Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Tiểu luận_Xu hướng dịch chuyển trong kinh doanh nhà hàng khách sạn thời kỳ CMCN 4.0 và vượt qua khủng hoảng đại dịch covid19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.45 KB, 21 trang )

KHOA DU LỊCH

TIỂU LUẬN

XU HƯỚNG DỊCH CHUYỂN TRONG KINH DOANH
NHÀ HÀNG, KHÁCH SẠN THỜI KỲ CÁCH MẠNG
CÔNG NGHIỆP 4.0 & VƯỢT QUA KHỦNG HOẢNG
ĐẠI DỊCH COVID-19


LỜI MỞ ĐẦU
Du lịch là một ngành công nghiệp không khói, so với các ngành truyền thống
thì nó ra đời muộn hơn nhưng doanh thu luôn thuộc top đầu vì là ngành dịch vụ,
ngành này cải tạo môi trường, cảnh quan thiên nhiên cho quê hương, địa phương, đất
nước, giúp con người ăn nghỉ, thư giãn một cách thoải mái nhất đáp ứng mọi nhu cầu
cần thiết của con người. Du lịch là ngành công nghiệp xuất khẩu tại chợ đen ngoại tệ
cho quốc gia mà không tốn kém công phí vận chuyển và nó còn được mệnh danh là
"con gà mái đẻ trứng vàng". Biết được đặc điểm quan trọng này các nước trên thế giới
cũng như trong khu vực Đông Nam Á đã và đang đẩy mạnh phát triển ngành du lịch
sẵn có của đất nước. Ngày nay ngành du lịch phát triển mạnh mẽ, có nhiều dịch vụ
phục vụ cho ngành du lịch như các nhà hàng khách sạn, khu vui chơi giải trí. Có thể
thấy để đáp ứng nhu cầu của du khách sang Việt Nam, ngành du lịch đã có nhiều đổi
mới cả về cơ sở vận chất, tạo điều kiện để phát triển du khách. Một trong những yếu
tố có thể nhìn nhận rằng số lượng cơ sở lưu trú ở Việt Nam là khá lớn, thống kê đến
năm 2013 đã có 16.000 cơ sở lưu trú trên cả nước và tính riêng Hà Nội là 2100.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia công nghệ, trong cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ 4 (hay còn gọi là cách mạng công nghiệp 4.0), có những lĩnh vực phải
lựa chọn làm đòn bẩy để phát triển, trong đó có nông nghiệp, giáo dục, môi trường, y
tế và du lịch. Dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, khoa học và công
nghệ (KH&CN), đặc biệt là công nghệ thông tin – truyền thông (CNTT-TT) phát triển
ngày càng mạnh mẽ, cho phép tạo ra các sản phẩm ứng dụng đa dạng cho ngành du


lịch. Giải pháp ứng dụng CNTT sẽ là công cụ hữu hiệu phục vụ 3 nhóm đối tượng
chính là khách du lịch, nhà cung cấp dịch vụ và người quản lý. Trong thời gian tới,
ngành Du lịch đang có rất nhiều động thái và chương trình ứng dụng CNTT mạnh hơn
nữa với việc xây dựng chiến lược chuyển đổi số, phát triển du lịch thông minh, phát
triển chính quyền điện tử, đổi mới môi trường phục vụ, hỗ trợ doanh nghiệp khởi
nghiệp sáng tạo.
Bên cạnh việc phát triển Du lịch thuận theo sự vận hành, phát triển của xã
hội, ngành du lịch vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều những thách thức, ví dụ như cơ
22


