Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Luận văn sư phạm Nghệ thuật gây cười trong hài kịch của Uyliam Sêcxpia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (619.2 KB, 66 trang )

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 3
1.Lí do chọn đề tài ............................................................................................... 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 9
4. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 10
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 10
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 10
7.Cấu trúc của khoá luận.................................................................................... 11
NỘI DUNG ........................................................................................................... 12
Chương 1: Những vấn đề chung ............................................................................ 12
1.1.Cái hài ......................................................................................................... 12
1.1.1. Khái niệm ............................................................................................ 12
1.1.2. Cái hài trong nghệ thuật ....................................................................... 13
1.2. Hài kịch ...................................................................................................... 13
1.2.1. Khái niệm kịch và kịch bản văn học ..................................................... 13
1.2.2. Khái niệm hài kịch ............................................................................... 15
1.2.3. Hài kịch của Uyliam Sêcxpia ............................................................... 16
1.3. Nghệ thuật gây cười .................................................................................... 18
Chương 2: Nghệ thuật gây cười trong hài kịch của Uyliam Sêcxpia ...................... 21
2.1. Nghệ thuật gây cười qua xây dựng nhân vật ................................................ 21

NguyÔn V¨n Dòng

1

K32C - Ng÷ v¨n




Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

2.1.1. Nghệ thuật gây cười qua xây dựng ngôn ngữ nhân vật ......................... 22
2.1.1.1. Sử dụng lộng ngữ (chơi chữ). ........................................................ 22
2.1.1.2. Sử dụng ngôn từ hoa mĩ, ngôn từ "trật khớp" ................................ 30
2.1.2. Nghệ thuật gây cười qua xây dựng hành động nhân vật........................ 34
2.1.3. Nghệ thuật gây cười qua xây dựng tính cách nhân vật .......................... 41
2.2. Nghệ thuật gây cười qua xây dựng tình huống ............................................ 49
2.2.1. Tạo tình huống nhầm lẫn ...................................................................... 49
2.2.2. Tạo tình huống bất ngờ, ngẫu nhiên ..................................................... 57
2.3. Hiệu quả của nghệ thuật gây cười của Uyliam Sêcxpia ............................... 61
2.3.1. Hiệu quả thư giãn, giải trí..................................................................... 64
2.3.2. Hiệu quả thanh lọc, tẩy rửa tâm hồn ..................................................... 65
2.3.3. Hiệu quả tống tiễn quá khứ một cách vui vẻ ......................................... 66
2.3.4. Hiệu quả nhận thức .............................................................................. 63
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 66

NguyÔn V¨n Dòng

2

K32C - Ng÷ v¨n


Tr­êng §HSP Hµ Néi 2


Khãa luËn tèt nghiÖp
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Uyliam Sêcxpia (William Shakespeare, 1564 – 1616) là nhà thơ, nhà
soạn kịch vĩ đại, người đại diện tiêu biểu nhất cho văn đàn nước Anh thời
Phục hưng. Ông đã để lại cho nhân loại một số lượng tác phẩm đồ sộ. Ngoài
hai bản trường ca “Vênux Ađônix”, 1593, “Lucrex”, 1594 và một tập thơ trữ
tình gồm 154 bài Xonnê, ông chủ yếu sáng tác kịch. Trong khoảng 20 năm
(1590 – 1611), ông đã viết và cho biểu diễn 37 vở gồm cả thể loại kịch lịch
sử, bi kịch và hài kịch. Những vở kịch của ông có giá trị nội dung và nghệ
thuật sâu sắc. Riêng về hài kịch, Sêcxpia được thừa nhận là “một bậc thầy khó
sánh”. Ông có một phong cách hài kịch rất riêng và rất độc đáo. Nghiên cứu,
tìm hiểu về các tác phẩm của Sêcxpia nói chung và hài kịch nói riêng là công
việc rất có ý nghĩa về lí luận và thực tiễn.
Có thể nói Sêcxpia là một tác gia quan trọng trong nền văn học nhân loại.
Tác phẩm của ông được đưa vào nghiên cứu, giảng dạy ở các viện nghiên cứu
văn học, các trường Đại học, cao đẳng, các học viện sân khấu điện ảnh…ở
nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong chương trình sách giáo
khoa Ngữ văn lớp 11, tập 1 hiện nay, học sinh cũng được học kịch gia thiên
tài này với đoạn trích “Tình yêu và thù hận” (Trích “Rômêô và Juliet”). Với
vai trò là một sinh viên ngành sư phạm Ngữ văn, khi lựa chọn đề tài nghiên
cứu về hài kịch Uyliam Sêcxpia, người thực hiện mong muốn có cái nhìn sâu
sắc hơn về nhà soạn kịch lừng danh này để phục vụ cho công việc học tập
cũng như giảng dạy của bản thân trong tương lai.

NguyÔn V¨n Dòng

3


K32C - Ng÷ v¨n


Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

Trong suốt hơn ba thế kỉ qua, những vấn đề về Sêcxpia và các tác phẩm
của ông đều đã được nghiên cứu khá đầy đủ và toàn diện. Nhưng chúng tôi
nhận thấy một điều rằng những bài nghiên cứu ấy mới chỉ tập trung vào một
số khía cạnh như: ca ngợi tài năng nhiều mặt của Sêcxpia, khái quát các mảng
đề tài, nội dung của các tác phẩm của ông, chỉ ra đặc trưng bút pháp mà ông
sử dụng trong khi viết các vở kịch và các bài viết riêng lẻ về một tác phẩm,
một nhân vật nào đó của Sêcxpia. Về hài kịch cũng chỉ thấy các bài nghiên
cứu về từng tác phẩm cụ thể, chưa có một công trình nào nghiên cứu sâu về
nghệ thuật gây cười trong các vở hài kịch của Sêcxpia.
Từ những điều nói trên, người viết mạnh dạn triển khai đề tài: “Nghệ
thuật gây cười trong hài kịch của Uyliam Sêcxpia”
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhắc đến nền văn học Châu Âu thời kì Phục hưng thế kỉ XV – XVI,
chúng ta có thể nhớ ngay tới các tác giả vĩ đại, nổi tiếng như : Đăngtơ,
Pêtơrac, Bôcaxiô (Italia), Rabơle, Môngtenhơ (Pháp), Xecvăngtex (Tây Ban
Nha)…Trong đó không thể không kể tới tên tuổi của nhà viết kịch vĩ đại
người Anh Uyliam Sêcxpia.
Cùng với những nhân vật bất tử của mình, cái tên Sêcxpia đã trở thành
cái tên được giới nghiên cứu, phê bình tốn nhiều giấy mực nhất để đề cập tới.
Biết bao danh nhân đã hết lời ca ngợi và khẳng định tài năng cũng như tầm
ảnh hưởng của Sêcxpia không chỉ với nền kịch trường thế giới mà còn với cả
nền văn chương nhân loại.

