Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Luận văn sư phạm Số phận tầng lớp trí thức trong tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago của B.Pasternak

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.61 KB, 73 trang )

Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành khóa luận này, người thực hiện đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Văn học nước
ngoài. Đặc biệt là sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của TS. Vũ Công
Hảo.
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với các thầy cô
giáo đã tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành khóa luận này.
Hà Nội ngày 16 tháng 5 năm 2007
Người viết luận văn
Đinh Thị Xuân Huệ


Khoá luận tốt nghiệp

Đinh Thị Xuân Huệ K29B Văn
Phần Mở Đầu

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Tháng 8 năm 1991, cuộc đảo chính quân sự của B.Elxin đã đẩy nước
Nga Xô viết và hệ thống XHCN ở Đông Âu vào cái gọi là hiệu ứng đôminô.
Sau 74 năm xây dựng và vượt qua bao sóng gió, chỉ với một cái huých nhẹ,
quân cờ đôminô đầu tiên đổ sập, kéo cả hệ thống lần lượt đổ theo. Cùng với sự
báo tử của Liên Xô, nền văn học Liên bang Xô Viết đồ sộ với hàng loạt tên
tuổi, hàng trăm tác phẩm đỉnh cao cũng lập tức chấm dứt sự tồn tại. Đất nước
Nga đã sang trang lịch sử mới để lại đằng sau hàng loạt những vấn đề về xã
hội, về văn hóa của một thời đại, còn lại đó như một tấm gương, một bài học
có giá trị cho muôn đời sau.
Khi văn học được coi là tấm gương phản ánh đời sống xã hội thì đặt
trong hoàn cảnh 74 năm luôn luôn biến động của Liên Xô, người ta luôn thấy
mặt tiêu cực bên cạnh những thành tựu đã đạt được. Trong thể thống nhất của
mình, văn học Xô Viết thế kỉ XX là tập hợp của 3 bộ phận: bộ phận văn học


hải ngoại, bộ phận văn học không được thừa nhận chính thức và văn học hiện
thực XHCN. Tức là, bên cạnh những tượng đài vươn lên sừng sững và tỏa ánh
hào quang ngay tại quê hương mình như: M.Gorki, Maiakopxki, A.Tônxtôi,
A.Phađeepcòn có những vinh quang nơi đất khách như: V.Nabocov,
A.Xongienixưn, I.BrotxkiVà nằm giữa hai trục khoảng cách địa lý ấy là
những tượng đài bị chìm khuất trong mây mù xám xịt, chịu một số phận bị coi
thường, bị tẩy chay. Họ là những nhà văn, nhà thơ có quan điểm, chính kiến
bất đồng với thể chế và các chính sách văn hóa sai lầm một thời của các lãnh
đạo Liên bang Xô Viết. Những nạn nhân ấy và tác phẩm của họ trải qua sự
sàng lọc khắc nghiệt của thời gian cuối cùng cũng đến được với bạn đọc và
khi mây mù tan đi, ánh hào quang quanh họ cũng không kém phần rực rỡ. Đại
diện cho bộ phận văn học này là: A.Akhmatova, M.Bulgacop, B.Pasternak
Đặc điểm này của văn học Xô Viết do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan
1


Khoá luận tốt nghiệp

Đinh Thị Xuân Huệ K29B Văn

tạo ra trong đó có hoàn cảnh lịch sử - xã hội đóng vai trò chủ yếu. Đó là nét
riêng và cũng là vấn đề nhạy cảm có ý nghĩa sâu sắc đối với nền văn học cách
mạng XHCN của Việt Nam hiện nay. Nó là vết xe đổ còn tươi nguyên bùn đất
mà những thế hệ đi sau có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm.
1.2. B.Pasternak sinh năm 1890 tại Maxcơva trong một gia đình mà cả
cha và mẹ đều là nghệ sĩ. Pasternak đã từng nghiên cứu triết học ở Đức, tốt
nghiệp khoa lịch sử và ngôn ngữ tại trường Đại học Tổng hợp Matxcova. Ông
cũng dành khoảng 6 năm chuyên tâm nghiên cứu và sáng tác âm nhạc. Nhưng
rồi thơ ca mới là mảnh đất để tài năng của Pasternak nở rộ. Năm 1917, những
bài thơ kì diệu trong tập thơ Chị tôi - Cuộc sống đưa ông lên hàng những

nhà thơ lớn nhất của nước Nga thời ấy.
Sau Cách mạng tháng Mười, Pasternak tham gia vào nhóm văn học
LEF của Maiakopxki. Thời gian này ông viết bài thơ dài Năm 1905 và
Trung úy Smith. Năm 1932, ông cho in tập Sinh lại lần thứ hai. Ngoài ra,
ông còn là nhà dịch thuật lỗi lạc khi chuyển sang ngôn ngữ Nga những vở
kịch tiêu biểu nhất của Shakespeare, Goethe và của các nhà thơ Gruzia.Trong
lĩnh vực văn xuôi, Pasternak có những truyện ngắn được xếp vào loại hay nhất
thế giới, đặc biệt là tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago hoàn thành năm 1955. Năm
1958, viện Hàn lâm Thụy Điển tuyên bố tặng giải thưởng Nobel văn chương
cho Pasternak. Nhân dịp này bọn phản động đã lợi dụng tên tuổi và tiểu thuyết
Bác sĩ Zhivago của ông để chống lại Liên Xô. Ngày 17/10/1958,
B.Pasternak bị khai trừ khỏi Hội Nhà văn Liên Xô và bị ép buộc từ chối giải
thưởng Nobel. Từ đó, thiên tài của thơ ca Nga phải sống những ngày buồn
thảm và lặng lẽ, âm thầm ra đi khi tròn 70 tuổi. Trong bức thư gửi tới phiên
họp của Ban chấp hành Hội Nhà văn Liên Xô ông viết: các anh có thể xử bắn
tôi, đưa tôi đi đày, đối xử tùy thích và tôi tha thứ trước cho các anh. Nhưng
các anh chớ vội vãcác anh hãy nhớ rằng chỉ sau vài năm nữa các anh sẽ

2


Khoá luận tốt nghiệp

Đinh Thị Xuân Huệ K29B Văn

phải phục hồi tên tuổi của tôi. Niềm tin ấy của ông đã trở thành hiện thực.
Ngày 18/2/1987, Ban thư ký Hội Nhà văn Liên Xô đã chính thức xóa bỏ quyết
định bất công 30 năm trước. Một ủy ban nghiên cứu di sản Pasternak được
thành lập, các tác phẩm của ông lần lượt được in lại và tiểu thuyết Bác sĩ
Zhivago đã ra mắt bạn đọc năm 1988. Năm 1990, UNESCO đã long trọng tổ

chức kỷ niệm lần thứ 100 năm ngày sinh của nhà thơ trên quy mô toàn thế
giới. B.Pasternak xứng đáng được vinh danh như một nhà thơ lớn của một nền
văn học lớn: Suốt đời anh sẽ mãi mãi là người được yêu mến, được nâng
niu và là một bậc vĩ nhân (V.B.Shklovski)[12,30]
1.3.Tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago là tâm huyết, ao ước của
B.Pasternak về một tác phẩm trong đó ông thể hiện mình thật trọn vẹn
[3,353]. Ngay từ khi mới ra đời, nó đã trở thành một quả bom nổ chậm,
thành đầu đề của nhiều cuộc tranh luận lớn. Nó đã khiến ông trở thành nạn
nhân của một vụ án văn chương nổi tiếng giữa thế kỉ XX đầy biến động của
văn học Nga. Nếu không kể đến cái nhìn sai lầm mang đậm màu sắc chính trị
khi buộc tội tác phẩm như một thứ tiểu thuyết có xu hướng chống cộng,
một mưu toan chính trị thì Bác sĩ Zhivago cũng là một tác phẩm khó
hiểu, đầy bí hiểm bởi việc sử dụng yếu tố ngẫu nhiên đậm đặc đến mức
bão hòa trong toàn bộ cấu trúc nghệ thuật và rất nhiều quan niệm không hợp
thời mà tác giả trình bày khá lộ liễu. Trong lúc những luồng ý kiến tranh luận
có khi trái ngược nhau vẫn chưa ngã ngũ thì sự phục sinh của Bác sĩ
Zhivago năm 1993 (nhận lại giải Nobel văn chương) đã một lần nữa khẳng
định đây là một tác phẩm nghệ thuật chân chính, một hiện tượng văn học
sinh động của thế kỉ XX.
Khóa luận tốt nghiệp với đề tài Số phận tầng lớp trí thức trong tiểu
thuyết Bác sĩ Zhivago của B.Pasternak sẽ đi vào khai thác một khía cạnh
trong phần nội dung thông qua việc trình bày số phận các nhân vật thuộc tầng

