Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thủy lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 115 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong Luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực
hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả Luận văn

Đinh Thị Hà

i


LỜI CÁM ƠN
Trong qua trình học tâp và nghiên cứu tại trường Đại học Thủy Lợi tác giả đã nhận được
sự quan tâm rất lớn của các thầy, cô giáo trong trường, cùng tập thể lớp 25QLXD21,
đồng thời tác giả nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của Cơ quan nơi tác giả
công tác trước đây, cũng như sự giúp đỡ từ phía gia đình tác giả tạo điều kiện cơ sở, vật
chất cũng như kích lệ tinh thần để tác giả có thể hoàn thành tốt luận văn chuyên ngành
Quản lý xây dựng tại trường.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến Trường Đại học Thủy lợi, Khoa Công trình, Phòng
Đào tạo Đại học và Sau đại học, Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng, các phòng
ban của Trường đã có những giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình
thực hiện Luận văn. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Dương
Đức Tiến là thầy hướng dẫn trực tiếp tác giả thực hiện Luận văn với đề tài: Nghiên cứu
giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thủy lợi thuộc Cty TNHH
MTV ĐTPTTL Sông Đáy.
Cuối cùng, tác giả xin cám ơn gia đình đã luôn động viên, khích lệ, là chỗ dựa vững
chắc để tác giả hoàn thành việc nghiên cứu của mình.
Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự giúp đóng
góp của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp để tác giả hoàn thiện Luận văn tốt hơn.
Trân trọng cảm ơn!



ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, KHAI THÁC VẬN HÀNH
CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI.................................................................................... 4
1.1 Khái quát chung về công tác quản lý khai thác vận hành công trình thủy lợi .......... 4
1.1.2. Công tác quản lý khai thác vận hành công trình thủy lợi ...................................... 5
1.2 Những thành tựu cơ bản trong công tác quản lý khai thác vận hành công trình thủy
lợi ở Việt Nam ............................................................................................................... 10
1.3 Công tác quản lý công trình thủy lợi ....................................................................... 16
1.4 Kinh nghiệm quản lý công trình thủy lợi ở trên thế giới và Việt Nam ................... 35
Kết luận chương 1 ......................................................................................................... 40
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, khai thác
CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI.................................................................................. 41
2.1 Cơ sở pháp lý về quản lý công trình thủy lợi .......................................................... 41
2.2 Phân cấp quản lý các công trình thủy lợi ................................................................ 54
2.3 Nội dung quản lý các công trình thủy lợi ................................................................ 56
2.4 Hiệu quả quản lý các công trình thủy lợi ................................................................ 65
Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 69
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ KHAI THÁC VẬN HÀNH HỆ THỐNG CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THỦY LỢI SÔNG ĐÁY ...................... 70
3.1: Giới thiệu chung về Công ty TNHH MTV ĐTPTTL Sông Đáy ...................... 70
3.1.1: Quy mô, phạm vi, quản lý của Công ty ............................................................... 70
31.2. Cơ cấu tổ chức ...................................................................................................... 74
3.1.3. Nội dung hoạt động ............................................................................................. 75
3.1.4. Phương thức hoạt động ........................................................................................ 76

3.1.5. Nguồn tài chính và sử dụng nguồn tài chính ....................................................... 78
3.1.6. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện công tác quản lý, khai thác vận hành
hệ thống công trình thủy lợi của Công ty ...................................................................... 80
3.2. Công tác quản lý điện năng .................................................................................... 90

iii


Bảng 3.5 Điện năng tiêu thụ từ năm 2013 đến năm 2017 ............................................. 90
3.3. Công tác quản lý khai thác vận hành các công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội
đồng ............................................................................................................................... 91
3.4. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý khai thác vận hành hệ thống các
công trình thủy lợi của Công ty ĐTPT Thủy lợi Sông Đáy .......................................... 94
3.4.1. Giải pháp đối với công tác sửa chữa thường xuyên ............................................ 94
3.4.2. Giải pháp đối với công tác quản lý điện năng ..................................................... 97
3.4.3. Giải pháp đối với công tác quản lý khai thác vận hành hệ thống công trình thủy
lợi nhỏ, nội đồng............................................................................................................ 98
....................................................................................................................................... 99
3.4.4. Giải pháp cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực .................................................... 100
Kết luận chương 3 ....................................................................................................... 103
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 107

iv


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Sơ đồ bồ trí hệ thống các công trình trạm bơm .............................................. 23
Hình 1.2 Sơ đồ công trình các kiểu trạm bơm.............................................................. 24
Hình 3.1 Bản đồ hệ thống công trình thủy lợi Sông Đáy .............................................. 73

Hình 3.2 Công trình trạm bơm dã chiến Bá Giang........................................................ 74
Hình 3.3 Sơ đồ tổ chức của Công ty Đầu tư phát triển Thủy lợi Sông Đáy.................. 75
Hình 3.4 Công trình trạm bơm Đan Hoài ...................................................................... 80
Hình 3.5 Trạm bơm Cực Nam xuống cấp – huyện Đan Phượng .................................. 91
Hình 3.6 Trạm bơm Bến Đá – huyện Hoài Đức ............................................................ 92
Hình 3.7. Máy bơm trạm bơm Bè Rách xuống cấp – huyện Đan Phượng .................... 92
Hình 3.8 Trạm bơm có diện tích phục vụ tưới tiêu nhỏ có thể loại bỏ bằng các giải
pháp công trình khác. (trạm bơm Chùa Tán – xã Tân Lập, Đan Phượng) .................... 99
Hình 3.9 Đề xuất sơ đồ tổ chức Công ty ..................................................................... 102

