Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN nghiên cứu một số bài tập di chuyển bước chân nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật phối hợp tấn công cho vận động viên đá cầu trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.86 KB, 20 trang )

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thể dục thể thao từ khi xuất hiện và phát triển trong xã hội loài người đến khi hình
thành một hệ thống như ngày nay đã trải qua nhiều thiên niên kỷ. Dù ở xã hội nào thì
con người muốn tồn tại và phát triển năng lực trí tuệ, cũng cần những yêu cầu nhất định
về thể lực, sự khéo léo, sức mạnh, sức bền. Dù trình độ phát triển lực lượng sản xuất xã
hội đến mức độ nào, thì vai trò quyết định giá trị phát triển để có tư chất thể lực vẫn có
trong đời sống xã hội và tự nhiên. Sự phát triển của chúng luôn là bộ phận quan trọng
để phát triển con người.
Chính vai trò to lớn và ý nghĩa quan trọng của thể dục thể thao mà ngay từ rất
sớm, từ lúc mới giành được chính quyền từ tay thực dân Pháp, mặc dù bận trăm công
nghìn việc, đất nước ngàn cân treo sợi tóc nhưng Bác không quên ra lời kêu gọi toàn
dân tập luyện thể dục. Người khẳng định vị trí của sức khoẻ trong chế độ mới: “ Giữ gìn
dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng phải cần đến sức khoẻ thì
mới thành công. Mỗi người dân yếu ớt làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi người dân
khoẻ mạnh làm cho cả nước khoẻ mạnh”. Vì thế “Luyện tập thể dục, bồi dưỡng sức
khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”.
Ngày nay nhu cầu thể dục thao không thể thiếu được đối với mỗi quốc gia, đối
với mỗi dân tộc. Thể dục thể thao góp phần tạo nên con người khoẻ mạnh để phục vụ sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hơn nữa thể dục thể
thao góp phần lớn trong việc mở rộng các mối quan hệ xã hội. Sự phát triển thể dục thể
thao đồng thời thể hiện sự phát triển xã hội – khoa học – kỹ thuật của mỗi quốc gia, mỗi
dân tộc .
Trong những năm gần đây, thể dục thể thao nước ta cũng đã gặt hái được nhiều
thành công trên đấu trường khu vực và quốc tế. Góp phần lớn với các môn thể thao
mang lại vinh quang cho tổ quốc không thể không kể tới môn đá cầu
Đối với thể thao Việt Nam môn đá cầu có những bước phát triển vượt bậc. Chỉ
sau một thời gian nó đã có vị trí quan trọng trong hệ thống các môn thể thao đỉnh cao và

1



được coi là môn thể thao mũi nhọn, thế mạnh của đoàn thể thao việt Nam trong các kỳ
đại hội Thể dục thể thao khu vực và quốc tế.
Trong hệ thống các môn học thể dục giảng dạy trong nhà trường THCS bao gồm:
Nhảy cao, nhảy xa, ném bóng, đá cầu…Thì “ Đá cầu” là một trong những môn thu hút
được đông đảo học sinh tham gia tập luyện. Có thể nói nó phù hợp với thể lực và tâm
sinh lý của học sinh trung học cơ sở.
Việc đi sâu nghiên cứu về các kỷ thuật trong môn đá cầu có rất nhiều tác giả đã
tiến hành. Chẳng hạn nghiên cứu một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả của kỷ thuật
tấn tung công móc cầu; nghiên cứu một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả của kỹ thuật
phát cầu cao chân nghiêng mình…và vận dụng chúng vào trong tập luyện cũng như
trong thi đấu.
Qua quá trình tìm hiểu, quan sát, giảng dạy, thực tiễn tham gia tập luyện của bản
thân và tham gia huấn luyện đội tuyển đá cầu của nhà trường tôi đã nhận thấy các học
sinh, vận động viên có kỹ thuật cơ bản tốt, có thể lực, phát cầu tốt…Song nếu rơi vào
thế bị động phòng thủ thì do di chuyển chậm hoặc không kịp nên đã mất thời cơ, đá cầu
trong tư thế với nên không đạt hiệu quả trong thi đấu.
Như chúng ta đã biết di chuyển bước cũng là một kỹ thuật cơ bản, nó làm tiền đề
cho việc phát huy hiệu quả kỹ thuật kể cả trong tấn công hay trong phòng thủ, nếu di
chuyển nhanh, chuẩn, sẽ đến được vị trí để đỡ cầu, chuyền cầu hoặc đá cầu phản công
thuận lợi và từ đó giành lại thế chủ động và hiệu suất đá cầu sẽ cao hơn, đồng thời tiết
kiệm được năng lượng tiêu hao. Vì thế nhiều vận động viên đỉnh cao vẫn chú ý tập
luyện nâng cao kỹ thuật di chuyển bước.
Từ những yêu cầu cấp bách của việc tập luyện nhằm nâng cao thành tích cho đội
tuyển đá cầu của nhà trường trong việc nâng cao khả năng phối hợp kỹ thuật tấn công
chuẩn bị tốt cho đội tuyển tham gia Hội Khoẻ Phù Đổng các cấp.
Dựa vào năng lực sở trường của bản thân với mong muốn làm sao nâng cao hiệu
quả cho đội tuyển đá cầu của nhà trường ngày càng thoàn hiện hơn tôi quyết định chọn
đề tài: “Nghiên cứu một số bài tập di chuyển bước nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp
kỹ thuật tấn công cho vận động viên đá cầu trường THCS”.

