Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Những đặc điểm kinh tế cơ bản và địa vị lịch sử của chủ nghĩa tư bản độc quyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.41 KB, 10 trang )

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CƠ BẢN
VÀ ĐỊA VỊ LỊCH SỬ CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN
Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn tự do cạnh tranh, C.Mác, Ăng ghen đã
chỉ ra rằng: tự do cạnh tranh đẻ ra tích tụ và tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất
phát triển tới một mức độ nhất định lại dẫn tới độc quyền.
Sống trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản độc quyền, vận dụng sáng tạo những nguyên lý
của chủ nghĩa Mác vào điều kiện lịch sử lúc mới, V.I.Lênin đã chứng minh rằng, chủ nghĩa
tư bản đã chuyển sang giai đoạn mới – giai đoạn độc quyền (chủ nghĩa đế quốc). Đồng
thời, Người đã phân tích rõ những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc
quyền. Tuy nhiên, trải qua gần một thế kỷ qua, dưới sự tác động của cách mạng khoa học –
công nghệ đã làm cho những đặc điểm đó có những biểu hiện mới.
I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC
QUYỀN
1. Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền
a) Tập trung sản xuất.
Tập trung sản xuất là tăng thêm quy mô của sản xuất bằng cách kết hợp nhiều xí
nghiệp nhỏ thành xí nghiệp lớn.
Tập trung sản xuất là vấn đề có tính quy luật từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn.
Nhưng chỉ đến cuối thế kỷ XIX thì quá trình tập trung sản xuất ở các nước tư bản chủ
nghĩa mới diễn ra mạnh mẽ. Đó là do các nguyên chủ yếu sau: một là, do sự tiến bộ của
khoa học kỹ thuật, một mặt đòi hỏi phải có sự tích tụ và tập trung tư bản, mặt khác đã thúc
đẩy sản xuất phát triển tạo ra năng xuất lao động cao nên bóc lột được nhiều giá trị thặng
dư, dẫn đến tích luỹ tư bản tăng, do đó tích tụ và tập trung tư bản tăng; hai là, sản xuất
phát triển làm cho cạnh tranh tự do diễn ra mạnh mẽ thúc đẩy quá trình tập trung sản xuất
tăng lên; ba là, do tác động của khủng hoảng kinh tế trong các nước tư bản chủ nghĩa, đặc
biệt là các cuộc khủng hoảng 1873, 1900 – 1913 góp phần đẩy nhanh quá trình tập trung
sản xuất; bốn là, do sự ra đời của hệ thống tín dụng tư bản chủ nghĩa đã góp phần thúc đẩy
tích tụ, tập trung tư bản, do đó tạo điều kiện cho tập trung sản xuất tăng nhanh.
Do sự tác động của các nguyên nhân trên làm cho quá trình tập trung sản xuất diễn
ra mạnh mẽ. Đến lượt nó sự tập trung sản xuất tới mức độ nhất định sẽ dẫn tới độc quyền.
Bởi vì, một mặt, quy mô to lớn của các xí nghiệp làm cho cạnh tranh trở lên gay gắt hơn,


từ đó nảy sinh khuynh hướng thoả hiệp, liên minh với nhau làm cho số lượng xí nghiệp
trong mỗi ngành ít đi; mặt khác, do trong mỗi ngành chỉ còn lại một số ít các xí nghiệp lớn
nên chúng có thể dễ dàng thoả thuận với nhau để độc quyền về giá mua, giá bán, thị
trường. Từ đó hình thành nên các tổ chức độc quyền.
b) Tổ chức độc quyền
Tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa những nhà tư bản dưới những hình
thức khác nhau, nắm phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hoá nào đó, nhằm
mục đích thu lợi nhuận độc quyền cao.
Như vậy, đến giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, độc quyền là cơ sở, tế bào kinh tế của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Độc quyền tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau,
từ thấp đến cao, từ lưu thông đến sản xuất, từ một ngành đến nhiều ngành.
Các ten là hình thức đầu tiên của độc quyền. Các nhà tư bản tham gia các ten chỉ
liên minh và ký kết hiệp định để thoả thuận với nhau về giá cả, về kỳ hạn trả tiền, về


phân chia thị trường tiêu thụ và về khối lượng hàng hoá bán ra trên thị trường, vì vậy
họ vẫn độc lập về sản xuất và thương nghiệp.
Xanhđica là hình thức tổ chức độc quyền cao hơn, ổn định hơn cácten. Những
người tham gia xanhđica vẫn độc lập về sản xuất, nhưng việc mua bán hàng hoá do một
ban quản trị chung của xanhđica đảm nhiệm.
Tờ rớt là hình thức tổ chức độc quyền cao hơn xanhđica, nó thực chất là công ty
cổ phần, vì vậy, người tham gia tờrớt mất độc lập về sản xuất và thương nghiệp, họ trở
thành cổ đông và thu lợi tức cổ phần. Còn toàn bộ quá trình sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm do một ban quản trị chung thống nhất điều hành.
Côngxoócxiom là hình thức tổ chức độc quyền đa ngành thường tồn tại dưới
dạng một hiệp định ký kết giữa một số ngân hàng hoặc công ty công nghiệp để cùng
nhau tiến hành các nghiệp vụ tài chính lớn do một tập đoàn tài chính điều hành và
khống chế.
Với các hình thức tổ chức độc quyền trên, độc quyền đi vào mọi ngành, mọi
lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Nó nắm hầu hết các mạch máu kinh tế nên có sức mạnh