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Các khoản chi phí trung bình từ năm 2013 đến 2017 của Công ty .............. 79
Bảng 3.2 Nguồn kinh phí sửa chữa thường xuyên từ năm 2013 đến 2017 ................... 84
Bảng 3.3 Số lượng công trình sửa chữa thường xuyên từ năm 2013 đến 2018 ............ 85
Bảng 3.4 Thời gian phê duyệt dự toán chi tiết đặt hàng từ năm 2013 đến năm 2018 .. 86
Bảng 3.5 Điện năng tiêu thụ từ năm 2013 đến năm 2017 ............................................. 90
Bảng 3.6 Số lượng công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng ..................................... 93
Bảng 3.7 Bảng theo dõi công tác sửa chữa thường xuyên phần cơ điện ...................... 95
Bảng 3.8 Bảng theo dõi công tác sửa chữa thường xuyên phần thủy công .................. 96

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BNNPTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


CNH

Công nghiệp hóa

CTTL

Công trình thủy lợi

HĐH

Hiện đại hóa

KTCT

Khai thác công trình

KT-XH

Kinh tế - xã hội

MTQG

Môi trường Quốc gia



Nghị định

NN


Nông nghiệp

PTNT

Phát triển nông thôn

QLKTCTTL Quản lý khai thác công trình thủy lợi
TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHHMTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

UBND

Ủy ban nhân dân

vii



MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
*Trong những năm gần đây, đặc biệt trận lũ lịch sử năm 2008 cho đến nay, công tác duy
trì vận hành tưới tiêu các công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội luôn được
cá cấp chính quyền, các cơ quan chức năng và nhân dân đặc biệt quan tâm.Hệ thống
công trình thủy lợi là cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ tưới, tiêu cho diện tích lớn cây

trồng, góp phần quan trọng làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, thủy
sản; phòng, chống giảm nhẹ thiên tai và thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác.
*Công ty TNHH MTV- ĐTPTTL Sông Đáy với hệ thống các công trình thủy lợi được
bàn giao quản lý, khai thác và vận hành phục vụ tưới, tiêu nước dân sinh kinh tế và đất
nông nghiệp của 6 quận huyện chính đó là: H. Đan Phượng, H. Hoài Đức, H. Hà Đông,
H. Thanh Oai, H. Chương Mỹ, H. Mỹ Đức và một phần của quận Bắc Từ Liêm, huyện
Phú Xuyên, Thường Tín thuộc TP Hà Nội. Tổng diện tích lưu vực trên 60.000 ha, trong
đó diện tích đất nông nghiệp gần 30.000 ha. Vùng hệ thống phục vụ có vị trí địa lý:
Phía Bắc giáp sông Hồng, phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, phía Đông giáp Công ty TNHH
MTV ĐTPT thuỷ lợi Sông Nhuệ, phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình.
*Tuy nhiên, với tình hình biến đổi khí hậu ngày càng khắt nghiệt như hiện nay, mùa
kiệt thì mực nước sông Hồng, xuống thấp, chất lượng nước bị ô nhiễm trầm trọng, mùa
lũ thì lên nhanh, tiêu rút chậm do cơ cấu sử dụng đất thay đổi nhanh chóng cùng sự
phát triển của các khu đô thị, khu dân cư. Hệ thống các công trình thủy lợi lạc hậu
xuống cấp chủ yếu được đầu tư xây dựng từ những năm 1970-1980, trong khi đầu tư
xây dựng mới các công trình thủy lợi theo quy hoạch thủy lợi 2020 và tầm nhìn 2030
của TP Hà Nội chưa thể đáp ứng kịp thời những thay đổi trên. Mặt khác, theo phân
cấp quản lý nhà nước trên địa bàn TP Hà Nội mới ban hành theo Quyết định số
17978/QĐ-UBND Cty tiếp nhận thêm 534 trạm bơm lớn nhỏ, tưới, tiêu kết hợp và
toàn bộ hệ thống kênh mương nội đồng của các quận huyện: Đan Phượng, Hoài Đức,
Quận Bắc Từ Liêm, Quận Hà Đông, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Chương Mỹ,
Mỹ Đức( trước đây do các Xã, huyện phụ trách quản lý).

1


*Tất cả những vẫn đề trên đặt ra một vấn đề hết sức khó khăn và nan giải cho Cty
TNHH MTV ĐTPTTL Sông Đáy nói riêng và ngành thủy lợi trên địa bàn Hà Nội nói
chung về việc thực hiện các nội dung của công tác quản lý, khai thác vận hành hệ
thống công trình thủy lợi. Đặc biệt về những vấn đề khó khăn nổi cộm trong việc quản

lý điện năng, công tác tu sửa chữa thường xuyên, công tác khai thác, vận hành những
trạm bơm nhỏ lẻ, kênh mương nội đồng được nhận lại của các hợp tác xã.
* Mặt khác quy định về quản lý khai thác và vận hành công trình còn thiếu, do vậy việc
quản lý khai thác và vận hành cần được nghiên cứu để xây dựng quy trình tốt và đạt hiệu
quả hơn.
-Vì vậy tác giả luận văn chọn đề tài: Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý,
khai thác các công trình thủy lợi thuộc Công ty TNHH MTV – ĐTPTTL Sông Đáy.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thủy lợi thuộc
Công ty TNHH MTV – ĐTPTTL Sông Đáy.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý các công trình thủy lợi;
Phạm vi nghiên cứu: Quản lý các công trình thủy lợi thuộc Công ty TNHH MTV –
ĐTPTTL Sông Đáy.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp chung nghiên cứu là duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử, kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng; phương
pháp thống kê số liệu thực tế và các phương pháp kỹ thuật cụ thể như phương pháp so
sánh, phân tích, tổng hợp các vấn đề.
4. Cấu trúc của Luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về công tác quản lý công trình thủy lợi.

2


Chương 2: Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý về nâng cao hiệu quả quản lý các công trình
thủy lợi.
Chương 3: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công trình thủy lợi thuộc

Công ty TNHH MTV – ĐTPTTL Sông Đáy.