3


Khoá luận tốt nghiệp

Đinh Thị Xuân Huệ K29B Văn


lớp trí thức, đặc biệt là nhân vật bác sĩ Zhivago trong bối cảnh của tiểu thuyết
là hiện thực xã hội Nga 40 năm đầu thế kỉ XX. Từ đó có thể phần nào phản
ánh được tư tưởng, quan niệm của tác giả B.Pasternak về con người, về lịch sử
và trên hết thấy được bản tự thuật tượng trưng của chính Pasternak. Đó là
những lí do chủ yếu thúc đẩy chúng tôi lựa chọn nghiên cứu nhằm góp phần
làm sáng tỏ một khía cạnh vẫn còn đang bỏ ngỏ của tác phẩm này.
2. Lịch sử vấn đề
B.Pasternak là một trong những tác giả lớn nhất của nước Nga và của
thế giới toàn bộ dải đất này đều là di sản của ông, ông đã chia sẻ hết thảy
mọi thứ với chính dải đất ấy [12,14]. Nghiên cứu về di sản của ông còn là
vấn đề thuộc về tương lai nhưng ngay từ khi xuất bản, tiểu thuyết Bác sĩ
Zhivago đã có hàng trăm công trình, bài báo viết về B.Pasternak và tác phẩm
trong suốt thập kỉ 60, 70, 80 (báo Sự Thật, Liên Xô, tháng 6 năm 1988). Trong
hàng trăm ý kiến ấy lại chia làm 2 khuynh hướng khác nhau, cụ thể như sau.
2.1. Khuynh hướng một

Khuynh hướng này chủ yếu chỉ ra những điểm mà các nhà nghiên cứu
cho là điểm yếu của tác phẩm, từ đó đặt ra sự hoài nghi về trình độ nghệ thuật
của tác giả.
R.P.Nabocop, một nghệ sĩ từng thừa nhận ảnh hưởng của thơ
Pasternak, trong bài Reading Pasternak đã thẳng thừng chê: tiểu thuyết
không thành công cả về tư tưởng lẫn nghệ thuật bởi có quá nhiều sự trùng
hợp kỳ quặc, sự phối ngẫu một cách vô căn cứ những cảnh bất thường trong
việc mô tả cảnh chiến trận. A.Siniapxki trong bài Một vài phương diện
trong văn xuôi sau này của Pasternak qua việc chỉ ra sự miêu tả chồng chất
các sự kiện, sự quá nhiều nhân vật phụ, sự bất thường của hệ phong cách
[6,10] đã cho rằng, đó là dấu hiệu bộc lộ một trình độ tiểu thuyết không
thành thạo, thậm chí vụng về của Pasternak.

4



Khoá luận tốt nghiệp

Đinh Thị Xuân Huệ K29B Văn

Cuốn sách tra cứu xuất bản ở Mĩ năm 1985 nói rõ: sự vi phạm cái
nguyên tắc nhân quả trong việc trình bày sự kiện khiến cho tiểu thuyết
không đảm bảo được tính xác thực của lịch sử và làm xói mòn diện mạo,
tính cách nhân vật trung tâm [6, 11].
I.Êrenburg, một người bạn trung thành, người bênh vực Pasternak
trong vụ án Bác sĩ Zhivago khi viết bài Pasternak- những vần thơ dạt
dào sức sống đã thốt lên: Đọc xong bản thảo tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago,
tôi thấy lòng buồn rầu vô hạn Cái giả dối trong cuốn tiểu thuyết đã khiến
tôi hết sức kinh ngạccó không ít những trang nói về những điều mà anh
chưa từng nhìn thấy, chưa từng được nghe thấy bao giờ. Êrenburg cho rằng:
Và anh (Pasternak) đã không thành công khi anh khắc họa thời đại anh, tái
hiện lại cái không khí thời nội chiến, làm sống lại những cuộc đối đáp trên xe
lửa - bởi lẽ anh chỉ nhìn thấy và nghe thấy chính mình. [12, 35].
Sau khi cuốn tiểu thuyết được đăng công khai ở Nga, người ta vẫn bắt
gặp cái nhìn phê phán này ở Đ.Urnop: Pasternak đã rồ dại vượt lên quá sức
mình khi lặp lại một đề tài đã bị khai thác cạn kiệt từ lâu bởi những người
trước ông như M.Gorki, A.Chekhov đề tài về chủ nghĩa cá nhân ích kỉ kiểu
trí thức trong thời đại cách mạng (bài Vượt lên quá sức mình).
Còn P.Gôrenlôp thì chê: tiểu thuyết mất tính chỉnh thể, toàn vẹn,
sa vào sự liệt kê theo kiểu toán học.
Còn rất nhiều ý kiến nhận xét theo khuynh hướng này nhưng do phạm
vi có hạn của khóa luận, chúng tôi chỉ trích dẫn một vài ý kiến tiêu biểu trên,
hi vọng đó sẽ là nguồn tài liệu tham khảo đối với những nghiên cứu về đề tài
sau này.


5


Khoá luận tốt nghiệp

Đinh Thị Xuân Huệ K29B Văn

2.2.Khuynh hướng hai

Bên cạnh những ý kiến chê bai, nhiều nhà phê bình nhận thấy ở Bác
sĩ Zhivago cái gì đó gợi nhớ đến Chiến tranh và hòa bình, thậm chí có
người còn so sánh tiểu thuyết với những tác phẩm kinh điển của văn học Nga
như: Sông Đông êm đềm (M.Sôlôkhov), Cuộc đời Klim Xamghin (M.Gorki).
I.Berlin, lần đầu tiên tiếp xúc với tiểu thuyết ở dạng bản thảo đã nhận
xét: Một ai đó nói rằng có những nhà thơ chỉ là nhà thơ khi sáng tác thơ, còn
khi sáng tác văn xuôi họ là những nhà văn xuôi Nhưng B.Pasternak là nhà
thơ thiên tài trong tất cả những gì mà ông đã tạo ra và những gì như ông đã
có.
Bàn về vấn đề thời đại lịch sử được phản ánh trong tác phẩm, P.Kirep
cho rằng: đó là một thời đại bão hòa những sự kiện đảo lộn, những biến cố bão
táp. Tiểu thuyết là: nguồn tư liệu lớn về thời đại. Ngay cả những thiếu sót
cũng mang dấu ấn của thời đại, chịu sự trực tiếp của thời đại. [6, 12].
Sự quan tâm chú ý của các nhà nghiên cứu tập trung hơn cả vào hệ
thống nhân vật.Với nhân vật bác sĩ Zhivago, tiểu thuyết Nga nói riêng và thế
giới nói chung ít có nhân vật nào lại nhận được nhiều sự xác định phức tạp
như hiện tượng này. Dường như đây là nhân vật của nhiều nhân vật
[6,12].Việc xác định kiểu nhân vật cũng rất phức tạp. V.Voznesenxki cho đây
là nhân vật ẩn dụ, Aucouturier thì coi Zhivago là nhân vật tượng trưng
còn Likhachov khẳng định Zhivago là nhân vật trữ tình Nhưng cả ba đều

nhất trí quan điểm: Zhivago là sự tự thuật tinh thần độc đáo của tác giả.
ở Việt Nam, việc nghiên cứu tác giả B.Pasternak đã được một số nhà
Nga học xúc tiến. Trong bài Nhìn lại văn học Nga thế kỉ XX, Nguyễn Hải
Hà nhận thấy B.Pasternak và bác sĩ Zhivago là một hiện tượng lạc lõng
nhưng lại đi trước thời đại và là một nhân cách văn hóa phổ biến với một
trí tuệ trác việt [3, 354].

