Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Nâng cao hiệu quả quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã Tân Uyên tỉnh Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGUYỄN PHI HOÀNG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ TÂN UYÊN TỈNH BÌNH DƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

BÌNH DƢƠNG, NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGUYỄN PHI HOÀNG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ TÂN UYÊN TỈNH BÌNH DƢƠNG

Chuyên ngành: Quản lý Xây dựng
Mã số: 8580302

NGƢỜI HƢỚNG DẪN LUẬN VĂN



PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG TƢ

BÌNH DƢƠNG, NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các
kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ
bất kỳ một nguồn nào và dƣới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài
liệu (nếu có) đã đƣợc thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy
định.

Ngƣời thực hiện luận văn

Nguyễn Phi Hoàng

i


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết tôi xin bày tỏ lòng kính trọng biết ơn sâu sắc đến
PGS.TS.NGUYỄN TRỌNG TƢ, ngƣời đã dành rất nhiều thời gian, tâm huyết
hƣớng dẫn và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, Thầy Cô trƣờng
Đại học Thủy Lợi đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu.
Tôi biết ơn sâu sắc đến tất cả những ngƣời đã cho tôi sự trợ giúp trong
việc có đƣợc các thông tin và dữ liệu liên quan đến nghiên cứu.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự

nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không tránh khỏi những sai sót. Vì
vậy, tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy cô, bạn bè, đồng
nghiệp, đó chính là sự giúp đỡ quý báu nhất để tôi có thể cố gắng hoàn thiện hơn
trong quá trình nghiên cứu và công tác sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

Ngƣời thực hiện luận văn

Nguyễn Phi Hoàng

ii


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1
1.

Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................1

2.

Mục đích của đề tài.............................................................................................2

3.

Đối tƣợng nghiên cứu .........................................................................................2

4.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................2


5.

Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................2

6.

Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài ...............................................................3

7.

Kết quả nghiên cứu .............................................................................................3

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................................4
Chƣơng I. TỔNG QUAN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG .......4
1.1. Tình hình xây dựng trên địa bàn thị xã Tân Uyên .................................................4
1.1.1. Điều kiện tự nhiên và mối quan hệ vùng.............................................................4
1.1.2. Điều kiện cơ sở hạ tầng .......................................................................................6
1.1.3. Tình hình đầu tƣ xây dựng trong thời gian qua ...................................................7
1.1.3.1. Nhà ở ................................................................................................................7
1.1.3.2. Cơ quan, công sở ..............................................................................................8
1.1.3.3. Công trình y tế ..................................................................................................9
1.1.3.4. Công trình giáo dục - đào tạo .........................................................…………10
1.1.3.5. Công trình văn hóa .........................................................................................11
1.1.3.6. Công trình thể dục thể thao ............................................................................11
1.1.3.7. Công trình thƣơng mại dịch vụ, du lịch..........................................................12
1.1.3.8. Công trình công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ..............................................12
1.2. Phân loại các hành vi vi phạm về trật tự xây dựng phổ biến trong thời gian
qua…… .......................................................................................................................14
iii



1.2.1. Khái niệm chung ................................................................................................14
1.2.2. Các hành vi vi phạm trật tự xây dựng phổ biến ................................................16
1.2.2.1. Công trình xây dựng không phép mà theo quy định phải có giấy phép xây
dựng

........................................................................................................................16

1.2.2.2. Công trình xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng đƣợc cấp ..................16
1.2.2.3. Công trình xây dựng vi phạm quy định về quản lý chất lƣợng công trình xây
dựng gây lún, nứt hoặc hƣ hỏng công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình lân cận .......16
1.3. Công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn trong thời gian qua ....................17
1.3.1. Phân cấp và bộ máy quản lý nhà nƣớc tại địa phƣơng ......................................17
1.3.2. Công tác chỉ đạo, điều hành ..............................................................................19
1.3.2.1. Đối với UBND tỉnh Bình Dƣơng ...................................................................20
1.3.2.2. Đối với UBND thị xã Tân Uyên .....................................................................20
1.3.2.3. Đối với UBND các xã - phƣờng .....................................................................22
KẾT LUẬN CHƢƠNG I ..........................................................................................23
Chƣơng II. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ LÝ LUẬN TRONG QUẢN LÝ TRẬT TỰ
XÂY DỰNG ...............................................................................................................24
2.1. Cơ sở pháp lý trong quản lý trật tự xây dựng .....................................................24
2.1.1. Chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc về quản lý trật tự xây dựng ..................24
2.1.2. Các cơ sở pháp lý chính trong công tác quản lý trật tự xây dựng hiện hành ....26
2.1.2.1. Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 .....................................................26
2.1.2.2. Luật Xây dựng năm 2014 ...............................................................................30
2.1.2.3. Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 ...................................................................35
2.1.2.4. Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính Phủ .................40
2.1.2.5. Thông tƣ 03/2018/TT-BXD ngày 24/4/2018 của Bộ Xây dựng ....................41
2.2. Cơ sở lý luận về quản lý trật tự xây dựng ...........................................................45