sở hạ tầng, thủ tục hành chính với chính quyền địa phương, vốn hóa, thiên tai,… Nếu
như năm 2019 chứng kiến ngành du lịch Việt Nam làm nên “kỳ tích vàng” - thu hút
trên 18 triệu lượt khách quốc tế (cao nhất từ trước đến nay) và giành nhiều chỉ số cao
trước sự đánh giá của cộng đồng quốc tế thì mới ngay đầu năm 2020 ngành du lịch
Việt Nam và toàn thế giới phải hứng chịu một tổn thất chưa từng có tiền lệ. Đó chính
là ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến cho rất nhiều lĩnh vực bị đóng băng, trong
đó Du lịch và những lĩnh vực bổ trợ, có liên quan cũng bị kéo theo sự sụt giảm trầm
trọng, ảnh hưởng vô cùng lớn tới doanh thu và cả về mặt an sinh xã hội.
Trong nội dung bài tiểu luận này, tôi xin phép được trình bày những hiểu
biết, quan điểm của mình về một số nội dung chính như sau:
1. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
2. Việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào ngành khách sạn/nhà hàng
3. Tình hình đại dịch Covid-19 tại Việt Nam và trên thế giới
4. Xu hướng dịch chuyển trong kinh doanh nhà hàng, khách sạn
5. Các giải pháp vượt qua khủng hoảng Covid-19
Xin được cảm ơn những sự truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm của các
thầy cô giảng viên trong khoa Du lịch học nói chung và giảng viên bộ môn – Th.S Tô
Quang Long nói riêng đã giúp tôi hoàn thành bài tiểu luận này. Do kiến thức bản thân
còn hạn chế, rất mong nhận được sự góp ý chân thành và sâu sắc đến từ các thầy cô

giảng viên. Tôi xin chân thành cảm ơn !

33


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………...……………1
CHƯƠNG 1: : CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ VIỆC ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ 4.0 VÀO LĨNH VỰC NHÀ HÀNG, KHÁCH SẠN…….4

1.1.

Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử……………………………...4

1.2.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0…………………………….…………...….5

1.3.

Ứng dụng công nghệ 4.0 vào lĩnh vực nhà hàng, khách sạn……………........6

CHƯƠNG 2: ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ GIẢI PHÁP CHO NHÀ HÀNG,
KHÁCH SẠN VƯỢT QUA KHỦNG HOẢNG COVID-19……………………..9
2.1.

Đại dịch Covid-19……………………………………………………………9

2.2.


Giải pháp vượt qua khủng hoảng Covid-19 cho nhà hàng, khách sạn………10

CHƯƠNG 3: XU HƯỚNG DỊCH CHUYỂN TRONG KINH DOANH NHÀ
HÀNG, KHÁCH SẠN………………………………….........................................13
3.1.

Áp dụng công nghệ một cách rộng rãi và mạnh mẽ……………………..…..13

3.2.

Xu hướng nhượng quyền nhà hàng, khách sạn ……………………..……13

3.3.

Những xu hướng du lịch được dự báo…………………………….…………13

KẾT LUẬN…………………………………………………………………………14
44


CHƯƠNG 1:
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
VÀ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 4.0
VÀO LĨNH VỰC NHÀ HÀNG, KHÁCH SẠN

1.1.

Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử

55



Nguồn ảnh: />
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất:
Nổ ra vào khoảng năm 1784. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ nhất này là việc sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất. Cuộc
cách mạng công nghiệp này được đánh dấu bởi dấu mốc quan trọng là việc James
Watt phát minh ra động cơ hơi nước năm 1784. Phát minh vĩ đại này đã châm ngòi
cho sự bùng nổ của công nghiệp thế kỷ 19 lan rộng từ Anh đến châu Âu và Hoa Kỳ.
Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên đã mở ra một kỷ nguyên mới trong
lịch sử nhân loại – kỷ nguyên sản xuất cơ khí, cơ giới hóa. Cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ nhất đã thay thế hệ thống kỹ thuật cũ có tính truyền thống của thời đại
nông nghiệp (kéo dài 17 thế kỷ), chủ yếu dựa vào gỗ, sức mạnh cơ bắp (lao động thủ
công), sức nước, sức gió và sức kéo động vật bằng một hệ thống kỹ thuật mới với
nguồn động lực là máy hơi nước và nguồn nguyên, nhiên vật liệu và năng lượng mới
là sắt và than đá. Nó khiến lực lượng sản xuất được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, tạo
nên tình thế phát triển vượt bậc của nền công nghiệp và nền kinh tế. Đây là giai đoạn
quá độ từ nền sản xuất nông nghiệp sang nền sản xuất cơ giới trên cơ sở khoa học.
Tiền đề kinh tế chính của bước quá độ này là sự chiến thắng của các quan hệ sản xuất