2


PHẦN II
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Để nâng cao được thành tích thi đấu đòi hỏi huấn luyện viên phải đưa ra các bài
tập phù hợp với đối tượng học sinh, đặc điểm tâm lý, còn người học phải nổ lực cố
gắng và tuân thủ các nguyên tắc, kỹ thuật trong giáo án huấn luyện viên đưa ra.
Điều kiện quan trọng nữa để đạt kết quả tốt nhất trong quá trình tập luyện phải
lựa chọn được các vận động viên có tố chất phù hợp để phát triển đồng thời có tinh thần
tập luyện nghiêm túc, tự giác.
Đối với môn đá cầu trong những năm gần đây đã được đưa vào nội dung chính
bắt buộc trong chương trình giảng dạy môn thể dục bậc THCS nên hầu hết tất cả các
học sinh đều được trang bị các kỹ thuật cơ bản, những hiểu biết cần thiết về các khái
niệm, hình thành kỹ thuật và phát triển thể lực chung.
Đá cầu là một trong những nội dung được học sinh THCS yêu thích vì nó được
thể hiện khả năng của mình trên sân tập với kỹ thuật, thành tích của từng em, nhờ vậy
kích thích được hứng thú và sự cố gắng của từng vận động viên.
Đề tài đưa ra với mục đích tìm ra một số bài tập di chuyển bước nhằm nâng cao
khả năng phối hợp kỹ thuật tấn công cho vận động viên đội tuyển đá cầu trường THCS
từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, huấn luyện vận động viên đá cầu của nhà
trường.
Mặt khác: Tố chất nhanh nhẹn hoạt bát, khả năng khéo léo là đặc điểm nổi bật
của học sinh lứa tuổi này. Đặc điểm của môn đá cầu là sân bãi đơn giản, dụng cụ nhẹ
nhàng, có thể tự làm lấy.
* Xét về điều kiện nhà trường:
Đội ngũ giáo viên: Có nhiều giáo viên trẻ hăng hái và có trình độ chuyên môn, bên
cạnh đó nhiều giáo viên có kinh nghiệm huấn luyện bộ môn đá cầu trong những năm
qua. Vì vậy có thể tham khảo học hỏi thêm để nâng cao hiểu biết, tích luỹ thêm kinh
nghiệm cho bản thân.

- Đối tượng: Là những học sinh được lựa chọn có thể lực, kỹ thuật cơ bản tương đối
tốt. Có khả năng phát triển để hoàn thiện kỹ thuật nâng cao hiệu quả thi đấu.
3


- Dụng cụ sân bãi: Sân tập ,dụng cụ đầy đủ đúng tiêu chuẩn đáp ứng cho các vận
động viên có thể tập luyện tốt.
- Số lượng: Vận động viên đá cầu nhà trường được lựa chọn có trình độ kỹ thuật
tương đương nhau được đưa vào đội tuyển. Số lượng gồm 16 em.
I. Nhiệm vụ để thực hiện đề tài:
1. Đánh giá thực trạng di chuyển bước và trình độ phối hợp kỹ thuật tấn công của
vận động viên đá cầu trong đội tuyển đá cầu của nhà trường.
2. Lựa chọn và đánh giá hiệu quả các bài tập di chuyển bước nhằm nâng cao hiệu
quả kỹ thuật phối hợp tấn công cho vận động viên đá cầu trong đội tuyển đá cầu của nhà
trường chuẩn bị tham gia hội khoẻ Phù Đổng các cấp.
II. Cơ sở để thực hiện đề tài:
1.Đá cầu trong những năm học gần đây được các nhà trường hết sức quan tâm và
trong chương trình giảng dạy nội khoá môn thể dục nó trở thành một trong những môn
học bắt buộc nên các học sinh được tập luyện nhiều, thời gian tăng nên khả năng hình
thành kỹ năng kỹ xảo tăng. Vì vậy các em có kỹ thuật cơ bản tương đối tốt, có thể lực
nên khi được lựa chọn vào đội tuyển các em có trình độ tương đương nhau.
2. Dựa vào thế mạnh của bản thân và tình hình thực tiễn bộ môn đá cầu, cơ sở vật
chất, sân tập để đề ra các bài tập và phương pháp huấn luyện.
3 Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ của đề tài chúng tôi đã sử dụng các phương pháp
sau:
* Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu
Chúng tôi đã đọc tài liệu sách báo,…để tìm hiểu đặc điểm, chỉ số đánh giá,
nguyên tắc, phương pháp huấn luyện, các tố chất, quá trình hoạt động thể dục thể thao.
Các tài liệu bao gồm:

Tài liệu cơ sở:
- Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất
- Học thuyết huấn luyện.
4


