Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Luận văn sư phạm Thần thoại, truyền thuyết về hình thành dân tộc - Quốc gia Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.7 KB, 60 trang )

Khãa luËn tèt nghiÖp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
**********

TRẦN THỊ THÙY

THẦN THOẠI, TRUYỀN THUYẾT VỀ
SỰ HÌNH THÀNH DÂN TỘC - QUỐC GIA
VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học

HÀ NỘI - 2010

1

TrÇn ThÞ Thïy


Khãa luËn tèt nghiÖp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
**********
TRẦN THỊ THÙY

THẦN THOẠI, TRUYỀN THUYẾT VỀ
SỰ HÌNH THÀNH DÂN TỘC - QUỐC GIA
VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học


Người hướng dẫn khoa học
GS. TS NGUYỄN ĐỨC NINH

HÀ NỘI – 2010

2

TrÇn ThÞ Thïy


Khãa luËn tèt nghiÖp

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận “Thần thoại, truyền thuyết về sự hình thành
dân tộc - quốc gia Việt Nam”, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi xin
gửi lời cám ơn chân thành tới ban lãnh đạo khoa Ngữ văn cùng tập thể các
cán bộ giảng viên trong khoa Ngữ văn trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã
trực tiếp giảng dạy tôi trong quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Đức Ninh đã tận
tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi về mặt chuyên môn để tôi hoàn thành khóa luận.

Hà Nội, ngày tháng năm 2010
Tác giả khóa luận

Trần Thị Thùy

3

TrÇn ThÞ Thïy



Khãa luËn tèt nghiÖp

LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GS.TS
Nguyễn Đức Ninh. Tôi xin cam đoan rằng:
Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Những tư liệu được trích dẫn trong khóa luận là trung thực.
Khóa luận không sao chép từ một tài liệu, công trình nào có sẵn, chưa
từng được công bố.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày tháng năm 2010
Tác giả khóa luận

Trần Thị Thùy

4

TrÇn ThÞ Thïy


Khãa luËn tèt nghiÖp

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề .................................................. ...................................... 1
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 1

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 2
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 2
6. Đóng góp của khóa luận .......................................................................... 2
7. Cấu trúc của khóa luận ............................................................................ 2
NỘI DUNG ................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI
TIỀN SỬ VÀ SƠ SỬ TRONG KHUNG CẢNH VĂN HÓA KHU VỰC
ĐÔNG NAM Á ........................................................................................... 3
1.1. Môi trường địa lí Việt Nam - Đông Nam Á ........................................... 3
1.1.1. Vị trí địa lí, địa hình ........................................................................... 3
1.1.2. Khí hậu ............................................................................................... 4
1.1.3. Sông ngòi ........................................................................................... 4
1.1.4. Sinh vật .............................................................................................. 4
1.2. Không gian văn hóa Đông Nam Á qua các tài liệu khảo cổ học............. 5
1.2.1.Con người, chủ thể của nền văn hóa Việt Nam - Đông Nam Á ............ 5
1.2.2. Một số thành tựu văn hóa thời tiền sử và sơ sử ................................... 7
1.2.2.1. Văn hóa vật chất .............................................................................. 8
1.2.2.2. Văn hóa tinh thần ............................................................................ 11

5

TrÇn ThÞ Thïy


Khãa luËn tèt nghiÖp
CHƯƠNG 2. THẦN THOẠI, TRUYỀN THUYẾT VỀ SỰ HÌNH THÀNH
DÂN TỘC - QUỐC GIA TỪ THỜI ĐẠI HÙNG VƯƠNG ĐẾN THỜI ĐẠI
AN DUƠNG VƯƠNG ................................................................................. 17
2.1. Thời đại lịch sử...................................................................................... 17
2.1.1. Thời kì Văn Lang ............................................................................... 17

2.1.2. Thời kì Âu Lạc ................................................................................... 18
2.2. Thần thoại, truyền thuyết về sự hình thành dân tộc - quốc gia thời đại
Hùng Vương ................................................................................................ 19
2.3. Thần thoại, truyền thuyết về sự hình thành quốc gia - dân tộc thời đại
An Dương Vương......................................................................................... 34
KẾT LUẬN.................................................................................................. 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 43
PHỤ LỤC: MỘT SỐ THẦN THOẠI, TRUYỀN THUYẾT TIÊU BIỂU
THỜI ĐẠI HÙNG VƯƠNG VÀ AN DƯƠNG VƯƠNG.

6

TrÇn ThÞ Thïy


Khãa luËn tèt nghiÖp
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân tộc Việt Nam có một truyền thống dựng nước và giữ nước trong
suốt bốn ngàn năm lịch sử. Tìm hiểu quá trình hình thành dân tộc và quốc gia
Việt Nam có ý nghĩa khoa học thiết thực và cần thiết. Để dựng lại quá trình
dựng nước của Việt Nam từ những buổi đầu cần có sự nghiên cứu tổng hợp
của nhiều ngành khoa học khác nhau. Nghiên cứu sự hình thành dân tộc quốc gia Việt Nam qua dẫn liệu thần thoại, truyền thuyết góp phần làm sáng
tỏ thêm văn hóa Việt Nam trong quá trình dựng nước của dân tộc, để bồi đắp
cao hơn lòng tự hào dân tộc trong lịch sử Việt Nam.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi chọn đề tài “Thần thoại, truyền
thuyết về sự hình thành dân tộc - quốc gia Việt Nam” làm khóa luận tốt
nghiệp cho mình.
2. Lịch sử vấn đề
Các văn bản thần thoại và truyền thuyết là đối tượng nghiên cứu của

nhiều ngành khoa học, đã có rất nhiều công trình khoa học đề cập đến vấn đề
này như: Nguyễn Đổng Chi - Lược khảo thần thoại Việt Nam, Cao Huy Đỉnh
- Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Mai Ngọc Chừ - Văn hóa
Đông Nam Á..v..v...Tiếp thu những thành quả của các tác giả đi trước, với đề
tài này, người viết muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé đi vào phân tích
các dẫn liệu văn học dân gian cụ thể là thể loại thần thoại và truyền thuyết để
thấy lịch sử hình thành dân tộc - quốc gia cổ đại Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu
Phân tích các văn bản thần thoại và truyền thuyết Việt Nam phản ánh
quá trình ra đời, hình thành dân tộc - quốc gia cổ đại Việt Nam nhằm tìm hiểu
lịch sử, văn hóa Việt Nam, củng cố lòng tự hào, tự tôn dân tộc trong kỉ
nguyên hội nhập quốc tế.