3


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, KHAI THÁC VẬN
HÀNH CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
1.1 Khái quát chung về công tác quản lý khai thác vận hành công trình thủy lợi
1.1.1 Khái quát về công tác quản lý khai thác vận hành công trình xây dựng
Công tác quản lý khai thác vận hành công trình là gì? Công tác quản lý khai thác vận
hành công trình là sự tác động có tổ chức của đơn vị quản lý đối với các hoạt động khai
thác công trình nhằm mục đích sử dụng tiềm năng và lợi thế của công trình phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, duy trì trạng thái kỹ thuật và không gian kiến
trúc của công trình.
Trong Luật xây dựng 50/2014/QH13 đã quy định về hoạt động xây dựng gồm lập quy
hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây
dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm
thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây
dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình. [1]
Như vậy, nội hàm của hoạt động xây dựng là các công việc xuyên suốt từ chủ trương
đầu tư đến kết thúc tuổi thọ công trình. Thông thường, một vòng đời khép kín của một
dự án đầu tư xây dựng, bắt đầu từ khi có ý tưởng ban đầu đến khi thành hiện thực, thông
thường phải trải qua sáu giai đoạn cơ bản như sau: 1. Nghiên cứu lập dự án; 2. Thực
hiện các bước thiết kế; 3. Thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị công nghệ; 4. Vận hành và
hoàn chỉnh; 5. Đưa vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì; 6. Tháo dỡ, phá bỏ công
trình khi hết tuổi thọ thiết kế. Do đó, công tác quản lý khai thác vận hành công trình xây
dựng là một hoạt động không thể tách rời trong các hoạt động xây dựng.
Ở Việt Nam cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, là sự ra đời của những công
trình xây dựng lớn mới được xây dựng như: các tòa nhà cao tầng, các công trình giao
thông, công trình cấp nước, công trình thủy lợi, thủy điện... cùng với hệ thống các công

trình cũ đã được xây dựng đang góp phần quan trọng trong phát triển đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Nếu trước đây, công tác quản lý khai thác vận hành công trình xây
dựng chưa được quan tâm chú trọng đúng mức. Thì trong những năm gần đây, công tác
quản lý khai thác vận hành công trình đã được Nhà nước thực sự quan tâm, và đã trở
4


thành nội dung quan trọng trong chiến lược quản lý tài sản, bằng việc ra đời của hàng
loạt các cơ sở pháp lý và kỹ thuật từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và khai thác, bảo
trì công trình, nhằm đảm bảo và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình
theo quy định của thiết kế trong suốt quá trình khai thác sử dụng.
1.1.2. Công tác quản lý khai thác vận hành công trình thủy lợi
Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc (2.360 sông dài trên 10 km) tạo nên nguồn
tài nguyên nước phong phú với tổng lượng dòng chảy trên toàn lãnh thổ ước tính 850 tỷ
m3. Hơn 62 tỷ m3 nước được trữ lại tròn khoảng gần 7.000 hồ chứa để tiều tiết, cấp nước
cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Cho đến nay, ngành thủy lợi phục vụ cho
nông nghiệp là một trong những ngành sử dụng nước lớn nhất Việt Nam, khai thác nước
phục vụ tưới vượt qía 65,5 tỷ m3 mỗi năm (chiếm khoảng 80% tổng lượng nước sử
dụng).
Trong nhiều năm qua, chính phủ đã quan tâm đầu tư cho công trình thủy lợi phục vụ đa
mục tiêu. Cả nước có 6.648 hồ chứa nước thủy lợi các loại đã được xây dựng, trong đó:
số hồ có dung tích từ 10 triệu m3 trở lên có 103 hồ, dung tích từ 3 đến 10 triệu có 152
hồ, dung tích dưới 3 triệu m3 có 6.393 hồ.[2]
Hệ thống thủy lợi, hiện nay, cả nước đã xây dựng được gần 100 hệ thống thuỷ lợi vừa
và lớn, trong đó có 1.967 hồ chứa có dung tích chứa trên 0,2 triệu m3, tổng dung tích trữ
24,8 tỷ m3, tổng năng lực thiết kế tưới đạt khoảng 505.000 ha; năm 2003 cả nước có
khoảng 5164 trạm bơm lớn đến nay số trạm bơm là trên 10 nghìn trạm (Q = 24,8 triệu
m3/h), trong đó trên 2 nghìn trạm bơm lớn; 1.000 km kênh trục lớn, 5.000 cống tưới,
tiêu lớn, 23.000 bờ bao ngăn lũ đầu vụ hè thu ở ĐBSCL, cùng với hàng vạn km kênh
mương và công trình trên kênh. Các hệ thống có tổng năng lực tưới trực tiếp cho 3,45
triệu ha, tạo nguồn cấp nước cho 1,13 triệu ha, tiêu cho 1,4 triệu ha, ngăn mặn cho 0,87

triệu ha và cải tạo chua phèn cho 1,6 triệu ha đất canh tác nông nghiệp. [3] Diện tích
lúa, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày được tưới không ngừng tăng lên qua từng
thời kì. Cụ thể theo 7 vùng kinh tế như sau :
- Vùng Trung du và Miền núi Bắc bộ.