- Sinh lý thể dục thể thao
Tài liệu chuyên ngành:
- Kỹ thuật đá cầu.
- Giáo trình dạy đá cầu
Qua việc tham khảo các tài liệu này đã giúp chúng tôi rất nhiều trong quá trình
tiến hành nghiên cứu đề tài.
Trên cơ sở đó xây dựng được một hệ thống bài tập di chuyển bước nhằm nâng cao
hiệu quả tấn công cho đội tuyển đá cầu chuẩn bị tham gia HKPĐ các cấp.
* Phương pháp phỏng vấn toạ đàm
Đây là một phương pháp thu thập các thông tin cần thiết, rất sát thực đối với thực
tiễn tập luyện. Là phương pháp hỏi, phỏng vấn trực tiếp giữa nhà nghiên cứu với các cá
nhân về các vấn đề mà nhà nghiên cứu quan tâm. Đây là một phương pháp được sử
dụng tương đối nhiều.
Phương pháp này được sử dụng dưới hình thức phiếu phỏng vấn với các huấn
luyện viên, giáo viên có kinh nghiệm va chạm nhiều với thực tiễn môn đá cầu. Thông
qua hình thức này đã giúp có thêm độ tin cậy và lựa chọn các bài tập di chuyển nhằm
nâng cao hiệu quả phối hợp kỹ thuật tấn công.
* Phương pháp quan sát sư phạm
Chúng tôi tiến hành quan sát trực tiếp quá trình tập luyện của học sinh trong giờ
học nội khoá và đội tuyển đá cầu trong quá trình tập luyện. Để tìm hiểu năng lực và
phương pháp di chuyển bước nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp kỹ thuật tấn công của
các vận động viên cũng như các phương pháp giảng dạy, huấn luyện của giáo viên, huấn
luyện viên đá cầu.Từ đó làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài khoa học và chính xác.
* Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Chúng tôi tìm hiểu nghiên cứu, ứng dụng các bài tập di chuyển bước nhằm nâng
cao hiệu quả phối hợp kỹ thuật tấn công cho đội tuyển đá cầu của nhà trường. Dựa trên
cơ sở chọn lọc các phương pháp và bài tập mà các giáo viên, huấn luyện viên đã áp
dụng. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên đối tượng vận động viên đội tuyển đá cầu
của nhà trường trong quá trình huấn luyện chuẩn bị cho Hội khoẻ Phù đổng các cấp.
5


* Phương pháp toán học thống kê
Để xử lý các số liệu thu thập được một cách chính xác. Chúng tôi đã sử dụng
phương pháp toán học thống kê để đánh giá chính xác các số liệu liên quan. Để từ đó
kiểm chứng lại và đưa ra kết luận. Nhằm tránh được tính chủ quan trong quá trình
nghiên cứu, từ đó tăng thêm độ tin cậy trong quá trình nghiên cứu.
Cụ thể các công thức được sử dụng để tính bao gồm:
- Tính số trung bính thống kê:
X 

 xi
n

- Độ lệch chuẩn:
 x   x2

- So sánh 2 số liệu trung bình (n<30):
t

XA  XB

 A2  B2


nA nB

- Tính hệ tương quan:
r

 ( xi  X ) ( yi  Y )
 ( xi  X ) 2 ( yi  Y ) 2

4. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
* Đối tượng: Các học sinh trong đội tuyển đá cầu của nhà trường chuẩn bị tham
gia HKPĐ các cấp.
* Thời gian nghiên cứu: Quá trình chuẩn bị cho đội tuyển tham gia hội khoẻ Phù
Đổng các cấp.
* Địa điểm nghiên cứu: Sân tập của trường THCS nơi công tác

III.Kết quả và phân tích kết quả nghiên cứu
3.1 Đánh giá thực trạng năng lực di chuyển và trình độ phối hợp kỹ thuật
tấn công của vận động viên đá cầu trường THCS.
6


Tiến hành quan sát các vận động viên đá cầu trong giải đá cầu thuộc các nội dung
thi đấu trong hội khoẻ Phù Đổng năm học 2008- 2009 của huyện nhà chúng tôi thu
được kết quả sau ( Xem bảng1)
Bảng 1: Hiệu quả thực nghiệm phối hợp kỹ thuật tấn công của
các đội
Đơn vị
Nội dung
Tổng số lần thực hiện kỹ thuật
phối hợp tấn công

Số lần đá cầu vào sân
Số lần ăn điểm trực tiếp
Số lần gây khó khăn cho đối

ST

Tỷ lệ
%

SQ

Tỷ lệ
%

SL

Tỷ lệ
%

146

100%

145

100%

136

100%


51
47

34%
32%

47
45

32%
31%

43
30

31%
22%

34
23%
36
24%
30
22%
phương
Số lần đá cầu hỏng
14
9%
17

11%
24
17%
Qua bảng 1 chúng ta thấy số lần thực hiện kỹ thuật phối hợp tấn công của cả ba
đội là tương đương nhau song khi xem xét về số lần thực hiện kỹ thuật phối hợp tấn
công đạt hiệu quả thì chúng ta thấy:
- Về số lần ăn điểm trực tiếp thì cao nhất là các vân động viên ST sau đó là các
vận động viên đội SQ, sau cùng là các vận động viên đội tuyển đá cầu SL.
- Về số lần thực hiện kỹ thuật thực hiện tấn công gây khó khăn cho đối phương
thì nhiều nhất là đội SQ tiếp theo là đội ST và cuối cùng là đội SL.
- Về số lần thực hiện kỹ thuật tấn công để đá cầu vào sân thì nhiều nhất là đội SQ
tiếp theo là đội ST và đến đội SL.
- Xem xét số lần thực hiện kỹ thuật phối hợp tấn công không đạt yêu cầu ( cầu
hỏng) thì đội SL lại chiếm tỷ lệ cao nhất sau đó mới là SQ và ST.
Từ các kết quả trên chúng ta có thể rút ra nhận xét: Hiệu quả phối hợp kỹ thuật
tấn công của các vận động viên đá cầu của SL là đạt hiệu quả kém hơn so với các vận
động viên cùng trình độ và lứa tuổi ở các đội tuyển khác.
Để tìm ra nguyên nhân là ảnh hưởng đến thực trạng trên, thông qua việc tổng hợp
và phân tích tài liệu, trao đổi trực tiếp với các huấn luyện viên đá cầu, các giảng viên