rất to lớn. Nhờ nắm được địa vị thống trị trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông, các tổ
chức độc quyền có khả năng định ra giá cả độc quyền, qua đó thu lợi nhuận độc
quyền. Vì vậy, trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, quy luật giá trị biểu hiện
thành quy luật giá cả độc quyền, còn quy luật giá trị thặng dư biểu hiện thành quy luật
lợi nhuận độc quyền. Độc quyền ra đời từ cạnh tranh, đối lập với cạnh tranh, nhưng
vẫn không thủ tiêu được cạnh tranh tự do, trái lại còn làm cho cạnh tranh thêm gay
gắt. Trong giai đoạn độc quyền còn có các loại cạnh tranh sau:
- Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các xí nghiệp ngoài độc quyền
bằng rất nhiều thủ đoạn khác nhau như: tìm mọi cách để độc quyền về nguyên liệu,
lao động, phương tiện giao thông, tín dụng, thị trường tiêu thụ, giá cả; dùng các biện
pháp ám sát kỹ sư, chuyên gia giỏi, ăn cắp kỹ thuật và bí quyết công nghệ.
- Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau.
- Cạnh tranh giữa các xí nghiệp, công ty trong nội bộ độc quyền.
Như vậy, độc quyền sinh ra từ cạnh tranh, đối lập với cạnh tranh, nhưng không
thủ tiêu được cạnh tranh, trái lại còn làm cho cạnh tranh thêm gay gắt, tạo một cơ chế
hỗn hợp giữa độc quyền và cạnh tranh.
c) Biểu hiện mới của độc quyền
Kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, độc quyền đã có những biểu hiện mới
cả về hình thức, cơ cấu và cơ chế.
Về hình thức: do sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự tác đọng của cách
mạng khoa học - công nghệ, đã diễn ra quá trình hình thành sự liên kết giữa các độc
quyền theo cả hai chiều: dọc và ngang ở cả trong và ngoài nước. Từ đó dẫn đến sự ra
đời những hình thức tổ chức độc quyền mới. Đó là các consơn(concern) và các
côngơlômêrết (conglomerate).
- Consơn: là tổ chức độc quyền đa ngành và thành phần của nó có hàng trăm xí
nghiệp có quan hệ với các ngành khác nhau và được phân bố ở nhiều nước. Trong số 500
công ty lớn nhất của mỹ hiện nay có tới 94% là loại consơn so với 49% năm 1949. Nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến độc quyền đa ngành là do: Một mặt, trong điều kiện cạnh tranh gay
gắt giữa các tổ chức độc quyền thì việc kinh doanh chuyên môn hoá hẹp dễ bị phá sản; trái
lại việc kinh doanh tổng hợp tạo điều kiện di chuyển vốn vào những lĩnh vực có lợi nhuận

cao, lấy lãi ở ngành hàng này bù cho những ngành hàng khác gặp khó khăn. Mặt khác, do
tác động của cách mạng khoa học - công nghệ ngày càng làm cho tư bản cố định bị hao


mòn nhanh, một số ngành nhanh chóng trở nên lạc hậu. Do vậy, trong khi chưa giải toả
được những ngành lạc hậu, để tồn tại vẫn phải phát triển thêm những ngành mới, từ đó làm
cho cơ cấu của tập đoàn phình to ra và bao gồm nhiều ngành khác nhau.
Conglomerate: là hình thức tổ chức độc quyền xuất hiện từ những năm 1960. Đó là
sự kết hợp của vài ba chục hàng vừa và nhỏ không có bất kỳ sự liên quan nào về sản xuất
hoặc dịch vụ cho sản xuất. Mục đích chủ yếu của các côngơlômêrết là chiếm đoạt lợi
nhuận bằng kinh doanh chứng khoán.
Về cơ cấu: cũng do sự tác động của cách mạng khoa học - công nghệ, cơ cấu độc
quyền có sự thay đổi. Đó là sự liên kết của các hãng vừa và nhỏ với các hãng lớn trong
một tổ chức độc quyền. Chẳng hạn, vào những năm 1990, số hãng vừa và nhỏ chiếm
hơn 90% tổng số hãng có đăng ký ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển và ngày càng
có vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
Về cơ chế: cơ chế độc quyền ngày càng bị chi phối bởi cơ chế thị trường cạnh tranh
và cơ chế điều tiết của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Bằng các chính sách điều tiết
đã làm giảm hiệu lực của cơ chế độc quyền, buộc nó phải tuân thủ cơ chế cạnh tranh. Tuy
nhiên, đối với các độc quyền xuyên quốc gia thì cơ chế này trong chừng mực vẫn còn phát
huy tác dụng.
Độc quyền cũng xuất hiện ở cả những nước đang phát triển. Đó là kết quả của quá
trình quốc tế hoá được đẩy mạnh với sự thâm nhập mạnh mẽ của công ty xuyên quốc gia
vào các nước này, sự ứng dụng những thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ hiện
đại, sự hỗ trợ của nhà nước khiến cho năng lực sản xuất kinh doanh của một số doanh
nghiệp tăng lên, trở thành những tổ chức độc quyền.
2. Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính
a) Độc quyền ngân hàng và vai trò mới của ngân hàng
Cùng với sự xuất hiện của độc quyền trong công nghiệp là sự ra đời của độc quyền
trong ngân hàng. Độc quyền ngân hàng xuất hiện là do sự tác động của các nguyên nhân

