Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

NGHIÊN cứu xác ĐỊNH HÌNH THẾ và hệ QUẢ THỜI TIẾT KHI KHÔNG KHÍ LẠNH xâm NHẬP XUỐNG nước TA TRONG nửa đầu mùa ĐÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.69 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM THỊ NGỌC BÍCH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH HỌC
CỦA POLYP DẠ DÀY – RUỘT QUA SINH THIẾT NỘI SOI
TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2010 – 2016

Hà Nội - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM THỊ NGỌC BÍCH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH HỌC
CỦA POLYP DẠ DÀY – RUỘT QUA SINH THIẾT NỘI SOI
TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA


KHÓA 2010 – 2016

Người hướng dẫn khoa học:
TS. BS Bùi Thị Mỹ Hạnh

Hà Nội - 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, anh, chị, em và các
bạn. Với tấm lòng của người học trò tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban
Giám hiệu, Phòng Đào tạo đại học, Bộ môn Giải phẫu bệnh trường Đại học
Y Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và hoàn thành bản luận văn này.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn
chân thành tới:
TS.BS Bùi Thị Mỹ Hạnh – giảng viên trường Đại học Y Hà Nội, người
cô đã dìu dắt chỉ bảo tận tình, động viên và tạo mọi điều kiện thuân lợi cho
tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các bác sỹ, kỹ thuật viên, nhân viên khoa Giải
phẫu bệnh Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, cán bộ thư viện trường Đại học Y Hà
Nội, đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn đã
cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này.
Xin cảm ơn các anh, chị, em và các bạn đã động viên giúp đỡ tôi trong
quá trình thực hiện luận văn này. Cuối cùng, xin cảm ơn cha mẹ, các anh chị
và những người thân trong gia đình đã luôn chăm sóc cổ vũ, động viên tôi
trong suốt quá trình học tập, phấn đấu và trưởng thành.
Phạm Thị Ngọc Bích



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học, khóa luận hay tài liệu tham
khảo nào khác.
Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2016
Phạm Thị Ngọc Bích


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................3
1.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ GIẢI PHẪU, MÔ HỌC DẠ DÀYRUỘT.................................................................................................3
1.1.1. Sơ lược về giải phẫu......................................................................3
1.1.2. Mô học dạ dày - ruột.....................................................................7
1.2. ĐẶC ĐIỂM POLYP DẠ DÀY - RUỘT..........................................10
1.2.1. Định nghĩa polyp dạ dày – ruột...................................................10
1.2.2. Đặc điểm đại thể polyp dạ dày - ruột trên nội soi.......................10
1.2.3. Đặc điểm vi thể...........................................................................11
1.3. ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC CỦA POLYP DẠ DÀY - RUỘT. .13
1.3.1. Nhóm polyp u tuyến....................................................................13
1.3.2. Nhóm không u tuyến...................................................................15
1.3.3. Polyp ung thư hóa.......................................................................17
1.4. CHẨN ĐOÁN POLYP DẠ DÀY - RUỘT.....................................17
1.4.1. Lâm sàng.....................................................................................17
1.4.2. Chẩn đoán hình ảnh.....................................................................18
1.4.3. Chẩn đoán nội soi........................................................................18

1.4.4. Điều trị polyp..............................................................................19
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............20
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.........................................................20
2.1.1. Số lượng bệnh nhân nghiên cứu..................................................20
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân.........................................................20
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ.......................................................................20
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................21


2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu quan sát mô tả, hồi cứu kết hợp
tiến cứu........................................................................................................21
2.2.2. Tiến hành nghiên cứu..................................................................21
2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và cách đánh giá...................................21
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU..............................................................................23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................24
3.1. PHÂN BỐ POLYP DẠ DÀY – RUỘT THEO TUỔI VÀ GIỚI. . .24
3.1.1. Phân bố polyp dạ dày - ruột theo nhóm tuổi...............................24
3.1.2. Phân bố polyp dạ dày - ruột theo giới.........................................25
3.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM ĐẠI THỂ CỦA POLYP TRÊN NỘI SOI..25
3.2.1. Số lượng polyp trên một bệnh nhân............................................25
3.2.2. Vị trí polyp..................................................................................26
3.2.3. Kích thước polyp.........................................................................28
3.2.4. Đặc điểm chân polyp...................................................................28
3.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VI THỂ........................................................29
3.3.1. Phân bố các typ mô bệnh học polyp dạ dày- ruột.......................29
3.3.2. Tỷ lệ các typ mô bệnh học của polyp dạ dày..............................30
3.3.3. Tỷ lệ các typ mô bệnh học của polyp ở ruột...............................31
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.............................................................................43
4.1. VỀ SỰ PHÂN BỐ POLYP DẠ DÀY RUỘT THEO TUỔI VÀ
GIỚI..................................................................................................43

