Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn đỗ đức thuận huyện ba vì, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 74 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ VĂN HAI
Tên chuyên đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG
TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN VÀ LỢN CON THEO MẸ TẠI
TRẠI ĐỖ ĐỨC THUẬN, HUYỆN BA VÌ- THÀNH PHỐ HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Thú y

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2015 - 2019

Thái Nguyên, năm 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ VĂN HAI
Tên chuyên đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG
TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN VÀ LỢN CON THEO MẸ TẠI
TRẠI ĐỖ ĐỨC THUẬN, HUYỆN BA VÌ- THÀNH PHỐ HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Thú y

Lớp:

K47- TY - N01

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2015-2019

Giảng viên hướng dẫn: TS.Nguyễn Thu Quyên


Thái Nguyên, năm 2019


i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên cũng như trong quá trình thực tập tốt nghiệp, bên cạnh sự nỗ lực
và phấn đấu của bản thân em còn nhận được sự giúp đỡ quý báu của các cá
nhân và tập thể trong và ngoài trường.
Lời đầu tiên em xin được gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y, Ban
lãnh đạo trại lợn ông Đỗ Đức Thuận, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội đã đồng
ý, cho phép và tạo điều kiện cho em về thực tập tại trại.
Đặc biệt em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Nguyễn Thu
Quyên, các cô, bác, anh, chị công nhân tại trang trại ông Đỗ Đức Thuận
huyện Ba Vì, thành phố Hà Nộiđã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em
hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình,
bạn bè đã luôn quan tâm, động viên và tạo điều kiện về vật chất, tinh thần
giúp em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Do kiến thức thực tế của em chưa nhiều, nên khóa luận không tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô,
các bạn bè, đồng nghiệp để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, các đơn vị
và cá nhân đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận
tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 11 năm 2019
Sinh viên
Hà Văn Hai



ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2
PHẦN 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ..................................................................... 3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 3
2.1.2. Điều kiện cơ sở vật chất nơi thực tập...................................................... 4
2.2. Tổng quan tài liệu và các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên
quan đến chuyênđề ............................................................................................ 7
2.2.1. Những hiểu biết về quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái đẻ và lợn
nái nuôi con ....................................................................................................... 7
2.2.2. Đặc điểm của lợn con giai đoạn theo mẹ .............................................. 11
2.2.3. Những hiểu biết về đặc điểm sinh lý tiết sữa của lợn nái và các yếu tố
ảnh hưởng ........................................................................................................ 14
2.2.4. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái ................................................. 16
2.2.5. Những hiểu biết về phòng, trị bệnh cho vật nuôi .................................. 20
2.2.6. Những hiểu biết về một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái đẻ và lợn
nái nuôi con ..................................................................................................... 23
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 31



iii
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 31
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................... 32
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ......34
3.1. Đối tượng và phạm vi tiến hành ............................................................... 34
3.2. Địa điểm và thời giantiến hành ................................................................ 34
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 34
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 34
3.4.1. Phương pháp theo dõi ........................................................................... 34
3.4.2. Công thức tính và phương pháp xử lý số liệu ....................................... 39
3.4.3. Công thức tính và phương pháp xử lý số liệu ....................................... 40
Phần 4.KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ........................................ 41
4.1. Kết quả đánh giá tình hình sản xuất chăn nuôi tạitrại lợn Đỗ Đức Thuận, thị
trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội qua 3 năm từ 2017 - 2019 ..........41
4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡngđàn lợn tại cơ sở ...... 42
4.3. Đánh giá một số chỉ tiêu sinh sản của lợn nái tại trại .............................. 45
4.4. Kết quả công tác vệ sinh, phòng bệnh cho lợn tại cơ sở.......................... 47
4.4.1. Công tác vệ sinh sát trùng ..................................................................... 47
4.4.2. Kết quả vệ sinh, sát trùng tại cơ sở ....................................................... 47
4.4.3. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn nái và lợn con theo mẹ tại trại bằng
thuốc và vắc xin............................................................................................... 49
4.5. Kết quả chẩn đoán, điều trị bệnh ở đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo
mẹ tại trại ......................................................................................................... 51
4.5.1. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản của trại ............................. 51
4.5.2. Kết quả điều trị bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn Đỗ Đức Thuận
huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội ...................................................................... 53
4.6. Kết quả thực hiện các công việc khác ...................................................... 54



iv
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 57
5.1. Kết luận .................................................................................................... 57
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 59
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Kết quả tình hình chăn nuôi lợn trong 3 năm qua .......................... 41
Bảng 4.2. Số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại qua 6 tháng
thực tập ............................................................................................ 43
Bảng 4.3. Kết quả thực hiện quy trình đỡ lợn đẻ tại trại................................. 44
Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái từ 21/11/2018 đến
25/05/2019 ...................................................................................... 45
Bảng 4.5. Lịch sát trùng chuồng trại của trại lợn ............................................ 47
Bảng 4.6. Kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại .................................... 49
Bảng 4.7. Kết quả thực hiện phòng bệnh cho đàn lợn tại trại......................... 50
Bảng 4.8. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sảntại trại.......................... 52
Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản .............................. 53
Bảng 4.10. Kết quả thực hiện công việc khác................................................. 54


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Cs

Cộng sự

E. coli

Escherichia coli

Gr(-)

Gram âm

Gr(+)