chủ yếu sau:
Một là, khi độc quyền công nghiệp xuất hiện, nó cần phải có một số vốn rất lớn để
kinh doanh, đồng thời khối lượng tiền tệ đem gửi cũng rất lớn, do đó các ngân hàng nhỏ
không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu nhận gửi và cho vay của độc quyền công nghiệp. Vì
vậy, quá trình tập trung sản xuất trong lĩnh vực ngân hàng cũng diễn ra.
Hai là, do sự tác động của cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực ngân hàng đã dẫn đến
kết quả là các ngân hàng lớn thôn tính các ngân hàng nhỏ, hoặc biến các ngân hàng nhỏ
thành chi nhánh của các ngân hàng lớn. Từ các ngân hàng lớn lại liên kết với nhau thành
những ngân hàng lớn hơn và theo đó là sự hình thành nên các tổ chức độc quyền trong
ngân hàng.
Độc quyền ngân hàng là sự liên minh của các tư bản ngân hàng nhằm chi phối, khống
chế các nghiệp vụ ngân hàng để thu lợi nhuận độc quyền cao. Khi độc quyền ngân hàng ra
đời, vai trò của ngân hàng có sự thay đổi. Từ chỗ, trước đây chỉ đóng vai trò trung gian giữa
người đi vay và người cho vay, phụ thuộc vào tư bản công nghiệp. Đến nay, độc quyền ngân
hàng trở thành kẻ có quyền lực vạn năng, có thể kiểm soát chi phối và quyết định số phận của
tư bản công - thương nghiệp, quan hệ gắn bó chặt chẽ với tư bản công nghiệp thông qua việc
thâm nhập lẫn nhau giữa độc quyền ngân hàng và độc quyền công nghiệp. Sự thâm nhập này
được tiến hành bằng hai cách.
- Độc quyền ngân hàng bỏ tiền ra mua cổ phiếu phát hành của các tổ chức độc
quyền công nghiệp và ngược lại độc quyền công nghiệp cũng bỏ tiền ra mua cổ phiếu của
độc quyền ngân hàng để đưa người vào các ban quản trị của nhau.


- Độc quyền ngân hàng thành lập các xí nghiệp công nghiệp, ngược lại độc quyền
công nghiệp cũng tự thành lập các ngân hàng riêng. Kết quả của sự thâm nhập vào nhau đó
đã dẫn tới sự ra đời của loại tư bản mới về chất - đó là tư bản tài chính.
b) Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính
Tư bản chính là kết quả của sự hợp nhất giữa tư bản ngân hàng của một số ít ngân
hàng độc quyền lớn nhất với tư bản của những liên minh độc quyền các nhà công nghiệp.
Tư bản tài chính là một loại tư bản mới về chất riêng có của giai đoạn chủ nghĩa tư

bản độc quyền, nó phản ánh trình độ phát triển cao của chủ nghĩa tư bản độc quyền; đồng
thời tư bản tài chính không tồn tại dưới hình thức riêng lẻ, kinh doanh đơn ngành, mà tồn
tại trên cơ sở các tập đoàn tài chính kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực. Ví dụ: Mỹ có
khoảng 26 tập đoàn tài chính; Pháp 9; Nhật và Đức 6.
Sự phát triển của tư bản tài chính dẫn đến sự hình thành một nhóm nhỏ độc quyền
chi phối tuyệt đại bộ phận của cải của xã hội, thống trị toàn bộ đời sống kinh tế và chính
trị của các nước tư bản gọi là bọn đầu sỏ tài chính hay còn gọi là bọn tài phiệt.
Về kinh tế, bọn đầu sỏ tài chính thiết lập sự thống trị của mình thông qua chế độ
tham dự. Tức là tư bản tài chính thông qua việc dùng cổ phiếu khống chế để chi phối xâu
chuỗi các công ty từ một công ty gốc( công ty mẹ).
Thực chất của chế độ tham dự là các tập đoàn tài chính mà đứng đầu là bọn đầu
sỏ tài chính thông qua ngân hàng khống chế để mua cổ phiếu khống chế của một công
ty lớn nhất với tư cách là công ty gốc hay là “công ty mẹ”; công ty gốc này lại mua cổ
phiếu khống chế để thống trị công ty khác gọi là “công ty con”; công ty con đến lượt nó
cũng bằng phương pháp như thế lại chi phối “công ty cháu”…cứ như thế từ một công ty
gốc, tập đoàn tài chính đã thống trị xâu chuỗi được các công ty trong phạm vi toàn bộ
nền kinh tế. Nhờ có chế độ tham dự và phương pháp tổ chức tập đoàn theo kiểu móc
xích như vậy, bằng một lượng tư bản đầu tư nhỏ, tư bản tài chính có thể khống chế và
điều tiết một lượng tư bản lớn gấp nhiều lần.
Ngoài phương thức trên, bọn đầu sỏ tài chính còn sử dụng các thủ đoạn khác để
thống trị như: chế độ uỷ nhiệm; lập công ty mới; phát hành trái khoán; kinh doanh công
trái; đầu tư chứng khoán ở sở giao dịch, đầu cơ ruộng đất… để thu lợi nhuận độc quyền
cao.
Về mặt chính trị, bọn đầu sỏ tài chính chi phối mọi hoạt động của các cơ quan
nhà nước cả về đường lối đối nội và đường lối đối ngoại biến nhà nước trở thành công
cụ phục vụ cho chúng. Dưới sự thống trị của bọn tài phiệt đã làm nảy sinh chủ nghĩa
phát xít, chủ nghĩa quân phiệt và nhiều thứ chủ nghĩa phản động khác, cùng chạy đua
vũ trang gây chiến tranh xâm lược để áp bức, bóc lột các nước đang phát triển.
c) Biểu hiện mới của tư bản tài chính
Do sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học- công nghệ, trong nền kinh