4.1.1. Về sự phân bố polyp dạ dày ruột theo tuổi.................................43
4.1.2. Về sự phân bố polyp dạ dày ruột theo giới.................................43
4.2.VỀ ĐẶC ĐIỂM POLYP TRÊN NỘI SOI........................................44
4.2.1. Về số lượng polyp trên một bệnh nhân.......................................44
4.2.2. Về vị trí polyp.............................................................................45
4.2.3. Về kích thước polyp....................................................................46


4.2.4. Về chân polyp..............................................................................46
4.3. VỀ ĐẶC ĐIỂM VI THỂ..................................................................48
4.3.1. Về tỷ lệ các typ mô bệnh học......................................................48
4.3.2. Về sự phân bố các typ mô bệnh học của polyp dạ dày...............49
4.3.3. Về sự phân bố các typ mô bệnh học của polyp ruột...................49
KHUYẾN NGHỊ..............................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BN
GPB
HE

: Bệnh nhân
: Giải phẫu bệnh
: Hematoxylin Eosin

H.P
KT
MBH

NXB
PLDDR
PLDD
PLĐTT
TCYTTG
TH

: Helicobacter Pylori
: Kích thước
: Mô bệnh học
: Nhà xuất bản
: Polyp dạ dày ruột
: Polyp dạ dày
: Polyp đại trực tràng
: Tổ chức y tế thế giới
: Trường hợp


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại polyp u tuyến theo mức độ biệt hóa................................14
Bảng 3.1. Phân bố polyp dạ dày – ruột theo nhóm tuổi..................................24
Bảng 3.2. Phân bố polyp dạ dày - ruột theo giới.............................................25
Bảng 3.3. Số lượng polyp trên một bệnh nhân................................................25
Bảng 3.4. Kích thước polyp dạ dày - ruột......................................................28
Bảng 3.5. Đặc điểm chân polyp......................................................................28
Bảng 3.6. Tỷ lệ các typ mô bệnh học polyp dạ dày - ruột...............................29
Bảng 3.7. Tỷ lệ các typ mô bệnh học của polyp ở ruột...................................31
Bảng 4.1. Đặc điểm chân polyp theo một số tác giả.......................................47



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố vị trí polyp ở dạ dày......................................................26
Biểu đồ 3.2. Phân bố vị trí polyp ở ruột..........................................................27
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ các typ mô bệnh học của polyp dạ dày..............................30
Biểu đồ 3.4. Sự phân bố các dưới typ của polyp ruột.....................................32
Biểu đồ 3.5. Mức độ loạn sản của polyp u tuyến ở ruột........................................33


DANH MỤC HÌNH, ẢNH
Hình 1.1. Phân chia giải phẫu dạ dày ruột........................................................3
Hình 1.2. Sơ đồ cấu tạo chung của ống tiêu hóa...............................................7
Hình 1.3. Sơ đồ cấu tạo mô học các đoạn ống tiêu hóa....................................8
Ảnh 3.1. Polyp tâm vị......................................................................................34
Ảnh 3.2. Polyp hành tá tràng...........................................................................34
Ảnh 3.3. Polyp thân vị cuống ngắn.................................................................34
Ảnh 3.4. Polyp cuống dài, bề mặt chảy máu ở ĐT sigma...............................34
Ảnh 3.5. Polyp không cuống ĐT lên...............................................................35
Ảnh 3.6. Polyp không cuống, bề mặt sằn sùi ở ĐT góc gan...........................35
Ảnh 3.7. Hai polyp ĐT sigma.........................................................................35
Ảnh 3.8. Polyp ĐT sigma không cuống.........................................................35
Ảnh 3.9. Polyp tuyến đáy vị............................................................................36
Ảnh 3.10. Polyp tuyến đáy vị..........................................................................36
Ảnh 3.11. Polyp tăng sản ở dạ dày..................................................................37
Ảnh 3.12. Polyp tăng sản ở dạ dày..................................................................37
Ảnh 3.13. Polyp tăng sản ở ruột......................................................................38
Ảnh 3.14. Polyp tăng sản loại răng cưa ở đại tràng........................................38
Ảnh 3.15. Polyp viêm ở đại tràng...................................................................39
Ảnh 3.16. Polyp thanh thiếu niên ở ruột.........................................................39
Ảnh 3.17. Polyp thanh thiếu niên ở ruột.........................................................40
Ảnh 3.18. Polyp tăng sản kết hợp u tuyến ở trực tràng...................................40