Gram dương

MMA

Hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa

Nxb

Nhà xuất bản

PGF2α

Prostaglandin

STT


Số thứ tự

TT

Thể Trọng


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi ngày càng có vị trí hết sức quan trọng trong cơ cấu của
ngành nông nghiệp. Sản phẩm của ngành chăn nuôi là nguồn thực phẩm
không thể thiếu được đối với nhu cầu đời sống con người. Trong đó, chăn
nuôi lợn đang rất phổ biến và trở thành một nghề quan trọng để phát triển
kinh tế hộ gia đình nông nghiệp và các trang trại, đặc biệt là mô hình trang trại
VAC. Với mục đích đa ngành của nền kinh tế hiện nay, chăn nuôi lợn đã trở
thành mũi nhọn trong cơ cấu ngành chăn nuôi nói riêng và phát triển công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung.
Để hoàn thành chương trình học trong Nhà trường, thực hiện phương
châm “Học đi đôi với hành”, “Lý thuyết gắn liền với thực tiễn”, giai đoạn
thực tập tốt nghiệp tại cơ sở trước khi ra trường rất quan trọng đối với mỗi
sinh viên, nhằm củng cố và hệ thống lại toàn bộ những kiến thức đã học, nâng
cao tay nghề, đồng thời tạo cho mình sự tự lập, lòng yêu nghề, có phong
cách làm việc đúng đắn,đáp ứng nhu cầu của thực tiễn sản xuất. Thực tập
tại các trại chăn nuôi lợn sẽ giúp sinh viên nắm được phương pháp tổ chức
và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, khi ra
trường sẽ trởthành một người cán bộ khoa học có chuyên môn, đáp ứng nhu
cầu thực tiễn,góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển đất nước.

Xuất phát từ những cơ sở khoa học và thực tiễn trên, được sự đồng ý
của Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y - trường đại học Nông Lâm Thái
Nguyên cùng với sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn và cơ sở thực tập,
em tiến hành thực hiện đề tài: “Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng
và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại
lợnĐỗ Đức Thuận huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội”.


2

1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu
- Đánh giá được tình hình chăn nuôi tại cơ sở
- Học và thực hành thành thạo quy trình phòng, trị bệnh và nuôi dưỡng,
chăm sóc đàn lợn nái nuôi con tại cơ sở chăn nuôi.
1.2.2. Yêu cầu
- Nắm vững quy trình phòng, trị bệnh trên đàn lợn nái nuôi con.
- Nắm vững quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái nuôi con.
- Thực hiện tốt các yêu cầu, quy định tại cơ sở.
- Chăm chỉ, học hỏi để nâng cao kỹ thuật, tay nghề của cá nhân.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
-Trang trại lợn Đỗ Đức Thuậnthuộc địa bàn thị trấn Tây Đằng - huyện

Ba Vì - thành phố Hà Nội. Vị trí địa lý của huyện được xác định như sau:
- Thị trấn Tây Đằng là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của huyện
Ba Vì, có chợ, bến sông, quốc lộ 32A, tỉnh lộ 413 chạy qua, có nhiều cơ quan
đơn vị đóng trên địa bàn.
+ Phía Đông giáp xã Chu Minh.
+ Phía Tây giáp xã Vật Lại.
+ Phía Nam giáp xã Tiên Phong.
+ Phía Bắc giáp xã Phú Châu.
- Toàn thị trấn có tổng diện tích đất tự nhiên: 1.208,17 ha. Dân số năm
2017, tổng sốcó 3.924 hộ, với 16.208 khẩu.
2.1.1.2. Điều kiện khí hậu
-Huyện Ba Vì nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng
khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với nhiệt độ trung
bình 23oC, tháng 6 và tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất là28,6oC
Tổnglượng mưa là 1832,2mm (chiếm 90,87% lượng mưa cả năm). Lượng
mưa các tháng đều vượt trên 100mm với 104 ngày mưa và tháng mưa lớn
nhấtlàtháng 8 (339,6mm).


4

Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 với nhiệt độ xấp
xỉ 20oC, tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 15,8oC; Lượng mưa các tháng biến
động từ 15,0 - 64,4mm và tháng mưa ít nhất là tháng 12 chỉ đạt 15mm.
(Theo trạm khí tượng Ba Vì)
2.1.2. Điều kiện cơ sở vật chất nơi thực tập
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của trại
Cơ cấu tổ chức của trang trại bao gồm:
- 01: trại trưởng.

- 01: quản lý.
- 01: kỹ sư.
- 01: côngnhân.
- 02: sinh viên
Với đội ngũ công nhân trên, trại phân ra làm các tổ khác nhau như tổ
chuồng đẻ, tổ chuồng bầu. Mỗi tổ thực hiện công việc hàng ngày một cách
nghiêm túc, đúng quy định của trại.
2.1.2.2. Cơ sở vật chất
- Trang trại có tổng diện tích 5ha trong đó: khu chăn nuôi, khu nhà ở,
các công trình phụ khác, đất trồng cây xanh, cây ănquả chiếm 2ha, còn lại 3ha
diện tích ao hồ.
- Trại lợn được chia làm hai khu là khu điều hành và khu sản xuất. Khu
điều hành gồm nơi làm việc của quản lý trại và nơi ăn, ở của công nhân. Khu
sản xuất gồm: 2 chuồng nuôi lợn thịt (mỗi chuồng có 8 ô nuôi); 1 chuồng đẻ
(2 dãy,31 ô), 1 chuồng nuôi chung gồm: 90 lợn nái (cả lợn bầu và hậu bị ) + 2
lợn đực khai thác (2 dãy), (số liệu tháng 11/2018). Lợn sau khi sinh 21 - 25
ngày thì được nuôi ở ô cai sữa rồi chuyển qua chuồng nuôi lợn thịt. Mỗi năm
trại cho xuất ra thị trường khoảng 800 - 1.000 lợn thịt.


