Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

dạy học theo chủ đề tích hợp địa lí địa phương chủ đề tìm hiểu về “làng gốm bát tràng xưa và nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.9 KB, 9 trang )

Phụ lục II
Phiếu mô tả hồ sơ dạy học
1. Tên dự án dạy học
- Địa lí địa phương: Chủ đề tìm hiểu về “Làng Gốm Bát Tràng Xưa và Nay”
2. Mục tiêu dạy học
a. Kiến thức :
- Nhận biết vị trí địa lí và ý nghĩa của nó đối với phát triển kinh tế - xã hội
của “Làng Gốm Bát Tràng Xưa và Nay”.
- Nêu được giới hạn, diện tích của “Làng Gốm Bát Tràng” .
- Trình bày được đặc điểm địa hình, thuỷ văn, đất, của “Làng Gốm Bát Tràng”.
- Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với phát triển kinh
tế - xã hội của “Làng Gốm Bát Tràng”.
- Trình bày được đặc điểm dân cư : số dân, cơ cấu dân số, phân bố dân cư của
“Làng Gốm Bát Tràng”.
- Trình bày được lịch sử hình thành và phát triển của “Làng Gốm Bát Tràng” từ thế
kỉ XIV-XV đến nay.
- Trình bày những tác động của hoạt động sản xuất gốm Bát Tràng đến kinh tế, văn
hóa và môi trường ở Làng Gốm Bát Tràng.
- Đưa ra được những giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở làng
gốm Bát Tràng.
b. Kĩ năng :
- Xác định trên bản đồ vị trí địa lí của “Làng Gốm Bát Tràng”.
- Phân tích số liệu, biểu đồ, tranh ảnh để biết đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế
văn hóa của “Làng Gốm Bát Tràng”.
c. Thái độ
- Trân trọng những giá trị hiện tại “Các sản phẩm gốm Bát Tràng” được làm ra từ
bàn tay khéo léo của các nghệ nhân và những thăng trầm tròng việc giữ gìn và phát
huy sản phấm gốm Bát Tràng trong quá khứ và hiện tại.
d. Bài học liên quan và năng lực vận dụng



- Trong dự án tìm hiểu về “Làng Gốm Bát Tràng Xưa và Nay” có liên quan đến
kiến thức liên môn giữa Lịch sử và địa lí cụ thể là:
+ Môn địa lí: Các bài 41,42,43 lớp 9 (phần địa lí địa phương).
+ Môn lịch sử: Tiết 21, 31 phần lịch sử địa phương lớp 7
- Các năng lực học sinh vận dụng trong việc giải quyết kiến thức liên môn lịch sử
và địa lí là:
+ Có khả năng thực hiện những nghiên cứu nhỏ (đề xuất ý tưởng nghiên cứu; tìm
hiểu, xây dựng và cấu trúc kiến thức hợp lí; trình bày sản phẩm nghiên cứu bằng
văn bản, powerpoint và thuyết trình).
+ Có khả năng tìm kiếm, xử lí, sử dụng thông tin từ nhiều nguồn: qua thực địa, qua
các website trên Internet, qua sách báo, tranh ảnh, bản đồ ...
+ Kĩ năng hợp tác trong làm việc nhóm và khả năng làm việc cá nhân.
3. Đối tượng dạy học của dự án
Khối 8
Số lượng
Lớp 8C

43

Lớp 8D

47

Đặc điểm

4. Ý nghĩa của dự án
- Dự án tìm hiểu về “Làng Gốm Bát Tràng Xưa và Nay” giúp học sinh củng cố lại
những kiến thức đã học và mở rộng thêm hiểu biết về địa phương mà các em tìm
hiểu trong dự án.
- Thông qua dự án học sinh có thể vận dụng kiến thức đã học để nhận sét, đánh giá

các vấn đề nảy sinh trong thực tế đời sống tại nơi tìm hiểu trong dự án cụ thể là
“Làng gốm Bát Tràng” và đưa ra những phương án để giải quyết những vấn đề đó.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
1. Đối với GV
- Giấy A0, bút dạ để HS thảo luận, xác định chủ đề cần tìm hiểu.
- Các tài liệu cần thiết để giới thiệu cho học sinh: Các trang web “google.com.vn;
tongcucthongke.com.vn..”


