Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

báo cáo thực tập tốt nghiệp quản trị kinh doanh nhà hàng khách sạn INTERCONTINENTAL ASIANA SAIGON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.41 KB, 36 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI KHÁCH SẠN
INTERCONTINENTAL ASIANA SAIGON
LỜI MỞ ĐẦU
Ngành công nghiệp dịch vụ du lịch khách sạn trong những năm gần đây
ngày càng được chú trọng và không ngừng phát triển trên phạm vi toàn thế giới.
Cùng với xu hướng chung đó thì du lịch Việt Nam đang từng bước vươn lên và trở
thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Hơn nữa Việt Nam là một nước nằm trong khu
vực Đông Nam á - Một khu vực có nền kinh tế năng động và phát triển tương đối
mạnh.
Kinh doanh khách sạn là một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu
của ngành du lịch, nhưng ngày nay cùng với sự phát triển của ngành và sự cạnh
tranh không ngừng giữa các khách sạn với nhau nên việc kinh doanh khách sạn
gặp rất nhiều khó khăn. Sự cạnh tranh này là sự cạnh tranh tự do, mỗi một khách
sạn có một ưu điểm và lợi thế khác nhau nên nếu khách sạn nào phát huy được ưu
điểm và lợi thế của mình thì sẽ có được chỗ đứng trên thị trường và tiếp tục tồn
tại, phát triển. Những cuộc cạnh tranh này ngày càng gay gắt hơn do sự phát triển
của đời sống xã hội, sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật và cùng với
nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Do đó mà để tồn tại các khách sạn
phải luôn luôn cải thiện không ngừng bộ máy hoạt động của mình bằng việc đào
tạo, thuê thêm những cán bộ có trình độ chuyên môn cao và tạo ra một bộ máy
hoạt động hết mình vì công việc.
Qua một thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế tình hình kinh doanh tại khách
sạn Intercontinental Asiana SaiGon, được sự giúp đỡ của các bộ phận trong khách
sạn cùng với sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy TS. Nguyễn Văn Hóa và sự
cố gắng, nỗ lực của bản thân em đã hoàn thành báo cáo này.

MỤC LỤC
PHẦN 1 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN
INTERCONTINENTAL ASIAN SAIGON
1.1 Giới thiệu khái quát về khách sạn Intercontinental Asiana SaiGon
1.1.1 Vị trí khách sạn Intercontinental Asiana SaiGon


1.1.2 Sự hình thành và phát triển của khách sạn Intercontinental Asiana SaiGon
1.1.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật và các loại dịch vụ khác
1.1.4 Chức năng nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của khách sạn
Intercontinental Asiana SaiGon
1.2 Mô hình hoạt động và đối tượng phục vụ của khách sạn Intercontinental Asiana
SaiGon
1.2.1 Mô hình hoạt động của khách sạn Intercontinental Asiana SaiGon
1.2.2 Đối tượng phục vụ của khách sạn Intercontinental Asiana SaiGon
1.3 Môi trường kinh doanh và chính sách kinh doanh của khách sạn
Intercontinental Asiana SaiGon
1.3.1 Môi trường kinh doanh của khách sạn Intercontinental Asiana SaiGon
1.3.2 Chính sách kinh doanh của khách sạn Intercontinental Asiana SaiGon
1.3.2.1 Chính sách thị trường
1.3.2.2 Chính sách sản phẩm- dịch vụ
1.3.2.3 Chính sách giá
1.3.2.4 Chính sách xúc tiến
1.3.2.5 Chính sách phân phối
1.4 Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn
Intercontinental Asiana SaiGon
1.4.1 Thị trường- khách
1.4.2 Doanh thu
1.4.3 Tài chính
1.5 Cơ cấu và chức năng các bộ phận của khách sạn Intercontinental Asiana
SaiGon
1.5.1 Tổ chức bộ máy của Khách sạn
1.5.2 Chức năng các bộ phận chính trong Khách sạn
1.5.2.1 Bộ phận front office
1.5.2.2 Bộ phận nhà hàng
1.5.2.3 Bộ phận housekeeping
1.5.2.4 Bộ phận Sale và Marketing

1.5.2.5 Bộ phận Kế toán- Tài chính
1.6 Ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử tại khách sạn
Intercontinental Asiana SaiGon
1.7 Chính sách quản lý chất lượng tại khách sạn Intercontinental Asiana
SaiGon
1.8 Quản lý nhân sự trong khách sạn Intercontinental Asiana SaiGon
1.9 Công tác Marketing và bán của Khách sạn
PHẦN 2: ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP CẢI TIẾN HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI KHÁCH SẠN INTERCONTINENTAL ASIANA
SAIGON ĐẾN NĂM 2012
2.1 Chiến lược và các mục tiêu phát triển của Intercontinental Asiana SaiGon đến
năm 2012
2.2 Ý kiến về mô hình hoạt động và đối tượng phục vụ của khách sạn Intercontinental Asiana
SaiGon
2.2.1 Mô hình hoạt động của khách sạn Intercontinental Asiana SaiGon
2.2.2 Đối tượng phục vụ của khách sạn Intercontinental Asiana SaiGon
2.3 Ý kiến về môi trường kinh doanh và chính sách kinh doanh của khách sạn
Intercontinental Asiana SaiGon
2.3.1 Môi trường kinh doanh của khách sạn Intercontinental Asiana SaiGon
2.3.2 Chính sách kinh doanh của khách sạn Intercontinental Asiana SaiGon
2.3.2.1 Chính sách thị trường
2.3.2.2 Chính sách sản phẩm- dịch vụ
2.3.2.3 Chính sách giá
2.3.2.4 Chính sách xúc tiến
2.3.2.5 Chính sách phân phối
2.4 Ý kiến cải tiến tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn
Intercontinental Asiana SaiGon
2.4.1 Thị trường- khách
2.4.2 Doanh thu
2.4.3 Tài chính