Người cùng thời với Sêcxpia ca ngợi ông là “Nhà thơ giọng lưỡi ngọt
ngào”, là “Thiên nga sông Evơn”, là “người vung ngọn giáo” làm “náo động
kịch trường”. Ben Jônxơn – nhà viết kịch nổi tiếng của nước Anh – sau khi

NguyÔn V¨n Dòng

4

K32C - Ng÷ v¨n


Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

Sêcxpia mất đã khẳng định “Sêcxpia không chỉ thuộc về thời đại mình, ông là
người của muôn đời” [2; 196].
Sang thế kỷ XVIII, thiên tài Sêcxpia càng được khẳng định khi Gơt đã
đưa ra nhận xét sau : “Tôi không nhớ có quyển sách nào, hay có biến cố nào
trong đời sống của tôi lại gây cho tôi một ấn tượng mãnh liệt như là những vở
kịch của Sêcxpia … Đó không phải là tác phẩm thơ nữa, khi đọc nó, người ta
sợ hãi, thấy trước mắt là quyển sách của vận mệnh con người và người ta
nghe cơn lốc của cuộc đời đang lật mạnh các trang …” [7; 176].
Tới thế kỉ XIX, Sêcxpia thực sự trở thành cái tên được nói tới nhiều
nhất, được nghiên cứu, ca ngợi nhiều nhất. Ăngghen đã bày tỏ một cách thẳng
thắn thái độ ủng hộ Sêcxpia của mình. Trong thư gửi Mac ngày 19 / 12 /
1873, ông viết : “Nhưng chỉ một màn thứ nhất của “Những bà vợ vui vẻ ở
Uynxo” cũng đủ thấy có nhiều sinh động và nhiều thực tế hơn là toàn bộ văn
học Đức : chỉ riêng Laoxơ và con chó nhỏ Krap của anh ta cũng hay hơn
toàn bộ các hài kịch Đức cộng lại” [9; 35].

Và theo Mêrinh “hình ảnh mãnh liệt của Sêcxpia là một đối tượng được
gia đình Mac tôn thờ”. Sêcxpia thuộc vào số ba nhà văn mà Mac thích nhất
(hai người kia là Etsin và Gơt). Chính Mac và Ăngghen đã đưa ra khái niệm
“Sêcxpia hoá”. Trong bức thư viết ngày 16 / 4 / 1859 gửi Latxan để nhận xét
vở kịch “Phranxơ phôn Xichkinhghen” của ông ta, Mac viết : “Rõ ràng là lúc
ấy anh nên Sêcxpia hoá hơn nữa, còn bây giờ đây thì tôi nhận định rằng
khuyết điểm lớn nhất của anh là Sile hoá, tức biến nhân vật thành ra chỉ là
những phát ngôn của tinh thần thời đại” [7; 180].
Đại văn hào Pháp V. Huygô đã dụng công khắc hoạ một bức tượng đài
Sêcxpia từ chính các vở kịch của ông : “Có pháo đài nào vững chãi bằng

NguyÔn V¨n Dòng

5

K32C - Ng÷ v¨n


Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

Câu chuyện mùa đông, Bão táp, Những người vợ vui vẻ ở Uynxơ, Hai
chàng công tử thành Vêrôn, Juliut Xêđa, Côriôrađô ? Có pháo đài nào
hùng vĩ hơn Vua Lia, Romeo và Juliet, mênh mang hơn Risơt đệ tam ? Có
mặt trăng nào rọi vào đó ánh sáng huyền ảo hơn Giấc mộng đêm hè ? Còn
kinh thành nào, ngay cả Luân Đôn, tạo được xung quanh một không khí náo
nhiệt phi thường hơn sự náo nhiệt của tâm hồn trong Măcbet ? Có cái sào
nào bằng sến hay bằng lim bền vững hơn Ôtenlô ? Có thứ thép nào bằng
Hămlet ? Và tóm lại, có cái tháp nào cao được bằng ngay chính bản thân

Sêcxpia?” [7; 159].
Nhà lí luận văn học người Nga Biêlinxki cũng dành cho Sêcxpia những
lời ngợi ca nồng nhiệt nhất “Sêcxpia là thiên tài lớn nhất trong những người
sáng tạo, nhà thơ tuyệt diệu nhất, cái đó không ai còn hồ nghi nữa… Sêcxpia
siêu việt, vô địch kia đã bao quát cả địa ngục, trần gian và thiên đường ; đây
quả là vị chúa tể của tự nhiên. Ông đã bắt cái thiện cũng như cái ác phải nạp
cống và trong cái nhìn của ông, ông đã thấy mạch máu của vũ trụ đập mạnh.
Mỗi vở kịch của ông là một vũ trụ thu nhỏ” [7; 181].
“Mặt trời của thi ca Nga” – A.X. Puskin cũng ghi nhận giá trị của
những tác phẩm do Sêcxpia sáng tác : “Đứng trên cái đỉnh không ai đạt
được”, làm thành “đối tượng vĩnh viễn để ta nghiên cứu và ngây ngất” [9;
141]. Puskin cũng là người học tập thành công nhất “nguyên tắc kịch” của
Sêcxpia khi ông sáng tác vở bi kịch lịch sử “Bôrit Gôđunôp”.
Sang thế kỉ XX, M. Gorki đã tiếp thu, vận dụng phương pháp viết kịch
của Sêcxpia vào việc xây dựng nền văn hoá Xã hội chủ nghĩa : “Vị thầy của
chúng ta, nhà hoạt động, nhà xây dựng thế giới mới phải là nhân vật chính
của kịch hiện đại. Và để miêu tả nhân vật này, với một sức mạnh cần thiết thì

