Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng của gà lông xước đàn hạt nhân thế hệ 2 tại trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 62 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG NGỌC NGÀ
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG SINH
TRƯỞNG CỦA GÀ LÔNG XƯỚC ĐÀN HẠT NHÂN THẾ HỆ 2
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Thú y

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2015 – 2019

Thái Nguyên - năm 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG NGỌC NGÀ
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG SINH
TRƯỞNG CỦA GÀ LÔNG XƯỚC ĐÀN HẠT NHÂN THẾ HỆ 2
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Thú y

Lớp:

K47 - TY - N04

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2015 - 2019


Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Lê Minh

Thái Nguyên - năm 2019


i
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian thực tập tại cơ sở và ở trường, đến nay em đã hoàn
thành bản khóa luận tốt nghiệp đại học của mình. Để có được kết quả này
ngoài sự nỗ lực của bản thân, em luôn nhận được sự giúp đỡ chu đáo, tận tình
của nhà trường, cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y,
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Em xin bày tỏ lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm
khoa cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y đã tận
tình dạy dỗ giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo PGS. TS. Lê Minh
đã luôn động viên, giúp đỡ và hướng dẫn chỉ bảo em tận tình trong suốt quá trình
thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học này.
Để góp phần cho việc thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đạt
kết quả tốt, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và động viên của gia đình
và bạn bè. Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả mọi người đã luôn giúp đỡ
em trong thời gian qua
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019
Sinh viên

Hoàng Ngọc Ngà


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm theo dõi sinh trưởng ........................................... 21
Bảng 4.1. Lịch dùng vắc xin cho gà khảo nghiệm.................................................... 27
Bảng 4.2. Đặc điểm ngoại hình đàn hạt nhân gà Lông Xước thế hệ 1 ................... 29
Bảng 4.3. Kích thước các chiều đo của gà Lông Xước trưởng thành ..................... 32
Bảng 4.4. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm (%) ..................................................... 34
Bảng 4.5. Sinh trưởng tích lũy của gà Lông Xước ................................................... 36
Bảng 4.6. Sinh trưởng tuyệt đối gà Lông Xước ........................................................ 39
Bảng 4.7. Lượng thức ăn thu nhận của gà Lông Xước
giai đoạn sơ sinh đến 20 tuần tuổi .............................................................................. 42


iii
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ
Hình 4.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lô gà thí nghiệm ............................ 37
Hình 4.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối gà thí nghiệm .................................. 40


iv
DANH MỤC VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa diễn giải

1

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn


2

NQ-HĐND

Nghị quyết- hội đồng nhân dân

3

TLCD

Tích lũy cộng dồn

4

TTTA

Tiêu thụ thức ăn

STT


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ .......................................................... iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v

PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu: .................................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................................................. 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3
2.1.1. Một số đặc điểm sinh học của gia cầm ............................................................................ 3
2.1.2. Tính trạng sản xuất của gia cầm........................................................................................ 6
2.1.3. Sức sống và khả năng kháng bệnh của gà.....................................................................12
2.1.4. Khả năng sinh trưởng và cho thịt ở gia cầm ................................................................13
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ................................... 14
2.2.1. Tình hình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gia cầm trên thế giới.........................14
2.2.2 Tình hình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gia cầm trong nước............................17
PHẦN 3.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 20
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 20
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu:........................................................................................................20
3.2.2. Thời gian nghiên cứu: .......................................................................................................20


vi

3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 20
3.2.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất .................................................................................20
3.2.2. Nghiên cứu một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng của gà Lông
Xước đàn hạt nhân thế hệ 2 giai đoạn 01 ngày tuổi đến 20 tuần tuổi..................................20
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 21
3.4.1. Thực hiện công tác phục vụ sản xuất tại Trung tâm....................................................21

3.4.2. Đánh giá một số đặc điểm ngoại hình của gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ 2 ..21
3.4.3. Đánh giá khả năng sinh trưởng của 3 nhóm gia đình gà Lông Xước đàn hạt nhân
thế hệ 2............................................................................................................................................22
3.4.4. Phương pháp theo dõi chỉ tiêu.........................................................................................22
3.5. Xử lý số liệu ............................................................................................. 24
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 25
4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất........................................................... 25
4.1.1. Phương hướng....................................................................................................................25
4.1.2. Kết quả thực hiện...............................................................................................................25
4.2. Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng của gà Lông
Xước đàn hạt nhân thế hệ 2 ............................................................................. 29
4.2.1. Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình của gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ 2 ..29
4.2.2. Tỷ lệ nuôi sống của gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ 2 .........................................33
4.3. Kết quả đánh giá khả năng sinh trưởng của gà Lông Xước..................... 36
4.3.1. Khối lượng của gà Lông Xước giai đoạn 1-20 tuần tuổi............................................36
4.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của gà Lông Xước giai đoạn 1-20 tuần tuổi...........................39
4.4. Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm ............... 41
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 44
1. Kết luận ....................................................................................................... 44
1.1. Về đặc điểm ngoại hình: .......................................................................... 44
1.2. Về tỷ lệ nuôi sống của gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ 2 .................. 44


vii

1.3. Về khả năng sinh trưởng của gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ 2 ........ 44
1.4 Tiêu tốn thức ăn đàn gà Lông Xước thế hệ 2 ............................................ 45
2. Đề nghị ........................................................................................................ 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 46