2.5 Ý kiến về cơ cấu và chức năng các bộ phân của khách sạn Intercontinental
Asiana SaiGon
2.6 Ý kiến về ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử tại khách
sạn Intercontinental Asiana SaiGon
2.7 Ý kiến về quản lý chất lượng tại khách sạn Intercontinental Asiana
SaiGon
2.8 Ý kiến quản lý nhân sự trong khách sạn Intercontinental Asiana SaiGon
2.9 Ý kiến về công tác Marketing và bán của Khách sạn
NỘI DUNG
PHẦN 1 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
KHÁCH SẠN INTERCONTINENTAL ASIAN SAIGON
1.1 Giới thiệu khái quát về khách sạn Intercontinental Asiana SaiGon
1.1.1 Vị trí của khách sạn
Địa chỉ:Ngã tư Hai Bà Trưng và Lê
Duẩn, Quận 1, TP Hồ Chí Minh (Sài
Gòn)
Tel:(08) 35209999
Fax:(08) 35209955
Website:
Khách sạn có 305 phòng cùng 260 căn hộ cho thuê. Nếu muốn đến thành
phố Hồ Chí Minh du lịch hay công tác, bạn có thể lưu trú tại các phòng khách sạn
được thiết kế tinh tế và hiện đại. Ở tiêu chuẩn 5 sao, đẳng cấp quốc tế, các phòng
gồm đầy đủ tiện nghi hiện đại. Bạn cũng sẽ hài lòng với một phòng tắm rộng gồm
bồn tắm và nhà tắm đứng riêng biệt. Từ các phòng của khách sạn Inter Continental
Asiana SaiGon, bạn tha hồ ngắm nhìn toàn cảnh trung tâm thành phố. Sài Gòn từ
trên cao như thơ mộng và lung linh hơn dưới ánh đèn vào buổi tối, bởi dòng người
nhộn nhịp, hay bởi dòng sông Sài Gòn êm ả, nên thơ. Còn nếu muốn sống và làm
việc lâu dài ở thành phố này, bạn có thể thuê các căn hộ cao cấp của Inter
Continental Asiana SaiGon. Các căn hộ này cũng được trang bị đầy đủ tiện nghi,
được thiết kế hiện đại với hệ thống nhà hát tại gia, internet không dây sẽ mang lại

cho bạn không chỉ cảm giác thoải mái; mà đó còn là một không khí ấm cúng, một
sự gần gũi đến thân quen.
Như một khách sạn hàng đầu, đẳng cấp của Inter Continental Asiana
SaiGon thể hiện ngay ở những dịch vụ đi kèm. Ở đó, khách sạn có 8 phòng hội
nghị và 1 phòng đại tiệc với sức chứa lên tới 600 khách, trong đó có cả khu vực
đón khách ngoài trời. Các phòng họp và phòng tiệc đều trang bị thiết bị chuyên
dùng hiện đại. Giữa trung tâm thành phố, nơi được coi là tấc đất tấc vàng, nhưng
Inter Continental Asiana SaiGon vẫn tạo ra những khoảng không gian rộng rãi, đó
không hẳn chỉ là sự cố gắng; mà đó còn là sự chuyên nghiệp nhằm mang đến cho
khách hàng những dịch vụ hoàn hảo nhất.
1.1.2 Sự hình thành và phát triển của khách sạn Intercontinental Asiana
SaiGon
Asiana Saigon thuộc tập đoàn InterContinental Group (IHG) là nhóm khách
sạn lớn nhất thế giới theo số lượng phòng. IHG sở hữu, quản lý, cho thuê hoặc
nhượng quyền thương mại, thông qua các công ty con khác nhau, hơn 4.200 khách
sạn và hơn 620.000 phòng khách tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế
giới.
Nguồn gốc của tập đoàn khách sạn Inter Continental nếu được xem xét sâu
xa bắt nguồn từ năm 1777 khi William Bass thành lập nhà máy bia ở Burton-on-
Trent và kinh doanh dưới cái tên của chính ông ta. Công việc kinh doanh khá
thành đạt dưới sự điều hành của William và con trai ông ta Michael Thomas. Nhà
máy bia của William đã phát triển thành một nhà sản xuất và xuất khẩu bia đứng
đầu trong nước. Năm 1986 thương hiệu hình tam giác màu đỏ của họ đã trở thành
thương hiệu hàng đầu được công nhận tại Anh Quốc. Nhờ sự phát triển lớn mạnh
đó mà công ty của William đã tham gia vào hiệp hội của ngành công nghiệp. từ
năm 1987, Công ty Bass đã sở hữu một lọat các khách sạn. Nhưng sự thay đổi
mang tính ý nghĩa quốc tế trong ngành công nghiệp khách sạn của tập đoàn xảy ra
vào năm 1988, với việc mua lại hệ thống Holiday Inn International.
Với việc tách và sát nhập của mình, ngày 15/4/2003 InterContinental
Hotels Group PLC (IHG) đã trở thành một công ty riêng biệt tại Anh và Mỹ. Kể từ

thời điểm này InterContinental Hotels Group đã trở thành một tập đoàn kinh
doanh khách sạn lớn trên thế giới. Liên tục từ năm 2003 trở đi, Inter Continental
liên tục sát nhập và phát triển các thương hiệu mới như: Candlewood Suites
(khách sạn giá vừa); Indigo và mở rộng hệ thống khách sạn Staybridge Suites ở
Bắc Mỹ, Anh quốc v.v… Điều này đã đưa Inter Continental Hotels Group trở
thành một hệ thống khách sạn có phạm vi ảnh hưởng trên toàn cầu.
Ngày nay, Inter Continental Hotels Group đã trở thành một thương hiệu nổi
tiếng, theo công bố của tổ chức tư vấn “MKG Consuting data” vào tháng 3/2004,
InterContinental đã vươn lên thành tập đoàn lớn nhất và nằm trong tốp 20 thương
hiệu có mức độ bao phủ rộng nhất thế giới. Một điều đáng mừng đối với ngành du
lịch Việt Nam, vừa qua tập đoàn khách sạn Inter Continential Hotels Groups đã
công bố sẽ xây dựng khách sạn đầu tiên của hệ thống khách sạn này tại Việt nam
vào đầu năm 2009
Tập đoàn sở hữu một danh mục các đầu tư và có mối quan hệ với thương
hiệu khách sạn InterContinental Hotels & Resorts, Hotel Indigo, Crowne Plaza
Hotels & Resorts, Holiday Inn, Hotels & Resorts, Holiday Inn Express, Staybridge
Suites và Candlewood Suites. InterContinental Hotels & Resorts đã có 158 khách
sạn trên toàn cầu và 39 ở châu Á Thái Bình Dương, nằm ở hơn 60 quốc.
Khai trương vào ngày 09 tháng 09 năm 2009, Khách sạn InterContinental
Asiana Saigon là điểm đến mới đầy thú vị tại khu vực trung tâm Thành phố Hồ
Chí Minh, thành phố lớn nhất và là trung tâm thương mại của Việt Nam. Với chiều
cao 21 tầng và tọa lạc trên đường Hai Bà Trưng và đường Lê Duẩn – đây là
những con đường trọng điểm của TP. Hồ Chí Minh, đồng thời có thể nhìn ra toàn
cảnh khu vực trung tâm thành phố, đây là điểm đến mới đầy thú vị cho các doanh
nhân và khách du lịch.
1.1.3 Cơ sở vật chất – kỹ thuật và các loại dịch vụ khác
Khách sạn InterContinental Asiana Saigon gồm có 305 phòng khách được
thiết kế tinh tế và trang bị hệ thống tiện nghi hiện đại với bồn tắm và phòng tắm
đứng riêng biệt trong đó có 240 Deluxe rooms, 46 Club Intercontinental rooms 18
phòng hạng sang và 1 phòng tổng thống. Một Club Lounge sang trọng nhìn ra toàn