NguyÔn V¨n Dòng

6

K32C - Ng÷ v¨n


Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

phải học cách viết kịch của những bậc thầy trước kia không ai vượt qua nổi

mà trước hết là Sêcxpia” [9; 42].
Còn nhà nghiên cứu văn học Anixt thì tiếp tục khẳng định vị trí của các
tác phẩm của Sêcxpia đối với đời sống hiện tại: “Sêcxpia cần thiết cho thời
đại chúng ta, tác phẩm của ông làm những con người thế kỉ XX vui sướng,
say sưa, cảm động và thúc đẩy họ suy nghĩ … Nó đã vào trong đời sống
chúng ta làm thành một yếu tố quan trọng của đời sống văn hoá hiện đại”.
Và cho đến tận ngày nay, Sêcxpia cùng các sáng tác của ông vẫn luôn
chiếm được sự quan tâm, nghiên cứu, phê bình của nhiều nhà nghiên cứu,
nhiều học giả của nhiều nước trên thế giới.
Ở Việt Nam, Sêcxpia cùng các tác phẩm của ông tới với độc giả khá
muộn nhưng điều đó không làm hạn chế việc nghiên cứu Sêcxpia của giới phê
bình, học thuật Việt Nam. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về cuộc đời, sự
nghiệp của Sêcxpia được xuất bản. Dưới đây là thống kê những công trình
nghiên cứu về Sêcxpia và những vở hài kịch của ông tại Việt Nam.
Trong cuốn giáo trình Văn học Phương Tây, tác giả Lương Duy Trung
đã nhận xét Sêcxpia là một “cây bút hài kịch hiếm có”. Trong bài viết này
Lương Duy Trung đã cung cấp số lượng các vở hài kịch của Sêcxpia, mục
đích sáng tác, một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật trong các vở hài
kịch của Sêcxpia. Bên cạnh đó, ông còn tóm tắt nội dung chính và nêu một
vài nhận xét, đánh giá về một số vở hài kịch như : Hài kịch của những hiểu
lầm, Công cốc vất vả với tình, Giấc mộng đêm hè, Đêm thứ mười hai,Chàng
thương gia thành Vơnidơ.
Trong lời giới thiệu cuốn Tuyển tập tác phẩm William Shakespeare, tác
giả Nhữ Thành trình bày bối cảnh mà Sêcxpia sống, con người Sêcxpia, quá

NguyÔn V¨n Dòng

7

K32C - Ng÷ v¨n



Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

trình sáng tác các vở kịch, tư tưởng, nghệ thuật và phong cách của Sêcxpia.
Cụ thể, trong phần quá trình sáng tác các vở kịch, mục Các vở hài kịch, Nhữ
Thành cũng đã thống kê các vở hài kịch của Sêcxpia, tập trung phân tích: chủ
đề của hài kịch Sêcxpia là: “ca ngợi sự thắng thế của tư tưởng nhân đạo đối
với những thành kiến Trung cổ. Đó là lời ca ngợi sự xuất hiện của con người
mới, tự do, sung sướng”. Cùng với đó là chủ đề “chế nhạo cảnh tan rã của
chế độ phong kiến phân quyền”. Ngoài ra, tác giả Nhữ Thành cũng đưa ra
một số nhận xét về hài kịch Sêcxpia: “Hài kịch Sêcxpia đã dạy cho chúng ta
biết con người có thể tự do và sung sướng như thế nào nhưng con người chỉ
biết thưởng thức đầy đủ những vở kịch đấy khi họ thực sự tự do và sung
sướng…”[9; 18 - 19].
Còn trong cuốn Từ điển Văn học, 2004, Nxb Thế giới, tác giả Nguyễn
Văn Khoả trình bày chi tiết về cuộc đời và sự nghiệp của Sêcxpia, đánh giá
“Sêcxpia là tác gia tiêu biểu cho văn học thời đại Phục hưng ở nước Anh và
Châu Âu. Ông cũng là một trong số những nhà soạn kịch lớn trên thế giới xưa
nay”. Về hài kịch, cuốn Từ điển Văn học có cung cấp nội dung của vở
“Chàng thương gia ở Vơnidơ” và coi đây là vở kịch của “sự chiến thắng của
chủ nghĩa nhân văn - của tình yêu tự do và trong sáng, tình bạn cao thượng
và thuỷ chung…”.
Cùng với các sách nghiên cứu, phê bình, hiện nay trên những diễn đàn,
trên các trang Web về văn học nghệ thuật, sân khấu điện ảnh, chúng ta cũng
dễ dàng tìm thấy nhiều bài viết về Sêcxpia cũng như các tác phẩm của ông.
Mặc dù có một số bài chưa được thẩm định rõ ràng nhưng hầu hết, ở mức độ
nào đó, những bài viết này cũng đề cập đến ít nhiều vấn đề mà người thực

hiện đề tài đang quan tâm. Tuy nhiên, các bài viết này cũng mới chỉ dừng lại
ở việc tóm tắt nội dung chính, đánh giá một cách đơn lẻ về nội dung, nghệ

NguyÔn V¨n Dòng

8

K32C - Ng÷ v¨n


Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

thuật của từng vở kịch của Sêcxpia mà chưa có sự khái quát, đánh giá tổng
hợp về thủ pháp nghệ thuật hài kịch của kịch gia vĩ đại này.
Như vậy, những lời phát biểu, những bài viết, những công trình nghiên
cứu của các danh nhân, các nhà văn, nhà thơ, của các nhà nghiên cứu lí luận
phê bình văn học trong và ngoài nước mà chúng tôi vừa dẫn trên đây đều tập
trung ca ngợi tài năng hiếm có của nhà soạn kịch lỗi lạc nhất nước Anh thế kỉ
XVI – XVII, Sêcxpia, cũng như ca ngợi tính thời sự, tính bất tử và tầm ảnh
hưởng của những tác phẩm của ông tới nền văn học nhân loại. Cũng có nhiều
bài viết, bài nghiên cứu về hài kịch của Sêcxpia nhưng nhìn chung, như trên
đã nói, các bài viết này mới chỉ mang tính chất giới thiệu về nội dung, đánh
giá đôi nét về nghệ thuật trong từng vở…Chưa thấy một công trình nào đi sâu
vào nghiên cứu nghệ thuật đặc sắc trong các vở hài kịch của Sêcxpia. Vấn đề
“Nghệ thuật gây cười trong hài kịch của Uyliam Sêcxpia” còn là một vấn đề
cần được nghiên cứu, tìm hiểu kĩ. Đây cũng chính là đề tài mà người viết lựa
chọn để triển khai trong khoá luận tốt nghiệp này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Tìm hiểu, khảo sát các vở hài kịch của Uyliam Sêcxpia, chủ yếu tập trung vào
4 vở:
1. Giấc mộng đêm hè
2. Có gì đâu mà rộn
3. Đêm thứ mười hai
4. Người lái buôn thành Vơnidơ