1

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi gia cầm ở nước ta có truyền thống từ lâu đời, đã và đang góp
phần quan trọng cải thiện sinh kế của hàng triệu nông dân. Hàng năm, ngành
chăn nuôi gia cầm cung cấp 18 - 20 % tổng khối lượng thịt các loại, đứng thứ
hai sau thịt lợn (thịt lợn chiếm vị trí số 1 với tỷ lệ 75 - 76 %), bên cạnh đó
chăn nuôi gia cầm còn cung cấp nguồn thực phẩm có dinh dưỡng khá hoàn
chỉnh đó là trứng gia cầm.
Vốn có nhiều truyền thống trong chăn nuôi, song hành với tiến độ hội
nhập của cả nước, ngành chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói
riêng ở Việt Nam ngày càng phát triển. Tuy nhiên, với tình hình chăn nuôi
diễn biến phức tạp, dịch bệnh nhiều, do yếu tố thích nghi nên một số giống gà
nhập ngoại thường có sức chống chịu bệnh tật kém và một số chưa phù hợp
với thị hiếu của người tiêu dùng. Trong điều kiện đó một số giống gia cầm địa
phương đang được chú trọng khôi phục và phát triển nhằm đáp ứng những
yêu cầu đó.
Gà Lông Xước là giống gà bản địa của đồng bào dân tộc vùng cao của
tỉnh Hà Giang, chúng được nuôi nhỏ lẻ tại các hộ gia đình. Giống gà này có
đặc điểm: có bộ lông xù lên như nhím, không ôm sát vào thân, chất lượng thịt
ngon, có khả năng chịu đựng thời tiết khắc nghiệt ở vùng núi cao của tỉnh Hà
Giang. Trọng lượng lớn nhất của gà Lông Xước là 5 kg và mỗi năm một gà
mái có thể đẻ 50 - 60 quả trứng. Vì vậy, trên cơ sở chọn lọc đàn hạt nhân gà
Lông Xước, chúng em thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm
ngoại hình và khả năng sinh trưởng của gà Lông Xước đàn hạt nhân thế
hệ 2 tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.



2

1.2. Mục tiêu:
- Xác định đặc điểm ngoại hình của gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ 2.
- Xác định được khả năng sinh trưởng của gà Lông Xước đàn hạt nhân
thế hệ 2.
- Làm cơ sở xây dựng tiêu chuẩn cơ sở về giống gà Lông Xước hạt
nhân tại địa phương trên cơ sở các kết quả nghiên cứu và theo dõi.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về đặc điểm ngoại hình
và khả năng sinh trưởng của gà Lông Xước đàn hạt nhân thế hệ 2.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các số liệu thu được phục vụ, khai thác, phát triển nguồn gen giống gà,
đồng thời làm cơ sở cho định hướng công tác giống sau này.
Kết quả nghiên cứu làm rõ về đặc điểm sinh học, sức sản xuất của gà
Lông Xước nuôi tại trường đại học Nông lâm Thái Nguyên. Từ đó làm cơ sở
cho phát triển quy mô giống gà này cho phù hợp với điều kiện miền núi.


3

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Một số đặc điểm sinh học của gia cầm
2.1.1.1. Các dẫn xuất của da gia cầm
Lông là dẫn xuất của da, là một đặc điểm di truyền của giống, có ý
nghĩa phân loại và ý nghĩa kinh tế. Gà con mới nở có lông tơ che phủ, cùng
với sự sinh trưởng của gia cầm non, lông tơ dần dần được thay thế bằng lông
cố định. Tốc độ mọc lông là sự biểu hiện mức độ mọc lông sớm hay muộn,

biểu hiện theo một nhịp điệu có tính di truyền. Tốc độ mọc lông liên quan
chặt chẽ đến cường độ sinh trưởng, những gia cầm lớn nhanh thì tốc độ mọc
lông nhanh. (Brandsch và Billchel H.1978)[2]. Màu sắc lông do một số gen
qui định, màu sắc lông phụ thuộc vào chất sắc tố chứa trong bào trứng của tế
bào. Tùy theo mức độ oxy hóa các chất tiền sắc tố melanin (melanogen) có
chứa trong các tế bào của lông. Bộ lông gia cầm có màu khác nhau như: màu
đen, xám tro, màu tro… Nếu các chất sắc tố là nhóm lipoeron thì lông có màu
vàng, xanh hoặc màu đỏ. Nếu không có chất sắc tố thì bộ lông màu trắng. Công
ty gia cầm Hạnh Nhân ở Trung Quốc đã tạo ra những dòng gà lông màu cho
năng suất và chất lượng cao như gà Tam Hoàng 88%. Công ty Sasso đã tạo ra
những dòng gà Label Saso lông màu có khả năng thích ứng rộng, phù hợp với
vùng nhiệt đới và các phương thức nuôi khác nhau.
- Mỏ: Có nguồn gốc vảy sừng, ngắn, cứng và chắc. Gà có mỏ dài và
mảnh thì khả năng sản xuất thấp. Những giống gà da vàng thì mỏ cũng vàng,
gà da đen thì mỏ cũng tối màu. Ở gà mái màu sắc này cũng bị nhạt đi vào cuối
thời kỳ đẻ trứng. Mỏ gà cần chắc chắn và ngắn.
- Chân: Được bao phủ bằng lớp vảy sừng và có sự khác nhau về màu
sắc. Bàn chân và ngón chân bao phủ một lớp vảy sừng tương tự như mỏ. Gà