Ảnh 3.19. Polyp u tuyến ống, loạn sản độ thấp ở ruột...................................41
Ảnh 3.20. Polyp u tuyến ống, loạn sản độ cao ở ruột.....................................41
Ảnh 3.21. Polyp u tuyến nhung mao, loạn sản độ thấp ở ruột........................42
Ảnh 3.22. Polyp u tuyến nhung mao, loạn sản độ cao ở ruột..........................42



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Polyp dạ dày - ruột là một tổn thương thường gặp trong bệnh lý ống tiêu
hóa. Polyp có nhiều loại, ở mỗi vị trí của ống tiêu hóa có thể gặp các loại polyp
với tỷ lệ khác nhau, nhưng thường gặp polyp ở đại trực tràng nhiều hơn ở dạ dày.
Bệnh thường không biểu hiện các triệu chứng và thường được phát hiện
tình cờ. Một số trường hợp biểu hiện trên lâm sàng với các triệu chứng nhưng
không đặc hiệu như đau bụng, ỉa chảy, ỉa máu, thiếu máu… Do đó, việc chẩn
đoán sớm là rất khó khăn nếu chỉ dựa vào lâm sàng [1].
Trong những năm gần đây, việc sử dụng nội soi ống mềm dạ dày ruột đã
trở nên rất phổ biến, thông qua phương tiện này, có thể quan sát trực tiếp mặt
trong ống tiêu hóa, cho phép xác định hình thái, vị trí, tích chất, mức độ tổn
thương. Chính vì vậy, việc phát hiện các tổn thương ở dạ dày ruột nói chung
và polyp dạ dày ruột nói riêng ngày càng nhiều hơn. Đặc biệt, qua nội soi có
thể sinh thiết vùng tổn thương, thậm chí cắt bỏ vùng tổn thương (tổn thương
nhỏ) để điều trị và lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm mô bệnh học [2], [3]. Như
chúng ta đều biết polyp dạ dày - ruột là một khái niệm để chỉ sự lồi lên của
niêm mạc dạ dày - ruột với kích thước và hình dạng khác nhau [4]. Như vậy,
trên nội soi dạ dày ruột, rất nhiều tổn thương có thể có hình thái dạng polyp
(viêm, ung thư, mô lạc chỗ…). Để biết chính xác các tổn thương này phải nhờ
xét nghiệm mô bệnh học. Trên mô bệnh học, polyp dạ dày - ruột có rất nhiều
loại với hình thái mô học đa dạng và diễn biến lâm sàng khác nhau. Có những

polyp hoàn toàn lành tính nhưng cũng có rất nhiều polyp có khả năng tiến
triển thành ung thư ví dụ như polyp u tuyến ở đại trực tràng là nguyên nhân
hàng đầu gây ra ung thư đại trực tràng với tỷ lệ lên đến 95% [5], [6], [7].Bởi
vậy, việc chẩn đoán chính xác các tổn thương này có vai trò quan trọng quyết
định việc điều trị, tiên lượng và theo dõi, quản lý người bệnh.


2

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về polyp dạ dày ruột cũng khá nhiều nhưng
chủ yếu nghiên cứu về lâm sàng, nội soi, còn ít các nghiên cứu về mô bệnh học.
Bệnh viện Bạch Mai là một bệnh viện đa khoa hàng đầu trong cả nước, với
Trung tâm Nội soi Tiêu hóa và Trung tâm Giải phẫu bệnh - Tế bào phát triển
mạnh, hàng ngày có hàng trăm bệnh nhân đến khám, chẩn đoán và điều trị.
Với mong muốn được hiểu biết sâu hơn về polyp dạ dày ruột, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh học của
polyp dạ dày – ruột qua sinh thiết nội soi tại bệnh viện Bạch Mai” với 2
mục tiêu:
1. Nhận xét sự phân bố của polyp dạ dày – ruột theo tuổi, giới và
một số đặc điểm đại thể của polyp qua nội soi.
2. Đánh giá sự phân bố các typ mô bệnh học của polyp dạ dày – ruột
tại bệnh viện Bạch Mai.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ GIẢI PHẪU, MÔ HỌC DẠ DÀY- RUỘT
1.1.1. Sơ lược về giải phẫu

Dạ dày ruột một phần của ống tiêu hóa phía dưới cơ hoành, bắt đầu từ
phần tâm vị của dạ dày, đến ruột non và kết thúc ở hậu môn trực tràng là 1
phần của ruột già [8], [9].