6


Khoá luận tốt nghiệp

Đinh Thị Xuân Huệ K29B Văn

Tiểu kết: Việc khảo sát lịch sử vấn đề khẳng định lại một điều: tiểu
thuyết Bác sĩ Zhivago là một hiện tượng văn học phức tạp, khó hiểu thậm
chí bí ẩn cần có sự quan tâm nghiên cứu một cách cụ thể, có hệ thống, nhất
là trong giai đoạn hiện nay, vấn đề thẩm định lại giá trị đích thực của những
hiện tượng nghệ thuật độc đáo đang là vấn đề bức xúc của lịch sử văn học.
3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Nhắc tới B.Pasternak là nhắc tới một sự nghiệp lớn. A.Voznesenxki
gọi thế giới nghệ thuật của Pasternak là lục địa văn hóa bất tận bởi hầu
như bất cứ một địa hạt tinh thần nào cũng được nhà nghệ sĩ vĩ đại đề cập
đến Di sản của ông quả là một bách khoa thư lớn [12, 14]. Trong phạm
vi một khóa luận tốt nghiệp, tác giả không có tham vọng tìm hiểu toàn bộ lục
địa văn hóa ấy, vả chăng để làm được điều đó phụ thuộc rất nhiều vào vốn tri
thức, thời gian và tài năng của người nghiên cứu. Nhưng với lòng yêu mến và
tinh thần cầu tiến, chúng tôi đã nghiên cứu và trình bày ở đây một khía cạnh

trong phần nội dung của tác phẩm Bác sĩ Zhivago_ một tiểu thuyết đã trở
thành niềm hạnh phúc và bất hạnh, niềm vui và sự tủi nhục; trở thành định
mệnh của con người tài hoa như B.Pasternak. Khía cạnh ấy là số phận tầng
lớp trí thức Nga mà đặc biệt là nhân vật bác sĩ Zhivago trong bối cảnh hiện
thực xã hội Nga 40 năm đầu thế kỷ XX được phản ánh trong tiểu thuyết.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Khóa luận tốt nghiệp về đề tài Số phận tầng lớp trí thức trong tiểu
thuyết Bác sĩ Zhivago của B.Pasternak chỉ nghiên cứu trong phạm vi tác
phẩm Bác sĩ Zhivago với tư cách là cuốn tiểu thuyết văn xuôi độc nhất tập
trung đầy đủ tinh hoa nghệ thuật của B.Pasternak. Việc tìm hiểu đề tài dựa
trên nguyên tắc không thể tách rời khỏi chỉnh thể nghệ thuật của tác phẩm.Đề
tài cũng không đặt vấn đề nghiên cứu bộ phận thơ trữ tình xuất hiện ở cuối

7


Khoá luận tốt nghiệp

Đinh Thị Xuân Huệ K29B Văn

tiểu thuyết và trong quá trình nghiên cứu nếu có bàn đến thơ thì cũng chỉ là
động tác hỗ trợ cho việc thực hiện nhiệm vụ chính. Tác phẩm được xuất bản
bằng nhiều thứ tiếng tại nhiều nước, được đăng tải trên nhiều tạp chí. Do điều
kiện tài liệu, chúng tôi nghiên cứu đề tài chủ yếu dựa vào văn bản
B.Pasternak con người và tác phẩm (Nxb thành phố Hồ Chí Minh -1988).
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài Số phận tầng lớp trí thức trong tiểu thuyết
Bác sĩ Zhivago của B.Pasternak nhằm:

+ Chỉ ra hiện thực đời sống xã hội Nga trong 40 năm đầu thế kỷ XX
được phản ánh trong tiểu thuyết.
+ Làm rõ số phận của tầng lớp tri thức Nga hay bi kịch của cái mâu
thuẫn còn chưa tìm được cách giải quyết giữa cá nhân nghệ sĩ và thời đại
cách mạng, trong đó tiêu biểu là nhân vật Zhivago.
+ Trình bày trên những nét khái quát nghệ thuật xây dựng hình tượng
nhân vật là một trong các yếu tố tạo nên nét hấp dẫn của tác phẩm này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình giải quyết đề tài, chúng tôi đã sử dụng phương pháp
nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Chúng tôi coi Bác sĩ Zhivago như
một hệ thống để khảo sát, phân tích, tìm ra quy luật và bản chất của hiện
tượng nghệ thuật này ở cấp độ: hiện thực phản ánh, số phận của nhân vật và
nghệ thuật xây dựng nhân vật; đồng thời luôn đặt tác phẩm trong mối quan hệ
với những yếu tố bên ngoài văn bản như: tiểu sử tác giả, thời đại Ngoài ra
trong khóa luận này, người viết còn sử dụng các phương pháp bổ trợ như:
phương pháp phân loại, thống kê, phương pháp so sánh văn học

8


Khoá luận tốt nghiệp

Đinh Thị Xuân Huệ K29B Văn

5. Đóng góp của đề tài
5.1. Đóng góp về mặt khoa học

Tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago là một hiện tượng văn học đặc biệt độc
đáo và khó hiểu. Cho đến nay tình hình nghiên cứu tác phẩm vẫn còn diễn ra

rất phức tạp, nhiều khuynh hướng tiếp cận khác nhau dẫn đến những đánh giá
trái ngược nhau. Một trong những khuynh hướng tiếp cận đó là tìm hiểu yếu tố
ngẫu nhiên, coi ngẫu nhiên không chỉ là yếu tố quan trọng trong thế giới
quan mà còn gần như một phạm trù thẩm mĩ trong cái nhìn nghệ thuật của
Pasternak [3, 359]. Mặc dù vấn đề số phận các nhân vật trí thức cũng như
hầu hết các yếu tố nội dung nghệ thuật cấu thành nên tác phẩm đều chịu sự
chi phối của yếu tố ngẫu nhiên nhưng việc nghiên cứu khía cạnh này cũng sẽ
góp thêm một ý kiến, một cách hiểu về thế giới nghệ thuật của nhà văn; góp
thêm một tiếng nói vào việc trả lại sự trong sạch cho một trong những vụ án
văn chương nổi tiếng thế kỷ XX.
5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn

Mặc dù tác phẩm Bác sĩ Zhivago của B.Pasternak đã được xuất bản
ở Việt Nam ngay sau khi nó được in công khai ở Liên Xô năm 1987 và mặc
dù tên tuổi, sự nghiệp của B.Pasternak được đề cập trong các bài viết của các
nhà Nga học như: Nguyễn Hải Hà, Hoàng Ngọc Hiến và gần đây là công
trình luận án PTS của Hà Thị Hòa nhưng nhìn chung, giới phê bình hiện
nay vẫn có phần thận trọng với B.Pasternak. Khoá luận tốt nghiệp của chúng
tôi với việc nghiên cứu một viên gạch nhỏ nhưng có vai trò quan trọng
trong kết cấu của tác phẩm hi vọng sẽ góp phần nhỏ bé vào công việc nghiên
cứu, giảng dạy và đào tạo chuyên đề về B.Pasternak trong chương trình văn
học Nga thế kỷ XX ở bậc Đại học và Cao đẳng ở nước ta.

9


Khoá luận tốt nghiệp

Đinh Thị Xuân Huệ K29B Văn


6. Cấu trúc của khoá luận
Khoá luận Số phận tầng lớp trí thức trong tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago
của B.Pasternak. có cấu trúc như sau:
Ngoài phần Mở đầu và phần kết luận, chúng tôi triển khai nội dung đề
tài trong 2 chương.
Chương 1: Hiện thực đời sống xã hội Nga.
Chương 2: Số phận tầng lớp trí thức.