cảnh trung tâm thành phố, và cơ sở vật chất phục vụ hội nghị và lễ tiệc tốt nhất
thành phố. Tất cả đều được thiết kế nhằm hướng đến đối tượng khách lưu trú là
các doanh nhân thành đạt
1.1.3.1 Các loại phòng trong khách sạn
- Phòng Deluxe King:
Một phòng ngủ có một giường King size 2m * 2m2
Bàn làm việc có thề xoay để tiện di chuyển, bộ ghế da cao cấp giúp khách
có thể thư giản nhìn ra quang cảnh bên ngoài.
Tủ gỗ với các loại móc áo nam nữ, móc dành cho đồ lụa, bàn ủi hơi hiên
đại, túi đựng đồ giặt, hộp da đựng giày nếu khách yêu cầu đánh giày, dép đi trong
nhà, dù, thanh ủi đồ, máy sấy tóc, két sắt.
Các thiết bị hiện đại như Tivi LCD 42”, đầu đĩa DVD, hệ thống máy hát tại
nhà, máy IHOME có loa ngoài cho Iphone va Ipod, hệ thống internet tốc độ cao và
hệ thống điều hòa nhiệt độ.
Có nhiều loại đèn: đèn trần, đèn chụp, neon ở bàn làm viêc, đèn đọc sách có
thể điều chỉnh sáng tối, hệ thống điều chỉnh ở hai bên đầu giường.
Minibar với nhiều loại nước uống. Bộ ly để khách có thể uống rượu tại
phòng: 2 ly vang trắng, 2 ly vang đỏ.
Một phòng tắm có: phòng tắm đứng, 1 bồn tắm, máy nước nóng lạnh, 3
khăn tắm, 2 khăn tay, 2 khăn mặt, 1 khăn dậm chân. Các loại mỹ phẩm như daily
shampoo, conditioner, bath & shower gel, hand & body lotion, InterContinental
soap và hộp dụng cụ cá nhân cho khách như: dao cạo râu, bàn chải đánh răng,
bông tẩy trang, nail… Ngoài ra còn có gương phóng đại cao cấp, áo choàng tắm
và cân sức khỏe.
Phòng có thể kê thêm tối đa một giường phụ.
- Phòng Deluxe Double:
Tương tự như phòng Deluxe King nhưng trong phòng có 2 giường Queen
size 2m *1m6.
- Phòng Deluxe Suite:
Ngoài phòng tắm và phòng ngủ còn có thêm một phòng khách tiện nghi và

1 toilet. Phòng có diên tích gấp đôi phòng thông thường.
- Phòng Executive Suite:
So với phòng Deluxe Suite có thêm một bếp ăn cho phép nấu ăn trong
phòng với các thiết bị hiên đại. Phòng này có diện tích gấp 4 lần phòng thông
thường.
- Phòng President Suite:
Phòng duy nhất của khách sạn có diện tích gấp 6 lần phòng thông thường
với những thiết bị hiện đại nhất. Có bồn tắm mát xa, phòng họp, bếp. Ngoài ra còn
thông với phòng Deluxe double. Đây là sự lựa chọn hoàn hảo của các nguyên thủ
quốc gia, các nhân vật nổi tiếng và các đại gia.
- Giá phòng:
Loại phòng Tổng 1 đêm (giá 1 phòng, bao gồm
thuế)
Deluxe room (Single/ Double/Twin)
$220
Deluxe Corner room (Single/ Double)
$245
Club InterContiental Deluxe Room
(Single/ Double/ Twin)
$275
1.1.3.2 Nhà hàng
Khách sạn gồm 3 nhà hàng: Yu Chu – nhà hàng Trung Quốc, Market 39 –
nhà hàng Pháp – Á – Việt Nam, Basilico – nhà hàng Ý, toạ lạc tại InterContinental
Asiana SaiGon Residences.
- Nhà hàng YuChu:
Nhà hàng YuChu có sức chứa 146 người, có cửa sổ suốt chiều cao phòng
với tầm nhìn bao quát khu vực con đường trung tâm Hai Bà Trưng, không gian nơi
đây đem lại cho thực khách một cảm giác Trung Hoa hiện đại. Dịch ra có nghiã là
“Bếp của hoàng đế”, YuChu là nhà hàng chính của InterContinental Asiana
SaiGon. Một cuộc hôn phối hoàn hảo giữa phong cách nội thất hiện đại và sự tuyệt