iv


2.2.1. Vai trò của Pháp luật trong quản lý trật tự xây dựng ........................................45
2.2.2. Quản lý trật tự xây dựng theo quy hoạch ..........................................................46
2.2.2.1. Nguyên tắc quản lý trật tự xây dựng theo quy hoạch .....................................47
2.2.2.2. Công bố công khai quy hoạch xây dựng: .......................................................47
2.2.2.3. Hình thức công bố công khai quy hoạch xây dựng ........................................48
2.2.2.4. Cắm mốc giới ngoài thực địa .........................................................................49
2.2.2.5. Cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng ...................................................50
2.2.2.6. Xử lý các hành vi vi phạm Pháp luật về Quy hoạch xây dựng ......................50
2.2.2.7. Trách nhiệm của cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng .................................51
2.2.3. Quản lý trật tự xây dựng theo Giấy phép xây dựng ..........................................52
2.2.3.1. Nguyên tắc quản lý trật tự xây dựng theo Giấy phép xây dựng .....................52
2.2.3.2. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng .................................................................53
2.2.3.3. Các công trình đƣợc miễn giấy phép xây dựng ..............................................54
2.2.3.4. Quy trình cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng ..............55
2.2.3.5. Những trƣờng hợp phải điều chỉnh giấy phép xây dựng ................................56
2.2.3.6. Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng .............................................................57
2.2.3.7. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng................57
2.2.3.8. Trách nhiệm của cơ quan có liên quan ...........................................................58
2.2.3.9. Trách nhiệm của tổ chức tƣ vấn xây dựng và thi công xây dựng ..................58
2.3. Nội dung về công tác quản lý trật tự xây dựng ...................................................59
2.3.1. Nguyên tắc xử lý vi phạm trật tự xây dựng .......................................................59
2.3.2. Hình thức xử phạt vi phạm trật tự xây dựng và các biện pháp khắc phục hậu
quả… ..........................................................................................................................60
2.3.2.1. Hình thức xử phạt chính .................................................................................60
2.3.2.2. Hình thức xử phạt bổ sung .............................................................................61
v



2.3.2.3 Biện pháp khắc phục hậu quả ..........................................................................62
2.3.3. Trình tự xử lý vi phạm hành chính trật tự xây dựng .........................................62
2.3.3.1 Sơ đồ hóa quy trình xử lý vi phạm hành chính ...............................................62
2.3.3.2. Đối với công trình đang xây dựng ..................................................................64
2.3.3.3. Đối với công trình đã kết thúc xây dựng ........................................................65
2.3.4. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trật tự xây dựng .......................66
2.3.5. Thẩm quyền xử phạt vi phạm trật tự xây dựng .................................................66
KẾT LUẬN CHƢƠNG II .........................................................................................68
Chƣơng III. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ TÂN UYÊN .................................................................................................69
3.1. Định hƣớng phát triển đô thị của thị xã Tân Uyên .............................................69
3.1.1. Kế hoạch cụ thể .................................................................................................70
3.1.2. Xác định các khu vực phát triển .......................................................................71
3.1.2.1. Phân vùng phát triển .......................................................................................71
3.1.2.2. Hành lang phát triển .......................................................................................72
3.1.2.3. Tổ chức không gian đô thị và nông thôn ........................................................72
3.1.2.4. Cải tạo, chỉnh trang đô thị ..............................................................................72
3.2. Kết quả xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã Tân Uyên trong thời
gian qua........................................................................................................................73
3.3. Những khó khăn tồn tại trong công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thị
xã Tân Uyên.................................................................................................................75
3.3.1. Cơ cấu bộ máy, biên chế ...................................................................................75
3.3.2. Bất cập trong văn bản pháp luật ........................................................................76
3.3.3. Cơ sở vật chất ....................................................................................................80

vi



3.3.4. Về công tác quy hoạch ......................................................................................80
3.3.5. Ý thức chủ đầu tƣ xây dựng công trình .............................................................85
3.3.6. Ý thức của nhà thầu thi công .............................................................................86
3.3.7. Công tác tuyên truyền ........................................................................................87
3.4. Quan điểm, mục tiêu quản lý hiệu quả trật tự xây dựng của địa phƣơng............87
3.4.1. Quan điểm..........................................................................................................87
3.4.2. Mục tiêu quản lý hiệu quả trật tự xây dựng.......................................................88
3.5. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn
thị xã Tân Uyên ...........................................................................................................89
3.5.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý ................................................................89
3.5.2. Nâng cao cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý xây dựng............................91
3.5.3. Công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch ..................................................92
3.5.4. Tăng cƣờng hiệu quả công tác cấp giấy phép xây dựng ...................................94
3.5.4.1. Nâng cao chuyên môn cán bộ thực hiện công tác cấp giấy phép xây dựng ...94
3.5.4.2. Cải cách hành chính về quy trình cấp giấy phép xây dựng ............................95
3.5.5. Tăng cƣờng năng lực hoạt động của bộ máy quản lý trật tự xây dựng ...........100
3.5.5.1. Nâng cao chuyên môn cán bộ quản lý trật tự xây dựng ...............................100
3.5.5.2. Tăng cƣờng công tác kiểm tra xử lý vi phạm ...............................................101
3.5.5.3. Tăng cƣờng công tác phối hợp giữa các cơ quan trong công tác quản lý trật tự
xây dựng ....................................................................................................................103
3.5.6. Kiện toàn chế tài xử lý vi phạm trật tự xây dựng ............................................103
3.5.7. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật .......................................................104
3.5.8. Phát huy vai trò cộng đồng ..............................................................................106
KẾT LUẬN CHƢƠNG III .....................................................................................107
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................108
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................110
vii