10


Khoá luận tốt nghiệp

Đinh Thị Xuân Huệ K29B Văn

CHƯơng 1. Hiện thực đời sống xã hội Nga
Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực
đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. [5,382]. Tiểu thuyết Bác sĩ
Zhivago lấy bối cảnh không gian nước Nga rộng lớn từ Matxcơva đến Sibia
trong khoảng thời gian nửa đầu thế kỷ XX, suốt từ năm 1903 đến thế chiến thứ
2 năm 1943. Phản ánh một thời gian dài và dày đặc những sự kiện lịch sử
quan trọng như vậy nhưng Bác sĩ Zhivago lại có cách tái hiện hiện thực rất
riêng: Hiện thực được phản ánh ở đây không phải theo kiểu tự nó mà
thông qua các ấn tượng cá nhân bao giờ cũng rất nhạy bén [12,146]. Nhận
xét của Likhachov bao hàm 2 loại hiện thực: hiện thực - tự nó và hiện thực ấn tượng cá nhân. Hiện thực - tự nó có thể hiểu là những gì đã thực sự diễn ra,
đã được ghi chép, được nhân loại biết đến, chính là lịch sử 40 năm đầu thế kỷ
XX ở nước Nga với hàng loạt cột mốc đáng nhớ: cách mạng 1905, Cách mạng
tháng Mười năm 1917, nội chiến và hai cuộc chiến tranh thế giới 1 và 2. Còn
hiện thực được phản ánh thông qua các ấn tượng cá nhân có cái lõi là hiện
thực lịch sử nhưng lịch sử ấy lại mang đậm màu sắc chủ quan, tức là thứ lịch

sử đã được đánh giá theo quan niệm của tác giả B.Pasternak. Trong Bác sĩ
Zhivago đời sống xã hội, đời sống người dân Nga được miêu tả theo chiều
diễn tiến của hiện thực - ấn tượng cá nhân. Chính vì vậy việc tìm hiểu một
cách khái quát quan niệm về lịch sử của B.Pasternak có ý nghĩa cơ sở quan
trọng cho việc trình bày nội dung chương 1.
B.Pasternak có quan niệm lịch sử khá phức tạp nhưng tựu chung gồm
các nội dung sau: lịch sử, theo Pasternak giống như một cái gì độc lập với ý
muốn của con người như các hiện tượng tự nhiên , có thể cảm nhận, nghe thấy
nhưng không nhận thức được một cách lôgic và đã là hiện trạng tự nhiên thì
không ai và không bao giờ tính chuyện xoay chuyển theo ý mình, dùng nỗ lực
cá nhân để ngăn chặn không cho chúng xảy ra: Chàng lại nghĩ rằng chàng
hình dung lịch sử, cái được mệnh danh là tiến trình lịch sử hoàn toàn khác với
11


Khoá luận tốt nghiệp

Đinh Thị Xuân Huệ K29B Văn

quan niệm chung của mọi người và lịch sử được vẽ ra trước mắt chàng như
đời sống của thế giới thảo mộc. Mùa đông, dưới tuyết, những cái cành trụi lá
của rừng cây trông khẳng khiu và đáng thương như mấy sợi lông trên nốt ruồi
của một cụ già. Mùa xuân, chỉ trong vài ngày, rừng cây thay hình đổi dạng,
vươn cao lên tận mây và người ta có thể ẩn mình hay lạc lối trong cái mê cung
rậm rạp của nó. Sự biến hóa ấy được tựu thành nhờ một sự vận động nhanh
hơn hẳn sự vận động của động vật, bởi vì động vật không lớn nhanh như cây
cỏ, hơn nữa người ta không thể nhìn trộm để thấy sự vận động của thực vật.
Rừng không chuyển dịch đi lại, ta không tài gì rình rập để bắt quả tang sự
thay đổi vị trí của rừng. Bao giờ chúng ta cũng thấy rừng đứng im một chỗ. Và
cũng chính trong trạng thái tưởng như bất động ấy chúng ta bất gặp đời sống

xã hội và lịch sử cứ mãi mãi lớn lên, mãi mãi biến đổi mà chẳng thấy ai theo
dõi được các sự biến hóa của nókhông ai làm lên lịch sử, không ai trông
thấy lịch sử, hệt như không thể trông thấy cỏ đang mục như thế nào
[12,939]. Pasternak cho rằng: đi tìm nguyên nhân của những biến cố bão táp
là việc làm vô ích vì chúng không hề có nguyên nhân, mọi cái thực sự vĩ
đại đều không có khởi thủy hệt như vũ trụ vậy, nó đương nhiên hiện diện,
không thấy nguồn gốc phát sinh,tựa hồ nó vẫn tồn tại bao lâu nay hoặc vừa sa
từ trên trời xuống [12,508]. Quan niệm về lịch sử của Pasternak rất rõ ràng:
lịch sử của các cuộc cách mạng là một thứ tự nhiên tuyệt đối. Sự xuất hiện,
bùng nổ của nó là hợp pháp, là tất yếu không có gì phải bàn cãi và trong tác
phẩm nhân vật của Pasternak chỉ nêu ra chứ không hề giải thích đánh giá, can
thiệp gì vào quá trình vận động, phát triển của lịch sử. Điều đặc biệt quan
trọng là: Pasternak tiếp cận sự kiện lịch sử không phải với tư cách một nhà sử
học hay triết học thuần túy. Hầu hết các sự kiện lịch sử quan trọng của Nga
trong 40 năm đều hiện diện trong tiểu thuyết nhưng chúng không ồ ạt xuất
hiện như một dòng thác thời gian làm ngập tràn tác phẩm bởi các số liệu,

12


Khoá luận tốt nghiệp

Đinh Thị Xuân Huệ K29B Văn

các trận đánh Pasternak khám phá lịch sử với tư cách một người nghệ sĩ một nhà thơ đam mê triết học đứng trên lập trường cá nhân. Ông thu lượm ở
lịch sử 40 năm một vài cảnh trí,một vài trận đánh hay những mốc lịch sử,
trang trí chúng bằng những cảm xúc, những cảm giác, những ấn tượng cá nhân
rồi đưa chúng vào tiểu thuyết của mình. Vì lí do ấy mà cái hiện thực - nền
cảnh bao quanh các nhân vật hiện ra với đầy đủ những đặc điểm mà
Likhachov đã nói: những đoạn ngoại đề lịch sử bị cảm xúc trữ tình che lấp.

Người đọc có thể nhận ra cảm xúc trữ tình sâu sắc bao bọc quanh hiện thực lịch sử phản ánh trong tác phẩm và vượt lên những điều được phản ánh sinh
động đó là tình yêu đến mức tha thiết, là sự tôn sùng, tự hào về nước Nga của
nhà văn.
Trên cơ sở nắm được quan điểm về lịch sử của tác giả B.Pasternak,
chúng tôi đi vào tìm hiểu hiện thực đời sống xã hội trong tiểu thuyết Bác sĩ
Zhivago. Lịch sử nước Nga từ 1903 lần lượt được tái hiện qua hai quyển, 16
phần của tiểu thuyết, bắt đầu từ đám tang bà Maria Nicolaepna cho tới chiến
tranh Vệ quốc 1943. Khoảng thời gian nửa đầu thế kỉ ấy lại được chia tách bởi
cuộc Cách mạng tháng Mười và ở đây, chúng tôi xin tập trung khai thác hiện
thực xã hội Nga ở các giai đoạn sau: nước Nga trước Cách mạng tháng Mười,
nước Nga trong và sau Cách mạng tháng Mười, nước Nga trong nội chiến.
1. Nước Nga trước cách mạng
Như đã trình bày, nếu lấy Cách mạng tháng Mười 1917 làm mốc thời
gian thì hiện thực đời sống xã hội Nga trước cách mạng được thể hiện trong 5
phần, từ phần 1 đến phần 5. Năm phần đầu giới thiệu hầu hết các nhân vật
chính như: Iuri Anđrêvich Zhivago, Misa Goocđôn, Nica Đuđôrôp, Lara
Phêđorôpna Ghisa, Tônia Grômêcô, Pasa Antipôp, Cômarôpxki Lồng vào
việc giới thiệu tiểu sử đó là các mốc thời gian - sự kiện quan trọng như: chiến
tranh Nga - Nhật 1905; Cuộc Cách mạng tháng Mười năm 1905 với sự kiện