7

TrÇn ThÞ Thïy


Khãa luËn tèt nghiÖp
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các văn bản thần thoại và truyền
thuyết trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
Nghiên cứu sự hình thành dân tộc - quốc gia được giới hạn trong những
văn bản thần thoại, truyền thuyết đã xuất bản ở Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp liên ngành.
Phương pháp so sánh đối chiếu.
6. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận góp phần tìm hiểu một cách khái quát về lịch sử dựng nước,
giữ nước của dân tộc - quốc gia Việt Nam và xem xét, đánh giá lịch sử đó

duới góc nhìn văn hóa.
Khóa luận góp phần giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào tự tôn dân tộc.
Khóa luận có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng
dạy và nghiên cứu văn học ở các trường học.
7. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận được cấu trúc thành hai chương ngoài phần Mở đầu, Kết
luận Tài liệu tham khảo và Phụ lục:
Chương 1: Khái quát văn hóa Việt Nam thời tiền sử và sơ sử trong
khung cảnh văn hóa Đông Nam Á.
Chương 2: Thần thoại, truyền thuyết về sự hình thành dân tộc - quốc
gia Việt Nam từ thời đại Hùng Vương đến thời đại An Dương Vương.

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1

8

TrÇn ThÞ Thïy


Khãa luËn tèt nghiÖp
KHÁI QUÁT VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI TIỀN SỬ VÀ
SƠ SỬ TRONG KHUNG CẢNH VĂN HÓA KHU VỰC
ĐÔNG NAM Á
1.1. Môi trường địa lí Việt Nam - Đông Nam Á
Cội nguồn văn hóa Việt Nam gắn bó chặt chẽ với Đông Nam Á tiền sử
và sơ sử, vì thế chiều thời gian và chiều không gian của tọa độ văn hóa Việt
Nam cần phải được mở rộng tương ứng với Đông Nam Á tiền sử và sơ sử để
qua đó có thể thấy được tầm vóc lớn lao và vị thế quan trọng của những thành
quả văn hóa mà cư dân Việt cổ đã tạo dựng nên ở khu vực này trong buổi

bình minh của lịch sử.
So với Đông Nam Á hiện đại thì Đông Nam Á tiền sử rộng lớn hơn
nhiều. Ở giai đoạn khởi đầu, với không gian rộng lớn ấy, cư dân Việt cổ cùng
các cộng đồng sắc tộc khác đã ra sức phát huy nội lực để cải biến hoàn cảnh
tự nhiên và hoàn thiện hoàn cảnh xã hội nhằm xây dựng một cuộc sống phong
phú, đa dạng, mang đậm màu sắc bản địa khu vực.
1.1.1. Vị trí địa lí, địa hình
Đông Nam Á cổ đại bao gồm các vùng đất liền trên bán đảo Trung Ấn
và quần đảo lớn Malaya, xen kẽ hoặc liền kề là Biển Đông, Biển Giava, Biển
Anđaman. Eo Malắcca nối Biển Đông với Biển Anđaman thuộc Ấn Độ
Dương với Tây Âu và Châu Phi.
Nếu như ở Đông Nam Á có sự khu biệt giữa lục địa và hải đảo thì ở
Việt Nam, do vị thế trải dài trên bán đảo Đông Dương men theo bờ biển
Đông, một bên là biển (phía Đông), một bên là núi (phía Tây), giữa là đồng
bằng, đã trở thành cây cầu nối giữa lục địa và hải đảo, đồng thời cũng là cầu
nối giữa cao nguyên Vân Quý, Biển Đông và các quần đảo.

9

TrÇn ThÞ Thïy


Khãa luËn tèt nghiÖp
Xét về mặt địa hình, Việt Nam có đủ 5 cảnh quan: núi, cao nguyên,
thung lũng, đồng bằng châu thổ và vùng duyên hải kéo dài từ vịnh Bắc Bộ
đến vịnh Thái Lan với cùng với một hệ thống đảo.
1.1.2. Khí hậu
Khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng có khí hậu cận
xích đạo là chủ yếu, miền đất này về mùa hè có gió từ biển thổi vào tạo nên
mưa nhiều và thường có bão; mùa đông có gió Đông Bắc từ lục địa thổi ra,

thời tiết khô ráo.
Điều kiện nóng ẩm mưa nhiều và có gió mùa là hằng số tự nhiên văn
hóa Đông Nam Á, và chính nó đã góp phần tạo nên đặc trưng của văn hóa
Đông Nam Á - nền văn hóa thực vật hay nền văn minh nông nghiệp lúa nước.
1.1.3. Sông ngòi
Sự cấu tạo đặc biệt của địa hình Đông Nam Á đã tạo thành một hệ
thống sông ngòi đặc biệt với một mạng lưới thủy đồ dày đặc cũng như sự xuất
hiện những nguồn nước ngầm dồi dào trên toàn lãnh thổ của vùng.
Lượng nước sông ngòi là một bộ phận quan trọng trong tài nguyên
nước của lãnh thổ. Đối với một lãnh thổ rộng lớn như Đông Nam Á trong
vùng nhiệt đới gió mùa thì lượng nước sông ngòi được coi là một nguồn tài
nguyên vô giá. Vì vậy hệ thống sông ngòi của Đông Nam Á có một vị trí quan
trọng đặc biệt, bên cạnh các dòng sông, nền văn minh lúa nước ra đời, phát
triển và đạt được những thành tựu rực rỡ.
1.1.4. Sinh vật
Đông Nam Á tiền sử có hệ sinh thái đặc biệt phong phú đa dạng với
những quần thể thực vật và động vật vô cùng quý hiếm với các loài cây cho
gỗ đẹp, rắn như sắt: lim, táu, lát, chò nâu, sao đen; các loài cây hương liệu,
gia vị đặc sản như: trầm hương, hồ tiêu; các loài động vật hoang dã và thủy
hải sản có giá trị về nhiều mặt như: voi, tê giác, hổ, báo…