Hình 1.1. Phân chia giải phẫu dạ dày ruột
Dạ dày
Dạ dày là phần giãn to nhất của ống tiêu hóa, ở giữa thực quản và ruột non,
nằm ở các vùng thượng vị, rốn và hạ sườn trái của bụng. Dạ dày chiếm một
ngách, ngách này được giới hạn ở phía trước-phải, phía sau-trái và ở sau bởi các


4

tạng bụng trên, được hoàn thiện ở trên và ở trước-bên bởi thành bụng trước và
cơ hoành. Vị trí, hình thể và kích thước của dạ dày thay đổi theo tình trạng bên
trong nó và theo tư thế đứng, nằm, nhịp thở. Dung tích của dạ dày khoảng 30 ml
ở trẻ sơ sinh, 1000 ml ở tuổi dậy thì và 1500 ml khi trưởng thành.
Dạ dày rỗng có hình chữ J với hai thành trước-sau, hai bờ cong bé-lớn,
hai đầu là tâm vị ở trên, môn vị ở dưới. Các phần của dạ dày kể từ trên xuống
dưới là tâm vị, đáy vị, thân vị, hang vị và môn vị.
Tâm vị hay phần tâm vị: Là vùng dạ dày vây quanh lỗ tâm vị.
Đáy vị hay phình vị: Là phần dạ dày nằm ở trên, bên trái lỗ tâm vị, cách
thực quản bởi khuyết tâm vị.
Thân vị: Nằm dưới đáy vị, được ngăn cách với đáy vị bởi một mặt
phẳng nằm ngang qua lỗ tâm vị. Ở dưới, thân vị ngăn cách với phần môn vị
bởi mặt phẳng đi qua khuyết góc của bờ cong nhỏ và giới hạn trái của chỗ
phình hang môn vị của bờ cong lớn.
Hang vị: Là phần nối tiếp theo thân vị, hướng sang phải và hơi ra sau.
Phần môn vị: Nằm ngang, gồm hang môn vị, ống môn vị và môn vị.
Môn vị: Là vùng dạ dày vây quanh lỗ môn vị, thông sang tá tràng.

Các bờ cong
Bờ cong nhỏ: Là bờ phải (bờ sau-trên) của dạ dày, từ tâm vị đi xuống
dưới rồi cong sang phải tới môn vị.
Bờ cong lớn: Hướng về phía trước-dưới và dài gấp 5 lần bờ cong nhỏ; nó
bắt đầu từ khuyết tâm vị, đầu tiên chạy về phía sau-trên, sang trái viền quanh
đáy vị như một vòm.
Ruột non
Ruột non là đoạn dài nhất của ống tiêu hóa, bắt đầu tại môn vị và tận
cùng ở góc hồi manh tràng. Ruột non dài tới 6-7m và giảm dần đường kính về


5

phía đầu tận cùng. Ruột non chia các phần là tá tràng, hỗng tràng, hồi tràng.
Tá tràng: Là đoạn ruột đầu tiên dài khoảng 25cm, ngắn nhất và rộng
nhất. Tá tràng uốn cong hình chữ C hướng sang trái và ôm quanh đầu tụy,
gồm 4 phần. Phần trên từ môn vị chạy lên trên, sang phải và ra sau tới cổ túi
mật, nửa trái phình to được gọi là hành tá tràng. Phần xuống chạy xuống bên
phải đầu tụy, dọc bờ phải thân đốt sống I-III. Phần ngang chạy ngang từ phải
sang trái dưới tụy, đi trước tĩnh mạch chủ dưới. Phần lên ngắn nhất dọc bờ trái
ĐM chủ bụng, tận cùng tại góc tá – hỗng tràng.
Hỗng tràng và hồi tràng: Đi từ góc tá – hỗng tràng tận cùng tại nhú hồimanh tràng. Sự phân chia thành hỗng tràng và hồi tràng dựa vào sự thay đổi
về hình thể và cấu tạo ruột non, trên thực tế không có ranh giới rõ ràng cho sự
phân chia này.
Đại trực tràng
Nhìn ngoài, khung đại tràng có dạng hình chữ U ngược được chia thành:
manh tràng, đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng sigma,
trực tràng và ống hậu môn. Có ba chỗ gấp khúc là: đại tràng góc gan, đại
tràng góc lách, đại tràng sigma. Trên bề mặt đaị tràng có ba dải cơ dọc, các
bướu đại tràng, các bờm mạc nối.

