Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

KIẾN THỨC về một số BỆNH THƯỜNG gặp của bác sĩ TUYẾN y tế cơ sở tại hà nội và PHÚ THỌ SAU KHI THAM GIA lớp tập HUẤN y học GIA ĐÌNH năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.37 KB, 63 trang )

LỜI CẢM ƠN
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành tới:
Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Đại học, Bộ môn Y học gia đình
Trường Đại học Y Hà Nội đã quan tâm giúp đỡ em trong suốt quá trình học
tập 6 năm tại trường cũng như thời gian làm khóa luận tốt nghiệp.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Phương Hoa –
Phó Trưởng Bộ môn Y học gia đình, Th.S Thành Ngọc Tiến – giảng viên Bộ
môn Y học gia đình, đã hết lòng dạy dỗ, hướng dẫn, truyền thụ những kiến
thức và kinh nghiệm quý báu, dìu dắt em trên con đường nghiên cứu khoa học
và trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này.
Em xin cảm ơn các thầy, các cô trong Bộ môn Y học gia đình đã tận tâm
chỉ bảo, giúp đỡ, động viên em trong những ngày đầu tiếp cận nghiên cứu
khoa học.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bác sĩ đã tham gia
nghiên cứu này.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, những
người đã luôn bên cạnh động viên em trong những lúc khó khăn nhất, giúp đỡ
em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Khóa luận này không tránh khỏi có những sai sót, em kính mong nhận
được những đóng góp ý kiến để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Phạm Khắc Khiêm


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:



Phòng đào tạo Đại học Trường Đại học Y Hà Nội
Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp
Bộ môn Y học gia đình Trường Đại học Y Hà Nội

Em là Phạm Khắc Khiêm, sinh viên tổ 6 lớp Y6B, hệ Bác sĩ đa khoa,
khóa 2011 – 2017.
Em xin cam đoan rằng đây là nghiên cứu của em, thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Phương Hoa và Th.S. Thành Ngọc
Tiến. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực, chính xác và
chưa được đăng tải trên bất kỳ một tạp chí khoa học nào.
Nếu có gì sai sót em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Phạm Khắc Khiêm


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BKLN

Bệnh không lây nhiễm

BN

Bệnh nhân


BSGĐ

Bác sĩ gia đình

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

CSSKBĐ

Chăm sóc sức khỏe ban đầu

DALY

Disablity-Adjusted Life Year
(số năm sống điều chỉnh theo bệnh tật)

ĐTĐ

Đái tháo đường

HTYT

Hệ thống y tế

PK

Phòng khám

PKĐK


Phòng khám đa khoa

THA

Tăng huyết áp

TTYT

Trung tâm y tế

TYT

Trạm y tế

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)

YHGĐ

Y học gia đình

YTCS

Y tế cơ sở


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................3
1.1. Chăm sóc sức khỏe ban đầu...................................................................3
1.1.1. Các khái niệm..................................................................................3
1.1.2. Nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu.............................................3
1.2. Hệ thống y tế Việt Nam..........................................................................5
1.2.1. Cấu trúc hệ thống y tế......................................................................5
1.2.2. Mạng lưới y tế cơ sở........................................................................6
1.3. Thay đổi mô hình bệnh tật......................................................................9
1.3.1. Trên thế giới....................................................................................9
1.3.2. Tại Việt Nam..................................................................................11
1.4. Chăm sóc sức khỏe ban đầu theo nguyên lý Y học gia đình................12
1.4.1. Định nghĩa Y học gia đình.............................................................12
1.4.2. Các nguyên lý cơ bản của YHGĐ.................................................12
1.4.3. Vai trò của BSGĐ trong thực hiện CSSKBĐ................................14
1.5. Tình hình kiến thức về một số bệnh thường gặp của BSĐK................15
1.5.1. Trên thế giới..................................................................................15
1.5.2. Tại Việt Nam.................................................................................16
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........17
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu........................................................17
2.2. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................17


2.3. Thiết kế nghiên cứu..............................................................................17
2.4. Mẫu nghiên cứu....................................................................................17
2.5. Nội dung nghiên cứu............................................................................17
2.6. Thu thập số liệu....................................................................................17
2.7. Các biến số và chỉ số nghiên cứu.........................................................18
2.8. Sai số nghiên cứu..................................................................................19
2.9. Phân tích số liệu...................................................................................19
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu..................................................................20

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................21
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu...........................21
3.2. Kiến thức đúng trước và sau tập huấn về một số bệnh thường gặp.....23
3.3. Mức độ kiến thức đúng về một số bệnh thường gặp theo khu vực......26
3.4. Mức độ kiến thức đúng về một số bệnh thường gặp theo đơn vị công
tác........................................................................................................29
3.5. Mức độ kiến thức đúng về một số bệnh thường gặp theo giới.............31
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN..............................................................................34
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..........................................34
4.2. Kiến thức đúng trước và sau tập huấn về một số bệnh thường gặp.....35
4.2.1. Kiến thức về bệnh tim mạch – chuyển hóa...................................35
4.2.2. Kiến thức về một số vấn đề sức khỏe ở trẻ em..............................36
4.2.3. Kiến thức về một số cấp cứu thường gặp......................................37
4.3. Mức độ kiến thức trước và sau tập huấn về một số bệnh thường gặp
theo một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.................................39