hảo, công phu trong ẩm thực Quảng Đông và Bắc Kinh. Thực khách có thể ghé
mắt chiêm ngưỡng tài nghệ của bếp trong khi đầu bếp nhồi và kéo tơi sợi mỳ bằng
tay, hay khi họ chuẩn bị các món há cảo và các món kho ngon lành, tươi mát trong
khu bếp thiết kế mở cực kỳ đẹp mắt. Thực khách có thể dõi theo những con dao
sáng loá hay ánh lửa bùng lên trong lò trong khi các đầu bếp dùng tay hay đầu gối
điều khiển mọi thứ thật uyển chuyển và khéo léo.
Thực đơn ăn trưa bao gồm các món truyền thống được nhiều người ưa thích
như món há cảo nhân thịt, món súp nấu trong liễn to bằng cái vạc với lựa chọn
“món xúp của ngày” được thay đổi hàng ngày, và các món nướng được ướp sốt rất
đậm đà.
Đến giờ ăn tối, các đầu bếp đứng ở lối ra vào để mời chào thực khách với
các món mỳ đặc sản của nhà hàng trên tay. Thêm vào các món trong thực đơn bữa
trưa là các món đặc sản Bắc Kinh như món vịt quay Bắc Kinh thơm lừng hay các
món Quảng Đông như Gà Nấu Rượi và món tôm nấu rượu đậm đà trên đầu lưỡi.
Truyền thống thưởng thức trà của Trung Hoa đóng vai trò quan trọng trong
trải nghiệm ẩm thực ở đây: YuChu mang lại bộ sưu tập năm loại trà lừng danh của
Trung Hoa - Trắng, Vàng, Ướp hoa, Ô long và trà xanh - phục vụ trong “Gaiwan”,
một biết bát lớn co nắp để ủ và uống trà có lịch sử xuất phát từ đời nhà Minh và
được nhiều ngươì sành trả cho là các ủ và uống trà tinh tế nhất.
Bày trí sắp xếp theo phong cách Trung Hoa làm cho thực khách thỏa mãn
yêu cầu về mục đích và mỹ cảm. Công việc này bao gồm các công đoạn sau: bố trí
bàn tiệc bố trí chỗ ngồi khăn trải bàn xếp khăn ăn, và những dụng cụ khác trên
bàn. Loại bàn dùng cho yến tiệc theo phong cách trung hoa thường là loại bàn tròn
đầu hoa văn và nếp gấp của khăn phải ở giữa bàn vuông góc với vị trí ghế chủ
nhân, 4 góc khăn cách mặt đất phải đều.
Dụng cụ ăn uống trong 1 buổi tiệc bao gồm các dụng cụ như: đĩa ăn chính,
muỗng canh, chén để muỗng, đũa, giá đũa, 3 loại ly rượu, khăn ăn xếp thuyền.
Ngoài ra còn có những dụng cụ sử dụng chung như đĩa lớn, đũa dài, muỗng
lớn, ống tăm, gạt tàn thuốc, gía đựng gia vị, danh sách khách mời.
Bày trí ghế trong bàn tiệc dựa vào những yếu tố sau: kích thước bàn to nhỏ,

số lượng thực khách. Bàn vuông lớn: ta có thể xếp dược 8 ghế; mỗi cạnh đặt 2
ghế. Bàn tròn lớn: ta có thể đặt được 10 ghế, khi đặt 2 ghế của chủ nhân và phó
chủ nhân xong, tuần tự theo cự ly ta đặt các ghế còn lại.
- Nhà hàng Market 39:
Market 39 là sự kết hợp những tinh tuý đắt giá nhất của ẩm thực Đông và
Tây trong thực đơn buffet và gọi món phong phú. Nhà bếp mở tạo không gian
tương tác với khách, sống động và thoáng mát, mang lại nhiều màu sắc, hình ảnh,
âm thanh và mùi hương của các nền ẩm thực quốc tế giàu sáng tạo trong khi các
đầu bếp thể hiện tài năng với các món Âu và Á ngon không chê vào đâu được.
Chuyên sâu vào các món khai vị cao cấp, các món hải sản địa phương và
nhập khẩu, những món bít tết thịt ngọt lừ sôi trên vì nướng và các loại mỳ làm thủ
công, các món bánh mỳ và bánh được chuẩn bị tại chỗ cả ngày để đảm bảo tất cả
mọi món đều được mang ra cho khách tươi mơí, nóng hổi và đậm đà hương vi.
Market 39 cũng đồng thời nổi danh nhờ vào các bữa điểm tâm thịnh soạn,
quầy buffet dài chất đầy các loại bánh mỳ mềm và nóng, các loại bánh xèo
(pancake) và bánh xốp (waffle), các món thịt nguội và một quầy phục vụ món đặc
sản địa phương - phở và bún bò huế vơí món thịt cao cấp tuyệt vời. Thực khác có
thể chọn bữa điểm tâm theo phong cách Mỹ hay Quốc tế vời món trứng làm theo
kiểu nào tuỳ thích - chiên với cá hồi xông khói, các loại hương thảo và pho mát
kem; hay luộc hoặc chần vơí cà chua, thịt muối, nấm và xúc xích gà. Cam tươi vắt,
cà phê và trà mới pha, liên tục được đổ đầy. Thách thức duy nhất cho thực khách
là phải quyết định bắt đầu dùng món nào trước.
Nhân viên và dịch vụ đều rất tuyệt. Rõ ràng là một trong những nơi có dịch
vụ tốt nhất trong thành phố, luôn tươi cười và ân cần, chu đáo, luôn ở đó khi bạn
cần và nép đi khi không cần để tạo sự riêng tư cho bạn.
- Nhà hàng kiểu Ý (basilico):
Ấm cúng và mời gọi, hiện đại nhưng lại bình dị, gần gũi, nhà hàng Basilico
thực sự là một phiên bản đúng chất của một nhà hàng Ý truyền thống. Ẩm thực
thuần Ý, chế biến đúng kiểu, không pha tạp. Không gian thiết kế hiện đại và
không khí thoải mái, dễ chịu biến nơi này thành một điểm hẹn lý tưởng cho bạn bè

hay cho công việc, vào bất cứ giờ nào trong ngày.
Thực khách cho có thể mong đợi nhiều món pizza, mỳ pasta, khai vị, anti-
pasta và các món tráng miệng được phục vụ theo khẩu phần kích cỡ La Mã, sử
dụng các nguyên liệu tươi để thu được hương vị tưởng chừng được chở từ Sicily
sang. Những người yêu các món thịt chắc chắn sẽ hài lòng với món thịt thăn Milan
ăn với bánh mỳ và Rucola, cùng sốt cà chua đặc. Thêm vào các món thuần Ý là
các món điểm tâm được phục vụ cả ngày, các món bánh mỳ tươi dài (baguette) và
bánh mỳ dẹp Focaccias, các món mỳ Paninis nóng hổi và các món bánh mỳ dẹp
mỏng nướng Piadinas.
Basilica nổi tiếng với pizza, bột được nhồi bằng tay trước khi các món nhân
cao cấp được phủ thành lớp bên trên và nướng mỏng và giòn đến tuyệt hảo trong
lò nướng pizza bằng gỗ.
Tiệc phương tây thường chuộng loại bàn hình vuông kích cở nhỏ, buổi tiệc
rượu kiểu tây sử dụng kiểu bàn vuông nhỏ mà ghép lại với nhau căn cứ vào số
lượng khách tham dự, địa hình sảnh tiệc và yêu cầu của khách mà sắp xếp và sử
dụng kích thước cho phù hợp.
1.1.3.3 Tiện nghi và dịch vụ
Club InterContinental trên tầng 19 với nhiều ưu đãi đặc biệt. Businesses
Center với đầy đủ dịch vụ.
Quầy lounge ở khu vực tiền sảnh - The Library và quán bar Purple Jade
nằm trên lầu 1.
Câu lạc bộ Sức khoẻ và Spa InterContinental nằm trên lầu 3.
Bể bơi ngoài trời dài 20 mét với tầm nhìn rộng khắp thành phố.
Phòng Đại Tiệc hoàn toàn không có cột sẽ là địa điểm lý tưởng để tổ chức
các buổi tiệc theo chủ đề, dạ tiệc, các đám cưới sang trọng với sức chứa tới 600
khách.
10 phòng họp nằm toàn bộ trên một tầng lầu với khu vực đón khách trong
nhà và ngoài trời. Đa số phòng họp đều có ánh sáng tự nhiên. Đây là nơi thu hút
nhiều sự kiên lớn trong thành phố đem đến nguồn thu cho khách sạn.
Các dịch vụ khác:

- Dịch vụ đỗ xe
- Đưa đón khách ra sân bay
- Cho phép mang theo vật nuôi
- Cho thuê xe đạp
- Dịch vụ giặt là/giặt khô
- Câu lạc bộ đêm, quán bar/tiệm rượu, quán cafe
- Salon
- Sòng bài
- Thiết bị cho cuộc họp
- Thiết bị cho người tàn tật
- Dịch vụ trông trẻ
- Trung tâm thương mại
1.1.4 Chức năng nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của khách sạn
Intercontinental Asiana SaiGon
1.1.4.1 Chức năng nhiệm vụ
Do tính chất đặc thù của loại hình kinh doanh này nên mối quan hệ giữa các
bộ phận là hết sức quan trọng. Sắp xếp, bố trí hợp lý sẽ mang lại năng suất cao và
điều kiện làm việc thoải mái cho nhân viên, góp phần vào việc mang lại sự tiện
nghi hài lòng cho khách hang, sẽ giúp cho việc quản lý có hiệu quả, còn thể hiện
tính chuyên nghiệp của nhà kinh doanh hoạt động khách sạn.
Tiêu chuẩn để thiết lập cơ cấu tổ chức cho một doanh nghiệp theo chức
năng là gom các nhân viên có kỹ năng giống nhau thành nhóm để thực hiện các
công việc giống nhau. Vì mỗi bộ phận thực hiện mỗi loại công việc nên công nhân
sẽ phát triển kỹ năng chuyên môn và có kiến thức nhanh hơn. Việc đào tạo được
thực hiện dễ dàng hơn do có sự đồng nhất trong công việc, đồng thời những nhân
viên chưa có kinh nghiệm cũng có cơ hội và điều kiện hơn để học hỏi ở những
người có tay nghề cao và vì vậy, các nhân viên mới sẽ nhanh chóng thích ứng với
công việc và sẽ sớm biết cách ứng phó để đi đến thành công. Tổ chức theo chức
năng là cách tổ chức công việc hợp lý, vì cách tổ chức này giúp cho hoạt động
điều phối và hoạt động của các nhóm nhỏ làm việc có hiệu quả.

Sự thành công của một khách sạn đứng dưới góc độ một doanh nghiệp
được đánh giá bằng hoạt động tổng thể của khách sạn, chứ không phải chỉ xét ở
bất cứ bộ phận riêng lẻ nào. Điều quan trong là tất cả các bộ phận phải nắm chắc
được các mục tiêu trên bình diện toàn khách sạn về phục vụ khách hàng và lợi
nhuận hơn là chỉ tập trung vào chức năng và công việc chuyên môn riêng của
mình. Vì thế phải tìm ra cách để điều phối các hoạt động của các bộ phận chức
năng riêng lẻ và đề ra chiến lược và mục tiêu cho toàn khách sạn. Cấp trên phải đề
ra hướng đi chiến lược tổng quát, các mục tiêu cho toàn khách sạn, điều phối các
hoạt động của các bộ phận và phân xử, dàn xếp các mâu thuẫn giữa họ. Để tổ chức
thành công một khách sạn, người đầu não phải có khả năng lãnh đạo vững vàng.
1.1.4.2 Mục tiêu hoạt động
Mặc dù mới gia nhập thị trường Việt Nam nhưng khách sạn InterContinental
asiana SaiGon đã cam kết một chương trình môi trường cả ở Hà Nội và TP.HCM.
Chương trình này bao gồm kế hoạch xử lý nước thải, sử dụng khí ga hóa lỏng và
kế hoạch sản xuất nước nóng bằng đường ống nhiệt.
InterContinental Asiana Saigon là một khu phức hợp khách sạn và căn hộ
cao cấp mới nhất trên thị trường hiện nay. Với mục đích xây dựng “Khách sạn
được khách hàng yêu thích” và chuyển tải hình ảnh đó đến tất cả 7 chuỗi khách
sạn thuộc IHG, bao gồm InterContinental, Holiday Inn, Crowne Plaza…
Toàn thể các khách sạn thuộc IHG làm việc và hoạt động một cách đồng
nhất dựa trên những “phương châm chiến thắng” như: Làm điều đúng, Thể hiện sự
quan tâm, Hướng tới mục tiêu cao hơn, Chia sẻ sự khác biệt, Cùng nhau làm việc
tốt hơn. Tất cả để hướng tới mục tiêu là đem đến dịch vụ khác biệt và hoàn hảo
nhất.
Có trách nhiệm với cộng đồng, bằng kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc nền
văn hóa địa phương, khách sạn chắc chắn sẽ mang lại những trải nghiệm tinh tế,
làm phong phú thêm cho cuộc sống cũng như mở rộng tầm nhìn của khách. Khách
sạn đã phối hợp với địa phương tổ chức nhiều hoạt động từ thiện như chương trình
làm sạch công viên 30/4, phát phần ăn từ thiện tại bệnh viện Nhi Đồng II, xây
dựng 4 nhà tình thương.