5


+ Tưới tiêu, cấp nước: Hiện có 1.750 hồ chứa vừa và nhỏ, 40.190 đập dâng, hàng trăm
công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, 379 trạm bơm điện, hàng vạn công trình tiểu thuỷ nông.
Trong vùng có những công trình lớn lợi dụng tổng hợp điều tiết cấp nước, phát điện,
chống lũ cho cả vùng trung và hạ du là Hoà Bình, Thác Bà, Núi Cốc, Cấm Sơn. Diện
tích tưới thiết kế 263.067 ha, thực tưới được 206.037 ha và cấp nước sinh hoạt cho hơn
30 vạn dân nông thôn, cấp nước cho các khu đô thị và công nghiệp ở các tỉnh.
+ Phòng chống thiên tai lũ lụt: Dọc các sông nhánh chính của hệ thống sông Hồng-Thái
Bình đều đã có đê khép với các tuyến đê ở hạ du, tạo thành hệ thống đê hoàn chỉnh bảo
vệ cho cả vùng trung du và đồng bằng sông Hồng, trong đó có 399 km đê sông, 194
cống dưới đê Trung ương quản lý và 120 km đê biển và cửa sông.[4]
- Vùng Đồng bằng sông Hồng
+ Tưới tiêu, cấp nước: Hiện có 55 hệ thống thủy nông lớn và vừa gồm 500 cống, 1.700
trạm bơm điện chính và 35.000 trạm bơm nhỏ nội đồng, hơn 5 vạn kênh trục chính (cấp
I, II, III), 35 hồ chứa (dung tích từ 0,5-230 triệu m3) và nhiều hồ chứa nhỏ có tổng diện
tích tưới thiết kế khoảng 85.000 ha, kết hợp cấp nước sinh hoạt.
+ Phòng chống thiên tai lũ lụt: Đã hình thành một hệ thống đê điều hoàn chỉnh gồm:
2.700 km đê sông, 1.118 cống dưới đê trung ương quản lý, 310 km đê biển + cửa sông.
Đê sông được thiết kế chống lũ có mực nước tương ứng +13,1m ở Hà Nội và +7,20 m
tại Phả Lại. Riêng đoạn đê hữu sông Hồng bảo vệ Hà Nội có mức nước thiết kế
+13,4m.[4]
- Vùng Bắc Trung bộ
+ Tưới tiêu, cấp nước: Trong vùng đã xây dựng được 2 hệ thống thủy lợi lớn là Đô

Lương và Bái Thượng, 20 hồ chứa có dung tích trên 10 triệu m3 và hàng nghìn công
trình hồ, đập, trạm bơm vừa và nhỏ. Tổng diện tích tưới thiết kế là 424.240 ha canh tác,
thực tưới 235.600 ha lúa đông-xuân, 159.700 ha lúa hè-thu và 219.700 ha lúa mùa, cung
cấp và tạo nguồn cấp cho dân sinh và các khu đô thị trong vùng. Các hệ thống tiêu được
thiết kế với hệ số tiêu 4,2-5,6 l/s.ha, có diện tích tiêu thiết kế 163.200 ha (tiêu động lực
48.330 ha), thực tiêu được 132.880 ha (tiêu động lực được 35.210 ha).

6


+ Phòng chống thiên tai lũ lụt: Dọc các hệ thống sông Mã, sông Cả và ven biển đã có
đê chống lũ và ngăn sóng, triều. Riêng 3 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh có 512 km
đê sông, 259 cống dưới đê trung ương quản lý và 784 km đê biển + cửa sông. Đê sông
Mã, sông Cả có thể chống lũ chính vụ lớn như lũ lịch sử (P > 2-2,5%) không bị tràn, đê
các sông khác chỉ chống được lũ sớm, lũ tiểu mãn và lũ muộn (P >10-20%) bảo vệ sản
xuất vụ đông-xuân và hè-thu.[4]
- Vùng Duyên hải Nam Trung bộ
+ Tưới tiêu, cấp nước: Có 891 công trình thuỷ lợi cấp nước, gồm 16 đập dâng, 32 hồ
chứa 154 trạm bơm, 683 công trình nhỏ. Tổng năng lực tưới thiết kế 181.930 ha, thực
tưới được 106.440 ha.
+ Phòng tránh bão lũ: Các giải pháp phòng chống lũ chủ yếu là bố trí sản xuất tránh lũ
chính vụ, mới có một số hệ thống bờ bao bảo vệ sản xuất vụ hè-thu. Riêng đê biển ở
tỉnh Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng có chiều dài 214 km.[4]
- Vùng Tây Nguyên
+Tưới tiêu, cấp nước: Có 972 công trình thuỷ lợi lớn nhỏ tưới cho 34.224 ha lúa Đông
xuân và 87.148 ha cây cà phê. Trong đó, ở tỉnh Kon Tum có 150 công trình, tưới cho
4.900 ha lúa đông-xuân, 5.000ha cà phê; tỉnh Gia Lai có 165 công trình, tưới cho 11.650
ha lúa đông xuân, 9.600 ha cà phê; tỉnh Đắc Lắc có 476 công trình, tưới cho 9.864 ha
lúa đông-xuân, 46.878 ha cà phê; Lâm Đồng có 180 công trình, tưới 7.830 ha lúa đông
xuân, 31.870 ha cà phê.

+ Công trình chống lũ: chưa được đầu tư nhiều, mới có một vài tuyến đê nhỏ, bờ bao
chống lũ sớm và lũ tiểu mãn ở một số vùng nhỏ.
- Miền Đông Nam bộ
+ Tưới tiêu, cấp nước, thuỷ điện: Đã xây dựng được nhiều công trình lớn lợi dụng tổng
hợp như: Trị An trên sông Đồng Nai, Thác Mơ trên Sông Bé, Dầu Tiếng trên sông Sài
Gòn, Hàm Thuận - Đa Mi (công suất 475 MW, điện lượng 1550 Gwh/năm); đập Nha
Trinh, Hồ Sông Quao, hồ Đá Bàn, Đa Tôn, Sông Mây…cùng các công trình có quy mô
vừa khác có tổng công suất 1.188 MW, điện lượng trung bình 4,498 tỷ Kwh/năm. Công
7