66


tư bản chủ nghĩa, còn tiền đề khoa học là việc tạo ra nền khoa học mới, có tính thực
nghiệm nhờ cuộc cách mạng trong khoa học vào thế kỷ XVII.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 ra đời từ khoảng năm 1870 đến khi
Thế Chiến I nổ ra. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần này là việc sử dụng
năng lượng điện và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra khi có sự phát triển của ngành điện,
vận tải, hóa học, sản xuất thép, và (đặc biệt) là sản xuất và tiêu dùng hàng loạt. Cuộc

CMCN lần thứ 2 đã tạo nên những tiền đề mới và cơ sở vững chắc để phát triển nền
công nghiệp ở mức cao hơn nữa.
Cuộc cách mạng này được chuẩn bị bằng quá trình phát triển 100 năm của
các lực lượng sản xuất trên cơ sở của nền sản xuất đại cơ khí và bằng sự phát triển của
khoa học trên cơ sở kỹ thuật. Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng này là chuyển
sang sản xuất trên cơ sở điện – cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản
xuất, tạo ra các ngành mới trên cơ sở khoa học thuần túy, biến khoa học thành một
ngành lao động đặc biệt. Cuộc cách này đã mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt, được
thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp. Công nghiệp hóa thậm chí còn
lan rộng hơn tới Nhật Bản sau thời Minh Trị Duy Tân, và thâm nhập sâu vào nước
Nga, nước đã phát triển bùng nổ vào đầu Thế Chiến I. Về tư tưởng kinh tế – xã hội,
cuộc cách mạng này tạo ra những tiền đề thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở quy mô thế
giới.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 xuất hiện vào khoảng từ 1969, với
sự ra đời và lan tỏa của công nghệ thông tin (CNTT), sử dụng điện tử và công nghệ
thông tin để tự động hóa sản xuất. Cuộc cách mạng này thường được gọi là cuộc cách
mạng máy tính hay cách mạng số bởi vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán
dẫn, siêu máy tính, máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên
1990).

77


Cuộc cách mạng này đã tạo điều kiện tiết kiện các tài nguyên thiên nhiên và
các nguồn lực xã hội, cho phép chi phí tương đối ít hơn các phương tiện sản xuất để
tạo ra cùng một khối lượng hàng hóa tiêu dùng. Kết quả, đã kéo theo sự thay đổi cơ
cấu của nền sản xuất xã hội cũng như những mối tương quan giữa các khu vực I (nông
- lâm - thủy sản), II (công nghiệp và xây dựng) và III (dịch vụ) của nền sản xuất xã
hội. Làm thay đổi tận gốc các lực lượng sản xuất, cuộc Cách mạng KH&CN hiện đại

đã tác động tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội loài người, nhất là ở các nước tư bản chủ
nghĩa phát triển vì đây chính là nơi phát sinh của cuộc cách mạng này.

1.2.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

1.2.1.

Khái niệm

Khái niệm “Công nghiệp 4.0” hay nhà máy thông minh lần đầu tiên được đưa
ra tại Hội chợ công nghiệp Hannover tại Cộng hòa Liên bang Đức vào năm 2011.
Công nghiệp 4.0 nhằm thông minh hóa quá trình sản xuất và quản lý trong ngành công
nghiệp chế tạo. Sự ra đời của Công nghiệp 4.0 tại Đức đã thúc đẩy các nước tiên tiến
khác như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ thúc đẩy phát triển các chương trình tương tự
nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh của mình.
Theo Klaus Schwab - người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế
Thế Giới nói về Cách mạng Công nghiệp 4.0 như sau:
"Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ
giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất
hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động
hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc
cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật
lý, kỹ thuật số và sinh học".

88


Theo ông Klaus Schwab, tốc độ đột phá của Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện

"không có tiền lệ lịch sử". Khi so sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây,
4.0 đang tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải là tốc độ tuyến tính. Hơn nữa,
nó đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Và chiều rộng và chiều
sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất,
quản lý và quản trị.
1.2.2. Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra như thế nào?

Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là:
-

Trí tuệ nhân tạo (AI)

-

Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT)

-

Dữ liệu lớn (Big Data)

Hiện Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ,
châu Âu, một phần châu Á. Bên cạnh những cơ hội mới, cách mạng công nghiệp 4.0
cũng đặt ra cho nhân loại nhiều thách thức phải đối mặt. Mặt trái của Cách mạng
Công nghiệp 4.0 là nó có thể gây ra sự bất bình đẳng. Đặc biệt là có thể phá vỡ thị
trường lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi
robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể
rơi vào cảnh thất nghiệp, nhất là những người làm trong lĩnh vực bảo hiểm, môi giới
bất động sản, tư vấn tài chính, vận tải. Bên cạnh đó, những thay đổi về cách thức giao
tiếp trên Internet cũng đặt con người vào nhiều nguy hiểm về tài chính, sức khoẻ.
Thông tin cá nhân nếu không được bảo vệ một cách an toàn sẽ dẫn đến những hệ lụy

khôn lường.

1.3.

Ứng dụng công nghệ 4.0 vào lĩnh vực nhà hàng, khách sạn

99


Cách mạng công nghiệp 4.0 mang tới rất nhiều sự thay đổi mới mẻ, những cơ
hội mới và không ít những thách thức. Như đã nói ở trên, tốc độ thay đổi và tăng
trưởng các ngành nghề trong thời đại công nghệ 4.0 là cực kì nhanh, vì vậy đòi hỏi
những doanh nghiệp trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn cần kịp thời nắm bắt và
nhanh chóng giải quyết những vấn đề thách thức để doanh nghiệp không bị tụt hậu.

1.3.1.

Những tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 tới nhà hàng khách

sạn
Cách mạng Công nghệ 4.0 giúp con người được giải phóng khỏi lao động
tay chân và trở thành chủ thể trong sự sáng tạo và phát triển. Mang đến những
cơ hội vô cùng lớn.
– Robot sẽ dần thay thế các công việc giản đơn trong khách sạn, như lễ tân, dọn phòng,
phục vụ, gác cửa, phụ bếp…
– Công nghệ nhận diện khuôn mặt sẽ được sử dụng trong việc mở khóa phòng, công
nghệ bức xạ sẽ giúp khách hàng tự điều chỉnh nhiệt độ phòng theo nhiệt độ cơ thể, máy
tính bảng sẽ được sử dụng để yêu cầu dịch vụ nhận trả phòng, dịch vụ hành lý, dịch vụ
dọn phòng…
– Công nghệ sinh học và vật lý hiện đại cho phép khách sạn tiếp cận với các nguồn

năng lượng mới, vật liệu mới, các hệ thống thông minh cho phép tiết kiệm điện nước
và các chi phí khác.
– Dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo kết hợp với các ứng dụng trên internet có thể cho
phép một người máy trả lời các câu hỏi của khách hàng hiệu quả hơn chờ nhân viên
tìm kiếm và trả lời. Điều này sẽ làm khách sạn nâng cao chất lượng dịch vụ, khách
hàng sẽ cảm thấy hài lòng hơn.
– Các ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và internet sẽ giúp các khách sạn giảm bớt
phụ thuộc vào các kênh bán hàng truyền thống.

Bên cạnh những cơ hội mà CMCN 4.0 mang lại cho ngành du lịch khách sạn, thì
cũng có những thách thức mà các khách sạn phải đối mặt.
10


- Việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số hiện đại đòi hỏi phải có trình độ hiểu
biết nhất định và trình độ kỹ thuật chuyên môn cao để vận hành các thiết bị.
Nhưng nếu xét thực trạng hiện tại ở nước ta, nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật
yêu cầu như trên chưa cao, khiến cho việc Tuyển dụng nhân lực của các Khách
sạn trở nên khó khăn hơn.
- Việc sử dụng Robot, thiết bị số thay thế cho lao động con người khiến cho
nhiều lao động bị mất việc, làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp xã hội.
- Các Khách sạn đồng loạt ứng dụng thành tựu công nghệ 4.0 vào hoạt động
Kinh doanh, khiến cho việc cạnh tranh giữa các Khách sạn càng trở nên gay gắt,
các chủ khách sạn buộc phải đầu tư cải thiện, và tìm hướng đi đúng đắn cho hoạt
động kinh doanh khách sạn của mình.
1.3.2. Nhà hàng, khách sạn 4.0

- Với Hotel 4.0, du khách hoàn toàn có thể trải nghiệm trước không gian phòng
khách sạn nhờ công nghệ thực tế ảo.