7


môn đá cầu có kinh nghiệm. Chúng tôi đã tổng hợp được một số nguyên nhân chủ yếu
gây ra thực trạng trên là:
1. Kỹ thuật di chuyển bước của các vận động viên còn rất kém.
2. Kỹ thuật tấn công còn chưa hoàn thiện.
3. Khả năng xác định, phán đoán điểm rơi của các em là chưa tốt.
Tìm hiểu thực trạng ba nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế hiệu quả phối hợp tấn
công của các vận động viên đá cầu thông qua việc quan sát các vận động viên đó thi đấu

tại Hội khoẻ Phù Đổng cấp huyện vừa qua chúng tôi thu được kết quả như trình bày ở
bảng 2.
Bảng 2. Thực trạng các nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả phối hợp kỹ tấn công
Nội dung
Số lần
Tỷ lệ
Tổng số lần tấn công bị hỏng
30
100%
Số lần phối hợp tấn công cũng hỏng do di chuyển bước chân
14
47%
Số lần phối hợp tấn công hỏng do kỹ thuật
7
23%
Số lần phối hợp tấn công hỏng do phán đoán cầu
9
30%
Qua bảng hai chúng ta thấy tỷ lệ đá cầu hỏng của các vận động viên chủ yếu là
nguyên nhân di chuyển bước không hợp lý. Nói cách khác là trình độ di chuyển bước
của các vận động viên đá cầu là nguyên nhân chủ yếu gây ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ
thuật phối hợp tấn công. Như vậy có thể nói rằng khắc phục được vấn đề di chuyển
bước sẽ có thể nâng cao được hiệu quả kỹ thuật phối hợp tấn công cho các vận động
viên đá cầu.
Để khẳng định nhận xét trên chúng tôi tiến hành tính hệ số tương quan giữa hiệu quả kỹ
thuật phối hợp tấn công bị hỏng với ba loại trên, kết quả chúng tôi thu được ở bảng 3.
Bảng 3: Mối tương quan giữa các nguyên nhân với hiệu quả kỹ thuật
phối hợp tấn công.
TT
1

2
3
Qua

Nguyên nhân
R
P
Kỹ thuật di chuyển bước
0.89
<0.05
Kỹ thuật phối hợp tấn công
0.86
<0.05
Khả năng phán đoán điểm rơi
0.82
<0.05
kết quả bảng 3 chúng ta thấy được kỹ thuật di chuyển bước, kỹ thuật phối

hợp tấn công và phán đoán điểm rơi có mối tương quan chặt chẽ với hiệu quả thực hiện

8


kỹ thuật phối hợp tấn công( P< 0.05) điều đó khẳng định nhận xét của chúng tôi là
chính xác.
Thông qua việc tổng hợp và phân tích tài liệu tham khảo công tác huấn luyện đá
cầu của các nhà trường cũng như ở một số huyện khác lân cận có phong trào phát triển
và thành tích cao chúng tôi đã tổng hợp được một số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu
quả thực hiện kỹ thuật phối hợp tấn công là:
1. Yếu tố thể lực

2. Yếu tố kỹ thuật di chuyển.
3. Năng lực phản ứng.
4. Điều kiện sân bãi dụng cụ.
5. Yếu tố thời tiết.
6. Yếu tố thể hình.
7. Tâm lý thi đấu.
Để có thể xác định được các nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả di
chuyển bước chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn các chuyên gia, các huấn luyện viên đá
cầu có kinh nghiện trong khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh. Kết quả thu được tôi trình
bày ở bảng 4
TT

Yếu tố

Số phiếu

Số phiếu

Số phiếu

Tỷ lệ

phát ra
20

thu về
20

tán thành
18


%
90%

1

Yếu tố thể lực

2
3
4
5
6
7

Yếu tố kỹ thuật di chuyển.
20
20
20
100%
Năng lực phản ứng.
20
20
9
45%
Điều kiện sân bãi dụng cụ.
20
20
4
20%

Yếu tố thời tiết.
20
20
3
15%
Yếu tố thể hình
20
20
3
15%
Tâm lý thi đấu
20
20
12
60%
Thông qua kết quả phỏng vấn chúng tôi thấy yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả di

chuyển bước là do yếu tố thể lực và kỹ thuật di chuyển của các vận động viên ( chiếm tỷ
lệ 90 -100%) còn các lí do khác không phải là nguyên nhân chính ( chiếm tỉ lệ 1560%). Nói một cách cụ thể hơn là khắc phục được các vấn đề về thể lực và kỹ thuật di
chuyển của các vận động viên đá cầu THCS là có thể nâng cao được năng lực di chuyển
9


từ đó có thể nâng cao được năng lực di chuyển từ đó có thể nâng cao được hiệu quả
phối hợp kỹ thuật tấn công của các em.
3.2. Lựa chọn và đánh giá hiệu quả các bài tập di chuyển bước nhằm nâng cao hiệu quả
kỹ thuật phối hợp tấn công cho vận động viên đá cầu THCS.
* Lựa chọn các bài tập.
Dựa vào việc nghiên cứu các cơ sở lý luận và trao đổi trực tiếp với các giáo viên,
huấn luyện viên bộ môn đá cầu có kinh nghiệm trong việc lựa chọn các bài tập nhằm

nâng cao hiệu quả kỹ thuật phối hợp tấn công cho các vận động viên trong đội tuyển đá
cầu.
Chúng tôi đã xác định được cơ sở để lựa chọn các bài tập như sau
1. Các bài tập phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi.
2. Các bài tập phải phù hợp với các nguyên tắc giảng dạy và huấn luyện.
3. Các bài tập phải phù hợp với các điều kiện thực tiễn về cơ sở vật chất, sân bãi
dụng cụ, chế độ sinh hoạt...
Từ các cơ sở trên chúng tôi đã lựa chọn được 18 bài tập sau:

HỆ THỐNG CÁC BÀI TẬP
TT
1
2
3
4
5

Tên bài tập

Mục đích

Khối

Di chuyển tấn công hai bên trái, phải Nâng cao sức nhanh di chuyển

lượng
2 lần x

với cầu
và tấn công

Di chuyển ngang bên trái 3m kết hợp Nâng cao sức nhanh di chuyển

5’
2 lần x

động tác đỡ cầu- Dùng tấn công
và tấn công
Di chuyển ngang bên phải 3m kết hợp Nâng cao sức nhanh di chuyển

5’
2 lần x

động tác đỡ cầu- dùng tấn công
và tấn công
Phát cầu di chuyển lên góc trái, phải đỡ Nâng cao SN di chuyển và kỹ

5’
2 lần x

cầu và thực hiện kt tấn công
thuật phát, chuyền cầu.
Di chuyển tiến, lùi đỡ cầu bằng ngực Nâng cao sức nhanh di chuyển

5’
2 lần x

chuyền cầu.

và kt chuyền cầu


3’
10


6
7

8
9

Di chuyển ngang đá tấn công cầu 20 nâng cao khả năng sức nhanh di
quả
chuyển và tấn công
Đá cầu tấn công kết hợp di chuyển lên nâng cao khả năng di chuyển và
lưới chắn cầu
Buộc bao cát (1-2kg) vào chân di Phát triển SN di chuyển và SM
chuyển ngang, tiến, lùi 4-5m.
tốc độ đùi.
Buộc bao cát (1-2kg) vào chân di Phát triển SN di chuyển và SM

10

chuyển ngang phải, trái 3m.
tốc độ đùi
Buộc bao cát (1-2kg) vào chân di Phát triển SM tốc độ đùi và SN

11

chuyển đá cầu phải, trái, tiến, lùi.
di chuyển

Di chuyển để đá cầu gần xa( phải- trái - Nâng cao SN di chuyển và tính

12
13
14
15
16
17
18

tiến lùi)
Bài tập di chuyển theo tín hiệu

linh hoạt
Nâng cao SN di chuyển và tốc

độ phản ứng
Bài tập nhảy dây ( nhảy dây đơn – kép) Nâng cao tính nhịp điệu và sức
nhanh
Bài tập di chuyển các loại bước Phát triển SN di chuyển và kỹ
( đơn, trượt, chạy, dừng)
Bài tập bật cóc 20m

thuật bước chân
Phát triển sức mạnh tốc độ cơ

Chạy nhanh 30m, 60m,100m

đùi
Nâng cao SN di chuyển và SM


tốc độ
Bài tập chạy 400m
Phát triển sức bền
Bài tập 1 người phục vụ một người di Phát triển tóc độ chuyên môn
chuyển ngang phải- trái- tiến-lùi kết

3 lần
10 lần
3 lần x
2’
3lần x1’
3 lần
x 1’
2 lần
x2’
3lần x1’
3 lần x
1’
Mỗi kt
1 x2’
2 x 20m
2 lần
1 lần
2 x 3’

hợp đá cầu vào một điểm
Sau khi đã lựa được các bài tập như đã trình bày chúng tôi tiến hành phỏng vấn
các giáo viên, huấn luyện viên có kinh nghiệm trong môn đá cầu.
Tổng số giáo viên, huấn luyện viên được phỏng vấn là 20 người.

Kết quả phỏng vấn chúng tôi thu được như trình bày ở bảng 5
BẢNG 5: KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CÁC BÀI TẬP (n =20)
TT

Tên bài tập

1

Di chuyển tấn công hai bên trái, phải với

Số phiếu

Số phiếu

Số phiếu

Tỷ lệ

phát ra
20

thu về
20

tán thành
20

%
100%
11



2

cầu
Di chuyển ngang bên trái 3m kết hợp

3

động tác đỡ cầu- Dùng tấn công
Di chuyển ngang bên phải 3m kết hợp

4

động tác đỡ cầu- dùng tấn công
Phát cầu di chuyển lên góc trái, phải đỡ

5

cầu và thực hiện kt tấn công
Di chuyển tiến, lùi đỡ cầu bằng ngực

6
7

chuyền cầu.
Di chuyển ngang đá tấn công cầu 20 quả
Đá cầu tấn công kết hợp di chuyển lên

8


lưới chắn cầu
Buộc bao cát (1-2kg) vào chân di

9

chuyển ngang, tiến, lùi 4-5m.
Buộc bao cát (1-2kg) vào chân di

chuyển ngang phải, trái 3m.
10 Buộc bao cát (1-2kg) vào chân di
chuyển đá cầu phải, trái, tiến, lùi.
11 Di chuyển để đá cầu gần xa( phải- tráitiến lùi)
12 Bài tập di chuyển theo tín hiệu
13 Bài tập nhảy dây ( nhảy dây đơn – kép)
Bài tập di chuyển các loại bước
14
( đơn, trượt, chạy, dừng)
15 Bài tập bật cóc 20m
16 Chạy nhanh 30m, 60m,100m
17 Bài tập chạy 400m
Bài tập 1 người phục vụ một người di
18
chuyển ngang phải- trái- tiến-lùi kết hợp