4.3.1. Mức độ kiến thức trước và sau tập huấn về một số bệnh thường
gặp theo khu vực...........................................................................39
4.3.2. Mức độ kiến thức trước và sau tập huấn về một số bệnh thường
gặp theo đơn vị công tác................................................................40
4.3.3. Mức độ kiến thức trước và sau tập huấn về một số bệnh thường
gặp theo giới tính...........................................................................41
KẾT LUẬN....................................................................................................42
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Một số kiến thức của bác sĩ đa khoa và y sỹ tại tuyến y tế cơ sở....16
Bảng 3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu......................................21
Bảng 3.2 Mức độ kiến thức đúng về một số bệnh thường gặp của các bác sĩ tại
Hà Nội...........................................................................................26
Bảng 3.3 Mức độ kiến thức đúng về một số bệnh thường gặp của các bác sĩ tại
Phú Thọ.........................................................................................27
Bảng 3.4 Mức độ kiến thức đúng trước tập huấn về một số bệnh thường gặp
theo khu vực..................................................................................28
Bảng 3.5 Mức độ kiến thức đúng sau tập huấn về một số bệnh thường gặp
theo khu vực..................................................................................28
Bảng 3.6 Mức độ kiến thức đúng về một số bệnh thường gặp của bác sĩ tại
trạm y tế.........................................................................................29
Bảng 3.7 Mức độ kiến thức đúng về một số bệnh thường gặp của các bác sĩ tại
PK, TTYT......................................................................................29
Bảng 3.8 Mức độ kiến thức đúng trước tập huấn về một số bệnh thường gặp
theo đơn vị công tác......................................................................30
Bảng 3.9 Mức độ kiến thức đúng sau tập huấn về một số bệnh thường gặp
theo đơn vị công tác......................................................................31
Bảng 3.10 Mức độ kiến thức đúng của nam bác sĩ về một số bệnh thường gặp......31
Bảng 3.11 Mức độ kiến thức đúng của nữ bác sĩ về một số bệnh thường gặp...32
Bảng 3.12 Mức độ kiến thức đúng trước tập huấn về một số bệnh thường gặp
theo giới.........................................................................................32
Bảng 3.13 Mức độ kiến thức đúng sau tập huấn về một số bệnh thường gặp
theo giới.........................................................................................33


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính..............................22
Biểu đồ 3.2. Kiến thức đúng về một số bệnh tim mạch và chuyển hóa.........23
Biểu đồ 3.3. Kiến thức đúng về một số vấn đề sức khỏe ở trẻ em..................24

Biểu đồ 3.4. Kiến thức đúng về một số cấp cứu thường gặp..........................25


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, trên thế giới cũng như tại Việt Nam, mô hình
bệnh tật có sự thay đổi rõ rệt, cụ thể là mô hình bệnh tật với các bệnh không lây
nhiễm, hàng đầu là những bệnh như bệnh cơ tim thiếu máu, đột quỵ, đái tháo
đường, … ngày một trở nên phổ biến. Điều này đã đặt ra thách thức mới cho
ngành y tế nói chung cũng như các cán bộ làm công tác chăm sóc sức khỏe nói
riêng cần phải có mục tiêu, chiến lược chăm sóc sức khỏe cho người dân phù
hợp với tình hình mới. Bên cạnh đó, sự cải thiện rõ rệt về điều kiện kinh tế - xã
hội, trình độ nhận thức cũng như mối quan tâm đến sức khỏe đã tác động không
nhỏ tới sự thay đổi nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân khi đến với thầy
thuốc, người bệnh không chỉ đơn thuần muốn được chữa khỏi bệnh họ đang mắc
mà còn có nhu cầu chính đáng được chăm sóc sức khỏe liên tục, lâu dài cũng
như giáo dục sức khỏe, dự phòng và nâng cao sức khỏe. Những vấn đề trên
muốn được giải quyết thỏa đáng thì cần phải chú trọng phát triển công tác chăm
sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) cho người dân.
Y tế tuyến cơ sở là đơn vị đầu tiên tiếp xúc với bệnh nhân, nơi đảm nhận
trách nhiệm xử lý ban đầu các vấn đề sức khỏe của người dân và của cộng đồng.
Ở các nước phát triển, bác sĩ gia đình (BSGĐ) là người đảm nhận trách nhiệm
chính trong công tác CSSKBĐ [1],[2] và mô hình này đã thực sự đem lại nhiều
hiệu quả tích cực [3]. Ở Việt Nam, mô hình BSGĐ thực hiện CSSKBĐ mới được
triển khai ở một số cơ sở y tế. Hiện nay, bác sĩ tại tuyến YTCS chủ yếu là các
bác sĩ đa khoa, tuy nhiên, trình độ chuyên môn của nhiều bác sĩ còn chưa đáp
ứng được nhu cầu CSSK của người dân. Kiến thức về chẩn đoán, xử trí một số
bệnh thường gặp của các bác sĩ tuyến YTCS còn thiếu và chưa đúng [4].