5

Trại được xây dựng cách xa với đường lớn, xa trường học và nơi ít dân
cư sinh sống, bao quanh trại là hệ thống kênh mương và xung quanh chủ yếu
là đồng ruộng. Trại nằm trên địa hình khá cao ráo dễ thoát nước vào mùa mưa
nhiều. Xung quanh các chuồng nuôi được trồng cây tạo bóng râm mát cho
mùahè.Với việc chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp, các biện pháp phòng
chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi của trại được thực hiện chủ động và tích
cực. Vệ sinh phòng bệnh nhằm nâng cao sức đề kháng cho đàn lợn luôn là
vấn đề được đặc biệt quan tâm. Cùng với việc vệ sinh thức ăn, nước uống, vật

nuôi, dụng cụ chăn nuôi, sinh sản… thì việc vệ sinh chuồng trại, cải tạo tiểu
khí hậu chuồng nuôi luôn được kỹ sư và đội ngũ công nhân kỹ thuật thực hiện
chặtchẽ.
Chuồng trại được thiết kế và xây dựng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Sau mỗi lứa lợn, chuồng
trại đều được tẩy uế bằng phương pháp: rửa sạch ô nhốt lợn, để khô sau đó
phun thuốc sát trùng như RTD Iodine 10 %, Vikon S và để trống chuồng nuôi
tối thiểu là 3 ngày mới đưa lợn nái chờ đẻ khác lên. Với lợn con tuyệt đối
không tắm rửa để tránh lạnh và ẩm ướt, định kỳ tiêu độc ở các chuồng nuôi
lợn nái, lợn đực sản xuất bằng thuốc sát trùng, trại còn thường xuyên tiến
hành vệ sinh môi trường xung quanh như việc dọn cỏ, phát quang bụi rậm,
diệt chuột, thu dọn phân hằng ngày ở các ôchuồng.
Hiện nay, trại áp dụng quy trình chăn nuôi “cùng vào - cùng ra”, trong
đó một chuồng hoặc cả một dãy chuồng được đưa vào để nhốt đồng loạt cùng
một loại lợn (có thể tương đồng về khối lượng, tuổi). Sau một thời gian nhất
định số lợn này được đưa ra khỏi chuồng, lúc đó chuồng trại được rửa sạch,
phun thuốc sát trùng và để trống ít nhất 6 ngày trước khi đưa đàn lợn mới lên
đẻ. Như vậy quy trình này có tác dụng phòng bệnh do vệ sinh chuồng trại
thường xuyên, định kỳ mỗi khi xuất hết lợn, do đó hạn chế được khả năng lan
truyền các mầm bệnh từ lô này sang lô khác.


6

Hệ thống thông thoáng đối với chăn nuôi lợn công nghiệp rất quan
trọng, ngoài việc cung cấp đủ oxy cho quá trình hô hấp của lợn, nó còn giúp
giải phóng khí độc do phân, nước tiểu gây ra. Chính vì vậy, trại đã sử dụng hệ
thống làm mát và chống nóng ở mỗi dãy chuồng vào mùa hè và hệ thống
sưởiấm vào mùa đông. Bên cạnh đó các dãy chuồng được sắp xếp theo hướng
Đông Nam để đảm bảo ấm áp vào mùa đông, thoáng mát về mùahè.

Đặc biệt vào mùa hè, thời tiết rất nóng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến
khả năng sinh sản của đàn lợn nái cũng như sự sinh trưởng và phát triển của
lợn con. Do đó trại đã lắp đặt hệ thống chống nóng gồm hệ thống quạt gió ở
cuối mỗi dãy chuồng có tác dụng hút không khí có hơi nước từ hệ thống
dàn mát trên đầu chuồng tạoluồng khí mát,thông thoáng.Chínhvì vậy không
khí trong chuồng lợn luôn mát và nhiệt độ luôn duy trì trong khoảng 28 oC 30oC.
Trại trang bị hệ thống lồng úm bên trong có treo một bóng đèn sợi đốt
100W (mùa hè) hoặc 200W (mùa đông) với lợn sau cai sữa cũng có một đèn
sưởi hoặc tấm sưởi ở mỗi ô chuồng, đảm bảo luôn duy trì nhiệt độ thích hợp
cho lợn con.
2.1.2.3. Thuận lợi và khó khăn
-Thuận lợi:
+ Trại được xây dựng ở vị trí thuận lợi: Xa khu dân cư, thuận tiện
đường giao thông.
+ Cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm
cao trong côngviệc.
+ Công nhân có tay nghề cao, năng động, nhiệt tình và có trách nhiệm
với côngviệc.
+ Trại được xây dựng theo mô hình công nghiệp, trang thiết bị hiện đại,
do đó rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi lợn công nghiệp hiện nay.