NguyÔn V¨n Dòng

9

K32C - Ng÷ v¨n


Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, người viết cũng có tham khảo một số
vở hài kịch khác của Sêcxpia cũng như đối sánh với một số tác phẩm của các
nhà viết kịch khác.
4. Mục đích nghiên cứu
Từ việc tìm hiểu các khái niệm: Cái hài, Hài kịch, Nghệ thuật gây cười,
chúng tôi muốn nghiên cứu, làm nổi bật nghệ thuật gây cười trong hài kịch
của nhà soạn kịch vĩ đại Uyliam Sêcxpia. Qua đó góp phần có cái nhìn sâu
sắc, tổng thể hơn về nghệ thuật hài kịch của ông.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày được những khái niệm liên quan đến nghệ thuật gây cười
trong hài kịch
- Phân tích, làm nổi bật nghệ thuật gây cười đặc sắc trong hài kịch của

Uyliam Sêcxpia.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận hệ thống
- Phương pháp lịch sử cụ thể
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân loại
- Phương pháp phân tích tác phẩm

NguyÔn V¨n Dòng

10

K32C - Ng÷ v¨n


Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

7. Cấu trúc của khoá luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khoá luận được triển khai
thành hai chương
-

Chương 1: Những vấn đề chung

-

Chương 2: Nghệ thuật gây cười trong hài kịch của Uyliam Sêcxpia


NguyÔn V¨n Dòng

11

K32C - Ng÷ v¨n


Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Cái hài
1.1.1. Khái niệm
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “Cái hài là một phạm trù mĩ học phản
ánh một hiện tượng phổ biến của thực tế đời sống vốn có khả năng tạo ra
tiếng cười ở những cung bậc và sắc thái khác nhau. Đó là sự mâu thuẫn, sự
không tương xứng mà người ta có thể cảm nhận được về phương diện xã hội thẩm mĩ (chẳng hạn hình thức với nội dung, hành động với tình huống, mục
đích và phương tiện, bản chất và biểu hiện…). Trong đó, hoặc là chính bản
thân mâu thuẫn hoặc là một trong những mặt của nó đối lập đối với lí tưởng
thẩm mĩ cao đẹp” [6; 42].
Từ điển văn học cũng ghi nhận : “Cái hài là một trong những phạm trù
mĩ học căn bản xác định giá trị thẩm mĩ thông qua việc phát hiện tính mâu
thuẫn có ý nghĩa xã hội của thực tại và thông qua thái độ phê phán đối với
tính mâu thuẫn ấy, xuất phát từ lý tưởng thẩm mĩ” [11; 198].
Secnưsepxki, nhà văn, nhà tư tưởng Nga định nghĩa: “Cái hài là sự
trống rỗng và sự vô nghĩa bên trong được che đậy bằng một cái vỏ huênh
hoang tự cho rằng có nội dung và ý nghĩa thực sự”.
Mĩ học hiện đại tiếp tục khẳng định: “Cái hài là một bộ phận của cái

xấu nhưng lại không đành phận xấu, các bộ phận xấu này lại núp dưới bóng
cái đẹp, và cái đẹp trong một trình độ phát triển mới lại chính là nguồn sáng
cực mạnh để phơi bày cái bộ phận xấu ấy ra và đuổi cổ nó ra khỏi vương
quốc của mình, để mọi người phân biệt đen trắng cho rõ ràng. Khi cái đẹp bị

NguyÔn V¨n Dòng

12

K32C - Ng÷ v¨n


Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

cái xấu lấn át và vùi dập thì xuất hiện cái bi. Nhưng khi cái đẹp đủ sức lột
trần bộ mặt gian dối của cái xấu, lúc đó mới xuất hiện cái hài” [4; 116].
Cái hài có nhiều loại, nhiều cung bậc và mang những sắc thái khác
nhau như: hài hước, dí dỏm, châm biếm, mỉa mai, đả kích.
Như vậy, tuy hình thức phát biểu có khác nhau nhưng nhìn chung, các
nhà nghiên cứu đều có sự thống nhất cao khi nhận định về cái hài, coi nó là
một phạm trù mĩ học, và bản chất của cái hài chính là sự mâu thuẫn, đối lập
của các hiện tượng xã hội – thẩm mĩ.
1.1.2. Cái hài trong nghệ thuật
“Cái hài là đặc tính vốn có của đời sống thực tại: mọi lúc, mọi nơi đều
đầy dẫy những cái có thể gây cười” [11; 199]. Cái hài trong nghệ thuật là sự
phản ánh, khám phá, sáng tạo cái hài trong thực tế. Tuỳ theo những đặc điểm,
đặc thù của chất liệu mà mỗi loại hình nghệ thuật sẽ có những khả năng riêng
trong việc thể hiện cái hài. Chất lượng của hình tượng hài kịch còn phụ thuộc

vào tài năng mỗi cá nhân nghệ sĩ. So với các loại hình nghệ thuật khác thì sân
khấu, văn chương và phim nghệ thuật là các loại hình nghệ thuật có khả năng
và ưu thế hơn cả trong thể hiện cái hài. Riêng loại hình sân khấu có hẳn một
thể loại hài kịch chuyên dùng để diễn tả, phản ánh phạm trù mĩ học này.
1.2. Hài kịch
1.2.1. Khái niệm kịch và kịch bản văn học
Trước hết, cần tìm hiểu kịch là gì.
Theo Từ điển tiếng Việt thì: “Kịch là nghệ thuật dùng sân khấu trình
bày hành động và đối thoại của các nhân vật, để phản ánh những xung đột
trong đời sống xã hội” [5; 552].