Manh tràng: Là đoạn đầu tiên của đại tràng, dài khoảng 6cm, đường
kính lớn nhất toàn bộ khung đại tràng 6-8cm. Khi nội soi có 2 mốc giải phẫu
quan trọng: Van Bauhin và lỗ đổ vào manh tràng của ruột thừa.
Đại tràng lên: Là phần nối tiếp với manh tràng. Từ hồi manh tràng đi
lên tới mặt dưới gan quặt ngang tạo thành một góc là góc đại tràng phải hay
góc gan. Đại tràng lên dài khoảng 12-15cm.
Đại tràng ngang : Bắt đầu từ đại tràng góc gan đi ngang sang trái tới đầu
dưới của lách và sau lách tạo nên góc đại tràng trái hay đại tràng góc lách để
tiếp nối với đại tràng xuống. Chiều dài khoảng 45-50cm. So với đại tràng góc


6

gan, đại tràng góc lách ở sâu hơn, cao hơn, gấp góc hơn và khó đi động hơn,
do vậy cũng thường khó khăn hơi khi soi.
Đại tràng xuống: Bắt đầu từ đại tràng góc lách, chạy xuống dưới và vào
trong để tiếp nối với đại tràng sigma, liên quan phía sau với thận trái và cơ
thành bụng sau, phía trước là các quai ruột non. Chiều dài khoảng 25 cm, đại
tràng trái là đoạn cố định cho nên cũng góp phần làm ống soi qua phần này
khó khăn.
Đại tràng sigma: Là đoạn cuối của đại tràng chạy tiếp theo đại tràng
xuống, rất thay đổi về độ dài 13-60 cm. Đại tràng sigma nằm trong tiểu
khung, đoạn cuối cong lên trên ra sau rồi gập góc xuống dưới để chạy theo
chiều cong của xương cùng rồi trở thành trực tràng. Đây là đoạn đại tràng có
thể di động được do được treo bởi mạc treo đại tràng sigma. Tuy nhiên do
chiều dài lớn, nằm trong tiểu khung chật hẹp cho nên gấp khúc và gây khó
khăn khi soi.
Trực tràng và ống hậu môn: Là đoạn cuối cùng của ống tiêu hóa, dài
khoảng 15-20 cm. Trực tràng chia 2 phần: phần trên là bóng trực tràng dài 1215 cm, nằm trong tiểu khung, tiếp nối với đại tràng sigma (giới hạn bởi cơ
thắt Obierne), còn phần dưới thu hẹp thành ống hậu môn, dài khoảng 3-5 cm.

Trực tràng có nhiều điểm khác với đại tràng sigma: không có các bướu, các
túi thừa mạc nối hay mạc treo. Trong lòng trực tràng có 3 nếp gấp niêm mạc
nhô cao chạy ngang tạo thành các van. Đó là van trực tràng trên các hậu môn
15 cm, van trực tràng giữa cách hậu môn 10 cm, van trực tràng dưới cách hậu
môn 5cm. Trong lòng ống hậu môn, cách rìa hậu môn 2cm có các đường khía
dọc được gọi là đường hậu môn trực tràng tạo bởi các nếp niêm mạc nhô lên
chạy dọc tạo thành các cột trụ Morgani. Ống hậu môn kết thúc ở đường trắng
Hilton là giới hạn giữa niêm mạc ống hậu môn và da hậu môn.


7

1.1.2. Mô học dạ dày - ruột
Dạ dày - ruột chia làm nhiều đoạn khác nhau với các chức năng riêng,
mặc dù có cấu trúc cơ bản giống nhau nhưng mỗi đoạn có một số cấu trúc
khác phù hợp với chức năng của chúng [10], [11].
Đặc điểm chung: Thành của ống tiêu hóa từ trong ra ngoài gồm 4 lớp
xếp đồng tâm là tầng niêm mạc, tầng dưới niêm mạc, tầng cơ và thanh mạc
hay tầng vỏ ngoài.