Nhiều ảnh chụp 360 độ - toàn cảnh thực tế ảo (Virtual Reality)
được đưa lên các kênh OTA để quảng bá khách sạn với mức độ tin cậy cao hơn
11


(Nguồn: hoteljob.vn)

Các thiết bị cá nhân của khách hàng như: điện thoại di động, ipad, đồng hồ
thông minh… được kết nối đến tất cả các dịch vụ của khách sạn.
- Dựa vào hệ thống Big Data – phân tích dữ liệu lớn từ những tương tác trong
quá khứ, thông tin mạng xã hội… các công cụ sẽ đưa ra dự đoán – cung cấp các dịch
vụ cá nhân hóa tốt nhất và đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng…
Nói về việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nhà hàng
và lưu trú ví dụ điển hình là khách sạn Henn-na (Nagasaki – Nhật Bản). Từ năm 2015,
khách sạn này đã đưa 243 nhân viên bằng robot vào phục vụ khách hàng với nhiều vị
trí khác nhau: lễ tân, nhân viên hành lý, nhân viên đứng cửa… mô phỏng nhiều hình
dáng ngộ nghĩnh từ con vật đến con người.

Nhân viên lễ tân đặc biệt tại khách sạn Henn-na – Nhật Bản

12


13


CHƯƠNG 2:
ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ GIẢI PHÁP CHO
NHÀ HÀNG, KHÁCH SẠN VƯỢT QUA KHỦNG HOẢNG COVID-19


2.1.

Đại dịch Covid-19
Virus corona viết tắt SARS-CoV-2 (tiếng Anh: Severe acute respiratory

syndrome corona virus 2), trước đây có tên tạm thời là virus corona mới 2019 (2019nCoV), là một chủng coronavirus gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona
2019 (COVID-19), xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2019, trong đợt bùng phát
đại dịch COVID-19 ở thành phố Vũ Hán và bắt đầu lây lan nhanh chóng sau đó, trở
thành một đại dịch toàn cầu. Vào ngày 12 tháng 01 năm 2020, nó được Tổ chức Y tế
Thế giới gọi tên là 2019-nCoV, dựa trên một phương thức đặt tên cho virus corona
mới. Đến ngày 11 tháng 2 năm 2020, Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus (ICTV) quyết
định đặt tên chính thức cho chủng virus corona mới này là SARS-CoV-2 khi họ phân
tích rằng nó cùng loài với virus SARS từng gây ra đại dịch năm 2003 nhưng là một
chủng khác của loài. Virus này là một loại virus corona ARN liên kết đơn chính nghĩa.
Trong khoảng thời gian đầu của đại dịch COVID-19, các nhân viên nghiên cứu đã
phát hiện chủng virus này sau khi họ tiến hành đo lường kiểm tra axit nucleic và dò tra
trình tự bộ gen ở mẫu vật lấy từ người bệnh.
COVID-19 tác động đến mỗi người theo những cách khác nhau. Hầu hết
những người nhiễm vi-rút sẽ có triệu chứng bệnh từ nhẹ đến trung bình và có thể hồi
phục mà không cần nhập viện.
-

Các triệu chứng thường gặp nhất: sốt, ho khan, mệt mỏi
Các triệu chứng ít gặp hơn: đau nhức, đau họng, tiêu chảy, viêm kết mạc,
đau đầu, mất vị giác hoặc khứu giác, da nổi mẩn hay ngón tay hoặc ngón

-

chân bị tấy đỏ hoặc tím tái
Các triệu chứng nghiêm trọng: khó thở, đau hoặc tức ngực, mất khả năng

nói hoặc cử động
14


Bảng phân biệt các triệu chứng cảm cúm và virus Corona
(Nguồn: Báo Vietnamplus.vn)
2.2.

