Thiên Đức thuộc Bắc

Đạo.
Vào năm thứ sáu niên hiệu Quang Thuận (1466) đời vua Lê Thánh Tông,
huyện Gia Lâm chia về phủ Thuận An thuộc thừa tuyên Bắc Giang. Ba năm
sau thừa tuyên Bắc Giang đổi thành trấn Kinh Bắc.
Đến thời Nguyễn, năm thứ ba niên hiệu Minh Mạng (1822), huyện Gia
Lâm thuộc phủ Thuận An, trấn Bắc Ninh. Năm 1831 trấn Bắc Ninh đổi thành
tỉnh Bắc Ninh. Năm 1862, huyện Gia Lâm chia về phủ Thuận Thành, vẫn
thuộc tỉnh Bắc Ninh. Đến năm 1912, Gia Lâm lại thuộc phủ Từ Sơn.
Từ 2/1949 huyện Gia Lâm thuộc tỉnh Hưng Yên. 11/1949 lại thuộc về
tỉnh Bắc Ninh. Đến 31/5/1961, huyện Gia Lâm nhập về ngoại thành Hà Nội.
Tính đến thời Nguyễn, niên hiệu Gia Long (1802 - 1820), huyện Gia Lâm
đã có cương vực gần như hiện nay. Sử sách ghi lại Gia Lâm dưới thời Đồng
Khánh gồm mười tổng: Như Kinh, Kim Sơn, Đặng Xá, Gia Thị, Cự Linh,
Đông Dư, Lạc Đạo, Cổ Biên, Nghĩa Trai và Đa Tốn. Lúc ấy tổng Đa Tốn có
chín xã trong đó có xã Đông Cao (sau đổi thành Giang Cao), tổng Đông Dư
có bốn xã trong đó có xã Bát Tràng. Đến năm 1948 xã Bát Tràng nhập với xã
Giang Cao và xã Kim Lan lấy tên là xã Quang Minh. Đến 1964, Quốc hội
khóa III nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định cho một số xã
trở lại tên cũ, Bát Tràng được trở lại tên gọi cổ truyền.

Tr­¬ng ThÞ Mai H­¬ng


Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Như vậy xã Bát Tràng bao gồm hai xã Giang Cao và Bát Tràng gộp lại.
Xã Bát Tràng nằm ở phần đất phía Đông Nam của huyện Gia Lâm và cũng là
phần đất giáp ranh với tỉnh Hưng Yên. Phía Bắc xã Bát Tràng giáp xã Đông
Dư, phía Đông giáp với xã Đa Tốn, phía Nam giáp xã Kim Lan và xã Xuân
Quan.
Bát Tràng có một vị trí tương đối thuận lợi, đến Bát Tràng bằng đường bộ

hay đường thủy đều tiện. Năm 1958, nhà nước ta thực hiện công trình thủy lợi
Bắc Hưng Hải nhằm mục đích tưới tiêu cho đồng ruộng của ba tỉnh lúc bấy
giờ là Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương. Từ đây tạo ra một con đường mới đi
vào xã Bát Tràng. Từ Hà Nội, có thể theo đường thủy từ bến Chương Dương
hoặc bến Phà Đen, xuôi theo sông Hồng đến bến đình Bát Tràng (cảng du lịch
Bát Tràng). Nếu đi đường bộ, qua cầu Chương Dương hoặc Long Biên, dọc
theo tuyến đê Long Biên - Xuân Quan, tới cống Xuân Quan rẽ tay phải đi
khoảng một km sẽ tới trung tâm làng gốm Bát Tràng, hoặc đi từ quốc lộ 5, rẽ
vào Trâu Quỳ, qua xã Đa Tốn lên đê tới cống Xuân Quan rồi lại rẽ tay phải là
tới Bát Tràng. Ngày nay việc đến Bát Tràng càng thuận lợi và nhanh chóng
hơn khi công ty vận tải Hà Nội mở tuyến xe buýt số 47 về tới tận chợ gốm
Bát Tràng vào năm 2006.
1.3. Lịch sử hình thành và phát triển
1.3.1. Quá trình hình thành
Tên gọi Bát Tràng có từ bao giờ? Và nghề làm gốm xuất hiện khi nào?
Theo sử sách ghi chép lại, ta có thể xem thế kỷ XIV - XV là thời gian hình
thành làng gốm Bát Tràng:
Trong “Đại Việt sử ký toàn thư” có nói đến vụ lụt lội xảy ra vào tháng
bảy năm Nhâm Thìn, năm thứ mười hai niên hiệu Thiệu Phong nhà Trần
(1352) “nước sông lớn tràn lan, vỡ đê Bát - Khối, lúa má bị ngập…”
[8 - tr. 281]. Đê Bát - Khối ở đây chính là đê Bát Tràng và Cự Khối. Cũng