Hình 1.2. Sơ đồ cấu tạo chung của ống tiêu hóa
Tầng niêm mạc: Gồm 3 lớp từ trong ra ngoài:
 Lớp biểu mô: Loại biểu mô lợp bề mặt niêm mạc tùy chức năng từng đoạn.
 Lớp liên kết đệm: Là một lớp liên kết thưa, ngoài ra còn có các loại
tuyến riêng biệt tùy từng đoạn, mạch máu, mạch bạch huyết, các đầu tận cùng
thần kinh. Mô bạch huyết là các đám tế bào lympho rải rác, nang lympho nhỏ,
càng xuống phía dưới mô bạch huyết càng phát triển.


8


 Cơ niêm: Gồm những sợi cơ mỏng chạy theo hai hướng: hướng vòng
ở trong và hướng dọc ở ngoài. Từ cơ niêm có nhiều sợi cơ trơn đi lên lớp
đệm, bao quanh các ống tuyến, giúp cho việc chế tiết của tuyến.
Tầng dưới niêm mạc: Là mô liên kết thưa nhiều tế bào, nhiều mạch
máu, mạch bạch huyết, các đám tế bào lympho, đám rối thần kinh Meissner,
có thể có các tuyến.
Tầng cơ: Được tạo bởi các sợi cơ trơn, chia làm 2 lớp : trong là cơ vòng,
ngoài là cơ dọc. Giữa 2 lớp có đám rối thần kinh Auerbach.
Tầng thanh mạc: Mỏng, có trung biểu mô phủ ngoài.
Đặc điểm riêng ở từng đoạn của dạ dày – ruột:

Lớp biểu mô
Tầng niêm mạc

Lớp đệm
Lớp cơ niêm
Tầng dưới niêm mạc
Lớp cơ vòng

Tầng cơ

Lớp cơ dọc
Tầng vỏ ngoài

Hình 1.3. Sơ đồ cấu tạo mô học các đoạn ống tiêu hóa


9


Đặc điểm riêng của dạ dày
Tầng niêm mạc: Dựa vào sự khác nhau của các tuyến trong lớp niêm
mạc, chia dạ dày thành các vùng: tâm vị, thân vị hay đáy vị, môn vị.
- Lớp biểu mô: Loại biểu mô trụ đơn tiết nhầy không TB hình đài.
- Lớp đệm: Chứa tuyến ống tương ứng gồm 3 loại: Tuyến đáy vị nằm ở
vùng thân và đáy vị, có vai trò quan trọng trong tiết ra dịch vị và được tạo bởi
4 loại tế bào đó là TB chính, TB viền, TB nhầy,TB nội tiết (ưa bạc) tiết
serotonin. Tuyến môn vị: gồm 2 loại là TB nhầy hình khối vuông, và TB nội
tiết tiết ra gastrin. Tuyến tâm vị: giống tuyến môn vị.
Tầng cơ: Có thêm lớp cơ chéo trong cùng, đến lớp cơ vòng ở giữa, ngoài là
lớp cơ dọc. Đặc biệt ở vùng môn vị cơ vòng rất phát triển gọi là cơ thắt môn vị.
Đặc điểm riêng của ruột non
Tầng niêm mạc: Có ba dạng cấu trúc làm tăng diện tích hấp thu và tiêu
hóa thức ăn đó là van ngang do tầng dưới niêm mạc đội niêm mạc cao lên tạo
nếp nhăn vòng hình liềm, nhung mao ruột do lớp biểu mô của niêm mạc bị
lớp đệm đẩy lên và vi nhung mao của các tế bào biểu mô.
- Lớp biểu mô: Là loại biểu mô trụ đơn gồm 3 loại tế bào:TB hấp thu
(mâm khía), TB hình đài, TB nội tiết tiết serotonin.
- Lớp đệm: Dọc ruột non từ trên xuống ruột già mô bạch huyết phát triển
ngày càng nhiều. Ở hồi tràng có các mảng Peyer: tập trung các nang bạch
huyết. Các tuyến ở ruột non gồm: tuyến Lieberkuhn và Brunner.Tuyến
Lieberkuhn có ở tất các đoạn ruột non, tạo bởi 4 loại tế bào, 3 loại giống ở
biểu mô và TB Paneth.Tuyến Brunner chỉ có ở tá tràng.
Tầng dưới niêm mạc: Ở tá tràng có các tuyến brunner.
Đặc điểm riêng của đại tràng
Tầng niêm mạc: không có van ngang và nhung mao.