tế các nước tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới, đặc biệt là những
ngànhthuộc lĩnh vực dịch vụ, bảo hiểm. Thích ứng với sự biến đổi đó, hình thứctổ
chức và cơ chế thống trị của tư bản tài chính đã có sự thay đổi. Phạm vi liên kết và
thâm nhập vào nhau được mở rộng ra nhiều ngành, do đó các tập đoàn tư bản tài chính
thường tồn tại dưới dạng một tổ hợp đa dạng kiểu công - nông - thương - tín - dịch vụ
hay công nghiệp - quân sự - dịch vụ quốc phòng.
Sự thống trị đa ngành đã biến các tập đoàn tư bản tài chính gia đình trước đây
thành các tập đoàn tài chính theo địa phương và vùng lãnh thổ như: tập đoàn tài chính
vùng Đông-Bắc; vùng Trung-Tây(Mỹ) vùng Kansai(Nhật), vùng Hămbua(Đức)...


Để vươn ra thị trường thế giới và thích ứng với xu thế toàn cầu hoá kinh tế, các
tập đoàn tư bản tài chínhđã thành lập các ngân hàng đa quốc gia và xuyên quốc gia
nhằm điều tiết các concern và thâm nhập vào nền kinh tế các quốc gia khác. Sự ra đời
các trung tâm tài chính thế giới thuộc các nước tư bản phát triển như Mỹ, Nhật, Đức,
Anh, Pháp... và ở các nước công nghiệp mới Hàn Quốc, Singapo...là kết quả hoạt
động của các tập đoàn tài chính quốc tế. Ngày nay tư bản tài chính không chỉ có vai
trò to lớn trong nền kinh tế thế giới mà còn thao túng cả lĩnh vực chính trị, vấn đề
chiến tranh-hoà bình, môi trường sinh thái.
3. Xuất khẩu tư bản
a) Bản chất và nguyên nhân của xuất khẩu tư bản
Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị hay đưa “tư bản thừa” của các tổ chức độc
quyền hay của nhà nước tư sản ra nước ngoài nhằm mục đích bóc lột giá trị thặng dư và
các nguồn lợi khác ở nước nhập khẩu tư bản.
Tư bản “thừa” ở đây là thừa “tương đối”, nghĩa là không phải thừa so với nhu cầu
phát triển chung của nền kinh tế trong nước, mà là thừa do các lĩnh vực đầu tư trong
nước không thể mang lại lợi nhuận cao cho các chủ đầu tư tư bản, nên cần có nơi đầu tư
để đem lại lợi nhuận cao hơn.
Đặc điểm điển hình của chủ nghĩa tư bản tư do cạnh tranh là xuất khẩu hàng hoá,
còn đặc điểm điển hình của chủ nghĩa tư bản độc quyền là xuất khẩu tư bản. Do vậy,

xuất khẩu tư bản khác về chất so với với xuất khẩu hàng hoá. Xuất khẩu tư bản là nhằm
mục đích bóc lột giá trị thặng dư, là sự “ăn bám bình phương”; còn xuất khẩu hàng hoá
là nhằm thực hiện giá trị và giá trị thặng dư đã được sản xuất ở trong nước.
Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến ở các
nước tư bản là do các nguyên nhân cơ bản sau đây:
Một là, do ở một số nước tư bản độc quyền đã tích luỹ được một khối lượng tư bản
kếch sù dẫn đến hiện tượng “thừa” tư bản do không tìm được nơi đầu tư có tỷ xuất lợi
nhuận cao trong nước.
Hai là, do một số nước kinh tế kém phát triển bị lôi cuốn vào sự giao lưu kinh tế
quốc tế, nhưng lại rất thiếu tư bản. Đồng thời, ở các nước này giá ruộng đất, nguyên liệu,
nhân công lại tương đối rẻ nên có tỷ suất lợi nhuận cao.
b) Các hình thức xuất khẩu tư bản và hậu quả của nó
Xuất khẩu tư bản tồn tại dưới rất nhiều hình thức, tuy theo góc độ xem xét, có thể
phân chia xuất khẩu tư bản thành các loại hình chủ yếu sau:
+ Xét về cách thức đầu tư, có đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
- Đầu tư trực tiếp là hình thức xuất khẩu tư bản để xây dựng những xí nghiệp mới
hoặc mua lại những xí nghiệp đang hoạt động ở nước nhận đầu tư, biến nó thành công ty
con của công ty mẹ, các xí nghiệp mới được hình thành thường tồn tại dưới dạng hỗn hợp
song phương hoặc đa phương, hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
- Đầu tư gián tiếp là hình thức xuất khẩu tư bản dưới dạng cho vay tư bản tiền tệ
để thu lãi. Thông qua các ngân hàng tư nhân hoặc các trung tâm tín dụng quốc gia và
quốc tế. Ngày nay, hình thức này còn được thực hiện bằng hình thức muc trái khoán
hay cổ phiếu của các công ty ở nước nhập khẩu tư bản.
Xét theo chủ sở hữu có xuất khẩu tư bản nhà nước và xuất khẩu tư bản tư nhân.
Xuất khẩu tư bản nhà nước là hình thức xuất khẩu tư bản do nhà nước thực hiện.
Tư bản xuất khẩu lấy từ ngân quỹ của nhà nước đem đầu tư vào nước nhập khẩu tư bản,
hoặc viện trợ hoàn lại hay không hoàn lại để thực hiện những mục tiêu kinh tế, chính trị và
quân sự:



Về kinh tế, xuất khẩu tư bản nhà nước thường hướng vào các ngành thuộc kết
cấu hạ tầng để tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư của tư bản tư nhân.
Về chính trị, xuất khẩu tư bản nhà nước thường nhằm cứu vãn chế độ chính trị
thân cận đang bị lung lay hoặc tạo ra mối liên hệ phụ thuộc lâu dài của nước nhập khẩu
vào nước xuất khẩu.
Về quân sự, nhằm lôi kéo các nước nhập khẩu phụ thuộc vào các khối quân sự,
hoặc buộc các nước này phải đưa quân tham chiến các nước khác, hoặc cho nước xuất
khẩu lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình.
Xuất khẩu tư bản tư nhân là hình thức xuất khẩu tư bản do tư bản tư nhân thực hiện.
Ngày nay, hình thức này có xu hướng tăng nhanh, chiếm tỷ lệ cao trong tổng tư bản xuất
khẩu và chủ yếu do các công ty xuyên quốc gia tiến hành thông qua hoạt động đầu tưư
kinh doanh. Nó thường hướng vào các ngành có vòng quay tư bản ngắn và thu được lợi
nhuận độc quyền cao.
Xét về cách thức hoạt động, có hoạt động cắm nhánh của các công ty xuyên quốc
gia, hoạt động tài chính tín dụng của các ngân hàng hay trung tâm tín dụng và chuyển giao
công nghệ, trong đó hoạt động dưới hình thức chuyển giao công nghệ là biện pháp chủ yếu
mà các nước xuất khẩu tư bản thường xử dụng để khống chế nền kinh tế của nước nhập
khẩu.
Xuất khẩu tư bản có vai trò mang tính hai mặt đối với cả nước xuất và nước
nhập khẩu tư bản. Đối với nước xuất khẩu: Một mặt, tìm được nơi đầu tư có lợi, xuất
được những tư liệu sản xuất đã lạc hậu hoặc sắp phải thay thế trong quá trình đổi mới
công nghệ, tìm kiếm được thị trường và nguồn nguyên liệu phục vụ cho nền kinh tế
trong nước, khai thác được các nguồn lợi khác ở nước nhập khẩu và gây được ảnh h ưởng về kinh tế, chính trị, xã hội đối với nước nhập khẩu. Mặt khác, xuất khẩu tư bản
làm cho đầu tư trong nước hạn chế đi một phần, nếu đi quá giới hạn, xuất khẩu tư bản
sẽ gây ngừng trệ cho sự phát triển kinh tế trong nước.
Đối với nước nhập khẩu: Một mặt, thu hút được tư bản đầu tư, khai thác được
các nguồn lực trong nước vào việc phát triển kinh tế giải quyết được một phần tình
trạng thiếu công ăn việc làm; góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phân công lao động và
quốc tế hoá đời sống kinh tế; tiếp thu được kinh nghiệm và trình độ quản lý hiện đại.
Mặt khác, đối với nước nhập khẩu cũng có nhiều bất lợi: đầu tư không cân đối giữa các

ngành, vùng làm giảm tính độc lập về kinh tế của nước nhập khi nước nhập không có
chiến lược kêu gọi và phân bổ đầu tư hợp lý; nguy cơ lệ thuộc vào nước ngoài tăng lên;
quốc phòng - an ninh phải đương đầu với những thách thức mới; nảy sinh các vấn đề
chính trị, xã hội phức tạp.
Thực chất của xuất khẩu tư bản là sự mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra
nước ngoài, là công cụ chủ yếu để bành trướng sự thống trị của tư bản tài chính ra toàn thế
giới. Các nước nhập khẩu tư bản trở thành đối tượng bị bóc lột về kinh tế và nô dịch về chính
trị dưới các hình thức và mức độ khác nhau.
c) Biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản
Ngày nay, dưới sự tác động của cách mạng khoa học và công nghệ, của xu thế
toàn cầu hoá kinh tế, xuất khẩu tư bản đã có sự biến đổi lớn.
Một là, hướng xuất khẩu tư bản đã có sự thay đổi cơ bản. Trước đây, luồng tư
bản xuất khẩu chủ yếu từ các nước tư bản phát triển sang các nước kém phát triển.
Ngày nay, đại bộ phận tư bản xuất khẩu được xuất sang nhau giữa các nước tư bản
phát triển. Tỷ trọng xuất khẩu tư bản giữa ba trung tâm tư bản chủ nghĩa tăng nhanh,


đặc biệt từ Nhật Bản vào Mỹ, Tây Âu và ngược lại làm cho luồng xuất khẩu tư bản
vào các nước đang phát triển giảm mạnh.
Hai là, chủ thế xuất khẩu tư bản có sự thay đổi lớn, trong đó vai trò của các
công ty xuyên quốc gia trong xuất khẩu tư bản ngày càng to lớn. Mặt khác, đã xuất
hiện nhiều chủ thể xuất khẩu tư bản từ các nước đang phát triển mà nổi bật là các
nước NICs ở châu Á.
Ba là, hình thức xuất khẩu tư bản rất đa dạng. Sự đan xen giữa xuất khẩu tư bản
với xuất khẩu hàng hoá và sự kết hợp giữa xuất khẩu tư bản với các hoạt động buôn
bán hàng hoá, dịch vụ, chất xám tăng lên mạnh mẽ.
Bốn là, sự áp đặt mang tính chất thực dân trong xuất khẩu tư bản có chiều
hướng giảm và nguyên tắc cùng có lợi được đề cao.
4. Sự phân chia thị trường thế giới giữa các tổ chức độc quyền
a) Nguyên nhân và thực chất của sự phân chia thị trường thế giới