13


Khoá luận tốt nghiệp

Đinh Thị Xuân Huệ K29B Văn

được nói đến trong tiểu thuyết là cuộc bãi công của công nhân Sở hoả xa
Matxcơva, cuộc biểu tình nhân sự kiện bản Tuyên ngôn 17/10 được công bố,
cuộc khởi nghĩa được miêu tả gọn trong khu vực phố Presnaia và phần lớn các

trang còn lại để nói về chiến tranh thế giới thứ nhất qua một cảnh thu nhỏ tại
bìa rừng nơi đóng quân của bác sĩ Zhivago.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX, ở Nga, chủ nghĩa tư bản phát triển
nhanh chóng và dần chuyển sang giai đoạn tư bản độc quyền trên cái nền của
chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng. Khoảng thời gian này theo nhận định
của các nhà sử học: Nước Nga trở thành nơi tập trung cao độ các mâu thuẫn
của chủ nghĩa đế quốc. Đặc điểm lịch sử có thực này để lại dấu vết khá mờ
nhạt trong tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago, trong những ký ức không liền mạch
của cậu bé Iuri về người cha triệu phú. Đó là một nhà đại tư bản sở hữu số tài
sản trị giá hàng triệu rúp: Iuri còn nhớ dạo bé tên họ của cậu được dùng để
gọi một mớ những thứ khác hẳn nhau, nào là xưởng Zhivago, nhà băng
Zhivago, nào là các bất động sản của Zhivago, nào là cách thức thắt và cài
gim cà vạt theo kiểu Zhivago, thậm chí cả một thứ bánh ngọt hình tròn tương
tự loại bánh ngọt có rượu rum cũng mang tên Zhivago [12,235]. Mặt khác,
ở Nga vẫn tồn tại quan hệ sản xuất phong kiến với nền nông nghiệp lạc hậu và
tuyệt đại bộ phận ruộng đất nằm trong tay địa chủ phong kiến. Đây đó trên đất
nước Nga đã xảy ra những cuộc "nổi loạn" nho nhỏ, tự phát của tầng lớp nông
dân. Câu chuyện trao đổi giữa nhân vật cha Nicolai Videnniaphin với bác lao
công Paven hé lộ phần nào những mâu thuẫn gay gắt ở nông thôn Nga đầu thế
kỷ 20: "ở tổng Pancôvo, một nhà buôn bị cắt cổ, trại ngựa giống của viên
quản hạt bị thiêu trụi" [12,237]. Cái nhìn của chính người lao động là
Paven: "Người ta đã để cho dân chúng tự do quá trớn. Họ gọi đấy là những
trò quậy phá để họ tự do thì họ ăn sống nuốt tươi nhau ngay" [12,237]
biểu hiện cho ý thức giác ngộ của quần chúng chưa cao.

14


Khoá luận tốt nghiệp


Đinh Thị Xuân Huệ K29B Văn

Những chi tiết vụn vặt, thoáng qua và thường bị bỏ qua khi theo dõi tác
phẩm là một trong những mảnh ghép nhỏ, rời rạc của tấm ghép hình hiện thực
lịch sử ẩn giấu sau sắc màu cảm xúc. Nắm bắt được những mảnh ghép này
người đọc sẽ có được bức tranh hoàn chỉnh về cuộc sống xã hội Nga trong
suốt 14 năm trước Cách mạng tháng Mười: cuộc sống bình yên, giả tạo, sa
hoa, phù phiếm của các tầng lớp trên và cuộc sống nghèo nàn, khổ cực của
giai cấp công nhân, dân nghèo thành thị. Matxcơva là cái xã hội thu nhỏ của
toàn Nga trong đêm trước của những biến cố cách mạng. Nó tập trung đầy đủ
hai mặt của một cái ung nhọt sắp đến thời kỳ vỡ nát. Một là sự uể oải, trì trệ
ẩn dưới sắc màu hội hè của giới quý tộc, còn một là không khí, là tinh thần
sục sôi cách mạng của nhân dân lao động. Đối với đất nước Nga, cách mạng
thay đổi xã hội là tất yếu, là không tránh khỏi. Nhưng nước Nga như một cơ
thể ghép bởi nhiều bộ phận riêng lẻ dò dẫm đi lên, chân vẫn tiến bước mặc dù
các bộ phận khác ra sức ngăn cản.
Hãy bắt đầu "thẩm định" bức tranh về đời sống xã hội Matxcơva ở
khoảng tối, nơi màu sắc nổi bật của nó là màu xám ánh lên sắc đỏ của những
cuộc khởi nghĩa: góc của những người lao động và tầng lớp tiểu thị dân. Góc
tối này được vẽ nên bởi những ngôi nhà xây bằng đá, có các hành lang
bằng gỗ, bao quanh một sân đất nện bẩn thỉu. Từ hành lang có các cầu thang
gỗ nhớp nhúa và trơn trượt đi lên. Khu vực cầu thang toàn mùi cứt mèo và mùi
dưa bắp cải" [12,276]; những khu vực " gớm ghiếc nhất ở Matxcơva, với
đám phu xe ngựa và các căn nhà lụp xụp, với những dãy phố đầy rẫy các ổ gái
điếm"; những "gian buồng bẩn thỉu, đầy rận rệp, đồ đạc sơ sài" [12,259]. Góc
tối này được làm sống động bởi những nhân vật - những người lao động, tiểu
thị dân như: bà Amêlia Caclôpna Ghisa, Ôlia Đemina, Paven Phêrapôntôvich
Antipôp, Tivecdin và mẹ là bà Macpha, Piot Khuđôlêep Đây là những con
người nghèo khổ với cuộc sống chật vật, chịu áp bức bóc lột và đang tìm con
đường phản kháng, thay đổi cuộc sống của chính mình. Họ đau khổ nên họ


15


Khoá luận tốt nghiệp

Đinh Thị Xuân Huệ K29B Văn

gần cách mạng, họ nghèo đói và thấu hiểu cuộc đời nghèo nàn cũng như
những bất công mà bản thân họ phải gánh chịu nên họ chứa chất trong lòng
ngọn lửa nhiệt tình cách mạng. Mỗi người một hoàn cảnh, một tính cách làm
phong phú thêm cho sắc màu hiện thực ở khoảng không gian này của bức
tranh. Bà Amêlia là một goá phụ từ Uran lên Matxcơva sau khi chồng qua đời.
Người đàn bà "béo mập, tóc vàng hoe, quãng ba lăm tuổi, hết bị những cơn
đau tim lại lên cơn khờ dại. Động một tí là bà run rầy, lo lắng" là đại diện
cho những người yếu đuối, nhu nhược, sống bằng sự hoảng sợ của chính mình.
Vì thái độ sống như vậy, vì "sự hoảng sợ và lúng túng ấy mà bà đã rơi vào tay
hết người đàn ông này đến người đàn ông khác" [12,260]. Cùng một bản chất
tiêu cực, tha hoá như thế là lão thợ cả Piot Khuđôlêep. Lão là kẻ rượu chè,
thích hành hạ đám thợ nhỏ mới học nghề và ưa gây sự đánh nhau. Con người
nhu nhược không có bản lĩnh này sau khi bị từ hôn 2 lần đã lao vào "uống
rượu và trở nên hung dữ để trả thù cái thế giới mà lão cho rằng đã gây cho
lão tất cả những buồn phiền hiện tại" [12,271]. Sự tha hoá về phẩm cách do
hoàn cảnh ở những người lao động không còn là vấn đề mới mẻ trong văn học
Xô Viết nữa. ở đây, tác giả đưa vào truyện mặt trái của người lao động vừa
chân thực hoá sự phản ánh hiện thực lại vừa làm nổi bật phẩm chất tốt đẹp của
những người đại diện cho thế hệ tiến bộ của cách mạng. Đó là cô Ôlia Đemina
một thiếu nữ thông minh "sống thiếu thốn nhưng chịu khó làm lụng", là bà
Macpha, một phụ nữ Nga dịu hiền, một người mẹ yêu thương con rất mực và
là một người có tấm lòng bao dung, rộng lượng (bà cảm thông cho lão Piot:

"Đáng lẽ con nên thương hại ông ấy, một kẻ đau khổ, một tâm hồn lầm lạc"
[12,277]). Đó là Lara, cô gái xinh đẹp "thuộc tầng lớp khác ", người đã "chứng
kiến cảnh nghèo khổ và sự lao động vất vả". Vì thế, thái độ của Lara đối với
cách mạng khác với những người trí thức khác: "Cách mạng gần tôi hơn. Đối
với tôi, cách mạng có nhiều điều thân thiết" [12,695]. Đó là Pasa - cậu bé hay

16


Khoá luận tốt nghiệp

Đinh Thị Xuân Huệ K29B Văn

cười và có óc quan sát tinh tế, sau này trở thành một người nắm giữ cương vị
cao bên Hồng quân trong cuộc nội chiến. Nhưng đó là về sau, thời kỳ này là
thời kỳ của Tivecđin, của những người công nhân như Paven Antipop và cuộc
cách mạng 1905. Những người công nhân Paven, như Tivecdin hiểu sâu sắc
cuộc sống bất công, không khí ngột ngạt mà ngày ngày họ đang hít thở; họ
nhận thức được cái xã hội họ đang sống là: "Cái xã hội đê tiện và gian lận, nơi
một bà quý tộc giàu sang nhìn đám cần lao ngớ ngẩn bằng nửa con mắt, còn
một con sâu rượu, nạn nhân của chế độ ấy, lấy làm thích thú được hành hạ
chửi bới những người cùng cảnh ngộ, cái xã hội đó, Tivecdin chưa bao giờ
thấy căm ghét bằng lúc này." [12,273].
Đến đây, hiện thực - tự nó được nói đến bằng hai câu văn ngắn gọn:
"Chiến tranh Nga - Nhật chưa chấm dứt thì đột nhiên nó bị mờ nhạt đi vì các
sự kiện khác. Nước Nga tràn ngập các làn sóng cách mạng, làn sóng mới tràn
đến lại cao hơn và lạ hơn làn sóng cũ" [12,258]. Sự kiện được miêu tả đầu
tiên là cuộc bãi công của công nhân Sở hoả xa ở trung tâm Matxcơva, tiếp đến
là cuộc biểu tình nhân sự kiện bản Tuyên ngôn 17 tháng 10 được công bố và
cuối cùng là sự hiện khởi nghĩa tháng Chạp được mô tả ở một góc của khu phố

Presnaia. Cái "lạ" trong các làn sóng cách mạng tràn ngập nước Nga ở chỗ:
các sự kiện xảy ra dường như "ngẫu hứng", tuy có tổ chức, có ban, có bệ
nhưng vẫn cứ như tự phát bởi sự lãnh đạo không thống nhất: "Mùa thu năm đó
xảy ra các cuộc chống đối ở trung tâm hoả xa Matxcơva. Đường xe lửa
Matxcơva - Cadan bãi công. Đường xe lửa Matxcơva - Bretscơ lẽ ra cũng phải
hưởng ứng. Quyết định bãi công đã được thông qua nhưng trong uỷ ban của
tuyến đường người ta vẫn chưa sao thoả thuận với nhau về ngày giờ bắt đầu
[12,269]. Cách mạng năm 1905 thu nhỏ trong cuộc bãi công mà Tivecdin mãi
sau này mới hiểu ra nó xảy ra ngoài ý muốn của anh. Cuộc cách mạng mà khi
hiệu lệnh nổi lên, những người tham gia còn ngơ ngác hỏi nhau:
- "Kéo còi có việc gì vậy? Họ đi đâu thế?".

17


Khoá luận tốt nghiệp

Đinh Thị Xuân Huệ K29B Văn

- "Điếc hay sao mà không nghe thấy còi báo động. Còi đi chữa cháy
đấy".
Vài giọng nói khác vang lên: - "Nói bậy đấy, cháy đâu
mà cháy. Tiếng còi ấy là hiệu lệnh bãi công, hiểu chưa? Đây, xin giao trả dây
cương và roi ngựa, từ nay tôi chẳng hầu hạ ông nữa. Về nhà thôi anh em ơi".
Người ta bỏ việc ra về mỗi lúc một nhiều. Công nhân xe lửa đã bãi công"
[12,274].
Một sự kiện lớn của lịch sử nước Nga được mô tả như thế đấy. Hết sức
ngẫu hứng! Cuộc biểu tình ngày 19 tháng 10 xảy ra tương tự được phản ánh
qua con mắt của cậu bé Pasa. Cuộc biểu tình dự tính sẽ diễn ra nhưng "Mấy tổ
chức cách mạng tham gia đề xướng vụ đó xảy ra cãi cọ nhau và lần lượt rút

lui. Đến ngày ấn định, biết tin dân chúng vẫn đổ ra đường họ bèn vội vã cử
người của mình dự biểu tình" [12,279]! Cái đám đông hỗn hợp những công
nhân, ông già bà cả, học sinh tiểu học và trẻ con, học sinh trung học và sinh
viên đi chán ngoài đường, họ ùa vào một trường học và ở đó "một cuộc
mitting ngẫu hứng nổ ra liền sau đó". Lí do cuộc mitting là vì "...sau khi đã
giậm chân và hát chán ở ngoài đường rồi, bà con muốn được ngồi yên nghỉ
ngơi một lát" [12,281]. Khi đã chán nghe diễn giải, họ lại ùa cả ra phố:
"Cuộc biểu tình lại tiếp diễn". Thế rồi bọn kỵ binh của chính quyền tới đàn áp
bất ngờ và "Mấy phút sau, đường phố đã gần như vắng tanh", chỉ còn lại "một
người bị bể sọ đang rên rỉ chống tay cố lê đi " [12,282]. Toàn bộ cuộc biểu
tình như một màn kịch vui mà kết thúc là tiếng chửi rủa đầy giận dữ của bà
Macpha " bà ngỡ toàn bộ chuyện vừa rồi là tại bạn bè của Tivecdin bày đặt
ra, mấy đứa chúng nó toàn là những thằng đần độn mà cứ làm ra vẻ khôn
ngoan sáng suốt." [12,283].
Trong chuỗi sự kiện năm 1905, cuộc khởi nghĩa tháng Chạp là mảnh
lịch sử được tái hiện lại qua cái nhìn của Lara. Tác giả lựa chọn miêu tả khởi

18


Khoá luận tốt nghiệp

Đinh Thị Xuân Huệ K29B Văn

nghĩa ở khu phố Presnaia với đầy đủ sự chuẩn bị: chiến luỹ, công sự, chỗ tập
hợp quân, trạm cứu thương Cũng như hai sự kiện trên, trong mắt Lara, đây
là" một trò chơi khủng khiếp toát ra vẻ hồn nhiên rõ rệt" mà những cậu con
trai" còn là trẻ con được bố mẹ chăm sóc chu đáo" tham gia. "Lara đứng xem
các cậu như người lớn xem trẻ con chơi đùa. Trong ý nghĩ của Lara, những
người tham gia khởi nghĩa là những chàng trai tốt và trung thực" [12,304].