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 1: Bản đồ hành chính thị xã Tân Uyên
Hình 2: Thị xã Tân Uyên trong mối quan hệ vùng với tỉnh Bình Dƣơng
Hình 3: Sơ đồ cấu trúc hoạt động quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã Tân
Uyên
Hình 4: Sơ đồ tóm tắt quy trình xử lý vi phạm hành chính
Hình 5: Bản đồ Quy hoạch chung đô thị thị xã Tân Uyên
Hình 6: Sơ đồ quy trình luân chuyển hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng
Hình 7: Sơ đồ cải tiến quy trình luân chuyển hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng
Bảng 1: Hiện trạng nhà ở khu vực nội thị thị xã Tân Uyên
Bảng 2. Các Khu công nghiệp – cụm công nghiệp trên địa bàn thị xã Tân Uyên
Bảng 3: Kết quả công tác xử phạt vi phạm trật tự xây dựng trong năm 2015, 2016,
2017, 2018 trên địa bàn thị xã Tân Uyên
Bảng 4: Kết quả công tác cấp phép xây dựng trong năm 2015, 2016, 2017, 2018 trên
địa bàn thị xã Tân Uyên
Bảng 5: Tình hình triển khai các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn thị xã

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
UBND: Ủy ban nhân dân
VPHC: Vi phạm hành chính
QĐ: Quyết định
XLVPHC: Xử lý vi phạm hành chính
QĐXP: Quyết định xử phạt
QH: Quy hoạch
GCN: Giấy chứng nhận
QSDĐ: Quyền sử dụng đất


ix


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thị xã Tân Uyên là một trong 9 đô thị trong hệ thống đô thị của tỉnh Bình
Dƣơng, có diện tích tự nhiên 19.175,72 ha và 12 xã - phƣờng có chức năng là trung
tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa - xã hội và an ninh quốc phòng, là đô thị
dịch vụ thƣơng mại, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có vai trò thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội của Tỉnh và vùng liên tỉnh.
Đây là một đô thị phát triển mạnh trong những năm gần đây. Cùng với nhịp độ
tăng trƣởng kinh tế xã hội chung của tỉnh, những năm qua thị xã Tân Uyên đã có
những bƣớc phát triển nhanh chóng. Nhiều dự án khu dân cƣ, khu đô thị mới, các công
trình cao tầng , nhà ở do nhân dân đầu tƣ xây dựng,… .phát triển cả về số lƣợng và
quy mô đầu tƣ. Quá trình phát triển nhanh chóng đã nãy sinh nhiều bất cập trong công
tác quản lý xây dựng đô thị; Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các công trình xây
dựng, trật tự xây dựng đô thị, cảnh quan đô thị gặp nhiều khó khăn và phức tạp.
Hiện nay, đối với công tác quản lý xây dựng trên địa bàn thị xã Tân Uyên thì
công tác quản lý trật tự xây dựng là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà chính
quyền địa phƣơng đặc biệt quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo và có những kết quả đáng đƣợc
ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt đƣợc, trong thời gian qua công tác
quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn cũng còn nhiều vấn đề bất cập cần đƣợc quan
tâm, nghiên cứu và tìm hƣớng giải quyết. Tình hình xây dựng trái phép, sai phép, vi
phạm quy hoạch vẫn còn nhiều sai phạm lớn, nghiêm trọng; Bộ máy thực hiện công
tác thanh kiểm tra còn buông lỏng và nhiều hạn chế; vẫn còn thiếu các chế tài hữu hiệu
để có thể thực hiện việc xử lý những sai phạm; một số quy định về quản lý trật tự xây
dựng chƣa thực sự hiệu quả, còn chồng chéo và bất cập đối với tình hình thực tế địa
phƣơng; Vì vây, để đảm bảo cho việc phát triển bền vững và lâu dài thì cần phải có
những biện pháp, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả đối với công tác quản lý xây
dựng trên địa bàn thị xã Tân Uyên.

Bên cạnh các khu dân cƣ hiện hữu đã phát triển lâu đời, trong những năm gần
đây, trên địa bàn thị xã Tân Uyên đã và đang có nhiều dự án phát triển đô thị sinh thái,
đô thị dịch vụ - thƣơng mại có quy mô từ 20 - 50 ha;. Hiện nay, thị xã Tân Uyên đang
1


triển khai hình thành các khu nhà ở, thƣơng mại - dịch vụ, công viên, quảng trƣờng ở
một số khu vực ven sông Đồng Nai. Do vậy, để có thể thực hiện tốt việc đầu tƣ xây
dựng và đảm bảo xây dựng theo đúng quy hoạch đƣợc duyệt đối với những khu đô thị
này thì cần phải có sự quản lý một cách hiệu quả trong công tác quản lý trật tự xây
dựng. Với câu hỏi “Tại sao trên địa bàn thị xã Tân Uyên còn xảy ra nhiều tình trạng
xây dựng sai phép, không phép, sai quy hoạch được duyệt, bộ máy nhà nước về thanh
tra, kiểm tra hoạt động như thế nào, cơ chế chính sách chế tài về trật tự xây dựng đã
đảm bảo thực hiện quản lý…?”. Đó là lí do mà học viên chọn đề tài: “Nâng cao hiệu
quả quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã Tân Uyên tỉnh Bình Dƣơng”.
Với hy vọng luận văn sẽ góp phần vào công tác quản lý xây dựng trên địa bàn, ngày
càng hoàn thiện các chính sách quản lý xây dựng đô thị thị xã Tân Uyên.
2. Mục đích của đề tài
Đề xuất một số giải pháp quản lý chặt chẽ công tác quản lý trật tự xây dựng trên
địa bàn thị xã Tân Uyên.
3. Đối tƣợng nghiên cứu:
Thực trạng công tác Quản lý Nhà nƣớc về trật tự xây dựng đô thị;
Các thể chế, cơ chế, chính sách của các cấp chính quyền;
Công tác quản lý của các cơ quan chuyên ngành có liên quan.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Không gian nghiên cứu: Trong phạm vi địa giới hành chính thị xã Tân Uyên
(bao gồm 12 xã - phƣờng với diện tích tự nhiên 19.175,72 ha).
Thời gian nghiên cứu: Theo quy hoạch định hƣớng phát triển không gian thị
xã Tân Uyên đã đƣợc phê duyệt.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:

Luận văn áp dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu sau đây:
- Phƣơng pháp thu thập tài liệu: thu thập tài liệu, lấy thông tin từ các cơ quan có
liên quan nhƣ phòng Quản lý quy hoạch kiến trúc, phòng Quản lý nhà ở và thị trƣờng
bất động sản, phòng Hoạt động xây dựng, Thanh tra Xây dựng thuộc Sở Xây dựng;

2


phòng Quản lý Đô thị thị xã Tân Uyên, UBND các xã - phƣờng trên địa bàn thị xã;
- Phƣơng pháp phân tích thông tin, tổng hợp: để tìm ra các giải pháp và hƣớng
đề xuất;
- Phƣơng pháp thống kê, so sánh: dùng để đánh giá hiện trạng;
6. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Cơ sở khoa học: Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trong lĩnh vực
trật tự xây dựng.
- Cơ sở thực tiễn: Thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thị
xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dƣơng.
7. Kết quả nghiên cứu:
Đề xuất các nhóm giải pháp cơ bản nhất và tƣơng đối toàn diện, phù hợp với
thực trạng của địa phƣơng nhằm mục đích nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý
trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã Tân Uyên nhƣ sau:
- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý;
- Nâng cao cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý xây dựng;
- Đổi mới công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch;
- Tăng cƣờng hiệu quả công tác cấp giấy phép xây dựng;
- Nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy quản lý trật tự xây dựng;
- Kiện toàn chế tài xử lý vi phạm trật tự xây dựng;
- Tuyên truyền phổ biến pháp luật;
- Phát huy vai trò cộng đồng.


3


CHƢƠNG I. TỔNG QUAN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
TRẬT TỰ XÂY DỰNG
1.1. Tình hình xây dựng trên địa bàn thị xã Tân Uyên
1.1.1. Điều kiện tự nhiên và mối quan hệ vùng:
Bình Dƣơng là một tỉnh nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm miền Nam, có vị trí
giáp với TP Hồ Chí Minh, Bình Dƣơng đang trên đà tăng trƣởng và đã đạt đƣợc nhiều
thành tích đáng kể về kinh tế xã hội. Phát huy đƣợc các tiềm năng phát triển trên địa
bàn và phù hợp với xu thế phát triển chung của vùng, quốc gia và hội nhập với quốc tế.
Với lợi thế về điều kiện địa lý tự nhiên thuận lợi, có các trục lộ giao thông huyết mạch
của quốc gia chạy qua nhƣ QL 13, QL 14, đƣờng Hồ Chí Minh, đƣờng Xuyên Á; Cách
sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (25 Km), sân bay quốc tế Long Thành tỉnh Đồng Nai,
cảng Sài Gòn, cảng Cái Mép - Thị Vải và các cảng biển là những điều kiện thuận lợi
cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bình Dƣơng quyết tâm nỗ lực phấn đấu “trở
thành một đầu tàu kinh tế của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, tạo được đột phá
về môi trường đầu tư kinh doanh, một điểm đến cho các nhà đầu tư với nhiều ý tưởng
sáng tạo; là một trong những trung tâm công nghiệp lớn của cả nước, thành phố thông
minh” nhƣ nội dung trong thông báo kết luận của Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn Xuân
Phúc tại buổi làm việc với tỉnh Bình Dƣơng ngày 1/1/2017.
Thị xã Tân Uyên nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bình Dƣơng là đô thị loại III
,nằm trong Tiểu vùng đô thị trung tâm của Vùng thành phố Hồ Chí Minh; là trung tâm
chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa - xã hội và an ninh quốc phòng, là đô thị dịch vụ
thƣơng mại, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Diện tích tự nhiên 19.175,72 ha có 12
xã - phƣờng, bao gồm 06 phƣờng: Uyên Hƣng, Tân Phƣớc Khánh, Thái Hòa, Thạnh
Phƣớc, Tân Hiệp, Khánh Bình và 06 xã: Hội Nghĩa, Vĩnh Tân, Phú Chánh, Tân Vĩnh
Hiệp, Thạnh Hội, Bạch Đằng.
Với quá trình tập trung nguồn lực đầu tƣ xây dựng sau hơn 5 năm từ khi thực
hiện nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2013 về việc điều chỉnh địa giới

hành chính huyện Tân Uyên, Thị xã Tân Uyên mới chính thức đƣợc thành lập bao gồm

4


6 phƣờng và 6 xã đến nay thị xã đã đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Thị xã đã tập trung đầu tƣ xây dựng hệ thống công trình hạ tầng và xử lý vệ sinh môi
trƣờng, trong đó chú trọng ƣu tiên cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống giao
thông đô thị, các tuyến đƣờng đối ngoại kết nối thị xã với các tuyến đƣờng quốc gia,
hệ thống cấp nƣớc, thoát nƣớc, công trình xử lý nƣớc thải, rác thải, điện chiếu sáng,
các không gian công cộng nhƣ không gian UBND thị xã, công viên dọc sông Đồng
Nai, thu hút đầu tƣ phát triển dịch vụ thƣơng mại, công nghiệp, tạo thu nhập và giải
quyết việc làm cho số lƣợng lớn lực lƣợng lao động của thị xã và khu vực lân cận.