7

- Khó khăn:
+ Trại nằm trong vùng nhiệt đới khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết
diễn biến phức tạp nên khâu phòng trừ dịch bệnh gặp nhiều khó khăn.
+ Giá thức ăn chăn nuôi mỗi ngày một tăng khiến chi phí thức ăn tăng
cao là một nỗi lo của trang trại.
+ Sự bùng phát của 1 số dịch bệnh như đợt dịch lở mồm long móng

12/2018 gây ra gây thiệt hại kinh tế cho trang trại và nguy cơ bùng phát các
dịch bệnh khác.
2.2. Tổng quan tài liệu và các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có
liên quan đến chuyên đề
2.2.1. Những hiểu biết về quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái đẻ và
lợn nái nuôi con
2.2.1.1. Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái đẻ
Mục đích chăn nuôi lợn nái đẻ nhằm đảm bảo cho lợn đẻ an toàn, lợn
con có tỷ lệ sống cao, lợn mẹ có sức khỏe tốt, đủ khả năng tiết sữa nuôi con.
Chính vì vậy quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng có vai trò rất quan trọng và ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe lợn mẹ và lợn con.
* Quy trình nuôi dưỡng
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [25], thức ăn dùng cho lợn nái đẻ
phải là những thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa. Một tuần trước
khi lợn đẻ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe cụ thể của lợn nái để có kế
hoạch giảm dần lượng thức ăn. Đối với những lợn nái có sức khỏe tốt thì một
tuần trước khi đẻ giảm 1/3 lượng thức ăn, đẻ trước 2 - 3 ngày giảm 1/2 lượng
thức ăn. Ngày lợn nái cắn ổ đẻ, cho lợn nái ăn ít thức ăn tinh (0,5kg) hoặc
không cho thức ăn tinh nhưng uống nước tự do. Ngày lợn nái đẻ có thể không
cho lợn nái ăn mà chỉ có uống nước ấm có pha muối hoặc ăn cháo loãng. Sau
khi đẻ 2 -3 ngày không cho lợn nái ăn nhiều một cách đột ngột mà tăng từ từ


8

đến ngày thứ 4 -5 thì cho ăn đủ tiêu chuẩn. Thức ăn cần chế biến tốt, kích
thước thức ăn nhỏ, có mùi vị thơm ngon để kích thích tính thèm ăn cho lợn
nái, tang khả năng tiêu hóa cho lợn đẻ.
* Quy trình chăm sóc
Việc chăm sóc lợn nái mẹ có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến

năng suất và sức khỏe của cả lợn mẹ và lợn con.
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [25]: cần phải theo dõi thường xuyên
sức khỏe lợn mẹ, quan sát bầu vú, thân nhiệt lợn mẹ liên tục trong 3 ngày đầu
sau khi đẻ để phát hiện các trường hợp bất thường và có biện pháp xử lý kịp
thời. Trước khi lợn đẻ 10 -15 ngày cần chuẩn bị đầy đủ chuồng đẻ. Tẩy rửa vệ
sinh, khử trùng toàn bộ ô chuồng, nền chuồng, sàn chuồng dùng cho lợn con
và lợn mẹ. Yêu cầu chuồng phải khô ráo, ấm áp, sạch sẽ, có đầy đủ ánh sáng.
Sau khi vệ sinh tiêu độc nên để trống chuồng từ 3 -5 ngày trước khi lợn nái
vào đẻ.
Theo Lê Hồng Mận (2002) [18]việc trực lợn đẻ là công việc rất cần thiết
để hỗ trợ lợn đẻ an toàn:
- Chuẩn bị dụng cụ: vải xô, vải mềm sạch, cồn Iode 3%, máy mài nanh,
kéo cắt rốn, chỉ buộc, Oxytoxin, đèn sưởi ấm v.v…
- Công việc trợ sản: lợn nái thường đẻ dễ do thai nhỏ, xương chậu rộng
hay đẻ vào ban đêm yên tĩnh. Lợn đẻ trong 1 giờ là tốt nhất, nếu đẻ kéo dài thì
phải tác động cho đẻ nhanh hơn bằng cách tiêm Oxytoxin. Khoảng cách đẻ
giữa con trước đến con sau thường từ 15 - 20 phút hoặc có thể hơn. Không
được dùng oxytoxin trong trường hợp lợn nái rặn nhiều và co một chân lên vì
rất có thể lợn con nằm ngang bịt kín đường đẩy thai ra. Trường hợp này người
trực sản phải can thiệp thò tay vào trong xoay lợn con về đúng tư thế rồi nhẹ
nhàng lôi lợn con ra ngoài để cho lợn mẹ tiếp tục đẻ được.


9

Nhau thai là một phần quan trọng của bào thai, nhau càng nặng lợn con
càng khỏe. Nhau thai thường ra sau khi lợn mẹ đẻ con cuối cùng 12 - 20 phút.
Người trực trợ sản phải tuyệt đối không để lợn mẹ ăn nhau, nếu để lợn mẹ
ăn nhau sẽ lên men và gây sốt sữa, làm rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến chất
lượng sữa của lợn mẹ, ảnh hưởng đến lợn con làm lợn con sinh trưởng chậm.