10

TrÇn ThÞ Thïy


Khãa luËn tèt nghiÖp
Bên cạnh hệ sinh thái đặc trưng cho nhiệt đới và cận nhiệt, bằng sức lao
động cần cù và tài trí sáng tạo, cư dân Đông Nam Á tiền sử đã sớm kiến tạo
được hệ sinh thái đặc biệt phong phú, trong đó nổi bật nhất là các giống lúa

nước và một phức hệ cây ăn quả thơm ngon, giàu dinh dưỡng, các loại cây
cung ứng nguyên liệu cho sản xuất thủ công nghiệp như cây dó (khai thác
trầm, làm giấy), cây sơn (cho nhựa để gắn kết làm đồ sơn)…
Tựu chung lại, môi trường tự nhiên Đông Nam Á tiền sử và sơ sử trong
đó bao gồm cả Việt Nam, một mặt nhìn chung có nhiều thuận lợi cho sự sinh
tồn và phát triển của cư dân bản địa, mặt khác có thể thấy thiên nhiên ở đây
tuy hào phóng nhưng cũng khá dữ dằn. Bão tố, lụt lội, nắng lửa, mưa dầu… là
những thử thách mà cư dân bản địa thường xuyên phải đối mặt, phải tìm cách
vượt qua để trụ lại và tiếp tục tiến lên.
1.2. Không gian văn hóa Đông Nam Á qua các tài liệu khảo cổ học
1.2.1. Con người, chủ thể của nền văn hóa Việt Nam - Đông Nam Á
Những kết quả nghiên cứu gần đây của nhân chủng học và khảo cổ học
trong cũng như ngoài nước cho thấy Đông Nam Á tiền sử là một trong những
cái nôi sinh tụ sớm nhất của loài người, nơi chuyển biến từ vượn thành người.
Ở Pondaung (Mianma) đã phát hiện dấu vết hóa thạch vượn bậc cao có
niên đại cách đây 40 triệu năm, dấu vết hóa thạch vượn khổng lồ cũng đã
được tìm thấy ở Giava (Inđônêxia) sống cách ngày nay khoảng 5 triệu năm.
Vào khoảng năm 1891 - 1893 Engène Dubois, bác sĩ quân y người Hà
Lan đã phát hiện di cốt hóa thạch của dạng người Pithecanthrope ở làng Trinil
thuộc miền trung đảo Giava; sau đó nhiều di cốt hóa thạch của Pithecanthrope
đã tiếp tục được phát hiện với niên đại từ 2 triệu năm cách ngày nay.
Dấu vết của người tối cổ kèm theo công cụ đá thô sơ cũng đã được tìm
thấy ở hang Thẩm Khuyên, Thẩm Khai - hai hang động trong dãy núi đá vôi
thuộc huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn có niên đại 400.000 đến 300.000 năm

11

TrÇn ThÞ Thïy



Khãa luËn tèt nghiÖp
trước đây, và ở nhiều nơi khác như Patdtan (Inđônêxia), Tampan (Malayxia),
Kabaloan (Philippin), Anyatha (Mianma), Pingnoi (Thái Lan).
Theo một số nhà nghiên cứu, những chiếc răng hóa thạch tìm được ở
hang Thẩm Ồm - một hang động trong dãy núi đá vôi thuộc xã Thuận Châu,
huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An, cùng công cụ hóa thạch bên sông Sôlô
(Giava - Inđônêxia) và một số địa điểm nữa tại Đông Nam Á đã cho thấy
bước tiến hóa từ người tối cổ sang “người tinh khôn” (Hômôsapiens) trên
miền đất cổ xưa này. Đồng thời với các mảnh di cốt này là nền văn hóa Sơn
Vi thuộc hậu kì đồ đá cũ, được phân bố suốt từ Lào Cai đến Bình Trị Thiên.
Người Sơn Vi sống chủ yếu trên các đồi, gò vùng trung du Bắc Bộ, Bắc
Trung Bộ và các hang động núi đá vôi.
Cùng với sự có mặt của người tinh khôn là sự xuất hiện của các tộc
người Đông Nam Á.
Vào thời đồ đá mới (khoảng 10.000 năm về trước) có một dòng người
thuộc chủng Mogoloid từ vùng lục địa Châu Á (Tây Tạng) di cư về hướng
Đông Nam và dừng lại ở khu vực mà nay gọi là bán đảo Trung Ấn. Tại đây
diễn ra sự hợp chủng giữa họ với cư dân Melanesien bản địa (thuộc đại chủng
Austroloid), tạo thành chủng Indonesien (còn gọi là Mã Lai cổ) với nước da
ngăm đen, tóc quăn dợn sóng, tầm vóc thấp. Từ đây lan tỏa ra, người
Indonesien cư trú trên toàn bộ địa bàn Đông Nam Á cổ đại. Đó là một vùng
rộng lớn, phía Bắc tới sông Dương Tử, phía Tây tới bang Assam của Ấn Độ,
phía Đông tới quần đảo Philippines và phía Nam tới các đảo Indonexia. Từ
chủng Indonesien trải qua hàng nghìn năm lịch sử lại được phân chia thành
hai chủng tộc mới là Austroasiatique và Austronesien.
Chủng Austroasiatique là kết quả hợp chủng giữa Indonesien (tiền
Đông Nam Á) với Mongoloid vào cuối thời đại đồ đá mới, đầu thời đại đồ
đồng. Khu vực cư trú của họ là vùng Nam Trung Hoa và Bắc bán đảo Trung