trình Dầu tiếng có diện tích tưới thiết kế khoảng 93.000 ha và chuyển sang sông Vàm
Cỏ khoảng 10 m3/s. Ngoài ra còn nhiều công trình vừa và nhỏ khác tưới cho hàng chục
ngàn hecta. Các hồ chứa đã điều tiết tăng lưu lượng kiệt ở hạ lưu, ranh giới mặn được
đẩy lùi về hạ lưu: sông Đồng Nai khoảng 18-20 km; sông Vàm Cỏ Đông 8-10 km. Nước
ngầm được khai thác chủ yếu cấp cho sinh hoạt, một số nơi được khai thác để tưới cho
cây công nghiệp, chủ yếu là cà phê. Tổng lượng nước ngầm khai thác ước tính khoảng
750.000 m3/ngày, trong đó cấp cho sinh hoạt 700.000 m3/ngày (gồm các trạm bơm
Hoóc Môn ở TP. Hồ Chí Minh 20.600 m3/ngày và Hòa An, Suối Vàng, Sông Dinh).
+ Phòng chống lũ: Hiện nay, công trình phòng chống lũ chủ yếu là các hồ chứa ở thượng
lưu tham gia chống lũ cho bản thân công trình và một phần giảm lũ cho hạ du. Ở hạ du
chỉ có một vài tuyến đê nhỏ.[4]
- Vùng Đồng bằng sông Cửu long
+ Tưới tiêu, cấp nước: Đã cải tạo và đào mới trên 4.430 km kênh trục và kênh cấp
I tạo nguồn cách nhau khoảng 5 km/kênh (có chiều rộng từ 8-40 m, cao trình đáy từ 2,0 ¸ -4,0 m); trên 6.000 km kênh cấp II (khoảng 1-2 km có 1 kênh), đưa nước ngọt tưới
sâu vào nội đồng và tăng cường khả năng tiêu úng, xổ phèn cho đồng ruộng và 105 trạm
bơm điện quy mô lớn và vừa, hàng vạn máy bơm nhỏ để tưới tiêu với năng lực tưới thiết
kế 81.620 ha (thực tưới được 23.380 ha). Xây dựng khoảng 80 cống rộng từ 5 m trở lên
trong đó có nhiều cống rộng từ 10-30 m, hàng trăm cống có bề rộng 2-4 m và hàng vạn
cống nhỏ để ngăn mặn, ngăn lũ, lợi dụng thuỷ triều tưới tiêu. Lớn nhất là cống đập Ba

Lai có chiều rộng 84m.
+ Kiểm soát lũ: Xây dựng khoảng 23.000 km bờ bao chống lũ tháng 8 bảo vệ lúa hèthu. Đã xây dựng 450 km đê biển, 1.290 km đê sông để ngăn mặn cho vùng ven biển.
Xây dựng hơn 200 km đê bao cho các khu rừng chàm tập trung để giữ nước mưa chống
cháy rừng trong mùa khô. [4]
Để quản lý hệ thống thủy lợi to lớn mà Nhà nước và nhân dân đã đầu tư xây dựng, hiện
nay cả nước có 93 Công ty khai thác công trình thuỷ lợi (trong đó có 3 công ty liên tỉnh
trực thuộc Bộ NN&PTNT, còn lại là các Công ty trực thuộc UBND cấp tỉnh), một số tổ
chức sự nghiệp và hàng vạn Tổ chức hợp tác dùng nước [5]. Trong những năm qua, tiếp
8


tục thực hiện lộ trình sắp xếp, đổi mới hoạt động của doanh nghiệp các địa phương tiếp
tục đổi mới, kiện toàn các tổ chức quản lý khai thác công trình thuỷ lợi và củng cố tổ
chức hoạt động của các tổ chức hợp tác dùng nước. Một số tỉnh đã kiện toàn hệ thống
tổ chức quản lý nhà nước về thuỷ lợi như Thừa Thiên Huế, Hà Giang, Bắc Cạn, Phú
Yên đã thành lập các Chi cục Thuỷ lợi hoặc kiện toàn về tổ chức như Quảng Ngãi. Các
địa phương khác chưa có Chi cục Thuỷ lợi cũng đang trong quá trình xây dựng Đề án
thành lập Chi cục Thuỷ lợi. Các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi thường
xuyên chịu tác động của các chủ trương, chính sách mới, dẫn đến việc thường xuyên
đưa vào diện được xem xét tách, nhập, tổ chức lại. Một số tỉnh đã thực hiện đổi mới, sắp
xếp lại hệ thống doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi trong tỉnh như TP.Hà Nội
sau khi sáp nhập còn 4 doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi liên huyện: Sông Đáy,
Sông Tích, Sông Nhuệ và Quản lý, đầu tư thuỷ lợi Hà Nội; tỉnh Hải Dương sát nhập các
Công ty KTCTTL huyện thành Công ty KTCTTL tỉnh.
Các tổ chức quản lý khai thác vận hành công trình thủy lợi qua nhiều năm hoạt động đã
đạt được những thành tựu to lớn, góp phần vô cùng quan trọng cho sự phát triển của mọi
ngành kinh tế - xã hội nhất là trong thời kỳ đổi mới của đất nước, đặc biệt là phát triển
sản xuất lương thực.
Tuy nhiên hiệu quả khai thác công trình thủy lợi chưa cao, các công trình thủy lợi phục
vụ nông nghiệp chỉ khai thác được 60-65% năng lực thiết kế, thậm chí có công trình

mới khai thác với năng lực thấp hơn. Bên cạnh nguyên nhân khác quan, như công trình
bị xuống cấp theo thời gian, nhiều công trình xây dựng cách đây 40, 50 năm; xu hướng
bất lợi của thời tiết khí hậu; chế độ vận hành hồ chưa hợp lý; nhu cầu nước các ngành
tăng lên do phát triển kinh tế - xã hội. Có Nguyên nhân chủ quan do không được đầu tư
thỏa đáng để duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa, nâng cấp công trình; do các vấn đề về thể
chế và tổ chức quản lý khai thác vận hành công trình.
Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/7/2018 và theo đó các Nghị
định, Thông tư hướng dẫn Luật lợi có hiệu lực, đã hoàn thiện cơ sở pháp lý, quy định rõ
nội dung, chức năng nhiệm vụ và nguồn tài chính hoạt động cho các tổ chức hoạt động
quản lý khai thác vận hành công trình thủy lợi, cùng với nhận thức mới về tầm quan
trọng của công tác quản lý khai thác vận hành công trình thủy lợi của Nhà nước và nhân
9