20

20

18


90%

20

20

19

95%

20

20

20

100%

20

20

17

85%

20

20


13

65%

20

20

12

60%

20

20

14

70%

20

20

12

60%

20


20

10

50%

20

20

18

90%

20
20

20
20

12
14

50%
70%

20

20


17

85%

20
20
20

20
20
20

14
17
12

70%
85%
60%

20

20

18

90%

đá cầu vào một điểm

Qua kết quả bảng 5 chúng ta thấy trong số 18 bài tập chúng tôi lựa chọn có 6 bài
tập đạt tỷ lệ số phiếu tán thành dưới 70%, còn 12 bài tập đạt tỷ lệ phiếu tán thành trên
70%. Như vậy chúng tôi lựa chọn những bài tập có tỷ lệ số phiếu tán thành trên 70%,
đưa vào thực nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả di chuyển bước từ đó nâng cao hiệu quả
12


phối hợp tấn công của các vận động viên đá cầu trong đội tuyển đá cầu huyện nhà. Các
bài tập đó được chia làm 2 nhóm:
* Nhóm tập luyện không cầu:
- Chạy nhanh 30m, 60m,100m
- Bài tập bật cóc 20m
- Bài tập nhảy dây ( nhảy dây đơn – kép)
- Buộc bao cát (1- 2kg) vào chân di chuyển ngang, tiến, lùi 4-5m.
- Bài tập di chuyển các loại bước ( đơn, trượt, chạy, dừng)
* Nhóm tập luyện có cầu:
- Di chuyển tấn công hai bên trái, phải với cầu
- Phát cầu di chuyển lên góc phải, trái đỡ cầu và thực hiện kỹ thuật chuyền cầu.
- Di chuyển để đá cầu gần xa( phải- trái- tiến lùi)
- Di chuyển tiến, lùi đỡ cầu bằng ngực chuyền cầu.
- Di chuyển ngang bên trái 3m kết hợp động tác đỡ cầu- Dùng tấn công
- Di chuyển ngang bên phải 3m kết hợp động tác đỡ cầu- dùng tấn công
- Bài tập 1 người phục vụ một người di chuyển ngang phải - trái – tiến - lùi kết hợp đá
cầu vào một điểm
* Xây dựng tiến trình thực nghiệm.
- Căn cứ vào mục đích, nội dung, yêu cầu của từng bài tập, căn cứ vào đặc điểm tâm
sinh lý lứa tuổi, mục đích huấn luyện, thời gian huấn luyện cho phép chúng tôi xây
dựng tiến trình tập luyện.
* Tổ chức thực nghiệm.
- Thời gian thực nghiệm từ tháng 12/ 2009 đến tháng 03/ 2010.

- Địa điểm thực nghiệm: Sân tập của nhà trường nơi công tác.
- Nội dung thực nghiệm:
Nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm được tiến hành tập luyện trên cùng một
địa điểm, cùng hưởng chế độ bồi dưỡng, sinh hoạt, cùng một chương trình tập luyện.
Nhưng chỉ khác nội dung tập luyện trong việc nâng cao khả năng di chuyển của hai

13


nhóm là khác nhau mà cụ thể tôi trình bày trong phần phân nhóm đối tượng thực
nghiệm.
- Đối tượng thực nghiệm:
Bao gồm 16 Vận động viên trong đội tuyển đá cầu của nhà trường được chia
thành hai nhóm, nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm.
- Phân nhóm đối tượng thực nghiệm.
Để có thể tiến hành thực nghiệm đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn chúng
tôi tiến hành phân nhóm đối tượng thực nghiệm . Quá trình phân nhóm đối tượng thực
nghiệm chúng tôi tiến hành phân nhóm một cách ngẫu nhiên phân thành hai nhóm là:
Nhóm A: Nhóm thực nghiệm. Đây là nhóm sẽ tập các bài tập do chúng tôi lựa
chọn.
Nhóm B: Nhóm đối chứng. Đây là nhóm sẽ vẫn tập các bài tập theo chương trình,
giáo án, bài tập của giáo viên đang huấn luyện.
Sau đó chúng tôi dùng các chỉ số thu được để kiểm tra đánh giá trình độ ban đầu
của cả hai nhóm. Sử dụng thuật toán so sánh 2 số trung bình để xử lý kết quả kiểm tra.
Chúng tôi thu được kết quả như sau.(xem bảng 6)
Bảng 6: Kết quả so sánh trình độ di chuyển bước chân của hai nhóm trước thực
nghiệm (nA = nB =8)
Chỉ số
Di chuyển tấn công hai bên
phải, trái với cầu 30 lần

Di chuyển sang ngang-tiến-lùi
khoảng cách 3m trong 30”(lần)
Di chuyển sang phải, trái đỡ và

X

A

X

B



C

Ttính

r

P

27.85 27.91

1.66

0.842

0.83


>0.05

19.65 19.71

0.95

0.435

0.72

>0.05

3.89

0.655

0.74

>0.05

39.5
chuyền cầu 30 (lần)
Qua kết quả bảng 6 chúng ta thấy:

39.8

Ttính ở tất cả các chỉ số kiểm tra đều nhỏ hơn T Bảng ở ngưỡng xác suất P > 0.05. Như
vậy có thể khẳng định số liệu kiểm tra thu được trên hai nhóm là không có sự khác biệt.
Nói cách khác là trình độ ban đầu của hai nhóm đối tượng thực nghiệm là tương đương
nhau ở ngưỡng xác suất P > 0.05.