12


TrÇn ThÞ Thïy


Khãa luËn tèt nghiÖp
Ấn (từ Nam sông Dương Tử đến lưu vực sông Hồng Hà). Với chủng
Austroasiatique các nét đặc trưng Đông Nam Á lại càng nổi trội, vì vậy nó
được coi là chủng Mongoloid phương Nam. Về sau Bách Việt được sinh ra từ
chủng này.
Chủng Austronesien được hình thành ở phía Nam, dọc theo dải Trường
Sơn và tiếp về phía hải đảo. Đó là những tộc người nói tiếng Nam Đảo hiện
nay. Đây cũng chính là “tổ tiên” của các dân tộc: Chăm (Chàm), Raglai, Êđê,
Churu… ở Việt Nam.
Bức tranh về các dân tộc ở Đông Nam Á ngày nay cực kì đa dạng song
xét về nguồn gốc, hầu hết các dân tộc ấy đều bắt nguồn từ một nguồn gốc
chung, đó là chủng Indonesien. Chính điều đó đã tạo nên tính thống
nhất - một tính thống nhất trong đa dạng của con người và văn hóa Đông Nam
Á.
1.2.2. Một số thành tựu văn hóa thời tiền sử và sơ sử
Từ xa xưa, Đông Nam Á đã được coi như một khu vực địa lí quan
trọng. Tuy nhiên mãi đến những năm đầu thế kỉ XX, người ta vẫn chưa nhận
thức được là có một khu vực văn hóa Đông Nam Á thống nhất. Vì bị thu hút
quá nhiều bởi sự phong phú và độc đáo của hai nền văn minh Trung Hoa và
Ấn Độ mà trong một thời gian dài, các nhà khoa học không chú ý đúng mức
tới các nền văn minh ở các quốc gia Đông Nam Á.
Có lẽ người đầu tiên chứng minh được rằng có một cơ tầng văn hóa bản
địa Đông Nam Á là học giả người Pháp G.Coedes. Quan điểm của ông có cơ
sở từ các thành tựu khảo cổ học, ngôn ngữ học, dân tộc học, sử học, văn học
nghệ thuật…mang đầy tính thuyết phục. Có thể nói sau hai công trình nổi
tiếng “Lịch sử các quốc gia Ấn Độ hóa vùng Viễn Đông” (1944) và “Các cư

dân của bán đảo Trung Ấn” (1962), việc coi Đông Nam Á là khu vực văn hóa
riêng biệt khác với Trung Hoa và Ấn Độ coi như đã được chấp nhận. Cũng từ

13

TrÇn ThÞ Thïy


Khãa luËn tèt nghiÖp
đó, nhiều nhà nghiên cứu thuộc các quốc gia khác cũng đã đưa ra nhiều bằng
chứng khoa học khẳng định tính đúng đắn của quan điểm trên.
Khác với các học giả phương Tây, các nhà khoa học Việt Nam trong
những năm gần đây, bằng cứ liệu khoa học đã chứng minh được rằng trong
quá trình giao lưu với khu vực, văn hóa Việt Nam đã trở nên gắn bó mật thiết
với văn hóa Trung Hoa, tiếp thu khá nhiều thành tựu từ văn hóa Trung Hoa
(cũng như từ Ấn Độ và các nước phương Tây). Mặc dù vậy, từ trong cội
nguồn, văn hóa Việt Nam được định hình trên nền của không gian văn hóa
Đông Nam Á.
Cùng sinh ra và phát triển trên cùng một khu vực địa lí, cư dân Đông
Nam Á đã sáng tạo ra một nền văn hóa bản địa riêng biệt, độc đáo có cội
nguồn chung từ thời tiền sử, trước khi tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa và Ấn
Độ. Nền văn hóa mang tính khu vực thống nhất đó được phát triển liên tục
trong suốt chiều dài lịch sử cho đến tận ngày nay và đã đạt được nhiều thành
tựu rực rỡ ở cả hai mảng văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.
1.2.2.1. Văn hóa vật chất
Như trên đã nói, tại khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói
riêng, các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều chứng tích khảo cổ học, thông qua
kết quả nghiên cứu các chứng tích ấy, chúng ta có ta có thể đi đến một nhận
định rằng: cư dân trên địa bàn Đông Nam Á cổ đại đã trải qua một tiến trình
lịch sử bao gồm các giai đoạn: đá cũ - đá mới - đồng - sắt. Họ đã đạt được

những thành quả vô cùng to lớn, vững chắc mà trong đó các cộng đồng người
sinh sống trên địa bàn nay thuộc lãnh thổ Việt Nam đã có những đóng góp
tiêu biểu xuất sắc cho tiến trình này.
Ở Đông Nam Á, con người và các nền văn hóa đã được bụi đời hòa lẫn
với đất đai, gió biển và nắng nhiệt đới. Đó là một nền văn hóa bản địa mang
tính thống nhất, một nền văn hóa văn minh đặc sắc với nghề nông nghiệp lúa

14

TrÇn ThÞ Thïy


Khóa luận tốt nghiệp
nc l ch o. Nn vn húa vn minh ú phỏt trin liờn tc trong lch s v
l mt phc th vn húa lỳa nc vi ba yu t: vn húa nỳi, vn húa chõu th
v vn húa bin trong ú vn húa chõu th gi v trớ ch o.
Cỏc nh khoa hc ó khng nh ụng Nam l mt trong nm trung
tõm xut hin cõy trng - mt trong nhng trung tõm phỏt sinh nụng nghip
ln nht ca nhõn loi.
Tri qua hai thi kỡ l thi kỡ ỏ c (cỏch ngy nay 400.000 nm 500.000) v u thi kỡ ỏ mi (cỏch ngy nay 10.000 nm) tng ng vi nú
Vit Nam xut hin nn vn húa Sn Vi v vn húa Hũa Bỡnh, c dõn ụng
Nam sng ch yu bng sn bt, hỏi lm, bờn cnh ú, h bit thun
dng mt s loi ng thc vt v bit trng mt s loi cõy. H bit s
dng cụng c lao ng bng ỏ cui, bit s dng la nu chớn thc n.
Thc n ca h ch yu l cõy, qu, ht, mt s loi ng vt va v nh. H
thng sng cỏc ca hang ng, cỏc thung lng ỏ vụi thoỏng mỏt. Thi kỡ
ny, mt nn nụng nghip s khai cng ó xut hin. Nh Wilhelm G
Solheim II nhn xột: Sc dõn Hũa Bỡnh mt vựng no ú trong khu vc
ụng Nam l ging ngi bit trng cõy u tiờn trờn th gii. Nh vy
cú th coi ụng Nam l ni cú cuc cỏch mng nụng nghip sm nht trờn

th gii [4, tr,32].
Cui thi kỡ ỏ mi (cỏch ngy nay 5.000 nm) tng ng vi Vit
Nam l nn vn húa Bc Sn, cỏc b tc ụng Nam ó cú mt bc tin
vt bc. H bit lm gm, cỏc k thut mi, khoan, ca ỏ ó c ph
bin khp ụng Nam .
Vi vic lm gm, c dõn ụng Nam ó chuyn sang nn kinh t
sn xut ch khụng n thun ch l nn kinh t khai thỏc thiờn nhiờn nh
trc õy. H cng ó bit tỡm n nhng ni thun li cho cuc sng ca