dân, sự lỗ lực nâng cao hiệu quả quản lý của các đơn vị tổ chức quản lý, hi vọng sẽ mang
lại sự đột phá mới trong công tác quản lý khai thác vận hành công trình thủy lợi, góp
phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.
1.2 Những thành tựu cơ bản trong công tác quản lý khai thác vận hành công trình
thủy lợi ở Việt Nam
- Công tác thủy lợi đã góp phần quan trọng trong việc phục vụ sản xuất và dân sinh, bảo
đảm an ninh lương thực, góp phần bảo vệ môi trường và phòng, chống giảm nhẹ thiên
tai.
- Hệ thống tổ chức quản lý thủy lợi từ Trung ương đến địa phương không ngừng củng
cố, hoàn thiện
+ Tổ chức nhà nước về thủy lợi từ Trung ương đến địa phương tương đối đồng bộ, thống
nhất để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thủy lợi. Ở Trung ương, có Tổng cục
Thủy lợi trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực chức năng quản lý
nhà nước về thủy lợi. Ở cấp tỉnh, có 62/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành
lập Chi cục Thủy lợi (hoặc Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão). Ở cấp huyện,
thành lập Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế thực hiện

chức năng quản lý nhà nước về thủy lợi. Nhìn chung, các cơ quan quản lý nhà nước về
thủy lợi đã thực hiện tốt chức năng tham mưu giúp việc cho cấp lãnh đạo trong chỉ đạo,
điều hành phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
+ Tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi
Về quản lý công trình thủy lợi đầu mối, hệ thống thủy lợi liên xã trở lên, cả nước hiện
có 93 Công ty khai thác công trình thuỷ lợi (trong đó có 3 công ty liên tỉnh trực thuộc
Bộ NN&PTNT, còn lại là các Công ty trực thuộc UBND cấp tỉnh), 7 đơn vị sự nghiệp
cấp tỉnh và 4 Chi cục Thủy lợi kiêm nhiệm.[2]
Về quản lý các công trình thủy lợi nhỏ và hệ thống kênh mương nội đồng, cả nước có
16.238 Tổ chức dùng nước, bao gồm các loại hình chủ yếu là: Hợp tác xã có làm dịch
vụ thủy lợi (Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và Hợp tác xã chuyên khâu thủy nông), Tổ
chức hợp tác (Hội sử dụng nước, Tổ hợp tác, Tổ, Đội thủy nông) và Ban quản lý thủy

10


nông. Trong đó, Hợp tác xã và Tổ hợp tác là hai loại hình chính, chiếm 90% Tổ chức
dùng nước.[2]
Công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi đang từng bước đi vào nề nếp, phục vụ
tốt sản xuất, dân sinh. Hoạt động của các tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi
cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất, dân sinh. Một số đơn vị ở địa phương và trung
ương đã chủ động đổi mới mô hình tổ chức và cơ chế quản lý nhằm nâng cao hiệu quả
các công trình thủy lợi, như: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Nội, Thanh Hóa, Ninh
Thuận, Bình Thuận, Thành Phố Hồ Chí Minh, An Giang, Công ty TNHHMTV Khai
thác công trình thủy lợi Bắc Nam Hà, vv…
1.2.1 Khái niệm về công trình thủy lợi
Hiện nay, vấn đề phát triển nông thôn đang là mối quan tâm hàng đầu ở các nước trên
thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng cũng như thu hút được sự chú ý của nhiều
nhà khoa học. Để tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện, đáp ứng được yêu cầu trong
đời sống của nhân dân, đòi hỏi nông thôn phải có một cơ sở hạ tầng đảm bảo, mà trước

hết là thuỷ lợi - một lĩnh vực cơ bản có tính chất quyết định. Thuỷ lợi đáp ứng các yêu
cầu về nước một trong những điều kện tiên quyết để tồn tại và phát triển cuộc sống cũng
như các loại hình sản xuất. Đồng thời thuỷ lợi góp phần không nhỏ cho sự nghiệp phát
triển bền vững của đất nước, không ngừng nâng cao đời sống cả về kinh tế và văn hoá xã hội. Tuy nhiên, khái niệm về công trình thủy lợi mới chỉ được đưa ra ở một số tài liệu
sau:
Theo Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04
tháng 04 năm 2001 về khai thác và bảo vệ công trinhg thủy lợi đưa ra khái niệm công
trình thủy lợi như sau: “Công trình thuỷ lợi là công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm
khai thác mặt lợi của nước; phòng, chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và
cân bằng sinh thái, bao gồm: hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn
nước, kênh, công trình trên kênh và bờ bao các loại” [1].
Theo Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19 tháng 06 năm 2017 thì: “Công trình thủy
lợi là công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi bao gồm đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm,
hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi và công trình khác phục vụ quản lý, khai
thác thủy lợi” [2].
11


Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8418:2010, công trình thủy lợi được định

nghĩa

như sau: “công trình thủy lợi là công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác các mặt
lợi của nước; phòng, chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh
thái, bao gồm: hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, kênh, công trình trên kênh và bờ bao
các loại” [3].
Theo giáo trình Thủy công: “Công trình được xây dựng để sử dụng nguồn nước gọi là
công trình thủy lợi” [4].
Như vậy, có thể thấy công trình thủy lợi là công trình thuộc kết cấu hạ tầng được xây
dựng để sử dụng nguồn nước và đây làbiện pháp điều hoà giữa yêu cầu về nước với

lượng nước đến của thiên nhiên trong khu vực; đó cũng là sự tổng hợp các biện pháp
nhằm khai thác, sử dụng và bảo vệ các nguồn nước, đồng thời hạn chế những thiệt hại
do nước có thể gây ra.
1.2.2 Đặc điểm công trình thủy lợi
Các hệ thống thủy lợi đều phục vụ đa mục tiêu, trong đó có tưới, tiêu, cấp nước sinh
hoạt, thủy văn, sản xuất công nghiệp, phát điện, giao thông, du lịch, chống lũ, ngăn mặn,
cải tạo đất đai, môi trường, sinh thái.
Vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi thường rất lớn, bình quân phải đầu tư thấp nhất
cũng 50÷100 triệu đồng.
Công trình thủy lợi muốn phát huy hiệu quả cao phải được xây dựng đồng bộ, khép kín
từ đầu mối (phần do Nhà nước đầu tư) đến tận ruộng (phần do dân tự xây dựng).
Mỗi công trình, hệ thống công trình thủy lợi chỉ phục vụ cho một vùng nhất định theo
thiết kế, không thể di chuyển từ vùng đang thừa nước đến vùng thiếu nước theo yêu cầu
thời vụ; đều phải có một tổ chức của nhà nước, tập thể hay cá nhân trực tiếp quản lý,
vận hành theo yêu cầu của các hộ sử dụng nước.
Hệ thống công trình thủy lợi nằm rải rác ngoài trời, trải trên diện rộng, có khi qua các
khu dân cư, nên ngoài tác động của thiên nhiên, còn chịu tác động trực tiếp của con
người (người dân).