Tr­¬ng ThÞ Mai H­¬ng


Kho¸ luËn tèt nghiÖp
trong sách này ghi vào tháng mười hai năm Bính Thìn, năm thứ tư niên hiệu
Long Khánh (1376), vua Trần Nhân Tông mang mười hai vạn quân có đi qua
“bến sông xã Bát” (Trần Duy Anh chú giải “xã Bát” chính là xã Bát Tràng).
Trong “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi cũng có nhắc đến làng gốm Bát

Tràng: “Làng gốm Bát Tràng làm đồ bát chén”, “Bát Tràng thuộc huyện Gia
Lâm, Huê Cầu thuộc huyện Văn Giang - hai làng ấy chuyên cung ứng đồ
cống cho Trung Quốc là bảy mươi bộ bát đĩa, hai trăm tấm vải thâm”.
[18 - tr. 33]
Tuy nhiên, theo dân gian truyền lại thì làng gốm Bát Tràng có thể ra đời
sớm hơn. Hiện nay vẫn có một huyền thoại được truyền khẩu qua nhiều thế hệ
người làng gốm về nguồn gốc của nghề gốm. Chuyện kể rằng: vào thời Trần,
có ba vị đỗ Thái học sinh được triều đình cử đi sứ phương Bắc là Hứa Vĩnh
Kiều người Bát Tràng, Đào Trí Tiến người làng Thổ Hà và Lưu Phương Tú
người làng Phù Lãng. Sau khi hoàn tất công việc ngoại giao, trên đường về
nước qua vùng Thiều Châu (Quảng Đông) gặp bão lớn phải dừng nghỉ lại. Tại
đây có xưởng gốm Khai Phong nổi tiếng, ba ông đã đến thăm và học lấy nghề
gốm cùng một số kỹ thuật đem về truyền bá cho dân chúng quê mình. Hứa
Vĩnh Kiều truyền cho Bát Tràng nước men rạn trắng, vì thế mà Bát Tràng đã
nổi tiếng chuyên chế các đồ gốm men sắc trắng; Đào Trí Tiến truyền cho làng
Thổ Hà nước men sắc vàng đỏ; còn Lưu Phương Tú truyền cho làng Phù
Lãng nước men sắc vàng thẫm. Ở làng Phù Lãng và Thổ Hà cũng lưu truyền
câu chuyện có nội dung tương tự như trên chỉ có ít khác biệt về tình tiết, đó là
thời điểm ba vị đi sứ là vào cuối thời Lý, vị thứ nhất tên Hứa Vĩnh Cảo và vị
thứ ba có tên Lưu Vĩnh Phong. Nếu truyền thuyết trên là đúng thì nghề gốm
Bát Tràng đã có từ thời nhà Lý.
Tuy nhiên cốt lõi thực hư của câu chuyện này ra sao? Tên họ của ba vị
Thái học sinh kể trên tới nay chưa có cơ sở nào để khẳng định và quan trọng ở

Tr­¬ng ThÞ Mai H­¬ng


Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Bát Tràng chưa ai thừa nhận Hứa Vĩnh Kiều là ông tổ nghề của mình. Còn có
một giả thiết khác của học giả nước ngoài cho rằng nghề gốm ở nước ta là do

một người thợ Trung Quốc có tên là Hoàng Quảng Hưng - người đã đến định
cư tại Bát Tràng và dạy cho nhân dân ở đây nghề gốm. Tuy nhiên giả thiết
này đã được các nhà nghiên cứu sử học và khảo cổ học của nước ta kết luận là
sai lầm và không có căn cứ chính xác. Chưa tính đến gốm Bát Tràng, gốm
Việt Nam nói chung với những dấu vết đã tìm được thì các nhà khảo cổ học
cho biết chúng có niên đại từ hơn 6.000 năm trước. Đến giai đoạn gốm men
Đại Việt (thế kỷ XI trở đi) thì trên đất nước ta đã hình thành nhiều trung tâm
gốm: Hà Bắc, Thanh Hóa, Thăng Long, Đà Nẵng… Những trung tâm này
mọc lên nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng chùa tháp cùng với những sản phẩm
phục vụ cho nhu cầu của vua chúa triều đình.
Còn có một truyền thuyết nữa về làng Bát Tràng. Theo các cụ kể lại,
trong số các dòng họ ở Bát Tràng có dòng họ Nguyễn Ninh Tràng. Chữ
“Tràng” cũng có thể đọc chệch là “Trường”. Vậy phải chăng đây là dòng họ
Nguyễn từ Vĩnh Ninh (Thanh Hóa) - nơi đã từng sản xuất loại gạch xây thành
có tiếng trong lịch sử? Tiếp sau dòng họ Nguyễn là dân làng Bồ Bát (Bồ
Xuyên và Bạch Bát) thuộc tổng Bạch Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên,
trấn Thanh Hóa ngoại; ngày nay Bồ Xuyên và Bạch Bát là hai thôn của xã
Yên Thành, huyện Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình, vùng này có loại đất sét trắng
rất thích hợp với nghề gốm. Theo truyền thuyết và gia phả một số họ như họ
Vũ ở Bồ Xuyên, ngày xưa cư dân Bồ Bát chuyên làm nghề gốm lâu đời, điều
này được xác nhận qua dấu tích của những lớp đất nung và mảnh gốm dày
đặc tìm thấy ở nhiều nơi của vùng này. Tương truyền lúc đầu có năm cụ thuộc
các dòng họ Lê, Trần, Vương, Phạm, Nguyễn đem gia quyến đến vùng bảy
hai gò đất trắng này để lập nghiệp. Họ sống quần tụ với những người thuộc
dòng họ Nguyễn Ninh Tràng, lập thành phường sản xuất gốm gọi là Bạch Thổ