15

Trần Thị Thùy


Khãa luËn tèt nghiÖp
mình. Không chỉ sống ở các hang động như trước mà còn lấn dần ra các vùng
biển. Nghề đánh cá từ đó mà phát triển.
Cách đây khoảng 4.000 năm, cư dân Đông Nam Á bước vào một thời
kì mới mà các nhà khoa học thường gọi là thời đại kim khí, đồng thời ở Việt
Nam lúc này cũng xuất hiện nền văn hóa Đông Sơn.
Sống trong vùng khí hậu nhiệt đới, cư dân Đông Nam Á đã chuyển
sang trồng lúa cạn ở nương rẫy và lúa nước ở vùng thung lũng. Rồi từ việc
thuần dưỡng lúa ở thung lũng, cây lúa được chuyển dần xuống vùng châu thổ
thích nghi với vùng ngập nước. Ở thời đại Đồ Đồng, gắn liền với sự trồng cấy
là sự phát triển của các loại công cụ lao động bằng kim loại và công việc chăn
nuôi gia súc, năng suất lao động ngày càng được nâng cao.
Hàng loạt trống đồng, thạp đồng đủ các loại kích cỡ với một nghệ thuật
trang trí tuyệt tác được tìm thấy ở Việt Nam và nhiều vùng khác trong khu
vực Đông Nam Á.
Do yêu cầu của việc chế tạo công cụ lao động sản xuất, kĩ thuật rèn và

luyện sắt cũng được phát triển mà quan trọng nhất là đồ sắt Sa Huỳnh.
Ở thời đại Đồ Đồng, cư dân Đông Nam Á sống thành làng ở những
vùng đất cao và gần sông ngòi. Điều này chứng tỏ họ đã biết thích ứng với
môi trường tự nhiên. Nhà cửa của cư dân vùng này là nhà sàn, cách ăn mặc
gọn gàng, phù hợp với công việc lao động: nam cởi trần, đóng khố còn nữ
giới thì mặc yếm và váy. Việc đi lại chủ yếu được tiến hành bằng thuyền.
Sông và biển là những con đường giao thông huyết mạch cho sự giao lưu đó.
Tựu chung lại, ngay từ buổi bình minh của lịch sử, Đông Nam Á đã trở
thành một khu vực đáng chú ý với nền văn minh nông nghiệp lúa nước và
nghề luyện kim đồng nổi tiếng thế giới.
1.2.2.2. Văn hóa tinh thần

16

TrÇn ThÞ Thïy


Khãa luËn tèt nghiÖp
Bên cạnh các thành tựu văn hóa vật chất không thể không kể đến các
thành tựu văn hóa tinh thần của các cư dân Đông Nam Á cổ đại. Thông
thường, đời sống vật chất của con người ngày càng phát triển thì đời sống tinh
thần ngày càng phong phú. Theo các kết quả nghiên cứu khảo cổ, ngay từ thời
tiền sử, ở khu vực phía đông nam Châu Á này đã có dấu hiệu của nền hội họa.
Đó là những hiện vật xương có vết khắc hình cá, hình thú, những kí hiệu hoa
văn biểu thị mặt trời được vẽ trên đồ gốm… Một số tín ngưỡng nguyên thủy
cũng đã manh nha xuất hiện ở thời tiền sử Đông Nam Á.
Bước vào thời kì sơ sử, văn hóa tinh thần của người Đông Nam Á đã có
một bước phát triển vượt bậc, nhiều nghi lễ tín ngưỡng ra đời gắn liền với
công việc trồng lúa nước nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung như tục
thờ thần mặt trời, thờ lửa, tục thờ thần núi và thờ đá, tục thờ thần sông, thần

biển, thần nước, thần cây, thần lúa, nghi lễ phồn thực và tục thờ sinh thực khí.
a. Tín ngưỡng
*Tục thờ thần mặt trời và thờ lửa
Đối với cư dân nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á, mặt trời tượng
trưng cho sinh khí của vũ trụ, tạo nên sự sống của muôn loài và lửa được xem
là ánh sáng, sức nóng của mặt trời. Vì vậy ban đêm người ta phải đốt lửa để
có mặt trời.
Ở Việt Nam, tục thờ mặt trời được ghi lại trên trống đồng Đông Sơn.
Trên mặt trống đồng, giữa trung tâm là hình mặt trời với 14 tia, và cuộc sống
xoay quanh mặt trời ngược theo chiều kim đồng hồ. Để cầu mong sự sống và
sinh sôi nảy nở (nghi lễ nông nghiệp) các dân tộc Đông Nam Á có nhiều lễ
hội liên quan đến mặt trời và lửa: thả cầu lửa lên không trung, giăng đèn lồng,
kết pháo hoa, đèn kéo quân, hội hoa đăng thả đèn trên mặt nước… tục thờ
thần núi và thờ đá.