NguyÔn V¨n Dòng

13

K32C - Ng÷ v¨n


Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

Từ điển thuật ngữ văn học nhấn mạnh khái niệm kịch được dùng theo
hai cấp độ: “Ở cấp độ loại hình, kịch là một trong ba phương thức cơ bản của
văn học (kịch, tự sự, trữ tình). Kịch vừa thuộc sân khấu vừa thuộc văn học.
Nó vừa để diễn là chủ yếu lại vừa để đọc vì kịch bản là phương diện văn học
của kịch. Song nói đến kịch là phải nói đến sự biểu diễn trên sân khấu của
các diễn viên bằng hành động, cử chỉ, điệu bộ và bằng lời nói,…
Ở cấp độ thể loại, thuật ngữ kịch (đram) được dùng để chỉ một thể loại
văn học – sân khấu có vị trí tương đối với bi kịch và hài kịch – với ý nghĩ này,

kịch cũng còn gọi là chính kịch (hoặc kịch đram)” [6; 167 - 168].
Trong cuốn Nghệ thuật thi ca, Arixtôt cũng đưa ra định nghĩa về kịch:
“Kịch là sự mô phỏng một hoạt động quan trọng và trọn vẹn có quy mô nhất
định nhờ vào ngôn ngữ, … bằng hành động chứ không phải bằng câu chuyện
kể bi thảm qua cách (khêu gợi lên) sự xót thương và sợ hãi, thực hiện sự
thanh lọc cảm xúc tương tự” [1; 27].
Như vậy, kịch là loại hình vừa thuộc sân khấu vừa thuộc văn học.
Nhưng ở đây, chúng tôi chỉ nghiên cứu kịch với tư cách là kịch bản văn học.
Kịch bản văn học mang những đặc điểm của loại tự sự vì nó hướng về
cuộc sống khách quan, qua cốt truyện và nhân vật dựng lên những bức tranh
xã hội. Nhưng kịch bản viết ra chủ yếu để diễn, cho nên nó liên quan chặt chẽ
tới nghệ thuật sân khấu. Khi phản ánh cuộc sống, kịch chú trọng vào những
mâu thuẫn và những căng thẳng trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến cuộc đấu
tranh nhất định. Các nhân vật đều được xây dựng đặc biệt và duy nhất bằng
ngôn ngữ của họ, tức là bằng những lời ăn tiếng nói của họ chứ không phải
bằng ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả của tác giả. Tính cách nhân vật bộc lộ qua
những đối thoại, độc thoại và bức tranh chuyển động dần dần hiện rõ. Vì chủ

NguyÔn V¨n Dòng

14

K32C - Ng÷ v¨n


Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

yếu nhằm thể hiện mâu thuẫn và xung đột nên cốt truyện của kịch vừa tập

trung vừa diễn biến theo một nhịp độ gấp rút. Các thành phần như thắt nút,
cao trào, mở nút thường rõ ràng hơn so với trong tiểu thuyết. Vì thời gian diễn
xuất không thể kéo dài nên dung lượng một vở kịch thường không kéo dài
hơn một truyện vừa.
“Có nhiều cách phân loại kịch theo nhiều theo tiêu chuẩn khác nhau.
Nhưng cách phân loại phổ biến nhất là theo tính chất của các loại hình xung
đột: bi kịch, hài kịch, chính kịch,…” [8; 412].
1.2.2. Khái niệm hài kịch
Từ điển tiếng Việt định nghĩa như sau về hài kịch: “Kịch dùng hình
thức gây cười để chế giễu hoặc đả kích những thói xấu, những biểu hiện tiêu
cực trong xã hội” [5; 417].
Các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng: “Hài kịch là thể
loại kịch, trong đó tính cách, tình huống và hành động được thể hiện dưới
dạng buồn cười hoặc ẩn chứa cái hài nhằm giễu cợt, phê phán cái xấu, cái lố
bịch, cái lỗi thời để tống tiễn nó một cách vui vẻ ra khỏi đời sống xã hội” [6;
137].
Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân trong Từ điển văn học cũng ghi nhận:
“Hài kịch là một thể loại kịch, trong đó các tính cách, các tình huống và hành
động được trình bày dưới hình thức cười cợt hoặc thấm đẫm chất hài.
Ở châu Âu, trước chủ nghĩa Cổ điển, hài kịch chỉ những tác phẩm
ngược với bi kịch và nhất thiết phải có một kết thúc vui vẻ (có hậu).
Hài kịch trước hết nhằm vào việc cười nhạo cái xấu (cái không xứng
đáng, cái đối lập với lý tưởng hoặc chuẩn mực xã hội). Ở các nhân vật hài

NguyÔn V¨n Dòng

15

K32C - Ng÷ v¨n



Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

kịch, phẩm chất bên trong không tương xứng với vị trí thâm phận của nó và
do vậy nó đáng là nạn nhân của tiếng cười” [11; 565].
Hài kịch ra đời rất sớm, gần như đồng thời với bi kịch. Arixtôphan
(khoảng 445 – khoảng 385 tr.CN) – Nhà viết kịch Hi Lạp được coi là cha đẻ
của hài kịch. Trên nền kịch trường thế giới, Môlie (1622 – 1673) và Sêcxpia
được coi là những nhà hài kịch xuất sắc nhất.
1.2.3. Hài kịch của Uyliam Sêcxpia
Sêcxpia viết khá nhiều hài kịch. Có những hài kịch vui tươi rộn ràng từ
đầu chí cuối, có những hài kịch trong đó cái vui xen lẫn cái buồn. Có thể kể
tới các vở như:
+ Hài kịch của những hiểu lầm
+ Cô nàng đáo để đã thuần rồi
+ Hai chàng công tử ở Vêrôna
+ Công cốc vất vả với tình
+ Giấc mộng đêm hè
+ Người lái buôn thành Vơnidơ
+ Có gì đâu mà rộn
+ Đêm thứ mười hai
+ Những bà vui tính ở Uynxo
+ Xin tuỳ thích