12


Hiệu quả của công trình thủy lợi hết sức lớn và đa dạng, có loại có thể xác định được bằng
tiền hoặc bằng khối lượng vật chất cụ thể, nhưng có loại không thể xác định được.
1.2.3 Vai trò của công trình thủy lợi.
- Tăng diện tích canh tác cũng như mở ra khả năng tăng vụ nhờ chủ động về nước, góp
phần tích cực cho công tác cải tạo đất. Nhờ có hệ thống thuỷ lợi mà có thể cung cấp
nước cho những khu vực bị hạn chế về nước tưới tiêu cho nông nghiệp đồng thời khắc
phục được tình trạng khi thiếu mưa kéo dài và gây ra hiện tượng mất mùa mà trước đây
tình trạng này là phổ biến. Mặt khác nhờ có hệ thống thuỷ lợi cung cấp đủ nước cho

đồng ruộng từ đó tạo ra khả năng tăng vụ, vì hệ số quay vòng sử dụng đất tăng từ 1,3
lên đến 2,0÷2,2 lần đặc biệt có nơi tăng lên đến 2,4÷2,7 lần. Nhờ có nước tưới chủ động
nhiều vùng đã sản xuất được 4 vụ;
- Góp phần vào việc xoá đói giảm nghèovà chống hiện tượng sa mạc hoá;
- Tăng năng suất cây trồng, tạo điều kiện thay đổi cơ cấu nông nghiệp, giống loài cây
trồng, vật nuôi, làm tăng giá trị tổng sản lượng của khu vực;
- Cải thiện chất lượng môi trường và điều kiện sống của nhân dân nhất là những vùng
khó khăn về nguồn nước, tạo ra cảnh quan mới;
- Thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác như công nghiệp, thuỷ sản, du lịch,...;
- Tạo công ăn việc làm, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân, giải quyết nhiều vấn
đề xã hội, khu vực do thiếu việc làm, do thu nhập thấp. Từ đó góp phần nâng cao đời sống
của nhân dân cũng như góp phần ổn định về kinh tế và chính trị trong cả nước;
- Thuỷ lợi góp phần vào việc chống lũ lụt do xây dựng các công trình đê điều,... từ đó bảo
vệ cuộc sống bình yên của nhân dân và tạo điều kiện thuận lợi cho họ tăng gia sản xuất.
Tóm lại, thuỷ lợi có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của nhân dân nó góp
phần vào việc ổn định kinh tế và chính trị tuy nó không mang lại lợi nhuận một cách
trực tiếp nhưng nó cũng mang lại những nguồn lợi gián tiếp như việc phát triển ngành
này thì kéo theo rất nhiều ngành khác phát triển theo. Từ đó tạo điều kiện cho nền kinh
tế phát triển và góp phần vào việc đẩy mạnh công cuộc CNH-HĐH đất nước.

13


1.2.4 Phân loại công trình thủy lợi
Để phục vụ cho các lĩnh vực thủy lợi khác nhau và do điều kiện khí hậu thủy văn, địa chất
và địa hình khác nhau chia ra các loại công trình thủy lợi có kết cấu khác nhau như sau:
1.2.4.1 Các loại đập
Đây là những công trình chắn ngang sông, làm dâng cao mực nước ở phía trước tạo
thành hồ chứa. Vật liệu làm đập là bê tông, bê tông cốt thép, gỗ, đá, đất và được gọi là
đập bê tông, đập bê tông cốt thép, đập gỗ, đập đá, đập đất. Loại đập được dùng rộng rãi

nhất là đập vật liệu tại chỗ và đập bê tông. Đập vật liệu tại chỗ được xây dựng bằng các
loại đất như đất thịt, sét, cát, thịt pha cát, đá và hỗn hợp đất đá.
- Đập bê tông: gồm có đập bê tông trọng lực; đập bản chống và đập vòm
- Đập đất: được xây dựng bằng các loại đất, thân đập được đắp bằng một loại hay nhiều
loại đất khác nhau.Nước thấm qua thân đập tạo thành dòng thấm.
- Đập đá: loại này thân đập được đắp bằng đá hoặc được đắp bằng nửa đất nửa đá.
- Các loại đập khác: đập đá đổ bọc bê tông, đập cao su, đập gỗ,…
1.2.4.2 Các công trình điều chỉnh
Các công trình điều chỉnh bao gồm:
- Hệ thống đê dọc các bờ sông để chống nước lũ tràn vào đồng ruộng, các khu dân cư,
các khu kinh tế,…
- Các đập mỏ hàn, tường hướng dòng để lái dòng chảy trong sông theo hướng có lợi cho
lấy nước, chống xói lở bờ;
- Các ngưỡng đáy để điều khiển bùn cát, chống bồi lấp cửa lấy nước và chống xói bờ sông;
- Các kè để bảo vệ bờ sông, mái đê khỏi bị xói do sóng đánh hay do dòng chảy mặt thúc
vào trong mùa lũ;
- Các hệ thống lái dòng đặc biệt dùng để hướng dòng chảy mặt vào cửa lấy nước, xói
trôi các bãi bồi, cải tạo luồng lạch phục vụ giao thông thủy.