Trường hợp lợn nái đẻ lâu, đẻ khó, rặn yếu phải tiêm Oxytoxin giúp tử
cung co bóp, nếu bị khó đẻ thì bôi vaselin cho trơn để dễ đẻ. Khi có lợn con chết
trong bụng lợn mẹ thì người trợ sản phải cho tay vào lôi thai ra kịp thời. Lợn đẻ
xong, người trợ sản bơm vào tử cung thuốc tím hoặc rivanol để phòng nhiễm
trùng đường sinh dục. Theo dõi liên tục nhiệt độ của lợn nái trong 3 ngày để phát
hiện lợn bị sót nhau, sốt sữa, nhiễm trùng vú mà chữa trị kịp thời.
Theo Lê Hồng Mận (2002) [18], lợn đẻ xong, dùng nước ấm rửa sạch âm
hộ và vú. Chú ý bảo đảm ô úm cho lợn con, che chắn chuồng ấm áp tránh gió
lùa. Sau đẻ lợn mẹ khát nước do mất máu phải bổ sung kịp thời nước sạch có
pha thêm muối. Chưa cho lợn nái ăn ngay, cho nhịn 6 - 12 giờ hoặc cho ăn ít
để đề phòng viêm vú. Sau đẻ 3 ngày cho lợn mẹ ăn theo mức khẩu phần nái
nuôi con để đủ sữa cho lợn con bú, cần theo dõi các hiện tượng lợn bị viêm
vú, viêm tử cung, nếu bị viêm phải can thiệp điều trị ngay.
2.2.1.2. Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái nuôi con
* Quy trình nuôi dưỡng
Theo Lê Hồng Mận (2002) [18], khẩu phần thức ăn nái nuôi con phải
đảm bảo đầy đủ thành phần và tỷ lệ chất dinh dưỡng để tiết sữa cho con bú,
có độ hao mòn lợn mẹ vừa phải tạo thuận lợi cho lấy giống lứa đẻ tiếp.
Lượng thức ăn cho lợn nái nuôi con cũng đóng vai trò quan trọng và ảnh
hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và khả năng điều tiết sữa của lợn mẹ, chính vì
vậy ta cần phải có một khẩu phần ăn hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng cho lợn mẹ.
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [25], trong quá trình nuôi con, lợn
nái được cho ăn như sau:


10

Đối với lợn nái ngoại:
+ Ngày cắn ổ đẻ: cho lợn nái ăn ít thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (0,5 kg)
hoặc không cho ăn, nhưng cho uống nước tự do.

+ Sau ngày đẻ thứ 1, 2 và 3 cho ăn thức ăn hỗn hợp với lượng thức ăn từ
1- 2- 3kg tương ứng.
+ Ngày nuôi con thứ 4 đến ngày thứ 7: Cho ăn 4kg thức ăn hỗn
hợp/nái/ngày.
+ Từ ngày thứ 8 đến cai sữa cho ăn theo công thức: Lượng thức ăn/nái/ngày
= 2kg + (số con x 0,35kg/con).
+ Số bữa ăn trên ngày: 2 bữa (sáng và chiều).
+ Nếu lợn mẹ gầy thì cho ăn thêm 0,5 kg, lợn mẹ béo thì giảm 0,5 kg
thức ăn/ngày.
+ Ngoài ra cho lợn nái ăn từ 1 - 2 kg rau xanh/ ngày sau bữa ăn tinh (nếu
có rau xanh).
+ Một ngày trước ngày cai sữa lượng thức ăn của lợn mẹ giảm đi 20 - 30%.
+ Ngày cai sữa cho lợn mẹ nhịn ăn, hạn chế uống nước.
* Quy trình chăm sóc
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [25], vận động tắm nắng là điều kiện
tốt giúp cho lợn nái nhanh phục hồi sức khỏe và nâng cao sản lượng sữa của
lợn mẹ.
Theo Lê Hồng Mận (2002) [18], luôn giữ chuồng khô ráo, có đệm lót
rơm để giữ ấm cho lợn mẹ và lợn con có đèn sưởi ấm, tránh để lợn con nằm
trên nền xi măng lạnh dễ bị bệnh phân trắng.
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [25], chuồng lợn nái nuôi con phải
có ô úm lợn con và ngăn tập ăn sớm cho lợn con. Nhiệt độ chuồng nuôi thích
hợp là 18 - 20ºC, độ ẩm 70 - 75%.


11

2.2.2. Đặc điểm của lợn con giai đoạn theo mẹ
2.2.2.1. Đặc điểm về sinh trưởng
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [25], lợn con sinh trưởng và phát dục