4

có khoảng cách giữa hai chân rộng thường được ưa thích hơn vì chân đứng
rộng chứng tỏ thân rộng. Gà có chân chữ bát, các ngón cong và bộ xương
khuyết tật không nên dùng làm giống. Chân gà có 4 ngón (trừ gà ác chân có 5
ngón). Chân thường có vuốt và cựa. Cựa là một đặc điểm sinh dục phụ thứ
cấp, có ở gà trống. Cựa có vai trò cạnh tranh và đấu tranh sinh tồn của loài.
2.1.1.2. Hình dáng và kích thước các chiều đo
Tùy mục đích sử dụng, các dòng gà được chia thành 3 loại hình: hướng
trứng, hướng thịt và hướng kiêm dụng. Gà hướng trứng có thân hình thon nhỏ,

cổ dài, nhẹ cân, dáng nhanh nhẹn. Gà hướng thịt có thân hình to, thô, cổ dài
trung bình, ngực nở, dáng đi nặng nề, khối lượng lớn. Gà kiêm dụng có hình
dáng trung gian, cơ thể có hướng kiêm dụng trứng - thịt hoặc thịt - trứng.
2.1.1.3. Một số chỉ tiêu sinh lý máu gà
Máu là một trong những mô biệt hóa cao nhất ở dạng lỏng, lưu thông
trong huyết quản, là nguồn gốc của tất cả các dịch thể, có ảnh hưởng sâu sắc
đến các tổ chức, cơ quan trong cơ thể sống, là nội mô của cơ thể. Khi lưu thông
huyết quản của vòng tuần hoàn lớn, máu thực hiện các chức năng sinh lý: tham
gia vận chuyển sinh dưỡng và chất thải trong quá trình trao đổi chất, điều hòa
thân nhiệt, vận chuyển các chất khí O2 và CO2 cho quá trình hô hấp mô bào.
Nhiệm vụ bảo vệ cơ thể là do các dạng protein miễn dịch, các kháng thể
(phetixitin, inglutinin…) tồn tại trong huyết thanh, bạch cầu là phòng tuyến bảo
vệ vững chắc sự xâm nhập của vi khuẩn. Cân bằng nước và muối khoáng trong
cơ thể, tạo một hệ thống đệm rất hoàn chỉnh và hoạt động linh hoạt.
Hồng cầu ở gia cầm có hình bầu dục, lồi hai mặt, có nhân nhỏ. Hồng
cầu là loại tế bào có nhiều nhất trong máu, có chức năng vận chuyển khí O2
và CO2. Số lượng hồng cầu và kích thước của nó phụ thuộc vào loài giống,
mùa vụ, tuổi của gia cầm. Số lượng hồng cầu gà con dưới 5 ngày tuổi 2,3
triệu/mm3. Đến 3 - 4 tháng tuổi số lượng hồng cầu đạt tới mức như ở gia cầm


5

trưởng thành 3 - 4 triệu mm3. Trong hồng cầu có 60 % là nước và 40 % là vật
chất khô. Trong vật chất khô có 90 - 95 % là hemoglobin, 3 - 8 % các protein
khác, 0,5 % lexitin, 0,3% cholesteron, các muối kim loại chủ yếu là muối kali.
Hồng cầu tăng khi con vật bị trở ngại về hô hấp (viêm phế quản, khí
quản…) hoặc máu giảm trạng thái lỏng (ỉa chảy, tăng mô huyết…).
Hồng cầu giảm khi cơ thể bị thiếu máu nghiêm trọng, khi mắc các bệnh
siêu vi trùng, lao, ung thư, ký sinh trùng đường máu và các bệnh gây xuất huyết.

Khi thức ăn nghèo sắt, đồng, một số acid amin, vitamin B12, vitamin C.
Hemoglobin (Hb) chiếm 9 - 14 % trong máu động vật khỏe mạnh.
Hemoglobin là một chromoprotein có cấu tạo globin (96%) và nhóm Hem
(4%), kết cấu của nhóm Hem có nhân sắt (Fe) làm cho máu có màu đỏ, cũng
như đồng (Cu) trong hemoxiamin làm máu loài nhuyễn thể có màu xanh da
trời và Magie (Mg) trong chlorophyll làm cho lá cây có màu lục. Globin có
bản chất protein nên hemoglobin mang tính đặc trưng cho loài.
Hàm lượng hemoglobin còn đánh giá chất lượng của máu, mặc dù số
lượng hồng cầu ít nhưng hàm lượng hemoglobin cao thì máu vẫn tốt. Hàm
lượng hemoglobin trong máu gia cầm phụ thuộc vào tuổi và giống. Gà mái
Leghorn 6,7g/100ml máu; gà mái trưởng thành 8,9 g/100ml máu; gà trống
trưởng thành 10,2g/100ml máu.
Bạch cầu là loại tế bào có nhân, có bào trứng được phân loại thành:
bạch cầu có nhân, các nhân nằm ở nguyên sinh chất, tùy theo tính chất bắt
màu của các nhân mà phân ra hạch cầu trung tính, toan tính, kiềm tính.
Bạch cầu không nhân gồm: lâm ba cầu và bạch cầu đơn nhân. Chức
năng sinh lý của bạch cầu là bảo vệ cơ thể, chống lại những vi khuẩn xâm
nhập vào máu và mô thông qua: phương thức thực bào, miễn dịch dịch thể
(tiết kháng thể và làm ngưng kết kháng nguyên), miễn dịch tế bào (không tiết
kháng thể, nhưng cố định được độc tố ngay trên bản thân nó).