Tr­¬ng ThÞ Mai H­¬ng


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

phường, sau đó đổi thành phường Bá Tràng, rồi đến cuối thời Trần mang tên
xã Bát và sang thế kỷ XV mang tên Bát Tràng. Từ đây nghề gốm ngày một
phát triển, số gia đình từ làng Bồ Bát kéo ra ngày một đông. Đình làng Bát
Tràng hiện nay còn giữ câu đối ghi dấu việc chuyển cư này:
“Bồ di thủ nghệ khai đình vũ
Lan nhiệt tâm hương bái thánh thần”
Dịch nghĩa là:
Đem nghề nghiệp từ làng Bồ Bát ra đây để xây dựng đình miếu
Lòng dân thành kính tựa hương lan dâng lên cúng tạ thánh thần.
Đến thời Lê Trung Hưng ở Bát Tràng đã có tới hai mươi dòng họ. Qua
gia phả của một số dòng họ, ta cũng biết đến thời điểm chuyển cư tới Bát
Tràng của các dòng họ này là vào khoảng cuối thời Trần (thế kỷ XIV) và thời
Lê sơ (đầu thế kỷ XV):
- Gia phả họ Trần có ghi: “Cụ khởi tổ nguyên quán tại xã Bồ Bản
tỉnh Thanh Hóa. Năm ba mươi tuổi, gia đình bị hỏa hoạn bèn cùng với người
trong xã là họ Vương, họ Lê, họ Phạm và họ Nguyễn đến phường Bạch Thổ
để sinh cơ lập nghiệp”.
- Gia phả họ Lê cũng ghi: “Trước khi dân Bồ Bát (Thanh Hóa)
gặp thời loạn lạc, cuối Trần đầu Lê ông cụ nhà ta là Phúc Thái cùng với cụ bà
đến chỗ bến sông, dựng nhà cửa sống bằng nghề làm gốm…”
Dân làng Bát Tràng chủ yếu sống bằng nghề thủ công làm gốm, còn lại
làm quan, dạy học, buôn bán. Làng Bát Tràng lợi thế sông nước bến bãi
nhưng ruộng đất trồng cấy chẳng có là bao. Trước đây làng chỉ có bảy mươi,
tám mươi mẫu đất bãi để trồng đậu. Số đất này được chia đều cho các suất
đinh từ 18 - 60 tuổi trong các họ. Tuy nhiên số đất đó cũng không cố định vì
thỉnh thoảng lại có nạn lở đất nên ba đến bốn năm làng phải chia lại đất cho
đều.

Tr­¬ng ThÞ Mai H­¬ng



Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Như vậy chỉ có câu chuyện về làng Bồ Bát chuyển cư và định cư tại Bát
Tràng là có cơ sở thực tế, gắn liền với thực tiễn lịch sử, với căn cứ gia phả các
dòng họ còn đến nay. Nghề gốm ở Bát Tràng gắn liền với quá trình lập làng,
có thể coi thời điểm cuối thời Trần (thế kỷ XIV) là thời điểm mở đầu, hình
thành nên làng gốm Bát Tràng.
1.3.2. Quá trình phát triển
1.3.2.1. Thế kỷ XV - XVI
Trong thế kỷ XV, dưới triều Lê (1428 - 1527) và thế kỷ XVI
(1527 - 1592) làng gốm Bát Tràng trở nên phát đạt, chính sách của nhà Mạc
đối với công thương nghiệp cởi mở hơn, không chủ trương “ức thương” như
thời kỳ trước nên kinh tế hàng hóa có điều kiện phát triển thuận lợi. Sản phẩm
gốm Bát Tràng cũng phong phú và được lưu thông rộng rãi.
Đặc biệt trong bộ sưu tập gốm Bát Tràng thời nhà Mạc có nhiều sản
phẩm có minh văn ghi rõ năm chế tạo, họ tên người đặt hàng và người sản
xuất. Qua những minh văn này, ta thấy người đặt hàng bao gồm cả một số
quan chức cao cấp và quí tộc nhà Mạc. Người đặt hàng trải ra một không gian
rộng lớn bao gồm nhiều phủ huyện vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Bát Tràng đã sản xuất được những sản phẩm cao cấp đáp ứng được nhu cầu
của tầng lớp quí tộc và nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân. Người sản xuất
được ghi tên vào sản phẩm gốm có cả nam và nữ. Họ đều là những nghệ nhân
nổi tiếng của làng gốm Bát Tràng.
1.3.2.2. Thế kỷ XVI - XVII
Vào thời gian này gốm Bát Tràng phát triển trong bối cảnh kinh tế mới
của đất nước và khu vực. Sau những phát kiến địa lý cuối thế kỷ XV, nhiều
nước phát triển của Tây Âu như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp… tràn sang
phương Đông, đua nhau lập công ty, xây dựng căn cứ để buôn bán với khu
vực này.