2

Trong các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả CSSK của y tế cơ sở, việc
ưu tiên phát triển nguồn nhân lực của y tế tuyến cơ sở cần phải được đặt lên hàng
đầu. Ngoài việc lập kế hoạch tổ chức, phân bổ nhân lực y tế cho tuyến cơ sở một
cách hợp lý thì việc nâng cao chất lượng chuyên môn cho nhân lực y tế cũng cần
phải được chú trọng. Nhận thức rõ vấn đề trên, nhiều chương trình tập huấn cho
cán bộ YTCS nhằm nâng cao kiến thức của các bác sĩ về chẩn đoán, xử trí một
số bệnh thường gặp tại cộng đồng đã được xây dựng [5]. Tuy nhiên, hiện nay vẫn
chưa có nhiều nghiên cứu về kiến thức của các bác sĩ tuyến YTCS về một số
bệnh thường gặp trước và sau các khóa tập huấn. Vì những lý do trên, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu “Kiến thức về một số bệnh thường gặp của bác sĩ tuyến
y tế cơ sở tại Hà Nội và Phú Thọ sau khi tham gia lớp tập huấn Y học gia
đình năm 2015” với mục tiêu:
So sánh kiến thức về một số bệnh thường gặp của bác sĩ tuyến y tế cơ sở
tại Hà Nội và Phú Thọ trước và sau khi tham gia lớp tập huấn Y học gia đình
năm 2015.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Chăm sóc sức khỏe ban đầu
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Sức khỏe
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “Sức khỏe là trạng thái
thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không chỉ bao gồm tình
trạng không có bệnh hay thương tật”[6],[7],[8].

1.1.1.2. Chăm sóc sức khỏe ban đầu
Theo Tuyên ngôn của Hội nghị quốc tế về Chăm sóc sức khỏe ban đầu tổ
chức tại Alma-Ata năm 1978, chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) là “những
chăm sóc sức khỏe thiết yếu, dựa trên những phương pháp và kỹ thuật thực hành,
đưa đến tận cá nhân và từng gia đình trong cộng đồng, được mọi người chấp
nhận thông qua sự tham gia đầy đủ của họ, với giá thành mà họ có thể chấp nhận
được nhằm đạt được mức sức khỏe cao nhất có thể được. Chăm sóc sức khỏe
ban đầu nhấn mạnh đến những vấn đề sức khỏe chủ yếu của cộng đồng, đến tăng
cường sức khỏe, phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi sức khỏe” [9].
1.1.2. Nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu
Theo tuyên ngôn của Hội nghị Alma-Ata 1978, nội dung CSSKBĐ gồm 8
mục sau:
- Giáo dục sức khỏe nhằm thay đổi lối sống và thói quen không lành mạnh.
- Cung cấp đầy đủ thực phẩm và dinh dưỡng hợp lý, đây là yếu tố cơ bản
ảnh hưởng đến sức khỏe.


4

-

Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường.
Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em trong đó có kế hoạch hóa gia đình.
Tiêm chủng phòng chống 6 bệnh nhiễm trùng phổi biến ở trẻ em.
Phòng chống các bệnh dịch lưu hành phổ biến tại địa phương.
Điều trị hợp lý các bệnh và các vết thương thông thường.
- Cung cấp các loại thuốc thiết yếu.
Tổng kết 30 năm thực hiện Tuyên ngôn Alma Ata, năm 2008, Tổ chức Y tế
thế giới đã khuyến cáo các quốc gia tiến hành cải cách CSSKBĐ với 4 nội dung
chính hội tụ các giá trị cốt lõi của CSSKBĐ đó là:

- Cải cách bao phủ CSSK toàn dân nhằm nâng cao công bằng trong CSSK
- Cải cách cung ứng dịch vụ y tế làm cho HTYT hướng tới con người và lấy
con người làm trung tâm
- Cải cách chính sách công cộng nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe của
cộng đồng, bảo đảm cộng đồng khỏe mạnh hơn thông qua việc lồng ghép
các hoạt động y tế công cộng với CSSKBĐ và hướng tới các chính sách
công cộng có lợp cho sức khỏe mang tính liên ngành.
- Cải cách sự lãnh đạo: Thay vì sử dụng quá mức phương pháp hành chính
mệnh lệnh, hoặc phó mặc thị trường bằng hình thức lãnh đạo toàn diện, có
sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan, thì làm cho cơ quan y tế
đáng tin cậy hơn.
Việc xây dựng hệ thống y tế lấy CSSKBĐ làm nền tảng đang được tiến
hành ở nhiều nước trên thế giới [10],[11],[12],[13] và là một xu hướng chung để
nâng cao tính hiệu quả, khả năng tiếp cận, chất lượng của dịch vụ với mức chi trả
có thể chấp nhận, hướng tới bao phủ CSSK toàn dân.


5

1.2. Hệ thống y tế Việt Nam
1.2.1. Cấu trúc hệ thống y tế
Theo định nghĩa của Tổ chức Y Tế Thế giới đưa ra năm 2007: “Hệ thống y
tế (HTYT) là một phức hợp bao gồm con người, các tổ chức và nguồn lực được
sắp xếp và liên kết với nhau bởi các chính sách nhằm thúc đẩ, phục hồi và duy trì
sức khỏe. Nó còn bao gồm các nỗ lực để tác động tới các yếu tố liên quan đến
sức khỏe và các hoạt động cải thiện sức khỏe. HTYT bao gồm các cơ sở y tế
công lập, y tế tư nhân, chương trình y tế, các chiến dịch kiểm soát véc-tơ truyền
bệnh, bảo hiểm y tế, các quy định pháp luật về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp,
và các hoạt động liên ngành giữa ngành y tế và các ngành khác [14] ,[15].
Y tế tư nhân:

• BYT
-170 BV
• BVĐK và chuyên khoa TƯ
- 8.627 GB
1.1
hệ thống y tế Việt Nam
• Sơ
Việnđồ
n/cứu
-~30.000 PK
• Trường ĐH Y dược

Hình
TW
Theo cách phân chia địa lý hành chính, hệ thống y tế ở Việt Nam được chia
thành 4 cấp:
63 tỉnh
Tuyến trung ương:
Bộ Y tế
quản lý nhà nước về y tế.

trực



là••

Dân số: 1-2 triệu (trung bình)
Sở Y tế
chuyên khoa tỉnh

cơBVĐK
quanvàcủa
Chính phủ, thực hiện
TTYTDP, DS-KHHĐ, ATTP, SKSS...
• Trường CĐ/THYT

chức năng

• Dân số: 100.000-200.000 (tb)
• Phòng YT
Tuyến tỉnh: Sở Y tế là cơ quan chuyên
môn thuộc UBND tỉnh, thành phố
• Bệnh viện
~700 huyện
TTYT
thuộc Trung ương có chức năng •tham
mưu, giúp đỡ UBND cấp tỉnh thực

Y tế
hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
• DS: 10.000 (tb)
cơ sở
• TYT xã
~12,000
YTTB:môn
~100,000
Tuyến huyện:
Phòng xã
Y tế là cơ quan •chuyên
thuộc UBND cấp huyện

có chức năng tham mưu giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về y tế trên địa bàn huyện.


6

Tuyến xã: Trạm Y tế có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
ban đầu, phát hiện dịch sớm và phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe ban
đầu và đỡ đẻ thông thường, cung ứng thuốc thiết yếu, vận động nhân dân thực
hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, tăng cường sức khỏe.
1.2.2. Mạng lưới y tế cơ sở
“Mạng lưới y tế cơ sở (YTCS) bao gồm y tế thôn, bản, xã, phường, quận,
huyện, thị xã; bao gồm cả y tế công lập và y tế tư nhân. Đó là hệ thống các tổ
chức, thiết chế y tế trên địa bàn huyện, có sự kết nối hữu cơ giữa các cơ sở y tế
tuyến xã với tuyến huyện, để thực hiện CSSK dựa trên những nguyên tắc và giá
trị của CSSKBĐ” [16].
Khái niệm này tương đương với khái niệm “hệ thống y tế huyện” đang
được sử dụng ở nhiều quốc gia [17].
1.2.2.1. Thực trạng tổ chức mạng lưới YTCS ở Việt Nam
Mạng lưới YTCS bao phủ rộng khắp với 460 trên tổng số 693 huyện, quận
có mô hình chia tách riêng bệnh viện đa khoa (BVĐK) huyện và trung tâm y tế
(TTYT) huyện chỉ thực hiện chức năng y tế dự phòng và quản lý trực tiếp trạm y
tế (TYT) xã. Có 233 TTYT huyện ở 19 tỉnh, thành phố thực hiện 2 chức năng y
tế dự phòng và KCB. 668/693 huyện ở 62/63 tỉnh có Trung tâm Dân số - Kế
hoạch hóa gia đình, chiếm 96,4%; 24/693 huyện ở 4/63 tỉnh đã thành lập chi cục
vệ sinh an toàn thực phẩm, chiếm 3,5%. Trên toàn quốc, có 99% xã, phường, thị
trấn đã có nhà trạm; 78% TYT xã có bác sĩ làm việc (bao gồm cả các xã có bác sĩ
làm việc từ 3 ngày/tuần trở lên); 96% TYT xã có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi;
78% thôn, bản, tổ dân phố trong cả nước đã có nhân viên y tế hoạt động, trong
đó tỷ lệ này là 95,9% số thôn bản ở khu vực nông thôn, miền núi [18].



7

Mô hình phòng khám BSGĐ đang được phát triển ở nhiều địa phương trên
cả nước. Đến tháng 12/2015, đã thành lập được 240 phòng khám BSGĐ tại 6
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đến năm 2017, chỉ riêng Hà Nội đã có
103 phòng khám BSGĐ.
Số lượng cán bộ y tế đã tăng rõ rệt từ 364.876 người (năm 2009) lên
424.237 người (2013), trong đó có cán bộ y tế làm việc tại tuyến cơ sở tăng từ
271.196 cán bộ lên 360.174 cán bộ. Số bác sĩ trên 10.000 dân tăng từ 7,2 lên
7,61. Bên cạnh đó, chất lượng của đội ngũ y tế tuyến cơ sở cũng được nâng cao,
số bác sĩ có trình độ đại học tăng từ 7.439 người lên 8.090 người [19],[20]. Sự
gia tăng về số lượng nhân lực y tế tại tuyến huyện đạt mức cao nhất trong giai
đoạn 5 năm gần đây gắn liền với quá trình thực thi chủ trương đưa bác sĩ về xã,
nâng cấp, xây dựng các bệnh viện đa khoa huyện và sắp xếp lại mô hình tổ chức
của các đơn vị y tế tuyến huyện.
1.2.2.2. Vai trò của y tế cơ sở trong CSSKBĐ
Trong những năm qua, YTCS luôn thể hiện rõ vai trò then chốt của mình
trong công CSSK người dân nói chung và CSSKBĐ nói riêng. Trên cả nước, các
dịch vụ CSSKBĐ được mở rộng tại các cơ sở y tế tuyến xã và huyện. Các
chương trình YTDP và các chương trình mục tiêu y tế quốc gia được triển khai
và đạt những kết quả nhất định. Cụ thể là:
- Chương trình phòng chống các dịch, bệnh lây nhiễm đã duy trì và kiểm
soát tốt các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, không để các vụ dịch lớn xảy ra
[21].
- Đã triển khai một số hoạt động phòng chống và quản lý các bệnh không
lây nhiễm, như bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư, tâm thần trong mạng