Như vậy, hiện thực đời sống nhân dân lao động Nga trước Cách mạng
tháng Mười không được miêu tả kỹ mà lướt qua tâm trí bạn đọc theo dòng
cảm xúc hoặc chìm ẩn sau thời gian-tiểu sử của các nhân vật. Qua những trang
sách, người đọc nắm bắt được hiện trạng đời sống của người lao động, những
"chệch choạc" trong bước đầu tổ chức cách mạng và những mâu thuẫn ngấm
ngầm bắt buộc phải giải quyết trong tương lai.
Đối nghịch với mảng màu xám đen của góc bức tranh là mảng màu chói
chang, loè loẹt, giả tạo của đời sống trưởng giả, quý tộc. Những trang viết về
Cômarôpxki, về vũ hội ở nhà Sventitski kế thừa xuất sắc những trang viết về
đời sống quý tộc trong tiểu thuyết "Chiến tranh và hoà bình" của L.Tonxtoi.
Cuộc sống của tầng lớp thượng lưu là "cuộc sống trong đó hình thức chiếm ưu
thế [3,41]. Cômarôpxki sống trong "một căn hộ riêng sang trọng có cầu
thang rộng với lan can bằng gỗ sồi to bản" với sự sạch sẽ tuyệt đối cứ "y như
trong một phòng phẫu thuật". Cuộc sống nhàn nhã, thượng lưu của viên luật
sư diễn ra ngày này qua ngày khác với các thói quen không hề thay đổi: các
ngày chủ nhật, Cômarôpxki dắt chó đi dạo cùng với diễn viên Satanidi, nói
những câu bông phèng ngớ ngẩn Cuộc sống thượng lưu gắn liền với tiệc
tùng, vui chơi. Đời sống vẫn cứ diễn ra như lệ thường, như cái nếp đã hình
thành từ bao lâu nay ở xã hội thượng lưu Matxcơva này. Cômarôpxki kiếm
tiền và hưởng thụ cuộc sống sa hoa từ mồ hôi nước mắt của người lao động.
Các thanh niên chỉ có việc học hành, vui chơi và tham dự các lễ hội. Hệ thống
xã hội trưởng giả già nua cũ kĩ nhưng vững chắc bao bọc kín lớp thanh niên trí

19


Khoá luận tốt nghiệp

Đinh Thị Xuân Huệ K29B Văn


thức này trong vòng quyền lực của nó. Họ sống an nhàn, vô tư giữa những trận
gió đang ngày càng tăng thêm sức mạnh vần vũ quanh họ, báo hiệu cơn giông
tố khủng khiếp sắp xảy ra. Với họ, cách mạng, biểu tình, bãi côngchỉ là
những câu chuyện phiếm người ta bàn tán trong các buổi tiệc sang trọng,
những câu chuyện nơi phòng khách không đáng quan tâm. Hoặc nếu có quan
tâm thì thứ cách mạng ấy cũng đã mất đi tính chân thực (là máu và nước mắt,
là khát vọng tự do của người dân lao động), chỉ còn là thứ cách mạng được lý
tưởng hoá bởi tầng lớp trí thức đại học, thứ cách mạng "như trong thơ Block".
Thế giới của họ là tình yêu, là bình an, là vững chãi mãi mãi không bao giờ
thay đổi. Vì thế chiến tranh thế giới thứ nhất là một sự kiện khủng khiếp, phi lí
đã chen vào giữa những ngày bình yên ấy.
Nếu như trên bức tranh xã hội Nga trước Cách mạng tháng Mười phân
biệt rõ hai mảng màu sáng tối của hai lối sống khác nhau thì ở giữa bức tranh
là màu chói gắt, ghê rợn của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Khoảng giữa
khủng khiếp, phi lý ấy tóm lấy con người, đẩy họ vào guồng máy sát nhân,
đẩy họ vào lò giết người kinh khủng nhất của loài người gọi là chiến tranh. Cả
nước Nga biến thành chiến trường lớn và mọi tầng lớp người dân Nga bị cuốn
vào vòng xoáy của nó, bị buộc phải tham gia chiến trận dưới hình thức này
hay khác. Hiện thực cuộc sống nước Nga trong chiến tranh là hiện thực đau
thương, mất mát. Làng xóm bị tàn phá "hoá thành những đống rác và gạch
vụn xếp thành dãy dài thay thế những ngôi nhà thuở nào Có thể đưa mắt
nhìn khắp làng, từ đầu này đến đầu kia, từ xóm này đến xóm kia như nhìn một
hoang mạc không một bóng cây" [12,400]. Nhắc đến chiến tranh là nhắc
đến trăm ngàn thứ chết. Chiến tranh gắn với mùi xác chết, gắn với biển máu.
Trong làng nơi đặt trạm y tế của bác sĩ Zhivago lúc nào cũng có "mùi lờ lợ,
nhạt và lợm như mùi chuột"; " ở đây, chỗ nào cũng có mùi xác chết" bởi
" trong khu vực chiến sự, có những người lính bị chết nằm giữa đám cây gai.
Lúc xác đã rữa mới phát hiện ra" [12,406]. Hàng trăm nghìn người lính

20



Khoá luận tốt nghiệp

Đinh Thị Xuân Huệ K29B Văn

"bằng cố gắng phi thường của ý chí, đang chiến thắng nỗi sợ chết, đang hy
sinh và liều mình" [12,407] cho cuộc chiến phi nghĩa, vô lý và kinh khủng
này. Cuộc chiến mà tính mạng con người là một thứ tạm bợ có thể bị lấy đi bất
cứ lúc nào. Khung cảnh: "Mấy binh sĩ trẻ tuổi của một tiểu đội bị thiệt hại
nặng đang nghỉ ngơi sau 4 ngày đêm chiến đấu" trong con mắt mục kích của
Zhivago và Misa thật thảm thương: "Họ nằm trơ như gỗ đá, mệt đến nỗi không
đủ sức mỉm cười hay tán chuyện tiếu lâm" [12,408]. Việc miêu tả vết thương
và cái chết của binh nhì dự bị Ghimadetdin càng khắc sâu ấn tượng man rợ
của chiến tranh trong suy nghĩ của bạn đọc.
Trong cái góc nhỏ nơi bác sĩ Zhivago đóng quân, bao nhiêu cuộc đời bị
chiến tranh xô đẩy để tới đây và gặp gỡ? Galiulin gặp lại người bạn thiếu thời
Pasa Antipop; gặp lại Piot Khuđôlep - kẻ đã hành hạ anh khi anh còn là một
cậu bé học nghề; gặp lại Lara - người vợ không quản ngại và hiểm nguy đi tìm
chồng. Zhivago cũng gặp lại và làm việc cùng Lara - người mà do sự phối
ngẫu lạ lùng của hoàn cảnh chàng đã biết đến hai lần trước đó. Đôi bạn cũ
Zhivago - Misa sống bên nhau một tuần lễ để chứng kiến biết bao thảm cảnh
của chiến tranh. Những cuộc gặp ấy không hoàn toàn tình cờ, ngẫu nhiên. Các
nhân vật tập trung tại đây để cùng tham gia vào một góc nhỏ của chiến tranh,
nhỏ thôi nhưng thực sự khốc liệt, dã man. ở đó số phận con người trở nên vô
nghĩa, những gì là nhân ái, nhân đạo đều trở nên nực cười, chỉ có cái chết ngự
trị.
Viết về chiến tranh đế quốc, Pasternak không lặp lại sự mô tả khách
quan của các nhà tiểu thuyết hiện thực khác. Nhưng với những trang miêu tả
cảnh chiến tranh thế giới thứ nhất trong tiểu thuyết "Bác sĩ Zhivago", người

đọc không khỏi liên tưởng tới những cảnh tượng ghê rợn, những cái chết hiện
lên một cách chân thực, chi tiết, cụ thể mà ngòi bút nhân đạo M.Sôlôkhôp đã
khắc hoạ trong "Sông Đông êm đềm". Trong quyển 1 của bộ tiểu thuyết,
Sôlôkhôp đặc biệt dành hai cảnh tả về cái chết của binh lính Nga và binh lính