Hình 1: Bản đồ hành chính thị xã Tân Uyên
5


Hình 2: Thị xã Tân Uyên trong mối quan hệ vùng với tỉnh Bình Dƣơng
1.1.2. Điều kiện cơ sở hạ tầng
Trong phát triển đô thị tại thị xã Tân Uyên, cơ sở hạ tầng đƣợc chú trọng đầu
tƣ. Thị xã đã thực hiện tốt việc nâng cấp, láng nhựa các tuyến đƣờng; các tuyến đƣờng
nội ô thị xã hiện đã đƣợc nâng cấp thảm nhựa, bê tông, hệ thống thoát nƣớc và vỉa hè
đều đƣợc lát gạch, trồng cây xanh, tạo vẻ mỹ quan đƣờng phố thông thoáng, sạch sẽ.
Ngoài những tuyến đƣờng ở nội ô, thị xã còn ghi dấu của 6 xã đạt chuẩn Nông thôn
mới với nhiều tuyến đƣờng giao thông nông thôn, giao thông nội đồng đƣợc thảm
nhựa và bê tông hóa.. Hiện nay, tỷ lệ đƣờng ĐH đƣợc nhựa hóa đạt trên 98%, đƣờng
6



ĐX cứng hóa đạt 100%. Các công trình giao thông trọng điểm đƣợc tỉnh đầu tƣ nhƣ:
cầu, đƣờng ĐT 746, 747A, 747B đã tạo sự kết nối quan trọng phục vụ cho quá trình
phát triển của thị xã. Lƣới điện, hạ tầng viễn thông phủ kín 100% hộ dân trên địa bàn.
Trong năm 2018, thị xã Tân Uyên đã đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong các lĩnh vực
giáo dục, y tế, văn hóa – thể thao, tạo nguồn cho phát triển kinh tế, xã hội. UBND thị
xã đã bố trí vốn đầu tƣ 13 công trình sửa chữa, xây mới các công trình giáo dục với
tổng số vốn 20,8 tỷ đồng.
Các khu dân cƣ thƣơng mại, đô thị đã đƣợc đầu tƣ xây dựng mới góp phần nâng
tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 50%. Bên cạnh đó, UBND thị xã Tân Uyên đã thực hiện đồng
bộ công tác quy hoạch xây dựng đô thị; tạo điều kiện thuận lợi triển khai đầu tƣ các dự
án phát triển đô thị…
Hiện nay, trên địa bàn thị xã Tân Uyên đã hình thành 03 khu dân cƣ thƣơng mại
và 11 dự án chợ; bố trí 8 điểm chợ tạm và 3 điểm tạm thời để sắp xếp cho các cá nhân
hoạt động thƣơng mại ổn định, không gian công nghiệp - đô thị đƣợc thị xã triển khai
mở rộng; các khu, cụm công nghiệp, khu dân cƣ cũng đƣợc hình thành góp phần phát
triển hạ tầng kỹ thuật, tạo sự gắn kết khu đô thị và khu sản xuất trên địa bàn. Đối với
không gian du lịch sinh thái, dịch vụ đang đƣợc địa phƣơng quy hoạch ở các phƣờng,
xã dọc theo sông Đồng Nai.
1.1.3. Tình hình đầu tƣ xây dựng trong thời gian qua
1.1.3.1. Nhà ở
Nhà ở tại thị xã Tân Uyên có nhiều loại hình khác nhau bao gồm nhà ở tại các
khu dân cƣ hiện hữu, khu vực làng xóm đô thị hóa, các khu đô thị, khu tái định cƣ hình
thành và phát triển cùng với các khu, cụm công nghiệp, các công trình thƣơng mại
dịch vụ:
- Khu vực tập trung chủ yếu phát triển nhà phố phục vụ thƣơng mại ở khu vực
Uyên Hƣng, Tân Phƣớc Khánh là 2 trung tâm thị trấn cũ tại Tân Uyên. Khu vực này
chủ yếu là nhà chia lô từ 03-10m mật độ xây dựng cao, tại khu vực các chợ trung tâm
hình thành nhà ở kết hợp kiốt bán hàng 2-3 tầng, khu vực ngoài nhà có sân vƣờn mật
độ xây dựng thấp.


7


- Nhà ở xây dựng trong các khu dân cƣ mới: do phát triển công nghiệp, khu đô
thị mới, khu tái định cƣ. Các dự án tái định cƣ có quy mô khác nhau: nhỏ khoảng 3-4
ha, lớn khoảng 15-20 ha ... Hầu hết các dự án đều cùng giải pháp chia lô 5x20,
10x30... cho các nhà liên kế - tự xây trong hệ thống đƣờng ô cờ.
- Nhà ở xây dựng tự phát: Đây là dạng nhà ở phổ biến tại nhiều khu vực khác
nhau trong thị xã nhƣ khu dân cƣ khu vực phƣờng Uyên Hƣng, Thái Hòa, Tân Phƣớc
Khánh và Khánh Bình… tạo thành khu vực đô thị hóa mạnh mẽ tại thị xã.
- Hiện nay, tại thị xã Tân Uyên, việc hình hình các khu nhà trọ nằm xem lẫn
trong khu dân cƣ và các doanh nghiệp sản xuất ngày càng gia tăng, phân bố rộng khắp
12 xã, phƣờng, tập trung đa số tại phƣờng Tân Hiệp, Khánh Bình, Hội Nghĩa và Tân
Phƣớc Khánh là những nhà kiên cố và bán kiên cố chia lô và liền kể khu vực xung
quanh KCN. Các khu tự xây có mật độ xây dựng và mật độ ở rất cao, trong khu vực
này nhà ở đƣợc xây dựng san sát nhau diện tích xây dựng chiếm hơn 90%.
Khu vực nội thị thị xã Tân Uyên hiện có khoảng 69.472 căn nhà (bao gồm nhà
ở kiên cố, bán kiên cố là nhà ở của dân số thƣờng trú, nhà ở dân số tạm trú trên 6
tháng và nhà trọ cho công nhân) với tổng diện tích khoảng 4.947.705 m2 sàn. Toàn bộ
là nhà ở kiên cố, bán kiên cố tỷ lệ 100%. Bình quân diện tích nhà ở : 25,12 m2/ngƣời.
Bảng 1: Hiện trạng nhà ở khu vực nội thị thị xã Tân Uyên
Phân loại
Khu vực