8

lưới YTCS, đạt được kết quả ban đầu [16]. Các hoạt động triển khai thực
hiện luật phòng chống tác hại của thuốc lá cũng đã bước đầu được thực
hiện ở tuyến YTCS ở một số địa phương.
- Công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình và CSSK sinh sản: Tính đến năm
2014, đã hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch giao về số bà mẹ được sàng lọc
trước sinh, số trẻ sơ sinh được sàng lọc, số mới sử dụng các biện pháp
tránh thai như đặt vòng tránh thai, cấy thuốc tránh thai, dùng viên uống
tránh thai và sử dụng bao cao su. Các chỉ tiêu CSSK bà mẹ trẻ em được
cải thiện và đạt mức kế hoạch đề ra vào năm 2014 [16].
- Công tác vệ sinh môi trường và nâng cao sức khỏe cũng đã được đưa vào
các chương trình mục tiêu quốc gia như Chương trình nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 – 2015; Chương trình Quốc gia
và Kế hoạch chương trình quốc gia về an toàn vệ sinh lao động giai đoạn
2011 – 2015; Dự án vệ sinh nông thôn thuộc Chương trình mục tiêu quốc
gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 – 2015.
Về dịch vụ khám chữa bệnh, người dân đã tiếp cận và sử dụng nhiều hơn
các dịch vụ khám chữa bệnh tại mạng lưới YTCS, nhờ việc thực hiện một số giải
pháp nâng cấp và cải thiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính. Một số dịch
vụ kỹ thuật, thuốc thuộc tuyến trên cũng đã dần được triển khai tới tận tuyến
huyện, xã. Kết quả là có sự gia tăng đáng kể việc sử dụng dịch vụ KCB tại bệnh
viện đa khoa huyện, phòng khám đa khoa khu vực và TYT xã [22],[23],[18].
Trên địa bàn Hà Nội, về công tác khám chữa bệnh, trong 9 tháng đầu năm
2016, YTCS đã thu hút số lượng lớn bệnh nhân đến khám và điều trị. Mô hình
phòng khám BSGĐ vẫn tiếp tục được triển khai thực hiện tại các trạm y tế,
phòng khám đa khoa, bệnh viện huyện [24].


9


1.3. Thay đổi mô hình bệnh tật
1.3.1. Trên thế giới
Theo các số liệu thống kê của WHO, trong giai đoạn tử 2000 đến 2015, mô
hình bệnh tật trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đã có sự chuyển biến rõ rệt. Cụ
thể, tử vong do bệnh không lây nhiễm đã tăng từ 60,2% năm 2000 lên 70% năm
2015. Trong khi đó, tử vong do bệnh lây nhiễm, bệnh của người mẹ, tử vong chu
sinh và các bệnh về dinh dưỡng có chiều hướng giảm từ 31% năm 2000 xuống
còn 21,2% năm 2015 tuy nhiên vẫn còn ở mức cao tạo nên gánh nặng bệnh tật
kép cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam [25].
Năm 2015, trên thế giới có hơn 56 triệu ca tử vong, trong đó tử vong do các
bệnh không lây nhiễm là trên 39,5 triệu ca, chiếm tỉ lệ 70,0%, trong khi đó, tử
vong do bệnh lây nhiễm, thai sản, tử vong chu sinh và bệnh lý dinh dưỡng là gần
12 triệu ca, chiếm tỉ lệ 21,2%. Trong đó, các nguyên nhân tử vong hàng đầu là
bệnh cơ tim thiếu máu, đột quỵ, nhiễm trùng đường hô hấp dưới, bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính, ung thư khí quản, phế quản, phổi, đái tháo đường, bệnh
Alzheimer và các bệnh tâm thần khác …[25].
Các nước đang phát triển đang chịu gánh nặng bệnh tật kép của cả các bệnh
lây nhiễm và không lây nhiễm một cách trầm trọng. Tại các nước đang phát triển
năm 2002, trong số các ca tử vong do các bệnh lây nhiễm, ba phần tư xảy ra ở
các nước châu Phi và khu vực Đông Nam Á. Tại các nước châu Phi, 72% số ca
tử vong do các bệnh lây nhiễm, thai sản và dinh dưỡng, 21% số ca tử vong do
các BKLN; tử vong do tai nạn thương tích chiếm 7% tổng số tử vong. Trong đó,
các bệnh lây nhiễm là nguyên nhân gây tử vong và tàn tật ở châu Phi gồm nhiễm
khuẩn đường hô hấp, tiêu chảy, sốt rét và lao là những nguyên nhân nhiễm khuẩn
lớn nhất gây ra 13 triệu ca tử vong mỗi năm. Tại khu vực Đông Nam Á, tỷ lệ tử