21


Khoá luận tốt nghiệp

Đinh Thị Xuân Huệ K29B Văn

Đức. Đây là cảnh "Những cái xác nằm song song, sát vai nhau, đủ mọi kiểu,
lắm tư thế trông rất bẩn mắt, rất khủng khiếp. "Mùi người chết nặng nề, lờm
lợm xông lên nồng nặc." [10,604]. Đây nữa là chân dung của một xác chết vì
hơi độc: "Anh ta nằm ngửa, bàn tay trái đưa lên áp chặt vào ngực, tay phải
duỗi sang bên nắm khư khư cán khẩu súng ngắn Cặp môi màu da cam hơi
mang ánh xanh xanh, méo xệch đi, nửa như đau khổ, nửa như ngạc nhiên",
"Một chất nước màu hồng hồng, nước mưa nhấp nhoáy trong cái sọ rỗng, giữa
một vành tóc đâm cứng lại như những que băng [10,604]. B.Pasternak và
Sôlôkhôp đã tạo ra những bức tranh không lời về sự chết và từ trong "sự câm
lặng hãi hùng của cái chết hoàn toàn bất lực và tuyệt vọng lại vang lên bất
tuyệt trong tiếng thét, những lời nguyền rủa căm hờn đối với chiến tranh phi
nghĩa" [1,478]. Cả hai nhà nhân đạo chủ nghĩa đã gặp nhau trong sự phủ nhận
và lên án, tố cáo chiến tranh, một thứ địa ngục đẫm máu, một thứ lò sát sinh
khổng lồ. Đó cũng là sức mạnh tư tưởng, nghệ thuật to lớn của B.Pasternak đã
kế thừa được của truyền thống văn học Xô Viết nói riêng và văn học Nga nói
chung.
Tiểu kết: Tiểu thuyết "Bác sĩ Zhivago" tái hiện thời gian 14 năm lịch sử
như một dòng chảy, trên đó, con thuyền cảm xúc cứ nương theo mà đi hết sự

kiện này đến sự kiện khác. Hiện thực đời sống xã hội Nga trước Cách mạng
tháng Mười cũng từng nét, từng nét bộc lộ và nở bung ra ở các chi tiết trong
chiến tranh thế giới thứ nhất, chuẩn bị cho một trang mới, một biến cố đồ sộ
lớn lao sắp xảy ra ở nước Nga: Cách mạng tháng Mười năm 1917.
2. Nước Nga trong và sau Cách mạng tháng Mười
Năm 1914, Nga hoàng đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc
phi nghĩa. Sau 3 năm tham chiến, nước Nga liên tiếp thua trận, mất đất, kinh tế
suy sụp, quân đội thiếu thốn vũ khí đạn dược. Thực trạng nước Nga sau 3 năm
chiến tranh là sự tan rã không thể kiểm soát nổi của cái gọi là "nghĩa vụ đối

22


Khoá luận tốt nghiệp

Đinh Thị Xuân Huệ K29B Văn

với Tổ quốc, tinh thần dũng cảm của người lính, tình cảm cao cả của người
công dân" [12,423]. Nga đã thua trận, cũng vì thế mà "chẳng còn gì là thiêng
liêng nữa". Quần chúng nhân dân bất mãn nổi dậy chống chế độ, chống chiến
tranh ở khắp mọi nơi. Sự phản kháng thể hiện ở sự thành lập nước cộng hoà tự
trị do một chủ xưởng xay bột tên là Blagiâycô khởi xướng. Tuy chỉ tồn tại
trong 2 tuần lễ nhưng xứ Dưbusinô đã lan truyền ra "tư tưởng vô chính phủ"
cho những người dân đang mệt mỏi, chán ngán vì cuộc chiến tranh đế quốc vô
nghĩa này. Trong quân đội, tinh thần chiến đấu của các binh sĩ suy sụp nghiêm
trọng, đám binh lính đào ngũ ngày càng nhiều. Tất cả những sự kiện ấy như
dự báo một điều "Nước Nga đang dâng lên những đợt sóng ngày một lan
rộng", rằng: cuộc cách mạng nảy sinh từ chiến tranh, cuộc cách mạng của
binh lính do những người am hiểu tình thế, những người bônsevich lãnh đạo sẽ
bùng nổ và "chắc chắn nó sẽ đi tới kết cục vĩ đại".[12, 474]

Bức tranh hiện thực từ chiến trường theo bước chân của nhân vật
Zhivago chuyển về Matxcơva - trung tâm bão táp cách mạng. Matxcơva
những tháng ngày trước khi cách mạng nổ ra là một thành phố im lìm, tối
tăm và đói khát. Các cửa hàng đều trống trơn"nơi: "những ông già bà cả
ăn mặc lịch sự, gầy còm đứng nép mình trên vỉa hè như thầm trách kẻ qua
người lại, lẳng lặng chìa ra bán những thứ chẳng ai cần đến, khắp chợ
diễn ra cảnh mua đi bán lại những món đồ tầm tầm, cứ mỗi lần sang tay lại
lên giá" [12,483]. Trong con mắt của Zhivago, bạn hữu của chàng thay đổi
tâm tính. Misa từ anh chàng "suy xét vất vả và bộc bạch tư tưởng một cách
vụng về uể oải" thì nay "làm bộ phấn chấn, sắm vai một kẻ vui nhộn"[12,496].
Với Nica, sự thay đổi diễn ra theo hướng ngược lại: "Cái anh chàng nhẹ dạ,
tính khí thất thường ngày trước nay đã biến thành một học giả trầm mặc"
[12,497]. Cuộc sống Matxcơva dường như chùng xuống, uể oải. Tất cả như
chờ đợi kết cục cuối cùng của một cuộc cách mạng. "Thế giới loài người có

23


Khoá luận tốt nghiệp

Đinh Thị Xuân Huệ K29B Văn

một cái gì giống như sự tê cóng rét mướt, một cái gì đã được tiên quyết, cứ
chập chờn trong không khí và ở cửa miệng hết thảy mọi người". Cuộc sống
của con người thiếu thốn về vật chất, hoang mang về tinh thần. Người dân đô
thị bất lực như trẻ em bất lực trước một cái gì không hay biết đang tiếp cận và
đe doạ lật nhào cái "cuộc sống thường ngày vẫn cứ khập khiễng, cố vùng vẫy,
thất thểu lê bước đi đâu đó theo thói quen cũ".[12,511]
Thế rồi cách mạng tràn tới, cách mạng của tầng lớp cần lao, anh em thợ
thuyền, binh lính, nó như con sóng mạnh mẽ cuốn phăng hết thảy mọi thứ.

Cách mạng không được miêu tả trực tiếp mà được thông báo qua lời cha
Nicôlai, qua lời Misa và "nghe đồn rằng": "Phe công nhân đang thắng thế,
bọn học sinh, sĩ quan đã bị cô lập, mất liên lạc với bộ chỉ huy của chúng".
Cách mạng diễn ra ở tất cả các con phố trong trung tâm thành phố, tiếng súng,
tiếng đạn đại bác rộ lên khắp nơi. Matxcơva không phải là trung tâm diễn ra
những sự kiện chính của Cách mạng tháng Mười nhưng không khí cũng không
kém phần sôi nổi, quyết liệt. Sự thành công của cách mạng ở Matxcơva thể
hiện trong vài dòng chữ ngắn: "Đây đó vẳng lên những loạt súng cuối cùng, lẻ
loi của một cuộc kháng cự đã bị bẻ gãy" [12,525]. Thành công của cách mạng
trên toàn nước Nga cũng chỉ được nhắc đến bằng một tờ tin nhanh. "Đây là tờ
tin nhanh, chỉ in có một mặt giấy, đăng bản thông báo của Chính phủ từ
Pêtecbua về việc thành lập Hội đồng Dân uỷ, thiết lập chính quyền Xô Viết và
nền chuyên chính vô sản trên toàn cõi nước Nga" [12,526]. Cách mạng tháng
Mười đã đập tan mọi ách áp bức, bóc lột đè nặng lên vai người dân Nga từ bao
đời nay, giải phóng họ khỏi những trói buộc của chế độ phong kiến và CNTB.
Cách mạng tháng Mười đưa những người dân người cần lao, những người
công nhân, nông dân lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới XHCN.
Cách mạng tháng Mười là cuộc cách mạng vĩ đại. Sự cao cả và bất diệt của

24


×