Khu vực nội thị

Diện tích sàn

Số lƣợng


Chỉ tiêu

(m2)

(căn)

(m2/ng)

4.947.705

69.472

25,12

Kiên cố, Bán kiên cố
(căn)

Nhà
tạm

69.472

0

1.1.3.2. Cơ quan, công sở
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho ngƣời dân khi thực hiện các giao dịch
hành chính, dịch vụ công, rút ngắn thời gian xử lý giữa các cơ quan, đơn vị hành chính
công. Hiện nay hệ thống các công trình hành chính công sở tại thị xã chủ yếu nằm tập
trung trong khu trung tâm hành chính thị xã… với cơ sở vật chất khang trang và hiện


8


đại đáp ứng với nhu cầu sử dụng của thị xã, góp phần nâng cao bộ mặt kiến trúc của
thị xã cũng nhƣ giải quyết nhanh, gọn nhu cầu thiết thực của ngƣời dân.
1.1.3.3. Công trình y tế
Mạng lƣới y tế từ thị xã đến cấp phƣờng, xã đến nay đã đƣợc xây dựng cơ sở
vật chất và trang thiết bị của các cơ sở y tế đã từng bƣớc đầu tƣ theo hƣớng hiện đại và
đội ngũ y, bác sỹ đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh nhân dân, thực hiện các chƣơng
trình y tế cộng đồng, chăm sóc sức khỏe phục vụ kịp thời nhu cầu khám, chữa bệnh
cho nhân dân.
Trên địa bàn thị xã Tân Uyên hiện có các cơ sở y tế sau:
- 01 trung tâm y tế thị xã: số giƣờng kế hoạch 100 giƣờng, Số giƣờng thực kê
151 giƣờng.
- 02 phòng khám đa khoa tại phƣờng Khánh Bình và Thái Hòa (công lập): 24
giƣờng.
- 04 trạm y tế tại các phƣờng Uyên Hƣng, Tân Phƣớc Khánh, Thạnh Phƣớc,
Tân Hiệp: 20 giƣờng.
Hiện trạng cơ sở y tế tại khu vực ngoại thị:
- 06 trạm y tế tại 06 xã Bạch Đằng, Phú Chánh, Thạnh Hội, Vĩnh Tân, Hội
Nghĩa, Tân Vĩnh Hiệp: 30 giƣờng.
Ngoài ra, trên địa bàn thị xã còn có khu điều trị phong Bến Sắn vị trí tại ĐT746,
phƣờng Khánh Bình, với số giƣờng bệnh là 245 giƣờng.
Các phòng khám tƣ nhân góp phần chia sẻ nhiệm vụ khám bệnh, chăm sóc sức
khỏe nhân dân thị xã với tổng số giƣờng bệnh là 94 giƣờng.
Năm 2017 công trình Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) thị xã Tân Uyên đã đƣợc
khởi công xây dựng trên địa bàn khu phố 7, phƣờng Uyên Hƣng, với quy mô 200
giƣờng, định hƣớng 400 giƣờng theo tiêu chuẩn của một bệnh viện hạng III và Bệnh
viện chuyên khoa Lao và Tâm thần vị trí tại ấp Phú Thọ, xã Phú Chánh với số giƣờng
bệnh là 300 giƣờng (Chính thức hoạt động vào cuối năm 2018). Nhƣ vậy đến cuối