Sự phân chia thị trường thế giới giữa các tổ chức độc quyền là do sự phát triển
của bản thân nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là nền kinh tế
hàng hoá, vì vậy thị trường là điều kiện sống còn. Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa,
dưới sự thống trị của độc quyền và tư bản tài chính, làm cho nền kinh tế có những phát
triển mạnh, do đó, một mặt phải có thị trường nước ngoài để tiêu thụ hàng hoá. Mặt
khác, cần có thị trường để cung cấp nguyên vật, liệu. Vì vậy, cuộc đấu tranh để giành
giật thị trường thế giới giữa các tổ chức độc quyền của các quốc gia trở nên gay gắt và
các cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa chúng tất yếu dẫn đến xu hướng thoả hiệp, ký kết
các hiệp định để củng cố địa vị độc quyền của chúng trong các lĩnh vực. Từ đó dẫn đến
hình thành các liên minh độc quyền quốc tế dưới dạng cácten, xanhđica, tờrớt quốc tế.
Thực chất của sự phân chia thế giới về kinh tế là sự phân chia thị trường tiêu thụ
hàng hoá, nguyên liệu và đầu tư giữa các tổ chức độc quyền của các nước. Sự hình thành
độc quyền quốc tế đánh dấu một giai đoạn mới cao hơn của quá trình tích tụ và tập trung
tư bản, vì lúc này quá trình tích tụ và tập trung tư bản đã vượt khỏi biên giới quốc gia
mang tính quốc tế.
b) Biểu hiện mới của sự phân chia thị trường thế giới
Trong giai đoạn hiện nay việc phân chia thị trường có những biểu hiện mới sau đây:
Một là, chủ thể phân chia thị trường thế giới không chỉ có các tổ chức độc quyền
quốc gia mà bên cạnh đó còn có các nhà nước, quốc gia, dân tộc tư bản phát triển và đang
phát triển. Đồng thời, vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong việc phân chia thị
trường thế giới ngày càng nổi bật, trở thành chủ thể chủ yếu trong việc chiếm lĩnh thị
trường thế giới và phân chia nhau kiểm soát hầu hết các thị trường sản phẩm cao cấp.
Hai là, kết quả của sự phân chia thị trường thế giới giữa các tổ chức độc quyền dẫn
đến hình thành các liên minh và khối liên kết khu vực, điển hình là sự hình thành cộng
đồng kinh tế châu Âu (EEC) năm 1957 và hiện nay nó đã bước vào giai đoạn lịch sử mới
và trở thành EU (liên minh châu Âu). Ở Tây bán cầu, Mỹ đang xúc tiến thành lập khối thị
trường chung châu Mỹ (dự định hoàn tất vào năm 2010). Ở các khu vực khác, xuất hiện
các liên minh của hàng loạt nước đang phát triển nhằm chống lại sức ép của các cường
quốc tư bản chủ nghĩa như Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác
kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (OPEC), khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA).v.v.

5. Các cường quốc đế quốc phân chia lãnh thổ thế giới
a) Thực chất và nguyên nhân


Thực chất của sự phân chia thế giới về mặt lãnh thổ là các nước đế quốc tiến hành
các cuộc chiến tranh xâm lược để xâm chiếm các nước và thực hiện chủ nghĩa thực dân,
biến các nước đó trở thành thuộc địa của chúng. Sự phân chia thế giới về mặt kinh tế tất
yếu dẫn đến cuộc đấu tranh giữa các cường quốc đế quốc để phân chia lãnh thổ thế giới.
Điều đó, xuất phát từ nguyên nhân sau: do sự thống trị của các tổ chức độc quyền làm cho
sản xuất tiếp tục phát triển mạnh mẽ, dẫn đến việc đấu tranh để giành giật thị trường thế
giới giữa các tổ chức độc quyền của các cường đế quốc trở nên gay gắt. Vì vậy, để củng cố
và tăng cường thị trường, các cường quốc đế quốc ra sức xâm chiếm các nước chậm phát
triển để làm thuộc địa nhằm độc chiếm thị trường tiêu thụ hàng hoá, nguồn nguyên liệu và
nơi đầu tư tư bản có lợi và để xây dựng các căn cứ quân sự phục vụ cho mục đích bành
trướng xâm lược.
b) Quá trình phân chia lãnh thổ thế giới.
Quá trình phân chia lãnh thổ thế giới diễn ra rất sớm, ngay từ năm 1860, đế quốc
Anh đã thực hiện các cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa. Tiếp đó là các đế quốc Nga,
Pháp, Đức, Mỹ, Nhật…Đến đầu thế kỷ XX, các nước đế quốc đã hoàn thành việc phân
chia lãnh thổ thế giới. Tính đến năm 1914, chỉ riêng 6 nước đế quốc lớn: Anh, Pháp, Nga,
Đức, Mỹ, Nhật Bản đã chiếm 65 triệu km 2 với dân số 523, 4 triệu người, trong đó Anh là
nước chiếm nhiều thuộc địa nhất (33,5 triệu km2). Song sự phân chia đó diễn ra không đều
giữa các nước nên dẫn đến cuộc đấu tranh đòi phân chia lại lãnh thổ thế giới. Đó là nguyên
nhân chính dẫn đến các cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914 – 1918 và lần thứ hai
1939 – 1945 . Kết quả của sự phân chia và phân chia lại lãnh thổ thế giới dẫn đến sự
hình thành hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa toàn thế giới bao gồm hai loại nước: một
nhóm nhỏ các nước đế quốc có sức mạnh kinh tế và quân sự; và phần đông các nước bị
áp bức, nô dịch hình thành nên hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
c) Biểu hiện mới của sự phân chia lãnh thổ trong giai đoạn hiện nay.
Vào những năm giữa thế kỷ XX, sự lớn mạnh của phong trào giải phóng dân tộc