Tr­¬ng ThÞ Mai H­¬ng


Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Nhà Minh ở Trung Quốc sau khi thành lập (1371) có chủ trương cấm tư
nhân buôn bán với nước ngoài, làm cho việc xuất khẩu gốm sứ nổi tiếng của
Trung Quốc bị hạn chế, từ đó tạo điều kiện cho gốm sứ Việt Nam mở rộng thị
trường ở Đông Nam Á. Đến năm 1644 nhà Thanh lại thi hành chính sách cấm
vượt biển buôn bán với nước ngoài. Chính trong thời gian này, một số mặt
hàng xuất khẩu của Việt Nam trong đó có gốm sứ không bị hàng Trung Quốc
cạnh tranh, lại có điều kiện phát triển hơn.
Chính bối cảnh trên đã thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Việt Nam, thế
kỷ XVI - XVII là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất gốm xuất
khẩu trong đó ở phía Bắc có hai trung tâm quan trọng và nổi tiếng là Bát
Tràng và Chu Đậu. Trong khi đó Bát Tràng có may mắn nằm bên bờ sông
Nhị, ở khoảng giữa Thăng Long và phố Hiến - hai đô thị, hai trung tâm mậu
dịch lớn nhất thời bấy giờ, trên đường thủy nối liền hai đô thị này, là cửa ngõ
thông thương với thế giới bên ngoài.
1.3.2.3. Thế kỷ XVIII - XIX
Ngay từ cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, việc buôn bán xuất khẩu
đồ gốm sang Đông Nam Á bị giảm sút nhanh chóng. Năm 1684 sau khi giải
phóng Đài Loan, triều Thanh bãi bỏ chính sách cấm vượt biển buôn bán với
nước ngoài. Từ đó gốm sứ chất lượng cao của Trung Quốc tràn vào thị trường
Đông Nam Á, đồ gốm Việt Nam không đủ sức cạnh tranh. Nhật Bản cũng bắt
đầu mở cửa, kinh tế phát triển, không phải mua sản phẩm của nước ngoài như
trước kia.
Bối cảnh trên cùng với chính sách hạn chế ngoại thương của chính
quyền Trịnh - Nguyễn (thế kỷ XVIII) và của triều đình nhà Nguyễn (thế kỷ
XIX) đã làm cho quan hệ mậu dịch đối ngoại của Việt Nam sa sút và việc
xuất khẩu đồ gốm cũng bị suy giảm. Đây chính là lý do khiến một số trung

tâm gốm bị tàn lụi. Ví dụ như gốm Chu Đậu đã từng phát triển rực rỡ ở thế kỷ

Tr­¬ng ThÞ Mai H­¬ng


Kho¸ luËn tèt nghiÖp
XV - XVI nhưng sau đó hầu như bị xóa bỏ, đến mức độ ngày nay cư dân sống
trên mảnh đất này không còn biết nghề gốm.
Gốm Bát Tràng tuy có bị ảnh hưởng nhưng vẫn giữ được sức sống bền
bỉ nhờ có một thị trường tiêu thụ rộng rãi trong nước với những sản phẩm đồ
gia dụng, đồ thờ, đồ trang trí và gạch xây dựng - những sản phẩm thiết yếu
cho mọi tầng lớp xã hội từ quí tộc đến dân thường. Cuối thế kỷ XVIII (năm
1791), nhà thơ Cao Huy Diệu ghé thuyền qua bến Bát Tràng có ghi lại bài thơ
“Bát Tràng vãn bạc” (Buổi trưa đậu thuyền ở Bát Tràng) với lời tiểu dẫn:
“Năm Giáp Dần tôi đi chơi, bèn đáp thuyền buôn cùng đi. Đúng trưa đậu
thuyền ở bến Bát Tràng, thấy phố chợ đông đúc, hàng bày đầy ắp, mái chèo đi
lại tới tấp, ngoài bờ sông một bãi dâu xanh mướt, cảnh xuân như vẽ”. Bài thơ
như sau:
“ Sông lớn dừng thuyền ở bến ngang
Đến đây lò bát chốn quê hương
Sờ sờ đất mới làn roi nổi
Thăm thẳm nương dâu bãi bạt ngàn
Đi lại lối quen nơi phát đạt
Bán buôn tấp nập khách giàu sang”
Chỉ qua bài thơ trên ta cũng có thể thấy Bát Tràng vẫn là một trung tâm
sản xuất gốm truyền thống có tiếng trong nước.
1.3.2.4. Từ thế kỷ XIX trở đi
Trong thời kỳ Pháp thuộc, các lò gốm Bát Tràng tuy bị một số xí nghiệp
gốm sứ ngoại nhập cạnh tranh nhưng vẫn duy trì được hoạt động bình thường.
Bên cạnh những hộ sản xuất cá thể, đã xuất hiện một số chủ lò giàu có.

Khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, đến năm 1957 các cá nhân là địa chủ ở
đây đã góp vốn thành lập công ty gốm Trường Thịnh, sản xuất đồ gốm sứ dân
dụng phục vụ xã hội. Năm 1958, khi nhà nước có chính sách công tư hợp

Tr­¬ng ThÞ Mai H­¬ng


Kho¸ luËn tèt nghiÖp
doanh thì công ty được chuyển đổi thành xí nghiệp sứ Bát Tràng với số công
nhân có lúc lên tới 1.250 người. Với cơ sở vật chất đầy đủ, nhân công Bát
Tràng được thử nghiệm, thực hành, sáng tạo trên cơ sở sự cần cù, chịu khó.
Từ đó mà một thế hệ có tay nghề gốm vững chãi được hình thành. Cũng trong
thời gian này, các xí nghiệp và hợp tác xã liên tục ra đời: xí nghiệp X51, X54,
hợp tác xã Hợp Thành, Hưng Hà, Hợp Lực… Các cơ sở trên chuyên cung cấp
hàng tiêu dùng trong nước, một số hàng thủ công mỹ nghệ và một số mặt
hàng xuất khẩu. Bên cạnh những nghệ nhân có tiếng như Đào Văn Can,
Nguyễn Văn Khiếu, Lê Văn Vấn, Nguyễn Văn Cổn… Bát Tràng đã đào tạo
được hàng trăm thợ gốm trẻ cung cấp cho các lò gốm mới mở trên cả nước.
Từ 1986 trở đi, trong công cuộc đổi mới chung của cả nước, làng gốm
Bát Tràng đã có nhiều chuyển biến lớn theo xu hướng kinh tế thị trường. Một
số xí nghiệp kịp thời chuyển hướng sản xuất vẫn tồn tại và phát triển. Các hợp
tác xã lần lượt giải thể hoặc chuyển thành công ty cổ phần. Phổ biến ở Bát
Tràng hiện nay là những đơn vị sản xuất theo qui mô hộ gia đình. Xã Bát
Tràng ngày nay bao gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao, là một trung tâm
gốm lớn của nước ta. Sản phẩm gốm Bát Tràng ngày càng phong phú đa
dạng, có mặt trên thị trường cả nước từ Bắc chí Nam, được xuất khẩu sang
nhiều nước châu Á, châu Âu.
1.4. Bát Tràng - làng quê văn hóa
1.4.1. Nhìn lại những dấu tích xưa
Như mọi làng quê Việt Nam xưa, tại Bát Tràng có văn chỉ, đình, chùa,

đền, miếu khang trang. Dường như những công trình kiến trúc ấy là những
dấu hiệu chứng minh về một làng quê văn hiến. Nơi đó chẳng những là niềm
tự hào, là nơi thiêng liêng để gửi gắm những ước mơ, khát vọng của mỗi
người dân mà còn là nơi mọi người cùng tham gia những sinh hoạt cộng đồng
với hội hè đình đám hàng năm.

Tr­¬ng ThÞ Mai H­¬ng


Kho¸ luËn tèt nghiÖp
1.4.1.1. Đình Bát Tràng
Là một trong những ngôi đình lớn của xứ Kinh Bắc xưa, đình Bát
Tràng không thờ tổ nghề mà thờ Lục vị Thành hoàng. Theo bài “Tạo đình kí”
thì Đình được làm lại, lợp ngói với qui mô đồ sộ vào tháng Chạp năm Canh
Tý (1720) niên hiệu Bảo Thái đời vua Lê Dụ Tông. Đình xây dựng theo kiểu
chữ Nhị, phía trong là tòa Đại bái gồm năm gian hai chái, cột đình được làm
bằng những cây gỗ lim to, các gian bên được lát bục gỗ để làm chỗ ngồi. Địa
thế của ngôi Đình rất đẹp, trông ra dòng sông Nhị mênh mông, xa xa là núi
Tam Đảo, Ba Vì. Trải qua bao cơn dâu bể, hiện nay Đình không còn nguyên
vẹn như xưa, nhân dân Bát Tràng nhiều lần sửa sang để lấy nơi thờ cúng.
Đình Bát Tràng được chia làm năm nóc:
Nóc Ninh Tràng thờ Hán Cao Tổ và Lữ Hậu
Nóc Bảo Ninh thờ Cai Minh Chinh tự đại vương
Nóc Đông Hội thờ Phan Đại Tướng
Nóc Kỳ Thiện thờ Hộ Quốc Thần
Nóc Đoài thờ thần Bạch Mã
Hiện nay, đình Bát Tràng còn giữ được hơn năm mươi đạo sắc của các
thời Lê - Tây Sơn và thời Nguyễn phong cho các Thần hoàng. Xưa nhất là
đạo sắc thời Lê Cảnh Hưng. Đặc biệt có nhiều đạo sắc của đời Quang Trung.
Đây là những di vật vô cùng quí giá mà đình Bát Tràng còn lưu giữ được. Và