năm 2018 khi 2 bệnh viện xây dựng mới đi vào hoạt động tại thị xã Tân Uyên sẽ có

9


tổng quy mô 1.014 giƣờng bệnh đạt chỉ tiêu 5,15 giƣờng/1000 dân.
Nhìn chung số lƣợng các cơ sở y tế thị xã Tân Uyên hiện nay đã đáp ứng đầy đủ
nhu cầu của ngƣời dân đô thị, tuy nhiên cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện công trình
Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) thị xã Tân Uyên đƣa vào hoạt động đáp ứng nhu cầu,
nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh của nhân dân thị xã.
1.1.3.4. Công trình Giáo dục - đào tạo
* Trƣờng đào tạo:
Trung cấp có 2 trƣờng: Trƣờng Trung cấp nghề và trƣờng trung cấp ngoài công
lập.
Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên.
Ngoài ra thị xã còn có các cơ sở dạy nghề công lập và dân lập đào tạo nghề cho
các cơ sở kinh tế và học sinh học nghề và hƣớng nghiệp cho học sinh cấp 2, 3, cung
cấp cán bộ và công nhân lành nghề cho thị xã.
Đối với mạng lƣới các trƣờng đào tạo, trong giai đoạn tới tỉnh đang tiếp tục đầu
tƣ để nâng cao chất lƣợng. Đối với mạng lƣới các công trình giáo dục, trong giai đoạn
tới, thị xã sẽ tiếp tục tăng cƣờng mạng lƣới các trƣờng mầm non, tiểu học, trung học
cơ sở trên địa bàn để đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân.
* Công trình giáo dục:
Quy hoạch đầu tƣ xây dựng trƣờng lớp tại thị xã Tân Uyên rất đƣợc chú trọng
hệ thống trƣờng, lớp và cơ sở vật chất của từng bậc học tiếp tục phát triển đều khắp
với các loại hình trƣờng đã từng bƣớc đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập và yêu cầu đổi
mới công tác giáo dục.
Trên địa bàn thị xã Tân Uyên hiện có 57 trƣờng học các cấp, trong đó 20 trƣờng
đạt chuẩn Quốc gia:
Mầm non: trên địa bàn thị xã Tân Uyên có 30 trƣờng mầm non, trong đó có 8

trƣờng mầm non công lập; có 22 trƣờng tƣ thục, bên cạnh đó, còn có nhóm lớp mẫu
giáo - nhóm trẻ ngoài công lập đủ điều kiện hoạt động tại các phƣờng trên địa bàn thị
xã.

10


Tiểu học: thị xã có 16 trƣờng tiểu học.
Trung học cơ sở: hiện thị xã có 8 trƣờng công lập.
Trung học phổ thông: hiện thị xã có 3 trƣờng trung học phổ thông.
1.1.3.5. Công trình văn hóa
Trong những năm qua các công trình văn hóa đã đƣợc xây dựng, đáp ứng nhu
cầu sinh hoạt văn hóa, nghiên cứu, học tập của ngƣời dân. Từng bƣớc nâng cao chất
lƣợng sống, vui chơi giải trí cho ngƣời dân trên địa bàn. UBND thị xã Tân Uyên đang
thực hiện đầu tƣ xây dựng công trình Trung tâm Văn hoá Thể thao - Thƣ viện nằm trên
địa bàn phƣờng Uyên Hƣng với tổng diện tích 11.511,63m2, tổng mức đầu tƣ xây dựng
gần 45 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách thị xã. Thời gian thực hiện công trình từ năm
2017 đến năm 2020.
Tính đến nay, thị xã có 06 công trình trên địa bàn gồm: 01 thƣ viện, 01 nhà
truyền thống, 01 nhà thiếu nhi, 01 trung tâm văn hóa – thể thao thị xã, 01 trung tâm
văn hóa - thể thao phƣờng Tân Phƣớc Khánh và 01 trung tâm văn hóa - thể thao
phƣờng Thái Hòa.
Ngoài ra thị xã còn có các Trung tâm văn hóa - thể thao phƣờng: Trung tâm văn
hóa thể thao, học tập cộng đồng tại các phƣờng đảm bảo bán kính phục vụ, đáp ứng
nhu cầu sinh hoạt văn hóa thể thao các khu dân cƣ, nhóm nhà ở.
1.1.3.6. Công trình Thể dục thể thao
Thể thao Tân Uyên đang từng bƣớc khẳng định đƣợc vị trí là một trong những
địa phƣơng có phong trào thể dục thể thao phát triển toàn diện, đóng góp đáng kể vào
thể thao thành tích cao của tỉnh Bình Dƣơng. Đây chính là điều kiện quan trọng để Tân
Uyên vinh dự đƣợc chọn làm đơn vị điểm tổ chức đại hội cấp huyện, thị, thành phố

năm 2017, tiến tới Đại hội thể dục thể thao tỉnh Bình Dƣơng lần thứ V. Các công trình
thể dục thể thao tại thị xã đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân
dân, các công trình cấp đô thị đã có quy hoạch hiện nay đang trong giai đoạn chuẩn bị
đầu tƣ xây dựng nhƣ trung tâm văn hóa thông tin phƣờng Uyên Hƣng, Tân Hiệp,
Thạnh Phƣớc và Vĩnh Tân.
Ngoài ra tại thị xã còn có các sân bóng đá, câu lạc bộ thể thao – phòng tập do
11


các tổ chức xã hội và tƣ nhân quản lý.
1.1.3.7. Công trình Thương mại - dịch vụ, du lịch
Cơ sở vật chất ngành thƣơng mại dịch vụ tại thị xã đã và đang đƣợc đầu tƣ phát
triển phù hợp với sự phát triển của xã hội, một số siêu thị, trung tâm thƣơng mại đã
đƣợc đầu tƣ phát triển nhƣ Trung tâm thƣơng mại Tân Phƣớc Khánh, ngoài ra còn các
đại lý xe Honđa, siêu thị mini, các cửa hàng trên các trục đƣờng chính thị xã phục vụ
nhu cầu thiết yếu hàng ngày của nhân dân.
Bên cạnh đó, mạng lƣới chợ truyền thống cũng từng bƣớc đƣợc đầu tƣ xây mới
và nâng cấp. Toàn thị xã có 9 chợ đang hoạt động và các cơ sở thƣơng mại ngoài Quốc
doanh rất năng động và trải rộng từ các chợ đến quầy bán lẻ trong khu dân cƣ phục vụ
đời sống sinh hoạt hàng ngày của nhân dân thị xã,….
Hệ thống dịch vụ khách sạn, nhà hàng cũng phát triển trên địa bàn. Các dịch vụ
cũng đƣợc thị xã tập trung đầu tƣ nhằm khai thác tiềm năng của thị xã…
1.1.3.8. Công trình Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
Trên địa bàn thị xã hiện có 2 khu CN là Nam Tân Uyên và VSIP II, 3 cụm công
nghiệp (cụm công nghiệp Thành Phố Đẹp, cụm công nghiệp – dịch vụ Uyên Hƣng,
cụm công nghiệp Phú Chánh 1).
Đến nay, đầu tƣ trong nƣớc trên địa bàn thị xã có 887 doanh nghiệp, với tổng
vốn đăng ký là 9.238,15 tỷ đồng (trong khu, cụm công nghiệp là 145 doanh nghiệp),
đã đi vào hoạt động 519 doanh nghiệp; đang xây dựng 368 doanh nghiệp; ngƣng,
không thực hiện là 43 doanh nghiệp.