1.2 Mô hình hoạt động và đối tượng phục vụ của khách sạn Intercontinental Asiana
SaiGon
1.2.1 Mô hình hoạt động của khách sạn Intercontinental Asiana SaiGon
1.2.2 Đối tượng phục vụ của khách sạn Intercontinental Asiana SaiGon
1.3 Môi trường kinh doanh và chính sách kinh doanh của khách sạn
Intercontinental Asiana SaiGon
1.3.1 Môi trường kinh doanh của khách sạn Intercontinental Asiana SaiGon
Sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nền kinh tế Việt Nam có
nhữngbước chuyển đổi lớn, tà tập chung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường,
đẩy mạnh hợp tác và đầu tư quốc tế. Nền kinh tế nước ta đã thu được
nhiều thành công đáng kể tới ngành kinh doanh khách sạn du lịch. Cùng
với sự mở cửa và đường lối ngoại giao “Việt Nam sẵn sàng làm bạn cùng với tất
cả các nước trên thế giới” thì trong thời gian gần đây Chính phủ đã tạo
một số công trình thuận lợi cho việc kinh doanh du lịch phát triển, thu
hút ngày càng đông lượng kháchquốc tế đến thăm quan.
Với những hoạt động tích cực của Chính phủ nhằm tạo ra môi trường kinh
doanh cho các doanh nghiệp khách sạn du lịch như: đơn giản hoá thủ tục xuất
nhập cảnh cho du khách, đồng thời tạo cơ hội tốt cho các hoạt động đầu tư nước
ngoài nên đã thu hút một số lượng lớn khách du lịch công vụ và khách thương gia.
Họ đến Việt Nam với mục đích chính là thăm dò thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu
tư, họ là những khách hàng mang lạinguồn doanh thu lớn cho khách sạn.
Bên cạnh đó còn có một vài khó khăn như chủ trương chính sách của Nhà
nước là mở cửa tạo mọi thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, song thực chất bên
trong vẫn còn những quy định mang tính chất đóng: Các chính sách, quy định, luật
pháp của Nhà nước không ổn định, còn nhiều chặt chẽ đối với các doanh nghiệp
khách sạn du lịch.
Chi phí cho khách sạn là rất lớn, do phải đóng nhiều khoản thuế cho Nhà
nước, mức thuế xuất phải chịu là rất cao. Mặt khác trong các điều luật và dự luật
sửa đổi lại mở rộng diện đánh thuế chủ yếu nhằm vào các dịch vụ du lịch hay các
dịch vụ ngoại vi của khách sạn.

1.3.2 Chính sách kinh doanh của khách sạn Intercontinental Asiana SaiGon
1.3.2.1 Chính sách thị trường
Từ năm 2009, ngành khách sạn đã phục hồi theo sự phục hồi của nền kinh tế.
Công suất cho thuê phòng tại các Thành phố lớn trong khu vực đã dần có dấu hiệu tăng.
Mặc dụ vậy, ngành khách sạn cao cấp tại Việt Nam không đạt được hiệu quả. Công suất
phòng tại các khách sạn giảm lớn nhất so với các nước khác trong khu vực.
Lượng khách du lịch đến Việt Nam đóng góp nhiều vào ngành kinh doanh khách
sạn. Thị trường Việt Nam mới hình thành và còn khá non trẻ, do đó có xu hướng dễ
nhạy cảm hơn với những biến động ở bên ngoài. Khách du lịch nội địa cũng đóng
góp một phần lớn vào doanh thu ngành khách sạn. Khách du lịch Việt Nam khác so với
những năm trước, họ đòi hỏi cao hơn, quan tâm nhiều đến giá trị và dịch vụ, nắm bắt
được thông tin nhiều hơn.
1.3.2.2 Chính sách sản phẩm - dịch vụ
Trong nền kinh tế thị trường, sự sống luôn vận động và phát triển cùng với
quy luật cạnh tranh tất yếu để tồn tại. Cạnh tranh là động lực và cũng là phương
thức để xã hội đi lên. Bất kỳ một sản phẩm nào khi đưa ra thị trường đều phải chịu
một sức cạnh tranh nhất định. Bởi vì một loại sản phẩm có thể được sản xuất bởi
nhiều doanh nghiệp khác nhau và như vậy số lượng sản phẩm được cung ứng ra
thị trường rất lớn.
Thiết kế và cung ứng sản phẩm dịch vụ thoả mãn nhu cầu tối đa mong
muốn và nhu cầu của khách hàng là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho sự thành
công của các chương trình marketing cũng như sự phát triển lâu dài của doanh
nghiệp. Các quyết định về sản phẩm gắn liền với mức độ thỏa mãn nhu cầu của
khách, mang lại những lợi ích mà họ mong muốn.
1.3.2.3 Chính sách giá
Chính sách giá là sự tập hợp những cách thức và quy tắc xác định mức giá
cơ sở của sản phảm và quy định biên độ dao động cho phép, biến đổi mức giá cơ
sở trong những điều kiện nhất định của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
trên thị trường.
Giá cả là một trong những yếu tố cơ bản quyết định việc lựa chọn của

người mua, có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Giá phòng khách sạn cao cấp của Việt Nam không hề thua kém với các nước trong khu
vực. Giống các nước khác trong khu vực, Việt Nam chịu ảnh hưởng của tác động
khủng hoảng kinh tế.
1.3.2.4 Chính sách xúc tiến
Chính sách xúc tiến là truyền tin về sản phẩm, về doanh nghiệp tới khách
hàng để thuyết phục họ mua sản phẩm; là những công cụ để làm năng động và gây
ảnh hưởng định hướng giữa người bán và người mua, và là hình thức tuyên truyền
nhằm mục tiêu tạo ra sự chú ý và chỉ ra được những lợi ích của hàng hóa và dịch
vụ đối với khách hàng tiềm năng.
1.3.2.5 Chính sách phân phối
1.4 Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn
Intercontinental Asiana SaiGon
1.4.1 Thị trường- khách
1.4.2 Doanh thu
1.4.3 Tài chính
1.5 Cơ cấu và chức năng các bộ phận của khách sạn Intercontinental Asiana
SaiGon
1.5.1 Tổ chức bộ máy của Khách sạn
1.Mr THOMAS SCHMELTE :Area General Manager
2.Ms TASH TOBIAS : Hotel Manager
3.Mr BẢO NGUYỄN : Director of Finance anh Business Support
4.Mr EDGAR SABAGKIT : Director of Human Resouces
5.Mr JIMMY KOK : Director of Food anh Beverage
6. Mr ANTONIO DIZON : Director Engineering
7. Mr DANIEL KIPPING : Cluster Director of Sales and Marketing
8. Mr ROLANDO MANESCO : Executive Chef
9. Ms ELISABETH JURIKS : Director of Room
10. Mr WINSTON GONG : Director of Revenue
11. Ms PHẠM HOÀNG THÚY VI :Director o Events