lúc 21 ngày tuổi gấp 4 lần, lúc 30 ngày tuổi gấp 5 - 6 lần, lúc 40 ngày tuổi gấp
7 - 8 lần, lúc 50 ngày tuổi gấp 10 lần và lúc 60 ngày tuổi gấp 12 - 14 lần.
Lợn con bú sữa sinh trưởng nhanh nhưng không đều qua các giai đoạn.
Tốc độ sinh trưởng nhanh trong 21 ngày đầu, sau đó giảm. Do sinh trưởng
phát dục nhanh nên khả năng tích lũy các chất dinh dưỡng rất mạnh.
Ví dụ: lợn con 3 tuần tuổi tích lũy 9 - 14 g protein/1kg khối lượng cơ thể,
trong khi đó lợn trưởng thành chỉ tích được 0,3 - 0,4 g. Điều đó cho thấy: nhu cầu
dinh dưỡng của lợn con cao hơn lợn trưởng thành rất nhiều, đặc biệt là protein.
Theo Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận (2005) [26], khối lượng sơ sinh
và khối lượng lúc 60 ngày tuổi có mối tương quan tỷ lệ thuận với nhau khá
chặt chẽ. Khối lượng sơ sinh không chỉ liên quan đến khối lượng cai sữa mà
còn liên quan tới tỷ lệ chết khi sơ sinh cũng như tỷ lệ sống đến cai sữa. Ở lợn
ngoại, khối lượng sơ sinh từ 1,1 - 1,35 kg thì tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa đạt
75%. Trong khi đó, khối lượng sơ sinh 0,57 kg hoặc nhỏ hơn chỉ sống sót hơn
2% khi cai sữa.
2.2.2.2. Đặc điểm về cơ quan tiêu hóa
Sự tăng lên về khối lượng, sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể
cũng đồng thời xảy ra. Ở lợn con, cơ quan tiêu hóa phát triển nhanh nhưng
chưa hoàn thiện. Sự phát triển thể hiện ở sự tăng nhanh dung tích và khối
lượng của bộ máy tiêu hóa, chưa hoàn thiện thể hiện ở số lượng cũng như
hoạt lực của một số men trong đường tiêu hóa lợn con bị hạn chế.
Dung tích dạ dày của lợn con lúc 10 ngày tuổi có thể tăng gấp 3 lần lúc
sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi tăng gấp 8 lần và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 60 lần
(dung tích lúc sơ sinh khoảng 0,03 lít).


12

Dung tích ruột non của lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh,
lúc 20 ngày tuổi gấp 6 lần và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần (dung tích ruột

non lúc sơ sinh 0,11 lít).
Trần Văn Phùng và cs (2004) [25] cho biết: dung tích ruột già lợn con
lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 1,5 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi tăng gấp 2,5
lần, lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần (dung tích ruột già lúc sơ sinh khoảng
0,04 lít).
2.2.2.3. Đặc điểm của bộ máy tiêu hóa lợn con
Ở lợn con mới sinh bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, thể hiện qua sự
phân tiết không đủ lượng acid chlohydric và các men tiêu hóa các chất dinh
dưỡng. Trên lợn con sơ sinh, khả năng tiết acid chlohydric rất ít, chỉ đủ để
hoạt hóa men pepsinogen thành pepsin (men tiêu hóa chất đạm), lượng acid
chlohydric tự do quá ít, không đủ để làm tăng độ toan của dạ dày, do vậy độ
toan thấp, vi khuẩn bất lợi theo đường miệng có điều kiện sống sót ở dạ dày,
vào ruột non vi khuẩn phát triển mạnh gây nên tiêu chảy. Sự phân tiết các
men tiêu hóa ở dạ dày và ruột non cũng rất kém, chỉ đủ sức tiêu hóa các loại
thức ăn đơn giản như sữa.
Dung tích bộ máy tiêu hóa tăng nhanh trong 60 ngày đầu: dung tích dạ dày
lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần, lúc 20 ngày tuổi gấp 8 lần và lúc 60 ngày tuổi tăng
gấp 60 lần so với lúc sơ sinh (dung tích dạ dày lúc sơ sinh khoảng 0,03 lít).
Dung tích ruột non lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày
tuổi gấp 6 lần, lúc 60 ngày tuổi gấp 50 lần (dung tích lúc sơ sinh khoảng 0,12
lít). Còn dung tích ruột già lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần so với lúc sơ sinh.
Sự tăng về kích thước cơ quan tiêu hóa giúp lợn con tích lũy được nhiều thức
ăn và tăng khả năng tiêu hóa các chất.
2.2.2.4. Đặc điểm về cơ năng điều tiết thân nhiệt
Lợn con sơ sinh tỷ lệ nước trong cơ thể cao đến 82%, chỉ 30 giây sau đẻ,
lượng nước đã giảm đến 1,5 - 2% kèm theo nhiệt độ cơ thể giảm dần đến 5 -


13


10ºC. Sau 3 tuần tuổi thân nhiệt của lợn con tương đối ổn định và lên đến 39 39,5ºC. Lợn con mới đẻ cần được sưởi ấm những ngày đầu bằng thùng úm, có
đèn sưởi hoặc bếp than, củi nhất là những đêm trời lạnh.
Chế độ nhiệt như sau: ngày mới sinh 35ºC sau đó cứ mỗi ngày giảm đi 2ºC
đến ngày thứ 8 là 21ºC. Nhiệt độ này được duy trì đến lúc lợn con cai sữa.
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [25], đã giải thích nguyên nhân của
hiện tượng mất nhiệt của lợn con như sau:
- Lớp mỡ dưới da còn mỏng, lượng mỡ và glycogen dự trữ trong cơ thể
còn thấp, trên thân lợn lông còn thưa.
- Hệ thống điều khiển cân bằng nhiệt chưa hoàn chỉnh.
- Diện tích bề mặt cơ thể so với khối lượng chênh lệch tương đối cao nên
lợn con bị mất nhiệt nhiều khi trời lạnh.
2.2.2.5. Khả năng đáp ứng miễn dịch của lợn con
Theo Babara Straw (2001) [1], hệ thống miễn dịch bắt đầu phát triển ở
thai lợn chửa khoảng 50 ngày. Khoảng 70 ngày tuổi thai lợn có thể phản ứng
với các tác nhân lạ với sự sản sinh ra kháng thể. Tuy nhiên trong nhiều
trường hợp thì môi trường dạ con là vô khuẩn và lợn con đẻ ra không có
kháng thể nào. Vì vậy lợn con mới sinh phụ thuộc vào kháng thể có chứa
trong sữa non trong vài tuần đầu cho tới khi hệ thống miễn dịch có thể phản
ứng với thách thức với kháng nguyên từ nhiều tác nhân lây nhiễm gặp phải
trong môi trường.
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [25], lợn con khi mới sinh ra trong
máu hầu như không có kháng thể. Lượng kháng thể tăng nhanh ngay sau khi
bú sữa đầu của lợn mẹ, cho nên khả năng miễn dịch của lợn con là hoàn toàn
thụ động, phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp thu được nhiều hay ít từ sữa đầu
của lợn mẹ đặc biệt là 7 ngày đầu sau khi sinh.