10


Lớp biểu mô: Giống ruột non nhưng số lượng tế bào hình đài nhiều hơn.
Lớp đệm: Tuyến Lieberkuhn không có TB Paneth.
Tầng cơ: Lớp cơ dọc ở 3 nơi dày lên thành 3 dải cơ lồi ra mặt ngoài ruột.
1.2. ĐẶC ĐIỂM POLYP DẠ DÀY - RUỘT
1.2.1. Định nghĩa polyp dạ dày – ruột
Thuật ngữ polyp được dùng để chỉ một cục hay một khối nhô cao trên
niêm mạc ống tiêu hóa. Đôi khi một u mỡ hay u cơ trơn phát triển trong thành
ống tiêu hóa có thể lồi ra niêm mạc gây nên tổn thương dạng polyp. Tuy nhiên
việc sử dụng thuật ngữ polyp ở ống tiêu hóa chỉ hạn chế cho những khối phát
triển ở niêm mạc [1], [4], [12].
1.2.2. Đặc điểm đại thể polyp dạ dày - ruột trên nội soi
Vị trí thường gặp: Polyp dạ dày - ruột có thể nằm ở bất kì vị trí nào
trên ống tiêu hóa. Mỗi một đoạn lại có tỷ lệ gặp khác nhau, nhưng hay gặp đại
trực tràng và dạ dày hơn. Các nghiên cứu thường cho thấy polyp dạ dày hay
gặp nhất ở vùng hang vị [13], [14]. Còn ở polyp đại tràng vị trí hay gặp là
vùng trực tràng và đại tràng sigma [15], [16].
Đặc điểm chân polyp: Polyp dạ dày - ruột có hình thể đa dạng. Qui ước
phần dính vào thành ống tiêu hóa là chân hoặc cuống polyp, phần ở xa nhất so
với chân hoặc cuống là đỉnh polyp, phần còn lại giữa đỉnh và cuống là đầu
polyp. Cuống có thể ngắn hay dài, to hay nhỏ hơn đầu polyp [12]. Một số tác
giả như Monson BC (1976) phân chia chân polyp thành 4 loại là có cuống,
không cuống, nửa cuống và dạng dẹt như sau [17]:
- Polyp không cuống: Khi chân polyp rộng hơn đầu polyp.
- Polyp có cuống: Khi đầu polyp rộng hơn cuống polyp nhiều lần, giữa
đầu và cuống polyp có ranh giới rõ rệt. Cuống polyp rất giống với cuống các
loại quả.


11


- Polyp nửa cuống: Khi phần cuống polyp chỉ nhỏ hơn phần đầu một
chút và không rõ ranh giới giữa đầu và cuống polyp.
- Polyp dạng dẹt: Khi phần đỉnh polyp bằng phẳng, to bè có khi rộng như
phần chân. Một số tác giả còn gọi polyp dạng dẹt là polyp có hình tấm thảm.
Kích thước: Polyp dạ dày- ruột có kích thước từ rất nhỏ vài mm đến rất
to (>5cm). Phân loại kích thước polyp chia làm 3 loại cơ bản [12], [17]:
- Polyp nhỏ: Đường kính polyp < 1cm
- Polyp vừa: Đường kính 1-2cm
- Polyp lớn: Đường kính >2 cm
Số lượng: Trên một bệnh nhân số lượng polyp có thể rất ít (1 hoặc vài)
đến nhiều (> 100 polyp) chia làm 3loại cơ bản [12], [17], [18]:
- Một polyp (single polyp): Trong lòng ống tiêu hóa có 1 polyp ở bất kì
vị trí nào.
- Nhiều polyp (multiple polyp): Có từ 2-99 polyp.
- Bệnh đa polyp (polyposis): Có > 100 polyp trong lòng ống tiêu hóa.
1.2.3. Đặc điểm vi thể
1.2.3.1. Phân loại mô bệnh học của polyp dạ dày
Có nhiều cách phân loại polyp dạ dày nhưng hiện nay trên thế giới vẫn
còn đang tranh cãi và chưa thống nhât. Trong đó phân loại polyp dạ dày Tổ
chức Y tế thế giới năm 2010 [19] được áp dụng rộng rãi gồm các loại sau:
- Polyp u tuyến
- Polyp tuyến đáy vị
- Polyp tăng sản
- Polyp xơ viêm
- Polyp hamartomas: Hay còn gọi là u mô thừa, u loạn sản phôi… do chưa