12. Ms HOÀNG THẠCH THẢO :Director of Communication
13. Ms TARA NGUYỄN :Front Office Manager
14. Ms ĐỖ KIM CHUNG : Marketing and Communication Manager
15. Ms ĐÀO THỊ NGUYỆT MINH : Finance Manager
16. Ms BÙI THANH HƯƠNG :Human Resources Manager
17. Ms AYE MON YEE :Health Club and Spa Manager
18. Mr NGUYỄN VĂN HIẾU :Manager of Finance and BS
19. Mr NGUYỄN PHÁT VIỆT : Security Manager
20. Ms SABRINA STAHLHUT : Front Office Residence Manager
21. Mr ĐINH THANH PHONG : Housekeeping Manager Residence
22. Mr TRẦN ĐỨC : Housekeeping Manager Hotel
23. Ms NGUYỄN THỊ BÍCH VY : Executive Sous Chef
24. Ms NGUYỄN VIỆT TẤN :Assistant FO Manager
25. Ms TỪ VŨ VÂN ANH : Personal Asst to GM
26. Ms ĐỖ THỊ HÔNG CHÂU :Asst F&B Manager
27. Ms GERM DOORNBOS :Asst F&B Manager
28. Mr PHAM THỊ HÔNG CHÂU :Asst F&B Manager
29. Mr PHẠM HOÀNG HẢI : Asst Director of Engineering
1.5.2 Các bộ phận chức năng trong Khách sạn
1.5.2.1 Bộ phận front office
Là bộ phận đầu tiên tiếp xúc với khách , tạo cho khách những ấn tượng ban
đầu về khách sạn. Là nơi chào bán sản phẩm dịch vụ cho khách sạn. Tại nơi đây
khách đến dặt buồng , đăng ký khách sạn, trao đổi thong tin , trả buồng…Bộ phận
F.O là nơi tập trung mọi hoạt động của khách sạn . Vì vậy bộ phận FO có vai trò
quan trọng trong hoạt động kinh doanh khách sạn và được ví như thần kinh trung
ương của khách sạn mà nó được thể hiện qua những điểm như sau :
- Là cầu nối của khách với các bộ phận sản xuất dịch vụtrong khách sạn nhằm đảm
bảo thõa mãn các yêu cầu của khách
- Là bộ phận quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả kinh doanh của khách sạn
bởi nó giúp cho ban giám đốc đề ra các chiến lược, các chính sách sản phẩm siêu

thị trường phối hợp hoạt động với các bộ phận khác giúp các bộ phận đó hoạt
động một cách có hiệu quả.
- Là nơi tiếp nhận các yêu cầu của khách và giải quyết mọi thắc mắc , phàn nàn
của khác
- Đại diện cho khách sạn trong việc mở rộng các mối quan hệ .liên doanh , liên
kết, trong công tác thu hút khách cho khách sạn
- Đón tiếp khách
- Giới thiệu , bán các sản phẩm dịch vụ của khách sạn
- Nhận đặt phòng và bố trí phòng cho khách
- Làm các thủ tục dăng ký cho khách
- Theo dõi cập nhật tình trạng phòng
- Cung cấp thong tin cho khách
- Nhận chuyển giao thư từ, điện tín, Fax, Email
- Thực hiện mọi thong tin điện thoại
- Tiếp nhận và giải quyết phàn nàn của khách
- Hợp tác chặt chẽ với các bộ phận khác để đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng
trong thời gian lưu trú
- Theo dõi cập nhật và tổng hợp các chi phí của khách
- Thanh toán và tiễn khách
- Bố trí kiểm soát công việc thuộc quầy tiếp tân như :đặt phòng, kinh doanh
phòng, thanh toán,đổi tiền
- Quản lý hành lý của khách gởi,nhận chuyển thư từ vật phẩm
- Kiểm tra số liệu báo cáo hằng ngày, liên hệ những bộ phận liên quan để điều hòa
công việc trôi chảy.
- Làm thủ tục đăng kí phòng cho khách,thời gian lưu trú chế độ ăn uống và các
dịch vụ khác. Giải quyết những trường hợp khách đổi phòng,trả phòng đột xuất,
phàn nàn về việc phục vụ phòng hay ăn uống của khách.
- Cung cấp cho khách thông tin của khách sạn. Tất cả nhân viên lễ tân phải có kiến
thức về khách sạn
Nhân viên tiếp tân là người chào đón khách và hướng dẫn khách làm thủ

tục đăng ký khách sạn:
- Xác định tình trạng đặt buồng, thời gian lưu trú của khách
- Xác định giá buồng, phương thức thanh toán của khách
- Tiếp nhận các yêu cầu của khách và thông báo cho các bộ phận có liên
quan; phối hợp với bộ phận buồng để cập nhật tình trạng buồng.
- Đảm bảo chìa khóa buồng và két đựng tư trang quý
- Giải quyết các thắc mắc phàn nàn của khách
- Thực hiện việc giao dịch qua diện thoại
- Thực hiện giao nhận ca cụ thể chính xác, có biện pháp giải quyết kịp thời
những vần đề của ca trước để lại
- Tổng kết tình hình khách đi – đến hàng ngày Lập báo cáo thồng kê, ghi
chép tình hình hoạt động trong ca làm việc nội dung bàn giao ca để phục vụ khách
liên tục có trách nhiệm.
Nhân viên tiếp tân thu ngân là người chịu trách nhiệm về tất cả những giao
dịch tài chính diễn ra tại quầy tiếp tân, thực hiện hoạch toán thu các khoản tiêu
dùng của khách và hoạch toán trả.
Nhân viên tiếp tân tổng đài là người thường xuyên tiếp xúc gián tiếp với
khách qua điện thoại để giới thiệu các sản phẩm của khách sạn, vì vậy nhân viên
này phải có giọng nói truyền cảm, thân mật, ngọt ngào với khách, tạo ấn tượng tốt
đẹp cho khách trước khi đến khách sạn.
Yêu cầu đối với nhân viên tiếp tân là phải có hình thức (duyên dáng, cân
đối, dễ coi) hoạt bát, nhanh nhẹn, tươi sáng, niềm nở, ân cần. Có sức khỏe tốt, trẻ
trung, phong cách giao tiếp tốt, đảm bảo nguyên tắc đồng phục của khách sạn.
Yêu cầu trình độ nghiệp vụ và kiến thức:
- Được đào tạo chuyên ngành lễ tân khách sạn (có văn bằng chứng chỉ)
- Tinh thông nghiệp vụ, biết việc, thạo việc
- Có khả năng giao tiếp và kĩ năng bán các dịch vụ sản phẩm của khách sạn
- Nắm vững những quy định, văn bản pháp quy của ngành du lịch
- Nắm vững nội quy, quy chế quản lý khách của khách sạn
- Có kiến thức cơ bản về kế toán, thanh toán, thống kê, tiếp thị và hành chính văn