10


vong do các bệnh lây nhiễm, thai sản và dinh dưỡng chiếm 39%, do các BKLN
chiếm 51% và do tai nạn thương tích là 10%. Năm 2007, trong số 45 triệu ca tử
vong do các BKLN có 80% xảy ra tại các nước đang phát triển. Gánh nặng của
bệnh không lây nhiễm ngày càng cần được quan tâm ở các nước đang phát triển
[26].
Ở các nước phát triển, nhiều nước đã nghiên cứu mô hình bệnh tật như Hoa
Kỳ, Canada, Anh… Do nền kinh tế phát triển, mô hình bệnh tật của Hoa Kỳ là
đặc trưng đại diện cho mô hình bệnh tật của các nước phát triển với tỷ lệ mắc cao
nhất năm 2010 thuộc về các bệnh nhồi máu cơ tim, bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính, ung thư phổi, các bệnh thoái hóa khớp, đái tháo đường, đột quỵ,… Các
bệnh lây nhiễm không còn thấy xuất hiện trong 30 mặt bệnh mắc phổ biến nhất
của Hoa Kỳ [27].
1.3.2. Tại Việt Nam
Gánh nặng bệnh tật của Việt Nam đã có sự thay đổi rõ rệt, các bệnh không
lây nhiễm (BKLN) trở nên chiếm ưu thế và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong
thời gian tới. Tỷ trọng những người tử vong do BKLN trong tổng số tử vong đã
tăng từ 56% năm 1990 lên 72% năm 2010. Trong đó, bệnh tim mạch chiếm 30%
tổng số trường hợp tử vong, ung thư chiếm 21%, bệnh đường hô hấp mạn tính
chiếm 6%, bệnh đái tháo đường chiếm 3%, bệnh tâm thần – thần kinh chiếm 2%
[28]. Năm 2012, BKLN chiếm 72,9% tổng số tử vong, 66,2% tổng số DALY và
59,7% tổng số năm sống mất đi do tử vong sớm. Gánh nặng của các BKLN gây
ra bởi các nhóm bệnh chính là bệnh tim mạch, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính và đái tháo đường [16].


11

Hiện nay, Việt Nam đang phải chịu gánh nặng kép về bệnh tật: trong khi
nhóm bệnh lây nhiễm tuy đã giảm nhưng vẫn còn nhiều thách thức thì nhóm
BKLN với sự gia tăng những yếu tố nguy cơ thúc đẩy sự phát triển của nó đang

trở thành thách thức to lớn đối với hệ thống y tế Việt Nam [29]. Sự gia tăng của
các BKLN không chỉ gây nên gánh nặng về bệnh tật và kinh tế cho cả bản thân
bệnh nhân và gia đình của họ mà còn tạo nên gánh nặng về kinh tế cho toàn xã
hội [28],[30]. Tác động của gánh nặng bệnh tật do các BKLN ở Việt Nam cần
phải được đặc biệt quan tâm trong thời gian tới vì vẫn còn nhiều vấn đề cần được
giải quyết như việc gia tăng BKLN ở cả các vùng thành thị và nông thôn, nhận
thức của người dân về BKLN còn hạn chế, vấn đề gánh nặng tài chính do các
BKLN gây ra cho các hộ gia đình nghèo, bên cạnh đó là sự đầu tư của Nhà nước
cho công tác kiểm soát, phòng chống các BKLN chưa tương xứng với gánh nặng
bệnh tật. Một yếu tố nữa là năng lực của hệ thống y tế, nhất là mạng lưới YTCS
trong việc quản lý bệnh và các yếu tố nguy cơ của BKLN, khả năng cung ứng
các dịch vụ khám và điều trị BKLN còn hạn chế [28].
1.4. Chăm sóc sức khỏe ban đầu theo nguyên lý Y học gia đình
1.4.1. Định nghĩa Y học gia đình
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “BSGĐ là thầy thuốc thực hành lâm sàng có
chức năng cơ bản là cung cấp dịch vụ CSSK trực tiếp và liên tục cho các thành
viên trong hộ gia đình. BSGĐ tự chịu trách nhiệm cung cấp toàn bộ các chăm
sóc y tế hoặc hỗ trợ cho các thành viên của hộ gia đình tiếp cận và sử dụng các
dịch vụ khác”.
Hiệp hội Bác sĩ gia đình Thế giới (WONCA): “BSGĐ là những thầy thuốc
chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe toàn diện và liên tục cho tất cả các cá nhân
trong bối cảnh gia đình, cho các gia đình trong bối cảnh cộng đồng, không phân


12

biệt tuổi, giới, chủng tộc, bệnh tật cũng như điều kiện văn hóa và tầng lớp xã
hội”.
1.4.2. Các nguyên lý cơ bản của YHGĐ
Một là, CSSK liên tục: Trong YHGĐ, các bác sĩ xây dựng được một mối