14


1.2.4.3 Các công trình dẫn nước
Các công trình dẫn nước bao gồm:
- Kênh là một dạng sông nhân tạo, được đào, đắp hoặc nửa đào nửa đắp hay xây mà
thành. Mặt cắt ngang thường có dạng hình thang, đôi khi là hình chữ nhật, nửa tròn,…;
- Máng nước, dốc nước, bậc nước, cầu máng là kênh nhân tạo được xây trên mặt đất
hoặc cao hơn mặt đất, làm bằng bê tông cốt thép, thép, gỗ, gạch, đá xây. Các công trình
này được sử dụng khi điều kiện địa hình, địa chất không cho phép làm kênh;
- Đường hầm được xây dựng dưới đất, trong núi.Khi các đường dẫn nước gặp núi cao

không thể đào kênh được thì người ta phải làm đường hầm để nối tiếp các kênh chuyển
nước. Cũng có thể là đường hầm dẫn nước vào nhà máy thủy điện, hoặc đường hầm
tháo lũ của hồ chứa,...;
- Đường ống là những ống dẫn nước làm bằng thép, bê tông cốt thép được đặt trên mặt
hoặc dưới đất hoặc bố trí trong thân đập, dưới kênh mương, đê,… để dẫn nước.
1.2.4.4 Các công trình chuyên môn
Là những công trình được dùng cho một số mục đích kinh tế thủy lợi như:
- Trạm thủy điện, buồng xoắn, bể áp lực, tháp điều áp;
- Công trình giao thông thủy: âu tàu, máy nâng tàu, công trình chuyển gỗ, bến cảng,…;
- Công trình thủy nông: cống điều tiết, hệ thống tưới tiêu, hệ thống thoát nước;
- Công trình cấp nước và thoát nước: công trình lấy nước, dẫn nước, trạm bơm, công
trình cho vệ sinh, thoát nước,…;
- Công trình cho cá: đường cá đi, đường chuyển cá, hồ nuôi cá,…

15


1.3 Công tác quản lý công trình thủy lợi
1.3.1 Công trình hồ chứa đập dâng
1.3.1.1 Các khái niệm và phân loại
(1) Các khái niệm:
- Đập: là công trình làm nhiệm vụ ngăn nước và các công trình có liên quan, tạo hồ chứa
nước nhằm thực hiện các mục đích sau đây:
+ Tích trữ nước, cung cấp cho các nhu cầu dùng nước;
+ Điều tiết hoặc phân chia dòng chảy lũ, giảm ngập lụt cho vùng hạ du;
+ Tạo áp lực nước để phục vụ phát điện.
- Các công trình có liên quan đến hồ chứa nước, gồm: công trình lấy nước, công trình
tháo nước, công trình xả lũ, âu thuyền;
- Vùng hạ du đập: Là vùng bị ngập lụt khi hồ xả nước theo quy trình; xả lũ trong tình
huống khẩn cấp hoặc vỡ đập;

- An toàn đập, hồ chứa nước: Là việc thực hiện các biện pháp thiết kế, thi công, quản
lý, khai thác nhằm bảo đảm an toàn cho đập, hồ chứa nước, các công trình có liên quan,
an toàn cho người và tài sản vùng hạ du đập;
- Chủ đập: Là tổ chức, cá nhân sở hữu đập để khai thác lợi ích của hồ chứa nước hoặc
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao quản lý, vận hành khai thác hồ chứa nước.
(2) Phân loại đập.
Đập gồm có các loại sau đây:
- Đập quan trọng quốc gia là đập của hồ chứa nước quan trọng quốc gia gồm:
+ Hồ chứa nước có dung tích lớn hơn 1.000.000.000m3 (một tỷ mét khối).
+ Hồ chứa nước có dung tích từ 1.000.000m3 (một triệu mét khối) đến 1.000.000.000m3
(một tỷ mét khối) nhưng nằm ở địa bàn dân cư tập trung và địa bàn có công trình quốc
phòng, an ninh.

16


- Đập lớn là đập có chiều cao tính từ mặt nền đến đỉnh đập bằng hoặc lớn hơn 15m hoặc
đập của hồ chứa nước có quy mô dung tích bằng hoặc lớn hơn 3.000.000m3 (ba triệu
mét khối).
- Đập vừa là đập có chiều cao tính từ mặt nền đến đỉnh đập từ 10÷15m hoặc đập của hồ
chứa có dung tích trữ từ 1.000.000m3 đến 3.000.000m3 (ba triệu mét khối).
- Đập nhỏ là đập có chiều cao tính từ mặt nền đến đỉnh nhỏ hơn 15m và tạo hồ chứa
nước có dung tích trữ nhỏ hơn 3.000.000m3 (ba triệu mét khối).
1.3.1.2 Nguyên tắc quản lý an toàn hồ chứa đập dâng
Quản lý an toàn hồ chứa đập dâng đảm bao nguyên tắc sau:
-

Bảo đảm an toàn đập bao gồm an toàn cho bản thân đập, vùng hạ du đập và các

công trình lân cận đập;

-

Bảo đảm an toàn đập là ưu tiên cao nhất trong xây dựng, quản lý, khai thác và

bảo vệ hồ chứa nước;
-

Công tác quản lý an toàn đập phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trong

quá trình xây dựng và quản lý khai thác hồ chứa nước;
-

Bảo đảm tính chủ động trong quản lý an toàn đập;

-

Xác định rõ trách nhiệm của chủ đập, của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các

cấp, đề cao ý thức của cộng đồng trong công tác quản lý an toàn đập.
1.3.1.3 Nội dung quản lý công trình hồ chứa đập dâng
- Điều tiết nước hồ chứa:
+ Chủ đập phải lập quy trình điều tiết nước hồ chứa, quy định việc tích nước, xả nước
hồ, trong điều kiện bình thường và trong tình huống khẩn cấp, trình cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện;
+ Việc điều tiết nước hồ chứa nước phải tuân theo các quy định sau: Không được tích
trữ nước trong hồ vượt trên mức do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định;
trường hợp đập bị hư hỏng hoặc sự cố, có yêu cầu tháo nước để hạ thấp mức nước hồ,
phải khống chế tốc độ hạ thấp mức nước sao cho không gây sạt trượt mái thượng lưu
đập; trong mùa lũ, các hồ chứa có nhiệm vụ điều tiết lũ, việc vận hành tích nước, xả lũ


17


×