17

TrÇn ThÞ Thïy


Khãa luËn tèt nghiÖp
Núi là nơi con người sinh ra, con người từ trên núi xuống đồng bằng rồi
ra biển. Núi nối với trời cao là biểu thị của sự thiêng liêng, nơi có nhiều kì
quan nhất là các hang động với những hình thù kì lạ của thạch nhũ, thường là
nơi trú ngụ của thần linh. Núi cũng là biểu tượng cho sự vững chắc, trường
tồn. Người ta thờ thần núi ở khắp nơi, hầu như các công trình thờ phụng đều
đặt trên núi. Ngày nay, hàng năm các dân tộc Đông Nam Á đều có những
cuộc hành hương lên núi (trẩy hội chùa Hương, chùa Thầy của người Việt,
“đơn đông” - đi rừng của người Lào).
Cùng với núi, người Đông Nam Á còn thờ đá vì đá là phần cứng rắn

nhất của núi, là hình núi thu nhỏ. Đá cũng là nơi trú ngụ của thần linh, là bùa
hộ mệnh của cả cộng đồng.
*Tục thờ thần sông, biển, thần nước
Văn hóa Đông Nam Á gắn liền với văn hóa sông nước (lục địa) và biển
cả (hải đảo). Sông biển hùng vĩ với con người có quyền năng vô hạn. Ngày
nay, người Mã Lai, người Việt…khi đi vào rừng rú, sông biển để khai thác,
hoặc qua sông, qua đò, người ta phải khấn vái để mong các thần phù hộ.
Từ thần sông, thần biển, con người thờ nước để cầu mong mưa thuận,
gió hòa, mùa màng tươi tốt, con người được rửa mát và hưởng phúc.
*Tục thờ thần cây và thần lúa
Trong huyền thoại của nhiều dân tộc Đông Nam Á có kể lại rằng con
người được sinh ra từ cây. Có hai loại cây con người thờ đó là cây tự nhiên và
những cây cổ thụ tượng trưng cho sự trường tồn như cây si, cây đa, cây đề.
Chúng được trồng ở những nơi thừa tự của cộng đồng. Người Việt thường để
bát hương, bình vôi ở gốc cây. Cũng có dân tộc coi đó là cây vũ trụ và sau
này được biểu hiện bằng cây “nêu” trong ngày tết của người Việt, cây “gâng”
trong lễ đâm trâu của người Tây Nguyên.

18

TrÇn ThÞ Thïy


Khãa luËn tèt nghiÖp
Loại cây trồng để thừa tự là những cây lương thực chủ yếu là do con
người sáng tạo, thần hóa. Người ta thần thánh hóa những thành quả sản xuất
của con người, tục thờ thần lúa ở Đông Nam Á do đó nổi trội hơn cả, nó là
biểu tượng chính của những ngày lễ hội. Hồn lúa được người Đông Nam Á
thờ cúng rất cẩn thận vì họ rất sợ hồn lúa bỏ đi mất làm cho mùa màng thất
bát, người ta gọi đó là mẹ lúa và đảm nhận phần lễ này là do các bà phụ nữ.

*Nghi lễ phồn thực và tục thờ sinh thực khí.
Tín ngưỡng phồn thực là chung của cư dân nông nghiệp nhưng ở Đông
Nam Á nó được thể hiện sinh động và phong phú trong các lễ hội và trong đời
sống hàng ngày. Tư duy âm - dương tổng hợp được hình thành trước sự nảy
nở của muôn loài thông qua sự giao phối giữa đực - cái, đàn ông - đàn bà…
đặc biệt là ma lực kích động hấp dẫn của tình dục. Con người đã thần thánh
hóa ma lực này và thờ phụng để cầu xin sự sinh sôi nảy nở và họ liên tưởng
tới sức mạnh sinh sản của đất đai. Sự giao hòa giữa trời (dương) và đất (âm)
sẽ mang lại sự sống, sự sinh sôi nảy nở. Người ta thờ sinh thực khí (Yoni Linga), tổ chức các trò diễn trong các lễ hội dân gian dưới hình thức ma thuật
thiêng nhằm kích động tính dục của thần thánh, trời đất, ruộng đồng, cây
cối…để cho cây trồng đơm hoa kết trái, vật nuôi sinh đẻ nhiều, con người
sinh con đẻ cái…
b. Văn hóa dân gian
Đối với khu vực Đông Nam Á, để hiểu biết hiện thực xa xưa cũng như
sinh hoạt văn hóa của con người ở những thời kì đầu tiên của tiến trình lịch sử
thì văn hóa dân gian là nguồn khai thác có giá trị và hiệu quả nhất. Các thể
loại văn hóa dân gian lần lượt ra đời tương ứng với từng thời kì của lịch sử
loài người. Từ những hình thức đầu tiên của văn hóa dân gian như thần thoại,
truyền thuyết đến các truyện cổ tích và các thể loại trữ tình khác, cộng đồng

19

TrÇn ThÞ Thïy


Khãa luËn tèt nghiÖp
người xưa đều phô diễn những quan niệm, tình cảm, những quan hệ của mình
bằng diễn xướng dân gian.
Ở Anh và một số quốc gia khác, người ta sử dụng thuật ngữ folklore để
chỉ tất cả các loại hình của nghệ thuật dân gian và cả tín ngưỡng, tập tục dân

gian (trong trường hợp này, thuật ngữ folklore sát nghĩa với thuật ngữ văn hóa
dân gian của ta). Thuật ngữ foklore do hai từ tiếng Anh ghép lại: “folk” nghĩa
là nhân dân, “klore” có nghĩa là kiến thức, trí khôn, như vậy “folklore” có
nghĩa là “kiến thức của nhân dân”, “trí khôn của nhân dân”. Thuật ngữ này do
nhà sử học người Anh Uyliam Tomx đưa ra vào năm 1846 và đã sớm trở
thành một thuật ngữ quốc tế. Ở một số nước khác (trong đó có Liên Xô), từ
folklore có hàm nghĩa hẹp hơn nhiều: nó được dùng để chỉ riêng hình thức
ngôn từ nhạc - vũ - kịch của sáng tác dân gian tập thể (trong trường hợp này,
thuật ngữ folklore tương đương với thuật ngữ “văn học dân gian” của ta)…
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau, song cách hiểu “folkore là văn hóa
dân gian” là không thể bác bỏ được.
Tìm về cội nguồn lịch sử mỗi dân tộc - quốc gia không còn cách nào
khác là phải bắt tay vào nghiên cứu văn hóa dân gian hay hẹp hơn nữa là văn
học dân gian bởi vì “từ thời viễn cổ, văn học dân gian luôn là người đồng
hành khăng khít và đặc thù của lịch sử” (M.Gorki). Văn học dân gian là lịch
sử không thành văn của nhân dân, là tiếng nói của nhân dân, nó có ý kiến
riêng của nó đối với các vấn đề nảy sinh trong đời sống sinh hoạt, trong quá
trình con người tương tác với giới tự nhiên, nó khác hẳn với các pho sử do các
nhà chuyên môn viết ra.
Phục diện quá trình sinh thành của văn học dân gian trong thời tối cổ là
một việc đầy khó khăn bởi vì nói về nguồn gốc của mình vốn là điểm yếu
chung của các dân tộc. Chắc không phải không có lí do mà lịch sử của hầu hết
các quốc gia đều bắt nguồn bằng thần thoại, truyền thuyết.