14


Cho hai nhóm thi đấu với nhau sau đó so sánh hiệu quả kỹ thuật phối hợp tấn công
của hai nhóm tôi thu được kết quả ở bảng 7A.
Bảng 7A: Kết quả so sánh hiệu quả kỹ thuật phối hợp tấn công của 3 hiệp đấu giữa
hai nhóm thực nghiệm(nA = nB =8).
Chỉ số
Tổng số lần thực hiện kỹ thuật

X

phối hợp tấn công(lần)
Số lần đá cầu vào sân
Số lần ăn điểm trực tiếp
Số lần gây khó khăn cho đối

X

A



B

C

Ttính

P


29

28.5

2.65

0.408

>0.05

6.5
17.2

7.1
18

0.642
1.68

0.946
1.125

>0.05
>0.05

24
23.5
2.32 0.562 >0.05
phương

Qua bảng 7A chúng ta thấy : T tính của các chỉ số đều nhỏ hơn T Bảng ở ngưỡng xác
suất P> 0.05, như vậy có thể cho rằng số liệu thu được giữa hai nhóm hay trình độ thực
hiện kỹ thuật phối hợp tấn công của hai nhóm là không có sự khác biệt ở ngưỡng xác
suất P > 0.05.
*

Đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn:
Sau thời gian thực nghiệm 4 tháng với nội dung như đã trình bày, chúng tôi lại kiểm

tra trình độ di chuyển bước và hiệu quả kỹ thuật phối hợp tấn công của cả hai nhóm đối
tượng thực nghiệm. Dùng toán học thống kê theo thuật toán so sánh hai số trung bình để
xử lý số liệu. Chúng tôi thu được bảng 7B và bảng 8.
Bảng 7B: Kết quả so sánh trình độ di chuyển bước chân sau thực nghiệm giữa hai
nhóm đối chứng và thực nghiệm (nA = nB =8).
Chỉ số
Di chuyển tấn công hai bên
phải, trái với cầu 30 lần
Di chuyển sang ngang-tiến-lùi
khoảng cách 3m trong 30”(lần)
Di chuyển sang phải, trái đỡ và

X

A

X

B




C

Ttính

P

31.2

29.15

2.87

2.475

<0.05

24.74

21.42

2.08

2.746

<0.05

44.36 41.23
4.14
2.69

<0.05
chuyền cầu 30 (lần)
Qua bảng 7B chúng ta thấy: T tính của tất cả các chỉ số kiểm tra đều lớn hơn T Bảng ở
ngưỡng xác suất P< 0.05. Như vậy số liệu kiểm tra thu được trên hai nhóm là có sự
khác biệt có ý nghĩa toán học thống kê ở ngưỡng xác suất P < 0.05. Nói cụ thể hơn là số
15


liệu kiểm tra thu được ở nhóm thực nghiệm tốt hơn hắn số liệu kiểm tra thu được trên
nhóm đối chứng. Điều này cho phép khẳng định trình độ di chuyển bước chân của nhóm
thực nghiệm tốt hơn hẳn nhóm đối chứng ở nhóm xác suất P <0.05.
Bảng 8: Kết quả so sánh hiệu quả thực hiện phối hợp tấn công giữa hai nhóm đối
chứng và thực nghiệm (nA = nB =8)
Chỉ số
Tổng số lần thực hiện kỹ thuật phối
hợp tấn công (lần)
Số lần ăn điểm trực tiếp (lần)
Số lần chiếm ưu thế (lần)
Số lần vào sân không gây khó khăn

X

A

X

B




C

Ttính

P

38.5

32.12

3.18

2.72

<0.05

10.2
26.8

8.25
21.32

0.81
2.15

2.92
3.15

<0.05
<0.05


34
72.4
2.72
3.26 <0.05
cho đối phương (lần)
Qua bảng 8 có thể rút ra nhận xét: Số liệu kiểm tra thu được trên hai nhóm có sự
khác biệt đáng kể ngưỡng xác suất P< 0.05 điều này được thể hiện thông qua T tính của
cả bốn chỉ số đều lớn hơn T Bảng ở ngưỡng xác suất P< 0.05. Nói cách khác cụ thể số liệu
thu được ở nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn nhóm đối chứng.
Vì vậy có thể nói hiệu quả thực hiện kỹ thuật phối hợp tấn công ở nhóm thực
nghiệm tốt hơn hẳn nhóm đối chứng ở ngưỡng xác suất P< 0.05.
* Nhận xét chung.
Kỹ thuật di chuyển bước là một trong những kỹ thuật cơ bản và quan trọng nhất
của môn đá cầu nhằm nâng cao hiệu quả tấn công và phòng thủ. Thực trạng kỹ thuật di
chuyển bước của vận động viên đá cầu trong đội tuyển đá cầu của nhà trường còn rất
yếu. Điều này biểu hiện có 46% số vận động viên số lần phối hợp tấn công bị hỏng cầu
do di chuyển bước. Trong khi đó tấn công bị hỏng cầu của tất cả các loại kỹ thuật khác
cộng lại chỉ chiếm 54%.
Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy kỹ thuật có nhiền yếu tố, có mối liên quan
chặt với hiệu quả kỹ thuật phối hợp tấn công như thể lực, năng lực phản ứng, kỹ thuật di
chuyển bước. Để nâng cao tốc độ và kỹ thuật di chuyển bước chúng tôi đã lựa chọn
được các bài tập sau.
Tên các bài tập:
- Di chuyển tấn công hai bên trái, phải với cầu
16


- Phát cầu di chuyển lên góc phải, trái đỡ cầu và thực hiện kỹ thuật chuyền cầu.
- Di chuyển để đá cầu gần xa( phải - trái - tiến lùi)