6

Thực bào là phương thức quan trọng nhất chống lại sự nhiễm trùng của
cơ thể, là chức năng chỉ yếu của bạch cầu có hạt. Còn bạch cầu không hạt như:
lâm ba cầu (lymphocytes) thì tham gia quá trình miễn dịch tế bào và miễn dịch
dịch thể. Tỷ lệ các loại bạch cầu trong máu gọi là công thức bạch cầu. Khi sinh
trưởng cơ thể thay đổi, công thức bạch cầu cũng biến đổi, dựa vào đó để chẩn
đoán lâm sàng. Bạch cầu trắng khi có bệnh nhất là chứng viêm, nhiễm trùng ở

nơi có nhiều mầm bệnh.
Bạch cầu là những tế bào có kích thước lớn hơn hồng cầu nhưng số
lượng ít hơn nhiều lần so với hồng cầu. Số lượng bạch cầu của gà trong 1mm3
máu là 40 (20 - 60) nghìn. Số lượng bạch cầu phụ thuộc vào điều kiện nuôi
dưỡng, tình trạng sức khỏe, đặc điểm giống, loài và các nguyên nhân khác.
Ngoài các chỉ tiêu sinh lý máu như hồng cầu, bạch cầu, hemoglobin còn
các chỉ tiêu khác như: đông máu, lắng máu, thể tích hồng cầu, sức kháng thẩm
thấu của hồng cầu, công thức bạch cầu cũng rất quan trọng. Trong chăn nuôi
thú y có ý nghĩa xác định giống, chọn và lai tạo giống, trong chẩn đoán lâm
sàng cũng có ý nghĩa quan trọng.
2.1.2. Tính trạng sản xuất của gia cầm
2.1.2.1. Bản chất di truyền của các tính trạng sản xuất
Khi nghiên cứu các tính trạng về tính năng sản xuất của gia cầm được
nuôi trong điều kiện cụ thể, thực chất là nghiên cứu đặc điểm di truyền số
lượng và ảnh hưởng của những tác động môi trường lên các tính trạng đó. Hầu
hết các tính trạng về năng suất của vật nuôi như sinh trưởng, sinh sản, mọc
lông, tăng trưởng thịt, đẻ trứng đều là các tính trạng số lượng. Cơ sở di truyền
của các tính trạng số lượng cũng do các gen nằm trên nhiễm sắc thể qui định.
Theo Nguyễn Ân và cs (1983)[1] các tính trạng sản xuất là các tính trạng số
lượng, thường là các tính trạng đo lường như khối lượng cơ thể, kích thước các
chiều đo, sản lượng trứng, khối lượng trứng v.v…


7

Các tính trạng số lượng thường bị chi phối bởi nhiều gen, các gen này
hoạt động theo 3 phương thức:
- Công gộp (A) hiệu ứng tích lũy của từng gen
- Trội (D) hiệu ứng tương tác giữa các gen cùng một locus
- Át gen (I) hiệu ứng do tương tác của các gen không cùng 1 locus

Hiệu ứng cộng gộp (A) là các giá trị giống thông thường (general
breeding value) có thể tính toán được, có ý nghĩa trong chọn lọc nhân thuần.
Hiệu ứng trội (D) và át gen (I) là những hiệu ứng không cộng tính và là
giá trị giống đặc biệt (special breeding value) có ý nghĩa đặc biệt trong các tổ
hợp lai. Ở các tính trạng số lượng, giá trị kiểu hình cũng do giá trị kiểu gen
(kiểu di truyền) và sai lệch môi trường qui định. Những giá trị kiểu gen của
tính trạng số lượng do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ (minon gen) cấu tạo thành.
Đó là các gen mà hiệu ứng riêng biệt của từng gen thì rất nhỏ, nhưng tập hợp
lại sẽ ảnh hưởng rất rõ rệt tới tính trạng nghiên cứu, tính trạng sản xuất là một
ví dụ (Nguyễn Văn Thiện, 1996)[20].
Khác với các tính trạng chất lượng, tính trạng số lượng chịu ảnh hương rất
lớn bởi các yếu tố tác động của ngoại cảnh. Tuy các điều kiện bên ngoài không
thể làm thay đổi cấu trúc di truyền nhưng nó tác động làm phát huy hay kìm hãm
việc biểu hiện các hoạt động của các gen. Các tính trạng số lượng được qui định
bởi kiểu gen và chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện ngoại cảnh, mối tương quan
đó được biểu thị như sau:
P=G+E
Trong đó: P là giá trị kiểu hình, G là giá trị kiểu gen, E là sai lệch
môi trường.
Giá trị kiểu gen (G) hoạt động theo ba phương thức: cộng gộp, trội
và át gen.
Từ đó, G cũng có thể biểu thị theo:
G=A+D+I


8

Trong đó: G là giá trị kiểu gen, A là giá trị cộng gộp, D là giá trị sai
lệch trội, I là giá trị sai lệch tương tác.
Ngoài ra, các tính trạng số lượng còn chịu ảnh hưởng nhiều của môi

trường. Có 2 loại môi trường chính:
- Sai lệch môi trường chung (Eg) là sai lệch do các yếu tố môi trường
tác động lên toàn bộ các cá thể trong nhóm vật nuôi. Loại yếu tố này có tính
chất thường xuyên như: thức ăn, khí hậu, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng....
- Sai lệch môi trường riêng (Es) là sai lệch do các yếu tố môi trường tác
động riêng rẽ lên từng cá thể trong nhóm vật nuôi, hoặc ở một giai đoạn nhất
định trong cuộc đời con vật. Loại này có tính chất không thường xuyên. Nếu
bỏ qua mối tương tác giữa di truyền và ngoại cảnh, quan hệ của kiểu hình (P),
kiểu gen (G) và môi trường (E) của một cá thể được xác định bởi kiểu gen từ
2 locut trở lên có giá trị là: P = G + E.
Trong đó: G = A + D + I; E = Eg + Es, suy ra P = A + D + I +Eg + Es
Trên cơ sở đó cho thấy, các giống gia cầm, cũng như các sinh vật khác,
con cái đều nhận được từ bố mẹ một số gen quy định tính trạng số lượng nào
đó. Tính trạng đó được xem như nhận từ bố mẹ một khả năng di truyền,
nhưng khả năng đó phát huy được hay không còn phụ thuộc vào môi trường
sống như: chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, ....
Người ta có thể xác định các tính trạng số lượng qua mức độ tập trung
(g), mức độ biến dị (CV%), hệ số di truyền của các tính trạng (h2), hệ số lặp
lại của các tính trạng (R), hệ số tương quan (r) giữa các tính trạng, v.v ...
2.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gà
- Ảnh hưởng của dòng, giống
Các giống gà khác nhau thì có khả năng sinh trưởng khác nhau, giống
gà hướng thịt có khả năng sinh trưởng lớn hơn giống kiêm dụng và chuyên
trứng. Kết quả nghiên cứu Nguyễn Huy Đạt và cs (1996)[4] trên gà broiler