quan hệ lâu dài với từng cá nhân thay vì chỉ tập trung vào bệnh tật của họ. Điều
này cho phép các bác sĩ gia đình có thể tác động một cách liên tục lên tình trạng
sức khỏe của từng cá thể.
Hai là, CSSK toàn diện: Trong quá trình quản lý và CSSK cho bệnh nhân,
người bác sĩ không chỉ xem xét bệnh nhân dưới góc độ sinh học mà còn phải
xem xét cả về mặt xã hội và tâm lý.
Ba là, CSSK phối hợp: Việc CSSK phối hợp sẽ giúp hoàn thành tốt chức
năng quan trọng của BSGĐ là quản lý sức khỏe của bệnh nhân theo thời gian.
Bên cạnh đó, BSGĐ còn cần có mạng lưới liên kết với các bác sĩ chuyên khoa để
đảm bảo chất lượng dịch vụ chăm sóc và hạn chế thấp nhất các tai biến y khoa.
Vai trò của bác sĩ gia đình trong mạng lưới này là người điều phối, xây dựng kế
hoạch chăm sóc lồng ghép, cung cấp các thông tin về tình trạng sức khỏe của
bệnh nhân trong quá trình chẩn đoán cũng như điều trị bệnh.
Bốn là, quan tâm đến dự phòng: Công tác dự phòng là một vấn đề quan
trọng trong thực hành YHGĐ đối với cá nhân và cộng đồng, đồng thời cũng là
một trong những công cụ mạnh mẽ của bác sĩ gia đình nhằm nâng cao tình trạng
sức khỏe cho người dân. Nó được dựa trên nguyên lý đơn giản: dự phòng bệnh
tật trước khi nó thực sự diễn ra và dự phòng các biến chứng của bệnh.


13

Năm là, hướng gia đình: Do các BSGĐ cần cung cấp một chương trình
CSSK toàn diện cho tất cả thành viên trong gia đình nên cần nhìn nhận bệnh
nhân trong bối cảnh gia đình, áp dụng cách tiếp cận gia đình trong chăm sóc
bệnh nhân.
Sáu là, hướng cộng đồng: Sự hiểu biết về mô hình bệnh tật trong cộng đồng
sẽ ảnh hưởng đến định hướng chẩn đoán của bác sĩ và giúp đưa ra những quyết
định liên quan đến việc cung ứng dịch vụ [31].
1.4.3. Vai trò của BSGĐ trong thực hiện CSSKBĐ

Ngay từ khi ra đời, vào năm 1960, chuyên ngành YHGĐ với các bác sĩ đa
khoa thực hiện công tác CSSKBĐ đã khẳng định được vị trí và vai trò tích cực
không thể thiếu trong HTYT bằng những thành tích đáng được ghi nhận trong
công tác CSSK người dân.
Ở Hoa Kỳ, trong năm 2008, có 62% trong tổng số 1,1 tỷ lượt khám cấp cứu
được thực hiện bởi các nhân viên y tế CSSKBĐ trong đó BSGĐ chiếm gần 25%.
Bên cạnh đó, cứ có 46 BSGĐ/100.000 dân sẽ giảm được 81 triệu đô-la/năm chi
phí cho y tế, chi phí cho y tế sẽ giảm nhiều hơn nếu có 100 BSGĐ/100.000 dân
sẽ giảm được 579 triệu đô-la/năm. Với những giá trị mà các bác sĩ CSSKBĐ
đem lại thì đầu tư cho phát triển BSGĐ là sự lựa chọn đúng đắn [2].
Tại Cu-Ba, nơi được coi là hình mẫu cho phát triển mô hình BSGĐ ở các
nước đang phát triển. Liên tục trong 4 năm qua, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh ở
mức thấp nhất thế giới (6 ca tử vong sơ sinh/1000 trẻ dưới 1 tuổi, trong đó năm
2015 là 0,43%). Tuổi thọ trung bình của người dân Cu-Ba cũng không ngừng
được nâng cao và hiện đang ở mức xấp xỉ 81 tuổi với nữ giới và 79 tuổi ở nam


14

giới [3]. Điều đó cho thấy với trình độ chuyên môn tốt, BSGĐ tại Cu-Ba đã
mang lại cho người dân nơi đây tình trạng sức khỏe tương đương với các nước
phát triển.
Theo báo cáo của The College of Family Physicians of Canada, hơn 90%
người dân Canada cho biết họ sẽ đến gặp BSGĐ đầu tiên nếu họ có vấn đề về
sức khỏe; 66% người dân Canada cho rằng, BSGĐ là người CSSK quan trọng
nhất mà họ cần phải gặp. Cũng theo báo cáo của trường đại học này, trung bình,
cứ có thêm 1 BSGĐ trên 10.000 dân sẽ giảm tỷ lệ tử vong 5,3% và có 88%
người dân Canada cho biết, BSGĐ giúp họ an tâm hơn trong việc tiếp cận các
dịch vụ chăm sóc trong hệ thống y tế một cách kịp thời và nhanh chóng [1].
1.5. Tình hình kiến thức về một số bệnh thường gặp của BSĐK

1.5.1. Trên thế giới
Kiến thức về một số bệnh, cấp cứu thường gặp của các bác sĩ tuyến cơ sở ở
nhiều nơi trên thế giới vẫn còn kém, tỷ lệ các bác sĩ có kiến thức đúng về các
bệnh thường gặp như THA, một số vấn đề về nhi khoa, … nói chung còn thấp.
Sốt là một triệu chứng rất thường gặp ở trẻ em và là một trong những lý do phổ
biến nhất khiến một em bé phải đến gặp bác sĩ. Từ năm 1980, Schmitt đã bàn
luận về sự hiểu biết sai lầm và nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh đối với sốt ở
trẻ em và ông chỉ ra rằng, các bác sĩ cũng góp phần vào việc gây nên nỗi sợ hãi
này bằng việc cung câp những kiến thức không đầy đủ và rõ ràng tới cha mẹ của
những đứa trẻ về kiến thức và xử trí sốt [32]. Theo một nghiên cứu được công bố
trên Tạp chí Nhi khoa Ytalia, trong số các bác sĩ làm công tác CSSKBĐ tại các
tỉnh có dân số khoảng 600.000 người cho thấy, tỷ lệ các bác sĩ có kiến thức đúng
về chẩn đoán và điều trị sốt ở trẻ em vẫn còn thấp, chỉ 10% số bác sĩ được phỏng
vấn hiểu đúng định nghĩa sốt, chỉ có một tỷ lệ rất thấp các bác sĩ (7,5%) được trải