trong đình làng có nhiều câu đối thờ mang ý nghĩa ca tụng quê hương trong
thời thái bình thịnh trị.
1.4.1.2. Văn chỉ Bát Tràng
Văn chỉ Bát Tràng được dựng ở phía sau đình Bát Tràng. Trên Tam
quan văn chỉ có ba chữ lớn bằng đá “Ngưỡng di cao” có nghĩa là “trông lên
vời vợi”. Văn chỉ có kiến trúc theo kiểu chữ Nhị đều dựng năm gian. Bức
Hoành Phi bằng gỗ sơn son thếp vàng, ở tiền tế có hai chữ “Văn hội” (hội của

Tr­¬ng ThÞ Mai H­¬ng


Kho¸ luËn tèt nghiÖp
làng văn). Trong văn chỉ có bệ thờ Đức Khổng Tử và bảy mươi hai vị học trò.
Bên trên bệ là bức hoành phi có dòng chữ “Thiên địa đồng lưu” (trời đất cùng
luân chuyển).
Trước kia, mỗi khi hội họp làng văn, các quan viên coi việc ở Văn Chỉ
lại đem hai bức trướng vóc có ghi đủ họ tên 364 vị khoa bảng của làng treo
lên vị trí trang trọng để mọi người chiêm ngưỡng. Đây chẳng những biểu hiện
nét tự hào riêng của nhân dân Bát Tràng mà còn là nguồn động viên, khuyến
khích các thế hệ con cháu chuyên tâm học hành tấn tới.
1.4.1.3. Đình Giang Cao và chùa Kim Trúc
Đình Giang Cao hiện chỉ còn tòa tiền tế, tòa hậu cung không còn nữa.
Trên nền cũ của hậu cung, dân làng đã dựng lại vài gian để thờ cúng. Đình
thờ ai và được xây dựng từ bao giờ tới nay không còn đủ tư liệu để khảo cứu.
Chùa Kim Trúc là ngôi chùa chính của làng Bát Tràng. Chùa nằm bên
cửa sông Nhị. Đáng tiếc nay chùa không còn nữa, tuy nhiên theo những gì
được truyền lại thì chùa đã từng có kiến trúc với qui mô rất lớn.
1.4.1.4. Chùa Bảo Minh và chùa Tiêu Dao
Chùa Bảo Minh xưa kia được dựng ở ngoài bãi sau làng, trên nền của
hàng trăm ngôi mộ vô chủ. Nay chùa không còn, chỉ còn một quả chuông

đồng, trên có bốn chữ lớn “Bảo Minh tự chung” - chuông chùa Bảo Minh.
Chuông cao gần một mét được đúc vào tháng Chạp năm Ất Mão (1795) năm
thứ ba niên hiệu Cảnh Thịnh. Đây là một hiện vật quí, góp thêm vào khối di
sản văn hóa của thời Tây Sơn.
Chùa Tiêu Dao nằm ở địa phận thôn Giang Cao. Kiến trúc chùa xưa
không còn, trên nền cũ của chùa hiện nay là trường Trung học cơ sở Bát
Tràng. Tương truyền chùa xưa có qui mô to lớn, xây dựng trên nền đất cao,
địa thế đẹp, trông về hướng Nam. Hiện vật duy nhất còn lại của ngôi chùa là
quả chuông đồng, đúc vào tháng ba năm Giáp Thân (1824), năm thứ ba niên

Tr­¬ng ThÞ Mai H­¬ng


Kho¸ luËn tèt nghiÖp
hiệu Minh Mệnh. Nội dung bài minh văn trên chuông cho biết do thời thế
loạn lạc, lại thêm gió táp mưa sa lâu ngày nên chùa đổ nát, sau có một số
thiện nam tín nữ trong làng đã đóng góp tiền của để sửa sang lại chùa.
1.4.2. Những tên tuổi làm rạng rỡ quê hương
Xã Bát Tràng có nhiều người đỗ đạt, nhiều nhân vật không chỉ được
dân làng Bát Tràng ghi nhớ mà còn được cả nước biết đến. Trong các thư tịch
cổ còn ghi lại ở nơi đây, trong các bia kí được ghi chép thì Bát Tràng có tới ba
trăm sáu tư người đỗ đạt từ Tam trường trở lên, đặc biệt có chín người đỗ từ
Tiến sĩ đến Trạng Nguyên và nhiều võ quan mà nay tên tuổi còn lưu danh trên
bảng vàng bia đá trong Văn miếu ở cả Hà Nội và Huế.
1.4.2.1. Trạng Nguyên Giáp Hải (1506 - 1586)
Ông là người mở đầu cho danh mục khoa bảng ở Bát Tràng. Ông sinh
ra ở quê mẹ tại làng Công Luận - Văn Giang - Hưng Yên, tuy nhiên cha ông
là người gốc Bát Tràng.
Thông minh từ nhỏ và học giỏi khác thường, ông đậu Trạng Nguyên
năm 32 tuổi, là năm thứ chín niên hiệu Đại Chính nhà Mạc (1538). Ông làm