9

của 4 giống AA, Lohmann, Isavedette và Avian cũng cho thấy gà broiler
Lohmann và Isavedette có tốc độ sinh trưởng cao hơn so với gà broiler AA

và Avian từ 6,58 - 9,75%.
- Ảnh hưởng của tính biệt
Trong cùng một dòng (giống), giới tính khác nhau thì cũng có khả năng
sinh trưởng khác nhau, theo Jull 1923 (dẫn theo Lê Thị Thu Hiền, 1996) [9] gà
trống thường có tốc độ sinh trưởng cao hơn so với gà mái 24 - 32%, tác giả cũng
cho biết sự sai khác này do gen liên kết với giới tính gây nên, những gen này ở
gà trống (2 nhiễm sắc thể giới tính) hoạt động mạnh hơn ở gà mái (1 nhiễm sắc
thể giới tính).
- Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng
Sinh trưởng là tổng số của sự phát triển các phần của cơ thể như: thịt,
xương, da. Tỷ lệ sinh trưởng các phần này phụ thuộc vào độ tuổi, tốc độ sinh
trưởng và phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng (Chambers J. R., 1990)[29]. Trong
cùng một dòng (giống) chế độ dinh dưỡng khác nhau cũng cũng cho khả năng
sinh trưởng khác nhau.
2.1.2.3. Tiêu tốn thức ăn
TTTA/kg tăng khối lượng là tỷ lệ chuyển hóa thức ăn để đạt được tốc
độ tăng khối lượng. Vì tăng khối lượng là một chức năng chính của quá trình
chuyển hóa thức ăn hay nói cách khác TTTA là hiệu suất giữa thức ăn/kg tăng
khối lượng. TTTA/kg tăng khối lượng càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao
và ngược lại. Đối với gà thịt, thức ăn ăn vào một phần để duy trì và một phần
dùng để tăng khối lượng cơ thể. Chi phí thức ăn có thể chiếm tới 70% giá thành
sản phẩm. Khi hai cơ thể có cùng một khối lượng xuất phát để đạt được một khối
lượng nhất định nào đó thì cơ thể nào có sinh trưởng chậm hơn sẽ mất thời gian
dài hơn, do đó sẽ phải mất năng lượng duy trì cao hơn so với cơ thể tăng khối
lượng nhanh, điều đó dẫn đến TTTA cao. Mặt khác tăng khối lượng nhanh thì cơ


10

thể đồng hóa và dị hóa tốt hơn, khả năng trao đổi chất tăng cường hơn, làm cho

hiệu quả sử dụng thức ăn cao dấn đến TTTA thấp.Chamber và cs (1984)[29] đã
xác định được hệ số tương quan di truyền khối lượng cơ thể và tăng trưởng với
TTTA là rất cao (0,5 - 0,9), còn tương quan di truyền giữa sinh trưởng và chuyển
hóa thức ăn là âm và thấp từ - 0,2 đến - 0,8.
Đối với gia cầm sinh sản, TTTA được tính cho 10 trứng hay 1 kg trứng.
Gà Goldline - 54 thương phẩm là 1,65 - 1,85 kg/10 trứng trong 12 tháng đẻ 48 tuần đẻ theo Nguyễn Huy Đạt và cs (2006)[6].
Tiêu tốn thức ăn phụ thuộc vào giống, loại hình sản xuất, tuổi khả năng
sinh trưởng thông qua lượng thức ăn thu nhận. Phạm công Thiếu, Vũ Ngọc Sơn
và cs (2009)[24] nghiên cứu trên gà HW, Rid, Pgi giai đoạn 0 -19 tuần tuổi
lượng thức ăn thu nhận lần lượt là: con trống: 6721g - 7196g - 6904g; con mái:
6001g - 6564g - 6584g. Cũng theo Phạm Công Thiếu, Vũ Ngọc Sơn và cs
(2009) [24]nghiên cứu trên gà Zolo và gà Bor thì cho biết hai giống gà này có
lượng thức ăn thu nhận lần lượt là: con trống: 7868g - 8100g; con mái: 7515g 7816g.
2.1.2.4. Khả năng sinh sản của gia cầm và các yếu tố ảnh hưởng
Khả năng sinh sản của gia cầm được thể hiện thông qua các tính trạng số
lượng như tuổi thành thục sinh dục, năng suất trứng, tỷ lệ đẻ và chất lượng trứng.
* Tuổi thành thục sinh dục
Sự thành thục về tính là thời điểm các cơ quan sinh dục đã phát triển và
hoàn chỉnh, độ thành thục sinh dục của con mái được xác định qua tuổi đẻ quả
trứng đầu tiên, tuổi đẻ này được tính toán dựa trên số liệu của từng gia cầm,
do vậy mà nó phản ánh được mức độ biến dị của tính trạng. Đối với quần thể
không theo dõi được cá thể thì tuổi thành thục về tính được tính khi toàn bộ
đàn có tỷ lệ đẻ đạt 5%.
Tuổi thành thục sinh dục có liên quan chặt chẽ đến sức đẻ trứng của gia
cầm. Tuổi thành thục sớm cũng là một tính trạng mong muốn trong chọn giống