NguyÔn V¨n Dòng

16


K32C - Ng÷ v¨n


Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

Chủ đề trung tâm của hài kịch Sêcxpia là sự chiến thắng của tình yêu
trước mọi trở lực. Chiến thắng đó bắt nguồn từ niềm vui khoái lạc của tinh
thần luyến mộ trần thế mãnh liệt vừa trỗi dậy trong tâm thức thời Phục hưng
mà suốt thời Trung cổ nó đã bị vùi dập bởi những tư tưởng khổ hạnh, chối bỏ
trần thế. Hài kịch Sêcxpia cũng lên án tất cả những gì phản tự nhiên, những
thành kiến cổ hủ lạc hậu áp chế cảm xúc con người. Ngoài ra, nó còn tố cáo
tác hại của đồng tiền.
Nhân vật chính của các vở hài kịch là các chàng trai, thiếu nữ điển hình
cho con người Phục hưng, đầy nhiệt huyết, trí tuệ sắc sảo, ước mơ độc lập.
Tình yêu, trí tuệ và lòng chung thủy là năng lượng cực mạnh giúp họ chiến
thắng điều ác và mọi nghịch cảnh. Các đề tài mà Sêcxpia đã khai thác như :
Quyền tự do lựa chọn bạn đời, sự bình đẳng nam nữ, vẻ đẹp của tình yêu, sự
hấp dẫn về dung mạo... Các nhân vật nữ cũng tỏ ra tích cực trong việc bảo vệ
hạnh phúc của mình. Ngoài ra, các vai hề cũng vô cùng quan trọng trong các
vở kịch này. Họ đều là những kẻ xuất thân từ các tầng lớp dưới của xã hội, đã
mạnh dạn phê phán, chế giễu những thói xấu của tầng lớp trên. Các vai hề
tượng trưng cho lý trí lành mạnh của nhân dân.
Thiên nhiên và văn học dân gian Anh cũng để lại những dấu ấn sâu
đậm trong các hài kịch của Sêcxpia qua các bài hát dân gian, tục ngữ, truyện
cười, những truyền thuyết về thần tiên, ma quỷ trong rừng,... Ngôn ngữ hài
kịch sinh động, biến chuyển theo tình huống: từ lời nói lịch sự chốn cung đình
đến những lời bông đùa thô tục trên đường phố.

“Sêcxpia thường mượn các cốt truyện nước ngoài của các nhà văn
Italia, Pháp, Tây Ban Nha, của các nhà văn La Mã cổ đại. Ông vận dụng các
thủ pháp quen thuộc của kịch bác học và của kịch hề dân gian. Ông chịu ảnh
hưởng của nhà hài kịch La Mã cổ đại Plôt. Ông cũng tiếp thu cái hay của

NguyÔn V¨n Dòng

17

K32C - Ng÷ v¨n


Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

Grin và Lyly – những người đồng hương của ông. Tóm lại, ông đã học tập và
tiếp thu tất cả những gì ông cần để xây dựng nên một loại hài kịch mới mẻ về
nội dung và hình thức, mang phong cách của riêng ông” [2; 203]. Để có được
những vở hài kịch đặc sắc, mang lại tiếng cười, niềm vui cho người đọc,
người xem, người nghệ sĩ phải rất dụng công trong việc sáng tạo hình tượng
nghệ thuật. Muốn các vở hài kịch của mình sống lâu trong lòng khán giả,
người viết kịch phải có tài năng, có thủ pháp nghệ thuật riêng, độc đáo, đó
chính là nghệ thuật gây cười của từng kịch gia.
1.3. Nghệ thuật gây cười
Trong cuộc sống không thể thiếu tiếng cười. Người ta thường nói:
“Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” là để nhấn mạnh vai trò, tác dụng
của tiếng cười đối với đời sống con người. Có nhiều dạng thức cười: cười sinh
lý và cười tâm lý. Cũng có nhiều cách thức để gây cười tuỳ vào cách mà
người ta lựa chọn. Khi bị cù, khi trong lòng cảm thấy sung sướng, thoả mãn,

người ta có thể cười. Đó là cái cười thiên về bản năng, sinh lý. Cái cười mang
tính hài đòi hỏi, trước hết phải có một đối tượng cười, tức là cái có thể gây
cười, và bị cười. Vậy những gì có thể gây cười? Trong cuộc sống có rất nhiều
hiện tượng có thể gây cười, mỗi thứ một vẻ, hết sức đa dạng. Song nói chung,
những cái gây cười, xét về bản chất, là cái có mâu thuẫn, hiểu như là sự đối
lập không cân xứng, không hài hoà. Khái quát lại, đó có thể là mâu thuẫn giữa
hình thức và nội dung, giữa bộ phận với toàn thể, giữa ý nghĩ và phương tiện,
giữa ước muốn và khả năng thực tế, giữa cái được phép và không được phép,
quen và không quen, bình thường và không bình thường.
Có cái có thể gây cười rồi (đối tượng) lại còn phải có chủ thể cười. Bản
thân đối tượng cười không thể gây nên tiếng cười nếu chủ thể không nhận
thức được những mâu thuẫn chứa đựng trong nó. Điều này giải thích vì sao có

NguyÔn V¨n Dòng

18

K32C - Ng÷ v¨n


Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

người xem tranh vui, đọc truyện cười mà vẫn không cười, đến lúc hiểu ra thì
mới cười. Cái cười, do vậy là một kiểu nhận thức. Đặc điểm của nhận thức
gắn với tiếng cười là sự khám phá một số loại mâu thuẫn nào đó trong sự vật,
hiện tượng và quan sát chúng ở một bình diện nào khác, từ một phía khác, từ
góc độ của cái buồn cười. Nhà hài kịch nổi tiếng người Pháp Môlie đã làm rất
tốt điều này. “Sự tinh tế, nhạy cảm của nhà tư tưởng sâu sắc, của người nghệ