phòng, ngoại ngữ, tin học.
1.5.2.2 Bộ phận nhà hàng
Trưởng bộ phận nhà hàng:
- Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc khách sạn
- Quản lý điều hành mọi hoạt động kinh doanh của nhà hàng
- Tổ chức và tham dự các cuộc họp liên quan đến hoạt động kinh doanh tại
nhà hàng, báo cáo kết quả với cấp trên
- Chịu sự lãi lỗ của nhà hàng với cấp trên
- Giải quyết mọi thắc mắc của khách hàng
- Thường xuyên tìm hiểu thị trường ăn uống để có kế hoạch kinh doanh phù
hợp, tìm kiếm đối tác
- Kiểm tra vệ sinh chất lượng phục vụ khách hàng
- Quản lý việc sử dụng các trang thiết bị và đề suất cấp trên bổ sung thêm các
trang thiết bị dụng cụ còn thiếu hoặc hư hỏng để đảm bảo chất lượng phục vụ.
- Lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng trình độ nhân viên
Tổ Trưởng Nhà Hàng:
- Chịu sự lãnh đạo của sự quản lý nhà hàng
- Phổ biến các quy định cho nhân viên tìm hiểu
- Phân công điều phối lao động phù hợp trong ca làm việc đảm bảo chất
lượng phục vụ khách
- Tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu đặt tiệc hoặc đặt xuất ăn trước của
khách.
- Nắm vững tình hình kinh doanh taị nhà hàng cũng như khả năng phục vụ
tối đa của nhà hàng để có sụ tiếp nhận khách phù hợp đảm ảo chất lượng phục vụ
khách tốt nhất
- Theo dõi và nắm vững khả năng của từng nhân viên và tâm tư nguyện vọng
cuả nhân viên để có sự phân công hợp lý.
- Chấm công hàng tháng cho từng nhân viên phục vụ.
- Kiểm tra tình hình vệ sinh đảm bảo trang thiết bị dụng cụ luôn ở tư thế sẵn
sàng phục vụ.

- Bàn giao ca đúng quy định để đảm bảo công việc luôn suyên suốt, tham dự
các cuộc họp giao ban.
- Theo dõi nhắc nhỡ nhân viên về việc sử dụng và bảo quản các trang thiết bị
hạn chế hư hỏng mất mát.
- Theo dõi ngoài giờ công lao động của nhân viên.
Nhân Viên Phục Vụ :
- Có mặt đúng giờ với tác phong và trang phục chỉnh tề.
- Luôn đảm bảo tinh thần và trạng thái sẵn sàng phục vụ.
- Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của tổ trưởng phục vụ.
- Hướng dẫn khách vào bàn phù hợp.
- Hỗ trợ bộ phận bếp chuẩn bị thức ăn phục vụ khách.
- Tiếp nhận và đáp ứng những yêu cầu của khách về nước uống.
- Thu dọn dụng cụ ăn khi khách dùng xong.
- Hợp tác tương trợ lẫn nhau trong nội bộ để góp phần nâng cao hiệu quả
chất lượng phục vụ
- Phục vụ khách tận tình chu đáo, thao tác chuẩn xác nhanh nhẹn để tạo sự
thoải mái cho khách
Tổ trưởng pha chế :
- Chịu sự lãnh đạo trực tiếp cuả quản lý nhà hàng.
- Lên kế hoạch phục vụ nước uống, thức ăn tráng miệng hàng ngày hàng tuần
phục vụ khách.
- Cùng với tổ trưởng nhà hàng thực hiện tốt mọi công việc để đảm bảo tình
hình phục vụ.
- Tham dự các cuộc họp giao ban.
Nhân viên pha chế :
- Chịu sự lãnh đạo của tổ trưởng pha chế.
- Pha chế tất cả các loại nước uống phục vụ khách.
- Trong phục vụ buffet tiếp thức uống và đồ uống tráng miệng cho khách liên
tục không gián đoạn.
Nhân viên Quầy:

- Chịu sự lãnh đạo trược tiếp của quản lý nhà hàng.
- Báo cáo tình hình kinh doanh doanh thu hàng tháng, hàng ngày.
- Phối hợp chặt chẽ với nhân viên phục để thanh toán tiền cho khách một
cách nhanh chóng và chuẩn xác.
- Hỗ trợ và giúp đỡ nhân viên mới thực hiện tốt công việc mới của mình.
- Bán phiếu buffet cho khách hàng.
Bếp trưởng :
- Chịu trách nhiệm với Giám đốc và Quản lý nhà hàng.
- Nghiên cứu thị trường tìm hiểu sở thích của khách hàng.
- Kiểm tra trực tiếp tham gia chế biến món ăn và chỉ đạo các nhân viên đảm
bảo số lượng chất lượng theo yêu cầu.
- Kiểm tra tình hình bếp đáp ứng yêu cầu vệ sinh: Ga, Bếp, Lò Visa luôn ở
tình trạng tốt, tủ lạnh hoạt động ổn định.
- Trực tiếp kiểm tra tiếp phẩm, nhận các tiếp phẩm đạt yêu cầu chất lượng và
có kế hoạch dự trữ phù hợp
Nhân viên tiếp phẩm:
- Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của bếp trưởng.
- Viết bảng kê khai mua nguyên vật liệu hàng ngày.
- Tập hợp và thu giữ tất cả các hóa đơn mua nguyên vật liệu
Nhân viên sơ chế:
- Chịu sự lãnh đạo của bếp trưởng.
- Nắm vững cách thái nguyên liệu, các công thức cơ bản để có cách chuẩn bị
nguyên vật liệu phù hợp.
Những điều cần lưu ý khi làm ở nhà hàng
- Khi làm việc tại nhà hàng đòi hỏi phải có sự cảm nhận về kiểu cách phục
vụ, sự hợp tác làm việc phải chuyên nghiệp và nhạy bén.
- Tính trung thực, sức khỏe tốt có khả năng chịu được áp lực căng thẳng của
công việc.
- Làm việc đúng giờ và luôn vệ sinh cá nhân sạch sẻ trước khi làm việc.
- Có sự hiểu biết về sản phẩm và kinh doanh của khách sạn.

- Biết tâm lý và hiểu ý khách
- Không bao giờ được ăn uống, đọc sách báo, đùa giởn trước mặt khách cũng
như trong giờ lam việc
Phục vụ đúng qui cách sẽ làm tăng thêm vẻ sang trọng cho nhà hàng, phải
luôn luôn vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi để khách sẻ trở lại thêm nhiều lần
nữa.
1.5.2.3 Bộ phận Housekeeping
Housekeeping Manager
TRẦN ĐỨC
Supervisor
Mr Cảnh
Supervisor
Ms Nga
Supervisor
Ms Hạnh
Supervisor
Ms Thảo
Supervisor
Mr Phụng
Supervisor
Ms Thủy

×