11

gia cầm, tuy nhiên tuổi thành thục lại có tương quan với khối lượng cơ thể. Khi

chọn lọc tăng khối lượng cơ thể thì tuổi thành thục cũng tăng theo và ngược lại
khi chọn lọc giảm khối lượng cơ thể thì tuổi thành thục cũng giảm theo.
* Năng suất trứng
Năng suất trứng là số lượng trứng đẻ ra của một gia cầm mái trong một
đơn vị thời gian. Đối với gia cầm để trứng thì đây là chỉ tiêu năng suất quan
trọng nhất, nó phản ảnh trạng thái sinh lý và khả năng hoạt động của hệ sinh
dục. Năng suất trứng là một tính trạng số lượng nên nó phụ thuộc nhiều vào
loài, giống, hướng sản xuất, mùa vụ, điều kiện dinh dưỡng, chăm sóc và đặc
điểm của cá thể.
* Khối lượng trứng
Khối lượng trứng cũng là một tính trạng số lượng do nhiều gen có tác
động cộng gộp qui định, nhưng đến nay người ta cũng chưa xác định được
số lượng gen qui định tính trạng này. Sau sản lượng trứng, khối lượng trứng
là chỉ tiêu quan trọng cấu thành năng suất của đàn bố mẹ. Khavecman
(1972)[11] cho biết: Khi cho lai hai dòng gia cầm có khối lượng trung gian
nghiêng về một phía.
Khối lượng trứng là một tính trạng có hệ số di truyền cao, nên có thể đạt
được mục đích nhanh chóng thông qua con đường chọn lọc. Ngoài các yếu tố
về di truyền, khối lượng trứng còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố ngoại cảnh như:
chăm sóc, nuôi dưỡng, mùa vụ, tuổi gia cầm. Khối lượng trứng mang tính đặc
trưng của từng loài và tính di truyền cao. Hệ số di truyền của tính trạng này là
0,48 - 0,8 (Brandsch và Billchel, (1978)[2].
* Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng
Theo Đặng Hữu Lanh và cs (1999)[13], Nguyễn Trọng Thiện
(2008)[22] sức sản xuất trứng chị sự chi phối của các tập hợp gen khác nhau;
các gen qui định tính trạng này nằm trên nhiễm sắc thể thường và bị hạn chế
bởi giới tính. Sản lượng trứng được truyền lại cho đời sau từ bố mẹ. Sức đẻ


12


trứng của gà mái chịu sự ảnh hưởng của 5 yếu tố di truyền cá thể là: thời gian
kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học, cường độ đẻ, tính nghỉ đẻ mùa đông, tính ấp
bóng, tuổi thành thục sinh dục.
2.1.2.5. Khả năng thụ tinh và ấp nở
Tỷ lệ trứng có phôi ở gia cầm là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá
về khả năng sinh sản của con trống và con mái. Tỷ lệ thụ tinh phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như tuổi, tỷ lệ trống mái, mùa vụ, dinh dưỡng, ghép đôi
giao phối…
Tỷ lệ nở là một chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của phôi, sức sống của
gia cầm non. Đối với những trứng có chỉ số hình thái chuẩn, khối lượng trung
bình của giống sẽ cho tỷ lệ ấp nở cao nhất. Khả năng ấp nở phụ thuộc vào
chất lượng trứng, tỷ lệ phôi, kỹ thuật ấp nở …
Nghiên cứu khả năng ấp nở của trứng gà, các tác giả cho biết tỷ lệ trứng
được thụ tinh, tỷ lệ nở gà loại 1 phụ thuộc vào yếu tố di truyền và môi trường.
Trong điều kiện phối giống tự nhiên, đặc tính phối giống của gà trống là rất
quan trọng. Các dòng gà nặng cân có tỷ lệ giao phối và thụ tinh kém so với
dòng gà nhẹ cân, sự khác nhau này là do tính năng đạp máu của dòng gà nặng
cân kém dòng gà nhẹ cân. Nguyễn Quý Khiêm (2003)[12] nghiên cứu gà Tam
Hoàng cho biết, trứng có khối lượng 45g - 55g có tỷ lệ nở/trứng ấp và tỷ lệ
nở/trứng có phôi đạt tương ứng là 84,09 % - 86,46% và 86,95 % - 88,89 %,
cao hơn trứng có khối lượng dưới 45g và trứng có khối lượng trên 55g lần
lượt là 7,41% - 9,06%; 12,35 - 13,45%.
2.1.3. Sức sống và khả năng kháng bệnh của gà
Tỷ lệ nuôi sống của gà con khi nở là chỉ tiêu chủ yếu đề đánh giá sức
sống của gia cầm. Ở giai đoạn hậu phôi, sự giảm sức sống được thể hiện ở tỷ
lệ chết cao qua các giai đoạn sinh trưởng (Brandsch và Billchel, 1978)[2].
Khavecman (1972)[11] cho rằng cận huyết làm giảm tỷ lệ sống, ưu thế lai làm