14

Theo Nguyễn Như Thanh và cs (2001) [28], ở lợn con mức độ đáp ứng

miễn dịch không những phụ thuộc vào sự có mặt của kháng thể mà còn phụ
thuộc vào mức độ sẵn sàng của hệ thống miễn dịch đối với tác nhân gây bệnh.
2.2.3. Những hiểu biết về đặc điểm sinh lý tiết sữa của lợn nái và các yếu tố
ảnh hưởng
2.2.3.1. Đặc điểm sinh lý tiết sữa của lợn nái
 Cấu tạo: Tuyến sữa của lợn gồm 2 phần: phần phân tiết và phần dẫn sữa:
- Phần phân tiết gồm vô số các tuyến bào tạo thành từng chùm như các
chùm nho, các tế bào phân tiết nằm mặt trong của các tuyến bào, tổng hợp sữa
và phân tiết vào xoang tuyến bào.
- Phần dẫn sữa: gồm hệ thống ống dẫn sữa nhỏ xuất phát từ các xoang
tuyến bào, các ống dẫn sữa nhỏ dược tập trung lại thành ống dẫn sữa trung
bình rồi thành ống dẫn sữa lớn.
 Quy luật tiết sữa của lợn nái:
Theo Nguyễn Quang Linh và cs (2005) [16] cho biết: đối với lợn bầu vú
không có bể sữa. Sữa được sản xuất ra từ các tuyến bào và được tích lũy trong
các xoang tuyến bào. Việc tiết sữa của chúng được thực hiện theo cơ chế thần
kinh thể dịch và ba pha.
Khi lợn con mút bú, đầu tiên lợn con ngậm và thúc vào vú mẹ, luồng
xung động hưng phấn thần kinh hướng tâm truyền về vỏ não, rồi tới vùng
dưới đồi, tiết các yếu tố giải phóng, các yếu tố giải phóng tác động lên thùy
sau tuyến yên, kích thích tiết kích tố oxytocin đi tới tuyến vú làm co bóp tế
bào biểu mô, cơ tuyến bào và cơ tuyến vú. Nhờ vậy, sữa được thải ra từ các
xoang tuyến bào qua ống dẫn sữa nhỏ, qua ống dẫn sữa lớn và chảy ra ngoài
theo ống tiết sữa, từ đó lợn con mới bú được. Do vậy khi lợn con bú sữa,
chúng thực hiện theo 3 pha như sau: Pha ngậm và thúc vú (80-100s), pha nằm
im (20s), pha mút vú (20s).


15


Sự tiết sữa không đều theo lứa đẻ: sản lượng sữa tăng dần từ lứa 1 đến
lứa 5 sau đó giảm dần.
2.2.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của lợn nái
Giống: các giống lợn khác nhau thì có sản lượng sữa khác nhau lợn
Berkshire có sản lượng sữa là 1,9 - 3,3 kg/ ngày; Duroc 1,9 - 3,0 kg/ ngày;
Landrace 2,5 - 3,5 kg/ ngày. Các tài liệu gần đây cho biết lợn nái Yorkshire và
Landrace có thể tiết > 10 lít sữa/ ngày.
Số con để nuôi trong một ổ: số con để nuôi trong ổ với sản lượng sữa của
lợn mẹ có mối tương quan chặt chẽ với nhau, sản lượng sữa của lợn mẹ phụ
thuộc vào số con để nuôi trong một ổ.
Tuổi và lứa đẻ của lợn mẹ: sản lượng sữa của lợn mẹ lứa đầu thấp, sau
đó tăng dần, đạt đỉnh cao ở lứa thứ 3, sau đó ổn định và giảm dần từ lứa để
thứ 8 trở đi.
Số vú lợn mẹ: giữa số vú và sản lượng sữa có tương quan dương (r = 0,262).
Vị trí của vú: sản lượng sữa giảm dần từ cặp vú phía trước ngực ra sau bụng.
Chế độ dinh dưỡng: ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và sản lượng
sữa, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ nuôi sống của lợn con tăng lên nếu
chúng ta cho lợn mẹ ăn khẩu phần ăn có nhiều chất béo của giai đoạn cuối của
giai đoạn chửa và thời kì tiết sữa đầu.
Ảnh hưởng mức protein đến năng suất và chất lượng sữa: khi lượng ăn
vào tăng sẽ nâng cao sản lượng sữa. Khi lượng ăn giảm, dinh dưỡng để sản
xuất sữa phải sử dụng từ nguồn dinh dưỡng dự trữ của cơ thể.
Nước: nước chiếm 80 - 85%, vì lợn tiết sữa đòi hỏi một lượng nước rất lớn.
Thời tiết, khí hậu: thời tiết mát mẻ lợn mẹ sẽ tăng ăn vào, tăng sản lượng
sữa.Nhiệt độ cao giảm ăn vào giảm sản lượng sữa.