Giải pháp vượt qua khủng hoảng Covid-19 cho nhà hàng, khách sạn
2.2.1. Hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp và người lao động
- Kiến nghị lên Chính phủ miễn, giảm các chi phí, thuế như: miễn thuế giá trị

gia tăng (VAT) cho tiêu dùng du lịch và các doanh nghiệp du lịch trong Quý I, Quý II
và Quý III năm 2020; giảm 50% thuế VAT cho tiêu dùng du lịch và các doanh nghiệp
du lịch trong Qúy IV năm 2020 và Quý I năm 2021; giảm chi phí môi trường cho các
doanh nghiệp du lịch, giảm thuế khoán đối với các hộ kinh doanh du lịch cá thể trong
năm 2020, cho phép doanh nghiệp du lịch và hướng dẫn viên du lịch chậm nộp thuế
15


VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm xã hội năm 2019,
năm 2020 đến hết tháng 6/2021; chi trả bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động phải
nghỉ việc do COVID-19. V.v…
- Ngân hàng nhà nước giảm các loại phí, lãi suất thị trường mở (OMO), các
ngân hàng triển khai gói hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh dịch
vụ du lịch (nhà hàng, khách sạn, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, vận tải du
lịch, khu du lịch, vui chơi giải trí), giảm lãi suất vay từ 3%/năm.
2.2.2. Thay đổi chính sách thị thực để thu hút khách.
Cụ thể, nghiên cứu miễn phí cấp thị thực nhập cảnh cho khách du lịch quốc tế
đến Việt Nam, thời gian áp dụng: 12 tháng từ ngày Việt Nam công bố hết dịch. Nghiên

cứu pháp lý hóa danh mục 80 nước, vùng lãnh thổ có tiềm năng gửi khách du lịch đến
Việt Nam được xét cấp thị thực điện tử (hiện nay đang thí điểm).
2.2.3. Các địa phương, doanh nghiệp du lịch và dịch vụ liên quan tập trung
xây dựng và triển khai chương trình kích cầu du lịch nội địa sau khi Việt Nam
công bố hết dịch
Triển khai chương trình kích cầu du lịch quốc tế đến Việt Nam tại các nước là
thị trường du lịch trọng điểm khi các nước công bố hết dịch. Tăng cường xúc tiến,
quảng bá, phát triển các sản phẩm mới để thu hút khách du lịch quốc tế, nhất là khách
du lịch từ các vùng không chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh, đồng thời tập trung phát
triển mạnh du lịch nội địa ở các vùng, miền của đất nước. Thông qua chương trình
kích cầu du lịch “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” để khôi phục thị trường.

16


2.2.4. Khách Sạn Linh Hoạt Thích Nghi
-

Tái cơ cấu nhân sự

Trong thời điểm vắng khách này, khách sạn có thể khuyến khích nhân sự nghỉ
phép trước hạn, bên cạnh đó áp dụng chính sách luân chuyển qua các phòng ban, sắp
xếp lại công việc cho phù hợp. Tân dụng khoảng thời gian này để đào tạo, nâng cao
tay nghề nhân viên và chuẩn bị cho sự phục hồi.
-

Tìm kiếm các thị trường mới
Việc phụ thuộc lớn vào một thị trường nào đó sẽ khiến tổn thất càng cao khi

khủng hoảng xảy ra, và dễ thấy nhất chính là tình trạng phụ thuộc vào du khách Trung

Quốc của ngành du lịch Việt Nam. Vì vậy, điều cần làm hiện nay là các doanh nghiệp
cần mở rộng thị trường phục vụ và khảo sát để xây dựng các gói sản phẩm phù hợp
với tâm lý và nhu cầu của du khách, nỗ lực tiếp thị, thu hút các thị trường thay thế
Trung Quốc, ưu tiên khách châu Âu, Mỹ, Úc, Đài Loan, …
-

Sáng tạo dịch vụ mới



Tận dụng không gian trống thành văn phòng cho thuê tạm thời cho các công ty.



Cung cấp dịch vụ vệ sinh cho khách hàng doanh nghiệp. Bằng cách này, khách
sạn vừa có thể phục vụ nhu cầu mới và tạo điều kiện cho nhân viên của mình vẫn
đảm bảo công việc của mình.