Đầu tƣ nƣớc ngoài trên địa bàn thị xã có 535 doanh nghiệp đƣợc cấp giấy chứng
nhận đầu tƣ, với tổng vốn đăng ký là 3.603,5 triệu USD (trong khu, cụm công nghiệp
là 292 doanh nghiệp), đi vào hoạt động là 274 doanh nghiệp.

12


Bảng 2: Các Khu công nghiệp – cụm công nghiệp trên địa bàn thị xã Tân Uyên

STT

A
1

2

B
1

2

3

TÊN KHUCỤM

ĐỊA
ĐIỀM

DIỆN
DIỆN

TÍCH
TÍCH
QUY
ĐẤT CN
HOẠCH
(ha)
(ha)

TỔN BỐ TRÍ CÁC
G SỐ DỰ ÁN ĐẦU DỰ
TỶ LỆ

ÁN
DỰ
LẤP ĐẦY
ÁN TRON NƢỚC ĐANG
%
ĐẦU
G NGOÀI HĐ
TƢ NƢỚC

KHU CÔNG
1.782,35
NGHIỆP
KHU CN
966,35
NAM TÂN
UYÊN
1/KHU CN Khánh
331,97

228,98 122
NAM TÂN
Bình
(68,97%)
UYÊN
2/KHƢ CN
Uyên
288,52
200,75 103
NAM TÂN Hƣng Hộì (156,93 (69,5%)
UYÊN (Mở Nghĩa
131,59)
rộng giai
đoạn I)
3/KHU CN
Hội
345,86
NAM TẨN Nghĩa
UYÊN (Mở
rộng giai
đoạn II)
KHU CN Vĩnh Tân
816
533
159
Việt Nam (Trong đó: (65,3%)
Singapore
TĐC 129
(KHU VSIP
ha)

III)
CỤM CÔNG
285,39
NGHIỆP
CỤM CN
Phú
139,2
119,99
19
PHÚ
Chánh (TĐC và (86,2%)
CHÁNH I
NCN 19,21
ha)
CỤM CN Tân Hiệp
26,2
18
13
THÀNH PHỐ
(68,7%)
ĐẸP

CỤM CN DV UYÊN
HƢNG
TÓNG
CỘNG

Uyên
Hƣng


119,99
77,19
(khu NCN ( 64,4%)
22,5 ha)
2.067,74
ha

73

49

69

99,1 %
(227 ha)

46

57

11

99,6 %
(200 ha)

Đang XD
cơ sở hạ
tầng

16


143

19

35

99,3 %
(529,5 ha)

Chƣa
65%
HĐ (78/119,99
ha)

2

11

12

100%
(18 ha)

21

8

13


7

55,19%
(42,6/77,19
ha)

437

145

292

13


1.2. Phân loại các hành vi vi phạm về trật tự xây dựng phổ biến trong thời
gian qua
1.2.1. Khái niệm chung:
- Đô thị: “Là khu vực tập trung dân cƣ sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt
động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh
tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của
quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phƣơng, bao gồm nội thành, ngoại thành của
thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn;” (Luật Quy hoạch đô thị năm 2009).
- Quy hoạch xây dựng: “Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian của đô
thị, nông thôn và khu chức năng đặc thù; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật,
hạ tầng xã hội; tạo lập môi trƣờng thích hợp cho ngƣời dân sống tại các vùng lãnh thổ,
bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trƣờng, ứng phó với biến
đổi khí hậu. Quy hoạch xây dựng đƣợc thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng
gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh.” (Luật Xây dựng năm 2014).

- Quy hoạch chi tiết: “Là việc phân chia và xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy
hoạch đô thị, yêu cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan của từng lô đất; bố trí công trình hạ
tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội nhằm cụ thể hoá nội dung của quy hoạch phân
khu hoặc quy hoạch chung”. (Luật Quy hoạch đô thị năm 2009).
- Quy hoạch sử dụng đất: “Là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không
gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ
môi trƣờng và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử
dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành
chính trong một khoảng thời gian xác định”. (Luật Đất đai năm 2013).
- Quản lý đô thị: Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về quản lý đô thị, tuỳ theo
cách tiếp cận và nghiên cứu: Quản lý đô thị là các hoạt động nhàm huy dộng mọi
nguồn lực vào công tác quy hoạch, hoạch định các chƣơng trình phát triển và duy trì
các hoạt dộng đó để đạt đƣợc các mục tiêu phát triển của chính quyền thành phổ. Hay,
Quản lý đô thị là một khoa học tổng hợp đƣợc xây dựng trên cơ sở của nhiều khoa học
chuyền ngành, bao gồm hệ thông chính sách, cơ chế, biện pháp và phƣơng tiện đƣợc

14


×