sĩ tài ba đã giúp cho Môlie, trong khi quan sát cuộc sống, đã phát hiện ra
khía cạnh hài hước trong các hiện tượng, tính cách – kể cả những đối tượng
có vẻ trang trọng, tôn nghiêm, đáng kính nhất” [2; 294].
Như trên đã nói, có rất nhiều cách thức để gây cười. Tuỳ vào từng loại
hình nghệ thuật mà có những cách thức riêng (có tranh biếm hoạ, truyện cười,
thơ trào phúng, thơ hài, nhạc hài, xiếc hài,…). Về hài kịch, người nghệ sĩ có
thể vận dụng tổng hợp các thủ pháp nghệ thuật để đem lại tiểng cười cho khán
giả. Nhưng quan trọng hơn cả là thủ pháp xây dựng các yếu tố: ngôn ngữ gây
cười, hành động gây cười, tính cách gây cười, tình huống gây cười,… Mỗi
kịch gia có một sở trường riêng, một thế mạnh riêng trong việc vận dụng các
thủ pháp nghệ thuật để gây cười. Sự vận dụng, sáng tạo các biện pháp gây
cười đạt đến độ thuần thục, điêu luyện, có chất lượng, có giá trị… sẽ hình
thành nên phong cách hài kịch, gọi là nghệ thuật gây cười của từng tác giả.
Trong nền sân khấu Việt Nam có nhiều vở tuồng, vở chèo mang lại
tiếng cười sảng khoái cho nhân dân lao động như các vở tuồng: “Nghêu, Sò,
Ốc, Hến”, “Trương đồ nhục”, các vở chèo: “Từ Thức”, “Chu Mãi Thần”…
Riêng trong nghệ thuật Chèo, người nghệ sĩ dân gian tập trung thể hiện tiếng
cười qua nhân vật hề gọi là hề chèo. Hề chèo là tên gọi chung các loại vai hề
trong nghệ thuật chèo. Hề chèo phân ra làm hai loại: hề áo ngắn và hề áo dài.
Hề áo ngắn gồm những chú hề mặc áo ngắn, quần thêm một cái xiêm màu sắc

NguyÔn V¨n Dòng

19

K32C - Ng÷ v¨n


Tr­êng §HSP Hµ Néi 2


Khãa luËn tèt nghiÖp

sặc sỡ, hoá trang nghịch ngợm nhưng sạch sẽ, thường đi theo một thư sinh
hay một ông quan, bao giờ cũng thắng thầy qua những trận đấu khẩu hài hước
và trí tuệ. Hề áo dài, gồm những vai hề như phù thuỷ, thầy bói, thầy đồ,…
Thủ pháp gây cười của hề áo dài lại là tự chế giễu, tự châm biếm, tự phơi trần
bản chất lừa bịp của mình bằng những hành động, những lời bộc bạch hài
hước. Vd: phù thuỷ sợ ma; thầy bói nói mò; thầy đồ dốt chữ. Do thuộc lớp
người được trọng vọng trong làng, loại hề này thường mặc áo chùng (dài),
nhưng hình thức hoá trang lại nhọ nhem, xấu xí.
Và chắc hẳn đất nước Anh cũng phải có một nền kịch hề dân gian lâu
đời. Sêcxpia có lẽ đã học tập được nhiều điều từ vốn văn học dân gian này.
Bằng chứng là trong các vở kịch của ông ta thấy có nhiều nhân vật hề mang
màu sắc của hề dân gian, có nhiều thành ngữ, tục ngữ, nhiều cách nói mang
hơi thở của cuộc sống dân gian. Điều này cũng góp phần không nhỏ tạo nên
tiếng cười trong các vở hài kịch của ông.
Như vậy, hiểu một cách chung nhất, nghệ thuật gây cười là cách thức,
là biện pháp, thủ pháp để làm bật lên tiếng cười, ở đây là tiếng cười tâm lý
mang tính thẩm mĩ. Nghệ thuật gây cười có đạt được hiệu quả cao hay không
là do tài năng của người nghệ sĩ. Nói cách khác qua nghệ thuật gây cười,
chúng ta có thể thấy được cá tính sáng tạo của nhà soạn kịch.

NguyÔn V¨n Dòng

20

K32C - Ng÷ v¨n


Tr­êng §HSP Hµ Néi 2


Khãa luËn tèt nghiÖp

CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT GÂY CƯỜI TRONG
HÀI KỊCH CỦA UYLIAM SÊCXPIA
2.1. Nghệ thuật gây cười qua xây dựng nhân vật
Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, “Nhân vật là con người cụ
thể được thể hiện trong tác phẩm văn học với các vai trò, vị trí, chức năng và
tính cách khác nhau. Nhân vật đồng nghĩa với hình tượng khi thuật ngữ hình
tượng được dùng để chỉ hình tượng nhân vật” [10].
Dựa vào vị trí đối với nội dung cụ thể, với cốt truyện của tác phẩm,
nhân vật văn học được chia thành nhân vật chính và nhân vật phụ. Dựa vào
đặc điểm tính cách, việc truyền đạt lí tưởng của nhà văn, nhân vật văn học
được chia thành nhân vật chính diện, nhân vật phản diện. Dựa vào cấu trúc
hình tượng, nhân vật được chia thành nhân vật chức năng (hay mặt nạ), nhân
vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng. Dựa vào thể loại văn học,
ta có nhân vật tự sự, nhân vật trữ tình, và nhân vật kịch.
Trong kịch, nhân vật là yếu tố không thể thiếu. Vì qua nhân vật kịch,
xung đột kịch mới được thể hiện. Có nhân vật kịch thì ngôn ngữ kịch, hành
động kịch mới được triển khai.
Ở thể loại bi kịch, Uyliam Sêcxpia đã có những nhân vật xuất sắc như:
Hamlet, Ôtenlô, Rômêô và Juliet… Ở thể loại hài kịch, ông cũng xây dựng
được những nhân vật tuy không nổi tiếng bằng các nhân vật bi kịch nhưng
cũng rất đáng chú ý như: Chú tiên đồng Păc trong “Giấc mộng đêm hè”;
Biniđich, Biơtrix và gã cảnh sát trưởng Đôgberi trong “Có gì đâu mà rộn”;
Orxinô, Ôlivia, Viôla trong “Đêm thứ mười hai”; Antôniô, Baxaniô, Porxya,
Sailôc trong “Người lái buôn thành Vơnidơ”,…