- Máy tính, máy chiếu
2. Đối với HS
- Sách, vở, đồ dùng học tập, các tư liệu cần tìm hiểu.
- Sẵn sàng tìm tư liệu theo sự phân công của nhóm…

6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
a. Mục tiêu
Sau khi thực hiện dự án học sinh có thể:
- Trình bày được vị trí địa lí, lịch sử hình thành, quá trình phát triển của làng
gốm Bát Tràng trong quá khứ và hiện tại.
- Trình bày được quy trình sản xuất và các sản phẩm gốm Bát Tràng.

- Trình bày được đặc điểm dân cư : số dân, cơ cấu dân số, phân bố dân cư của
“Làng Gốm Bát Tràng”.
- Trình bày hoạt động kinh tế của Làng gốm Bát Tràng xưa và nay.
- Trình bày những tác động của hoạt động sản xuất gốm Bát Tràng đến kinh tế,
văn hóa và môi trường ở Làng Gốm Btas Tràng.
- Đưa ra được những giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở làng
gốm Bát Tràng.
- Có khả năng thực hiện những nghiên cứu nhỏ (đề xuất ý tưởng nghiên cứu;
tìm hiểu, xây dựng và cấu trúc kiến thức hợp lí; trình bày sản phẩm nghiên cứu

bằng văn bản và thuyết trình).
- Có khả năng tìm kiếm, xử lí, sử dụng thông tin từ nhiều nguồn: qua thực địa,
qua các website trên Internet, qua sách báo, tạp chí, tranh ảnh, bản đồ ...
- Phát triển tính tích cực học tập và khả năng làm việc nhóm và làm việc cá
nhân.
b. Nội dung


- Làng gốm Bát Tràng nằm ở tạ ngạn Sông Hồng, địa hình khá bằng phẳng, nằm
ngay cạnh bến sông Hồng nên thuận lợi cho việc đi lại, trao đổi hàng hóa… Là địa
bàn có nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất gốm sứ, đó là đất sét trắng.
- Làng gốm Bát Tràng được hình thành từ khoảng thế kỉ XIV-XV (thời kì nhà Lý),
đến thế kỉ 16 chính sách cởi mở đối vói công thương nhiệp đã tạo điều kiện cho
sản phẩm gốm Bát Tràng lưu thông rộng rãi ra các vùng lân cận. Đên thế kỉ 17 có
sự mở rộng buôn bán với các nước trong khu vực Đông Nam Á, thế kỉ 18-19 hoạt
động sản xuất buôn bán gốm bị giảm sút. Từ thế kỉ 19 đến nay làng gốm Bát Tràng
chuyển dịch theo hướng kinh tế thị trường nên có sự phát triển mạnh mẽ.
- Hiện nay dân cư chủ yếu là người kinh, số dân khoảng….Trong đó 90% dân số
hoạt động sản xuất gốm sứ, 10% còn lại làm nông nghiệp và dịch vụ làng nghề.
- Trước đây, sản xuất gốm theo lối thủ công truyền thống, chủ yếu dựa vào sức
người để đẩy bàn xoay. Ngày nay công đoạn đó đã được hỗ trợ bởi máy móc. Để
sản xuất ra một sản phẩm gốm sứ cần trải qua các quy trình làm đất, tạo dáng, nung
gốm. Thời kì đầu gốm Bát Tràng có ít sản phẩm, chủ yếu là các tượng, đồ thờ cúng
và đồ dùng trong sinh hoạt, hiện nay các sản phẩm gốm Bát Tràng rất đẹp và đa
dạng về màu sắc, mẫu mã như đồ gốm thờ cúng, đồ gốm sinh hoạt, đồ gốm để
trang trí.
- Quá trình hình thành và phát triển của hoạt động sản xuất gốm Bát Tràng đã có
tác động tích cực đến hinh tế địa phương, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng
cuộc sống và tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Đồng thời làm
phong phú hơn đời sống văn hóa của người dân việt qua việc sáng tạo và sự dụng

các sản phẩm gốm Bát Tràng.
+ Bên cạnh đó hoạt động sản xuất gốm sứ cũng tác động không tốt đến chất lượng
môi trường ở địa phương.
c. Cách thức tổ chức dạy học
Hoạt động 1. Xác định chủ đề:
- GV đưa ra vấn đề chung để HS tìm hiểu: “Làng Gốm Bát Tràng”