quan cho nhà Mạc, là người chăm lo việc nước, giàu lòng nhân ái, từng nhiều
lần dâng sớ mong nhà vua làm việc nghĩa vì dân. Ông rất được vua tín nhiệm,
khi tuổi cao nhiều lần xin về hưu nhưng vua Mạc Mậu Hợp quyến luyến
không cho về. Sau này khi ông mất, Mạc Mậu Hợp đã ban cho câu đối thêu
vào cờ:
“Trạng Nguyên, tể tướng Đẩu Nam tuấn
Quốc lão, đế sư thiên hạ tôn”
Nghĩa là:
Đỗ Trạng Nguyên, làm tể tướng, danh cao như ngôi sao Bắc Đẩu
trời Nam
Bậc quốc lão ở Kinh đô được cả nước tôn kính.

Tr­¬ng ThÞ Mai H­¬ng


Kho¸ luËn tèt nghiÖp
1.4.2.2. Tiến sĩ Trần Thiện Thuật (1659 - ?)
Tự là Trung Mẫn, đỗ khoa thi Hội tổ chức vào tháng Mười năm Quí
Hợi 1638 năm thứ tư niên hiệu Chính Hòa đời vua Lê Hy Tông. Trong kỳ thi
Đình tổ chức vào năm sau ông là một trong mười bốn người đỗ tiến sĩ. Tên
ông còn được lưu danh trên tấm bia đá lập ngày 2 tháng 3 năm thứ mười ba
niên hiệu Vĩnh Thịnh đời vua Lê Dụ Tông (1717) tại Văn Miếu Hà Nội.
1.4.2.3. Tiến sĩ Nguyễn Đăng Cẩm (1677 - 1736)
Ông đỗ tiến sĩ khoa thi Đình, tháng 6 năm Mậu Tuất 1718 năm thứ
mười bốn niên hiệu Vĩnh Thịnh. Lúc đó ông đang ở chức tri huyện, ở tuổi bốn
mốt. Ông là tấm gương về sự kiên trì học tập. Sau khi đỗ tiến sĩ ông làm đến
nhiều chức quan to, để lại nhiều tác phẩm, trong đó có “Bát Tràng xã Nguyễn
tộc gia phả thực lục”.
1.4.2.4. Tiến sĩ Vũ Văn Tuấn (1806 - ?)
Tự là Trạch Khanh. Hiện nay ở Viện nghiên cứu Hán Nôm còn giữ

được quyển sách chép về sự tích Vũ Văn Tuấn. Theo đó ông mồ côi cha, nhà
nghèo nhưng được mẹ chăm lo cho ăn học nên người. Năm 1843 vào Huế thi
Hội và đỗ Tiến sĩ. Trên tấm bia dựng năm Quí Mão 1843 năm thứ ba niên
hiệu Thiệu Trị tại Văn miếu ở Huế có tên ông. Hiện nay tại nhà thờ họ Vũ ở
làng Bát Tràng hiện còn tấm bia đá khắc lại bài ngự chế của Vua Tự Đức
khen ngợi công lao đi sứ vất vả của các sứ bộ trong đó có Vũ Văn Tuấn.
Ngoài các vị được kể tên trên, quê hương Bát Tràng còn rất nhiều tên
tuổi đỗ đạt cao, đóng góp tài năng, trí tuệ và sức lực trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ đất nước.
1.4.3. Nếp sống phong tục
1.4.3.1. Phương châm xử thế
Trong phần mở đầu Hương ước của làng Bát Tràng ghi bằng chữ Hán
có đoạn:

Tr­¬ng ThÞ Mai H­¬ng


Kho¸ luËn tèt nghiÖp
“Đức nghiệp tương khuyến, vật câu cùng đạt
Quá thất tượng qui, vật vong tinh sát
Lễ tục tương giao, vật dung du việt
Hoạn nạn tương tuất, vật manh lăng đoạt”
Tạm dịch là:
“Lấy nhân đức khuyên bảo nhau, chớ kể giàu nghèo
Lấy điều phải làm lẽ sống, chớ quên tự sửa mình
Đối xử với nhau theo lễ tục, không được vi phạm
Hoạn nạn giúp nhau, không được manh tâm lấn cướp”
Qua những câu trên, phần nào ta thấy được phương châm xử thế của
mọi người với nhau, điều đó cũng được thể hiện trong phong tục tập quán của
làng. Đến Bát Tràng người ta còn thấy một điều đặc biệt là khi giỗ Tổ, trong

mâm cỗ cúng bao giờ cũng có bát cháo và nắm cơm. Việc này được các cụ
già giải thích nhằm giáo dục con cháu sống phải có tình nghĩa thủy chung,
biết trước biết sau, khi giàu sang phải nhớ lúc hàn vi, dù khó khăn bần hàn chỉ
có rau cháo cũng phải cưu mang lẫn nhau.