20

TrÇn ThÞ Thïy


Khãa luËn tèt nghiÖp

Thần thoại
Thần thoại là một thể loại văn học dân gian chỉ có thể xuất hiện trong
giai đoạn thấp của sự phát triển xã hội và nghệ thuật. Theo “Từ điển thuật
ngữ văn học” [10, tr.298] thì “đó là toàn bộ những truyện hoang đường,
tưởng tượng về các vị thần hoặc những con người, những loài vật mang tính
chất thần kì, siêu nhiên do con người thời kì nguyên thủy sáng tạo ra để phản
ánh và lí giải các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội theo quan niệm
“vạn vật hữu linh” (hay thế giới quan thần linh) của họ”.
Đáng chú ý nhất là sự kiến giải của Mác, Mác gắn thần thoại với thời
đại đã sản sinh ra nó và nhận định thần thoại nào cũng nhào nặn, chi phối và
chinh phục các lực lượng thiên nhiên ở trong trí tưởng tượng và bằng trí
tưởng tượng. Thần thoại là tự nhiên và các hình thái xã hội được trí tưởng
tượng của dân gian chế biến đi một cách nghệ thuật và vô thức.
Thần thoại là những sáng tác dân gian thời nguyên thủy, là “đặc sản”
chủ yếu của xã hội thị tộc khi chưa phân chia giai cấp. Vậy nên, thần thoại là
nghệ thuật không tự giác, một đi không trở lại.
Truyền thuyết
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” [10, tr.367] thì truyền thuyết là “một
thể loại truyện dân gian mà chức năng chủ yếu là phản ánh và lí giải các
nhân vật và các sự kiện lịch sử có ảnh hưởng quan trọng đối với một thời kì,
một bộ tộc, một dân tộc, một quốc gia hay một địa phương”.
Tác giả Nguyễn Đổng Chi cho rằng truyền thuyết là những truyện nghe
truyền từ xa xưa hay từ trong dân gian ra. Truyền thuyết là một khái niệm chỉ
những sự việc lịch sử được kể lại, được truyền tụng, không đảm bảo về độ
chính xác. Nó có thể do người này truyền cho người khác mà sai lạc hoặc do
sự tưởng tượng của dân chúng phụ họa thêu dệt mà có. Như vậy, cho dù mang
nhiều yếu tố hoang đường đến đâu thì truyền thuyết vẫn là lịch sử của con

21


TrÇn ThÞ Thïy


Khãa luËn tèt nghiÖp
người chứ không phải là lai lịch của các thần như thần thoại. Nếu như thần
thoại ra đời vào buổi bình minh của lịch sử thì truyền thuyết chính là buổi
bình minh về đời sống chính trị của loài người. Nó phản ánh sự đoàn kết, liên
kết các cộng đồng bộ lạc để xây dựng những nhà nước sơ khai đầu tiên.
Hai thể loại thần thoại và truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau thậm chí có rất nhiều sáng tác dân gian vừa mang yếu tố thần thoại vừa
mang yếu tố truyền thuyết. Viên Kha trong sách “Trung Quốc cổ đại thần
thoại” cho rằng truyền thuyết đời cổ chúng ta gọi là thần thoại, thần thoại đời
sau chúng ta gọi là truyền thuyết. Mặc dù có những nét tương đồng nhưng
truyền thuyết đã tùy theo sự tiến bộ của văn minh mà dần bỏ cái phần quá dã
man trong thần thoại mà thay vào đó sự hư cấu, tưởng tượng và an bài hợp lí,
hợp tình hơn. Khác với thần thoại, truyền thuyết ra đời khi xã hội đã có sự
phân chia giai cấp.
Cũng giống như ở các quốc gia khác, ở Việt Nam thần thoại và truyền
thuyết là hai công cụ đắc lực cho chúng ta đào sâu nghiên cứu nguồn gốc, lịch
sử của dân tộc - quốc gia.
Bắt đầu từ thời kì hình thành nhà nước Văn Lang cho đến khi hai bộ tộc
Âu Việt và Lạc Việt thống nhất làm một dẫn đến việc ra đời nhà nước Âu
Lạc, với nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ, chắc chắn rằng người Lạc Việt đã dần
dần xây dựng nên hệ thống thần thoại và truyền thuyết phong phú, đa dạng
góp phần giải thích nguồn gốc chung và sự thống nhất cộng đồng các bộ lạc
Lạc Việt đồng thời suy tôn thủ lĩnh của cộng đồng. Bên cạnh đó, thông qua
thần thoại các bộ lạc Lạc Việt ghi lại những kì tích, những chiến công trong
quá trình dựng nước và giữ nước.