16

2.2.4. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái

2.2.4.1. Sự thành thục về tính và thể vóc
-Sự thành thục về tính:
Một cơ thể được gọi là thành thục về tính khi bộ máy sinh dục của cơ thể
phát triển căn bản đã hoàn thiện. Dưới tác dụng của thần kinh, nội tiết tố (các
phản xạ về sinh dục), cơ quan sinh dục lợn nái có các noãn bào chín và tế bào
trứng rụng, có khả năng thụ thai, tử cung cũng sẵn sàng cho thai làm tổ. Tuy
nhiên sự thành thục về tính sớm hay muộn phụ thuộc vào giống, tính biệt, các
điều kiện ngoại cảnh cũng như chăm sóc, nuôi dưỡng.
-Giống:
Các giống khác nhau thì thành thục về tính cũng khác nhau, những giống
có tầm vóc nhỏ thường thành thục sớm hơn những giống có tầm vóc lớn,
những giống thuần hoá sớm thành thục sớm hơn các giống thuần hóa muộn.
Tuổi thành thục về tính của các lợn cái ngoại và lợn cái lai muộn hơn các loại
lợn cái nội thuần chủng (Ỉ, Móng cái…). Các giống lợn nội này thường có
tuổi thành thục về tính vào khoảng 4 - 5 tháng tuổi, lợn ngoại là 6 - 8 tháng
tuổi, lợn lai F1 (nội x ngoại) thường động dục lần đầu vào lúc 6 tháng tuổi.
-Điều kiện nuôi dưỡng, quản lý:
Cùng một giống nhưng nếu điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý tốt,
gia súc phát triển tốt thì sớm thành thục và ngược lại. Điều kiện ngoại cảnh:
khí hậu và nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến tuổi thành thục về tính của gia súc.
Theo Paul Hughes và James Tilton (1996) [34], lợn cái hậu bị ngoài
90kg thể trọng ở 165 ngày tuổi cho tiếp xúc 2 lần/ngày với lợn đực, mỗi lần
tiếp xúc 15 - 20 phút thì tới 83% lợn cái hậu bị động dục lần đầu dài hơn lợn
nuôi chăn thả.
-Tuổi thành thục về tính của gia súc:
Tuổi thành thục về tính ở gia súc thường sớm hơn tuổi thành thục về thể


17


vóc, nghĩa là sau khi con vật đã thành thục về tính vẫn tiếp tục sinh trưởng,
lớn lên. Đây là đặc điểm cần chú ý trong chăn nuôi, không nên cho gia súc
sinh sản quá sớm để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của lợn
mẹ và phẩm chất giống của đời sau.
- Sự thành thục về thể vóc
Theo Nguyễn Đức Hùng và cs (2003) [14], tuổi thành thục về thể vóc là
tuổi có sự phát triển về ngoại hình và thể chất đạt mức độ hoàn chỉnh, tầm vóc
ổn định. Tuổi thành thục về thể vóc thường chậm hơn so với tuổi thành thục
về tính. Thành thục về tính được đánh dấu bằng hiện tượng động dục lần đầu
tiên. Lúc này sự sinh trưởng và phát dục của cơ thể vẫn còn tiếp tục, trong
giai đoạn lợn thành thục về tính mà ta cho giao phối ngay sẽ không tốt, vì lợn
mẹ có thể thụ thai nhưng cơ thể mẹ chưa đảm bảo cho bào thai phát triển tốt,
nên chất lượng đời con kém, đồng thời cơ quan sinh dục, đặc biệt là xương
chậu vẫn còn hẹp dễ gây hiện tượng khó đẻ. Điều này ảnh hưởng đến năng
suất sinh sản của lợn nái sau này. Do đó không nên cho phối giống quá sớm.
Đối với lợn cái nội khi được 7 - 8 tháng tuổi khối lượng đạt 40 - 50 kg nên
cho phối, đối với lợn ngoại khi được 8 - 9 tháng tuổi, khối lượng đạt 100 110kg mới nên cho phối.
2.2.4.2. Chu kỳ động dục
Chu kỳ động dục là một quá trình sinh lý phức tạp sau khi toàn bộ cơ thể
đã phát triển hoàn hảo, cơ quan sinh dục không có bào thai và không có hiện
tượng bệnh lý thì bên trong buồng trứng có quá trình phát triển của noãn bao,
noãn bao thành thục, trứng chín và thải trứng. Song song với quá trình thải
trứng thì toàn bộ cơ thể nói chung đặc biệt là cơ quan sinh dục có hàng loạt
các biến đổi về hình thái cấu tạo và chức năng sinh lý.
Lợn nái sau khi thành thục về tính thì bắt đầu có biểu hiện động dục, lần
thứ nhất thường biểu hiện không rõ ràng, cách sau đó 15- 16 ngày lại động dục,
lần này biểu hiện rõ ràng hơn và sau đó đi vào quy luật mang tính chu kỳ.



×