12

thống nhất được tên gọi nên giữ nguyên thuật ngữ hamartomas, loại này

gồm các bệnh đa polyp như: bệnh đa polyp tuyến gia đình FAP ( Familia
Adenomatous Polyposis), polyp trong hội chứng Gardner, polyp trong
hội chứng Peutz- Jegher, polyp trong hội chứng Cronkhite - Canada…
- Polyp mô liên kết
1.2.3.2. Phân loại mô bệnh học của polyp đại trực tràng
Có rất nhiều cách phân loại MBH của PLĐTT, nhưng các phân loại của
Morson năm 1976 [17] được nhiều nhà GPB, nội soi, ung thư học thừa nhận
và được TCYTTG chính thức áp dụng. Năm 2010 TCYTTG có bổ sung thêm
phân loại chi tiết, gồm các loại polyp như sau [20]:
- Polyp u tuyến bao gồm 4 thứ typ sau:
+ Polyp u tuyến ống (Tubular)
+ Polyp u tuyến nhung mao (Villous) hay còn gọi polyp tuyến nhú
hoặc nhung mao
+ Polyp u tuyến ống - nhung mao hỗn hợp (Tubulovillious)
+ Polyp u tuyến răng cưa (Serated)
- Polyp tăng sản
- Polyp viêm
- Polyp dạng lympho
- Polyp thanh thiếu niên (Juvenile polyp)
- Polyp hamartomas: Gồm các bệnh đa polyp như: bệnh đa polyp tuyến
gia đình FAP (Familia Adenomatous Polyposis), polyp trong hội chứng
Gardner, polyp trong hội chứng Peutz- Jegher, polyp trong hội chứng
Cronkhite - Canada…..
- Polyp mô liên kết


13

1.3. ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC CỦA POLYP DẠ DÀY - RUỘT
1.3.1. Nhóm polyp u tuyến

1.3.1.1. Nhóm polyp u tuyến ở ruột
Nhóm polyp u tuyến ở ruột được chia thành các thứ typ sau [21]:
- Polyp u tuyến ống (Tubular): Khi cấu trúc tuyến ống loạn sản chiếm
>80%, có thể có cuống hoặc không. Polyp có cuống thì từ cuống có một trục
xơ – huyết quản đi đến đầu polyp, cuống polyp được phủ một lớp niêm mạc
bình thường. Lớp biểu mô tuyến của đầu polyp gồm những ống và tuyến xếp
dày đặc, ngăn cách với nhau bằng mô đệm thưa, tế bào biểu mô có hính thái ít
biệt hóa và ít TB hình đài.
- Polyp u tuyến nhung mao (Villous): Khi cấu trúc nhung mao loạn sản
chiếm >80%. Nhung mao (nhú) là sự nhô ra như lá. Cấu trúc nhung mao được
xác định khi có cấu trúc tuyến chia nhánh hoặc xác định tùy ý bởi sự dài ra
của tuyến vượt quá 2 lần bề dày của niêm mạc đại tràng bình thường. Mỗi
nhung mao có một trục xơ mạch máu và được phủ một lớp biểu mô. Lớp biểu
mô này có thể chỉ là một lớp tế bào trụ cao xếp đều đặn, hoặc có thể là những
tế bào không biệt hóa xếp thành nhiều lớp lộn xộn.
- Polyp u tuyến ống - nhung mao hỗn hợp (Tubulovillious): Hỗn hợp
của ống và nhung mao với tỷ lệ giữa 20%/80% và 80%/20%.
- Răng cưa (Serated): Cấu trúc dạng lưỡi cưa trên hiển vi quang học ở
độ phóng đại thấp nhưng biểu mô lót bề mặt khe tuyến và lòng ống loạn sản
(u tuyến răng cưa truyền thống) hoặc các khe tuyến dạng lưỡi cưa, không có
các tế bào biểu mô loạn sản nhưng đáy khe tuyến giãn rộng (polyp u tuyến
không cuống răng cưa) [22].
Mức độ loạn sản của polyp u tuyến
Mức độ loạn sản biểu mô của polyp u tuyến được đánh giá dựa vào mức
độ phức tạp của cấu trúc, số tầng (lớp) của nhân tế bào biểu mô và mức độ bất


×