13

tăng tỷ lệ sống. Các giống vật nuôi nhiệt đới có khả năng chống bệnh truyền
nhiễm, bệnh ký sinh trùng cao hơn các giống vật nuôi ở xứ lạnh.
Ngoài ra, tỷ lệ nuôi sống gia cầm còn phụ thuộc vào sức sống của đàn
gà bố mẹ, gà mái đẻ tốt thì tỷ lệ nuôi sống của gà con sẽ tốt và ngược lại. Đối
với cơ thể sinh vật những phản ứng sinh lý trong phản ứng stress là tác động
tương quan giữa gen và môi sinh, trong đố tất nhiên chịu ảnh hưởng vai trò
của các quy luật di truyền đa gen, trội, lặn, giới tính vv…
2.1.4. Khả năng sinh trưởng và cho thịt ở gia cầm
Sinh trưởng là sự tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự
tăng chiều dài, chiều cao và bề ngang, khối lượng các bộ phân và toàn bộ cơ
thể trên cơ sở tính di truyền của đời trước. Chambers J. R (1990)[29] định
nghĩa sinh trưởng là tổng sự tăng trưởng của các bộ phận như thịt, xương, da.
Cùng với quá trình sinh trưởng, các tổ chức và cơ quan của cơ thể luôn
luôn phát triển hoàn thiện chức năng sinh lý của mình dẫn đến phát dục. Về
mặt sinh học, sinh trưởng được xem như quá trình tổng hợp protein, nên
người ta thường lấy việc tăng khối lượng làm chỉ tiêu đánh giá quá trình sinh
trưởng. Sự tăng trưởng thực chất là các tế bào của mô cơ có tăng thêm khối
lượng, số lượng và các chiều. Vì vậy, từ khi trứng thụ tinh cho đến khi cơ thể
trưởng thành được chia là hai giai đoạn chính: giai đoạn trong thai và giai
đoạn ngoài thai. Đối với gia cầm là thời kỳ phôi và thời kỳ hậu phôi. Tóm lại
sinh trưởng phải thông qua 3 quá trình:
- Phân chia tế bào để tăng số lượng tế bào
- Tăng thể tích tế bào.
- Tăng thể tích giữa các tế bào.
Sinh trưởng càng gần đến lúc đạt mức tối đa thì có độ sinh trưởng càng
chậm lại. Đến một giới hạn tối đa rồi ngừng lớn hay sẽ chết đi.



14

Theo Nguyễn Duy Hoan (1999)[10] khối lượng cơ thể khác nhau theo
tuổi và có sự chênh lệch giữa các cá thể lớn. Với gia cầm ở 1 - 3 tháng tuổi,
sự khác nhau tới 50 - 60%, sau đó giảm xuống đến 10 - 15% các tháng tuổi
tiếp theo. Theo Phan Cự Nhân (2000)[17], lúc gà mới nở, gà trống nặng hơn
gà mái 1%. Tuổi càng tăng sự khác nhau càng lớn. Lúc gà 2 tuần tuổi gà trống
nặng hơn gà mái 5%, sau 3 tuần 11%, ở tuần thứ 5 là 17%, tuần 6 là 20%.
Khối lượng gà con khi nở phụ thuộc trước tiên vào khối lượng quả
trứng. Khối lượng của gà mẹ vào thời điểm đẻ trứng. Tuy nhiên khối lượng gà
khi nở ít ảnh hưởng đến sự tăng trưởng tiếp theo mà phụ thuộc vào chế độ
chăm sóc và điều kiện ngoại cảnh.
Cơ sở chủ yếu của sinh trưởng gồm 2 quá trình, tế bào sản sinh và tế
bào phát triển, trong đó sự phát triển là chính. Tất cả các đặc tính của gia cầm
như ngoại hình thể chất, sức sản xuất đều không phải có sẵn trong tế bào sinh
dục, trong phôi chưa phải có đầy đủ ngay khi hình thành mà nó chỉ được hoàn
chỉnh trong suốt quá trình sinh trưởng của cơ thể con vật. Đặc tính của các bộ
phận hình thành trong quá trình sinh trưởng tuy là sự tiếp tục thừa hưởng các đặc
tính di truyền từ bố, mẹ, nhưng hoạt động mạnh hay yếu, hoàn chỉnh hay không
hoàn chỉnh còn phải phụ thuộc vào sự tương tác giữa các gen và môi trường.
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gia cầm trên thế giới
Chăn nuôi gia cầm có mặt ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Để cung
cấp thịt. trứng cho bữa ăn hàng ngày của con người và là nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến thực phẩm. Trong các loại gia cầm thì gà là vật nuôi
quan trọng hơn cả.
FAO dự đoán: thập niên 2015 - 2025 là thập niên của sản xuất thịt gia
cầm, lần đầu tiên trong tiên trong lịch sử ngành sản xuất thịt thế giới: Sản
lượng thịt gia cầm toàn cầu đang đuổi kịp và vượt sản lượng thịt lợn. Sản xuất
thịt gia cầm toàn cầu tiếp tục tốc độ tăng cao hơn so với thịt lợn và thịt trâu