- GV cùng HS xây dựng các tiểu chủ đề trên cơ sở định hướng của GV và các vấn đề
HS có hứng thú. Với chủ đề này có thể xây dựng các tiểu chủ đề sau:
+ Tiểu chủ đề 1: Điều kiện địa lí, lịch sử hình thành và phát triển của làng gốm Bát
Tràng.
+ Tiểu chủ đề 2: Dân cư và hoạt động kinh tế của làng gốm Bát Tràng trong quá khứ
và hiện tại
+ Tiểu chủ đề 3: Quy trình sản xuất và các sản phẩm gốm Bát Tràng.
+ Tiểu chủ đề 4: Tác động của hoạt động sản xuất gốm Bát đến kinh tế, văn hóa, môi
trường của làng gốm Bát Tràng.
Hoạt động 2. Các nhóm xây dựng kế hoạch làm việc:
- Phác thảo đề cương: Các nhóm dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của GV sẽ cùng thảo luận
về các vấn đề cần giải quyết của tiểu chủ đề, từ đó phác thảo đề cương nghiên cứu.
+ Tiểu chủ đề 1: “Điều kiện địa lí, lịch sử hình thành và phát triển của Hội An” cần giải
quyết các vấn đề:
• Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của làng gốm Bát Tràng.
• Thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên đó với sự phát triển
của làng gốm Bát Tràng trong quá khứ và hiện tại.
+ Tiểu chủ đề 2: “Dân cư và hoạt động kinh tế của làng gốm Bát Tràng trong quá khứ
và hiện tại” cần giải quyết các vấn đề:
• Các thành phần dân cư chính ở làng gốm Bát Tràng xưa và nay
• Số dân hiện nay của làng gốm Bát Tràng.
• Các hoạt động kinh tế chính xưa và nay

• Vai trò của thương nhân trong phát triền của làng gốm Bát Tràng .
+ Tiểu chủ đề 3: Quy trình sản xuất và các sản phẩm gốm Bát Tràng.
• Trình bày quy trình sản xuất gốm Bát Tràng.
• Nêu các sản phẩm gốm Bát Tràng theo công dụng.
+ Tiểu chủ đề 4: Tác động của hoạt động sản xuấ gốm đến kinh tế, văn hóa và môi
trường của làng gốm Bát Tràng hiện nay.
• Tác động đến kinh tế.
• Tác động đến văn hóa.
• Tác động đến môi trường.


- GV và HS các nhóm cùng xác định các nguồn tài nguyên cần khai thác và nơi có thể
tìm kiếm các nguồn tài liệu để thực hiện dự án:
+ Tìm hiểu tư liệu qua mạng Internet.
+ Thông qua sách, báo.
- Phân công công việc cho các thành viên trong nhóm.
+ Các nhóm trưởng phân công nhiệm vụ tìm kiếm tư liệu theo khả năng của từng
thành viên trong nhóm theo mẫu:
STT
1

Tên

Công việc

Nguyễn Linh Chi

Thời gian

Ghi chú


Tìm video về 3 ngày
lịch sử hình
thành gốm Bát
Tràng

Hoàn thành

2

Hoạt động 3. Thực hiện dự án
HS làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đã phân công. Dự kiến kế hoạch thực
hiện (4 tuần)
Thời gian Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4

Công việc
Tìm kiếm và thu thập tài liệu
Phân tích và xử lí thông tin
Viết báo cáo
Trình bày sản phẩm

X
X
X

X

- Thu thập tài liệu:
- Xử lí thông tin, tổng hợp kết quả nghiên cứu của các thành viên trong nhóm. Vấn đề
cần nghiên cứu.


- Viết báo cáo của nhóm bằng văn bản có sản phẩm và chuẩn bị bài trình bày trước
lớp.
Hoạt động 4. Giới thiệu sản phẩm trước lớp
- Sản phẩm gồm có: báo cáo bằng văn bản, sản phẩm trên giấy A0, Powerpoint, trưng
bày hiện vật…
- Mỗi nhóm cử một hoặc 2 đại diện lên thuyết trình về tiểu chủ đề của nhóm.
- Các nhóm cùng thảo luận để hoàn chỉnh nội dung các tiểu chủ đề.

d. Phương pháp dạy học
- Dạy học theo dự án

e. Phương pháp kiểm tra đánh giá
- GV tổ chức cho HS các nhóm được tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về quá trình,
kết quả làm việc của các thành viên trong nhóm và nhóm bạn.
- GV tổng kết, đánh giá về phương pháp tiến hành, thái độ làm việc, nội dung và kết
quả của các vấn đề nghiên cứu đã được đặt ra và trình bày của từng nhóm.
f. Hoạt động của học sinh
- Hợp tác theo nhóm các định các kiến thức liên quan đến chủ đề của nhóm.
- Từng thành viên trong nhóm tìm kiếm tư liệu liên quan đến chủ đề của nhóm theo sự
phân công của nhóm trưởng.
- Lựa chọn hình thức trình bày sản phẩm: Powerpoint, tập san, báo tường, bản tin…
g. Hoạt động của giáo viên
- Triển khai đề tài dự án đến học sinh.