1.4.3.2. Lệ làng phép họ
Tuy là làng nghề cổ truyền nhưng Bát Tràng không thờ Tổ nghề mà
chỉ thờ Thần Hoàng trong đình làng. Làng cũng không chia thành phe, giáp
như thiết chế tổ chức thường thấy ở các vùng quê khác trước Cách mạng
tháng Tám. Cả làng có hai mươi họ chia ra làm nhiều nóc đình. Hội làng Bát
Tràng diễn ra vào ngày 15 đến 22/2 âm lịch. Trước khi diễn ra lễ hội khoảng
mười ngày, dân làng tổ chức lễ rước nước - một nghi thức phổ biến của những
ngôi làng gần sông. Điều khiển lễ rước nước long trọng này là một viên “đầu
nước”, các quan viên chở thuyền mang chiếc chóe do chính người Bát Tràng

Tr­¬ng ThÞ Mai H­¬ng


Kho¸ luËn tèt nghiÖp
làm ra giữa sông Hồng để múc nước. Người họ Nguyễn Ninh Tràng có vinh
dự được dùng gáo đồng múc nước đổ vào chóe. Trước đó họ đốt những tràng
pháo thật dài, tiếng pháo giòn giã hòa theo khói tỏa mịt mùng làm xáo động
cả một vùng sông nước. Chóe nước được rước về tắm cho các bài vị ở ngôi
miếu bên sông, sau đó dân làng rước các bài vị có đề tên tuổi, mỹ hiệu của
các Thần ra đình tế lễ. Mỗi khi tế xong các bài vị lại được rước về Miếu, tục
gọi là “Thánh hoàn cung”. Khi tế tại đình, các họ rước Tổ của mình ra phối
hưởng, họ Nguyễn Ninh Tràng được rước bát hương có che lọng vàng đi cửa
giữa, còn các họ khác lần lượt rước bát hương che lọng xanh đi cửa hai bên.
Ngày nay, hội làng Bát Tràng vẫn diễn ra đều đặn vào Rằm tháng Hai
âm lịch hàng năm. Ngày đầu tiên vào hội, làng phải sắm sửa lễ cúng Thành

Hoàng: chọn một con trâu tơ thật béo đem thui vàng rồi đặt lên chiếc bàn lớn,
kèm theo là sáu mâm cỗ và bốn mâm xôi. Khi lễ xong cỗ được hạ xuống chia
đều cho các họ trong làng cùng nhau ăn uống vui vẻ. Tuy ngày nay một số
nghi lễ không còn phức tạp, cầu kỳ như xưa nhưng vẫn đầy đủ các nghi thức
truyền thống theo phong tục của làng. Nhân dân Bát Tràng tự hào về mảnh
đất quê mình, hàng năm vào dịp lễ hội, nhân dân thành kính dâng lên Thần
Hoàng làng cầu xin cho dân giàu, làng xã văn minh, bình yên. Đặc biệt vào
những năm gần đây, đời sống của nhân dân Bát Tràng được cải thiện nhiều,
đình chùa miếu mạo được sửa chữa trở nên khang trang, lễ hội được tổ chức
đúng nghi lễ thủ tục, người dân ai cũng phấn khởi hồ hởi.
Có thể nói Bát Tràng là một làng gốm lâu đời, nổi tiếng và cũng là một
làng có truyền thống văn hóa lâu đời, vừa mang những sắc thái cộng đồng
chung của các làng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ, vừa phản ánh những nét đặc
thù của một làng gốm lâu đời.

Tr­¬ng ThÞ Mai H­¬ng


Kho¸ luËn tèt nghiÖp

CHƯƠNG 2
NGHỀ GỐM BÁT TRÀNG
2.1. Qui trình sản xuất gốm
Theo quan niệm của người thợ gốm xưa, nói đến các vật phẩm gốm là
nói đến sự kết hợp hài hòa của Ngũ hành Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Kim
loại ngâm trong xương gốm và men gốm tạo ra vẻ đẹp, sự huyền bí của màu
sắc. Rơm, tre, củi, gỗ (Mộc) tạo ra ngọn lửa - tác nhân của sự bền chắc trong
xương gốm, sự sáng bóng rực rỡ của gốm. Nước (Thủy) gộp với đất để tạo
dáng gốm, minh họa cho các biểu tượng của tâm hồn. Lửa là cha tạo ra phẩm
chất, sắc thái của gốm. Đất là mẹ tạo ra xương thịt của gốm. Tất cả các yếu tố


Tr­¬ng ThÞ Mai H­¬ng


×