15

qua đào tạo kiến thức về sốt sau khi tốt nghiệp và chỉ có 27,5% các bác sĩ khẳng
định rằng họ có đọc các bài viết có liên quan đến sốt trong vòng 6 tháng trở lại
[33]. Theo một nghiên cứu khác tại một tỉnh của Iran, tỷ lệ bác sĩ tuyến cơ sở
chẩn đoán đúng THA rất thấp chỉ chiếm 12% [34]; theo một nghiên cứu khác ở
Trung Quốc, chỉ có 15,2% bác sĩ nội khoa và tâm thần; 7,2% bác sĩ các chuyên
khoa khác có kiến thức đúng về chẩn đoán và điều trị THA [35]. Trong một
nghiên cứu của Maryam Peimani và các cộng sự, tỷ lệ các bác sĩ đa khoa có kiến
thức đúng về tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường chỉ đạt 50% [36].
1.5.2. Tại Việt Nam
Trong vài năm trở lại đây, ngành y tế đã đạt được những thành tựu đáng kể
trong nhiều lĩnh vực quản lý, trang thiết bị y tế cũng như hoạt động khám chữa
bệnh nhằm nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. Đóng góp không nhỏ vào

những thành tựu đó là hoạt động tích cực của tuyến YTCS. Tuy nhiên, hiện nay
nhân lực y tế tại tuyến YTCS vừa thiếu lại vừa yếu. Theo nghiên cứu đánh giá
thực trạng công tác đào tạo nhân lực y tế của Cục Khoa học, Công nghệ và Đào
tạo – Bộ Y tế phối hợp với Trường Đại học Y Hà Nội, trường Đại học Y tế công
cộng và trường Đại học Điều dưỡng công bố năm 2012, đánh giá sinh viên sau ra
trường: 45% biết phát hiện sớm xử trí hợp lý ban đầu các dịch bệnh; 50,9% có
thể thực hiện được một số thủ thuật, kỹ thuật y khoa đơn giản; 37,6% có khả
năng theo dõi và quản lý bệnh mạn tính tại cộng đồng [4]. Theo nghiên cứu của
Viện Chiến lược và Chính sách y tế (2013), tỷ lệ chẩn đoán và xử trí đúng các
bệnh thường gặp của bác sĩ đa khoa tuyến y tế cơ sở còn thấp, nhiều bệnh đạt
dưới 50%.


16

Bảng 1.1 Một số kiến thức của bác sĩ đa khoa và y sỹ tại tuyến y tế cơ sở
Bác sỹ Y sỹ Cộng
Kiến thức và kỹ năng
(%)
(%)
(%)
Xử trí tiêu chảy
42,0
44,3
43,7
Sơ cấp cứu chống độc
18,5
16,8
17,3
Chẩn đoán bệnh hô hấp ở trẻ em

43,2
45.1
44,6
Biết các dấu hiệu nguy hiểm ở phụ nữ mang thai
23,5
14,6
16,9
Chẩn đoán được THA
65,4
45,1
50,5
Biết cách xử trí khi có dịch
24,7
12,4
15,6
(Nguồn: Nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế - 2013)


17

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại 2 tỉnh/thành phố là Hà Nội và Phú Thọ
Thời gian tiến hành thu thập thông tin: năm 2015

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các bác sĩ đa khoa công tác ở tuyến y tế cơ sở: trạm y tế (TYT), phòng

khám đa khoa (PK) và trung tâm y tế (TTYT) tại Hà Nội và Phú Thọ tham gia
lớp tập huấn 3 tháng về chăm sóc sức khỏe ban đầu theo nguyên lý YHGĐ trong
năm 2015.
2.2. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.3. Mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên 159 bác sĩ đa khoa công tác ở tuyến y tế cơ
sở tại Hà Nội và Phú Thọ tham gia các lớp tập huấn YHGĐ trong năm 2015.
2.4. Nội dung nghiên cứu
Trong nghiên cứu này chỉ tìm hiểu một số kiến thức của bác sĩ đa khoa về
các bệnh thường gặp tại cộng đồng.
2.5. Thu thập số liệu
Công cụ thu thập số liệu là bộ câu hỏi được phát trước và sau khóa học. Các
bác sĩ sẽ tự trả lời bằng cách điền vào bộ câu hỏi, dưới sự giám sát của giảng
viên. Bộ câu hỏi có 19 câu, bao gồm các thông tin cá nhân thiết yếu, kiến thức về
một số bệnh thường gặp như: kiến thức về một số bệnh tim mạch và chuyển hóa,
kiến thức về một số vấn đề sức khỏe ở trẻ em, kiến thức về một số cấp cứu
thường gặp.


×