15

bò. Tới năm 2020 sản lượng thịt gia cầm toàn cầu sẽ đạt tương đương sản lượng
thịt lợn và tới năm 2025, sẽ vượt sản lượng của thịt lợn 254 ngàn tấn. Năm 2015:
10 nước có sản lượng trứng trên 1 triệu tấn là: Trung Quốc: 29,990 triệu tấn; Hoa
Kỳ: 5,786; Ấn Độ: 4,356; Mexico: 2,638; Nhật Bản: 2,521; Nga: 2,500; Brazil:
2,371; Indonesia: 1,387; Thổ Nhĩ Kỳ: 1,045; Ucraina: 1,007 triệu tấn. Việt Nam
đứng thứ 20 thế giới về sản xuất thịt gia cầm.
Do từ năm 2000, sản xuất thịt gia cầm liên tục tăng và tỷ lệ tăng cao
hơn so với các loại thịt khác nên đến năm 2016, tổng sản lượng thịt gia cầm
toàn cầu đã xấp xỉ tổng tống sản lượng thịt lợn (chỉ thấp hơn 200.000 tấn).
Châu Á sản xuất tới 34 % tổng sản lượng thịt gia cầm thế giới. Các nước Hoa
Kỳ, Trung Quốc, EU, Brazil đã sản xuất 68 triệu tấn, chiếm 58,56% sản lượng
thịt gia cầm toàn cầu.
Mặc dù Dịch cúm gia cầm đã gây tổn thất không nhỏ cho ngành nuôi
gà lấy trứng ở nhiều nước, nhất là ở Hoa Kỳ và ở Trung Quốc, năm 2015,
tổng sản lượng trứng gia cầm toàn cầu vẫn tiếp tục tăng và đạt mức kỷ lục
là 70,8 triệu tấn với 1338 tỷ quả trứng, tăng 1,6% so với năm 2014 (tăng
1,11 triệu tấn).
FAO dự kiến, sản lượng trứng toàn cầu sẽ đạt tới 100 triệu tấn năm 2035.
So với năm 2000, sản lượng trứng toàn cầu 2015 đã tăng 38,7%, bình quân tăng
2,2 %/năm. Số lượng gà mái đẻ toàn cầu năm 2015 đạt 7,3 tỷ con; 1 tấn trứng
tương đương 18.895 quả trứng; bình quân năng suất trứng/mái/năm toàn cầu đạt
183,8 quả. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương sản xuất 60% sản lượng trứng
gia cầm toàn cầu, luôn dứng đầu các khu vực về sản xuất trứng gia cầm.
Gà Newhamshire có nguồn gốc ở bang Newhamshire. Trọng lượng gà
mái trưởng thành nặng 2,3 - 3 kg; gà trống nặng 3,5 - 4 kg. Gà con chậm lớn (ở
10 tuần tuổi nặng khoảng 1,2 - 1,4 kg). Phẩm chất thịt thơm ngon, năng suất

trứng đạt khoảng 200 - 220 quả /năm, trứng nặng khoảng 60g. Gà Newhamshire
được sử dụng để tạo ra các giống gà chuyên trứng có sức sống cao.


16

Hãng H&N International tạo ra giống gà “Brown Nick” có sản lượng
trứng 60 tuần tuổi đạt 250 - 255 quả/mái, 80 tuần tuổi đạt 350 - 360 quả/mái,
tỷ lệ đẻ đỉnh cao đạt: 94 - 95 % (24 - 28 tuần tuổi). Khối lượng trứng 63 - 64
g/quả, tiêu tốn thức ăn /10 quả trứng (21 - 80 tuần tuổi): 2,05 - 2,10 kg; tỷ lệ
nuôi sống (18 - 80 tuần tuổi) là 93 - 96%. Khối lượng gà mái 18 tuần tuổi là
1,48kg; khối lượng gà 60 tuần tuổi 2,00 kg; khối lượng.
Ở vùng Bắc Mỹ đã tạo ra giống gà Tetra Brown, gà có màu lông nâu đỏ,
khối lượng gà mái lúc vào đẻ (18 tuần tuổi) là 1520g, sản lượng trứng đạt 311
quả/mái/72tuần tuổi, khối lượng trứng trung bình 63 - 64g/quả.
Tại Cộng hoà Pháp hãng ISA đã tạo ra một số giống gà chuyên trứng có
năng suất trứng cao như: ISA Brown và ISA White, Hisex Brown và Hisex
White, Shever Brown và Shever White, Bovans Brown và Bovans White,
Babcock Brown và Babcock White. Gà mái khối lượng lúc vào đẻ (18 tuần
tuổi) là 1470 - 1500g, năng suất trứng/mái/80 tuần tuổi đạt 350 - 360 quả,
khối lượng trứng trung bình 62 - 64g/quả. Với đặc điểm thuận lợi đó là sự di
truyền màu sắc lông theo giới tính (autosex) nên các giống gà này được sử
dụng trong công tác phân biệt trống mái theo màu lông khi gà con mới nở.
điều này đã đem lại nhiều lợi ích như giảm chi phí thức ăn, công sức.
Tại Mỹ, hãng Hyline tạo ra bộ giống gà chuyên trứng gồm bốn dòng:
Variety Brown: có sản lượng trứng đến 65 tuần tuổi đạt 249 quả/mái, tỷ lệ đẻ
đỉnh cao: 92% (28 tuần tuổi). Tiêu tốn thức ăn /10 quả trứng là 1,65 kg; tỷ lệ
nuôi sống (19 - 65 tuần tuổi) là 91%. Khối lượng gà 18 tuần tuổi con mái là
1,44 kg; con trống là 2,2 kg. Khối lượng gà 65 tuần tuổi: con mái là 1,88 kg;
con trống là 2,80 kg. Tiêu thụ thức ăn giai đoạn 1-18 tuần tuổi là 6,55 kg.

Variety W - 36: năng suất trứng đến 65 tuần tuổi đạt 262 quả/mái đầu kỳ, tỷ lệ
đẻ đỉnh cao: 91% (27 tuần tuổi). Tiêu tốn thức ăn /10 quả trứng là 1,48 kg; tỷ lệ
nuôi sống (19 - 65 tuần tuổi) là 96%. Khối lượng gà 18 tuần tuổi con mái là


×