22


TrÇn ThÞ Thïy


Khãa luËn tèt nghiÖp

CHƯƠNG 2
THẦN THOẠI, TRUYỀN THUYẾT VỀ SỰ HÌNH THÀNH
DÂN TỘC - QUỐC GIA TỪ THỜI ĐẠI HÙNG VƯƠNG ĐẾN
THỜI ĐẠI AN DƯƠNG VƯƠNG
2.1. Thời đại, lịch sử
2.1.1. Thời kì Văn Lang
Theo “Đại Việt sử lược” (viết vào thế kỉ XIV bằng chữ Hán, đây được
coi là bộ sử cổ nhất nước ta hiện còn đến ngày nay) thì đến “thời Trang
Vương nhà Chu, ở bộ Gia Ninh có người khác thường dùng phép thuật thu
phục các bộ khác, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, phong tục
thuần hậu, chất phác, chính sự dùng lối kết nút, truyền được 18 đời đều gọi là
Hùng Vương”.
Theo ghi chép của “Đại Việt sử lược” thì trước khi Văn Lang xuất hiện,
trên địa bàn sinh tụ của tổ tiên ta đã tồn tại nhiều “bộ” (có lẽ cũng có nghĩa
như bộ lạc), trong số đó “bộ” Văn Lang chắc hẳn có thực lực mạnh hơn các
“bộ” khác về mọi mặt cho nên đã trở thành hạt nhân quy tụ các “bộ” khác,
hình thành quốc gia đầu tiên của dân tộc. “Đại Việt sử lược” ghi thời điểm ra
đời của nhà nước Văn Lang vào thời Trang Vương nhà Chu bên Trung Hoa.
Đời Chu Trang Vương theo sử Trung Quốc, tồn tại từ năm 696 đến 682
tr.CN, như vậy là về căn bản khớp với giai đoạn đầu Đông Sơn (khoảng thế kỉ
thứ VII tr.CN). Theo các nhà nghiên cứu, đó là giai đoạn mà tình hình phát
triển kinh tế xã hội đã đưa đến sự xuất hiện nhà nước sơ khai đầu tiên của dân
tộc.
Căn cứ vào tình hình phân bố các di tích văn hóa khảo cổ Đông Sơn

cũng có thể tạm xác định một cương vực lãnh thổ Văn Lang về đại thể bao

23

TrÇn ThÞ Thïy


Khóa luận tốt nghiệp
gm vựng Bc B v Bc Trung B hin nay, vi t Phong Chõu (Phỳ Th)
c coi l trung tõm (quc ụ).
V th ch, s sỏch xa cú ghi: vua Hựng l ngi ng u t nc,
l th lnh quõn s ti cao, l ngi ch trỡ cỏc nghi l quan trng. Giỳp vic
vua cú cỏc lc hu, lc tng; ng u cỏc b l cỏc lc tng, di b l
cỏc k, ch, ching do cỏc b chớnh (gi lng) qun lớ, iu hnh cụng
vic.
2.1.2. Thi kỡ u Lc
T xa xa, vựng lónh th Vn Lang l a bn sinh t ca cỏc b lc
ngi Tõy u vn cú quan h mt thit lõu i vi cỏc c dõn Lc Vit.
Trc nn ln b gic ngoi ( ch Tn v lc lng cỏt c h Triu) uy
hip, xõm ln ngy cng nng n, Tõy u v Lc Vit ó thng nht vi nhau
suy tụn ngi tun kit Thc Phỏn lờn ngụi vua, thay th vua Hựng lp ra
nc u Lc, úng ụ C Loa, s sỏch gi l An Dng Vng.
Nh nc u Lc ra i ỏp ng mt yờu cu bc thit ng thi l
tng cng sc mnh bo v v phỏt trin t nc. Sau khi thnh lp quc
gia u Lc, cng vc nc ta thi ú c m rng, thc lc v mi mt
c tng cng. Vic di ụ v vựng ng bng rng ln thuc ng bng
sụng Hng v xõy thnh C Loa l mt bc tin di trờn con ng xỏc lp
quc thng Vit Nam bn ngn nm vn hin. Mi th ch di thi vua
Hựng, v cn bn vn c k tip di thi vua Thc, cú nhng mt c
ci tin, nõng cao, phỏt trin. Rt ỏng tic, do nhiu nguyờn nhõn khỏch quan

v ch quan, nc u Lc ch tn ti trong mt thi gian ngn, cha y 30
nm. Con s ny c tớnh toỏn da trờn gi nh nh nc u Lc xut hin
vo nm 208 tr.CN - nm quõn Tn b liờn minh quõn Tõy u - Lc Vit di
quyn ch huy ca Thc Phỏn ỏnh bi, Thc Phỏn c cng ng Lc Vit

24

Trần Thị Thùy


Khãa luËn tèt nghiÖp
suy tôn làm vua thay thế cho vua Hùng, và kết thúc vào năm 179 tr. CN - năm
đô thành Cổ Loa bị quân Triệu Đà đánh chiếm.
2.2. Thần thoại, truyền thuyết về sự hình thành dân tộc - quốc gia thời
đại Hùng Vương.
Từ yêu cầu bức thiết phải liên kết trong đấu tranh, từ việc xuất hiện
ngày một nhiều những nét văn hóa giống nhau do cuộc sống trồng trọt tương
đối ổn định tạo ra lấn át những nét văn hóa lỗi thời của giai đoạn hái lượm và
săn bắt, những cư dân trong cùng một khu vực cư trú nảy sinh ý nghĩ rằng họ
có chung một nguồn gốc và sáng tạo ra hình thức văn học dân gian đầu tiên là
thần thoại và truyền thuyết để giải thích lịch sử đó.
Đến những giai đoạn lịch sử về sau, khi sự xung đột giữa các cộng
đồng ngày càng trở nên gay gắt, nhất là giữa những nhóm bản địa và những
nhóm người từ nơi khác đến, thì sự liên kết giữa các dân tộc cùng sinh sống
trên một dải đất lại càng trở nên cấp thiết. Thần thoại và truyền thuyết về
nguồn gốc các dân tộc trở thành một vũ khí củng cố tinh thần cộng đồng
không phải theo huyết thống mà theo khu vực cư trú. Nó được gọt giũa, được
bổ sung thêm bằng những huyền thoại đơn giản hay bằng những yếu tố văn
học mới xuất hiện từ thực tế lịch sử, rồi hoặc đứng riêng rẽ hoặc được cấu kết
vào chuỗi huyền thoại khác để tạo thành một hệ thống. Huyền thoại mới được

tạo thành đó nhằm mô tả cả một giai đoạn nguyên sơ của lịch sử loài người
hay nhằm giải thích sự cấu tạo của vũ trụ, trái đất, loài người và muôn vật,
giải thích nguồn gốc các giống người, nguồn gốc các văn hóa (như việc lấy
lửa; việc chuyển từ phương thức hái lượm, săn bắt qua trồng trọt; việc chế tạo
ra lửa lần đầu tiên, nhà cửa, trang phục, thức ăn…).
Trong bài “Nhân ngày giỗ tổ vua Hùng” (Báo Nhân Dân ngày
29/06/1989) đồng chí Phạm Văn Đồng đã viết: “Một nguồn sử quý giá là

25

TrÇn ThÞ Thïy


×