Đẩy mạnh dịch vụ ăn uống, phát triển các thực đơn mới với giá hấp dẫn để thu
hút khách hàng. Ngoài ra, khách sạn còn có thể thực hiện phục vụ tiệc bên ngoài,
hoặc giao thức ăn đến canteen của các doanh nghiệp lớn.
-

Duy trì quan hệ tốt với khách hàng
Đây là thời gian khách sạn cần tận dụng để xây dựng và củng cố quan hệ với

khách hàng quen qua email và điện thoại. Cho họ biết khách sạn đã và đang nỗ lực
phòng chống dịch và giới thiệu về các chương trình ưu đãi đang chạy.


17


CHƯƠNG 3:
XU HƯỚNG DỊCH CHUYỂN
TRONG KINH DOANH NHÀ HÀNG, KHÁCH SẠN

18


3.1. Áp dụng công nghệ một cách rộng rãi và mạnh mẽ
Công nghệ kỹ thuật số sẽ tiếp tục phát triển và định hình hoạt động của mô
hình kinh doanh nhà hàng khách sạn.Có bốn công nghệ chính đáng để bạn chú ý
trong năm 2020, bao gồm:
-

Internet of Things (IoT)

-

Phần mềm quản lý nhà hàng khách sạn

-

Thực tế ảo

-

Nhận dạng khuôn mặt


3.2. Xu hướng nhượng quyền nhà hàng, khách sạn
Với mong muốn đem đến cho khách hàng dịch vụ chuyên nghiệp, tiếp cận được
đa dạng nguồn khách, ổn định nguồn thu, nhiều chủ khách sạn sẵn sàng chi lớn, hợp
tác với các thương hiệu quản lý top đầu thế giới.
Theo đại diện của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, “bắt tay” với những thương
hiệu quản lý khách sạn hàng đầu thế giới giúp các doanh nghiệp Việt đảm bảo tỷ lệ lấp
phòng, giảm thiểu rủi ro. Bởi lẽ họ đã có kinh nghiệm, kỹ năng nghiệp vụ quản lý lâu
năm, nắm trong tay hàng trăm khách sạn, có một lượng khách ổn định, đem lại doanh
thu bền vững.
3.3. Những xu hướng du lịch được dự báo
Dưới đây là 6 xu hướng du lịch được Tổ chức Du lịch Thế giới UNTWO dự báo
sẽ lên ngôi trên toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam:

- Du lịch Y tế
Là kết hợp du lịch với chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe

19


- Du lịch có trách nhiệm
Là tối đa hóa lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường và giảm thiểu chi phí tới các điểm đến
- Du lịch sinh thái
Là dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường
- Du lịch cộng đồng
Là các trải nghiệm do người dân phối hợp tổ chức, quản lý để đem lại lợi ích kinh tế
và bảo vệ môi trường chung
- Du lịch thông minh
Là chi phí thấp, an toàn, thuận tiện trên cơ sở ứng dụng công nghệ và sử dụng các
thiết bị hiện đại để tìm kiếm thông tin và dữ liệu toàn cầu

- Du lịch sáng tạo
Là du khách có cơ hội phát triển tiềm năng sáng tạo qua trải nghiệm học tập, tìm hiểu
tại điểm đến

20


KẾT LUẬN
Chẳng phải ngẫu nhiên mà Tổ chức Du lịch Thế giới UNTWO đánh giá Đông
Nam Á là khu vực hút khách quốc tế lớn thứ 4 trên thế giới, và Việt Nam là 1 trong
Top 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất toàn cầu. Bên cạnh những
khó khăn về nhiều khía cạnh luôn song hành những cơ hội, thách thức lớn để ngành
Du lịch có thể vươn dậy mạnh mẽ. Nhanh chóng bắt kịp xu hướng phát triển toàn cầu
nói chung và của ngành du lịch nói riêng, đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất – tận dụng
những tiềm năng du lịch sẵn có, biến chúng thành sản phẩm dịch vụ cụ thể và đặc thù
thu hút khách – chú trọng tuyển dụng và đào tạo nhân viên vững chuyên môn, giỏi
nghiệp vụ… chắc chắn, du lịch Việt sẽ có nhiều khởi sắc hơn nữa trong tương lai!

21



×