NguyÔn V¨n Dòng


21

K32C - Ng÷ v¨n


Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

Có thể nói, Sêcxpia cũng đã rất dụng công khi xây dựng những nhân
vật này. Ông đã rất thành công khi xây dựng ngôn ngữ nhân vật, hành động
nhân vật, tính cách nhân vật để từ đó đem lại tiếng cười giàu ý nghĩa cho khán
giả.
2.1.1. Nghệ thuật gây cười qua xây dựng ngôn ngữ nhân vật
Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng: “Ngôn ngữ nhân vật là một trong
các phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống
và cá tính nhân vật. Trong tác phẩm, nhà văn có thể cá thể hoá ngôn ngữ
bằng nhiều cách: nhấn mạnh cách đặt câu, ghép từ, lời phát âm đặc biệt của
nhân vật, cho nhân vật lặp lại những từ, câu mà nhân vật thích nói kể cả từ
ngoại quốc và từ địa phương” [6; 214].
Ngôn ngữ có tác dụng giải trí rất hiệu quả và gây cười qua ngôn ngữ
nhân vật là thủ pháp nghệ thuật quan trọng đầu tiên mà Sêcxpia sử dụng trong
các vở hài kịch.
2.1.1.1. Sử dụng lộng ngữ (chơi chữ).
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “Lộng ngữ (còn gọi là chơi chữ) là
biện pháp tu từ có đặc điểm: người sáng tác sử dụng những chỗ giống nhau
về ngữ âm, ngữ nghĩa, văn tự, văn cảnh để tạo ra sự bất ngờ thú vị trong cách
hiểu, trong dòng liên tưởng của người đọc, người nghe” [6; 183].
Lộng ngữ có thể được tạo ra do khai thác các kiểu nói lái, từ đồng âm
hoặc gần âm, sử dụng từ đồng nghĩa, hoặc tách một từ thành các từ khác

nhau. Lộng ngữ có tác dụng mang lại tiếng cười rất cao, nó thường được sử
dụng trong văn chương hài hước.
Trong cuốn Tuyển tập tác phẩm William Shakespeare, dựa vào bản
dịch, các chú thích của các dịch giả, các nhà nghiên cứu, người thực hiện

NguyÔn V¨n Dòng

22

K32C - Ng÷ v¨n


Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp

khoá luận nhận thấy trong nguyên tác tiếng Anh, Sêcxpia sử dụng rất nhiều
các lộng ngữ trong các vở hài kịch của mình.
Sau đây là bảng thống kê số lượng các lộng ngữ mà Sêcxpia đã sử dụng
trong bốn vở hài kịch.
Tên vở

Vị trí xuất hiện

1. Giấc mộng Hồi 2, cảnh II, trang 978
đêm hè

Số lần xuất hiện

Tổng


1

Hồi 3, cảnh I, trang 984

1

Hồi 4, cảnh I, trang

1

5

1009
Hồi 5, cảnh I, trang

2

1021
2. Có gì đâu
mà rộn

Hồi 1, cảnh I, trang

1

1040
Hồi 2, cảnh I, trang

1


5

1056
Hồi 2, cảnh III, trang

1

1063
Hồi 3, cảnh V, trang

1

1087
Hồi 5, cảnh II, trang

1

1113

NguyÔn V¨n Dòng

23

K32C - Ng÷ v¨n


Tr­êng §HSP Hµ Néi 2
3. Đêm thứ
mười hai


Khãa luËn tèt nghiÖp

Hồi 1, cảnh III, trang

1

1138
Hồi 1, cảnh V, trang

2
8

1142
Hồi 1, cảnh V, trang

1

1149
Hồi 2, cảnh III, trang

1

1157
Hồi 2, cảnh V, trang

1

1170
Hồi 3, cảnh I, trang


1

1173
Hồi 4, cảnh I, trang

1

1199
4. Người lái

Hồi 1, cảnh II, trang

1

buôn thành 1235
Vơnidơ

Hồi 3, cảnh I,trang 1270

1

Hồi 3, cảnh III, trang

1

8

1281
Hồi 3, cảnh IV, trang


1

1287
Hồi 3, cảnh V, trang

1

1288
Hồi 3, cảnh V, trang

2

1289
Hồi 5, cảnh I, trang

1

1313

NguyÔn V¨n Dòng

24

K32C - Ng÷ v¨n


Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Khãa luËn tèt nghiÖp


Có thể thấy, muốn chơi chữ cho hay, cho hài hước đòi hỏi phải có một
trình độ tư duy ngôn ngữ nhất định. Bên cạnh đó, người hay chơi chữ còn
phải có khiếu khôi hài, thích đùa vui, châm chọc. Vì thế, qua chơi chữ người
ta cũng bộc lộ một phần tính cách của mình. Ở hài kịch Sêcxpia, những nhân
vật hay chơi chữ thường là những nhân vật khôi hài như anh hề trong “Đêm
thứ mười hai”, gã cảnh sát trưởng Đôgberi trong “Có gì đâu mà rộn”,…
Một điểm đáng chú ý trong cách sử dụng lộng ngữ của Sêcxpia là ông
thường sử dụng các từ đồng âm, gần âm khác nghĩa. Do khác nhau về loại
hình ngôn ngữ giữa tiếng Anh và tiếng Việt nên có một số lộng ngữ mà
Sêcxpia sử dụng, khi chuyển sang tiếng Việt không thể dịch được. Nhưng
nhìn chung, với sự nỗ lực của mình, các dịch giả cũng đã cố gắng truyền tải,
diễn tả một cách tối ưu nhất những lộng ngữ mà nhà soạn kịch này đã dùng
trong nguyên tác. Sau đây, chỉ xin phân tích một số lộng ngữ tiêu biểu.
Trong vở “Giấc mộng đêm hè”, chàng Laixanđơ yêu tha thiết nàng
Hecmiơ nhưng bị cha nàng phản đối. Họ cùng rủ nhau bỏ trốn vào một khu
rừng trong một đêm trăng bàng bạc. Khi trời đã về đêm, cánh tay của thần
giấc ngủ chạm vào mắt họ, Laixanđơ giục Hecmiơ đi ngủ. Trong lời thoại của
Laixanđơ có biết bao tình tứ, hóm hỉnh:
“Laixanđơ: Em yêu xinh đẹp, lang thang mãi trong rừng em đã mệt, và nói
thật, anh đã quên mất lối đi. Hecmiơ ơi, nếu em đồng ý, chúng ta
sẽ nghỉ lại ở nơi đây và chờ ánh ngày êm đẹp.
Hecmiơ: Phải thế thôi, anh Laixanđơ ạ. Anh hãy tìm cho mình một chỗ ngủ,
còn em sẽ ngả đầu vào cái bồn hoa này.
Laixanđơ: Một luống cỏ làm gối chung cho cả đôi ta, một trái tim, một cái
giường, hai tấm lòng và một lời nguyện ước.

NguyÔn V¨n Dòng

25


K32C - Ng÷ v¨n


×