- Hướng dẫn học sinh phát triển đề tài.
- Theo dõi, cố vấn, chỉnh sửa cho học sinh trong quá trình lên ý tưởng, tìm kiếm tư liệu
và hoàn thành sản phẩm dự án.

7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
- Việc đánh giá kết quả học tập của HS thông qua các chủ đề phải khách quan. Căn cứ
vào mục tiêu chủ đề để đánh giá.


- Đánh giá cần dựa trên năng lực của học sinh: Đánh giá khả năng tư duy tổng hợp; chú
trọng đánh giá các kết quả học tập ngoại khoá, thái độ hợp tác khi làm việc nhóm, xử lí
các tình huống của HS…
- Tạo điều kiện để HS tham gia đánh giá kết quả học tập của các HS khác trong nhóm,
trong lớp và tự đánh giá bản thân.
- Bộ công cụ đánh giá dự án của HS, GV cho HS biết trước các tiêu chí này.
TT

Tiêu chí

1

Chủ
(10%)

2

Dữ liệu và
nội
dung
(10%)

Giải thích
(10%)

3

đề

Xuất sắc
- Thú vị và quan
trọng.
- Hoàn toàn do HS tự
xây dựng.
Tất cả đều đáng tin
cậy, phong phú và
khoa học.
Mọi nội dung được
giải thích rõ ràng.

Đánh giá
Đạt
- Thú vị và quan
trọng.
- HS xây dựng có
sự trợ giúp của GV.
Hầu hết đều đáng
tin cậy, phong phú
và khoa học
Hầu hết các nội
dung được giải
thích rõ ràng.

Trình bày được hầu
hết các nội dung
chính.

4

Trình
(10%)

5

Không tổ chức các
nhiệm vụ và thực
hiện không tốt.
Hiểu ít về dự án
Không có ý tưởng
và hoạt động mới
nào.
Tư duy phê Đưa ra nhiều câu hỏi Đưa ra một vài câu Không có khả năng
phán (10%) mang tính phê phán hỏi mang tính phê đưa ra câu hỏi
và trả lời được.
phán và trả lời mang tính phê
được.
phán.

6
7

8


bày Các nội dung được
trình bày một cách
sinh động với chi tiết
minh họa.
Tổ
chức Tổ chức và thực hiện Tổ chức và thực
(10%)
tốt mọi nhiệm vụ.
hiện tốt hầu hết các
nhiệm vụ.
Hiểu (10%) Hiểu rõ về dự án
Khá hiểu về dự án
Tính sáng Có rất nhiều ý tưởng Có một vài ý tưởng
tạo (10%)
và hoạt động mới.
và hoạt động mới.

Chưa đạt
- Không thú vị và
không quan trọng.
- Không biết phải
làm gì.
Không đáng tin cậy,
không phong phú
và khoa học
Không giải thích rõ
ràng các nội dung.
Chỉ trình bày được
một số nội dung
chính.



9

10

Làm
việc Các thành viên hiểu Các thành viên liên
nhóm (10%) nhau và hỗ trợ nhau kết tốt và có thể
hiệu quả.
giải quyết mâu
thuẫn.
Ấn tượng Dự án rất ấn tượng
Ấn tượng
chung
(10%)

Có quá nhiều mâu
thuẫn không giải
quyết được.
Chưa ấn tượng

8. Các sản phẩm của học sinh
a. Các sản phẩm của học sinh
- Sản phẩm chủ đề 1: Trình bày bằng powerpoint
- Sản phẩm chủ đề 2: Trình bày bằng sơ đồ tư duy
- Sản phẩm chủ đề 3: Trình bày bằng tập san
- Sản phẩm chủ đề 1: Trình bày bằng powerpoint dưới hình thức bản tin
b. Kết quả học tập của học sinh thông qua học dự án
- Nhóm thực hiện chủ đề 3: Đạt loại xuất sắc

- Nhóm thức hiện chủ đề 1,2,4: Ở mức đạt yêu cầu



×