- Di chuyển tiến, lùi đỡ cầu bằng ngực chuyền cầu.
- Di chuyển ngang bên trái 3m kết hợp động tác đỡ cầu – Dùng kỹ thuật tấn công
- Di chuyển ngang bên phải 3m kết hợp động tác đỡ cầu- dùng kỹ thuật tấn công
- Bài tập 1 người phục vụ một người di chuyển ngang phải - trái – tiến - lùi kết hợp đá
cầu vào một điểm
- Chạy nhanh 30m, 60m,100m
- Bài tập bật cóc 20m
- Bài tập nhảy dây ( nhảy dây đơn – kép)
- Buộc bao cát (1-2kg) vào chân di chuyển ngang, tiến, lùi 4-5m.
- Bài tập di chuyển các loại bước ( đơn, trượt, chạy, dừng)
Như vậy sau một thời gian huấn luyện áp dụng các bài tập nhằm nâng cao năng
lực di chuyển bước khả năng phối hợp kỹ thuật tấn công của đội tuyển đã được nâng lên
một cách rõ rệt. Di chuyển nhanh nhẹn, kịp thời để đón, chuyền cầu hoặc tấn công có
hiệu quả tốt hơn hẳn. Cùng với đó trong quá trìng áp dụng các bài tập một cách bài bản,
khoa học tạo cho vận động viên có tâm lý thi đấu ổn định, tự tin hơn. Khả năng di
chuyển và phối hợp kỹ thuật tấn công tăng lên rỏ rệt.

PHẦN THỨ III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận: Thành tích thể dục thể thao ngày nay không ngừng được nâng cao với các
kỷ lục thế giới, kỷ lục Olimpic liên tục được thiết lập. Để đạt được những thành tích đó,
ngoài năng khiếu bẩm sinh của vận động viên, một yếu tố góp phần quyết định kết quả
đó là việc cải tiến, tìm tòi và áp dụng những phương pháp tập luyện, những bài tập phù
hợp nhất nhằm phát huy hết khả năng của vận động viên.
17


Thể dục thể thao Việt Nam cũng có những bước tiến bộ vượt bậc ở tầm châu lục,
khu vực và quốc tế trong đó Đá cầu là một trong những nội dung nổi bật nhất, Việt Nam
luôn luôn xuất sắc dẫn đầu toàn đoàn trong nội dung này trong những năm gần đây với

hàng loạt tấm huy chương vàng châu lục và quốc tế. Mặc dù thể lực, thể thể hình của
chúng ta không vượt trội hơn so với các đối thủ mà ngược lại còn khiêm tốn hơn nhiều.
Trong những năm gần đây bộ môn đá cầu của huyện nhà cũng đã không ít lần dẫn
đầu trong các kỳ hội khoẻ Phù Đổng cấp tỉnh. Đây cũng là dịp để học sinh giáo viên các
vùng miền có cơ hội giao lưu học hỏi lẫn nhau qua đó các em có thể thi thố, thể hiện tài
năng của mình. Mặt khác qua hoạt động này có thể đánh giá được công tác giảng dạy
giáo dục thể chất trong các nhà trường.
Mong muốn của bản thân là làm sao để nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung,
đặc biệt nâng cao hiệu quả huấn luyện để có nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ hội
khoẻ Phù Đổng cấp huyện, cấp tỉnh.
Đá cầu là môn thể thao đòi hỏi vận động viên phải giải quyết hài hoà giữa các yếu
tố sức nhanh, sức mạnh, sự khéo, léo đặc là kỹ thuật di chuyển bước thì mới đạt kết quả
cao.
Để quá trình này thật sự có chất lượng và hiệu quả cao. Thứ nhất trong quá trình
giảng dạy trên lớp bộ môn thể dục phải được sự quan tâm của nhà trường cả về chiều
rộng lẫn chiều sâu, tổ chức nhiều giải thể dục thể thao để xây dựng phong trào tập
luyện, rèn luyện. Thứ hai, đó là phải lựa chọn đúng đối tượng để đưa vào huấn luyện.
Thứ ba, đó là phải cải tiến công tác huấn luyện, đổi mới phương pháp và tìm ra các bài
tập phù hợp cho từng nội dung và cuối cùng phải tìm ra những điểm yếu, những mặt
còn hạn chế, nguyên nhân thất bại để từ đó tìm cánh khắc phục những nhược điểm thì
mới nâng cao được thành tích.
Với hệ thống bài tập này tôi tin rằng đội tuyển điền kinh thể thao của nhà trường
nói chung, đội tuyển đá cầu nói riêng trong thời gian tới sẽ có những bước đột phá và
giành được nhiều giải cao.
2.Kiến nghị: Hệ thống bài tập mà chúng tôi đưa ra có thể coi là một trong
những bài tập di chuyển bước đưa đến hiệu quả cao cho việc phối hợp kỹ thuật tấn công
18


cho đội tuyển đá cầu . Bên cạnh đó có thể áp dụng, lựa chọn đối với việc học tập các kỷ

thuật khác.
Vì vậy chúng tôi rất muốn các giáo viên, các huấn luyện viên của các trường
cũng như các cơ sở thể dục có thể xem xét, bổ sung để áp dụng chúng vào trong quá
trình giảng dạy.
- Do mức độ nghiên cứu của sáng kiến, do điều kiện thời gian, do trình độ chuyên
môn còn hạn chế nên đề tài không thể không có những thiếu sót, những mặt còn hạn
chế. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các chuyên viên và các
đồng nghiệp để đề tài ngày càng được hoàn chỉnh hơn, có ý nghĩa thực tiễn lớn hơn
nhằm đưa các kỷ thuật của môn đá cầu nói riêng và các môn thể thao nói chung lên một
tầm cao mới hoà chung vào xu thế phát triển của nền thể thao trong nước và quốc tế.

PHÒNG GD - ĐT HƯƠNG SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : MÔN THỂ DỤC
Người thực hiện : Phan Thế Anh – Giáo viên
Trường Trung học cơ sở Phan Đình Phúng
TÊN ĐỀ TÀI: “ Nghiên cứu một số bài tập di chuyển bước chân nhằm nâng cao hiệu
quả kỹ thuật phối hợp tấn công cho vận động viên đá cầu trường THCS”

19


20



×