đã làm sụp đổ hệ thống thuộc địa và theo đó làm phá sản chính sách thực dân cũ của
chủ nghĩa đế quốc. Đứng trước thực tế đó, để tiếp tục duy trì sự ảnh hưởng của mình
đối với các nước, các cường quốc đế quốc chuyển sang thực thi chính sách thực dân
mới, mà nội chủ yếu của nó là dùng viện trợ kinh tế, kỹ thuật, quân sự để duy trì sự lệ
thuộc của các nước đang phát triển vào các nước đế quốc. Bên cạnh đó, các cường quốc
đế quốc còn tiến hành các cuộc chiến tranh nhằm bảo vệ quyền lợi kinh tế của mình tại
các khu vực. Cuộc chiến tranh vùng vịnh mới đây do Mỹ và các nước đồng minh tiến
hành thực chất là để bảo vệ nguồn lợi dầu mỏ và quyền lợi kinh tế của Mỹ, Anh và các
nước đồng minh của chúng tại Trung Đông.
Ngày nay, việc phân chia thế giới về chính trị đã có mối quan hệ rất chặt chẽ với
sự phân chia thế giới về kinh tế. Do sự phát triển cao độ của lực lượng sản xuất dưới
tác động của cách mạng khoa học – công nghệ, của quá trình toàn cầu hoá kinh tế được
đẩy mạnh và sự đan xen về kinh tế được tăng cường. Cùng với quá trình đó là sự lớn
mạnh của lực lượng yêu chuộng hoà bình, tiến bộ đã tạo ra khả năng hiện thực để ngăn
chặn chiến tranh đế quốc mang tính chất thế giới. Tuy nhiên, những thế lực phản động
quốc tế vẫn chưa từ bỏ tham vọng dùng vũ lực để cai trị thế giới và làm giàu. Cuộc
chạy đua vũ trang dưới mọi hình thức giữa các cường quốc vẫn tiếp tục diễn ra. Chiến
tranh lạnh kết thúc, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi, nhưng lại được thay thế
bằng những cuộc chiến tranh thương mại, chiến tranh sắc tộc, tôn giáo mà thủ phạm
đứng đằng sau các cuộc chiến tranh đó vẫn là các cường quốc đế quốc.


Tóm lại, bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền (chủ nghĩa đế quốc)về mặt kinh tế
là sự thống trị của độc quyền; về mặt chính trị là xâm lược và nô dịch các nước. Bản chất
đó của chủ nghĩa độc quyền được thể hiện thông qua năm đặc điểm kinh tế cơ bản: sự tập
trung sản xuất và tư bản đạt tới trình độ cao làm xuất hiện các tổ chức độc quyền có vai trò
quyết định trong hoạt động kinh tế; sự dung hợp giữa độc quyền ngân hàng và độc quyền
công nghiệp làm xuất hiện tư bản tài chính và đầu sỏ tài chính; việc xuất khẩu tư bản mang
một ý nghĩa quan trọng đặc biệt; sự hình thành những liên minh độc quyền quốc tế; các
cường quốc chia nhau lãnh thổ thế giới.

II. ĐỊA VỊ LỊCH SỬ CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN
V.I.Lênin khẳng định, chủ nghĩa tư bản độc quyền không phải là một hình thái
kinh tế - xã hội riêng biệt, hay một phương thức sản xuất khác với chủ nghĩa tư bản,
mà là sự phát triển và kế tục trực tiếp của những đặc tính cơ bản của chủ nghĩa tư bản
nói chung. Cố nhiên, chủ nghĩa tư bản chỉ trở thành Chủ nghĩa tư bản độc quyền khi
nó đã đạt tới một trình độ nhất định rất cao. Chủ nghĩa tư bản độc quyền là một giai
đoạn đặc biệt của chủ nghĩa tư bản. Tính đặc biệt đó thể hiện trên các mặt cơ bản như:
Chủ nghĩa tư bản độc quyền là giai đoạn cao của chủ nghĩa tư bản; Chủ nghĩa tư bản
độc quyền là chủ nghĩa tư bản ăn bám thối nát và phản động; Chủ nghĩa tư bản độc
quyền đã và đang tạo tiền đề vật chất cho xã hội mới cao hơn, tiến bộ hơn.
1. Chủ nghĩa tư bản độc quyền là giai đoạn cao của chủ nghĩa tư bản.
V.I.Lê nin viết: “Về mặt kinh tế điểm cơ bản trong quá trình này là sự độc
quyền tư bản chủ nghĩa đã thay thế cho sự cạnh tranh tự do tư bản chủ nghĩa”. Khi các
tổ chức độc quyền thống trị xã hội tư bản đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển
cực kỳ nhanh chóng. Tính chất xã hội của việc sản xuất càng được tăng cường với
việc xuất khẩu tư bản, với việc thành lập các tổ chức độc quyền quốc tế và hình thành
hệ thống kinh tế thế giới của chủ nghĩa tư bản. Sự phát triển của lực lượng sản xuất
biểu hiện ở việc xã hội hoá một cách toàn diện mọi mặt, mọi yếu tố của quá trình sản
xuất. Khi lực lượng sản xuất biến đổi thì quan hệ sản xuất cũng biến đổi theo, tất
nhiên là không phải thay đổi một cách căn bản về bản chất mà chỉ thay đổi có tính
chất cục bộ cho phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Trước đây là sở hữu
riêng của từng nhà tư bản, còn nay là sở hữu của tập thể các nhà tư bản độc quyền,
của bọn tư bản tài chính và đầu sỏ tài chính. Nhưng chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản
chủ nghĩa về tư liệu sản xuất không những không mất đi mà tính chất tư hữu còn sâu
sắc hơn.
2. Chủ nghĩa tư bản độc quyền là chủ nghĩa tư bản ăn bám, thối nát và
phản động
Các tổ chức độc quyền và bọn tư bản tài chính thống trị mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội, làm cho chủ nghĩa tư bản mang tính chất ăn bám và thối nát. Điều đó thể
hiện trên các mặt cơ bản sau đây:

- Xu hướng kìm hãm tiến bộ kỹ thuật.
Như trên đã trình bày, do sự thao túng của các tổ chức độc quyền mà các phát
minh kỹ thuật cũng như việc ứng dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất không được
chúng quan tâm. Điều đó đã làm kìm hãm sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Tuy
nhiên, điều đó không có nghĩa là trong giai đoạn này kỹ thuật bị đình trệ hoàn toàn.
Trong từng ngành, từng thời kỳ nhất định, ở những nước nhất định, do động cơ chạy
theo lợi nhuận độc quyền cao vẫn là động lực to lớn kích thích sự đổi mới kỹ thuật
trong chủ nghĩa tư bản.


Ngày nay, các tổ chức độc quyền lớn ở các nước tư bản phát triển rất chú ý tổ
chức việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và kỹ thuật, nên đã đạt được một sự phát
triển rộng rãi và nhanh chóng về tự động hoá sản xuất, kỹ thuật điện tử và sử dụng năng
lượng nguyên tử, công nghiệp vũ trụ...Do đó, sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh
tế một số nước tư bản chủ nghĩa phát triển tương đối nhanh. Mặc dù có tình hình như
vậy nhưng lý luận của Lênin về xu hướng đình trệ về kỹ thuật của chủ nghĩa đế quốc
vẫn giữ nguyên giá trị.
Hiện nay trình độ khoa học kỹ thuật đã phát triển tới trình độ rất cao, nh ưng do
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa kìm hãm, bọn tư bản không quản lý nổi lực lượng
sản xuất đó, không dùng những phát minh vĩ đại của nhân loại vào mục đích hoà bình
tiến bộ mà lại dùng vào việc sản xuất vũ khí giết người hàng loạt. Những ngành phát
triển nhất phần lớn là những ngành phục vụ kế hoạch quân sự. Hơn nữa những phát
minh mới cũng không được áp dụng đầy đủ. Năm 1955, ở Mỹ có 83.246 đơn xin cấp
bằng phát minh được công nhận, nhưng chỉ có 22.480 số bằng được đưa ra áp dụng
vào sản xuất kinh doanh.
- Số người ăn bám ngày càng tăng. Các nhà tư bản ngày càng mất dần sự liên
hệ với quá trình sản xuất. Công việc điều khiển do các nhân viên làm thuê phụ trách.
Phần lớn bọn tư bản độc quyền trở thành những kẻ chuyên sống bằng tiền lãi cổ phần
và bóc lột các dân tộc khác dựa vào cách cho vay có tính chất nô dịch.
- Quân sự hoá kinh tế, chạy đua vũ trang gây tình hình căng thẳng trên thế

giới, phản động về mặt chính trị và tư tưởng. Ở đâu có sự thống trị của độc quyền thì
ở đó quyền sống của con người, chủ quyền của các dân tộc bị chà đạp, mọi thứ tự do,
dân chủ, bình đẳng kiểu tư sản cũng đều bị hạn chế và thủ tiêu. Những thuyết tự do,
dân chủ, bình đẳng bắc ái ở thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản bị thay bằng những lý
luận phản động bào chữa cho ách áp bức bóc lột, khủng bố và nô dịch. Chủ nghĩa phát
xít, chủ nghĩa quân phiệt, chế độ độc tài khát máu...đều là sản phẩm của ách thống trị
của tư bản tài chính.
3. Chủ nghĩa đế quốc đã và đang tạo tiền đề vật chất cho sự ra đời một xã
hội mới tiến bộ hơn.
Sự thống trị của bọn độc quyền một mặt thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục
phát triển, nhờ đó tạo ra hệ thống cơ sở vật chất ngày càng đầy đủ cho sự ra đời của
một xã hội mới tiến bộ hơn, cao hơn. Có thể nói, chủ nghĩa tư bản độc quyền là sự
chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất cho chủ nghĩa xã hội; mặt khác làm cho mâu thuẫn cơ
bản của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc. V.I. Lê nin chỉ rõ, trong giai đoạn đế quốc
chủ nghĩa, tất cả các mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản như: mâu thuẫn giữa tư sản và vô
sản; mâu thuẫn giữa một nhóm nhỏ bọn đế quốc với nhân dân các nước thuộc địa và
phụ thuộc; mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc đều phát triển đến mức gay gắt nhất.
Chính sự vận động của các mâu thuẫn đó đang thúc đẩy toàn bộ hệ thống tư bản chủ
nghĩa thế giới đi vào con đường sụp đổ và tan dã không thể cứu vạn nổi. Chủ nghĩa tư
bản nhất định diệt vong, chủ nghĩa xã hội nhất định thắng lợi. Chủ nghĩa đế quốc là giai
đoạn cuối cùng của chủ nghĩa tư bản, là đêm trước của cách mạng vô sản.



×